Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

QUÁ độ lên CNXH và nền KINH tế NHIỀU THÀNH PHẦN TRONG THỜI kỳ QUÁ độ lên CNXH ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.02 KB, 10 trang )

QUÁ ĐỘ LÊN CNXH VÀ NỀN KINH TẾ NHIỀU
THÀNH PHẦN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN
CNXH Ở VIỆT NAM
Câu 11: Tính tất yếu khách quan của quá độ thẳng lên
CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở Việt Nam?
Trả lời:


Tính tất yếu khách quan của quá độ thẳng lên
CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở Việt Nam

- Quá độ thẳng lên chủ nghĩa xã hội là phù hợp với xu
thế phát triển của thời đại.
+ Sau cách mạng thàn Mười Nga năm 1917, Loài người
đã bước vào thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Thực tiễn đã
chứng minh sự lỗi thời của các phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa mặc dù hiện nay chủ nghĩa tư bản đã có
những điều hỉnh nhất định về quan hệ sản xuất để thích
nghi với tình hình mới, còn nhiều ưu thế về vốn, khoa
học công nghệ và thị trường nhưng vẫn không vượt ra
khỏi những mâu thuẫn vốn có của nó.
+ Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất vào
quá trình xã hội hóa sản xuất đang tạo ra những tiền đề
1


vật chất về kinh tế xã hội chín muồi cho sự phủ định
chủ nghĩa tư bản và sự ra đời của chế độ xã hội mới.
=> Sớm hay muộn chủ nghĩa tư bản sẽ bị thay thế bởi
hình thái kinh tế xã hội tiến bộ hơn – xã hội cộng sản


chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội.
- Qúa độ thẳng lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với đặc
điểm của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội.
+ Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở nước ta nhằm
đánh đổ đế quốc, phong kiến để giải phóng dân tộc
dành độc lập. Đó là tiền đề để nhân dân lao động thoát
bần cùng, mọi người có cuộc sống ấm no hạnh phúc
=> Cách mạng xã hội chủ nghĩa là sự tiếp tục cuộc cách
mạng dân tộc dân chủ làm cho cách mạng dân tộc dân
chủ được thực hiện triệt để, phù hợp với nguyện vọng
của tuyệt đại đa số nhân dân.
- Nước ta có khả năng và tiền đề để quá độ lên chủ
nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
+ Tiền đề khách quan: Sự tác động của cuộc cách mạng
khoa học công nghệ hiện đại, quá trình toàn cầu hóa
kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ , sự mở rộng quan hệ
kinh tế quốc tế đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi để
2


khắc phục những hạn chế của nước kém phát triển như
thiếu vốn, công nghệ lạc hậu… Đồng thời quá trình
quốc tế hóa cũng tạo cơ hội cho nước ta phát huy lợi thế
so sánh để phát triển nhanh, đi tắt đón đầu.
+ Tiền đề chủ quan: nước ta có nguồn lao động dồi dào,
cần cù thông minh…là tiền đề rất quan trọng để tiếp thu
và sử dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên
tiến của thế giới. nước ta có nguồn tài nguyên đa dạng,
vị trí địa lý thuận lợi, chế độ chính trị ổn định tạo điều

kiện thuận lới để mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, thu
hút đầu tư, chuyển giao công nghệ…
- Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta được
thực hiện dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN , có nhà nước
xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân…. Đó là
những nhân tố vô cùng quan trọng đảm bảo sự thắng lợi
trong xây dựng và bả vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Câu 12: Tính tất yếu khách quan và tác dụng của
nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay?
Trả lời:


Tính tất yếu khách quan và tác dụng của nền kinh
tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay

3


Thành phần kinh tế là khu vực kinh tế, kiểu quan hệ kinh
tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản
xuất. Các thành phần kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau, tác động lẫn nhau, cùng hợp tác và cạnh tranh với
nhau tạo thành một cơ cấu kinh tế thống nhất gọi là cơ
cấu kinh tế nhiều thành phần. Nước ta hiện nay đang tồn
tại và phát triển 4 thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước,
kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài.
- Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta còn
tồn tại cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là một tất yếu
khách quan vì:

+ Quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật chung của
mọi phương thức sản xuất.Ở nước ta hiện nay do trình độ
phát triển không đồng đều của lực lượng sản xuất ở các
ngành, các vùng, các khu vực của nền kinh tế nên tất yếu
có nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất,
tức là có nhiều thành phần kinh tế.
+ Một số thành phần kinh tế do xã hội cũ để lại như:
Kinh tế cá thể, kinh tế tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân còn
có lợi cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Đồng thời
trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta đã
4


xác lập những thành phần kinh tế mới như: Kinh tế nhà
nước, kinh tế tập thể.
+ Nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ
nghĩa xã hội trong thời ký quá độ hết sức khó khăn, nặng
nề, đòi hỏi phải phát huy sức mạnh tổng hợp của tất cả
các lực lượng kinh tế trong và ngoài nước. muốn vậy phải
phát triển nền kinh tế nhiều thành phần.
- Sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế ở nước ta có vai trò
và tác dụng to lớn:
+ Nền kinh tế nhiều thành phần cho phép khai thác và
sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng của xã hội và thế giới
về vốn, lao động, tài nguyên, kinh nghiệm tổ chức quản lý
sản xuất, kinh doanh, khoa học và công nghệ tiên tiến…
+ Nền kinh tế nhiều thành phần tạo điều kiện cho
việc phát triển kinh tế thị trường, giải quyết việc làm, thay
đổi quan niệm về việc làm, cải thiện và nâng cao đời sống

nhân dân.
+ Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần tạo ra môi trường
cạnh tranh, thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, phát triển kinh tế
năng động và tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Tạo điều kiện thực hiện và mở rộng các hình thức
kinh tế quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
5


+ Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần là đáp ứng
yêu cầu của quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với
trình độ của lực lượng sản xuất làm cho nền kinh tế nước
ta từ sau đổi mới đến nay phát triển nhanh, mọi mặt của
đời sống kinh tế, chính trị, xã hội không ngừng được nâng
cao.
Câu 13: Bản chất, xu hướng vận động, tính thống nhất
và mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tế trong thời
ký quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay?
Trả lời:


Bản chất, xu hướng vận động của các thành phần
kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
nước ta hiện nay

1. Kinh tế nhà nước
- “Kinh tế nhà nước phát huy vai trò chủ đạo trong nền
kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để
nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế”
- Để kinh tế nhà nước giữ được vai trò chủ đạo trong nền

kinh tế cần phải thực hiện theo những hướng sau:
+ Đẩy mạnh đổi mới, sắp xếp và nâng cao hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Khẩn trườn cơ
6


cấu lại ngành ngề kinh doanh của các tập đoàn kinh tế và
các tổng công ty nhà nước, tập trung vào một số ngành,
lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. từng bước xây dựng
các doanh nghiệp mang tầm khu vực và toàn cầu.
+ Thực hiện tốt chủ trương cổ phần hóa một bộ phận
doanh nghiệp nhà nước và đa dạng hóa sở hữu đối với
những doanh nghiệp nhà nước không cần nắm giữ 100%.
+ Xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở
các tổng công ty nhà nước ở những ngành, lĩnh vực kinh
tế then chốt, có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc
tế.
+ Giao, bán, khoán, cho thuê….các doanh nghiệp nhà
nước loại nhỏ mà nhà nước không cần nắm giữ, hoặc
những doanh nghiệp nhà nước làm ăn không có hiệu quả
2. Kinh tế tập thể.
- Kinh tế tập thể cùng với kinh tế nhà nước trở thành
nền tảng của nền kinh tế quốc dân xã hội chủ nghĩa.
- Kinh tế tập thể là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu
tập thể về tư liệu sản xuất, mà nòng cố là các hợp tác xã
hoạt độgn theo các nguyên tắc: tự nguyện, dân chủ, bình
đẳng, cùng có lợi, thực hiện phân phối theo lao động, theo
vốn đóng góp và mức độ tham gia dịch vụ.
7



- Phát triền kinh tế tập thể theo hướng đa dạng hóa các
hình thức hợp tác, liên kết rộng rãi những người lao động,
các hộ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp sản xuát
vừa và nhỏ….
3. Kinh tế tư nhân
Bao gồm: Kinh tế cá thể, kinh tế tiểu chủ, kinh tế tư bản
tư nhân.
- Kinh tế cá thể: là hình thức kinh tế dựa trên cơ sở tư
hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và sức la động của bản thân
người lao động và gia đình.
- Kinh tế tiểu chủ là hình thức kinh tế dựa trên cơ sở
tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất nhưng có thể mướn lao
động với số lượng nhỏ. Thu nhập của kinh tế tiểu chủ vẫn
chủ yếu dựa vào sức lao động, vốn của bản thân và gia
đình.
- Kinh tế tư bản tư nhân là thành phần kinh tế dựa
trên cơ sở sở hữu tư bản tư nhân chủ nghĩa về tư liệu sản
xuất và bóc lột sức lao động làm thuê.
4. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm các
doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; hoặc doanh nghiệp
8


liên kết, liên doanh dựa trên hình thức sở hữu hỗn hợp về
vốn giữa nhà nước với tư bản ngoài nước vì lợi ích của
nhà tư bản và nhà nước xã hội chủ nghĩa.
- Thành phần kinh tế này có vai trò quan trọng đối với
việc thu hút vốn đầu tư, chuyển giao và phát triển công

nghệ mới, nâng cao năng lực quản lý, tạo việc làm…góp
phần to lớn vào tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thúc
đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.


Tính thống nhất và mâu thuẫn giữa các thành
phần kinh tế trong thời ký quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở nước ta hiện nay

- Các thành phần kinh tế vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn
với nhau tạo thành tính đa dạng, phức tạp của thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đó là thời kỳ
tiếp tục đấu tranh “ai thắng ai” giữa chủ nghĩa xã hội và
chủ nghĩa tư bản trong điều kiện mới, dưới hình thức
mới.
- Tính thống nhất biểu hiện ở chỗ các thành phần kinh
tế đều là bộ phận hợp thành của nền kinh tế, nằm trong
hệ thống phân công lao động xã hội, có mối quan hệ
phụ thuộc lẫn nhau cả đầu vào và đầu ra, cùng phát
triển trong hợp tác và cạnh tranh
9


- Mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tế thể hiện ở chỗ
mỗi thành phần kinh tế mang bản chất kinh tế khác
nhau, lợi ích kinh tế khác nhau và xu hướng vận động
cũng khác nhau, do đó có mâu thuẫn với nhau. Ngay
trong bản thân mỗi thành phần kinh tế cũng có những
mâu thuẫn giữa các hình thức tổ chức sản xuất kinh

doanh với nhau….
- Trong đó mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa công
hữu và tư hữu, mâu thuẫn giữa một bên là kinh tế nhà
nước, kinh tế tập thể với một bên là tính tự phát của kinh
tế tư nhân

10



×