Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Nghiên cứu thành phần hoá học và hoạt tính adrogen từ rễ cây côngsêlên (prismatomeris memecyloides craid)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.61 MB, 74 trang )

Viện Đại học Mở Hà Nội

Khoa Công nghệ sinh học

MỤC MỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC CÁC HÌNH, CÁC BẢNG VÀ CÁC SƠ ĐỒ
MỤC LỤC CÁC PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
PHẦN I: TỔNG QUAN ............................................................................... 3
1.1.Giới thiệu về chi Prismatomeris ............................................................... 3
1.1.1.Sơ lược về chi Prismatomeris ................................................................ 3
1.1.2. Các nghiên cứu thành phần hóa học của chi Prismatomeris........ ..........4
1.1.3. Tác dụng dược lý của chi Prismatomeris ............................................ 12
1.2. Giới thiệu về cây Prismatomerismemecyloides (Craib.)........................ 12
1.2.1.Đặc điểm thực vật của cây P. memecyloides (Craib.)........................... 12
1.2.2. Tác dụng dược lý của rễ cây P. memecyloides (Craib.) ....................... 13
1.3. Tổng quan về androgen và phương pháp đánh giá hoạt tính androgen ... 14
1.3.1. Tổng quan về androgen ...................................................................... 14
1.3.2. Phương pháp đánh giá hoạt tính androgen .......................................... 16
PHẦN II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................. 19
2.1. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 19
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 19
2.1.2. Phương pháp phân lập ........................................................................ 19
2.1.3.Các phương pháp vật lý quang phổ xác định cấu trúc hóa học ............. 21
2.1.4. Phương pháp nghiên cứu hoạt tính androgen trên chuột cống đực non
thiến ............................................................................................................. 22
2.2.Thực nghiệm .......................................................................................... 24
2.2.1. Hóa chất và dụng cụ ........................................................................... 24
2.2.2. Điều chế và phân lập các phần chiết của caocồn 70o từ rễ cây


Côngsêlên..................................................................................................... 24
2.3.Dữ kiện phổ của các hợp chất phân lập được .......................................... 27
Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thế Huỳnh 1202


Viện Đại học Mở Hà Nội

Khoa Công nghệ sinh học

2.3.1. Hợp chất 1 (ký hiệu: MC-405) ........................................................... 27
2.3.2. Hợp chất 2 (ký hiệu: MC-406) ........................................................... 27
2.3.3. Hợp chất 3(ký hiệu: MC-411) ............................................................ 28
2.3.4.Hợp chất 4 (ký hiệu: MC-412) ............................................................ 28
2.3.5.Hợp chất 5 (ký hiệu: MC-423) ............................................................ 29
2.3.6. Hợp chất 6 (ký hiệu: MC-427) ........................................................... 29
PHẦN III. KẾT QUẢ ................................................................................. 30
3.1.Kết quả nghiên cứu tác dụng androgen của cao cồn 70o từ rễ cây
Côngsêlên trên chuột cống đực non thiến ..................................................... 30
3.1.1. Kết quả ảnh hưởng của mẫu nghiên cứu lên trọng lượng cơ thể chuột
cống đực non thiến ....................................................................................... 30
3.1.2. Kết quả ảnh hưởng của mẫu nghiên cứu lên trọng lượng các cơ quan
sinh dục chuột cống đực non thiến ............................................................... 31
3.1.3. Kết quả ảnh hưởng của mẫu nghiên cứu lên nồng độ testosteron trong
máu chuột cống đực non thiến ...................................................................... 32
3.2. Xác định cấu trúc hóa học các hợp chất phân lập từ cao cồn 70o của rễ
cây Côngsêlên .............................................................................................. 33
3.2.1. Cấu trúc hóa học của hợp chất 1 (MC-405) ........................................ 33
3.2.2. Cấu trúc hóa học của hợp chất 2 (MC-406) ........................................ 34

3.2.3. Cấu trúc hóa học của hợp chất 3 (MC-411) ........................................ 35
3.2.4. Cấu trúc hóa học của hợp chất 4 (MC-412) ........................................ 35
3.2.5. Cấu trúc hóa học của hợp chất 5 (MC-423) ........................................ 36
3.2.6. Cấu trúc hóa học của hợp chất 6 (MC-427) ........................................ 37
KẾT LUẬN VÀ THẢO LUẬN .................................................................. 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 42
PHỤ LỤC

Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thế Huỳnh 1202


Viện Đại học Mở Hà Nội

Khoa Công nghệ sinh học

LỜI CẢM ƠN
Khóa luận này được hoàn thành tại Viện Hoá học các hợp chất thiên
nhiên - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Em xin chân thànhbày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn
Mạnh Cường, người thầy đã hướng dẫn tận tình và tạo mọi điều kiện giúp đỡ
em trong thời gian thực hiện khóa luận.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tớitập thể Phòng Hoạt chất sinh học
(Viện Hoá học các hợp chất thiên nhiên) đã giúp đỡ em nhiệt tình trong suốt
thời gian em hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô Khoa Công nghệ sinh học (Viện
Đại học Mở Hà Nội) đã giúp đỡ trong quá trình học tập, thực tập và hoàn
thành khóa luận này.
Em xin trân trọng cảm ơn!

Hà nội, ngày 23 tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Thế Huỳnh

Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thế Huỳnh 1202


Viện Đại học Mở Hà Nội

Khoa Công nghệ sinh học

MỤC LỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
P : Prismatomeris
Erectile Dysfunction (ED): Rối loạn cương dương
TLC (Thin-Layer Chromatography): Sắc kí lớp mỏng.
CC (Column Chromatography): Sắc kí cột dưới trọng lực dung môi.
FC (Flash Chromatography): Sắc kí cột nhanh.
Mini-C (Mini-Column Chromatography): Sắc kí cột tinh chế.
1

H-NMR (Proton Nuclear Magnetic Resonance): Phổ cộng hưởng từ

hạt nhân proton.
13

C-NMR (Carbon 13 Nuclear Magnetic Resonance): Phổ cộng hưởng

từ hạt nhân cacbon 13.

DEPT (Disstortionless Enhancement by Polarition Transfer): Phổ
DEPT.

Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thế Huỳnh 1202


Viện Đại học Mở Hà Nội

Khoa Công nghệ sinh học

MỤC LỤC CÁC HÌNH, CÁC BẢNG VÀ CÁC SƠ ĐỒ
Hình 1.1: Các anthraquinones và anthraquinone glycosides (1-47) được phân
lập từ chi Prismatomeris……………………………………………………...5
Hình 1.2: Các iridoid và iridoid glycosides (48-54) được phân lậptừ chi
Prismatomeris………………………………………………………………...9
Hình 1.3: Các triterpenoids (55-61) và saponin (62) được phân lập từ chi
Prismatomeris.................................................................................................10
Hình 1.4: Các phenolic glycosides (63-64) và phytosterols (65-66)được phân
lập từ chi Prismatomeris.................................................................................11
Hình 1.5: Rễ câyPrismatomeri memecyloides (Côngsêlên) ………………13
Hình 3.1: Cấu trúc hóa học của hợp chất 1 (MC-405)....................................32
Hình 3.2: Cấu trúc hóa học của hợp chất 2 (MC-406)....................................33
Hình 3.3: Cấu trúc hóa học của hợp chất 3 (MC-411)....................................33
Hình 3.4: Cấu trúc hóa học của hợp chất 4 (MC-412)....................................34
Hình 3.5: Cấu trúc hóa học của hợp chất 5 (MC-423)....................................34
Hình 3.6: Cấu trúc hóa học của hợp chất 6 (MC-427)....................................36
Bảng 1.1: Các anthraquinones và anthraquinone glycosides (1-47) được phân
lập từ các loài của chi Prismatomeris................................................................8

Bảng 1.2: Các iridoid và iridoid glycosides (48-54) được phân lập từ các loài
của chi Prismatomeris.....................................................................................10
Bảng 1.3: Các triterpenoids (55-61) và saponin (62) được phân lập từ các loài
của chi Prismatomeris.....................................................................................11
Bảng 1.4: Các phenolic glycosides (63-64) và phytosterols (65-66) được phân
lập từ các loài của chi Prismatomeris..............................................................12
Bảng 3.1: Ảnh hưởng của mẫu nghiên cứu lên trọng lượng cơ thể chuột cống
đực non thiến...................................................................................................30
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của mẫu nghiên cứu lên trọng lượng các cơ quan sinh
dục chuột cống đực non thiến..........................................................................31
Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thế Huỳnh 1202


Viện Đại học Mở Hà Nội

Khoa Công nghệ sinh học

Bảng 3.3: Ảnh hưởng của mẫu nghiên cứu lên nồng độ testosteron trong máu
chuột cống đực non thiến..........................................................................32
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ chiết rễ cây Côngsêlên....................................................25
Sơ đồ 2.2: Quy trình phân tách cao CHCl3 (A) từ rễ cây Côngsêlên..........26
Sơ đồ 2.3: Quy trình phân tách cao H2O (C) từ rễ cây Côngsêlên..............27

Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thế Huỳnh 1202



Viện Đại học Mở Hà Nội

Khoa Công nghệ sinh học

MỤC LỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phổ 1H-NMR của MC-405
Phụ lục 2: Phổ 13C-NMR của MC-405
Phụ lục 3: Phổ 1H-NMR của MC-406
Phụ lục 4: Phổ 13C-NMR của MC-406
Phụ lục 5: Phổ 1H-NMR của MC-411
Phụ lục 6: Phổ 13C-NMR và DEPT của MC-411
Phụ lục 7: Phổ 1H-NMR của MC-412
Phụ lục 8: Phổ 13C-NMR và DEPT của MC-412
Phụ lục 9: Phổ 1H-NMR của MC-423
Phụ lục 10: Phổ 13C-NMR và DEPT của MC-423
Phụ lục 11: Phổ COSY của MC-423
Phụ lục 12: Phổ HMBC của MC-423
Phụ lục 13: Phổ HSQC của MC-423
Phụ lục 14: Phổ ROESY của MC-423
Phụ lục 15: Phổ 1H-NMR của MC-427
Phụ lục 16: Phổ 13C-NMR và DEPT của MC-427
Phụ lục 17: Phổ COSY của MC-427
Phụ lục 18: Phổ HMBC của MC-427
Phụ lục 19: Phổ HSQC của MC-427
Phụ lục 20: Phổ ROESY của MC-427

Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thế Huỳnh 1202



Viện Đại học Mở Hà Nội

Khoa Công nghệ sinh học

MỞ ĐẦU
Hiện nay, trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, bệnh thiểu năng
sinh dục nam, hoặc yếu sinh lý, hay dương suy (Erectile Dysfunction, ED) là
một bệnh khá phổ biến ở nam giới với tỷ lệ mắc bệnh ngày càng cao. Rối loạn
cương dương (ED)tuy không nguy hiểm nhưng tác động nghiêm trọng tới
chất lượng cuộc sống và hạnh phúc gia đình. Các phương pháp điều trị bệnh
rối loạn cương dương nói riêng và bệnh yếu sinh lý ở nam giới nói chung còn
chưa đạt hiệu quả cao, một số thuốc còn có nhiều tác dụng phụ và đắt tiền.
Cây Prismatomeris memecyloides Craib. được người dân tộc Thái tỉnh Sơn
La gọi là cây Côngsêlên và được người dân sử dụng điều trị thiểu năng sinh
dục nam và nâng cao sức khoẻ sinh lý.
Theo Phạm Hoàng Hộ, cây Prismatomeris memecyloides Craib. thuộc họ Cà
phê (Rubiaceae)-Lang trang dạng sầm, là cây tiểu mộc nhánh có vỏ nâu trắng,
nhánh già nâu sậm. Lá có phiến bầu dục to 9-12 x 3,5-4,5 cm, chót nhọn, đáy
tà, không lông, gân phụ 10 cặp, đi đến sát bìa mặt trên ôliu hay đen, mặt dưới
nâu, cuống dài 6mm, lá bẹ mau rụng. Chụm ở chót nhánh, cọng hoa như chỉ,
dài 2 cm, đài hình ly cao 1,5mm, răng rất thấp, vành cao đến 2cm, ống mảnh,
không lông, tai 5, mỏng.
Rối loạn chức năngcương dươnglà mộtrối loạndo quá trình lão hóa, tăng
huyết áp,tăng cholesterol máu, đái tháo đường, bệnh tim mạch và trầm
cảm.Cương cứngdương vậtlà mộtquá trình phức tạpliên quan đếntâm lývànội
tiết tốđầu vào, vàcơ chếnoncholinergic và nonadrenergic. Nitric oxide (NO)
được cho làảnh hưởng tới sự cương cứngcủa dương vật theo




chếnoncholinergic và nonadrenergic. NOkích hoạtguanylylcyclasehòa tan,
làm tăng 3 ',5'-cyclic guanosinemonophosphate(cGMP)ở các tế bàonội mô
trongthể hangcủa dương vật.Suy giảmNOlà một trong những nguyên nhân
gây bệnhrối loạn chức năngcương dương.
Ngoài ra, suy giảm nội tiết tố đầu vào là một trong các nguyên nhân gây
chứng ED. Androgen là một hormon sinh dục giống đực, đóng vai trò quan
Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thế Huỳnh 1202
1


Viện Đại học Mở Hà Nội

Khoa Công nghệ sinh học

trọng trong chức năng sinh sản của giống đực. Nó cần thiết để hình thành và
duy trì đặc tính sinh dục nam thứ phát, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và
hoạt động tình dục. Trên thế giới hiện nay, phương pháp được dùng nhiều
nhất để đánh giá hoạt tính androgen của thuốc là phương pháp Hershberger.
Phương pháp Hershberger là một phương pháp thường qui, có giá trị, dễ tiến
hành và thường được chọn cho những sàng lọc in vivo nhằm phát hiện các
thuốc có tính chủ vận hay đối kháng với androgen.
Do vậy, “Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính adrogen từ rễ cây
Côngsêlên(Prismatomeris memecyloides Craib.)” mang ý nghĩa thiết thực.
Mục tiêu cần đạt được
1) Tổng quan các tài liệu trong nước và nước ngoài có liên quan đến
chi Prismatomeris nói chung và cây Prismatomeris memecyloides nói riêng,
về thành phần hóa học, hoạt tính sinh học của các lớp chất. Giới thiệu về cây

Prismatomeris memecyloides.
2) Xây dựng quy trình chiết xuất và phân lập các phần chiết của cao
cồn 70o từ rễ cây Côngsêlên (Prismatomeris memecyloides).
3) Nghiên cứu tác dụng androgen của cao cồn 700 trên mô hình chuột
cống đực non thiến.
4) Phân lập và xác định được cấu trúc của các hợp chất từ cao cồn 700
rễ cây Côngsêlên.

Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thế Huỳnh 1202
2


Viện Đại học Mở Hà Nội

Khoa Công nghệ sinh học

PHẦN I
TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu về chi Prismatomeris
1.1.1. Sơ lược về chi Prismatomeris
Prismatomerislà

một

chithực

vật




hoathuộc

họ

Thiến

thảo(Rubiaceae).
Chi Prismatomeris phân bố chủ yếu ở Ấn Độ, phía nam Trung Quốc,
các nước Ðông Dương, bán đảo và quần đảo Malaysia.
Tại Việt Nam, chi Prismatomeris đã được Phạm Hoàng Hộ (2000) ghi
nhận gồm 5 loài: P. tetrandra (Roxb.)K. Schum, P. tetrandra subsp.
malayana (Ridl.), P. filamentosa (Craib.), P. memecyloides (Craib.), P.
sessiliflora (Pit.) [1].
Prismatomeris tetrandra (Roxb.) K. Schum (Lăng trang)
Đại mộc cao 2-8 m, không lông, nhánh nhiều. Lá có phiến xoan ngược,
dài 8-14 cm, dai, xám dợt hay nâu vàng lúc khô, cuống 5-7 mm, lá bẹ 2-3
mm. Hoa có cọng dài, trắng, thơm, dài 2 mm, vành có ống cao 10-15 mm,
noãn sào 2 buồng. Phì quả cao 9-15 mm, đen đen,hạt 2, cao 5 mm.
Cây ra hoa tháng 1-6, có quả tháng 8-11.
Tên gọi khác: cây Mui.
Phân bố: Quảng Ninh, Đồng Nai (Biên Hòa), Tây Ninh, An Giang.
Prismatomeris tetrandra subsp. malayana (Ridl.) J.J.Johanss
(Lang trang Malay)
Tiểu mộc, cành non vuông vuông. Lá có phiến bầu dục thon, 10,5 x 3,8
cm, chót có múi, đáy nhọn, gân phụ 8 cặp, cuống dài 1 cm, lá bẹ nhọn, dài 1-2
mm. Tán ở ngọn nhánh, cọng hoa mảnh như chỉ, dài 1 cm, đài hình chén, 5
răng, vành hoa có ống cao 11-21 mm, tai trắng, dài 7-14 mm, noãn sào 2
buồng, 1 noãn. Phì quả tròn tròn, to 7 mm, hạt 1-2.

Phân bố:Khánh Hòa (Nha Trang).
Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thế Huỳnh 1202
3


Viện Đại học Mở Hà Nội

Khoa Công nghệ sinh học

Prismatomeris filamentosa (Craib.) (Lang trang sợi)
Lá có phiến bầu dục tròn dài, to 8,5 x 3,5 cm, tà ở hai đầu, gân phụ 1011 cặp, lồi ở hai mặt, vàng vàng, cuống dài 6-8 mm, lá bẹ cao 1-2 mm. Hoa ở
chót nhánh, tán không cọng, không lông, cọng hoa 1 cm, đài hình chén, 5
răng thấp, vành có ống dài 13 mm, tai dài 5-7 mm, noãn sào 2 buồng 1 noãn,
vòi nhụy thò. Phì quả xoan, cao 8 mm.
Prismatomeris sessiliflora (Pit.) (Lang trang hoa không cọng)
Nhánh nâu vàng, láng. Lá có phiến bầu dục dài, to 15-20 x 3-5 cm,
không lông, bìa nguyên, gân phụ 7-10 cặp, lúc khô vàng vàng, cuống ngắn, lá
bẹ có 2 múi. Tán trên cọng dài ở nách lá, cọng hoa ngắn, không đến 3 mm,
đài hình chén, răng nhỏ, vành có ống dài 2 cm, tai thon nhọn, dài 6-7 mm. Phì
quả to vào 5 mm.
Phân bố: Đồng Nai.
1.2.1. Các nghiên cứu thành phần hóa học của Prismatomeris
Trên thế giới, cho đến nay mới chỉ cómột số công trình nghiên cứu về
một số loài như P. malayana, P. tetrandra, P.fragrans, P. connata.
Các lớp chất chính được phát hiện từ các loài trên

bao gồm:


Anthraquinones, anthraquinone glycosides, iridoid and iridoid glycosides,
triterpenoids, saponin, phenolic glycosides và phytosterols.
Một số tác dụng sinh học của các hợp chất trên như gây độc tế bào,
chống co thắt, kháng lao, kháng nấm đã được công bố [2-6].
Các anthraquinones và anthraquinone glycosides

Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thế Huỳnh 1202
4


Viện Đại học Mở Hà Nội

Khoa Công nghệ sinh học

Hình 1.2: Các anthraquinones và anthraquinone glycosides (1-47)
được phân lập từ chi Prismatomeris
STT

Chất

Loài
P. malayana,

1

P. tetrandra,

Rubiadin


P. sessiliflora,
P. fragrans
P. malayana,
P. cotana,
2

Rubiadin-1-methyl ether

P. tetrandra,
P. sessiliflora,
P. fragrans

Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thế Huỳnh 1202
5


Viện Đại học Mở Hà Nội

Khoa Công nghệ sinh học

3

Damnacanthol

4

2-methoxy-3-oxyhydroxymethyl-9,10-anthraquinone P. malayana


5
6

P. malayana

1-ethyl-3-hydroxymethyl-4-hydroxy-9,10-

P. malayana

anthraquinone
Lucidin-3-methyl ether

P. malayana
P. malayana,

7

P. fragrans,

Lucidin-ω-methyl ether

P. cotana,
P. glabra
8

1-hydroxy-3-methoxy-2-(methoxymethyl)-9,10-

P. glabra


anthraquinone

9

2-methyl-3-methoxy-9,10-anthraquinone

P. glabra

10

1,3-dimethoxy-2-methyl-9,10-anthraquione

P. glabra

1-hydroxy-2,3,4-trimethoxy-7-methylanthracene-

P. cotana

11

9,10-dione
1-hydroxy-2,3-dimethoxy-7-methyl-9,10-

P. cotana,

anthraquinone

P. tetrandra

13


1,2,3-trimethoxy-7-methylanthraquinone

P. cotana

14

1,3-dihydroxy-2-methylanthraquinone

P. cotana

15

Ibericin

P. cotana

1,3-dihydroxy-2-(hydroxymethyl)-9,10-

P. cotana

12

16
17

anthraquinone
1,3-dihydroxy-5,6-dimethoxy-2-methyl-9,10-

Khóa luận tốt nghiệp


P. cotana,

Nguyễn Thế Huỳnh 1202
6


Viện Đại học Mở Hà Nội

Khoa Công nghệ sinh học

anthraquinone

P. tetrandra,
P. malayana,

3-hydroxy-1,5,6-trimethoxy-2-methyl-9,10-

P. cotana,

anthraquinone

P. tetrandra

19

1-methoxy-2-methylanthraquinone

P. cotana


20

2-hydroxy-1-methoxyanthraquinone

P. cotana

18

P. cotana,
21

Techtoquinone

P. malayana,
P. tetrandra

22

2-methoxyanthraquinone

P. cotana

23

6-methoxyibericin

P. cotana

24


P. tetrandra,

1-hydroxy-2-methyl-9,10-anthraquinone

P. malayana
25

1,3-dihydroxy-2-methoxy-9,10-anthraquinone

P. tetrandra

26

2-hydroxy-3-hydroxymethyl-9,10-anthraquinone

P. tetrandra

27

Nordamnacanthal

P. malayana,
P. fragrans
P. malayana,

28

Damnacanthal

P. fragrans,

P. tetrandra

29
30

2-hydroxymethyl-1-methoxy-9,10-anthraquinone

P. malayana

1,3-dihydroxy-5,6-dimethoxy-2-methoxymethyl-

P. conata,

9,10-anthraquinone

Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thế Huỳnh 1202
7


Viện Đại học Mở Hà Nội

Khoa Công nghệ sinh học
P. malayana

31

1-hydroxy-2-hydroxymethyl-3-


P. fragrans

methoxyanthraquinone

32

2-hydroxy-3-methoxyanthraquinone

P. tetrandra

33

1-O-methylrubiadin 3-O-β-primeveroside

P. connata

34

Damnacanthol 3-O-β-primeveroside

P. connata

35

Rubiadin 3-O-β-primerveroside

P. connata

36


Lucidin 3-O-β-primeveroside

P. connata

37

1,3-dihydroxy-2-(methoxymethyl)anthraquinone 3- P. connata
O-β-primerveroside

38

Digiferruginol ω-gentiobiose

P. connata

39

Prisconnatanone A

P. cotana

40

Prisconnatanone B

P. cotana

41

Prisconnatanone C


P. cotana

42

Prisconnatanone D

P. cotana

43

Prisconnatanone E

P. cotana

44

Prisconnatanone F

P. cotana

45

Prisconnatanone G

P. cotana

46

Prisconnatanone H


P. cotana

47

Prisconnatanone I

P. cotana

Bảng 1.1: Các anthraquinones và anthraquinone glycosides (1-47)
được phân lập từ các loài của chi Prismatomeris

Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thế Huỳnh 1202
8


Viện Đại học Mở Hà Nội

Khoa Công nghệ sinh học

Các iridoid và iridoid glycosides

Hình 1.3: Các iridoid và iridoid glycosides (48-54) được phân lập
từ chiPrismatomeris

Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thế Huỳnh 1202

9


Viện Đại học Mở Hà Nội
STT

Khoa Công nghệ sinh học
Chất

Loài

48

Prismatomerin

P. tetrandra

49

Gaetneroside

P. tetrandra

50

Asperulosidic acid

P. cotana,
P. malayana


51

P. cotana,

Deacetyl asperulosidic acid

P. malayana
52

P. cotana,

Asperuloside

P. malayana
53

Deacetyl asperuloside

P. cotana

54

Prismalayanoside

P. malayana

Bảng 1.2: Các iridoid và iridoid glycosides (48-54) được phân lập
từ các loài của chi Prismatomeris
Các triterpenoids và saponin


Hình 1.4: Các triterpenoids (55-61) và saponin (62) được phân lập
từ chi Prismatomeris
Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thế Huỳnh 1202
10


Viện Đại học Mở Hà Nội

Khoa Công nghệ sinh học

STT

Chất

Loài

55

Oleanolic acid acetate

P. fragrans

56

3β-O-acetyl-11α,12α -epoxyolean-28,13-olide

P. fragrans


57

Ursolic acid

P. malayana
P. tetrandra

58

23-hydroxyursolic acid

P. malayana

59

Barbinervic acid

P. malayana

60

3β-hydroxyurs-11-en-13,28-olide

P. malayana

61

3β-acetylolean-12-en-28-oic acid

P. malayana


28-O-β-glucopyranosyl-3α,19α,24-trihydroxyurs-

P. malayana

62

12-en-28-oic acid
Bảng 1.3: Các triterpenoids (55-61) và saponin (62) được phân lập
từ các loài của chi Prismatomeris
Các phenolic glycosides và phytosterols

Hình 1.5: Các phenolic glycosides (63-64) và phytosterols (65-66)
được phân lập từ chi Prismatomeris

Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thế Huỳnh 1202
11


Viện Đại học Mở Hà Nội
STT

Khoa Công nghệ sinh học
Chất

Loài

63


Prismaconnatoside

P. cotana

64

Berchemolide

P. cotana

65

β-Sitosterol

P. tetrandra

66

Daucosetrol

P. tetrandra

Bảng 1.4: Các phenolic glycosides (63-64) và phytosterols (65-66)
được phân lập từ các loài của chi Prismatomeris
1.1.3. Tác dụng dược lý của chi Prismatomeris
Từ những năm cuối thế kỉ 20 trở lại đây, các nghiên cứu về chi
Prismatomeris còn khá ít và tập trung chủ yếu vào 4 loài P. connata, P.
fragrans, P. malayana và P.tetrandra.
+ Từ rễ cây P. connata, các nhà khoa học Trung Quốc đã phân lập

dược6 hợp chất anthraquinone glucoside và có độc tính thấp với dòng ung thư
A549 và HepG2[7].
+ Từ rễ và thân cây P. fragrans, 7 hợp chất anthraquinone và 03
triterpenoid đã được phân lập. Các hợp chất trên đều có tác dụng kháng bệnh
sốt rét, kháng lao, kháng nấm, kháng dòng ung thư BC và NCI-H187[8].
1.2. Giới thiệu về câyPrismatomeris memecyloides
1.2.1. Đặc điểm thực vật của cây Prismatomeris memecyloides
Prismatomeris memecyloides là một loài thực vật có hoa trong họ
Thiến thảo. Loài này được Craib miêu tả khoa học đầu tiên năm 1932 [9].
Theo Phạm Hoàng Hộ, cây Prismatomeris memecyloides(Craib.) thuộc
họ Cà phê (Rubiaceae) - Lang trang dạng sầm, là cây tiểu mộc nhánh có vỏ
nâu trắng, nhánh già nâu sậm. Lá có phiến bầu dục to 9-12 x 3,5-4,5 cm, chót
nhọn, đáy tà, không lông, gân phụ 10 cặp, đi đến sát bìa mặt trên ôliu hay đen,
mặt dưới nâu, cuống dài 6mm, lá bẹ mau rụng. Chụm ở chót nhánh, cọng hoa

Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thế Huỳnh 1202
12


Viện Đại học Mở Hà Nội

Khoa Công nghệ sinh học

nhưchỉ, dài 2 cm, đài hình ly cao 1,5mm, răng rất thấp, vành cao đến 2cm,
ống mảnh, không lông, tai 5, mỏng [1].
Cây Prismatomeris memecyloides Craib. được người dân tộc Thái tỉnh
Sơn La gọi là cây Côngsêlên và được người dân sử dụng điều trị thiểu năng
sinh dục nam và nâng cao sức khoẻ.

Phân bố: Vùng rừng núi Tây Nguyên, và chủ yếu là các vùng rừng núi
phía bắc bao gồm Hòa Bình, Lào Cai, Lai Châu, Lạng Sơn và Tuyên Quang.

Hình 1.1: Rễcây Côngsêlên
1.2.2. Tác dụng dược lý của rễ cây Prismatomeris memecyloides (Craib.)
Cây Côngsêlên được nghiên cứu sơ bộ về mặt hóa học và tác dụng sinh
học lần đầu tiên bởi bác sĩ Phạm Xuân Khu và cộng sự tại Bệnh Viện tỉnh
Sơn La trong đề tài cấp tỉnh Sơn La năm 2005-2006 “Điều tra nghiên cứu bài
thuốc nam của dân tộc Thái tỉnh Sơn La điều trị thiểu năng sinh dục
nam”[10].
Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thế Huỳnh 1202
13


Viện Đại học Mở Hà Nội

Khoa Công nghệ sinh học

Về kết quả nghiên cứu tác dụng sinh học: Đã phát hiện cao nước rễ
Côngsêlên ở liều 0,5ml/ngày có tác dụng tăng cường nội tiết sinh dục
namkiểu Testosteron trong mô hình chuột bị cắt bỏ tinh hoàn. Cao nước rễ
Côngsêlên không gây độc tính cấp (không xác định được LD50).
1.3. Tổng quan về androgen và phương pháp đánh giá hoạt tính
androgen.
1.3.1 Tổng quan về androgen
Androgen là một hormon sinh dục giống đực, đóng vai trò quan trọng
trong chức năng sinh sản của giống đực. Nó cần thiết để hình thành và duy trì
đặc tính sinh dục nam thứ phát, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và hoạt

động tình dục.
Ở người, androgen quan trọng nhất do tinh hoàn tiết ra là testosteron.
Các androgen khác là androstenedion, dehydroepiandrosteron đều có tác dụng
yếu. Mỗi ngày cơ thể sản xuất khoảng 8 mg testosteron. Trong đó, 95% là do
tế bào Leydig, còn 5% là do thượng thận.
Lượng testosterone thay đổi trong ngày, cao nhất vào lúc sáng sớm.
Bình thường, lượng testosterone là 300-1200 nanogram/dl. Hàm lượng
testosterone cao nhất ở tuổi 20, sau đó cứ 10 năm sụt giảm 10%. Nam giới sau
30 tuổi, mỗi năm lượng testosterone hụt mất khoảng 1,5%, nếu vì một lý do
nào đó mà giảm quá mức testosterone thì sẽ xuất hiện những triệu chứng như
giảm ham muốn tình dục, giảm khoái cảm, giảm khối lượng cơ, tăng mỡ
bụng, trầm cảm, chán nản.
Huyết tương phụ nữ có nồng độ testosteron khoảng 0,03 µg/ dL do
nguồn gốc từ buồng trứng và thượng thận.
Khoảng 65% testosteron trong máu gắn vào sex hormone-binding
globulin (TeBG), phần lớn số còn lại gắn vào albumin, chỉ khoảng 2% ở dạng
tự do có khả năng nhập vào tế bào để gắn vào receptor nội bào.
Tác dụng của androgen

Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thế Huỳnh 1202
14


Viện Đại học Mở Hà Nội

Khoa Công nghệ sinh học

- Làm phát triển tuyến tiền liệt, túi tinh, cơ quan sinh dục nam và đặc

tính sinh dục thứ yếu.
- Đối kháng với estrogen.
- Làm tăng tổng hợp protein, phát triển xương, làm cho cơ thể phát
triển nhanh khi dậy thì (cơ bắp nở nang, xương dài ra). Sau đó sụn nối bị cốt
hóa.
- Kích thích tạo hồng cầu, làm tăng tổng hợp heme và globin.
- Testosteron không phải là dạng có hoạt tính mạnh. Tại tế bào đích,
dưới tác dụng của 5 α - reductase, nó chuyển thành dihydrotestosteron có hoạt
tính.Cả 2 cùng gắn vào receptor trong bào tương để phát huy tác dụng. Trong
bệnh lưỡng tính giả, tuy cơ thể vẫn tiết testosteron bình thường, nhưng tế bào
đích thiếu 5α - reductase hoặc thiếu protein receptor với testosteron và
dihydrotestosteron (Griffin, 1982), nên testosteron không phát huy được tác
dụng.
- Dưới tác dụng của aromatase ở một số mô (mỡ, gan, hạ khâu não),
testosteron có thể chuyển thành estradiol, có vai trò điều hòa chức phận sinh
dục.
Phân hủy và thải trừ
Lượng testosterone không được gắn với mô đích sẽ nhanh chóng bị
biến đổi (chủ yếu do tác dụng của gan) thành androsterone và
dehydroepiandrosterone và ở trạng thái kết hợp (glucoronide hay sulfate) rồi
đi vào ruột (theo mật) hoặc ra ngoài theo nước tiểu.
Cơ chế nội sinh testosterone ở tinh hoàn và tuyến thượng thận
Ở động vật bình thường sự tổng hợp testosteron diễn ra chủ yếu ở tinh
hoàn và một phần nhỏ tại tuyến thượng thận. Ở tế bào Leydig của tinh hoàn,
các phân tử cholesterol trên màng tế bào sẽ được vận chuyển vào bên trong,
chuyển hóa thành pregnenolon, qua hàng loạt các phản ứng xúc tác bởi
enzyme để tạo thành testosteron [11-13].

Khóa luận tốt nghiệp


Nguyễn Thế Huỳnh 1202
15


Viện Đại học Mở Hà Nội

Khoa Công nghệ sinh học

Một số nguyên nhân khiến lượng testosterone ở nam giới suy giảm
- Bệnh đái tháo đường: Đây là một nguyên nhân quan trọng của rối
loạn cương cử, có thể do hẹp động mạch thẹn trong, tổn thương thần kinh
thực vật hay tổn thương nội mô
- Ảnh hưởng của tuổi tác: Người lớn tuổi ít quan tâm tới tình dục, xem
việc kém hoặc không cương cử cũng không phải là bệnh lý.
- Một số bệnh bẩm sinh, bệnh tự miễn, HIV/AIDS, tác dụng phụ một
số thuốc, tai nạn gây chấn thương tinh hoàn, ung thư tinh hoàn, v/v.
1.3.2 Phương pháp đánh giá hoạt tính androgen
Trên thế giới hiện nay, phương pháp được dùng nhiều nhất để đánh giá
hoạt tính androgen của thuốc là phương pháp Hershberger[14].
Phương pháp Hershberger:Là một phương pháp thường qui, có giá trị,
dễ tiến hành và thường được chọn cho những sàng lọc in vivo nhằm phát hiện
các thuốc có tính chủ vận hay đối kháng với androgen. Do chuột non đang
thời kỳ sinh trưởng và phát triển mạnh nhất, đặc biệt là cơ quan sinh sản, nên
nghiên cứu tác dụng của một thuốc hướng sinh dục trên chuột non cho kết quả
rõ nhất. Dựa trên so sánh đối chiếu hai nhóm chuột cống đực non thiến và
không thiến, sẽ đánh giá được tác dụng của thuốc lên chức năng sinh sản nam.
Đây là phương pháp tốt để phát hiện, so sánh và đánh giá các hoạt chất và
dịch chiết cây thuốc hiệu quả dựa trên hoạt tính androgen[15-17].
Những nghiên cứu gần đây cho thấy, một số dịch chiết, phân đoạn và
hoạt chất được chứng minh có tác dụng tăng cường sinh lực nam giới khi

được thử bằng phương pháp in vitro, in vivo trên động vật và trên người.
+

Dịch chiết nước của rễ cây Cnestis ferruginea (Họ Connaraceae)

ở liều 52mg/kgP làm tăng paroxetine trong hành vi tình dục trên chuột đực
Wistar[18].
+Các phân đoạn phân bố như phân đoạn giàu indole alkaloid của cây
Aspidosperman uler (Họ Apocynaceae) ở liều 25 và 50 mg/kgP làm tăng sự
cương dương trên chuột đực[19].
Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thế Huỳnh 1202
16


Viện Đại học Mở Hà Nội

Khoa Công nghệ sinh học

+ Phân đoạn clorofoc của cây Corchorus depressus có tác dụng in vitro
trên tế bào cơ trơn của dương vật thỏ vàở liều 25 và 49 mg/kgP có tác dụng in
vivo làm tăng hành vi tình dục trên chuột đực[20].
+ Một số các lớp chất tự nhiên đã được phát hiện có tác dụng như các
xanthone tách từ rễ cây Securidaca longepedunculata có tác dụng in vitro trên
tế bào cơ trơn của dương vật thỏ [21].
+ Các pyrano-isoflavones từ rễ cây Eriosema kraussianum, các hợp
chất quassinoid từ rễ cây Eurycoma longifolia (Bá bệnh) có tác dụng in vitro
trên tế bào cơ trơn của dương vật thỏ[22].
+ Dịch chiết nước của cây Crocus satious (Họ Iridaceae) ở liều

200mg/kgP và 400 mg/kgP trên bệnh nhân RLCD trong 10 ngày[23].
Tóm lược các tài liệu nghiên cứu in vitro và in vivo cho thấy, khi
nghiên cứu các dịch chiết, phân đoạn hay hợp chất có tác dụng điều trị bệnh
rối loạn cương dương và yếu sinh lý nam giới, các nhà khoa học thường đánh
giá tác dụng tăng kích thích tế bào cơ trơn dương vật, tăng testosterone, tăng
kích thích hormon sinh dục và hành vi tình dục trên động vật, v/v.
Phương pháp nghiên cứu hoạt tính androgen trên chuột cống đực
non không thiến
Chuột cống đực non 42-50 ngày tuổi, được nuôi ổn định 5 đến 7 ngày
trong môi trường phòng thí nghiệm, sau đó tiến hành thí nghiệm theo các
bước sau:
- Chia chuột ngẫu nhiên vào 5 lô, mỗi lô 10 con như sau:
+ Lô1: Uống dung môi pha thuốc.
+

Lô 2: Tiêm dưới da đùi dung dịch testosterone.

+ Lô 3: Uống mẫu thử X liều 1 (tương đương liều dự kiến dùng trên
người).
+ Lô 4 và 5: Uống mẫu thử X liều tăng dần so với lô 3.

Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thế Huỳnh 1202
17


Viện Đại học Mở Hà Nội

Khoa Công nghệ sinh học


- Chuột được uống thuốc thử hoặc dung môi mỗi ngày 1 lần vào buổi
sáng, trong vòng 10 ngày.
- Đến ngày thứ 11 (24 giờ sau khi uống liều thuốc cuối cùng), cân trọng
lượng chuột, sau đó giết chuột.
- Lấy ít máu, li tâm tách huyết thanh để làm xét nghiệm định lượng
nồng độ testosteron máu.
- Bóc tách các cơ quan sinh dục bao gồm: túi tinh, tuyến cowper, cơ
nâng hậu môn – hành hang, tuyến tiền liệt, đầu dương vật. Sau đó cân ngay
trên cân phân tích, riêng túi tinh được ép nhẹ cho hết tinh dịch rồi mới cân.
- Kết quả được tính theo trọng lượng cơ quan (mg)/10g trọng lượng cơ
thể chuột.
- So sánh kết quả giữa các lô.
Phương pháp nghiên cứu hoạt tính androgen trên chuột cống đực
non thiến
Cơ bản quy trình giống phương pháp nghiên cứu hoạt tính androgen
trên chuột cống đực non không thiến, tuy nhiên trước khi chia chuột vào 5 lô,
mỗi lô 10 con thì cần:
- Gây mê chuột bằng thiopental. Sau đó thiến chuột, cắt bỏ 2 tinh hoàn
2 bên.
- Chuột được tiêm kháng sinh dự phòng và giảm đau sau mổ bằng
piroxican liều 3 ml/kg.
- Cho chuột nghỉ ngơi 7 ngày.

Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thế Huỳnh 1202
18



×