Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Biện pháp quản lý trường dạy nghề đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề xanh tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.96 KB, 10 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

ĐOÀN DUY ĐÔNG

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TRƯỜNG DẠY NGHỀ
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐÀO TẠO NGHỀ XANH TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

ĐOÀN DUY ĐÔNG

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TRƯỜNG DẠY NGHỀ
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐÀO TẠO NGHỀ XANH TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 01 14

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Mạc Văn Tiến

HÀ NỘI – 2014


MỤC LỤC



Lời cảm ơn …………………………………………………………………….

i

Danh mục chữ viết tắt …………………………………………………………

ii

Mục lục…………………………………………………………………………

iii

Danh mục bảng hộp ………………………………………………………….

vi

Danh mục hình... ……………………………………………………………….

vii

MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………...

1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TRƯỜNG DẠY NGHỀ
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐÀO TẠO NGHỀ XANH …………………………..

5


1.1. Tổng quan nghiên cứu …………………………………………………….

5

1.2. Những khái niệm cơ bản…………………………………...………………

9

1.2.1. Quản lý, biện pháp quản lý và chức năng quản lý ...…………………….

9

1.2.2. Nhà trường và trường dạy nghề ………………………………………...

14

1.2.3. Quản lý nhà trường …………………………………………………......

15

1.2.4. Đào tạo nghề ……………………………………………………………

17

1.2.5. Đào tạo nghề xanh ………………………………………………….......

17

1.2.6. Kinh tế xanh …………………………………………………………….


17

1.2.7. Kỹ năng xanh …………………………………………………………...

17

1.3. Tầm quan trọng của đào tạo nghề xanh đáp ứng nhân lực nền kinh tế xanh

18

1.4. Nội dung quản lý nhà trường của người hiệu trưởng …………………….

19

1.4.1. Trách nhiệm của người hiệu trưởng ……………………………………

20

1.4.2. Nhiệm vụ của người hiệu trưởng nhà trường ………………………......

20

1.4.3. Nội dung quản lý đào tạo nghề xanh của hiệu trưởng
…………………………………………………………………………..
1.5. Kinh nghiệm quốc tế ……………………………………………………..

21

1.5.1. Kinh nghiệm từ Đức ……………………………………………………


22

1.5.2. Kinh nghiệm từ Hàn Quốc ………………………………………………

31

1.5.3. Kinh nghiệm từ Trung Quốc ……………………………………………

38

1.5.4. Khả năng vận dụng kinh nghiệm của các nước vào Việt Nam …………

47

Tiểu kết chương 1 ……………………………………………………………..

48

22


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG ĐÁP ỨNG
YÊU CẦU ĐÀO TẠO NGHỀ XANH …………………………………….…
2.1. Khái quát đào tạo nghề …………………………………………………...

49

2.1.1. Quản lý đào tạo nghề …………………………………………………...

49


2.1.2. Thực trạng đào tạo nghề ……………………………………………......

52

2.2. Thực trạng đào tạo nghề xanh …………………………………………….

54

2.3. Thực trạng quản lý nhà trường cho đào tạo nghề xanh …………………..

59

2.3.1. Thực trạng nhận thức đào tạo nghề xanh ...……………………………...

59

2.3.2. Thực trạng quản lý nhà trường đáp ứng những biến đổi và thách thức
trong dịch chuyển sang nền kinh tế xanh ..……………..………………………
2.3.3. Thực trạng quản lý nhà trường về các khía cạnh trường xanh .…………

60

2.3.4. Thực trạng quản lý nhà trường về các khía cạnh chương trình đào tạo
xanh……………………………………………………………………………..
2.3.5. Thực trạng quản lý nhà trường về các khía cạnh cộng đồng xanh ……..

63

2.3.6. Thực trạng quản lý nhà trường về các khía cạnh văn hóa xanh ….……..


65

2.3.7. Thực trạng quản lý nhà trường về các khía cạnh nghiên cứu xanh ……..

66

Tiểu kết chương 2 ……………………………………………………………..

68

CHƯƠNG 3: MÔT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG ĐÁP

49

62

64

69

ỨNG YÊU CẦU ĐÀO TẠO NGHỀ XANH …………………………….…..
3.1. Những yêu cầu (nguyên tắc) đối với biện pháp đề xuất …………….…….

69

3.1.1. Đảm bảo tính khoa học của các biện pháp ……………………….…......

69


3.1.2. Đảm bảo tính khả thi và tính thực tiễn của các biện pháp ……….……..

69

3.1.3. Đảm bảo tính lợi ích của các biện pháp ………………………….……..

70

3.2. Một số biện pháp quản lý nhà trường đáp ứng yêu cầu đào tạo việc làm
xanh ……………………………………………………………………………

70

3.2.1. Chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên về
nhận thức cũng như kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm đáp ứng nhu

72

cầu đào tạo nghề xanh …………………………………………………………
3.2.2. Thúc đẩy việc xây dựng, phát triển nhà trường theo các đặc điểm của
trường xanh ……………………………………………………………………

74

3.2.3. Tăng cường xanh hóa chương trình đào tạo …………………………….

76

3.2.4. Tạo ra cộng đồng xanh trong và ngoài nhà trường …………………......


78

3.2.5. Phát triển văn hóa xanh trong và ngoài nhà trường ………………….....

79


3.2.6. Khuyến khích phong trào nghiên cứu xanh và áp dụng vào thực tiễn….

79

3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp …………...

100

Tiểu kết chương 3 ……………………………………………………………..

103

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ …………………………………………..

104

TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………….…... 107
PHỤ LỤC ………………………………………………………………….….

109


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Thế kỉ XXI, thế kỉ của khoa học và công nghệ, thế kỉ của trí tuệ và cạnh
tranh thị trường, thế kỉ của sự bùng nổ thông tin và xu thế toàn cầu hóa…Bước sang
thế kỷ 21, ngoài những thành công và cơ hội, chúng ta đã và đang phải đối mặt trực
tiếp với hai thách thức nặng nề. Thứ nhất phải ngăn chặn được tình trạng gia tăng
mức độ biến đổi khí hậu và suy thoái tài nguyên thiên nhiên đang đe dọa trầm trọng
đến chất lượng cuộc sống con người hiện tại và thế hệ tương lai. Trong đó, Việt
Nam là một trong những nước phải chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của biến đổi
khí hậu cùng với nhiều nguy cơ về tự nhiên khác như cạn kiệt tài nguyên thiên
nhiên, thiên tai, bão lũ. Thứ hai là việc phải phát triển bền vững và tạo ra nguồn
việc làm phù hợp cho tất cả mọi người. Tức là phải trợ giúp cho 1,3 tỷ người - bốn
phần mười số người lao động trên toàn thế giới và gia đình họ thoát khỏi mức đói
nghèo; đồng thời cung cấp việc làm phù hợp cho hơn 500 triệu người trong độ tuổi
đang bước vào ngưỡng cửa thị trường lao động trong thời gian 10 năm tới. Điều đó
đồng nghĩa đến việc hướng đến cung cấp cho 1,6 tỷ người không có nhà ở hoặc có
mức sống thấp hơn mức tối thiểu các nguồn năng lượng đáp ứng nhu cầu thiết yếu
của cuộc sống; và cung cấp các dịch vụ an sinh xã hội cho trên 1 tỷ người dân sống
ở các khu ổ chuột ven rìa các thành phố trên thế giới. Tại Việt Nam, việc cung cấp
việc làm cho thị trường lao động cũng là một bài toán khó đang cần phải có lời giải
thích hợp. Hai thách thức này có mối quan hệ mật thiết không thể tách rời để giải
quyết một cách riêng biệt được. Quá trình “Đào tạo nghề xanh” và việc thúc đẩy
“nền kinh tế xanh” đã trở thành chìa khóa để mở ra sự phát triển kinh tế và xã hội
gắn liền với phát triển môi trường một cách lâu dài và bền vững.
Hiện nay, đào tạo nghề xanh không những là chủ đề rất mới ở Việt Nam, trên
thế giới tuy đã có nhắc đến nhưng cũng chưa định hình rõ rệt và cũngbắt đầu được
quan tâm hơn và chú ý trong những năm gần đây. Phát triển giáo dục, đào tạo nghề
là sự nghiệp và trách nhiệm của toàn xã hội, là một nội dung quan trọng của chiến
lược, quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia. Trên con đường hội nhập quốc tế về
mọi mặt của nước ta hiện nay, đào tạo nghề là lĩnh vực được chú ý trong phát triển
nguồn nhân lực kĩ thuật vì nó góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế,

trước hết trên thị trường lao động. Lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về quốc gia nào có

1


nguồn nhân lực chất lượng cao và không thể phủ nhận rằng: “Nguồn nhân lực chất
lượng cao phụ thuộc vào chất lượng đào tạo”. Việt Nam đã dần khẳng định nguồn
nhân lực chất lượng cao, trong đó có nhân lực qua đào tạo nghề là một trong ba trụ
cột tăng trưởng và phát triển bền vững kinh tế Việt Nam. Chất lượng nguồn nhân
lực cũng được chỉ rõ là một trong ba khâu đột phá để thực hiện Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011- 2020. Do vậy, phát triển và nâng cao chất
lượng đào tạo nghề là yêu cầu, là đòi hỏi cấp thiết của đất nước, nhằm góp phần
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh
tế nói chung. Bên cạnh đó, quá trình đào tạo nghề xanh cũng đang là một mục tiêu
rất quan trọng của lĩnh vực dạy nghề Việt Nam trong việc đột phá chất lượng dạy
nghề. Và đào tạo nghề xanh là một trong những phần quan trọng của nền kinh tế
xanh. Để tạo ra được môi trường học tập tối ưu nhất cho người học nhằm đảm bảo
chất lượng hiệu quả cho nguồn nhân lực sau này, quá trình xanh hóa đào tạo nghề
với rất nhiều khía cạnh của mình gắn liền với các khía cạnh: nhà trường xanh,
chương trình xanh, nghiên cứu xanh, văn hóa xanh, cộng đồng xanh. Với mục tiêu
phát triển đất nước một cách bền vững, đã đặt ra ra những yêu cầu to lớn, cấp bách
về nguồn lực, đặc biệt là chất lượng nguồn lực con người. Đó là chất lượng toàn
diện con người Việt Nam về phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, năng lực trí tuệ,
thể lực và kĩ năng nghề nghiệp của con người Việt Nam. Nền kinh tế trí thức của
Việt Nam có đạt được hiệu quả hay không, tương lai đất nước, tiền đồ của dân tộc
ta có được phồn vinh, thịnh vượng hay không, có sánh vai với các nước tiên tiến
trên thế giới hay không là tuỳ thuộc vào phần lớn chất lượng đào tạo thế hệ trẻ Việt
Nam ngày nay khi họ còn ngồi trên ghế nhà trường.
Trường dạy nghề có những đặc thù riêng của mình, đó là việc đào tạo nghề,
đào tạo ra những người thợ cho tương lai - nguồn nhân lực cho đất nước, cũng như

tập trung vào việc đào tạo rèn luyện kỹ năng làm việc cho người học để thích ứng
với nhu cầu của thị trường lao động. Việc rèn luyện kỹ năng khác với việc thu nhận
kiến thức ở chỗ người ta cần một quá trình thực hành, rèn luyện bền bỉ và chủ động
thì mới đạt được những kỹ năng cần có, còn việc thu nhận kiến thức thì nhanh
chóng hơn, có thể không mất nhiều thời gian. Hơn nữa, trong thực tế quá trình làm
việc, ngoài nền tảng kiến thức được trang bị, kỹ năng hành nghề là một trong những
khâu then chốt vô cùng quan trọng, và nó là một trong những tiêu chí hàng đầu để

2


đánh giá chất lượng nguồn nhân lực. Để góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực thông qua quá trình đào tạo nghề xanh trong nhà trường, rất cần có những biện
pháp quản lý nhà trường để đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề xanh.
Là một người có thời gian làm việc, có kinh nghiệm nghiên cứuvề lĩnh vực
đào tạo nghề tại Viện Nghiên cứu Khoa học dạy nghề - cơ quan nghiên cứu hệ
thống dạy nghề, với những kiến thức đã được học trong khóa học cao học ngành
Quản lý giáo dục tại trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, và quan
trọng hơn cả là mong muốn tìm ra lời giải đáp cho việc nâng cao chất lượng đào tạo
nghề để cung cấp lực lượng lao động có chất lượng cao cho thị trường lao động,
theo kịp với xu hướng của thế giới, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Biện pháp
quản lý trường dạy nghề đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề xanh tại Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng, đề xuất những biện
pháp quản lý nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề xanh trong giai đoạn
hiện nay.
3. Khách thểvà đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu:Hoạt động quản lý nhà trường tại các trường dạy
nghề.
Đối tượng nghiên cứu:Biện pháp quản lý nhà trường đáp ứng nhu cầu đào

tạo nghề xanh tại các trường dạy nghề;
4. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu:Nghiên cứu khía cạnh quản lý nhà trường tại các
trường cao đẳng nghề nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề xanh.
Giai đoạn nghiên cứu:Nghiên cứu thực trạng đến năm 2013
Địa điểm nghiên cứu: Tổ chức khảo sát và khảo nghiệm 14 trường cao đẳng
nghề trên phạm vi cả nước.
5. Vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu:
Yêu cầu xanh hóa đào tạo nghề hiện nay là rất cấp thiết, vậy có những giải
pháp nào cho việc quản lý trường dạy nghề để đáp ứng nhu cầu đó?
Giả thuyết nghiên cứu:Áp dụng đồng bộ việc nâng cao chất lượng đội ngũ
giáo viên, cán bộ nhà trườngvề kiến thức và nhận thức về nghề xanh.

3


Tăng cường và đẩy mạnh xanh hóa nhà trường, xanh hóa chương trình đào
tạo, tạo ra các môi trường văn hóa xanh, cộng đồng xanh, nghiên cứu xanh.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận qua tài liệu
Phân tích, tổng hợp các tài liệu lý luận, văn bản pháp quy của Nhà nước, của
ngành Giáo dục và Đào tạo, ngành Dạy nghề, các công trình nghiên cứu khoa học,
những bài học kinh nghiệm trong quản lý nhà trường của các trường dạy nghề. Tài
liệu về hoạt động xanh hóa đào tạo nghề của các nước trên thế giới;
6.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi và phỏng vấn
Dự kiến chuẩn bị phiếu hỏi, điều tra với các cá nhân, đơn vị có liên quan:
(1) Các giáo viên tham gia giảng dạy trong trường dạy nghề;
(2) Các cán bộ quản lý nhà trường;
6.3. Phương pháp chuyên gia

Trực tiếp trao đổi, hỏi ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực dạy nghề, quản lý
dạy nghề.
7. Dự kiến các luận cứ
Luận cứ lý thuyết
- Các khái niệm, phạm trù về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường,
nghề xanh và các khái niệm liên quan.
- Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 – 2020 và tầm nhìn
đến năm 2050.
- Chiến lược phát triển dạy nghề giai đoạn 2011-2020.
Luận cứ thực tế
- Thực trạng về quản lý trường dạy nghề cho đào tạo nghề xanh.
8. Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn dự kiến được trình bày theo 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà trường đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề xanh
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nhà trường đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề
xanh
Chương 3: Biện pháp quản lý nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề
xanh.

4


CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG ĐÁP ỨNG
ĐÀO TẠO NGHỀ XANH
1.1. Tổng quan nghiên cứu

Một số nghiên cứu của nước ngoài:
Năm 2010, Trung tâm Phát triển Dạy nghề châu Âu (Cedefop) đã tiến

hành nghiên cứu: “Kỹ năng xanh và nhận thức về môi trường ở hệ thống
giáo dục dạy nghề” – “Green skills and environmental awareness in VET” về
nhằm xác định kỹ năng hiện tại - tương lai và nhu cầu đào tạo cho người lao
động trong chín ngành nghề mũi nhọn chịu tác động do sự chuyển đổi nền
kinh tế “xanh” và sử dụng tài nguyên hiệu quả. Nghiên cứu này được thực
hiện tại tám nước châu Âu: Phần Lan, Đức, Hy Lạp, Hungary, Ý, Hà Lan,
Slovakia và Anh. Mục tiêu của nghiên cứu là xác định những thách thức và
ưu tiên cho các kỹ năng “xanh” để đảm bảo rằng giáo dục và hệ thống đào tạo
nghề có thể đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và lợi ích từ việc chuyển
đổi để đạt tăng trưởng bền vững và toàn diện. Nghiên cứu tiến hành các cuộc
phỏng vấn với các chuyên gia từ các tổ chức sử dụng lao động và các nhà
cung cấp đào tạo… phân tích các dữ liệu thứ cấp viết báo cáo cho mỗi quốc
gia và một báo cáo tổng hợp của châu Âu.
Năm 2012-2013 Viện Nghiên cứu Giáo dục Hồng Kông triển khai
nghiên cứu “Giáo dục và Kỹ năng cho Tăng trưởng toàn diện và Việc làm
xanh” (theo yêu cầu của ADB) với mục tiêu nâng cao tri thức và năng lực
nhằm giúp quá trình giáo dục và đào tạo kỹ năng nghề phù hợp với việc làm
xanh của 4 nước (gồm Ấn Độ, Sri Lanka, Inđônêxia và Việt Nam). Nội dung
nghiên cứu: Nghiên cứu phương thức mà 4 nước áp dụng để ban hành các
chính sách, chiến lược phát triển kỹ năng kịp thời và hiệu quả nhất, khảo sát
tìm hiểu thực trạng và nhu cầu về kỹ năng xanh trong một số ngành công
nghiệp: Xây dựng, Giao thông vận tải, Khách sạn, nhà hàng, du lịch, Xử lý
rác thải và Năng lượng tái tạo; Đánh giá sự đáp ứng của các cơ sở đào tạo đối
với nhu cầu của ngành và sự tăng trưởng xanh; Đề xuất giải pháp hướng tới
5



×