Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẤU THẦU MUA THUỐC CỦA BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG TRUNG ƯƠNG NĂM 2012 VÀ 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 102 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

BÙI VĂN ĐẠM

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẤU THẦU MUA
THUỐC CỦA BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG
TRUNG ƯƠNG NĂM 2012 VÀ 2013
LUẬN ÁN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK 62720412

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thanh Bình

HÀ NỘI, NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả trong Luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Người thực hiện

Bùi văn Đạm


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận án này, trong suốt thời gian nghiên cứu và thực
hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, gia đình
và bạn bè.


Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới
GS.TS. Nguyễn Thanh Bình người thầy đã nhiệt tình hướng dẫn và hết lòng
giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong Ban Giám
hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, Bộ môn Quản lý và Kinh tế dược Trường Đại học Dược Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án này.
Tôi cũng xin cảm ơn Ban Giám đốc, các anh chị em đồng nghiệp Khoa
Dược Bệnh viện Tai Mũi Họng TW đã động viên, hỗ trợ, hợp tác và tạo mọi
điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình công tác, học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin được gửi lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè
đã luôn sát cánh, giúp đỡ động viên để tôi yên tâm, học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận án này.
Hà Nội, ngày 8 tháng 4 năm 2016


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN ............................................................................... 3
1.1. CUNG ỨNG THUỐC TRONG BỆNH VIỆN .................................... 3
1.1.1 Chu trình cung ứng thuốc..................................................................... 3
1.1.2. Hoạt động mua thuốc .......................................................................... 6
1.2. ĐẤU THẦU THEO KHUYẾN CÁO CỦA TỔ CHỨC Y TẾ THẾ
GIỚI VÀ MỘT SỐ NƯỚC .......................................................................... 8
1.3. ĐẤU THẦU MUA THUỐC TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ YẾU

TỐ ẢNH HƯỞNG ...................................................................................... 10
1.3.1. Một số khái niệm liên quan đến đấu thầu mua thuốc tại Việt Nam . 10
1.3.2. Hình thức lựa chọn nhà thầu ............................................................. 11
1.3.3. Một số phương thức tổ chức đấu thầu .............................................. 13
1.3.4. Các hình thức tổ chức đấu thầu mua thuốc ....................................... 15
1.3.5. Thực trạng hoạt động đấu thầu mua thuốc tại Việt Nam .................. 16
1.3.6. Một số yếu tố liên quan và ảnh hưởng đến hoạt động đấu thầu mua thuốc..... 23
1.4. BỆNH VỀ TAI MŨI HỌNG VÀ BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG
TRUNG ƯƠNG ........................................................................................... 26
1.4.1 Bệnh về tai mũi họng ......................................................................... 26
1.4.2. Một số nét về Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương ....................... 27
1.4.3. Hoạt động đấu thầu mua thuốc của Bệnh viện Tai Mũi Họng TW .. 30


1.4.4. Khoa Dược Bệnh viện Tai Mũi Họng TW ....................................... 35
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 38
2.1.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.............................................................. 38
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 38
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu........................................................................... 38
2.2.2. Biến số nghiên cứu ............................................................................ 39
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................ 40
2.2.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ............................................ 41
2.2.5. Giới hạn của đề tài. ........................................................................... 42
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 43
3.1. SO SÁNH KẾT QUẢ TRÚNG THẦU THUỐC CỦA BỆNH VIỆN
TAI MŨI HỌNG TRUNG ƯƠNG NĂM 2012 VÀ 2013 ........................ 43
3.1.1. Các bước xây dựng danh mục thuốc đấu thầu .................................. 43
3.1.2. Phân chia các gói thầu....................................................................... 44
3.1.3. Đánh giá hồ sơ dự thầu và chọn thuốc trúng thầu ............................ 46
3.1.4. Thời gian thực hiện đấu thầu ............................................................ 47

3.1.5. Số lượng nhà thầu ............................................................................. 49
3.1.6. Số hoạt chất dự thầu theo kế hoạch và trúng thầu ............................ 50
3.1.7. Số hoạt chất thuốc trúng thầu trên mỗi gói thầu ............................... 51
3.1.8. So sánh tổng giá trị kết quả trúng thầu và kế hoạch đấu thầu qua
các năm ....................................................................................................... 52
3.1.9 Cơ cấu thuốc trúng thầu theo nhóm tác dụng dược lý ....................... 55
3.1.10. Giá trị kết quả và kế hoạch đấu thầu ............................................... 56
3.1.11. So sánh danh mục thuốc trúng thầu theo nguồn gốc xuất xứ ......... 62
3.2. SO SÁNH KẾT QUẢ THỰC HIỆN DM TRÚNG THẦU CỦA
BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG TRUNG ƯƠNG NĂM 2012 VÀ 2013 . 63
3.2.1. Phân tích hoạt động cung ứng thuốc ................................................. 63


3.2.2. So sánh tổng giá trị mua và kết quả trúng thầu ................................. 64
3.2.3. Phân tích cơ cấu KQ mua theo nhóm tác dụng dược lý ................... 66
3.2.4. So sánh cơ cấu kết quả mua theo nguồn gốc xuất xứ ....................... 67
Chương 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 69
4.1. KẾT QUẢ ĐẤU THẦU ....................................................................... 69
4.2. THỰC HIỆN DANH MỤC TRÚNG THẦU..................................... 75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 81
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 86


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tiếng Việt

Tiếng Anh


BHYT

Bảo hiểm y tế

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BTC

Bộ Tài chính

BV

Bệnh viện

BYT

Bộ Y tế

CIF

Chi phí, Bảo hiểm, Cước phí

CSYT

Cơ sở y tế

DMT


Danh mục thuốc

DMKH

Danh mục kế hoạch

FDA

Cơ quan quản lý thuốc và Food
thực phẩm Hoa Kỳ

Cost, Insurance, Freight

and

Drug

Administration

GDP

Thực hành tốt phân phối thuốc Good Distribution Practice

GPNK

Giấy phép nhập khẩu

GPP


Thực hành tốt nhà thuốc

Good Pharmacy Practice

GSP

Thực hành tốt bảo quản thuốc

Good Storage Practice

EMA

Cơ quan quản lý dược Châu Âu European Medicines Agency

HĐT-ĐT

Hội đồng thuốc và điều trị

HSDT

Hồ sơ dự thầu

HSĐX

Hồ sơ đề xuất

HSMT

Hồ sơ mời thầu


KCB

Khám chữa bệnh

KHĐT

Kế hoạch đấu thầu

KQĐT

Kết quả đấu thầu

LCNT

Lựa chọn nhà thầu


Chữ viết tắt
MCA

Tiếng Việt

Tiếng Anh

Cơ quan kiểm soát dược

Medicines Control Agency -

phẩm - Vương quốc Anh


United Kingdom

QLD

Quản lý dược

SYT

Sở Y tế

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TMH

Tai Mũi Họng

TW

Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

UNFPA

United Nations Relief and
Works Agency


UNICEF

Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc

United Nations International
Children ' s Emergency Fund

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

World Health Organization

ICH

Hội nghị quốc tế về hài hòa Internatinal

Conference

on

hóa các thủ tục đăng ký dược Harmonization.
phẩm dùng cho người
PIC/S

Hệ thống hợp tác về thanh tra Pharmaceutical Inspection Codược phẩm

SLMH


Số lượng mặt hàng

GT

Giá trị

KM

Khoản mục

KQTH

Kết quả thực hiện

TT

Trúng thầu

TTY

Thuốc thiết yếu

operation Scheme.


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phương pháp thực hiện thầu ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ....... 9
Bảng 1.2. Phạm vi áp dụng các phương thức đấu thầu................................. 14
Bảng 1.3. Các hình thức tổ chức đấu thầu mua thuốc .................................. 15
Bảng 1.4. Một số kết quả hoạt động khám chữa bệnh của Bệnh viện TMH

TW năm 2012-2013...................................................................... 28
Bảng 1.5. Quy trình thực hiện đấu thầu ........................................................ 31
Bảng 2.1. Các biến số nghiên cứu................................................................. 39
Bảng 2.2. Phương pháp phân tích số liệu ..................................................... 41
Bảng 3.1. Giá trị các gói thầu của năm 2012 và năm 2013 .......................... 45
Bảng 3.2. So sánh thời gian thực hiện đấu thầu năm 2013 và 2012 ............. 47
Bảng 3.3. So sánh số lượng nhà thầu giữa năm 2012 và 2013 ..................... 49
Bảng 3.4. So sánh số hoạt chất theo KH với số hoạt chất trúng thầu ........... 50
Bảng 3.5. So sánh số hoạt chất thuốc trúng thầu và KHĐT ......................... 51
Bảng 3.6. Tổng giá trị kết quả trúng thầu và kế hoạch đấu thầu .................. 52
Bảng 3.7. So sánh cơ cấu thuốc trúng thầu theo nhóm tác dụng dược lý ..... 55
Bảng 3.8.

Giá trị kết quả và kế hoạch đấu thầu nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn. 56

Bảng 3.9. Tỷ lệ giá trị trúng thầu theo một số quốc gia ............................... 58
Bảng 3.10. Giá kế hoạch và giá trúng thầu của một số hoạt chất năm 2012
và 2013 ......................................................................................... 61
Bảng 3.11. Cơ cấu danh mục thuốc trúng thầu theo nguồn gốc xuất xứ ........ 62
Bảng 3.12. So sánh số lần cung ứng thuốc ..................................................... 63
Bảng 3.13. Tổng giá trị thực hiện ................................................................... 64
Bảng 3.14. Cơ cấu kết quả thực hiện theo nhóm tác dụng dược lý ................ 66
Bảng 3.15. Cơ cấu kết quả thực hiện theo nguồn gốc xuất xứ ....................... 67


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Chu trình cung ứng thuốc ............................................................... 5
Hình 1.2. Sơ đồ chu trình mua sắm thuốc ...................................................... 6
Hình 1.3. Các phương thức đấu thầu ............................................................ 13
Hình 1.4. Các bệnh thường gặp về tai mũi họng .......................................... 26

Hình 1.5. Sơ đồ tổ chức Bệnh viện Tai Mũi Họng TW ............................... 29
Hình 1.6. Sơ đồ tổ chức Khoa Dược Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương.... 36
Hình 3.1. Quy trình xây dựng danh mục mời thầu....................................... 43
Hình 3.2

Trình tự đánh giá HSDT và chọn thuốc trúng thầu 2012 và 2013. . 46

Hình 3.3. Thời gian thực hiện đấu thầu năm 2012 và 2013 ......................... 48
Hình 3.4.

So sánh số hoạt chất của DMKH với DM dự thầu, DM trúng thầu. . 50

Hình 3.5.

So sánh tỷ lệ tổng giá trị kết quả trúng thầu và kế hoạch đấu thầu.... 53

Hình 3.6.

Cơ cấu thuốc trúng thầu năm 2012 theo nhóm tác dụng dược lý ......... 56

Hình 3.7.

Cơ cấu thuốc trúng thầu năm 2013 theo nhóm tác dụng dược lý ......... 56

Hình 3.8. So sánh giá trúng thầu và giá kế hoạch năm 2013 qua các nhóm
của Cefuroxim 750 mg ................................................................. 62
Hình 3.9. So sánh kết quả mua và kết quả trúng thầu năm 2012 và 2013 ... 65
Hình 3.10. Cơ cấu tỷ lệ kết quả mua của năm 2012 theo xuất xứ................ 68
Hình 3.11. Cơ cấu tỷ lệ kết quả mua của năm 2013 theo xuất xứ................. 68



ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuốc là một loại hàng hóa đặc thù, có thể cứu mạng sống của con
người và góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống nhưng chi phí cho thuốc
cũng khá đắt.Ở nhiều quốc gia, chi phí cho thuốc chiếm tỷ lệ ngân sách y tế
rất lớn (30-40%). Tại Việt Nam, tiền thuốc bình quân đầu người trong năm đã
tăng từ 7,6 USD năm 2003, năm 2008 là 16,45 USD [27],[37], đến năm 2009
đã là 19,77 USD, tăng 3,32 USD so với năm 2008 và tăng hơn 300% so với
năm 2001[23]. Đến năm 2012 tiền thuốc bình quân đầu người là 29,5 USD và
năm 2013 là 31,18 USD, tăng 5,7 % so với năm 2012 [25].
Trong bối cảnh nước ta đang bước vào nền kinh tế thị trường và tham
gia hội nhập WTO, thị trường thuốc phát triển liên tục với sự đa dạng, phong
phú về chủng loại cũng như nguồn cung cấp, tình trạng thiếu thuốc phục vụ
cho nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân đã được khắc phục. Tỷ lệ sử dụng
thuốc sản xuất trong nước (tính theo tổng tiền mua thuốc) trong 34 bệnh viện
tuyến trung ương năm 2009 là 12,3%, năm 2010 là 11,9% [15]. Năm 2012
tổng tiền thuốc ước sử dụng trong cả nước là 2.600 triệu USD, tăng 9,1% so
với năm 2011, giá trị thuốc sản xuất trong nước ước đạt khoảng 1.200 triệu
USD, tăng 5,26% so với năm 2011, trị giá thuốc nhập khẩu là 1.750 triệu
USD. Năm 2013 tổng tiền thuốc ước sử dụng là 2.775 triệu USD, tăng 6,7%
so với năm 2012. Giá trị thuốc sản xuất trong nước ước đạt khoảng 1.300
triệu USD, tăng 8,3% so với năm 2012 [31].
Bệnh viện là cơ sở khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho người
bệnh. Đảm bảo đủ thuốc có chất lượng phục vụ công tác khám chữa bệnh là
một trong những nhiệm vụ của bệnh viện mà khoa Dược là đơn vị trực tiếp
thực hiện. Nhiệm vụ cung ứng thuốc có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác
khám chữa bệnh trong bệnh viện, trong đó thực hiện đấu thầu mua thuốc là

1



nhiệm vụ quan trọng để có thuốc cung ứng. Những thay đổi chính sách quản
lý vĩ mô trong đấu thầu mua thuốc đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác đảm bảo
thuốc trong bệnh viện.
Đối với mỗi bệnh viện, việc tổ chức thực hiện tốt công tác đấu thầu
mua thuốc, đánh giá kết quả hoạt động đấu thầu, sử dụng kết quả đấu thầu
trong mua thuốc góp phần giúp công tác đấu thầu mua thuốc của bệnh viện
ngày càng tốt hơn, phù hợp với những quy định của cơ quan quản lý hơn.
Trong thời gian qua, các văn bản hướng dẫn tổ chức đấu thầu mua
thuốc liên tục có những thay đổi, văn bản sau khắc phục những nhược điểm
của văn bản trước nhưng lại làm phát sinh những bất cập mới. Sự thay đổi
liên tục và những bất cập này đã gây không ít khó khăn cho các đơn vị khi
thực hiện đấu thầu mua thuốc.
Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương là bệnh viện chuyên khoa đầu
ngành về Tai Mũi Họng, thực hiện đấu thầu mua thuốc đáp ứng nhu cầu
khám, chữa bệnh của Bệnh viện là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong hoạt
động cung ứng thuốc. Hiện chưa có một đề tài nghiên cứu nào về hoạt động
đấu thầu mua thuốc cũng như đánh giá những tác động của văn bản quản lý
tới công tác cung ứng thuốc của Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương. Vì
vậy, để góp phần tăng cường hiệu quả của công tác đảm bảo cung ứng thuốc
phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh của Bệnh viện, chúng tôi tiến hành đề tài:
“Đánh giá kết quả đấu thầu mua thuốc của Bệnh viện Tai Mũi
Họng Trung ương năm 2012 và 2013” với mục tiêu:
1. So sánh kết quả trúng thầu thuốc của Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung
ương năm 2012 và 2013.
2. So sánh kết quả thực hiện Danh mục thuốc trúng thầu của Bệnh viện
Tai Mũi Họng Trung ương năm 2012 và 2013.

2



Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. CUNG ỨNG THUỐC TRONG BỆNH VIỆN
1.1.1 Chu trình cung ứng thuốc
Theo báo cáo của Cục quản lý Dược Việt Nam trong năm 2006, ngành
dược về cơ bản đã cung ứng đủ thuốc và kịp thời cho các cơ sở điều trị trên
toàn quốc. Tổng hợp báo cáo của 698 bệnh viện trong cả nước có 99% các
bệnh viện cung ứng đủ thuốc chữa bệnh chủ yếu đảm bảo chất lượng theo
DMT của bệnh viện xây dựng. Kinh phí sử dụng thuốc tại các cơ sở điều trị
năm 2006 tăng 44,1% so với năm 2005, đạt 3.973 tỷ đồng, trong đó tiền mua
thuốc trong nước là 1.308 tỷ chiếm 33%. Tiền thuốc Bảo hiểm chi trả là
2.271,8 tỷ, tăng 64.5% so với năm 2005, chiếm khoảng 50% tổng số tiền bảo
hiểm y tế (BHYT) đã thanh toán viện phí cho các bệnh nhân trên toàn quốc
(khoảng 4.400 tỷ đồng). Tổng giá trị tiền mua thuốc sử dụng tại khu vực bệnh
viện năm 2008 là 12.322 tỷ đồng, chiếm khoảng 50% tổng chi phí thường
xuyên của bệnh viện[26]. Năm 2010, tổng giá trị tiền mua thuốc sử dụng tại
khu vực bệnh viện là 15.095 tỷ đồng, chiếm khoảng 64,4% tổng chi phí
thường xuyên của bệnh viện [23].
Theo đánh giá của Bộ y tế “Ngành Dược đã có những thành tích nổi bật
là đảm bảo nhu cầu về thuốc chữa bệnh cho nhân dân, khắc phục tình trạng
thiếu thuốc trước đây”[19]. Năm 2009, tổng giá trị tiền thuốc sản xuất trong
nước đạt 831,250 triệu USD, tăng 16,18% so với năm 2008, đáp ứng được
hơn 49% nhu cầu sử dụng thuốc của người dân. Tiền thuốc bình quân đầu
người năm 2009 đạt 19,77 USD, tăng 3,32 USD so với năm 2008 và tăng hơn
300% so với năm 2001. Việt Nam đã sản xuất được 234/314 thuốc có hoạt
chất trong danh mục TTY, đủ nhóm tác dụng dược lý theo phân loại của
WHO. Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu thuốc với tổng giá trị năm
2009 gần 1,2 tỷ USD, tăng gần 27% so với năm 2008. Trong đó nhập khẩu

3



thuốc thành phẩm là 904,8 triệu USD, vaccine, sinh phẩm y tế là 59,6 triệu
USD và nguyên liệu là 265,9 triệu USD [19].
Theo báo cáo ngày 20/8/2012 của Bộ Y tế về “Tổng quan về nền kinh
tế dược Việt Nam và cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt
Nam” thì tổng giá trị tiền thuốc năm 2011 các bệnh viện trên toàn quốc đã
mua là khoảng 18.500 tỷ đồng tăng 26.7% so với cùng kỳ năm 2010. Trong
năm 2010 so sánh tỷ lệ tiền thuốc đã sử dụng tại các bệnh viện khu vực Hà
Nội chiếm 17%, khu vực TP. Hồ Chí Minh chiếm 29%, các tỷnh còn lại
chiếm 54%. Tỷ lệ tiền mua thuốc sản xuất trong nước năm 2010 là 34.8%,
năm 2011 là 36.7% so với tổng tiền thuốc đã sử dụng. Tỷ lệ sử dụng thuốc
sản xuất trong nước tại các khu vực: tuyến Trung ương là 11.9%, tuyến tỷnh
là 33.9%, tuyến huyện là 61.5% [31]. Điều này có nghĩa, tiền thuốc đã tăng
mạnh qua từng năm và phản ánh hai khía cạnh, một là số lượng người bệnh
tăng lên, sử dụng thuốc nhiều hơn, và hai là giá thuốc đã tăng cao và kéo theo
chi phí bỏ ra mua cũng tăng theo.
Cung ứng thuốc là quá trình đưa thuốc từ nơi sản xuất đến người sử
dụng. Cung ứng thuốc trong bệnh viện là đáp ứng nhu cầu điều trị hợp lý của
bệnh viện và là một nhiệm vụ quan trọng nhất trong công tác dược bệnh viện
của Khoa Dược. Theo WHO, chu trình cung ứng thuốc được mô tả ở Sơ đồ
1.1. [40].
Chu trình cung ứng thuốc được tiến hành theo 4 bước cơ bản:
Lựa chọn (Selection), mua thuốc (Procurement), phân phối
(Distribution) trong bệnh viện gọi là cấp phát và sử dụng (Use)
Chu trình cung ứng thực sự là một chu trình khép kín: Mỗi bước được
cấu thành nên bởi chức năng trước và là tiền đề cho bước sau. Sự lựa chọn
phải được xây dựng dựa trên kinh nghiệm thực tế về nhu cầu sức khoẻ và sử
dụng thuốc, hoạt động mua thuốc là kết quả theo sau của quyết định lựa chọn.


4


Tại trung tâm chu trình là các yếu tố có liên quan ảnh hưởng đến các
hoạt động cung ứng thuốc bao gồm: Tổ chức (organization), khả năng tài
chính (financing), quản lý thông tin (information management) và nguồn nhân
lực (human resources). Các yếu tố này giúp gắn kết các thành phần của chu
trình cung ứng, thậm chí khi các thành phần này tách biệt trong một thời gian
ngắn thì xét trên quá trình lâu dài, chu trình vẫn không thay đổi. Chu trình
nằm trong khuôn khổ của các cơ chế và chính sách (policy and legal
framework) [41].
Lựa chọn

Sử dụng

Các lĩnh vực quản lý:
Tổ chức
Tài chính
Quản lý thông tin
Nguồn nhân lực

Cấp phát

Chính sách và hệ thống luật pháp

Dòng lưu chuyển các hoạt động cung ứng thuốc
Đường phối hợp

Hình 1.1. Chu trình cung ứng thuốc


5

Mua thuốc


1.1.2. Hoạt động mua thuốc
1.1.2.1 Chu trình mua thuốc
Chu trình mua thuốc là một chuỗi các quyết định và hành động để xác
định loại thuốc, số lượng, giá thanh toán, phương thức cung ứng để đảm bảo
cung ứng kịp thời thuốc có chất lượng, với số lượng hợp lý và hạn chế chi phí
thuốc, phục vụ nhu cầu điều trị tại các cơ sở y tế.

Hình 1.2. Sơ đồ chu trình mua sắm thuốc
Một quá trình mua sắm thuốc hiệu quả phải đảm bảo các yêu cầu: cung
cấp đúng thuốc, đúng số lượng với giá cả hợp lý và với tiêu chuẩn chất lượng
được thừa nhận.
Nguyên tắc thực hiện
WHO, UNICEF, UNFPA và Ngân hàng thế giới đã phát hành tài liệu
liên ngành, trong đó chỉ ra các nguyên tắc để thực hiện mua sắm thuốc hiệu
quả như sau:

6


- Quản lý hiệu quả và minh bạch, tuân thủ đúng các văn bản pháp luật;
lập kế hoạch cụ thể, thực hiện giám sát, thanh tra, kiểm tra thường xuyên;
- Nên giới hạn trong danh mục thuốc thiết yếu, nên liệt kê theo tên
generic, việc xác định số lượng thuốc cần dựa trên nhu cầu thực tế;
- Mua sắm công phải dựa trên phương thức đấu thầu cạnh tranh; nguồn
kinh phí được đảm bảo, các bên tham gia mua sắm thuốc phải tôn trọng hợp

đồng đã ký;
- Phải đảm bảo chất lượng thuốc theo tiêu chuẩn quốc tế [39].
1.1.2.2 Lựa chọn phương thức mua thuốc, lựa chọn nhà thầu
1.1.2.2.1. Phương thức mua thuốc
Phương thức mua thuốc là việc áp dụng các phương pháp và hình thức
để mua thuốc đảm bảo cho nhu cầu sử dụng của người bệnh trong quá trình
khám chữa bệnh [40].
Để đạt được hiệu quả trong việc mua thuốc cần phải chú ý đến các yếu
tố: Minh bạch; Kiểm soát chi phí; Khả năng kỹ thuật; Thực hiện thực hành tốt
mua sắm thuốc; Mua sắm đảm bảo an toàn (cho bệnh nhân); Phát triển danh
mục thuốc thích hợp; Thông tin kịp thời, chính xác và có thể tiếp cận; Đảm
bảo chất lượng sản phẩm; Dự trù ngân sách và tài chính hợp lý.
Đấu thầu là một trong những hình thức mua sắm được rất nhiều nước
lựa chọn do việc thực hiện sẽ đảm bảo hiệu quả an toàn, minh bạch trong mua
sắm, đặc biệt trong lĩnh vực mua sắm thuốc [40].
Ngay từ năm 1997, chỉ thị số 03/BYT-CT ngày 25 tháng 2 năm 1997
của Bộ Y tế về việc chấn chỉnh công tác cung ứng quản lý và sử dụng thuốc
tại bệnh viện đã ghi rõ: “Việc mua bán thuốc phải thực hiện qua thể thức đấu
thầu, chọn thầu, chỉ định thầu công khai theo quy định của nhà nước” [3].

7


Sau đó trong Chỉ thị số 05/2004/CT-BYT ban hành ngày 16/4/2004,
Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đã nhắc lại Quy định về việc chọn phương thức
mua thuốc: “Tổ chức đấu thầu mua thuốc chữa bệnh theo quy định của
pháp luật” [4].
Vì vậy, đấu thầu thuốc là phương thức mua thuốc được quy định áp
dụng ở Việt Nam hiện nay.
1.1.2.2.2.Lựa chọn nhà thầu

Sau khi lựa chọn phương thức đấu thầu mua thuốc, chủ đầu tư tổ chức
đấu thầu theo đúng quy định của pháp luật. Dựa trên kết quả đấu thầu để tiến
hành lựa chọn nhà thầu. Các hình thức lựa chọn nhà thầu được quy định cụ
thể trong Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 và Luật đấu thầu số 43/2013/QH13
có bổ sung thêm hình thức lựa chọn nhà thầu [32], [33], [34], [35].
1.2. ĐẤU THẦU THEO KHUYẾN CÁO CỦA TỔ CHỨC Y TẾ THẾ
GIỚI VÀ MỘT SỐ NƯỚC
Theo Tổ chức Y tế thế giới có các hình thức đấu thầu là: i) Đấu thầu
rộng rãi, mời thầu không hạn chế số lượng nhà thầu, thường áp dụng đấu thầu
với số lượng lớn, ưu điểm của loại hình này là có nhiều sự lựa chọn, thường
được giá hợp lý nhất. ii) Đấu thầu hạn chế: thường áp dụng đối với khu vực
nhỏ, hạn chế về nhà thầu tham dự, chất lượng thuốc cũng dễ lựa chọn hơn. iii)
Đàm phán giá: áp dụng cho những trường hợp số lượng mặt hàng ít (biệt dược
gốc), thường giá cao hơn các hình thức khác. iiii) Mua sắm trực tiếp: Đây là
hình thức đơn giản nhất, thực hiện nhanh, nhưng thường chịu giá cao hơn
bình thường, áp dụng trong một số tình huống nhất định.
Ở một số quốc gia, vùng lãnh thổ, tùy nhu cầu và khả năng tổ chức mà
người ta chọn phương thức đánh giá và hình thức mua sắm khác nhau.
Bảng dưới đây chỉ ra sự khác biệt giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ
trong đấu thầu mua thuốc [40].

8


Bảng 1.1. Phương pháp thực hiện thầu ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ
Tên nước

Phương pháp đánh giá

Phương pháp mua sắm


Fiji

Căn cứ nhu cầu sử dụng

Đấu thầu rộng rãi

Papua New

Căn cứ nhu cầu sử dụng

Đấu thầu rộng rãi hoặc

Guinea

mua sắm trực tiếp.

Vanuatu

Căn cứ trên dân số

Đấu thầu hạn chế

Tonga

Căn cứ nhu cầu sử dụng

Đấu thầu rộng rãi (có thể
đàm phán giá hoặc mua
sắm trực tiếp)


Tuvalu

Căn cứ vào dân số/ nhu cầu sử Đấu thầu hạn chế/ đàm
dụng

phán giá

American

Căn cứ dịch vụ và nhu cầu sử Đấu thầu trực tiếp

Samoa

dụng

Tại Malaysia, với gói thầu có giá từ 165.000 USD trở lên thực hiện
hình thức đấu thầu quốc gia, gói thầu nhỏ hơn 165.000USD có thể mua sắm
trực tiếp.
Tại Ba Lan, thực hiện đàm phán giá cho 3 loại hình là: các thuốc bán
tại hệ thống nhà thuốc để bán theo đơn; thuốc sử dụng tại các bệnh viện;
thuốc sử dụng trong Chương trình thuốc điều trị [42]
Ngoài ra còn có thể áp dụng hình thức kết hợp giữa các phương pháp
đấu thầu để lựa chọn nhà thầu.
Thời gian tổ chức đấu thầu có thể 1 lần/ năm hoặc 2 lần/ năm [36]
Ngoài những hình thức đấu thầu như ở trên còn có các hình thức đấu
thầu quốc tế, đấu thầu trong nước [41]
Hiện nay, Việt Nam đang tham khảo tài liệu này để xây dựng các quy
định hướng dẫn đấu thầu mua thuốc.


9


1.3. ĐẤU THẦU MUA THUỐC TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG
1.3.1. Một số khái niệm liên quan đến đấu thầu mua thuốc tại Việt Nam
- Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp
đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp;
lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình
thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh
tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế [35].
Đấu thầu mua thuốc nằm trong đấu thầu mua sắm hàng hóa.
- Đấu thầu trong nước là đấu thầu mà chỉ có nhà thầu, nhà đầu tư
trong nước được tham dự thầu.
- Giá gói thầu là giá trị của gói thầu được phê duyệt trong kế hoạch
lựa chọn nhà thầu.
- Giá dự thầu là giá do nhà thầu ghi trong đơn dự thầu, báo giá, bao
gồm toàn bộ các chi phí để thực hiện gói thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời
thầu, hồ sơ yêu cầu.
- Giá đánh giá là giá dự thầu sau khi đã được sửa lỗi, hiệu chỉnh sai
lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có), cộng
với các yếu tố để quy đổi trên cùng một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng
của hàng hóa, công trình. Giá đánh giá dùng để xếp hạng hồ sơ dự thầu đối
với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp áp dụng hình
thức đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế.
- Giá đề nghị trúng thầu là giá dự thầu của nhà thầu được đề nghị trúng
thầu sau khi đã được sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời
thầu, hồ sơ yêu cầu, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có).
- Giá trúng thầu là giá được ghi trong quyết định phê duyệt kết quả lựa
chọn nhà thầu.


10


- Giá hợp đồng là giá trị ghi trong văn bản hợp đồng làm căn cứ để tạm
ứng, thanh toán, thanh lý và quyết toán hợp đồng.
- Gói thầu là một phần hoặc toàn bộ dự án, dự toán mua sắm; gói thầu
có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là
khối lượng mua sắm một lần, khối lượng mua sắm cho một thời kỳ đối với
mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung.
- Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức đấu thầu
rộng rãi, đấu thầu hạn chế, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm
căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ
chức đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
- Tổ chuyên gia gồm các cá nhân có năng lực, kinh nghiệm được bên
mời thầu hoặc đơn vị tư vấn đấu thầu thành lập để đánh giá hồ sơ quan tâm,
hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và thực hiện các nhiệm vụ
khác trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
- Bên mời thầu là cơ quan, tổ chức có chuyên môn và năng lực để thực
hiện các hoạt động đấu thầu, bao gồm:
a) Chủ đầu tư hoặc tổ chức do chủ đầu tư quyết định thành lập hoặc
lựa chọn;
b) Đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng nguồn vốn mua sắm thường xuyên;
c) Đơn vị mua sắm tập trung;
d) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức trực thuộc do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền lựa chọn.
1.3.2. Hình thức lựa chọn nhà thầu
Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đó
không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự.


11


Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu
cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp
ứng yêu cầu của gói thầu.
Chỉ định thầu đối với nhà thầu được áp dụng trong các trường hợp
sau đây:
Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu
quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật
nhà nước; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính
mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không
ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề; gói thầu mua thuốc, hóa
chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong
trường hợp cấp bách.
Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá trị trong
hạn mức theo quy định của Chính phủ và thuộc một trong các trường hợp
sau đây:
Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc
tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng.
Chào hàng cạnh tranh được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện
sau đây:
a) Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;
b) Có dự toán được phê duyệt theo quy định;
c) Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu.
Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa
tương tự thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán
mua sắm khác.
Mua sắm trực tiếp được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:


12


a) Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu
hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó;
b) Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130%
so với gói thầu đã ký hợp đồng trước đó;
c) Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp
không được vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương
tự đã ký hợp đồng trước đó;
d) Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê
duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 12 tháng.
Tự thực hiện được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua
sắm trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực
kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
1.3.3. Một số phương thức tổ chức đấu thầu
Ở nước ta hiện nay có 4 phương thức đấu thầu thường được áp dụng.
Các phương thức đấu thầu

Phương thức
đấu thầu 1 giai
đoạn 1 túi hshồ


Phương thức đấu
thầu 1 giai đoạn 2
túi hồ sơ

Phương thức đấu
thầu 2 giai đoạn 1

túi hồ sơ

Phương thức đấu
thầu 2 giai đoạn
2 túi hồ sơ

Hình 1.3. Các phương thức đấu thầu
Phạm vi áp dụng của mỗi phương thức được thể hiện trong bảng
1.2.[35]. Trong đó, phương thức đấu thầu một giai đoạn một túi hồ sơ là
phương thức thường được áp dụng trong đấu thầu mua thuốc giai đoạn trước
tháng 7 năm 2014. Theo phương thức này, nhà thầu cần nộp những đề xuất về

13


mặt kỹ thuật, tài chính, giá bỏ thầu và những điều kiện khác quy định trong
HSMT trong một túi hồ sơ chung, việc mở thầu được tiến hành một lần. Hiện
nay gói thầu mua thuốc có giá trên 10 tỷ VNĐ đều phải áp dụng theo phương
thức một giai đoạn hai túi hồ sơ. Việc mở thầu được tiến hành 2 lần, lần 1 mở
gói thầu đề xuất về kỹ thuật, lần 2 với những nhà thầu đạt yêu cầu về mặt kỹ
thuật mới mở tiếp gói đề xuất về tài chính.
Bảng 1.2. Phạm vi áp dụng các phương thức đấu thầu
Phương
thức

Phạm vi áp dụng

Một giai

Đấu thầu rộng rãi và đấu thầu

hạn chế, chào hàng cạnh tranh
cho gói thầu mua sắm hàng
hoá, xây lắp, gói thầu EPC; chỉ
định thầu với gói thầu cung cấp
dịch vụ, mua sắm hàng hoá,

đoạn
một túi
hồ sơ

Đặc điểm
Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất về kỹ
thuật, hồ sơ đề xuất về tài chính được
nộp trong cùng một túi hồ sơ.
Tiến hành mở thầu một lần đối với
toàn bộ các hồ sơ trên.

xây lắp, lựa chọn nhà đầu tư;
mua sắm hàng hóa, xây lắp,
mua sắm trực tiếp với gói thầu
mua sắm hàng hóa.
Đấu thầu rộng rãi và đấu thầu Nộp HSĐX về kỹ thuật và HSĐX về
hạn chế trong đấu thầu cung tài chính riêng biệt.

Một giai
đoạn hai
túi hồ sơ

cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, Mở thầu hai lần: HSĐX về kỹ thuật
mua sắm hàng hóa, xây lắp, lựa mở ngay sau khi đóng thầu; nhà thầu

chọn nhà đầu tư.

đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật được mở
HSĐX về tài chính để đánh giá.

Hai giai
đoạn
một túi

Đấu thầu rộng rãi và đấu thầu Giai đoạn một, nhà thầu nộp HSĐX
hạn chế cho gói thầu mua sắm về kỹ thuật, phương án tài chính
hàng hoá, xây lắp, gói thầu EPC nhưng chưa có giá dự thầu.
có quy mô lớn, phức tạp.

Giai đoạn hai, nhà thầu nộp hồ sơ dự

hồ sơ

thầu bao gồm HSĐX về kỹ thuật và

14


Phương
thức

Phạm vi áp dụng

Đặc điểm
HSĐX về tài chính, trong đó có giá

dự thầu và bảo đảm dự thầu.

Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn Giai đoạn một: nhà thầu nộp đồng thời
chế đối với gói thầu mua sắm HSĐX về kỹ thuật, HSĐX về tài chính
hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có riêng biệt. HSĐX về kỹ thuật sẽ được
Hai giai

kỹ thuật, công nghệ mới, phức mở ngay sau thời điểm đóng thầu.

đoạn hai tạp, có tính đặc thù.

Giai đoạn hai, các nhà thầu nộp

túi hồ sơ

HSĐX về kỹ thuật, HSĐX về tài
chính theo yêu cầu của HSMT giai
đoạn hai tương ứng với nội dung hiệu
chỉnh về kỹ thuật.

Thông tư 01 quy định ba hình thức tổ chức thực hiện mua thuốc tại các
cơ sở y tế như sau [12]:
1.3.4. Các hình thức tổ chức đấu thầu mua thuốc
Bảng 1.3. Các hình thức tổ chức đấu thầu mua thuốc
Hình thức

Nội dung

Tập trung


SYT tổ chức đấu thầu tập trung những loại thuốc có nhu cầu sử dụng
thường xuyên, ổn định và có số lượng lớn cho tất cả các cơ sở y tế
công lập trực thuộc trên địa bàn. Các cơ sở y tế căn cứ vào thông báo
kết quả trúng thầu của Sở Y tế để thương thảo, ký hợp đồng cung ứng
thuốc theo nhu cầu trong năm.

Đại diện

Một bệnh viện đa khoa tuyến tỷnh tổ chức đấu thầu hàng năm. Các
đơn vị khác áp dụng kết quả lựa chọn nhà thầu của bệnh viện đó để
mua thuốc theo hình thức mua sắm trực tiếp.

Riêng lẻ

Các CSYT tự tổ chức đấu thầu theo nhu cầu sử dụng thuốc của đơn vị
mình.

15


×