Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT hải an, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.82 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

DƢƠNG THỊ HẢI YẾN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở
TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HẢI AN, THÀNH PHỐ
HẢI PHÒNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

DƢƠNG THỊ HẢI YẾN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở
TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HẢI AN, THÀNH PHỐ
HẢI PHÒNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 01 14

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Thị Phương Hoa

HÀ NỘI – 2015



MỤC LỤC
Lời cảm ơn...................................................................................................

I

Danh mục các chữ viết tắt dùng trong luận văn.........................................

ii

Mục lục.......................................................................................................

iii

Danh mu ̣c bảng...........................................................................................

vii

MỞ ĐẦU.....................................................................................................

1

Chƣơng 1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.....................................

6

1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu...................................................................

6


1.1.1. Ở nước ngoài......................................................................................

6

1.1.2. Ở Việt Nam............................................................. ..........................

7

1.2. Một số khái niệm cơ bản....................................................................

10

1.2.1. Khái nhiệm liên quan đến vấn đề quản lý .......................................

10

1.2.2. Khái niệm về hoạt động giáo dục......................................................

15

1.2.3. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp............................................

16

1.3. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và vai trò của hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp đối với sự phát triển nhân cách học sinh................

17

1.3.1.Yêu cầu đổi mới giáo dục trung học phổ thông và hoạt động giáo

dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông..................................

17

1.3.2. HĐGDNGLL với sự phát triển nhân cách của học sinh trung học
phổ thông............................................................. ......................................

20

1.4. Nội dung HĐGDNGLL ở trường THPT..............................................

26

1.4.1. Các hoạt động theo chủ điểm trong chương trình HĐGDNGLL của
Bộ GD&ĐT................................................................................................

26

1.4.2. Các hoạt động tập thể khác................................................................

27

1.4.3. Các điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ HĐGDNGLL...

28

1.5. Quản lý HĐGDNGLL theo các chức năng quản lý.............................

29


1.5.1. Xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL.....................................................

29

1.5.2. Chỉ đạo tổ chức, thực hiện HĐGDNGLL..........................................

31


1.5.3. Kiểm tra, đánh giá kết quả HĐGDNGLL..........................................

32

1.6. Các yếu tố tác động đến quản lý, tổ chức HĐGDNGLL ở trường

34

THPT ............................................................. ............................................
1.6.1. Nhận thức của các lực lượng giáo dục...............................................

34

1.6.2. Năng lực của người tổ chức HĐGDNGLL........................................

35

1.6.3. Nội dung chương trình của HĐGDNGLL........................................

36


1.6.4. Hình thức tổ chức HĐGDNGLL.......................................................

37

1.6.5. Sự đánh giá HĐGDNGLL.................................................................

37

1.6.6. Các điều kiện để tổ chức HĐGDNGLL có hiệu quả...................

39

Tiểu kết chương 1.....................................................................................

40

Chƣơng 2 : Thực trạng quản lý HĐGDNGLL tại trƣờng THPT Hải
An, thành phố Hải Phòng.........................................................................

41

2.1. Khái quát về trường THPT Hải An, thành phố Hải Phòng ..............

41

2.1.1. Quy mô trường lớp và điều kiện cơ sở vật chất..............................

41

2.1.2. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý................................................


42

2.1.3. Chất lượng giáo dục...........................................................................

44

2.2. Thực trạng quản lý HĐGDNGLL ở trường THPT Hải An, thành phố
Hải Phòng. ..................................................................................................

49

2.2.1. Khái quát về tiến hành khảo sát.......................................................

50

2.2.2. Kết quả thực trạng thực hiện HĐGDNGLL......................................

51

2.2.3. Kết quả thực trạng quản lý HĐGDNGLL ......................................

63

2.2.4. Đánh giá chung................................................................................

73

Tiểu kết chương 2.....................................................................................


75

Chƣơng 3: Một số biện pháp quản lý HĐGDNGLL ở trƣờng THPT
Hải An thành phố Hải Phòng đáp ứng đổi mới yêu cầu giáo dục hiện
nay............................................................. .................................................

76

3.1. Cơ sở khoa học của các biện pháp quản lý, thực hiện chương trình
HĐGDNGLL ............................................................. ...............................

76


3.1.1. Cơ sở pháp lý.....................................................................................

76

3.1.2. Cơ sở lý luận quản lý.........................................................................

76

3.2. Các nguyên tắc đề xuất các biện pháp. ................................................

77

3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo đáp ứng mục tiêu giáo dục trung học phổ
thông............................................................. ............................................

77


3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn...................................................

78

3.2.3. Nguyên lý đảm bảo tính phù hợp với đặc trưng loại hình hoạt động
này và phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh THPT...............................

78

3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo sự tác động và huy động các chủ thể cùng
tham gia hoạt động......................................................................................

79

3.3. Một số biện pháp quản lý HĐGDNGLL ở trường THPT Hải An
thành phố Hải Phòng....................................................................................

79

3.3.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên trong trường và các lực
lượng giáo dục ngoài nhà trường về vai trò của HĐGDNGLL trong việc
hình thành và phát triển nhân cách học sinh................................................

80

3.3.2. Phân cấp quản lý thực hiện chương trình HĐGDNGLL..................

83


3.3.3. Phát huy vai trò chủ thể của học sinh trong quá trình tham gia
HĐGDNGLL..............................................................................................

85

3.3.4. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, làm tốt công tác xã hội hóa giáo
dục, xây dựng các điều kiện cho HĐGDNGLL.......................................

88

3.3.5. Đa dạng hóa các loại hình hoạt động, các hình thức tổ chức
HĐGDNGLL............................................................. ................................

91

3.3.6. Tăng cường kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm việc tổ chức thực
hiện các HĐGDNGLL.................................................................................

94

3.3.7. Cải tiến công tác thi đua khen thưởng thích hợp..........................

96

3.4. Mối liên hệ giữa các biện pháp quản lý HĐGDNGLL ở trường
THPT Hải An, thành phố Hải Phòng đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục
hiện nay............................................................. .........................................

97



3.5. Đánh giá tính khả thi và tính cần thiết của các biện pháp quản lý
HĐGDNGLL...............................................................................................

98

Tiểu kết chương 3.......................................................................................

101

Kết luận và khuyến nghị. ........................................................................

102

1. Kết luận............................................................. .....................................

102

2. Khuyến nghị............................................................................................. 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................

106

PHỤ LỤC.................................................................................................

109


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng giữ một vai trò quan
trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho HS, là nền tảng cho
việc thực hiện các mục tiêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng
nhân tài” của đất nước. Việt Nam đã gia nhập tổ chức WTO và đã cùng nhân
loại bước sang thế kỷ XXI hơn một thập niên - thế kỷ với sự bùng nổ mạnh mẽ
của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thông tin. (Hiện nay người ta ước tính,
cứ sau một chu kỳ 5-7 năm, thông tin mà nhân loại tích lũy được lại tăng gấp
đôi). Sự bùng nổ và phát triển ấy một mặt làm cho một số nước trên thế giới có
những bước tiến nhảy vọt, nhưng mặt khác làm cho khoảng cách ngày càng lớn
giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.
Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn
nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng
yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ
thông cần được đổi mới mạnh mẽ theo triết lý giáo dục của thế kỷ XXI: Học để
biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống. Mục
tiêu giáo dục phổ thông cần được chuyển hướng từ chủ yếu là trang bị kiến
thức sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em HS.Vì vậy, phương
pháp giáo dục phổ thông cũng cần được đổi mới theo hướng phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, phù hợp với đặc điểm của từng
lớp học, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học
tập cho HS.
Trong Nghị quyết TW 2 khóa VIII của Đảng cũng đã xác định rõ vai trò
của giáo dục “Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi phải
phát triển mạnh giáo dục – đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ
bản của sự phát triển nhanh và bền vững”.


Luật giáo dục Việt Nam năm 2005 cũng nêu rõ: “Mục tiêu giáo dục là
đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức

khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của
công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [35].
Quy hoạch phát triển giáo dục – đào tạo thành phố Hải Phòng giai đoạn
2005 – 2015 đã xác định: “Xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục đào tạo
Hải Phòng nhằm thực hiện mục tiêu: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và khoa học của thành
phố, chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào giai đoạn mới của công cuộc phát triển
theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Hình thành phát triển nhân cách con
người Hải Phòng văn minh, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm xứng
đáng với truyền thống thành phố Cảng: trung dũng – quyết thắng”
Tuy nhiên, chất lượng giáo dục còn thấp. Trong đó, một trong những
điểm yếu nhất của HS là còn rất kém trong các hoạt động chung, thiếu hụt kĩ
năng sống. Thực trạng đó dẫn đến sản phẩm giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu về
nguồn nhân lực của xã hội. Kỹ năng sống, ý thức cộng đồng trong
HĐGDNGLL cho HS còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, công tác quản lý hoạt động
này chưa đi vào chiều sâu, chưa được chú ý đúng mức.
Từ những điều trên, ta có thể nhận ra quá trình giáo dục thế hệ trẻ phải
được thực hiện bằng nhiều con đường, nhiều phương thức và thông qua nhiều
dạng HĐGD. Trong nhà trường có hai hệ thống giáo dục cơ bản đó là: HĐGD
trong hệ thống các môn học và các hoạt động ngoài hệ thống môn học thường
gọi là HĐGDNGLL.
HĐGDNGLL mặc dù chỉ là HĐGD ngoài kế hoạch dạy học các môn
chính khóa, nhưng hoạt động này lại là công cụ mạnh mẽ để phát triển giá trị,
nội dung, các quan hệ xã hội thực tiễn một cách sâu sắc.
Thứ nhất: Chương trình giáo dục phổ thông HĐGDNGLL thực sự là một
bộ phận quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Một mặt nó kiểm


nghiệm kiến thức đã có, bổ sung những kiến thức còn thiếu hụt và việc mở

rộng kiến thức; mặt khác thông qua các HĐGDNGLL người học nâng cao tầm
hiểu biết và nhận thức đầy đủ hơn về xã hội, gắn kiến thức đã học với thực tế
trong cuộc sống, tăng cường phát triển trí lực, thể lực, rèn luyện kỹ năng sống
và tính thẩm mỹ. Đây là con đường dẫn dắt các em từng bước đến với nền văn
hóa, xã hội của dân tộc và nền văn hóa văn minh của nhân loại, học tập những
cái hay, cái đẹp mà thế giới và dân tộc đã để lại.
Thứ hai: Với những đặc điểm riêng biệt về tâm lý, về xã hội của tuổi học
trò, việc tổ chức các HĐGDNGLL là dịp tạo cho các em có cơ hội tham gia các
hoạt động thực tiễn để có thêm những hiểu biết, tích luỹ được kinh nghiệm
giao tiếp, giàu thêm vốn sống cho mình, mở được một tầm nhìn thực tế.
Thứ ba: HĐGDNGLL nếu tổ chức các hoạt động trò chơi dân gian, tham
gia lễ hội ở địa phương, văn hóa nghệ thuật truyền thống dân tộc và chăm sóc
đài tưởng niệm, nghĩa trang liệt sĩ... thì càng có ý nghĩa quan trọng trong việc
giáo dục thế hệ trẻ về tình cảm, đạo lý: “Uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ
người trồng cây”, “lòng tự hào dân tộc”. Từ đó giúp các em có ý thức gìn giữ,
bảo tồn và phát huy nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, có ý thức phấn đấu
trở thành những công dân có ích cho xã hội, góp phần hình thành nhân cách
mới con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và thích ứng với xu thế hội
nhập quốc tế hiện nay.
Tuy nhiên, trong thực tế, công tác quản lý quá trình giáo dục ở trường
THPT mới chỉ tập trung vào dạy và học các môn chính khoá; mảng
HĐGDNGLL chưa được chú trọng, quan tâm đầu tư thích đáng cả về kế hoạch,
nguồn lực, kinh phí; nội dung, hình thức tổ chức còn đơn điệu; HS chưa tích
cực, chủ động tham gia... Vì thế chưa phát huy được tác dụng của
HĐGDNGLL trong việc hình thành, phát triển nhân cách toàn diện cho HS và
góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực
và bồi dưỡng nhân tài” của đất nước.
Vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ



lên lớp ở trường THPT Hải An, thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi
mới giáo dục hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ
khoa học giáo dục chuyên ngành QLGD.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng
HĐGDNGLL ở trường THPT Hải An, thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu
đổi mới hiện nay.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi được đặt ra cho đề tài nghiên cứu là:Vai trò của công tác quản
lý các HĐGDNGLL như thế nào? Và cần những biện pháp quản lý như thế nào
để nâng cao hiệu quả của những HĐGDNGLL ở trường THPT Hải An, thành
phố Hải Phòng?
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được một số biện pháp có cơ sở khoa học và có tính khả thi
thì có thể nâng cao được chất lượng HĐGDNGLL ở trường THPT Hải An,
thành phố Hải Phòng.
5. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu
5.1. Khách thể nghiên cứu: HĐGDNGLL trường THPT Hải An, thành
phố Hải Phòng.
5.2. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý HĐGDNGLL ở
trường THPT Hải An, thành phố Hải Phòng.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung khảo sát thực trạng hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường
THPT Hải An làm cơ sở xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động ngoài giờ
lên lớp ở trường THPT Hải An, thành phố Hải Phòng.
7. Nhiệm vụ nghiên cứu
7.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý HĐGDNGLL ở trường THPT
7.2. Khảo sát thực trạng quản lý HĐGDNGLL ở trường THPT Hải An,
thành phố Hải Phòng.



7.3. Đề xuất các biện pháp quản lý HĐGDNGLL ở trường THPT Hải
An, thành phố Hải Phòng.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp, hệ
thống hoá, khái quát hoá các tài liệu có liên quan, nhằm xây dựng cơ sở lý luận
của đề tài.
8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: quan sát sư phạm, khảo
sát điều tra, phỏng vấn, trao đổi…..nhằm phát hiện thực trạng về HĐGDNGLL
ở trường THPT Hải An, thành phố Hải Phòng và thăm dò tính hiệu quả, tính
khả thi của các biện pháp đề xuất.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn tổ chức, phương pháp chuyên gia
để thu thập thông tin làm sáng tỏ cơ sở thực hiện, tiên liệu các giải pháp.
8.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ: Gồm phương pháp thống kê về mặt định
lượng toán học, phương pháp so sánh và đánh giá để xử lý số liệu thu thập
được.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu và phụ lục, luận văn còn có 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Thực trạng quản lý HĐGDNGLL ở trường THPT Hải An, thành
phố Hải Phòng.
Chương 3: Một số biện pháp quản lý HĐGDNGLL ở trường THPT Hải An,
thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Pam Robbins Harvey B.Alvy (2004) Cẩm nang dành cho hiệu trưởng,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Ban bí thư (2004), Chỉ thị số 40 – CT – TW ngày 15/6/2004 về xây dựng,

nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD.
3. Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Đắc Hƣng (2004) Giáo dục Việt Nam hướng
tới tương lai vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Nguyễn Thanh Bình (2010), Giáo trình chuyên đề Giáo dục Kĩ năng sống,
Nxb Đại học sư phạm.
5.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003), Chỉ thị số: 22/2003/CT – BGD&ĐT ngày
05/6/2003 về việc bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ QLGD hàng năm.

6.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Chỉ thị số: 71/2008/CT – BGDĐT ngày
23/12/2008 về tăng cường phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong
công tác GD trẻ em, HS, SV.

7.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Điều lệ trường trung học cơ sở, THPT và
trường phổ thông có nhiều cấp học.

8.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008) định số: 11/2008/QĐ – BGDĐT ngày
28/3/2008 về Ban hành Điều lệ Ban đại diện CMHS.

9.

Bộ Gáo dục và Đo tạo (2010) Tài liệu hướng dẫn nhiệm vụ năm học 20102011, Nxb Giáo dục Việt Nam, tháng 9 năm 2010.


10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010) Giáo dục kĩ năng sống trong HĐGDNGLL
ở các trường THPT, Nxb giáo dục Việt Nam, 2010.
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu phân phối chương trình THPT
Hoạt động GDNGLL, 2007.
12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Dự án Việt – Bỉ, Nghiên cứu Khoa học sư
phạm ứng dụng, Nxb Đại học sư phạm.
13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Dự án phát triển giáo dục THPT, Chỉ đạo
chuyên môn giáo dục trường THPT, Hà Nội, 2009.


14. Trần Hữu Cát – Đoàn Minh Duệ (2007), Đại cương khoa học quản lý,
Nxb Nghệ An.
15. Nguyễn Hữu Chƣơng (1987), Macarenco nhà giáo dục nhà nhân đạo,
Nxb giáo dục.
16. Nguyễn Bá Dƣơng ( chủ biên ) (2003), Tâm lý học quản lý dành cho
người lãnh đạo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Đổi mới, nâng cao năng lực vai trò, trách nhiệm, đạo đức của đội ngũ
GVvà CBQL giáo dục trong xu thế Việt Nam hội nhập quốc tế, Nxb Lao
động –xã hội, 2007.
18. Phạm Văn Đồng, (1970), Công tác giáo dục và người thầy giáoXHCN,
Nxb Sự thật, Hà Nội.
19. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp
công nghiệp hoá hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Nguyễn Trọng Hậu (2014), Bài giảng lí luận giáo dục, Hà Nội.
21. Đặng Vũ Hoạt – Hà Thế Ngữ (1998), Giáo dục học – tâp II, Nxb Giáo
dục
22. Hà Sĩ Hồ (1985), Những bài giảng về quản lý trường học – tập II, tập III,
Nxb Giáo dục
23. Tố Hữu (1990), Công tác giáo dục và sự nghiệp bồi dưỡng thế hệ cách
mạng cho đời sau, NXB Sự thật, Hà Nội.

24. Đặng Vũ Hoạt (1996), HĐGDNGLL ở trường THCS, Nxb Giáo dục.
25. Đặng Vũ Hoạt – Hà Nhật Thăng (1998), Tổ chức HĐGD, Nxb Giáo dục.
26. Phạm Lăng (1994), “HĐGDNGLL ở trường Chu Văn An Hà Nội”, tạp
chí NCGD 12- 1994.
27. Phan Ngọc Liên- Nguyên An (2003), Bách khoa thư Hồ Chí Minh(Hồ Chí
Minh với giáo dục đào tạo), Nxb Từ điển bách khoa,
28. Phan Ngọc Liên (2007), Hồ Chí Minh về giáo dục, Nxb Từ điển bách khoa
Hà Nội.


29. Bùi Thị Mùi (2008), Tình huống sư phạm trong công tác giáo dục HS
THPT, Nxb Đại học sư phạm.
30. Trần Thị Tuyết Oanh (Chủ biên) (2007), Giáo trình Giáo dục học, Tập
1, Tập 2, NXB Đại học sư phạm.
31. Trần Thị Tuyết Oanh, Bài giảng phương pháp nghiên cứu khoa học trong
QLGD, Hà Nội.
32. Quốc hội khoá X (2000), Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 09/12/2000
của quốc hội khoá X.
33. Lê Quỳnh (2006), Cẩm nang nghiệp vụ quản lý trường học, Nxb Lao
động xã hội, Hà Nội.
34. Nguyễn Dục Quang (1999), Đổi mới phương pháp tổ chức HĐGDNGLL
ở trường THPT, Tạp chí NCGD số 6/1999.
35. Thái Văn Thành (2007), QLGD và QL nhà trường, Nxb Đại học Huế.
36. Hà Nhật Thăng (1998), Thực hành tổ chức HĐGD, Nxb Giáo dục.
37. Định Thị Kim Thoa, Bài giảng tâm lý học ứng dụng trong tổ chức và
QLGD, Hà Nội.
38. Bùi Sỹ Tụng (Tổng chủ biên) (2008), HĐGDNGLL, sách GVlớp 10, 11,
12, Nxb Giáo dục.
39. Thái Duy Tuyên (2007), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới,
Nxb Giáo dục.




×