Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

tiểu luận cao học trích dẫn, trích nguồn”, thông qua việc thu thập tài liệu và khảo sát cụ thể các bài báo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (664.3 KB, 39 trang )

TÌM HIỂU VỀ TRÍCH DẪN, TRÍCH NGUỒN

MỞ ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển thì những nhu cầu tất yếu của con người về vấn đề
nhằm nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần cũng phát triển theo, kèm theo đó chính là
sự cập nhật nhanh chóng các nguồn tin qua các kênh thông tin, truyền thông. Một trong
những kênh thông tin quan trọng nhất, đó chính là báo chí. Có thể khẳng định, báo chí
ngoài chức năng cung cấp thông tin, truyền tải kịp thời những kiến thức bổ ích đến phục
vụ quần chúng nhân dân, còn giúp công chúng mở rộng tầm nhìn, mở rộng hiểu biết tiến
tới xây dựng một xã hội văn minh theo đúng nghĩa của nó; mang trong mình những tiềm
năng có ý nghĩa to lớn góp phần định hướng xã hội, cải tạo xã hội, là sợ dây kết nối con
người với con người. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, hệ thống mạng xã
hội toàn cầu, báo mạng internet ra đời, phát triển không ngừng và đến giờ đã trở thành một
phần không thể thiếu trong đời sống tin thần của xã hội. Với tính chất cập nhật nhanh
chóng, nguồn thông tin đa dạng, góc nhìn đa chiều, tương tác tiện lợi, hình ảnh sống động,
tích hợp được nhiều ưu điểm của báo in và báo truyền hình. Báo mạng đang ngày càng
chiếm ưu thế trong thời buổi hiện nay. Một hình thức dễ thấy ở báo mạng chính là “trích
dẫn” và “trích nguồn” thông tin. Đây là một hình thức đem lại nhiều ưu điểm, tuy nhiên
cũng không ít những mặt bất cập.
Bài tiểu luận dưới đây sẽ tìm hiểu rõ hơn về “trích dẫn, trích nguồn”, thông qua việc thu
thập tài liệu và khảo sát cụ thể các bài báo. Do thời gian nghiên cứu và thu thập tài liệu có
hạn, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, vấn đề nghiên cứu còn mới mẻ, bước đầu làm quen
với môi trường Đại học và thực hiện tiểu luận nên bài viết chắc chắn không tránh khỏi
thiếu sót. Em rất mong sẽ nhận được nhiều ý kiến góp ý và sự chỉ dẫn để em có thể hoàn
thiện hơn các đề tài khác trong kỳ sau.

1


A. Lý thuyết
I.



Khái niệm, những điều cần biết về trích dẫn, trích nguồn:

Trích nguồn:
Trích nguồn có nghĩa là trích nguồn tin từ một địa chỉ cụ thể nào đó. Có hai loại trích
nguồn:
+ Trích nguồn tin từ một trang báo hay một cơ quan báo chí (Ví dụ như: "Theo
nguồn tin từ báo nhân dân...", “Theo PLXH”…).
+ Trích nguồn tin từ một thông tin cụ thể nào đó (Ví dụ như: "Bộ thông tin –
truyền thông cho biết...").
Nguồn tin phải được xác định càng chính xác càng tốt. Đó có thể là một cá nhân, với đầy
đủ họ tên và chức danh, một tổ chức, một công ty hoặc một cơ quan báo chí. Một người
phát ngôn cũng cần được xác định bằng tên cụ thể nếu có thể.
Tất cả những người được dẫn lời trong một bản tin – dù đó là người phát ngôn chính thức,
nhân chứng, hay bất kỳ ai, đều phải được xác định bằng tên, kèm theo tuổi, chức danh và
bất kỳ thông tin mô tả hữu ích nào khác. Luôn luôn phải có xác nhận chính thức của một
nguồn tin trực tiếp trước khi đăng tải thông tin, trừ trường hợp quá cấp bách và nguồn
cung cấp thông tin đó rất đáng tin cậy. Trong trường hợp phải đăng các thông tin mà các
cơ quan báo chí khác đã đăng tải thì phải xác định rõ nguồn.

1. 2 Trích dẫn:
Trích dẫn là phương pháp được chuẩn hóa trong việc ghi nhận những nguồn tin và ý tưởng
mà người viết đã sử dụng trong bài viết của mình trong đó người đọc có thể xác định rõ

2


những tài liệu được trích dẫn, tham khảo. Các trích dẫn nguyên văn, các số liệu và thực tế
cũng như các ý tưởng và lý thuyết lấy từ các nguồn đã được xuất bản hoặc chưa được xuất
bản đều cần phải được trích dẫn.

Có 2 loại trích dẫn:
+ Trích dẫn trực tiếp (trích dẫn nguyên văn): trích nguyên văn lời của một ai đó.
Lời trích dẫn được đặt trong dấu ngoặc kép.
+ Trích dẫn gián tiếp (trích dẫn diễn giải): lời trích dẫn đã được biên tập lại cho trau
chuốt và phù hợp. Trong trường hợp này, trích dẫn không được đặt trong dấu ngoặc kép.

Các dấu ngoặc đánh dấu lời trích dẫn có nghĩa là tất cả những gì ở giữa là nguyên văn lời
nguồn tin nói. Đừng bao giờ thay đổi lời trích dẫn, cho dù bạn muốn làm cho những lời
này rõ nghĩa hơn. (Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cắt bỏ những chữ ‘ậm ờ’ và những tiếng vô
nghĩa người ta thường dùng trong văn nói. Có một số phóng viên còn tin rằng, sửa văn
phạm của người nói cũng được). Nếu bạn dùng lời trích dẫn, hãy dùng nguyên văn. Nếu
không, chỉ nên dùng một phần lời nói đó. Hoặc viết lại ý của lời nói bằng chính lời của
bạn và không dùng các dấu ngoặc.
Những lời trích dẫn rất quan trọng vì chúng làm cho người đọc tin tưởng vào giá trị câu
chuyện. Chúng bổ sung dữ kiện ở đoạn đầu, nhấn manh thêm đến các điểm chính trong
câu chuyện. Qua những lời trích dẫn, độc giả có thể “nghe” trực tiếp từ nguồn tin nói về
tin đó. Họ cũng có thể hiểu thêm được về thái độ, tình cảm và tính tình của nguồn tin.
Những lời trích dẫn cũng làm cho câu chuyện thêm đa dạng và tăng nhịp độ câu chuyện.
Người đọc không chỉ đọc hết dòng nọ sang dòng kia về những thông tin trong câu chuyện.
Một bài báo không có lời trích dẫn thì sẽ rất nhàm chán.
Trích dẫn cho các bài báo thường bao gồm:

3




tên của các tờ báo in nghiêng




ngày công bố



tên của tác giả (nếu có)



Tiêu đề của bài viết trong dấu ngoặc kép



thành phố công bố, nếu không bao gồm trong tên của tờ báo



số trang là tùy chọn

II.

Khi nào cần trích dẫn?

Chỉ nên dùng những lời trích dẫn có khả năng tóm tắt hay về một tình huống nào đó, chứa
đựng những cảm giác hoặc hình ảnh mạnh, hoặc cho thấy tính tình một người nào đó.
Bạn cũng nên đặt những lời trích dẫn hay lên gần đầu bài viết để lôi cuốn độc giả, kích
thích sự hiếu kỳ của họ, để họ theo dõi bài báo đến tận cuối cùng. Bạn cũng có thể đặt
những lời trích hay ở cuối bài để gây ấn tượng cho người đọc. Khi dùng một lời trích để
bổ sung cho đoạn mở đầu, bạn nên chắc rằng lời trích đó sẽ thêm vào bài một dữ kiện mới
mẻ. Đừng dùng những lời trích nhàm chán, khó hiểu hay lặp lại những gì đã quá rõ ràng

rồi.

III.

Vai trò của Trích dẫn, trích nguồn

Trích dẫn, trích nguồn có vai trò làm tăng giá trị bài viết nhờ có tham khảo, đối chiếu, so
sánh … với các nguồn tin khác, thể hiện rõ ràng nguồn gốc thông tin thu thập được, giúp
cho bài viết trở nên đáng tin cậy hơn. Nhất là trích dẫn trực tiếp, còn giúp cho bài báo trở
nên sinh động hơn, khẳng định rõ mục đích của bài viết, tạo sự mới mẻ và ý kiến tham
khảo cho độc giả.
Trích dẫn, trích nguồn còn giúp quá trình tìm kiếm và chọn lọc những thông tin có chất
lượng, cho phép người đọc bài viết của bạn có thể xác nhận tính đúng đắn của những
thông tin mà bạn trích dẫn đồng thời đọc thêm về những vấn đề/luận điểm cụ thể mà bạn
đã nêu ra; tránh xảy ra việc đạo văn, làm giảm sự nghi ngờ về vi phạm bản quyền , đảm
bảo rằng trích dẫn phải phù hợp với nội dung bài viết và trích nguồn phải đúng địa chỉ

4


chính xác của nguồn tin, để độc giả có thể dễ dàng kiểm chứng độ tin cậy cũng như tính
xác thực của tin.
IV.

Các lưu ý khi trích dẫn, trích nguồn

Trích nguồn
Xác định nguồn tin tốt
Luôn phải chắc chắn là bạn có các nguồn tin chính xác và khác quan hoặc các nguồn tin
trung lập, tuyệt đối không sử dụng nguồn tin không cơ sở, những nguồn tin vỉa hè, nguồn

tin một chiều, phiếm diện hay những nguồn tin có chứa đựng mục đích xấu của người
cung cấp tin.
Bạn phải có các nguồn tin chuyên môn về một số vấn đề nào đó. Kể cả các chuyên gia
kinh tế. Nếu bạn viết về một tin kinh tế mà không hiểu các từ chuyên môn, bạn phải ngay
lập tức tham khảo sự tư vấn của họ.
Khi một nguồn tin cho bạn thông tin nào đó, bạn hãy kiểm tra lại với những nguồn tin
khác để chắc chắn rằng tin đó đúng. Hoặc bạn nên yêu cầu những nguồn tin khác nhận xét
hay bình luận để bạn có thể viết bài một cách hoàn hảo hơn. Hỏi tất cả những thành phần
mà có liên quan tới sự kiện bạn định viết. Không nên chỉ trích lời các viên chức chính phủ.
Hãy nói chuyện với các chuyên gia, chẳng hạn như với các nhân viên thuộc các tổ chức
phi chính phủ hay các giáo sư đại học. Hãy nói chuyện với những người dân thường mà
các sự kiện đó ảnh hưởng tới họ. Tin sử dụng quá nhiều những trích dẫn một chiều cũng sẽ
làm giảm giá trị của tin, khiến người đọc cảm thấy phóng viên đang cố lái sự kiện đấy theo
chiều hướng chủ quan của phóng viên. Sử dụng trích dẫn của nhiều người có địa vị xã hội
khác nhau sẽ tạo nên tính khách quan cho bài viết.

Phải thận trọng khi trích dẫn.

5


Trong trường hợp nguồn tin cung cấp sự kiện, phóng viên phải luôn luôn kiểm chứng, đối
chiếu để tin chắc sự kiện nêu ra là chính xác. Nếu nguồn tin nói sai, phóng viên phải biết
hoặc chỉnh sửa cho nguồn tin, hoặc không đưa thông tin sai vào bài viết hoặc đưa vào
nhưng thêm những thông tin đúng từ những nguồn tin chính xác hơn. Không thể để nguồn
tin muốn nói gì mình trích nấy và bảo đó là trách nhiệm phát ngôn của nguồn tin. Hơn
nữa, phóng viên có trách nhiệm là người hiểu đầy đủ những gì mình viết ra. Câu này nghe
có vẻ quá hiển nhiên nhưng trong thực tế, nhiều phóng viên trẻ nộp cho toà soạn những
bản tin trong đó có nhiều đoạn chứa nhiều thuật ngữ chuyên môn mà người viết tin không
hiểu gì cả nên diễn đạt sai. Lỗi này xuất hiện trên nhiều dạng tin, từ kinh tế đến tin học; từ

khoa học, kỹ thuật đến y tế… Phóng viên nào xây dựng được cho mình óc tò mò và sự
hoài nghi sẽ tránh được các thiếu sót loại đó.
Vấn đề càng rõ hơn khi nguồn tin nói về một người thứ ba. Lúc đó, chắc chắn phóng viên
phải kiểm chứng ngay với nguồn tin mới xuất hiện này chứ không thể dựa vào phát biểu
của nguồn tin đầu tiên. Nếu để ý, chúng ta sẽ thấy rất nhiều mẩu đính chính trên báo là do
phóng viên lười, không chịu kiểm chứng nên đưa tin sai theo nguồn tin “chưa đáng tin
cậy” của mình.
Doanh nghiệp nào cũng thích mình là người đầu tiên làm ra sản phẩm này, cung ứng dịch
vụ nọ và họ cũng biết báo chí thích từ đầu tiên trong tin. Cần cảnh giác trước từ này. Chỉ
dùng khi đã kiểm chứng và tin chắc nó chính xác. Cũng cần cảnh giác trước các thông số
thị phần mà doanh nghiệp thường nêu là sản phẩm của họ đang chiếm giữ. Người phóng
viên nếu chuyên trách sâu lãnh vực mình theo dõi sẽ dễ dàng nhận ra những lời nói phóng
đại.
Nhận thông báo báo chí của một công ty vừa nhận chứng nhận ISO 9000, phóng viên biết
mười mươi là công ty này sai khi cho rằng họ là doanh nghiệp đầu tiên trong lãnh vực tin
học nhận giấy chứng nhận này. Đừng vì sự hấp dẫn của tin, đừng để tin có khả năng chọn
đăng làm bạn cố tình đưa chi tiết sai này vào tin.

6


Tương tự, khi chúng ta đi phỏng vấn người dân địa phương, một lão nông ít học, đừng cố
ý chứng tỏ mình biết ghi nhận thực tế phong phú bằng cách trích những câu phát biểu ngô
nghê, sai ngữ pháp, đầy từ địa phương vào tin. Làm vậy, người đọc sẽ bị phân tâm và chủ
đích tin sẽ bị sai lạc. Dĩ nhiên nếu bạn đang viết một phóng sự mà phương ngữ là chủ đề
chính thì đó là chuyện khác.
Ngay cả khi nói chuyện với các quan chức, các nghệ sĩ hay những nhân vật nổi tiếng khác,
phóng viên cũng không nên ghi lại nguyên văn những tiếng ề à, những câu thiếu chủ ngữ,
những chỗ “buột miệng” mà nói của nguồn tin. Nghệ thuật ghi lại cuộc phỏng vấn là làm
sao khi nguồn tin đọc bài trên báo có thể gật gù nói,” Đây không hẳn là những gì tôi nói

nhưng chính là điều tôi muốn nói.”
Việc trích nguồn tin nói sai Tam Kỳ thuộc Đà Nẵng chỉ có ý nghĩa khi phóng viên đang
viết bài phê phán sự kém hiểu biết của học sinh, của một quan chức không sát thực tế hay
của một chương trình đố vui ra đề sai, chẳng hạn. Ngoài ra không có lý gì người phóng
viên, dù biết sai, vẫn ghi chép và trích dẫn với biện minh,” Đấy là ông ta nói, chứ đâu phải
tôi.”
Dưới đây là một số các nguồn tin cho các phóng viên:
Thông cáo báo chí
Các cơ quan chính phủ
Cảnh sát và nhà thương
Các tổ chức quốc tế
Các nhà ngoại giao
Các tổ chức phi chính phủ
Các doanh nghiệp và hiệp hội nghiệp vụ

7


Trường học
Thư thông tin, tạp chí, nhật báo, internet
Các bản tin địa phương và quốc tế trên tv và radio
Người dân nơi chợ búa.

Trích dẫn:
10 điều cần chú ý khi trích dẫn một câu phát biểu, một cuộc phỏng vấn, hội thảo hay
một cuộc họp báo. Khi đó cần:
1. Trích dẫn không những làm bài viết sinh động mà còn có thể giải thích các vấn đề phức
tạp bằng ngôn từ đơn giản. Điều này đặc biệt quan trọng khi bài viết đề cập đến những lĩnh
vực chuyên môn như kinh tế hay khoa học. Tuy nhiên, các chuyên gia trong các lĩnh vực
này thường dùng biệt ngữ nên cần tránh sử dụng chúng trong trích dẫn hoặc trong bài viết.

Khi nguồn tin dùng các thuật ngữ chuyên môn, đừng ngại ngắt lời họ và yêu cầu họ giải
thích bằng ngôn ngữ thông thường.
2. Tin không đơn thuần chỉ là những gì người ta nói mà còn là cách họ nói như thế nào.
Một tin thông thường nên có một trích dẫn vào đoạn thứ hai hoặc thứ ba để hỗ trợ cho
thông tin chính đã nêu ở phần mào đầu. Nhưng câu trích đó phải có thông tin mới chứ
không lặp lại thông tin đã nêu ở mào đầu.
3. Ngay cả khi lấy nguồn tin từ một tuyên bố của chính phủ thì vào khoảng đoạn 3 hoặc 4
vẫn cần dẫn nguyên một câu trong tuyên bố đó.
4. Lý tưởng nhất là các phát biểu là của một nhân chứng hoặc một nguồn tin có uy tín cho
phép phóng viên sử dụng tên của họ trong bài. Các chi tiết khác như tuổi, nghề nghiệp…

8


của họ cũng cần được đưa vào ở chỗ phù hợp. Ngoài ra cần thỏa thuận rõ với nguồn tin về
cách dẫn nguồn. Giả dụ nếu nguồn tin nói một câu rất hay nhưng họ không muốn bị nêu
tên, thì cần thỏa thuận rõ với họ về cách dẫn nguồn, chẳng hạn thương lượng với họ cách
dẫn nguồn như “một quan chức cấp cao của chính phủ nói”, hoặc “một người biết rõ về
thỏa thuận này nói”. Đây là một cách tốt để dẫn nguồn tin giấu tên.
5. Trích dẫn có thể sử dụng trong những vấn đề đang gây tranh cãi. Nói cách khác, với
việc đưa câu nói trực tiếp vào bài, ta có thể có những ngôn từ chính xác và tránh những
hiểu lầm về các ý kiến hoặc tuyên bố của người nói.
6. Khi không trích dẫn trực tiếp câu nói của nguồn tin mà viết gián tiếp thì không bao giờ
được tự đoán ý họ định nói gì, hoặc không bao giờ tự ý diễn giải ngôn từ hoặc suy nghĩ
của họ. Cần tuyệt đối chính xác khi miêu tả những điều họ nói.
7. Cần chọn lựa các câu trích dẫn rất cẩn thận và đừng sử dụng trích dẫn chỉ để bài viết có
trích dẫn.
8. Trích dẫn cần phải có ý nghĩa và phù hợp với mạch của bài viết. Không được thay đổi
câu trích và không bao giờ được phép tự bịa ra các câu trích. Tuy nhiên, có thể được phép
thay đổi một hoặc hai từ để làm câu đúng ngữ pháp – đặc biệt trong trường hợp người nói

không nói bằng tiếng bản địa của họ. Nhưng việc thay đổi từ này không được làm thay đổi
nghĩa của câu nói.
9. Viết báo không có những nguyên tắc bắt buộc, mà chỉ là những hướng dẫn. Một trong
số đó là bạn hầu như không bao giờ sử dụng trích dẫn ngay tại mào đầu, trừ phi đó là một
câu nói cực kỳ hay hoặc miêu tả một sự kiện mang tính lịch sử, sự kiện chưa từng xảy ra
hoặc thực sự có ý nghĩa quốc tế.

9


10. Trích một hoặc hai từ từ một câu nói để sử dụng trên tít hoặc mào đầu là một cách rất
hiệu quả để thu hút sự chú ý của độc giả.
Để ý đến một loạt những lời trích dẫn liền nhau
Nếu những lời trích dẫn được sử dụng hợp lý, chúng sẽ làm cho bài của bạn mạnh mẽ hơn.
Song rất nhiều phóng viên chỉ đơn giản đưa vào bài của mình hết lời trích dẫn này đến lời
trích dẫn khác. Họ thường làm thế khi viết về những bản tuyên bố, những bài diễn văn
hoặc họp báo. Đó là phong cách báo chí lười biếng và phong cách đó khiến câu chuyện
khó hiểu và chán phèo. Bạn cần biết cách dẫn dắt độc giả hiểu được câu trích nào là quan
trọng và trong bối cảnh như thế nào.
Sử dụng tài liệu
Bất cứ khi nào có điều kiện, phóng viên phải đi tìm tài liệu để xác nhận hay đưa thêm vào
những gì người khác cho họ biết. Tài liệu là bất cứ những gì chứa đựng các dữ kiện được
ghi chép. Có thể đó là một tờ giấy hay các dữ kiện lưu trữ trong máy vi tính. Các tài liệu
này gồm có thông cáo báo chí, niên giám điện thoại, phúc trình về ngân sách, các bản báo
cáo, số liệu của chính phủ,…
Bài viết của bạn sẽ đáng tin cậy hơn nếu bạn trích dẫn được một tài liệu để hỗ trợ cho
những gì bạn viết trong bài. Trong một cuộc phỏng vấn, nếu một người nào đó đề vập đến
một bức thư hay bản phúc trình hãy hỏi xin họ một bản sao. Nếu một nguồn tin cho bạn
biết một điều đặc biệt kín đáo nào đó, yêu cầu họ cho xem những tài liệu chứng minh.
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành Quy chế xác định nguồn tin trên báo

chí.
Quy chế gồm 9 điều, quy định việc cung cấp thông tin cho báo chí và việc sử dụng thông
tin để đăng, phát trên báo chí, trong đó có việc thông tin về những vụ án, vụ việc tiêu cực
còn đang được điều tra hoặc chưa xét xử, chưa có kết luận của cơ quan có thẩm quyền.

10


Cụ thể, cơ quan báo chí, tác giả bài báo phải viện dẫn nguồn tin được sử dụng để đăng,
phát trên báo chí. Khi viện dẫn nguồn tin phải thể hiện rõ nguồn tin do cá nhân, cơ quan,
tổ chức nào cung cấp hoặc thể hiện rõ là theo nguồn tin riêng của phóng viên, nguồn tin
riêng của cơ quan báo chí và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về xuất xứ và tính xác
thực của nguồn tin.
Phải đảm bảo tính nguyên vẹn, chính xác của thông tin
Đối với các vụ án đang được điều tra hoặc chưa xét xử và các vụ việc tiêu cực hoặc có dấu
hiệu vi phạm pháp luật nhưng chưa có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, báo
chí có quyền thông tin theo nguồn tài liệu của mình nhưng phải viện dẫn nguồn tin và chịu
trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin đã đăng, phát.
Cơ quan báo chí phải đảm bảo tính nguyên vẹn, chính xác của thông tin được cung cấp,
không được đăng, phát những thông tin về thân nhân và các mối quan hệ của cá nhân
trong các vụ án, vụ việc tiêu cực khi không có căn cứ cho rằng những thân nhân và các
mối quan hệ đó liên quan đến vụ án, vụ việc tiêu cực hoặc chưa có kết luận của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền, làm ảnh hưởng xấu đến đời tư của công dân.
Cơ quan báo chí khai thác các văn kiện, tài liệu của tổ chức, tài liệu, thư riêng của cá nhân
có liên quan đến các vụ án đang được điều tra hoặc chưa xét xử, các vụ việc tiêu cực hoặc
có dấu hiệu vi phạm pháp luật đang chờ kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
phải nêu rõ xuất xứ của các văn kiện, tài liệu thư riêng và phải chịu trách nhiệm trước
pháp luật về những nội dung thông tin đã đăng, phát.
Phải ghi rõ họ, tên thật hoặc bút danh của tác giả
Khi sử dụng tin, bài để đăng phát trên báo chí, cơ quan báo chí phải ghi rõ họ, tên thật

hoặc bút danh của tác giả, nhóm tác giả. Trường hợp tác giả ghi bút danh thì cơ quan báo
chí phải biết rõ tên thật, địa chỉ của tác giả.

11


Đối với loại thông tin về chuyện thần bí, các vấn đề khoa học mới mà chưa được kết luận
thì chỉ đăng trên tạp chí nghiên cứu chuyên ngành và phải có chú dẫn xuất xứ tư liệu.
Người đứng đầu cơ quan báo chí là người chịu trách nhiệm trước thủ trưởng cơ quan chủ
quản và trước pháp luật về tính chính xác của các thông tin đăng, phát trên báo chí.

12


B. Thực tế
V. Thực trạng trích nguồn, trích dẫn
Trong sinh viên báo chí
Trong thời buổi công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay, thông tin trên internet
tràn lan, hỗn tạp và không thể kiểm soát nên nhiều khi sẽ sử dụng phải nguồn tin hoặc
thông tin thiếu tính chính xác, sai lệch, gây hậu quả nghiêm trọng.
Phát biểu tại hội thảo học “Báo chí đối ngoại trong xu thế hội nhập hiện nay” (do khoa
Quan hệ quốc tế tổ chức). TS. Nguyễn Ngọc Oanh- Phó trưởng khoa Quan hệ quốc tế
(Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho biết: “Một số sinh viên tiếp xúc với báo nước
ngoài nhưng lại không nhận thức và xác định được độ tin cậy của thông tin, nguồn trích
dẫn nên có sinh viên dẫn cả báo của người Việt chống Cộng ở hải ngoại vào tiểu luận,
luận văn như một nguồn thông tin chính thống. Vì vậy mà thông tin nhiều khi không
chính xác”.

Trong báo mạng Việt Nam
Các trang báo mạng ở Việt Nam, khi tình trạng trích dẫn, trích nguồn khá phổ biến thì lại

gây ra một số lỗi. Đó là tình trạng trích dẫn không có chú thích và lấy nguồn không ghi rõ
nguồn tin. Chính vì tình trạng không xác định rõ nguồn tin đã gây ra những sai lầm nhiều
khi rất nghiêm trọng. Ngoài ra còn xảy ra những trường hợp như phóng viên tự “bịa ra”
chú thích phỏng vấn, hay lấy trích dẫn, nguồn tin từ báo khác mà không ghi rõ. Khiến tính
trạng vi phạm bản quyền ngày càng nhiều hiện nay. Một số tờ báo không ghi nguồn trích
dẫn, nếu chăng có ghi thì chỉ viết tắt khiến độc giả không thể “luận” nổi nguồn đó từ báo
nào. Có nhiều trang tin được lập ra chỉ toàn đăng tin mang về từ các trang báo mạng khác.
Ví dụ như trang tin tức của diễn đàn “Mạng Việt Nam” có tên miền là www.news.go.vn.
Trang tin này một ngày đăng tải rất nhiều tin, bài từ những trang báo mạng có uy tín.
13


Nhưng điểm tích cực của nó chính là rất đảm bảo trong vấn đề bản quyền. Ngoài trích dẫn
tên tác giả, tên cơ quan chủ quản của bài báo, còn có một liên kết dẫn đến bài viết gốc.
Ngoài ra thì cũng có nhiều báo khác cũng có hoạt động tương tự.
Lại nói về chuyện bản quyền nguồn tin, độc giả vẫn còn nhớ vụ báo mạng VietNamNet
đăng tải tin”Công tử con ông chủ Vincom tỏ tình bằng chiêu độc”, trong đó đã đưa lên
đoạn clip và những lời bình luận về cậu Phạm Nhật Hoàng tỏ tình một “hot girl”. Ngay khi
tin được đăng, một số báo mạng đã đăng theo nguồn tin này. Nhưng sau đó, ông Phạm
Nhật Vượng đã liên lạc với văn cơ quan công an, nhờ truy tìm nguồn gốc thông tin và gửi
báo Vietnamnet yêu cầu cải chính, xin lỗi. Báo VietNamNet ngay lập tức đã xóa bài viết
và cho đăng bài cải chính, xin lỗi ông Phạm Nhật Vượng về thông tin đưa sai đồng thời
quy chụp các báo mạng khác đã đăng tải thông tin mà lỏng lẻo trong công tác kiểm duyệt.
Chính sự việc này đã làm bùng nổ những bức xúc từ các trang báo mạng khác, họ cho rằng
VietNamNet đã không thừa nhận trách nhiệm lại có hành vi đổi lỗi cho đồng nghiệp, họ
lên tiếng mong rằng báo VietNamNet sẽ có hành xử “đàng hoàng hơn”. Đấy chỉ là một
trường hợp về trích dẫn nguồn tin trên báo mạng.
Một bài báo mạng, chỉ cần một cái click chuột có thể gây ra tranh cãi, hậu quả nghiêm
trọng chính là sự mất lòng tin của độc giả, sự hoài nghi của công chúng về sự lỏng lẻo
trong công tác kiểm duyệt cũng như xác định nguồn tin. Nghiêm trọng hơn đó là đối tượng

xấu có cơ hội dựa vào đó loan đi những thông tin không đúng về nhà nước Việt Nam.

VI. Khảo sát
Ở Việt Nam, trích dẫn, trích nguồn là việc diễn ra phổ biến nhất trên các trang báo mạng,
đặc biệt là trích nguồn. Trang báo mạng Dân trí nổi tiếng của Việt Nam có tên miền:
là một tờ báo cập nhật thông tin khá nhanh, chất lượng thông tin đảm
bảo, bằng chứng là vị trí thứ 7 trên bảng xếp hạng alexa về top 500 diễn đàn mạng có số
lượt truy cập lớn nhất Việt Nam.
14


Báo mạng dân trí ít khi sử dụng các bài báo từ các trang báo mạng khác, chủ yếu sử dụng
nhiều nhất bài của các trang khác ở lĩnh vực tình yêu – giới tính hoặc nhịp sống trẻ, các
lĩnh vực khác cũng có nhưng không nhiều. Tiến hành khảo sát một số bài báo được trích
nguồn từ các trang báo khác trong vài ngày gần đây của Dân trí, thu được kết quả như
sau:
Ngày 3/12, báo Dân trí có đăng tải bài viết “Con đường thành công và nghệ thuật giao
tiếp đỉnh cao”, tuy nhiên đã không trích rõ nguồn và tác giả của bài viết. Chính sự không
trích dẫn cụ thể nguồn tin đã khiến báo mắc phải lỗi vi phạm bản quyền. Cho dù nội dung
bài viết hấp dẫn đến đâu đi chăng nữa thì việc lấy bài viết từ trang báo mạng khác mà
không trích nguồn cũng khiến độc giả chú ý, nhất là lại xảy ra với một trang báo mạng lớn
như Dân trí.
Ngày 4/12, bài viết “Tăng giá vé tham quan Vịnh Hạ Long để xứng tầm “kỳ quan
mới”?”, tác giả bài viết Văn Đức, nguồn từ báo Công An Nhân Dân. Với bài viết
này thì có thể nhận thấy Dân trí đã trích nguồn rõ ràng tác giả cũng như tên tờ báo
nơi đăng tải bài viết gốc. Một thực trạng được nhắc đến và cũng là nội dung bài
viết xoay quanh, đó là việc tăng giá vé vào tham quan Vịnh Hạ Long, điều này đã
gây nên nhiều bức xúc cho khách tham quan. Tác giả có phỏng vẫn và trích dẫn
lời một số nhân vật có liên quan trong việc “đột ngột tăng giá vé” này: “Bà
Nguyễn Thị Thanh Huyền, điều hành văn phòng Công ty Du lịch Seko cho biết:

Hạ Long vừa được công nhận là kỳ quan thiên nhiên thế giới, thay vì cần đưa ra
chương trình khuyến mại để tri ân với du khách nhiều hơn, thì ngược lại Quảng
Ninh lại tăng giá vé tham quan vịnh một cách bất hợp lý”, “Bà Huyền góp ý thêm:
Về lâu dài, Quảng Ninh nên đưa ra những gói du lịch khuyến mại, thậm chí miễn
phí tham quan trong những tháng hoặc những ngày ít khách để kích cầu du
lịch…”., “Ông Đào Mạnh Lượng, Chủ tịch Chi hội Du thuyền Hạ Long cũng bày
tỏ: Giá vé thấp thì việc tăng giá không có gì bàn cãi, song tăng giá ở mức nào và
thời điểm nào là hợp lý, đảm bảo sự hài hoà giữa lợi ích chung của người dân,
15


doanh nghiệp và nhà nước là điều rất đáng phải cân nhắc kỹ”. Những lời trích
dẫn này đã được biên tập lại cho phù hợp với nội dung bài báo cũng như phù hợp
với ngôn ngữ báo chí. Tuy nhiên bài báo vẫn chưa có câu trả lời chính thức từ phía
cơ quan chức năng nên vẫn còn cần bổ sung thêm ý kiến của những người trực
tiếp ra quyết định tăng giá để khán giả có thể đánh giá lý do một cách khách quan
hơn, đa chiều hơn.
Ngày 5/12, bài viết ”Bản kiểm điểm khiến phụ hyunh bàng hoàng”, nguồn VietNamNet,
tác giả Nguyễn Hiền được đăng tải trên Dân trí. Với hình thức ghi chú đầy đủ nguồn bài
viết, cơ quan chủ quản của tờ báo được trích nguồn cùng tác giả của bài báo được in đậm
ngay dưới bài viết cho thấy báo Dân trí cũng đã cố gắng thực hiện tốt việc trích nguồn.
Bài viết cũng đã sử dụng một số trích dẫn trích trực tiếp trong cuốn nhật ký của cháu bé
luôn luôn bị “khủng hoảng” với cách dạy trên lớp của giáo viên tiếng Anh. Việc trích dẫn
nguyên văn lời cháu bé viết trong nhật ký khiến độc giả phần nào hiểu được tâm lý sợ hãi
của em mỗi khi đến tiết học tiếng Anh. Ngoài ra còn sử dụng trích dẫn trực tiếp lời của mẹ
cháu "Tôi thất vọng với cách giáo dục chạy theo thành tích. Thất vọng với việc ngành giáo
dục sa sả rao giảng "giáo dục hiệu quả cần sự phối hợp gia đình - nhà trường và xã hội"
nhưng lại không làm như vậy. Các cô đang dạy các cháu làm người không trung thực".
Lời trích dẫn này có tác dụng khiến độc giả hiểu được nỗi bức xúc của chị khi thấy con
mình bị giáo viên đối xử không công bằng. Cuối bài viết, tác giả có trích dẫn nguyên văn

bản kiểm điểm mà cô giáo đã “đọc cho cháu bé chép”. Đây chính là tư liệu để công chúng
có thể tự phân tích về trường hợp của em học sinh nêu trên.
Ngày 6/12, bài tin “Lợn rừng tấn công, hai người nhập viện” được mang về từ báo Thanh
Niên, tác giả Trương Quang Nam. Dân trí trong trường hợp này đã tuân thủ đúng
nguyên tắc của việc trích nguồn, tên tác giả và tên tờ báo chủ quản được ghi rõ phía dưới
bài viết đã đảm bảo tính bản quyền cho bài viết. Tin này đưa: 2 người đàn ông ở Quảng
Bình bị lợn rừng tấn công, bị thương phải nhập viện. Bài viết còn có lời trích dẫn gián tiếp
ông Bài – nạn nhân của sự việc, tác giả đã biên tập lại để đảm bảo tính ngắn gọn cho bài
16


tin. Và việc trích lời người bị nạn trong câu chuyện đã đảm bảo tính đúng đắn cho câu
chuyện.
Ngày 7/12, Dân trí cũng cho đăng bài viết được trích nguồn từ báo Người Lao Động, tuy
chỉ dưới dạng viết tắt (Theo NLĐ), khuyết danh tác giả bài báo. Bài viết có tựa đề “Lo
chuyện thưởng tết”. Trong bài viết, tác giả đưa ra những trích dẫn trực tiếp của ông Lê
Tiến Trường, Phó Tổng Giám đốc Thường trực Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex),
ông Bùi Thế Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty Giày Khải Hoàn, Ông Đinh Văn Giai, Chủ
tịch công đoàn Công ty Toàn Thắng, ông Võ Văn Hùng, Trưởng Phòng Hành chánh Nhân sự Công ty Hansae Việt Nam, về tình hình thưởng tết cho các công nhân. Hầu hết
đều nói về tình hình khó khăn trong sản xuất và kinh doanh trong năm vừa qua của công
ty, nhưng vẫn hứa hẹn sẽ tạo điều kiện tốt nhất về vấn đề thưởng cho anh chị em công
nhân. Tác giả còn phỏng vấn thêm một chị công nhân làm việc tại 1 trong những công ty
nêu trên để đánh giá dưới một góc nhìn khác. Tất cả những trích dẫn được sử dụng trong
bài báo đều là những trích dẫn trực tiếp, phóng viên để nguyên văn câu trả lời phỏng vấn
của người được phỏng vấn, và việc phỏng vấn nhiều người ở địa vị xã hội khác nhau cũng
tạo nên tính khách quan, cái nhìn đa chiều hơn trong bài báo. Những nhân vật được phỏng
vấn đề có họ tên, địa vị xã hội rõ ràng để đảm bảo tính chân thực của nguồn tin.
Một bài báo nữa cũng trong ngày 7/12 có tiêu đề “Dạy - học văn ở trường tiểu học: Bức
tranh không hồn”, nguồn báo Thanh Niên, tác giả Hữu Tâm – Bích Thanh. Ở đây Dân
trí đã ghi rõ ràng địa chỉ nguồn tin, tức là có trích nguồn đầy đủ. Bài báo nói về tình trạng

chấm văn “theo ý”, dạy văn khuôn sáo, chương trình quá nhiều và thời gian dạy trên lớp
có hạn dẫn tới sự “hổng” kiến thức trầm trọng ở các em. Thêm vào đó là hình thức học văn
thiếu logic, đọc chép còn tồn tại khiến các em không thể phát triển được tư duy sáng tạo,
tự do cảm xúc ở các bài văn. Cho ý kiến về vấn đề này, phóng viên đã trao đổi trực tiếp và
có trích lời tiến sĩ Hoàng Thị Tuyết - giảng viên Khoa Giáo dục tiểu học, Trường ĐH Sư
phạm TP.HCM, một số bậc phụ huynh có con em đang học cấp tiểu học. Bằng cách trích
dẫn trực tiếp ý kiến về việc dạy văn hiện nay đem lại nhiều bất cập, còn bộc lộ được phần
17


nào thái độ của họ đối với thực thế đáng buồn này. Trong bài viết còn có ý kiến của Cô Tạ
Thị Tuyết Dung, giáo viên Trường tiểu học Đống Đa (Q.Tân Bình, TP.HCM), và một cô
giáo đang giảng dạy, đều tỏ ra bức xúc trước việc sách giáo khoa không kích thích được sự
sáng tạo và óc tưởng tượng cho các em, khiến các em trở nên thụ động. Ngoài ra, phóng
viên còn trích thêm một số ý kiến của các giáo viên, cán bộ trong ngành giáo dục về vấn
đề này. Dưới nhiều quan điểm và cái nhìn khác nhau, bài viết tạo được sự khách quan hơn,
để độc giả có thể đứng trên nhiều luồng quan điểm để có nhận xét cho riêng mình. Những
trích dẫn trực tiếp này phần nào thể hiện được những quan điểm của người trong cuộc, tuy
nhiên còn thiếu những ý kiến từ phía các em học sinh, những người đang trực tiếp tiếp thu
những kiến thức hàng ngày. Cần thiết phải thêm trích dẫn một số ý kiến của các em nữa thì
bài báo sẽ thuyết phục độc giả hơn. Tuy nhiên thì việc sử dụng trích dẫn đã tạo được hiệu
quả nhất định trong bài viết.
Ngày 8/12, bài viết “Vụ kiện thí sinh Top Model 15 tỉ đã kết thúc?” nguồn: VietNamNet,
khuyết danh tác giả bài báo. Trong bài viết, tác giả đề cập tới vụ lùm xùm giữa 3 thí sinh
đã bị loại và ban tổ chức cuộc thi người mẫu Việt Nam Next Top Model về vấn đề làm lộ
thông tin về kết quả cuộc thi. Một số trích dẫn được sử dụng là lấy từ các báo khác, đầu
tiên là trích dẫn được lấy từ báo Thanh Niên, bà Lê Thị Quỳnh Trang, Giám đốc sản xuất
chương trình đã trả lời phỏng vấn: “Chúng tôi cần giải quyết ngay vụ lùm xùm này, gặp
càng sớm càng tốt để xem thái độ, suy nghĩ của các thí sinh ra sao chứ không phải đòi nợ
hay cần tiền bồi thường gì ở họ”. Tiếp đến là lời trích dẫn của Hoàng Oanh trả lời phỏng

vấn trực tiếp được đăng trên báo Gia đình và Xã hội "Thực ra tôi không hề diễn ở đâu
cả. Rồi họ nói tôi tung ảnh làm lộ kết quả top 4, trong khi cách đây mấy hôm, lên mạng tôi
mới nhìn thấy bức ảnh bốn bạn thí sinh tham gia một chương trình thời trang
bênSingapore". Và một thông tin được trích dẫn gián tiếp từ báo điện tử Giadinh.net. Tác
giả còn sử dụng thêm thông tin từ một số nguồn tin không xác định, chỉ có những cụm từ
như “theo một nguồn tin cho biết”, hoặc “có thông tin cho rằng ban tổ chức…”. Có thể
khẳng định, hầu hết thông tin được trích dẫn hoặc nguồn tin đều được phóng viên tổng hợp
từ các trang báo, các diễn đàn khác, có trích dẫn cụ thể nguồn. Tuy nhiên vẫn còn nhiều
18


chi tiết chung chung và chưa ghi rõ nguồn tin lấy từ đâu để tăng tính chân thực cho bài
viết.
Tin tiếp theo được đăng ngày 8/12 không phải do phóng viên Dân trí viết mà mang về từ
trang báo khác chính là “Cơ hội vàng tranh tài lần nữa tại VietNam’s Got Talent”. Khi
đọc bài viết này hẳn độc giả sẽ không biết bài viết này được Dân trí mang về từ trang báo
nào. Chỉ với chú thích vẻn vẹn từ viết tắt là N.H biểu thị tác giả của bài báo, ngoài ra độc
giả không được cung cấp thêm một thông tin cần thiết nào hết về cơ quan báo chỉ chủ
quản của bài báo cũng như tác giả. Đây chính là lỗi về vấn đề trích nguồn thông tin khi
trích thông tin từ nơi khác về mà không ghi rõ nguồn tin lấy ở đâu. Có lẽ, trường hợp này
không hề xa lạ đối với thực trạng một số nhiều trang báo mạng, diễn đàn mạng hiện nay.
Trong bài viết không sử dụng trích dẫn, chính vì thế nên thiếu tính sinh động của bài viết.
Ngày 9/12, bài viết “Đưa quan hệ Quốc hội Việt Nam-Anh lên tầm cao mới” được Dân trí
trích nguồn từ TTXVN/Vietnam+ - cơ quan thông tin chính thức của nhà nước Việt Nam
nên độ tin cậy được đảm bảo rất cao. Nói về cuộc gặp gỡ giữa chính phủ cấp cao Việt
Nam – Anh để bày tỏ sự mong muốn tăng cường hợp tác song phương. Trong bài viết
không sử dụng một lời trích dẫn trực tiếp nào, thay vào đó là hàng loạt những lời dẫn gián
tiếp lấy từ những lời phát biểu tại buổi gặp mặt cấp cao đã được biên tập lại cho ngắn gọn
và phù hợp với nội dung của bài viết. Cụ thể là những cụm từ : “Chủ tịch Thượng viện
Anh cho rằng”, “Bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển vượt bậc của quan hệ hợp

tác nhiều mặt giữa hai nước trong thời gian qua, bà Huân tước hy vọng”, “Nhấn mạnh
đến mục đích chuyến thăm nhằm tiếp tục tăng cường hơn nữa và cụ thể hóa các nội dung
của quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cho rằng”,
“Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cũng trân trọng cảm ơn Quốc hội, Chính phủ và nhân dân
Anh đã dành cho Việt Nam nguồn ODA quan trọng”, “Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh”,
“Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng mong muốn”. Nhìn chung, nguồn tin rất đáng tin cậy, lời
trích dẫn cũng được biên tập phù hợp với nội dung bài báo.

19


Cũng trong ngày 9/12, bài tin “Trộm xe tang vật khi CSGT đang xử lý vi phạm” nguồn An
ninh thủ đô, tác giả T.V. Trong tin này không có lời trích dẫn, tác giả chỉ cung cấp nguồn
tin từ phía công an huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) nơi xảy ra vụ trộm xe tang vật khi
CSGT đang xử lý vi phạm. Nguồn tin từ công an là một nguồn tin rất xác thực, độc giả
cũng an tâm trước sự chính xác của thông tin này.
Cụ thể là ngày 10/12/2011, có hàng chục bài báo được đăng lên đề cập đầy đủ đến các lĩnh
vực đời sống xã hội, thì chỉ có một số bài viết được lấy nguồn từ các trang khác. Tiêu biểu
là các bài viết:
“Sự thật vụ “hà mã Vườn thú Hà Nội bị thương, chảy máu loang lổ”” lấy nguồn từ báo
An ninh thủ đô, tác giả bài viết An Huy. Nguồn tin tư báo An ninh thủ đô ít nhiều cũng
khiến độc giả an tâm về độ xác thực. Trong bài viết này, tác giả nói về sự thật đằng sau
bức hình chụp con Hà Mã nằm bệt dưới sàn xi măng, dưới cổ là “máu” chảy ra loang lổ đã
gây xôn xao dư luận trong những ngày qua. Sử dụng chú thích ảnh từ bài viết trên 1 trang
báo điện tử có tựa đề: “Voi, hà mã bị “hành xác” giữa Thủ đô”, đăng tải hôm 17/11/2011
ở ngay câu mở đầu như là để đặt ra vấn đề cần giải quyết của bài báo. “Hà mã bị thương,
chảy máu nằm phơi ngoài sân chuồng nhốt nhưng không có sự chăm sóc của nhân viên
vườn thú, khiến khách tham quan thắc mắc”, đây là kiểu trích dẫn trực tiếp, tuy nhiên
không rõ tên tác giả viết bài báo này, chỉ có thông tin về tít báo và ngày đăng nên chưa
đảm bảo yêu cầu cần thiết trong trích nguồn. Ngoài ra, trong bài viết này còn đăng cả đoạn

trả lời phỏng vấn độc quyền với bà Hà Thu Phương, Giám đốc xí nghiệp Chăn nuôi và
phát triển động vật - đơn vị chịu trách nhiệm chăm sóc các vật nuôi tại vườn thú Hà Nội
(trực thuộc Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Vườn thú Hà Nội), bà Phương giải
thích: “Đã có sự nhầm lẫn của phóng viên (báo điện tử nói trên) giữa chất dịch này và
máu của hà mã. Có thể thông cảm cho phóng viên, nếu chỉ nhìn qua thì đúng như máu
chảy thật. Nhưng thực tế chất dịch có màu đỏ tươi này là một hỗn hợp các sắc tố, có chức
năng chống nắng, kháng sinh cũng như giữ cho loài động vật này luôn mát mẻ ”. Đây là
đoạn trích dẫn trực tiếp được phóng viên ghi lại chính xác trong quá trình phỏng vấn.
Nhân vật phỏng vấn đã được ghi rõ họ tên và chức danh, địa vị xã hội, để thể hiện tính xác
20


thực của nguồn tin hay thông tin mà phóng viên thu nhận được, từ đó độc giả có thể dễ
dàng kiểm chứng. Cuối bài viết còn có đoạn tài liệu trích dẫn “Bí mật mồ hôi của Hà Mã”
của một nhóm nghiên cứu tại Đại học Dược Kyoto (Nhật Bản) do bà Phương cung cấp cho
phóng viên. Đoạn tài liệu được trích dẫn cũng khẳng định và làm tăng độ chính xác cho
quan điểm bác bỏ ý kiến sai lầm về vết thương của Hà Mã, từ đó tạo điều kiện cho những
ai muốn nghiên cứu chuyên sâu về loài động vật quý hiếm này một nguồn tài liệu tham
khảo. Nhìn chung thì bài viết đã tuân thủ các quy tắc về trích dẫn, trích nguồn trong báo
chí tuy nhiên còn chưa cụ thể mà chỉ mang tính tương đối.
Cũng trong ngày hôm đó (10/12), bài viết “U mê vì tình, nữ sinh ngoan thành “tú bà“,
“đạo chích”” nguồn: Pháp luật Vệt Nam, tác giả bài viết: Thanh Nguyễn cũng được
đăng tải lên dân trí. Bài viết nói về cuộc đời của cô gái Nguyễn Thị Hồng Phương (28 tuổi,
Tiền Giang), quá trình từ một thiếu nữ gia giáo, ngoan ngoãn trở thành kẻ cắp. Đây là một
bài viết có tính chất răn dậy và thức tỉnh lối sống của thanh niên hiện nay. Trong bài có
những thông tin được lấy từ phát ngôn của Hội đồng xét xử hành vi phạm tội của Phương,
từ Đại diện Viện kiểm soát, đều là những nguồn tin đáng tin cậy. Cuối bài viết có câu trích
dẫn lời của chính bị cáo Phương, dưới dạng trích dẫn gián tiếp: “Theo lời Phương, lần
phạm tội này sẽ giúp cho bị cáo hiểu ra rằng từ trước đến giờ cô đã vấn thân vào một tình
yêu vô vọng đến nỗi đánh mất cả chữ hiếu, hủy hoại cả tương lai và tự chà đạp lên sự

lương thiện của mình”. Tác giả đã biên tập lại lời phát biểu của phạm nhân giây phút sau
khi tòa tuyên án 6 tháng tù như để nói về sự ân hận của một cô gái vì lầm lỡ mà phải trả
giá đắt. Trích dẫn trong bài viết này còn khá chung chung về nguồn tin, không có lời trích
dẫn trực tiếp. Tuy nhiên dantri đã tuân thủ đúng nguyên tắc trích nguồn bài viết, nguồn tin
từ một tờ báo đáng tin cậy như báo Pháp luật Việt Nam cũng tạo sự tín nhiệm từ phía độc
giả.
Ngoài ra, bài viết “Ngăn ngừa bạo lực học đường: Tăng cường “giám thị” camera”
(10/12) cũng được lấy nguồn từ báo Người Lao Động, tác giả Huy Lân, trong bài viết đề
cập đến quan điểm về việc gắn camera giám sát hoạt động của các em học sinh, tránh xảy
21


ra tình trạng bạo lực học đường đang nhức nhối hiện nay. Bài viết hầu như toàn sử dụng
những lời trích dẫn gián tiếp, chính là quan điểm của những người trong cuộc, những cán
bộ công cấp cao trong ngành giáo dục để nói về vai trò tích cực mà việc lắp camera mang
lại cho việc kiểm soát an ninh học đường. Đầu tiên là trích dẫn phỏng vấn Hiệu trưởng
trường THCS Ba Đình (HCM), tác giả viết “Ông Huỳnh Nghề cho biết: Lúc trước, có một
học sinh báo bị mất đồ trên lớp khi em xuống học thể dục. Giám thị không phát hiện được
nhưng camera ghi lại vào thời điểm đó có một học sinh lớp khác vào lấy đồ của bạn. Với
bằng chứng này, học sinh trên phải xin lỗi và trả lại đồ cho bạn. Hay vụ một học sinh lớp
7 báo em bị các anh chị lớp trên trấn lột ở trong trường. Nhận được tin này, trường giao
giám thị điều tra nhưng không phát hiện vụ trấn lột. Xem lại camera tại địa điểm, thời
gian học sinh mô tả cũng không thấy vụ trấn lột nào. Với bằng chứng này, học sinh trên
phải thừa nhận là đã dựng chuyện bị trấn lột vì đã tiêu xài hết tiền cha mẹ cho.” Tiếp theo
là trích dẫn lời bà Đinh Thị Hồng Thủy, Hiệu trưởng Trường THCS Trần Bội Cơ (quận 5),
tác giả viết: “Bà cho biết từ năm 2008, trường đã gắn 16 camera và luôn có người trực để
nếu phát hiện điều gì bất thường sẽ kịp thời gọi giám thị đến can thiệp. Với sự hỗ trợ của
camera, trường đã ngăn chặn kịp thời nhiều vụ học sinh xích mích, gây gổ sắp xảy ra
đánh nhau... Theo bà Phạm Thị Thúy Vĩnh, Hiệu trưởng Trường THPT tư thục Ngô Thời
Nhiệm, (quận 9-TPHCM) học sinh thấy có camera nên cũng sợ hơn. Có lẽ vì thế mà nhiều

năm nay không có hiện tượng học sinh đánh nhau trong trường.” Những lời trích dẫn gián
tiếp này chính là bản quyền phỏng vấn của tác giả bài viết, đã có biên soạn lại nên không
để trong dấu ngoặc kép. Nhân vật phỏng vấn trả lời trích dẫn là những Hiệu trưởng các
trường THCS đang sử dụng biện pháp lắp đặt camera nên những phát biểu của họ chính là
một kinh nghiệm cần thiết, thể hiện vai trò quan trọng, tích cực trong việc lắp camera giám
sát. Và sau đó là những ý kiến từ phía Ông Đinh Thiện Căn, Trưởng Phòng GD-ĐT quận
1, TPHCM; ông Trần Khắc Huy, Trưởng Phòng Công tác Học sinh sinh viên Sở GD-ĐT
TPHCM; PGS-TS Trần Hữu Tá, nguyên giảng viên Trường ĐH Sư phạm TPHCM, tất cả
lời phát biểu, trả lời phỏng vấn đều được viết lại dưới dạng trích dẫn gián tiếp. Làm cho
câu phát biểu trở nên trau chuốt hơn, mạch lạc, rõ ràng hơn khi đưa vào ngôn ngữ báo chí.
Đoạn cuối, tác giả có bổ sung thêm phần tư liệu của đồng nghiệp, phóng viên Y.Anh cung
22


cấp thêm một đoạn phỏng vấn ông Trần Quang Qúy, thứ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo,
cũng dưới hình thức trích dẫn trực tiếp. Tất cả những trích dẫn trong bài đã thay lời của
phóng viên về quan điểm tích cực về việc nên lắp camera trong trường học, để tránh
những vụ việc đáng báo động đang xảy ra ngày càng nhiều và đáng sửng sốt như trong
những năm gần đây. Tác giả đã tuân thủ đúng những nguyên tắc cần thiết trong trích dẫn
phỏng vấn, tên và địa vị của người phỏng vấn rõ ràng, vì thế người đọc có thể dễ dàng
kiểm địng nguồn tin hoặc tìm hiểu hơn về vấn đề như trong bài báo đã nêu. Bài báo này
Dân trí lấy nguồn từ báo Người Lao Động cũng đảm bảo được tính chân thực của bài
viết.
Bài viết “Bắt vợ chồng chủ doanh nghiệp lừa đảo hàng trăm tỉ đồng”đăng tải ngày
11/12/2011, Dân trí lấy nguồn từ báo Người Lao Động, tác giả bài viết Duy Nhân. Trong
đó có câu tác giả viết “Theo thông tin ban đầu, vợ chồng Phụng – Thi đã dùng nhiều thủ
đoạn khác nhau để chiếm đoạt của gần 20 người và tổ chức tín dụng, có trường hợp lên
đến hơn 20 tỉ đồng. Tổng số tiền chiếm đoạt chưa thống kê hết đã hơn 100 tỉ đồng.” Đây là
lời trích dẫn chưa xác thực, không có cơ sở do không có nguồn tin cụ thể từ thông tin đưa
ra. Tác giả chỉ nói chung chung về nội dung của nguồn tin chứ không công bố tên, địa vị

xã hội của người cung cấp nguồn tin ấy. Thế nên sẽ gây cho độc giả sự hoài nghi về độ
chính xác của nguồn tin đưa ra. Đây cũng chính là lỗi chung của rất nhiều những bài báo
mạng, lỗi không xác định được chính xác nguồn tin, rất dễ mắc phải lỗi sai về bản chất của
sự việc.
Cũng trong ngày 11/12, Dân trí cũng đăng tải bài viết “Nữ sinh cấp 2 má hồng, chuốt mi,
đeo lens giả” tác giả Kim Thái nguồn từ báo Khoa học và đời sống. Ngay ở sapo, tác giả
đã trích lời của chính em gái là nhân vật được nói tới trong bài báo, em Nguyễn Hồng
Trang (trường THCS Nam Trung Yên, HN) hồn nhiên nói “Trong cặp em ngoài sách vở
ra, lúc nào cũng phải có một bộ gương lược, đặc biệt son thì không thể quên”, sau đó, tác
giả cũng trích thêm lời của em “Bạn em ai chẳng tô son, đánh má hồng cho tự tin khi đến
lớp. Nhưng cũng chỉ nhẹ nhàng thôi. Ai chơi trội mới dám đeo lens, nhuộm tóc. Đương

23


nhiên, đi chơi thì khác hoàn toàn”, “Nhanh thôi ạ, mất tầm 5 phút là cùng. Có tý son
phấn vào nhìn mặt sáng sủa, tự tin lên lớp hẳn”. Ngoài ra, tác giả còn phỏng vấn và trích
dẫn trực tiếp, nguyên văn lời của một vài em học sinh, bậc phụ huynh và giáo viên khi họ
bày tỏ ý kiến và quan điểm trước sự “chải truốt thái quá” của em học sinh cấp 2 nêu trên.
Đa phần là không đồng tình với hành vi ấy của em Trang. Những lời trích dẫn trực tiếp
được sử dụng nhằm khiến bài báo thêm sinh động hơn, cụ thể hơn, có những ý kiến đa
chiều khiến độc giả có thể dễ đánh giá về tính khách quan. Lời trích dẫn nguyên văn còn
phần nào bộc lộ được tâm trạng của người được phỏng vấn về vấn đề được bàn luận.

KẾT LUẬN
Trong thời đại thông tin phát triển mạnh như vũ bão hiện nay, với một đất nước có 54 dân
tộc anh em, hơn 86 triệu người dân và khoảng gần 4 triệu Việt kiều cư trú ở nhiều nước
trên thế giới, Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của
mọi thành phần giai cấp, tầng lớp trong xã hội; đồng thời khuyến khích phát huy tính
chuyện nghiệp trong báo chí nhằm xây dựng Tổ quốc Việt Nam ngày càng giàu mạnh,

phồn vinh. Vì vậy, với tư cách là diễn đàn rộng rãi của toàn xã hội, cần hơn hết báo chí,
nhất là báo mạng phải đảm bảo hơn nữa tính bản quyền, tránh xảy ra tình trạng thông tin
sai sẽ bị lan truyền với tốc độ chóng mặt dưới sự hỗ trợ của mạng internet.
Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập sâu rộng với thế giới. Mỗi thông tin xuất hiện
trên báo chí đều có thể ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến vị thế, diện mạo của quốc gia
dân tộc. Trước tình hình nhiều đối tượng xấu không thể kiểm soát được trên mạng internet
luôn lợi dụng sự sai lệch trong trích dẫn nguồn tin để có âm mưu phá hoại, làm hỏng hình
ảnh đất nước. Mang trong mình sứ mệnh cao cả, báo mạng cần chứng tỏ sự văn minh theo
đúng nghĩa, làm tốt công tác trích nguồn, trích dẫn, đảm bảo vấn đề bản quyền để báo
mạng ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực hơn, tiếp tục khám phá và đem
những bài viết hay đến với cộng đồng, xã hội.
24


Tài liệu tham khảo:
1.

Diễn đàn mạng Báo chí Việt Nam (www.baochivietnam.com.vn) các bài viết

“Nguồn tin ơi!”, “Sử dụng trích dẫn trong báo mạng”, “Nguồn tin sai, làm sao xử lý?”
2.

Diễn đàn khoa học Việt (www.khoahocviet.info) bài viết “Trích dẫn tham khảo”

3.

Diễn đàn của trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền (www.ajc.edu.vn)

4.


Bách khoa toàn thư mở wikipedia Tiếng Việt

( />5.

Diễn đàn ict news () bài viết “Thông báo về việc chấn

chính nguồn tin”
6.

Diễn đàn Đài truyền thanh – truyền hình thành phố Nam Kỳ () bài

viết “Sử dụng lời trích dẫn hiệu quả”

C. Thực hành
25


×