Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường nước tại một số vùng nuôi trồng thuỷ sản ven biển tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (492.53 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------

TRẦN THỊ THÀNH

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI MỘT SỐ
VÙNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VEN BIỂN TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------

TRẦN THỊ THÀNH

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI MỘT SỐ
VÙNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VEN BIỂN TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành: Khoa học Môi trường
Mã số: 60440301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn: “Đánh giá hiện trạng môi trường nước tại một số
vùng nuôi trồng thuỷ sản ven biển tỉnh Nghệ An” là công trình nghiên cứu của bản
thân với sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi. Nội dung, kết quả trình bày
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào
trước đây. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Tác giả

Trần Thị Thành

76


LỜI CẢM ƠN

Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS. TS
Nguyễn Chu Hồi, Khoa Môi trường – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, người đã
nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời tri ân tới các thầy cô giáo trong và ngoài khoa Môi trường đã
dìu dắt, truyền đạt kiến thức, dạy bảo tôi trong suốt thời gian theo học tại trường.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Lãnh đạo Trung tâm Quan trắc và Kỹ
thuật môi trường Nghệ An, Chi cục Nuôi trồng thủy sản – Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tỉnh Nghệ An, Ban quản lý Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát
triển bền vững tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực
hiện luận văn này.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn
ủng hộ, động viên và chia sẻ với tôi trong thời gian qua.
Xin cảm ơn!

Hà Nội, tháng 9 năm 2015


Trần Thị Thành

77


MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, ngành thuỷ sản Việt Nam đã có bước phát triển mạnh
mẽ, thu được những thành tựu to lớn, góp phần giảm nghèo, tạo thu nhập và công
ăn việc làm cho một bộ phận lực lượng lao động, đóng góp tích cực cho kinh tế
nông nghiệp nói riêng và kinh tế đất nước nói chung. Đến nay thủy sản đã phát triển
thành một ngành kinh tế mũi nhọn, sản xuất hàng hóa đi đầu trong hội nhập kinh tế
quốc tế. Với sự tăng trưởng nhanh và hiệu quả, thủy sản đã đóng góp tích cực trong
chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, trong công cuộc xóa đói giảm
nghèo, giải quyết việc làm cho lao động, nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư
khắp các vùng miền, góp phần quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc phòng vùng
biểu đảo của Tổ quốc.
Trong đó, nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) được đánh giá là một trong những lĩnh
vực của ngành thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Theo thống kê của Tổng
cục Thủy sản, năm 1994 sản lượng thuỷ sản nuôi trồng và khai thác nội địa mới chỉ
đạt 397.168 tấn, chiếm 30.86% tổng sản lượng thủy sản; năm 2006 sản lượng NTTS
đạt 1.694.000 tấn và đến năm 2011, đã đạt xấp xỉ 5,3 triệu tấn với giá trị kim ngạch
xuất khẩu của toàn ngành đạt 6,18 tỷ USD trong đó sản lượng NTTS là 3,05 triệu
tấn chiếm 58% tổng sản lượng [21, 24]. Năm 2014 tổng sản lượng thuỷ sản đạt
6.311 ngàn tấn, tăng 4,8% so với 2013 trong đó sản lượng nuôi trồng đạt 3.393 tấn
tăng 5,5% so với năm 2013. Hiện nay, NTTS đóng vai trò vô cùng quan trọng đối
với kinh tế - xã hội với kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm thủy sản đạt 4% GDP,
tạo công ăn việc làm cho khoảng trên 4 triệu lao động [1].
Cùng với sự lớn mạnh của lĩnh vực NTTS cả nước, NTTS tỉnh Nghệ An
cũng đã đạt được những kết quả khả quan trong những năm gần đây. Năm 2014

diện tích NTTS đạt 23.610ha với sản lượng 44.443 tấn, trong đó NTTS mặn lợ đạt
2.610ha với 9.850 tấn. Tổng giá trị sản xuất NTTS năm 2014 đạt 1.950 tỷ đồng [3].
Quy mô NTTS đang có sự chuyển dịch theo hướng nuôi quảng canh sang
hình thức nuôi công nghiệp thâm canh hoặc bán thâm canh, các hộ gia đình tập
trung lại thành các cụm/Hợp tác xã, trong đó điển hình là các vùng nuôi mặn lợ ven

78


biển với đối tượng nuôi chủ yếu từ tôm sú chuyển sang tôm thẻ chân trắng. Sự
chuyển dịch về quy mô, hình thức tạo điều kiện thuận lợi về đầu tư cơ sở hạ tầng,
nguồn vốn, xây dựng thương hiệu sản phẩm trong kinh doanh. Đồng thời đã và
đang giảm dần các mặt hạn chế của mô hình nuôi đơn lẻ: NTTS quy mô nhỏ, phân
tán, thiếu bền vững.
Bên cạnh những thành tựu quan trọng đạt được, NTTS nước ta cũng đang
phải đối mặt với một số vấn đề môi trường, dịch bệnh với biểu hiện rõ nét là tình
hình bệnh thủy sản và môi trường suy thoái có chiều hướng gia tăng. Việc tăng diện
tích và sản lượng NTTS cũng tỷ lệ thuận với việc suy giảm chất lượng môi trường
nuôi và diện tích tôm bị bệnh, trong đó trọng tâm là các vùng nuôi tôm công nghiệp
ven biển có chất lượng môi trường ngày càng suy giảm.
Trong mối quan hệ tương hỗ giữa môi trường, mầm bệnh và vật chủ trong
NTTS thì yếu tố môi trường giữ vai trò hết sức quan trọng. Bên cạnh các vấn đề kỹ
thuật, kinh tế và xã hội, việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện
phát triển bền vững các vùng NTTS ven biển là việc làm hết sức cần thiết và cấp
bách. Để khắc phục tình trạng trên, ngành thủy sản Nghệ An đã và đang khuyến
khích các cơ sở áp dụng phương thức NTTS theo hướng bền vững như VietGAP,…
Tuy nhiên, để thực hiện có hiệu quả thì vấn đề quản lý chất lượng nước cho cả đầu
vào lẫn đầu ra là hết sức cần thiết.
Tỉnh Nghệ An có 82km bờ biển, là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế trong phát
triển NTTS ven biển. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có một đánh giá về hiện trạng môi

trường trong NTTS nói chung và môi trường nước thải từ NTTS nói riêng.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, học viên đã chọn đề tài thạc sỹ “Đánh
giá hiện trạng môi trường nước tại một số vùng nuôi trồng thủy sản ven biển tỉnh
Nghệ An”. Mục tiêu chính của đề tài là: (i) Đánh giá tổng quan về phát triển NTTS
và hiện trạng môi trường trong hoạt động NTTS trên địa bàn tỉnh Nghệ An, (ii)
Đánh giá thực trạng xử lý nước thải trong NTTS tại một số vùng ven biển điển hình
trên địa bàn tỉnh Nghệ An, (iii) Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng ô
nhiễm môi trường tại các vùng NTTS ven biển tỉnh Nghệ An.

79


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan tình hình nuôi trồng thủy sản
1.1.1. Vai trò của nuôi trồng thủy sản
Nuôi trồng thủy sản (NTTS) là một lĩnh vực sản xuất hàng hóa, và phát triển
NTTS nhằm duy trì, bổ sung, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản [14]. Các sản
phẩm từ NTTS cung cấp cho các hoạt động tiêu dùng, chế biến xuất khẩu. NTTS
diễn ra trên nhiều loại hình mặt nước của các thủy vực với nhiều chủng loại khác
nhau, bao gồm cả áp dụng khoa học - kỹ thuật phục vụ cho quá trình NTTS.
Ở nước ta, hoạt động NTTS nước ta thực sự khởi sắc từ năm 1990, giai đoạn
năm 2000-2002 bùng phát cả về diện tích lẫn đối tượng nuôi. Việc mở rộng diện
tích NTTS chủ yếu được tiến hành trên các vùng đất ngập nước ven biển, trong các
thủy vực nước mặn ven bờ, trên các khu đất trũng thấp ven biển ở miền Trung và
một phần từ diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả chuyển sang NTTS ở hai vùng
đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long. Các hoạt động NTTS được triển khai ở
các vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn.
Nuôi trồng thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc thay thế từng bước
các hoạt động khai thác thủy sản cạn kiệt và đánh bắt quá mức và ở vùng biển ven
bờ. Vì thế, NTTS được xem là phương thức hỗ trợ việc duy trì khai thác, sử dụng

hợp lý nguồn lợi thủy sản. Đối với nước ta, thủy sản đang cung cấp một nguồn thực
phẩm quan trọng cho tiêu dùng trong nước và góp phần không nhỏ vào thị phần
xuất khẩu của cả nước. Do đó, thủy sản là một phương thức sản xuất quan trọng đối
với bảo đảm an ninh lương thực và xóa đói giảm nghèo cho người dân nông thôn
ven biển và trên các đảo.
1.1.2. Kết quả kinh tế đạt được
Thủy sản chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân ở nước ta. Giai
đoạn 2001-2011 đóng góp của thủy sản cho GDP toàn quốc trong khoảng 3,7-3,1%.
Bình quân giai đoạn này, thủy sản giải quyết công việc làm cho 150.000 lao
động/năm, cung cấp thực phẩm cho trên 80 triệu người dân Việt Nam, hàng năm

80


đáp ứng từ 39,31-42,86% tổng sản lượng thực phẩm, góp phần đảm bảo an ninh
thực phẩm và dinh dưỡng quốc gia [24].
Ngoài ra, phát triển thủy sản nói chung và NTTS nói riêng đã đóng góp quan
trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp. Trong ngành nông
nghiệp, tỷ trọng thủy sản tăng từ 19,06% năm 2001 lên 21,3% năm 2011 [24]. Tuy
nhiên, ngành thủy sản Việt Nam cũng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt
trên thị trường, vấp phải hàng loạt các hàng rào kỹ thuật về chất lượng, vệ sinh, an
toàn thực phẩm trong khi vẫn còn không ít khó khăn nội tại, như: sản lượng đã vượt
ngưỡng, diện tích NTTS đã ở mức tới hạn, ô nhiễm môi trường và dịch bệnh phát
sinh, quy mô sản xuất vẫn nhỏ lẻ,…
Trong năm 2014, NTTS có nhiều thuận lợi do thời tiết ổn định, dịch bệnh
được kiểm soát tốt. Nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ nông nghiệp,
nông dân, nông thôn được ban hành, đăc biệt sự nỗ lực của toàn ngành trong việc
thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia
tăng và phát triển bền vững. Do đó, tăng trưởng sản xuất nông, lâm nghiệp và
thuỷ sản có dấu hiệu phục hồi, góp phần vào tăng trưởng chung của cả nước. Năm

2014, giá trị sản xuất đạt 830 nghìn tỷ đồng, tăng 3,86% so với năm 2013, trong
đó thuỷ sản đạt 188,6 nghìn tỷ đồng, tăng 6,82%. Tổng sản lượng thủy sản năm
2014 đạt 6.311 ngàn tấn, tăng 4,8% so với năm 2013, trong đó sản lượng nuôi trồng
đạt 3.393 ngàn tấn, tăng 5,5% so với năm 2013 [1]. Giá trị sản xuất thuỷ sản giai
đoạn năm 2013 – 2014 được nêu cụ thể tại bảng 1.1.
Bảng 1.1: Giá trị sản xuất thủy sản theo giá so sánh 2010 [1]
ĐVT: Tỷ đồng

Thủy sản chung
- Nuôi trồng
- Khai thác

Năm 2013

Năm 2014

176.548,0
106.570,1
69.977,9

188.596,2
115.672,9
72.923,3

Năm 2014 so với
năm 2013 (%)
106,8
108,5
104,2


Theo bảng 1.1, năm 2014 giá trị thủy sản đạt 188.596,2 tỷ đồng, trong đó nuôi
trồng 115.672,9 tỷ đồng chiếm 61,33% với 2 đối tượng nuôi chính là:

81


- Tôm sú: Diện tích nuôi năm 2014 đạt 537 ngàn ha, giảm 4% so với năm
2013, sản lượng đạt 248 ngàn tấn, giảm 3%. Nguyên nhân là do nhiều hộ đã chuyển
sang nuôi tôm thẻ chân trắng .
- Tôm thẻ chân trắng: Mặc dù mới được du nhập vào Việt Nam từ năm 2001,
đến nay phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển mạnh, do thời gian nuôi tôm
thẻ chân trắng ngắn, đạt tỷ lệ thành công và giá bán cao. So với tôm sú, tôm thẻ
chân trắng có nhiều ưu điểm như thích nghi tốt với môi trường, khả năng chống
chịu dịch bệnh và thời gian sinh trưởng ngắn hơn. Do đó, nhiều hộ nuôi tôm sú
đang có xu hướng chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng [1].
1.1.3. Một số vấn đề liên quan khác
Diê ̣n tić h NTTS chủ yếu tập trung ở

khu vực đồ ng bằ ng sông Cửu Long

(ĐBSCL), chiế m 93% diê ̣n tích cả nước và đón g góp 84,4 % tổ ng sản lươ ̣ng [1]. Về
cơ cấ u, trên cả nước đã và đang có sự dich
̣ chuyể n lớn về diê ̣n tić h nuôi tôm sú sang
nuôi tôm chân trắ ng . Về phương th ức nuôi cũng có xu thế tăng dần diện tích nuôi
thâm canh và bán thâm canh, giảm dần diện tích nuôi quảng canh.
Vùng ĐBSCL luôn là vùng dẫn đầu cả nước về diện tích NTTS, sản lượng
thủy sản nuôi. Về tỷ trọng loài nuôi, trong giai đoạn 2001 – 2010 ưu thế là tôm sú
với hơn 80%, nhưng từ 2011 đến nay tôm thẻ chân trắng lại chiếm ưu thế. Về năng
suất, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có năng suất bình quân cao nhất,
khoảng 2,9 tấn/ha. Vùng ĐBSCL có lợi thế về diện tích nuôi nhưng năng suất thấp

nhất, bình quân chỉ đạt 0,7 tấn/ha [24].
Tổ chức sản xuất: Kinh tế hộ gia đình tiếp tục phát triển và đóng góp quan
trọng trong phát triển NTTS, nhưng quy mô hộ gia đình (lao động, đất đai) nhỏ dưới
2,6 lao động/hộ. Tổng số hợp tác xã (HTX) ngày càng tăng, bình quân mỗi HTX
quản lý hàng trăm hecta. Kinh tế hợp tác có sự chuyển biến tích cực [25].
Sản xuất giống chủ yếu do các doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh thị
trường, như: Công ty CP, Công ty UP, Việt - Úc. Các trại sản xuất giống trong nước
bước đầu đáp ứng nhu cầu nhưng chất lượng con giống còn thấp, tự phát, thiếu
kiểm tra giám sát,… [25].

82


TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (12/2014), Báo cáo kết quả thực hiện kế
hoạch tháng 12 và cả năm 2014 ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quyết định số 3824/QĐ-BNN-TS Ban
hành Quy phạm thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt Việt Nam (VietGAP).
3. Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản Nghệ An (12/2014), Báo cáo tổng kết nuôi trồng
thuỷ sản 2014 và nhiệm vụ, giải pháp năm 2015.
4. Cục Thống kê Nghệ An (2011-2015) Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An các năm
từ 2010 đến năm 2014, Nghệ An.
5. Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững CRSD, Chi cục nuôi trồng
thuỷ sản tỉnh Nghệ An (12/2014), Báo cáo đánh giá hoạt động giám sát chất
lượng nước.
6. Dự án Hợp phần hỗ trợ phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững (SUDA), Từ điển
thuật ngữ nuôi trồng thuỷ sản của FAO năm 2008, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
7. Trương Văn Đàn, Lê Công Tuấn, Nguyễn Quang Lịch, Võ Thị Phương Anh,

Nghiên cứu xử lý tổng amoni Nitơ trong nước thải nuôi tôm chân trắng ở
Công ty CP Trường Sơn tỉnh Thừa Thiên Huế.
8. Trần Xuân Điểm (2013), Một số biện pháp xử lý - cải tạo ao nuôi và kiểm soát
chất lượng môi trường nước trong ao nuôi thuỷ sản, Trung tâm thông tin thuỷ
sản - Tổng cục Thuỷ sản.
9. Đoàn Quy hoạch Nông nghiệp và thuỷ lợi Nghệ An (2012), Báo cáo Thuyết minh
Quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
10. Nguyễn Phú Hoà, Bùi Thị Phương Thảo, Trần Kim Loan, Đỗ Minh Quang
(2001), Ảnh hưởng của việc sử dụng nước thải đến nuôi trồng thuỷ sản và sức
khoẻ của người dân trực tiếp sản xuất ở huyện Bình Chánh, Tp Hồ Chí Minh,
Đại học Nông lâm Tp.Hồ Chí Minh.

83


11. Đặng Đình Kim (2004), Nghiên cứu công nghệ xử lý bùn ao nuôi tôm góp phần
làm sạch môi trường nuôi trồng thuỷ sản và sản xuất phân bón hữu cơ – vi
sinh, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I, Hà Nội.
12. Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An (2015), Báo cáo phát triển kinh tế xã hội của
tỉnh Nghệ An năm 2014.
13. Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An (2015), Báo cáo hiện trạng môi trường
tỉnh Nghệ An 5 năm 2010 – 2014.
14. Vũ Đình Thắng, Nguyễn Viết Trung (2005), Giáo trình Kinh tế Thuỷ sản,
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
15. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1445/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy
hoạch tổng thể phát triển thuỷ sản đên snăm 2020, tầm nhìn 2030.
16. Thủ tướng Chính phủ (12/5/2015), Quyết định số 620/QĐ-TTg Phê duyệt điều
chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
17. Bùi Đắc Thuyết, Xử lý nước thải từ các ao nuôi tôm thâm canh: Cái giải pháp
sinh học và định hướng nghiên cứu.

18. Trung tâm Môi trường và Phát triển nông thôn Đại học Vinh CERD-VU (2009),
Đánh giá tác động ảnh hưởng của nước sông Mai Gang tới hoạt động nuôi
trồng thuỷ sản, Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản Nghệ An giai đoạn II
(FSPS II Nghệ An).
19. Trung tâm khuyến nông Quốc gia, Tổng cục thuỷ sản, Báo cáo Tình hình áp
dụng VietGAP trong nuôi trồng thuỷ sản khu vực phía Bắc năm 2014.
20. Lê Quốc Tuân, Nguyễn Trần Liên Hương (2003), Đánh giá hiện trạng chất
lượng nước trong vùng nuôi tôm tập trung và đề xuất một số phương pháp xử
lý nước thải tự nhiên, Đại học Nông lâm Tp.Hồ Chí Minh.
21. Trịnh Ngọc Tuấn (2005), Nghiên cứu hiện trạng khai thác, nuôi trồng thuỷ sản
ở Việt Nam và đề xuất phương pháp xử lý nước thải, Trung tâm Nghiên cứu,
quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thuỷ sản khu vực
miền Bắc.

84


22. Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2004), Quyết định số 1244/QĐ.UB-NN ngày
08/4/2004 về việc phê duyệt quy hoạch NTTS mặn lợ tỉnh Nghệ An giai đoạn
2004-2010.
23. Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2012), Quyết định số 4552/QQĐ-UBND ngày
13/11/2012 về việc phê duyệt quy hoạch Nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ tỉnh Nghệ
An đến năm 2020.
24. Viện Kinh tế Quy hoạch Thuỷ sản (2012), Báo cáo tóm tắt Quy hoạch tổng thể
phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Tổng cục
Thuỷ sản.
25. Viện Quản lý Thuỷ sản (2006), Hướng dẫn quản lý môi trường trong đầu tư
nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam, Tài liệu được xây dựng theo yêu cầu của Bộ
Thuỷ sản và Ngân hàng Thế giới.


85


76



×