Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

TRÌNH bày THỰC TRẠNG bảo vệ bản QUYỀN SÁCH điện tử ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.72 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
I. KHÁI QUÁT CHUNG............................................................................
1. Xuất bản điện tử......................................................................................
2. Xuất bản phẩm điện tử............................................................................
3. Sách điện tử.............................................................................................
II. THỰC TRẠNG BẢO VỆ BẢN QUYỀN SÁCH ĐIỆN TỬ Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY.............................................................................
1. Thị trường sách điện tử Việt Nam..........................................................
a) Cuộc đua sách điện tử........................................................................
b) Sách điện tử lậu trên mạng................................................................
2. Thực trạng bảo vệ bản quyền sách điện tử trên mạng...........................
a) Việc vi phạm bản quyền.....................................................................
b) Các doanh nghiệp bảo vệ bản quyền sách điện tử.............................
3. Dự thảo luật xuất bản sửa đổi về SĐT..................................................
III. KẾT LUẬN........................................................................................

1


ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN

TRÌNH BÀY THỰC TRẠNG BẢO VỆ BẢN QUYỀN
SÁCH ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
I. KHÁI QUÁT CHUNG

Cuối thế kỉ XX chúng ta đã chứng kiến một sự chuyển biến sâu sắc
trong ngành xuất bản. Các nhà xuất bản đang phải đổi mặt với một tương lai
trong đó khái niệm đang rộng mở. Phương tiện sản xuất, phân phối và công
tác biên tập sách sẽ thay đổi. Sách ngày càng được sản xuất bằng những hình
thức khác, đặc biệt là sách CD-ROM. Năm 2004, Luật Xuất bản đã cơng nhận
sách điện tử là một loại hình xuất bản phẩm.


1. Xuất bản điện tử
Xuất bản điện tử là hoạt động xuất bản mà các xuất bản phẩm được tạo ra
và phân phát đến tay người đọc có sử dụng công nghệ thông tin. Xuất bản
điện tử sử dụng công nghệ thông tin, viễn thông vào các công đoạn tạo ra sản
phẩm; là hình thức tồn tại của sản phẩm thông qua các vật mang thông tin đã
được số hóa; là các cơng nghệ để tạo ra các xuất bản phẩm điện tử ; là trình tự
thực hiện các cơng đoạn trong q trình xuất bản.
2. Xuất bản phẩm điện tử

Là sản phẩm của xuất bản điện tử; là các tài liệu , văn bản, sản phẩm của
cá nhân, tổ chức, tập thể đã được xã hội hóa dưới hình thức điện tử, tuân thủ
các quy định hiện hành của luật pháp.
3. Sách điện tử (SĐT)
Là loại sách sách xây dựng dưới dạng tệp tập hợp đa dạng các tính năng
giao tiếp ưu việt của văn bản điện tử với người đọc; được sử dụng thông qua
các thiết bị kĩ thuật hiện đại như: máy tính cá nhân, thiết bị đọc điện tử.

2


II.

THỰC TRẠNG BẢO VỆ BẢN QUYỀN SÁCH ĐIỆN TỬ Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY
Tính hợp pháp hạn chế và việc bảo vệ bản quyền sách cịn khó khăn. Do

ưu điểm xuất bản nhanh và cá nhân nào cũng có thể xuất bản sách của mình
nên đã và đang có hiện tượng một số tác giả muốn thủ nghiệm mình trước hết
qua việc viết sách điện tử. Vì thế nội dung của các cuốn sách điện tử không
phải đều là những điều cần đọc. Đặc điểm này cũng có ở sách truyền thống

nhưng nó khơng đậm nét bằng sách điện tử. Về bảo mật của sách điện tử cũng
cịn gặp nhiều khó khăn. Hầu hết các phần mềm tạo sách điện tử đều chưa có
những giải pháp hữu hiệu để chống việc sao chép và bảo vệ các quyền khác
cho tác giả và cho các nhà xuất bản (NXB).
1. Thị trường sách điện tử Việt Nam

Sau gần 1 năm chập chững thăm dò thị trường nội địa, sách điện tử
(ebook) đã dần quen thuộc với nhiều độc giả. Hiện nay, các doanh nghiệp
cosachs điện tử đang đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm của mình đến
đơng đảo độc giả. Đặc biệt, thông qua các hội chợ sách, ngày hội đọc sách,
Tết sách…các doanh nghiệp phát hành sách điện tử liên kết với các đơn vị,
doanh nghiệp phát hành khác giói thiệu về sách điện tử, giúp người đọc nhanh
chóng đến gần hơn với xuất bản phẩm của công nghệ hiện đại. Đó nằm trong
chiến lược Marketing của các doanh nghiệp trên thị trường sách. Đặc biệt phải
kể đến đó là cơng ty sách điện tử Alezaa, trong hội chợ sách kỷ niệm 60 năm
thành lập ngành Xuất bản, ngoài những gian hàng sách truyền thống gian hàng
sách điện tử của Alezaa cũng được đông đảo độc giả đến và được nhân viên
hướng dẫn đọc. Mới đây nhất là chương trình “ngày hội đọc sách miễn phí”
Alezaa phối hợp với cơng ty sách Thái Hà, đẩy mạnh thương hiệu trên thị
trường, tạo dấu ấn tên tuổi và sản phẩm công nghệ ngày càng có vị thế hơn.
Trong chương trình này, Alezaa đã thực hiện một hoạt động, đó là tất cả mọi
3


độc giả khi đến với ngày hội, quyên góp sách cho quỹ “Tủ sách nông thôn” sẽ
được tặng một cuốn sách điện tử, sự việc này khiến đông đáo độc giả yêu sách
hưởng ứng nhiệt tình. Sách điện tử ngày càng chiếm được lịng tin và có vị trí
trên thị trường sách Việt Nam.
Song, vì là một sản phẩm sử dụng công nghệ hiện đại, nên cũng đặt ra
nhiều vấn đề cần giải quyết…

a) Cuộc đua sách điện tử:
Cùng với guồng đua kinh doanh sách điện tử do tư nhân khởi động trong
thời gian qua, một số đơn vị nhà nước đã bắt đầu vào cuộc.
- Từ trên mạng và thư viện
NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh vừa chính thức ra mắt trang sách điện
tử sachweb.vn với 782 tựa sách đa dạng, được bán với giá chỉ từ 5.000 10.000 đồng/tựa nhân dịp kỷ niệm 35 năm thành lập (2/10). Với việc phân
loại rõ ràng và giá bán trung bình chỉ bằng 10-15% so với giá sách giấy, lại
hiển thị rõ danh sách các sách điện tử bán chạy, trang web ắt hẳn rất dễ hút
bạn đọc ưa công nghệ.
Trước đó ngày 25/9, Cơng ty sách điện tử Trẻ (Ybook) của NXB Trẻ đã
ký thỏa thuận hợp tác với Thư viện Khoa học tổng hợp TP.Hồ Chí Minh để
cung cấp cho bạn đọc của thư viện này 20.000 đầu sách điện tử của NXB Trẻ
từng xuất bản suốt 30 năm qua. Thông qua hệ thống phân phối của NXB Trẻ,
đại diện bởi Ybook, hai bên hợp tác để đưa đến bạn đọc những tài liệu miễn
phí và khai thác kinh doanh các tài liệu có bản quyền; thống nhất triển khai
kinh doanh theo thẩm quyền một số tài liệu quý hiếm dưới dạng số hoặc ấn
bản POD (in theo yêu cầu). Ngồi ra, Ybook cịn đang hợp tác với Quận ủy
Quận.1 (Q.1), TP.Hồ Chí Minh xây dựng thư viện sách điện tử cho cán bộ
công chức; thư viện sách điện tử cho học sinh và giáo viên Q.1; thư viện sách
cho cộng đồng, thí điểm ở 10 phường trên địa bàn Q.1.

4


Các NXB khác như Thời đại, Tư pháp, Giáo dục… khi chưa có điều
kiện tự làm sách điện tử riêng thì cũng đã ký hợp đồng với đơn vị làm sách
điện tử tư nhân như alezaa.com để “gửi” xuất bản phẩm của mình, nhờ làm
sách điện tử hộ và bán hộ…
Dễ dàng mua sách điện tử
Với mỗi trang web bán sách điện tử, cách thức mua phần nào cũng tương

tự nhau. Trước tiên là phải tạo tài khoản, tải ứng dụng xuống máy tính hoặc
điện thoại. Sau khi chọn được cuốn sách ưng ý, chỉ việc nạp tiền vào tài khoản
bằng các loại thẻ như: thẻ ATM, thẻ tín dụng, thẻ cào điện thoại, thẻ Alezaa,
hoặc thanh toán qua Paypal… và thưởng thức tác phẩm. Tuy nhiên theo ông
Nguyễn Minh Nhựt - Giám đốc NXB Trẻ, để tiện lợi hơn cho người dùng,
NXB sẽ nâng cấp bằng cách dùng thẻ cào điện thoại nạp tiền vào tài khoản tải
sách, không cần đến ví điện tử, e-banking. Trang ybook.com.vn dự tính chính
thức bán sách vào tháng 11 tới.
Với điện thoại di động (ĐTDĐ), việc mua sách điện tử còn dễ dàng hơn
nhiều, không cần trả tiền mặt hoặc lập tài khoản ngân hàng. Chẳng hạn khi
truy cập trang anybook.vn, chỉ cần nhập số ĐTDĐ của Viettel là có thể đăng
ký hoặc đăng nhập tài khoản Anybook. Mỗi khi mua một cuốn sách, số tiền
thanh toán sẽ được trừ trực tiếp vào tài khoản gốc của thuê bao di động. Ngoài
ra, người mua cịn có thể tặng những ấn phẩm này cho người khác bằng cách
nhập số ĐTDĐ của người đó.
b) Sách điện tử lậu trên mạng
Rất nhiều cuốn sách chưa kịp “ra lò” hoặc bản in chưa ráo mực đã bị ăn
cắp đưa lên internet vì mục đích kinh doanh.
Ơng Nguyễn Minh Nhựt, Giám đốc Nhà xuất bản Trẻ TP.Hồ Chí Minh,
nhìn nhận: “Số đầu sách của NXB Trẻ bị xâm hại rất nhiều, khơng chỉ ở sách
giấy mà cịn ở mảng điện tử”. Ông Nhựt cho rằng hành vi một số bạn trẻ là
“fan” (người hâm mộ) tác giả nào đấy rồi “download” (tải) tác phẩm của
5


người ta thì cũng là sai phạm nhưng có thể chỉ do vơ tình. Điều đáng lên án ở
đây là những người biết họ làm sai nhưng vẫn lấy chuyện đó để kinh doanh.
Những tác phẩm nổi tiếng NXB Trẻ mua bản quyền đã bị “luộc” tới “luộc”
lui, như: Harry Potter, Chạng vạng, Cánh đồng bất tận, hơn 30 đầu sách của
nhà văn Nguyễn Nhật Ánh…

Trước thực trạng này, ông Nguyễn Văn Phước, Giám đốc Cơng ty văn
hóa sáng tạo Trí Việt (First News), chua chát ví von: “Chúng tơi đang trong
tình cảnh giữa mn trùng vây”. Ơng Phước than thở: “Rất nhiều quyển
chúng tôi in chưa ráo mực là đã bị đưa lên mạng. Tính sơ sơ, đã có hơn 400
cuốn bị ăn cắp, rao bán trên 10 website từ bắc chí nam, gây thiệt hại to lớn
cho chúng tôi cũng như các tác giả. Chất lượng nhiều bản sao chép rất kém,
việc nhập liệu không đầy đủ, sai lỗi chính tả… làm méo mó tác phẩm”.
Biên tập viên NXB Kim Đồng chi nhánh tại TP.Hồ Chí Minh, ơng Vũ
Đình Giang đã khơng kìm được câu cảm thán: “Dã man quá!” khi chúng tôi
thông báo một số website như kenhsinhvien... đã đưa lên bản dịch online tập
77 bộ truyện tranh Thám tử lừng danh Conan. Ông Giang sửng sốt: “Bộ
truyện này NXB Kim Đồng đã mua bản quyền từ phía Nhật. Tính đến ngày
25.11.2011, chúng tơi mới ra tập mới nhất là tập 72, ai mà ngờ…”
2. Thực trạng bảo vệ bản quyền sách điện tử
a) Việc vi phạm bản quyền
Không phải ngẫu nhiên mà dự thảo luật Xuất bản 2012 sửa đổi đã được
đề xuất thêm nội dung xuất bản phẩm điện tử và nhận định đây là mảng nội
dung quan trọng nhất trong lần sửa đổi này. Sở dĩ sách điện tử (SĐT) được
chú ý bởi suốt thời gian qua, rất nhiều các đơn vị xuất bản như Nhã Nam,
Đơng A, Trẻ, Trí Việt, Chibooks… đều phàn nàn vì nhiều SĐT của họ bị làm
lậu, trắng trợn phát tán rộng rãi trên hàng chục trang web
và diễn đàn như www.e-thuvien.com/forums, www.360-books.com,
www.vnthuquan.net, www.ebook4u.vn, www.ebook.edu.vn... thu hút khoảng
500.000 thành viên, được phép tải miễn phí hoặc trả phí mỗi lượt tải cho tất cả
6


SĐT được đưa lên (với giá khoảng vài ngàn đồng/lần). Điều đó có nghĩa hàng
trăm ngàn người đã sử dụng trái phép sản phẩm sách của các đơn vị xuất bản
trên mà không phải trả tiền hoặc chỉ trả một số tiền rất ít so với giá trị thực của

cuốn sách, cịn đối tượng thu lời chính là chủ những trang web này.
Cơng ty phát hành sách điện tử tìm kiếm đối tác xuất bản tại Hội chợ sách
Frankfurt 2011. Hội chợ sách Frankfurt tại Đức tổ chức giữa tháng 10.2011 đã
nhận định rằng doanh thu SĐT toàn thế giới vẫn sẽ khơng ngừng tăng nhanh,
ước tính từ 3,2% hiện nay lên 16,1% vào năm 2013.
Cùng sự thịnh hành sử dụng các cơng cụ đọc SĐT trên máy tính bảng
như iPad, Kindle…, nhiều đơn vị bán các sản phẩm trên đang ra sức “dụ”
người mua bằng chiêu tặng hàng trăm, thậm chí hàng ngàn SĐT miễn phí khi
mua máy tính bảng. Việc tặng kèm này đã khuyến khích người tiêu dùng tích
cực sử dụng cơng nghệ và dần hình thành thói quen đọc SĐT. Tuy nhiên cũng
có khơng ít cơng ty bán sản phẩm tặng kèm cả SĐT lậu do dễ tải từ mạng và
khan hiếm SĐT có bản quyền. Thị trường phát hành SĐT ở nước ta vẫn được
nhận định trong cảnh nhá nhem, khơng có rào luật quy định và bảo hộ chính
thức.
b) Các doanh nghiệp bảo vệ bản quyền sách điện tử
Ngày 23.4.2011, hệ thống phân phối sách điện tử (ebook) đầu tiên của
Việt Nam có tên Alezaa - thuộc Công ty cổ phần dịch vụ trực tuyến Vinapo ra mắt. Tất cả nguồn sách phân phối trên Alezaa được cam kết đều có bản
quyền, mang tính bảo mật cao. Mỗi quyển ebook có giá chỉ bằng 1/3 giá bìa
sách in giấy...
Mặc dù có những lợi thế trên nhưng đại diện Alezaa thừa nhận hệ
thống này cũng đau đầu đối phó với ebook lậu. Bà Trần Hải Hà, Trưởng
phòng Phát hành sách dẫn chứng: Vào ngày 7.10.2011, Alezaa chính thức
thơng báo phân phối sách trên phiên bản Pre - beta cuốn Steve Jobs - Thiên tài
kinh doanh và Câu chuyện thần kỳ về quả táo (Inside Steve's Brain) để tưởng
7


nhớ Steve Jobs vừa qua đời. Ngay sau đó, Alezaa phát hiện rất nhiều diễn đàn
phát tán ebook lậu tác phẩm này bằng bản .pdf tập hợp ảnh chụp màn hình nội
dung cuốn sách, gây ảnh hưởng đến doanh thu phát hành. Trước những tình

huống như vậy, bước đầu Alezaa phối hợp đối tác nắm giữ tác quyền liên hệ
những cá nhân, đơn vị liên quan đến ebook lậu để yêu cầu gỡ các thông tin
chia sẻ bất hợp pháp dưới nhiều hình thức.
Đặt vấn đề về năng lực cung ứng ebook của những NXB, Giám đốc NXB
Trẻ TP.Hồ Chí Minh Nguyễn Minh Nhựt thẳng thắn nhìn nhận: “Nhu cầu đọc
ebook là có thực trong khi nhiều NXB chưa theo kịp cuộc sống. Do đó, trách
nhiệm của chúng tơi phải nỗ lực nhanh chóng cung cấp sách điện tử có tác
quyền để phục vụ bạn đọc”. Theo mục tiêu, Trung tâm sách điện tử của NXB
Trẻ đến khoảng đầu tháng 3.2012 sẽ được vận hành.
Nhiều đơn vị trong lĩnh vực xuất bản, phát hành sách mong mỏi những
cơ quan chức năng hồn thiện hành lang pháp lý đối với hình thức phân phối
nội dung số, cụ thể là ebook tại Việt Nam. Mặt khác, các cơ quan quản lý tên
miền và website nên quy định cụ thể về điều kiện hoạt động của website cũng
như yêu cầu phải ghi rõ thông tin liên hệ, đơn vị chủ quản… Điều này sẽ hạn
chế tình trạng khi có sai phạm xảy ra, người ta bất lực vì chỉ nắm được “kẻ
trọc đầu”!
Sau nỗ lực tự kêu cứu thơng qua báo chí, các đơn vị xuất bản đã đi tìm đối
tác sản xuất và phát hành SĐT chuyên nghiệp để gửi gắm “tài sản”. Ra đời từ
tháng 7.10.2011, Alezaa.com là trang web phát hành ebook bản quyền đầu
tiên ở nước ta với độ uy tín cao. Tới nay, đã có hơn 3.000 SĐT được chào bán
trên trang web này.
Chị Trần Hải Hà, đại diện Alezaa.com, cho biết tới nay đã có hơn 40.000
tài khoản người đọc đăng ký trên trang web này và có tới 45% trong số đó đã
sử dụng mua SĐT. Với nội dung mới, mức giá bán quá mềm, trung bình chỉ
8


chiếm 20% so với giá bìa và đọc được trên nhiều thiết bị như: iPad, iPhone,
iPod touch, Galaxy Tab, Kindle Fire, Nook tablet…, SĐT trên Alezaa.com
đang được nhiều độc giả u sách thích thú.

NXB Trẻ cũng gấp rút hồn thiện giai đoạn xây dựng hạ tầng công nghệ
Trung tâm sách số Ybook gồm hàng chục ngàn đầu sách số có bản quyền,
cung cấp cho bạn đọc với chất lượng cao. Tại Hội sách TP.Hồ Chí Minh lần 7
(3.2012), gian hàng Ybook đã triển khai hoạt động quảng bá SĐT phong phú
như trình diễn SĐT trên nhiều loại thiết bị đọc sách và máy tính bảng, cài đặt
truyện tranh miễn phí trên điện thoại di động, tặng phiếu cài đặt miễn phí phần
mềm Ybook reader cho khách tham quan...
Một số cơng ty khác cũng tự mày mò làm SĐT cho sách của mình, hiện
đang cho đọc thử như TGM Books… Chuyển đổi từ sách giấy sang SĐT là
một bước đi tất yếu trong thời đại kỹ thuật số, nhưng chuyển đổi như thế nào
để vẫn tôn trọng được bản quyền tác giả và giữ vững được lợi ích của đơn vị
xuất bản vẫn là một điều đáng bàn.
3. Dự thảo luật xuất bản sửa đổi về SĐT:
Đề nghị SĐT cũng cần phải có giấy phép xuất bản, phải có biện pháp, chế
tài xử lý các vi phạm vì cho rằng vi phạm bản quyền của SĐT là rất nhiều,
khó kiểm sốt sao chép lậu… Đề nghị cần nghiên cứu bổ sung quy định về
hình thức, phương thức và cơ chế quản lý; cần quy định về cả xuất bản, in và
phát hành đối với xuất bản phẩm điện tử.
Hiện nay, Bộ Thơng tin - Truyền thơng (TT-TT) và Bộ Văn hóa - Thể
thao - Du lịch (VH-TT-DL) đang soạn thảo thông tư liên tịch quy định trách
nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ trung gian về quyền tác giả và quyền liên
quan trên mơi trường internet và viễn thơng. Theo đó, những nhà cung cấp
dịch vụ trung gian vừa có quyền vừa có trách nhiệm gỡ bỏ ngay lập tức những
9


tác phẩm bị xâm hại trên internet. Tiếp đó, tùy hành vi vi phạm cụ thể về luật
Sở hữu trí tuệ mà có thể tiến hành xử lý theo những biện pháp: dân sự, hành
chính hay hình sự.
Với người bị hại, nên gửi đơn khiếu nại để giải quyết hành chính đến

thanh tra chuyên ngành TT-TT, VH-TT-DL hoặc Uỷ Ban Nhân Dân các cấp
có thẩm quyền và gửi đơn đến tòa án để yêu cầu giải quyết đền bù thiệt hại.

III. KẾT LUẬN
Sách điện tử là một phương tiện số tương ứng của các loại sách in
thông thường. Loại sách này ngày càng phổ biến do việc dễ dàng phân phát,
chia sẻ trên Internet. Với dung lượng nhỏ gọn nhưng chứa đựng một lượng tri
10


thức lớn sách điện tử là một sự tuyệt vời cho nhu cầu lưu trữ và đọc sách mọi
lúc, mọi nơi trên những thiết bị điện toán cá nhân như máy vi tính, máy tính
bỏ túi (pocket PC), máy điện thoại,...
Ngày này nhiều nhà xuất bản bên cạnh việc phát hành các bản sách giấy
cịn phát hành thêm loại hình sách điện tử vời giá cả phải chăng hơn cho một
bộ phận người đọc. Chi phí phát hành và in ấn của sách điện tử rất thấp nên
mang lại nhiều thuận lợi về kinh tế cho cả nhà xuất bản và bạn đọc.
Sự bùng nổ của Internet giúp cho sách điện tử ngày càng được nhiều người
quan tâm. Hầu hết các cuốn sách giấy nổi tiếng đã được chuyển thành sách
điện tử để chia sẻ trên mạng thơng tin tồn cầu này. Nhiều trang web đã được
lập ra để bán hoặc chia sẻ sách điện tử.
Có thể thấy rằng, sách điện tử hiện nay đang là xu hướng phát triển mới
trong tương lai của ngành xuất bản Việt Nam. Để phát triển nó, cần có một cơ
sở pháp lý cụ thể, đặc biệt, bản quyền sách điện tử là một trong những cơ sở
pháp lý cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho tác giả, cũng như là cơ sở để các cơ
quan, đơn vị xuất bản quản lý hoạt động xuất bản điện tử. Qua đó, tạo mơi
trường lành mạnh cho sự phát triển xuất bản điện tử của xuất bản điện tử.
Thực hiện tốt bản quyền sách điện tử cần được xuất phát từ chính nhận
thức, ý thức cá nhân của mỗi người, mỗi cơ quan trong toàn ngành, toàn xã
hội.


11


12



×