Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Báo cáo thực tập: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN ĐỊNH – TỈNH THANH HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.8 KB, 39 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Phạm Thị Hồng Phương

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TÊN CHUYÊN ĐỀ: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT
THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN ĐỊNH
TỈNH THANH HÓA

Địa điểm thực tập
Giáo viên hướng dẫn
Đơn vị công tác
Sinh viên thực hiện
Lớp

: Phòng Tài nguyên và Môi trường
Huyện Yên Định – Tỉnh Thanh Hóa
: ThS Cô Phạm Thị Hồng Phương
: Khoa Môi trường Trường Đại Học Tài Nguyên
& Môi Trường Hà Nội
: Lê Thị Quỳnh Hoa
: CD11QM2

Thanh Hóa, tháng 4 năm 2015


Báo cáo thực tập tốt nghiệp



GVHD: Phạm Thị Hồng Phương
Lời cảm ơn

Thực tập tốt nghiệp là quá trình học tập để cho mỗi sinh viên vận dụng những
kiến thức, lý luận đã được học trên nhà trường vào thực tiễn, tạo cho sinh viên làm
quen những phương pháp làm việc, kỹ năng công tác. Đây là giai đoạn không thể thiếu
được đối với mỗi sinh viên trong quá trình học tập. Được sự nhất trí của Ban giám
hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường, Trường Đại học Tài nguyên và
Môi trường Hà Nội, em nghiên cứu đề tài: “Thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt
trên địa bàn Huyện Yên Định, Tỉnh Thanh Hóa”.
Thời gian thực tập tuy không dài nhưng đã đem lại cho em những kiến thức bổ ích
và những kinh nghiệm quý báu, đến nay em đã hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Phòng Tài nguyên & Môi trường Huyện
Yên Định đã tạo điều kiện, nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập tốt ngiệp.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Môi trường, những
người đã giảng dạy và đào tạo hướng dẫn chúng em và đặc biệt là cô giáo ThS.Phạm
Thị Hồng Phương, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực
tập và hoàn thành bài tốt nghiệp này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến chị Lê Thị Oanh, cán bộ công nhân viên phòng
Tài Nguyên và Môi trường Huyện Yên Định đã chỉ bảo tận tình, cung cấp đầy đủ tài
liệu liên quan đến bài báo cáo, giúp em hoàn thiện bài báo cáo này.
Do thời gian có hạn, lại bước đầu mới làm quen với phương pháp mới chắc
chắn báo cáo không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các
thầy, cô giáo cùng toàn thể các bạn sinh viên để bài thực tập này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Lê Thị Quỳnh Hoa



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Phạm Thị Hồng Phương

MỤC LỤC


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Phạm Thị Hồng Phương
DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Phạm Thị Hồng Phương

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TN & MT

: Tài nguyên và Môi trường

CTRSH

: Chất thải rắn sinh hoạt

CTR


: Chất thải rắn

HTX

: Hợp tác xã

CTCP

: Công ty cổ phần

BVMT

: Bảo vệ môi trường

UBND

: Uỷ ban nhân dân

QLMT

: Quản lý môi trường


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Phạm Thị Hồng Phương

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn chuyên đề


Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, có thu nhập thấp, để tồn tại trong
cuộc cạnh tranh kinh tế quyết liệt của khu vực và toàn cầu Việt Nam phải thực hiện
chính sách công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Quá trình đó sẽ gây sức ép lớn
đến môi trường. Giải pháp đặt là chúng ta phải có sự kết hợp chặt chẽ quá trình phát
triển với các vấn đề môi trường, coi lợi ích môi trường là một yếu tố phải cân nhắc
trước khi hoạch định chính sách phát triển. Cùng với sự phát triển kinh tế, các đô thị,
các ngành sản xuất kinh doanh và dịch vụ ngày càng được mở rộng, nó tạo ra một
lượng chất thải lớn bao gồm: chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, y tế, chất thải
nông nghiệp chất thải xây dựng
Không chỉ ở những khu đô thị, ở các thành phố lớn, những khu dân cư đông
đúc, tình trạng rác thải tràn lan chưa được xử lý triệt để mà nhiều khu vực nông thôn
nước ta hiện nay mới thực sự là một nguy cơ về ô nhiễm môi trường nhưng lại chưa
nhận được sự quan tâm cũng như đầu tư hợp lý của chính quyền. Đáng chú ý, nhiều
nơi do ý thức người dân, địa hình rộng lớn… nên nhiều người còn coi nhẹ, chưa quan
tâm đúng mức tới tình trạng ô nhiễm do rác thải gây ra. Hơn nữa, hầu hết các khu dân
cư ở nông thôn chưa có nơi xử lý rác thải đúng quy định hoặc có thì lại nằm biệt lập,
khó vận chuyển rác tới đó để xử lý.
Theo tìm hiểu, do thói quen sinh hoạt lâu đời, những nơi tập kết khá nhiều rác
của các vùng quê đó là các khu chợ làng, khu đất trống cuối làng hay các bãi đất ruộng
trống. Hầu hết các chợ ở nông thôn đều là chợ tạm bởi vậy rất ít chợ có thể xây dựng
được hố rác cho mình. Mà nếu xây được hố rác thì khi rác trong hố đầy đều không biết
đưa đến đâu để xử lý nên chỉ còn một cách, đó là đốt. Mỗi khi ban quản lý chợ đốt rác
thì cư dân quanh chợ phải đóng chặt cửa, cố thủ trong nhà vì sản phẩm của hàng trăm
thứ cháy khét bốc mùi. Có lẽ, xử lý bằng cách đốt rác thải là cách mà hầu hết các hộ
dân hoặc các vùng nông thôn đang làm hiện nay. Tuy nhiên, có rất nhiều loại rác thải
không bị phân hủy hoặc không xử lý được bằng cách này. Và đó chính là nguy cơ tiềm
ẩn. Hiện rất ít vùng nông thôn có thể tự xây dựng được bãi rác riêng cho mình do kinh
phí và dây truyền xử lý rất cao. Quỹ đất dành cho sản xuất ngày càng bị thu hẹp lại
nên dành một diện tích đất cho dân đổ rác cũng là một vấn đề nan giải đối với từng địa
phương. Nhưng khi đã có bãi rác thì việc thay đổi thói quen đổ rác bừa bãi của những

người nông dân này cũng không phải là việc có thể làm trong một sớm một chiều. Một
số địa phương đã quy hoạch được bãi đổ rác chung nhưng việc vận chuyển rác trong
từng khu dân cư đến bãi rác cũng là vấn đề nan giải. Diện tích rộng không có xe rác để
6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Phạm Thị Hồng Phương

tập trung, không có xe chuyên dụng để vận chuyển rác thải cũng khiến cho việc tập kết
rác thải là vô cùng khó khăn.
Hậu quả của tình trạng rác thải nông thôn bừa bãi và tràn lan như hiện nay thì ai
cũng biết. Đó chính là việc môi trường sống của chính người nông dân đang bị đe dọa.
Từ những ao làng, sông ngòi, đường sá, đồng ruộng… đang bị ảnh hưởng rất nhiều.
Cụ thể, chỉ tính riêng hệ sinh thái được cho là tương đối xanh sạch như ở nông thôn
cũng đang bị đe dọa nghiêm trọng. Nếu trước đây, những loài thủy hải sản thường xuất
hiện rất nhiều ở nông thôn thì hiện nay, chúng hầu như không còn nữa vì môi trường
đã bị ô nhiễm. Đó không chỉ là vấn đề tài nguyên thủy sản mà xét một cách lâu dài, hệ
quả của việc nhiều loài trong chuỗi hệ sinh thái sống ở nông thôn bị suy giảm, cạn kiệt
cũng ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của con người. Còn nguy hại hơn, tại nhiều địa
phương, khi mà lượng chất thải quá lớn có thể dẫn tới các loại dịch bệnh, ảnh hưởng
trực tiếp tới sức khỏe con người. Đó là các căn bệnh hô hấp, bệnh đường ruột, bệnh
ung thư… đang ngày một xuất hiện nhiều hơn ở nông thôn, do những hóa chất độc hại
mà con người vô tình hay cố ý thải ra môi trường.
Hiện nay ô nhiễm môi trường đang ngày càng trầm trọng hơn không chỉ ô
nhiễm về không khí mà còn ô nhiễm về đất, nước và hậu quả mà chúng mang lại là
ảnh hưởng rất nhiều về mọi mặt đối với cuộc sống của con người. Các chất thải ngày
càng nhiều và phong phú hơn, trong khi đó các biện pháp xử lý thì kém hiệu quả cùng
với sự không quan tâm một cách sát sao đã làm cho môi trường ngày một tồi tệ hơn.

Vì vậy bảo vệ môi trường đang là một vấn đề cấp bách. Dựa trên những bất cập trên
tôi quyết định chọn chuyên đề “THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN ĐỊNH – TỈNH THANH HÓA” để
thấy rõ hơn về thực trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn. Qua đó giúp mọi người
cũng như các cơ quan chức năng chủ động hơn trong công tác bảo vệ môi trường giúp
cải thiện môi trường sinh thái tạo ra những điều kiện sống tốt hơn cho người dân sinh
sống tại nông thôn.
2. Đối tượng, phạm vi và phương pháp thực hiện chuyên đề thực tập
 Đối tượng nghiên cứu: Hiện trạng và công tác quản lý CTRSH trên địa bàn Huyện

+
+

+

Yên Định, Tỉnh Thanh Hóa.
Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: Chuyên đề được thực hiện tại địa bàn Huyện yên Định; Phòng Tài
nguyên & Môi trường Huyện Yên Định, Tỉnh Thanh Hóa
Thời gian: Chuyên đề được thực hiện từ ngày 09/02/2015 đến ngày 17/04/2015
Phương pháp thực hiện:
Nghiên cứu tại bàn : sử dụng mạng internet để tìm kiếm thông tin, số liệu liên quan
đến đề tài.
7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
+
+
3.












+
+
+
+
+

+
+
+
+
+

GVHD: Phạm Thị Hồng Phương

Phương pháp kế thừa : sử dụng tài liệu của đơn vị thực thực tập về tình hình thu gom,
xử lý rác thải của thị trấn qua từng năm
Phương pháp chuyên gia : Tham khảo và lấy ý kiến của giáo viên và cán bộ hướng
dẫn.
Mục tiêu và nội dung của chuyên đề

Mục tiêu:
Điều tra được khối lượng, thành phần và mức độ phát sinh CTRSH trên địa bàn nghiên
cứu.
Đánh giá được hiện trạng quản lý của chính quyền về CTRSH trên địa bàn nghiên cứu.
Xây sựng được giải pháp quản lý lâu dài và bền vững, góp phần giảm thiểu ô nhiễm
môi trường bởi CTRSH
Nhiệm vụ:
Đánh giá về công tác quản lý CTRSH trên địa bàn huyện.
Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý CTRSH
Đưa ra số liệu đánh giá về khối lượng thành phần và mức độ ảnh hưởng của CTRSH
Đề xuất một số giải quản lý CTRSH phù hợp.
Nội dung :
Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Huyện Yên Định
Hiện trạng
Nguồn phát sinh
Số lượng
Thành phần
Ảnh hưởng của CTRSH đến môi trường và sức khỏe cộng đồng
Công tác quản lý CTRSH trên địa bàn huyện
Hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH
Cơ sở vật chất cho các hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH
Đánh giá sự quan tâm của người dân về vấn đề CTRSH
Những tồn đọng trong công tác quản lý
Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH

8


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


GVHD: Phạm Thị Hồng Phương

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP

1. Tên cơ quan thực tập: Phòng Tài nguyên và Môi trường Huyện Yên Định, Tỉnh Thanh

Hóa
2. Địa chỉ cơ quan thực tập: Thị trấn Quán Lào, Huyện Yên Định, Tỉnh Thanh Hóa
3. Tổ chức bộ máy






+

+

+

4.



Họ và tên

Chức vụ

Nguyễn Xuân Tùng


Trưởng phòng

Hà Văn Thắng

Phó phòng

Nguyễn Văn Mạnh

Phó phòng

Hoàng Văn Tiến

Phó phòng

Trưởng phòng: anh Nguyễn Xuân Tùng
Phó phòng: anh Hà Văn Thắng (Trưởng bộ phận Môi trường: nước, khí tượng, thủy
văn)
Phó phòng: anh Nguyễn Văn Mạnh (Trưởng bộ phận Thanh tra pháp chế, Văn phòng
Đăng ký quyền sử dụng đất; Đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất)
Phó phòng: anh Hoàng Văn Tiến (Trưởng bộ phận quy hoạch, kế hoạch, giao đất)
Mô tả:
Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
huyện, đồng thời chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường về
thực hiện các mặt công tác chuyên môn và trước pháp luật về việc thực hiện chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và toàn bộ hoạt động của Phòng.
Phó phòng là người giúp Trưởng phòng phụ trách và theo dõi một số mặt công tác;
chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Khi Trưởng phòng vắng mặt một Phó phòng được Trưởng phòng ủy nhiệm điều hành
các hoạt động của phòng.

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Trưởng phòng và Phó phòng do Chủ tịch Ủy
ban nhân dân huyện quyết định sau khi có ý kiến chấp thuận của Ban Thường vụ
Huyện ủy.
Vị trí, chức năng; nhiệm vụ
Vị trí, chức năng
Vị trí
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân huyện Bình Chánh; chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp, toàn diện của Ủy
ban nhân dân huyện; đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ
của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố.
9


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Phạm Thị Hồng Phương

Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu
riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước để hoạt động.


Chức năng
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân
huyện thực hiện quản lý nhà nước về: đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoán sản,
môi trường, đo đạc, bản đồ.

 Nhiệm vụ
− Trình Ủy ban nhân dân huyện ban hành các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các quy
















hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật của nhà nước về quản lý tài nguyên và môi
trường; kiểm tra việc thực hiện sau khi Ủy ban nhân dân huyện ban hành.
Lập quy hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng và tổ chức thực
hiện sau khi được phê duyệt; thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của xã, thị
trấn không thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị.
Thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất,
chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu,
sử dụng tài sản gắn liền với đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân
dân huyện.
Theo dõi biến động về đất đai; cập nhật, chỉnh lý các tài liệu và bản đồ về đất đai;
quản lý hoạt động của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện;hướng dẫn, kiểm
tra việc thực hiện thống kê, kiểm kê, đăng ký đất đai đối với công chức chuyên môn
về tài nguyên và môi trường ở xã, thị trấn; thực hiện việc lập và quản lý hồ sơ địa
chính, xây dựng hệ thống thông tin đất đai của huyện.
Tham gia cùng Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan có liên quan trong việc
xác định giá đất, mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của địa phương; tham gia thực
hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định của pháp luật; tham mưu,

đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện hoặc phối hợp các cơ quan có liên quan xử lý
vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp
luật.
Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật và sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân
huyện về bảo vệ tài nguyên đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản
Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, thông tin về tài nguyên và môi
trường, các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của
pháp luật.
Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác
được giao cho Ủy ban nhân dân huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường.
Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về tài nguyên và môi trường đối với công chức
chuyên môn của xã, thị trấn.
10


Báo cáo thực tập tốt nghiệp





5.









GVHD: Phạm Thị Hồng Phương

Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen
thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công
chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật và phân công của
Ủy ban nhân dân huyện.
Quản lý tài chính, tài sản của Phòng theo quy định của pháp luật và theo phân công
của Ủy ban nhân dân huyện.
Tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường tại địa
phương theo quy định của pháp luật.
Thực hiện nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân huyện giao và theo quy định của pháp
luật.
Quyền hạn
Được quyền yêu cầu các cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn báo cáo, cung cấp số liệu có liên
quan đến lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ của Phòng Tài nguyên và Môi
trường.
Được mời các ngành, đơn vị, xã, thị trấn để hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ; phổ
biến các quy định của nhà nước liên quan đến lĩnh vực công tác do Phòng phụ trách.
Được kiểm tra hoặc tổ chức phối hợp kiểm tra đối với cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn, các
tổ chức, cá nhân về các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Phòng Tài nguyên và
Môi trường.
Được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phân cấp hoặc ủy quyền thực hiện một số công
việc thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân huyện (bằng quyết định cụ thể).
Giúp Ủy ban nhân dân huyện nhận xét, đánh giá, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ,
công chức ngành tài nguyên và môi trường theo quy định.

11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


GVHD: Phạm Thị Hồng Phương

6. Các dự án môi trường đã, đang và sẽ thực hiện

Trước kia, Phòng Tài nguyên & Môi trường Huyện Yên Định chưa thực hiện
dự án nào về môi trường. Nhưng từ năm 2013 trở lại đây, Phòng Tài nguyên Môi
trường đang thực hiện một số dự án về môi trường đó là: xây dựng bãi rác hợp vệ sinh
với hệ thống xử lý hợp vệ sinh tại bãi rác tập trung của thị trấn Quán Lào và 4 xã lân
cận, dự án xây dựng đập nước để kéo nước từ Hồ Cửa Đạt , Xã Xuân Mỹ, huyện
Thường Xuân về cho bà con làm nông có nước dùng quanh năm. Trong tương lai,
Phòng Tài nguyên và Môi trường có dự án về nước sạch phục vụ người dân, dự án xây
dựng thêm một số bãi rác hợp vệ sinh cho một số xã đông dân.

12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Phạm Thị Hồng Phương

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
2.1.
2.1.1.
2.1.1.1.

Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội Huyện Yên Định
Về điều kiện tự nhiên
Về vị trí địa lý
Yên Định là huyện đồng bằng của tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa

28km về phái Tây Bắc theo quốc lộ 45, có tọa độ địa lý từ 19056’ – 20005’ vĩ độ Bắc
và 105029’ – 105046’ kinh độ Đông. Có ranh giới giới tiếp giáp như sau:






Phía Bắc giáp các huyện: Cảm thủy, Vĩnh Lộc
Phía Nam giáp các huyện: Thọ Xuân, Thiệu Hóa
Phía Tây giáp huyện: Ngọc Lặc
Phía Đông giáp các huyện: Hoằng Hóa, Hà Trung
Trung tâm huyện là thị trấn Quán Lào, cách thành phố Thanh Hóa 28km theo
Quốc lộ 45.
Địa hình

2.1.1.2.

Yên Định có địa hình tương đối bằng phẳng, không quá phức tạp, đại đa số các
xã đều là đồng bằng, ít hoặc không có đồi núi. Tổng thể địa hình thấp dần theo hướng
Tây Bắc - Đông Nam, độ cao trung bình 200–400 m, độ dốc trung bình 25-300
Thời tiết – khí hậu

2.1.1.3.

Yên Định có thời tiết khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng trực tiếp của
gió mùa đông bắc, gió tây nam.. Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng từ 23 – 28 0C,
biên độ nhiệt hàng năm 11 – 120C, biên độ nhiệt hàng ngày từ 6 – 70C





+
+
+

+
+
+

Mùa nóng: Bắt đầu từ cuối xuân đến giữa mùa thu (khoảng từ tháng 5 đến tháng 10).
Trong thời gian thời tiết nắng to, mưa nhiều, gây ra lụt lội và hạn hán.
Mùa lạnh : Bắt đầu từ giữa mùa thu đến hết mùa xuân năm sau(khoảng từ tháng 11
đến hết tháng 4 năm sau). Mùa này thường hay xuất hiện gió mùa đông bắc lại mưa ít;
đầu mùa thường hanh khô.
Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí trung bình hằng năm: 55%
Độ ẩm không khí tháng lớn nhất (tháng 3): 95%
Độ ẩm không khí tháng thấp nhất (tháng 7): 25%
Lượng mưa
Lượng mưa trung bình hằng năm: 1870mm
Lượng mưa năm lớn nhất: 3500mm
Lượng mưa năm nhỏ nhât: 1105mm

13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Phạm Thị Hồng Phương


Lượng mưa phân bố không đều theo thời gian, lượng mưa lớn thường tập trung
vào tháng 8 và tháng 9 chiếm 75% - 80% lượng mưa cả năm. Các tháng có lượng mưa
ít nhất là tháng 2, tháng 3 và tháng 7.
 Gió: có 2 hướng gió chính:
+ Gió Tây – Nam (gió Lào): bắt đầu từ tháng 4 và kết thức vào tháng 8. Tập trung cao

nhất vào tháng 5, tháng 6. Đây là loại gió đặc trưng của khu vực Bắc miền Trung nói
chung. Gây khô nóng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đời sống người dân (hạn chế sự
sinh trưởng phát triển của cây lúa trong thời kì đầu, làm tích lũy sắt gây thoái hóa đất)
+ Gió Đông – Bắc: từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, gây mưa phùn và rét, thỉnh thoảng
có xuất hiện sương mù, sương muối ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đời sống con người,
các loài động vật và một số loại cây trồng.
 Bão: hàng năm chịu ảnh hưởng của bão vào tháng 8, tháng 9 nhưng không gây tác hại
lớn.
2.1.1.4.
Tài nguyên
 Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 22.807,97ha , trong đó:
STT

Chỉ tiêu

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

1

Đất nông nghiệp


12.863,93

56,4

2

Đất lâm nghiệp

816,33

3,06

3

Đất nuôi trồng thủy sản

696,81

3,06

4

Đất ở

2.189,24

9,60

5


Đất chuyên dùng

3.654,99

16,03

6

Đất sông suối và mặt nước

1.164,81

5,11

7

Đất nghĩa trang

204,29

0,9

(Nguồn:Báo cáo quy hoạch sử dụng đất Huyện Yên Định năm 2013)
Do địa hình nằm dọc theo sông Mã nên tài nguyên đất đai của Yên Ðịnh phần
lớn là đất phù sa phân bố tập trung thuận lợi cho việc đầu tư hạ tầng cơ sở, áp dụng các
biện pháp kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng, tạo vùng
chuyên canh cây lương thực phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá và vùng nguyên
liệu cho phát triển công nghiệp.
 Tài nguyên nước

+ Nguồn nước mặt khá dồi dào được cung cấp bởi hệ thống sông ngòi và lượng nước

mưa tại chỗ. Loại nước này chủ yếu dùng cho việc tưới cho cây trồng nông nghiệp và
sinh hoạt hàng ngày, chất lượng nước mặt của huyện Yên Định là tốt, chưa bị ô nhiễm.
+ Nước ngầm: Nguồn nước ngầm khá phong phú. Theo tài liệu dự báo và phục vụ khí
tượng thủy văn, đất Yên Định thuộc trầm tích hệ thứ 4 có bề dầy trung bình 60m, có
14


Báo cáo thực tập tốt nghiệp




+

+

+



GVHD: Phạm Thị Hồng Phương

nơi 100m, có 3 lớp nước có áp chưa trong cuộn sỏi của trầm tích Plextoxen rất phong
phú. Lưu lượng hố khoan tới 22-23 l/s, có độ khoáng hóa 1-2,2 g/l. Hiện nay nhân dân
đang sinh hoạt chủ yếu qua hệ thống giếng khơi, giếng khoan. Chất lượng nước nhìn
trung không đồng đều về hàm lượng cacbonnát cao nhưng độ trong đáp ứng được yêu
cầu vệ sinh do đó đa phần người dân trong huyện không mất chi phí mua nước sạch.
Tài nguyên khoáng sản

Do chưa có điều kiện thăm dò, khảo sát nên chưa phát hiện đầy đủ các loại
khoáng sản tiềm năng trong lòng đất. Các mỏ đá có thể khai thác làm vật liệu xây
dựng được phân bố rải rác ở một số xã như Yên Thọ, Định Tăng, Định Hải nhưng trữ
lượng nhỏ. Cát sông Mã trữ lượng khoảng 500.000 tấn. Đây là bãi cát có chất lượng
tốt trong xây dựng, đặc biệt là cát vàng dùng để đổ bêtông. Sét làm gạch có trữ lượng
lớn phân bố ở nhiều xã trong huyện.
Tài nguyên nhân văn
Yên Định là Huyện có bề dày lịch sử hình thành và phát triển của nền văn minh lúa
nước. Dân cư sống quần tụ theo thôn xóm với những đặc trưng cơ bản của con người
Việt Nam đó là: Yêu nước, tự hào, tự cường dân tộc, cần cù chịu khó lao động, dũng
cảm mưu trí trong chiến đấu, yêu thương con người, hiếu học, tôn sư trọng đạo, coi
trọng hiền tài….
Kế thừa và phát huy truyền thống cha ông, ngày nay Đảng bộ, nhân dân Huyện Yên
Định đang ra sức phấn đấu vươn lên, khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của mình xây
dựng được môi trường văn hóa lành mạnh, các tệ nạn xã hội căn bản được đẩy lùi;
việc cưới hỏi ma chay, lễ hội truyền thống theo phong tục tập quán vẫn được các cụ
truyền lại cho thế hệ sau nhằm giữ gìn được nếp sống văn hóa.
02/11 /2014, xã Yên Phong đã vinh dự được là địa điểm xây dựng chùa Bồ Đề được
Tỉnh công nhận là ngôi chùa lâu đời nhất của Huyện. Với nhân dân trong huyện thì
việc xây dựng chùa là sự kiện quan trọng và có ý nghĩa sâu sắc, lâu dài. Được góp
phần nhỏ kinh phí vào việc xây dựng chùa là niềm tự hào, hãnh diện của mỗi người
dân, vì đây là công trình quan trọng của cả huyện và đặc biệt hơn là công trình sẽ
trường tồn lâu dài với thời gian.
Cảnh quan môi trường
Huyện yên Định có quốc lộ 45 chạy qua rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế,
thương mại, dịch vụ.

Trụ sở UBND, trường mầm non, trường cấp 1, cấp 2, cấp 3, trạm xá ở nhiều xã đã và
đang được kiến tạo lại, ở nhiều khu vực công cộng được trồng thêm cây xanh tạo nên
mỹ quan thuận lợi cho Huyện, để lại ấn tượng tốt với mọi người.

+ Những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, cảnh quan Huyện Yên
Định cũng được chú trọng thông qua việc quy hoạch, xây dựng các công trình văn hóa
phúc lợi công cộng… làm cho cảnh quan huyện ngày càng đẹp hơn
+

15


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Phạm Thị Hồng Phương

 Di tích lịch sử văn hóa

Yên Định là mảnh đất giàu truyền thống và lịch sử. Người ân nơi đây với tinh
thần cần cù, sáng tạo, giàu lòng nhân ái đã không ngừng vươn lên xây dựng quê hương
ngày càng đẹp hơn. Yên Định có quần thể di tích Đền thờ Bà Ngô Thị Ngọc Dao (xã
Định Hòa)- mẹ vua Lê Thánh Tông; Đền thờ Khương Công Phụ xã Định Thành; Đền
thờ Đào Cao Mộc xã Yên Trung; Đền Đồng Cổ xã Yên Thọ và nhiều di tích khác. Đây
cũng là tiềm năng lớn để phát triển du lịch.
2.1.2.
2.1.2.1.

Về kinh tế xã hội
Dân số
Tính đến tháng 12 năm 2013, dân số toàn Huyện là 161.635 người. Mật độ dân
số: 709 người/km2. Tốc độ tăng dân số tự nhiên là 0,64% (năm 1997 là 1,23%). Dân
số phân bố không đều giữa các xã trong huyện, điển hình như xã đông nhất lã xã Định
Bình (11.049 người), tiếp đó là xã Quý Lộc (10.643 người), xã có số dân ít nhất là xã
Yên Bái (3.174 người).

Bảng 2.1.2.1: Quy mô dân số và cơ cấu dân số Huyện Yên Định năm 2013
STT
1
2

Chỉ tiêu
Dân số trung bình toàn huyện (người)
Thành thị
Nông thôn
Phân theo giới tính (người)
Nam
Nữ

Năm 2013
161.635
4.965 (3,1 %)
156.670 (96,9%)
161.635
112.770 (69,8%)
48.865 (30,2%)

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Định năm 2013)
Dựa vào bảng ta thấy dân số trung bình toàn huyện năm 2013 là 161.635 người.
Trong đó nông thôn chiếm 156.670 người (chiếm 96,9%), thành thị chiếm 4.965 người
( chiếm 3,1 %), qua đó chứng tỏ mức độ đô thị hóa, phát triển công nghiệp và dịch vụ
trên địa bàn huyện còn ở mức thấp, đời sống đa phần người dân trong huyện còn chưa
cao, dựa vào phát triển nông nghiệp là chủ yếu.
Người dân trên địa bàn huyện đa phần còn mang tính cổ hủ, lạc hậu nên tư
tưởng trọng nam khinh nữ, sinh con trai nỗi dõi tông đường còn tồn tại. Do đó, tỉ lệ
nam nữ của Huyện chênh lệch nhau khá lớn. Nam 112.770 là ( chiếm 69,8%) nhiều

gấp đôi so với nữ là 48.865 người ( chiếm 30,2%)
2.1.2.2.

Lao động việc làm
Tính đến năm 2013, toàn huyện có 142.183 người trong độ tuổi lao động chiếm
87,9% so với tổng dân số. Trong đó:
16


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
+
+
+
+

GVHD: Phạm Thị Hồng Phương

Lao động nông-lâm-ngư nghiệp chiếm 85,96%
Lao động công nghiệp và xây dựng chiếm 3,16%.
Lao động khối dịch vụ chiếm 6,11%.
Lao động khác chiếm 4,77%
Trong những năm tới, với sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới, cùng với áp
lực cạnh tranh, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhu cầu lao động được đào tạo ngày càng
gay gắt đòi hỏi huyện phải có sự cố gắng lớn trong công tác đào tạo và thu hút nhân tài.
Bảng 2.1.2.2: Lực lượng lao động của huyện năm 2011– 2013
Hạng mục

Năm 2013

Lao động tham gia nền kinh tế quốc dân (người)


142.183

Số lao động được giải quyết việc làm/năm (người)

3.947

Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn (%)

76

Số lao động thiếu việc làm ở nông thôn (người)

19452

Tỷ lệ số lao động được đào tạo (%)

17,3

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Định năm 2013)
2.1.2.3.

Thực trạng phát triển kinh tế xã hội
Cùng với xu thế chung của cả tỉnh, cả nước, với chính sách mở cửa trong công
cuộc cải cách kinh tế đang làm cho nền kinh tế trên địa bàn huyện từng bước ổn định
và phát triển.
Giá trị sản xuất bình quân người/năm năm 2009 là 7,5 triệu đồng/người đã tăng
khá cao so với năm 2000, giá trị này năm 2000 là 3 triệu đồng/người. Giá trị bình quân
đầu ngươi này đang ngày càng tăng lên. Hiện nay giá trị bình quân đầu người của
huyện đang tấp hơn so với toàn tỉnh là 8,5 triệu đồng/người.Vì vậy trong thời gian tới,

các cấp các ngành cần phải có định hướng phù hợp để đưa giá trị bình quân đầu người
tăng nhanh trong thời gian tới.

2.1.2.4.

Giáo dục đào tạo
Hệ thống giáo dục đào tạo được hình thành đầy đủ các cấp học trình độ từ mầm
non tới trung học phổ thông. Số trường lớp được công nhận là đạt chuẩn quốc gia ngày
càng tăng. Chất lượng giáo dụcngày càng được chuyển biến về nhiều mặt. Trình đọ
hiểu biết, năng lực tiếp cận tri thức mới của một bộ phận học sinh ngày càng được
nâng cao.
Quy mô trường lớp tiếp tục được mở rộng; đã thành lập 3 trường học mới trên
cơ sở chia tách trường, nâng tổng số lên 107 cơ sở giáo dục với trên 52.600 học sinh từ
mẫu giáo đến trung học phổ thông. Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi ra mẫu giáo, trẻ 6 tuổi vào
17


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Phạm Thị Hồng Phương

lớp 1, học sinh vào lớp 6 đều vượt kế hoạch và tăng cao so với cùng kỳ; tuyển sinh vào
lớp 10 đạt trên 73% tăng 3,2% so với năm 2008. Chất lượng giáo dục có chuyển biến
tốt, số lượng học sinh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng tăng gần 300 học sinh so
với năm 2008.
Đội ngũ giáo viên đều được tăng cường về số lượng và chất lượng. Cơ sở vật
chất trường học, các trang thiết bị dạy học được tăng cường theo hướng kiên cố hóa,
hiện đại hóa. Trong năm 2009 đã đầu tư trên 5 tỷ đồng cho các trường mầm no, tiểu
học, THCS mua sắm thiết bị, đồ dùng phục vụ cho các hoạt động giảng dạy, giáo dục.
2.1.2.5.


Y tế
Hoạt động y tế và công tác chăm lo sức khỏe cộng đồng được chú trọng về cả
công tác khám, chữa bệnh và tăng cường phòng chống dịch bệnh từ tuyến cơ sở đến
tuyến huyện. Các cơ sở y tế khám chữa bệnh đã và đang tích cực đổi mới trong việc
khám chữa bệnh và phục vụ bệnh nhân.
Đội ngũ y bác sĩ được tăng cường, mạng lưới y tế cơ sở được tiếp tục củng cố;
cơ sở vật chật, các trang thiết bị từng bước được đầu tư, hoàn thiện.
Công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là phòng chống dịch bệnh nguy hiểm
như dịch cúm A (H1N1), dịch tiêu chảy cấp, sốt xuất huyết…được chỉ đạo tích cực; đã
kịp thời phát hiện, dập tắt dịch tiêu chảy ở 5 xã,thị trấn, bảo vệ an toàn sức khỏe cho
người dân.

2.1.2.6.

Kết cấu hạ tầng kỹ thuật
 Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải.
Mạng lưới giao thông đường bộ của huyện được xây dựng và hình thành tương
đối hợp lý, 100% số xã có đường ô tô tới trung tâm xã. Toàn huyện đã xây dựng được
70km đường nhựa và bê tông, hàng 100km đường giao thông nông thôn đã được giãi
cấp phối. Hệ thống đường liên xã liên thôn được xây dựng khá hoàn thiện, hình thành
mạng lưới khép kín trong toàn huyện. Đường sông có Sông Mã thuận tiện cho việc
giao lưu với các vùng trong tỉnh.
Tuy nhiên hệ thống giao thông vận tải của huyện vẫn còn một số bất cập như:
Việc bảo dưỡng và tu sửa hàng năm các tuyến giao thông liên xã, liên huyện còn nhiều
khó khăn; mùa mưa lụt hệ thống giao thông đường thủy gây nhiều trở ngại trong việc
đi lại của nhân dân.
 Hệ thống cấp, thoát nước

Hiện nay, trên địa bàn thị trấn Quán Lào, xã Yên Trường, Định Tường hệ thống

cung cấp nước sạch đã đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
18


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Phạm Thị Hồng Phương

Tuy nhiên, các hộ gia đình sinh sống tại các xã còn lại trong huyện chủ yếu sử dụng
nguồn nước giếng đào, giếng khoan.
Trong những năm gần đây hệ thống thoát nước trên địa bàn huyện từng bước
được quan tâm đầu tư, hệ thống sông trong huyện đang được triển khai nạo vét, công
trình thoát nước đầu mối được cải tạo, các rảnh thoát nược được nâng cấp nên tình
trạng ngập úng kéo dài trong mua mưa bão đã giảm nhiều. Tuy nhiên hệ thống thoát
nước trong khu vực thị trấn Quán Lào vẫn chưa đảm bảo sức thoát, vì vậy cần được
quan tâm đầu tư trong những năm tới.
 Mạng lưới bưu chính - viễn thông

Dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển mạnh, đã hình thành các mạng Internet
tốc độ cao, giá cước các loại dịch vụ viễn thông được giảm, đáp ứng nhu cầu thông tin
liên lạc của nhân dân. Đến nay đã lắp đặt được 36.585 máy cố định, bình quân 21máy/
100dân, các điểm bưu điện văn hoá xã hoạt động có hiệu quả.
2.2.
2.2.1.

Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Huyện Yên Định
Hiện trạng CTRSH
Những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là mối quan tâm của
huyện, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường ở các thôn xóm từ chất thải, rác thải
trong sinh hoạt, chăn nuôi….. Rác thải do người dân vứt ra khắp nơi nào là túi ni lon,

xác động vật chết, thức ăn thừa…vứt vãi ra đường làng ngõ xóm đến kênh, mương, ao
hồ, sông... chỗ nào tiện và gần cũng có thể vứt rác, đổ chất thải sinh hoạt.Vấn đề này
hiện rất đáng báo động, do mọi người coi việc giữ gìn bảo vệ môi trường không phải là
việc của cá nhân mình mà là việc của xã hội. Ngoài ra, còn một bộ phận nhỏ có tư
tưởng rất thiển cận "sạch riêng, bẩn chung" môi trường phải chịu. Một vấn đề nữa là
đa phần người dân không tự xử lý phân loại rác nên việc chôn lấp, thu gom, xử lý gặp
nhiều khó khăn. Trong khi đó, dịch vụ vệ sinh môi trường của huyện chưa phát triển
đúng mức, chưa có cơ sở thu gom xử lý rác thải đúng quy định.
Song song đó, vấn đề mất vệ sinh môi trường hiện nay một phần do lượng lớn
rác thải từ chợ của cá xã trên địa bàn huyện cũng là nơi sinh ra đủ các loại rác mà chưa
có biện pháp thu gom xử lý, chủ yếu quét dọn lại một chỗ rồi để khô đốt hoặc cho
phân huỷ tự nhiên nên nó ảnh hưởng nặng nề cho môi trường xung quanh và công tác
bảo vệ môi trường chung của địa phương. Đó là chưa kể lượng rác, chất thải trong
chăn nuôi, nhu cầu phát triển kinh tế của người dân đang mở rộng quy mô chuồng trại
nhưng lại không thay đổi phương thức chăn nuôi, đa phần vẫn làm theo kiểu cũ, phân
và nước cùng thức ăn dư thừa của gia súc, gia cầm không qua xử lý cứ vô tư thải ra
rãnh nước đường làng, mương máng, sông, ao hồ. Gặp lúc trời mưa, chỗ nào thuận thì
19


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Phạm Thị Hồng Phương

trôi đi, còn trời nắng thì bốc mùi hôi thối nồng nặc. Đây cũng chính là môi trường
thuận lợi để ruồi, muỗi, các ký sinh trùng gây bệnh phát sinh, phát tán vào không khí
và nguồn nước, nước thải ngấm vào nguồn nước ngầm, do vậy, nguy cơ phát sinh các
loại dịch bệnh là rất cao trong cộng đồng dân cư.
2.2.2.


Nguồn phát sinh CTRSH
Cơ quan
trường học

Hộ gia đình

Khu vui chơi
CTRSH

Chợ

Bệnh viện

Cơ sở
kinh doanh

Hình 2.2.2: Sơ đồ nguồn gốc phát sinh CTRSH
CTRSH chủ yếu phát sinh từ các hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh, trụ sở
cơ quan,khu chợ, trường học, trạm y tế…
CTRSH từ các hộ gia đình: các loại rau, củ, quả, giấy, lá cây, chai lọ, thức ăn thừa,
xương động vật, than, thuỷ tinh, kim loại, vỏ hoa quả, nhựa….ngoài ra còn có lượng
nhỏ các chấ vô cơ như kim loại, sành sứ, vải…
− Các cơ sở kinh doanh tại địa bàn nghiên cứu hiện chủ yếu là kinh doanh các loại mặt
hàng phục vụ cuộc sống hàng ngày của người dân như: bán hàng tạp hoá, bán hàng
nước, bán hàng thực phẩm nên thành phần chất thải rắn sinh hoạt từ các cơ sở này chủ
yếu là: túi bóng, hộp xốp, giấy ăn, xương động vật, thức ăn thừa, than nấu ăn các loại
rau củ quả…. Trong các cửa hàng may có thêm vải vụn,phấn vụn, chỉ. Trên địa bàn
nghiên cứu có rất nhiều cửa hàng sửa chữa xe máy, ôtô chất thải rắn hàng ngày từ các
cửa hàng này chủ yếu là: kim loại, nhựa, rẻ lau, lốp xe…
− CTRSH phát sinh từ các trụ sở cơ quan là: giấy, báo, vỏ hộp, bã chè, bụi, lá cây, đầu

thuốc lá. Tại trường học chủ yếu là: giấy, thước kẻ, phấn, bụi đất, bút viết hỏng, túi
bóng đựng kẹo, lá cây; văn phòng nhà trường có thêm vỏ hoa quả, bã chè, thức ăn
thừa. Trong các trường mầm non chất thải rắn hàng ngày có thêm thức ăn, giấy, đồ
chơi hỏng.


20


Báo cáo thực tập tốt nghiệp




2.2.3.


GVHD: Phạm Thị Hồng Phương

Tại các trạm y tế thành phần chất thải rắn là: vỏ hộp thuốc, thức ăn, chai nhựa, bông,
kim tiêm, chai thủy tinh… Lượng chất thải tạo ra từ trạm y tế tương đối ít.
Tại các khu chợ: các khu chợ kinh doanh các mặt hàng chủ yếu phục vụ cuộc sống
hàng ngày của người dân do vậy mà thành phần chất thải rắn là: rau, củ, quả, túi nilon,
xương động vật, các loại bao bì, rơm, rác, lá cây, đất cát, lông gà, lông vịt. Đặc biệt tại
chợ thị trấn Quán Lào là nơi bán nhiều mặt hàng nhất: quần áo, đồ ăn, rau, cá, đồ khô.
Lượng chất thải rắn phát sinh từ khu chợ này chiếm nhiều nhất so với các khu chợ
khác. Thành phần chất thải rắn từ khu chợ này có thêm: bao bì, thuỷ tinh, kim loại…
Từ các khu vui chơi: thức ăn thừa, đồ chơi hỏng, giấy lau… nhưng do số lượng khu
vui chơi trên địa bàn huyện ít nên lượng rác này là không đáng kể.
Khối lượng và thành phần CTRSH

Khối lượng
Theo số liệu điều tra khảo sát thông qua phát phiếu điều tra tại địa bàn 4 xã điển
hình là: xã Quý Lộc, xã Yên Hùng, thị trấn Quán Lào, xã Định Bình. Hình thức lựa
chọn hộ phỏng vấn được tiến hành ngẫu nhiên. Qua kết quả điều tra thì lượng chất thải
phát sinh đầu người hiện nay của từng xã là:

21


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Phạm Thị Hồng Phương

Bảng 2.2.3a: Khối lượng CTRSH bình quân đầu người năm 2013


Quý
Lộc

Yên Hùng

Quán Lào

Định Bình

40

40

40


80

Số người tham gia khảo
sát (người/gia đình)

163/40

169/40

185/40

385/80

Khối lượng CTRSH bình
quân (kg/người/ngày)

0,48

0,62

0,56

0,47

Tổng khối lượng CTRSH
(kg/ngày)

78,24


104,78

103,6

180,95

Hạng mục
Số phiếu điều tra
(phiếu/xã)

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013)
Với lượng CTRSH bình quân đầu người tính được và số dân hiện tại của mỗi
xã, ta tính được tổng khối lượng CTRSH phát sinh hàng ngày của từng xã như sau:
Bảng 2.2.3b: Lượng CTRSH phát sinh của từng xã năm 2013
STT

Tên xã

Dân số

Tổng lượng CTRSH
(kg/ngày)

1

Quý Lộc

10.643

5.108,64


2

Yên Hùng

9.926

6.154,12

3

Quán Lào

7.946

4.449,76

4

Định Bình

11.049

5.193,03

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra năm 2013 và tính
toán)
Như vậy theo bảng số liệu điều tra có thể thấy hiện nay lượng chất thải rắn sinh
hoạt lớn nhất tại xã Yên Hùng (6.154,12kg/ngày). Có thể thấy lượng CTR hàng ngày
tại các khu vực nghiên cứu là rất lớn. Do địa bàn rộng nên công tác thu gom gặp nhiều

khó khăn. Tuy vậy thì do thành phần chủ yếu trong chất thải hàng ngày là chất hữu cơ
nên sẽ phân hủy nhanh sau khi người dân thải bỏ ra môi trường.
Đó là theo số liệu tính toán từ phiếu điều tra nhưng trên thực tế thì tại thị trấn
quán Lào thì ngoài khối lượng CTRSH từ các hộ gia đình còn có thêm chất thải rắn từ
các cơ quan, nơi công cộng. Lượng chất thải đó chiếm 20% so với tổng khối lượng
chất thải từ khu dân cư thị trấn. Vậy tổng khối lượng chất thải rắn của thị trấn Quán
lào sẽ là: 4.449,76× 20% + 4.449,76= 5.339,712 (kg)

22


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Phạm Thị Hồng Phương

Với số dân thấp (9.926 người) nhưng do lượng chất thải bình quân đầu người
hiện nay của xã Yên Hùng cao (0,62 kg/người) nên tổng khối lượng CTRSH của toàn
xã hiện nay (6.154,12 kg/ngày)là lớn nhất so với các xã khác vì tại đây là nơi tập trung
một lượng lớn các hộ làm nghề, lượng chất thải chủ yếu là từ việc sản xuất hương. Tại
xã Định Bình và Quý Lộc là 2 xã có số dân đông nhất nhì của toàn huyện nhưng do
lượng chất thải bình quân đầu người thấp nên lượng chất thải rắn bình quân đầu người
hiện nay của cả 2 xã đang ở mức trung bình. Tại thị trấn Quán Lào do là khu vực tập
trung nhiều dịch vụ nên khối lượng chất thải rắn hàng ngày bình quân đầu người lớn,
nhưng do dân số hiện nay của khu vực này vẫn chưa cao nên tổng khối lượng chất thải
rắn vẫn được Công ty Cổ phần Môi trường đô thị huyện đảm bảo công tác thu gom.


Thành phần
Thành phần chất thải rắn hiện nay của các xã rất đa dạng, chủ yếu là chất thải
hữu cơ dễ phân hủy, bên cạnh đó có thêm chất thải vô cơ

Bảng 2.2.3c: Thành phần CRSH trên địa bàn huyện
STT

Thành phần chất thải rắn sinh hoạt

Tỷ lệ (%)

1

Mùn đất

14÷25

2

Rác vụn

10÷15,5

3

Thức ăn thừa, , cỏ cây, lá cây, bã chè

4

Gạch vụn, đá, sỏi, sành, sứ

4÷8

5


Bông băng, kim tiêm

3÷5

6

Túi nilon, cao su, nhựa

4÷7

7

Lông gà, lông vịt

0÷1

8

Giấy, bìa, giẻ rách

0÷3

9

Gỗ vụn

3÷8

10


Thủy tinh

0÷8

11

Kim loại

1,5÷2

30÷48

(Nguồn: Báo cáo thống kê huyện Yên Định năm 2013)
Thành phần CTRSH trên địa bàn huyện chủ yếu là chất thải hữu cơ:
2.2.4.


Ảnh hưởng của CTRSH
Ảnh hưởng đến môi trường không khí: Nguồn rác thải từ các hộ gia đình hường là các
loại thực phẩm chiếm tỉ lệ cao trong toàn bộ khối lượng rác thải thải ra. Với khí hậu
nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều ở nước ta là điều kiện thuận lợi cho các thành phần
hữu cơ phân hủy, thúc đẩy nhanh quá trình lên men, thôi rữa tại ra mùi khó chịu cho
23


Báo cáo thực tập tốt nghiệp










2.3.
2.3.1.
-

GVHD: Phạm Thị Hồng Phương

con người. Loại khí thải phát ra từ quá trình này thường là H 2S, NO3, CH4, SO2, NO2,

Ảnh hưởng đến môi trường nước: theo thói quen nhiều người thường đổ rác tại các bờ
sông, ao, hồ, cống rãnh. Lượng rác này sau khi bị phân hủy sẽ tác động trực tiếp đến
chất lượng nước mặt, nước ngầm trong khu vực. Rác có thể bị nước mưa cuốn trôi
xuống các sông, hồ, kênh rạch sẽ làm nguồn nước mặt bị nhiễm bẩn. Mặt khác, lâu dần
những đống rác này sẽ làm giảm diện tích ao hồ, giảm khả năng tự làm sạch của nước,
gây cản trở các dòng chảy, tắc cống rãnh thoát nước. Hậu quả là các hệ sinh thái trong
nước dần dần bị hủy diệt. Việc ô nhiễm nguồn nước (nước mặt,nước ngầm) này cũng
là một trong những nguyên nhân gây các bệnh tiêu chảy, tả, lị trực khuẩn….ảnh hưởng
tới sức khỏe cộng đồng.
Ảnh hưởng đến môi trường đất: trong thành phần rác thải có chứa nhiều chất độc, do
đó khi rác thải được đưa vào môi trường thì các chất độc sẽ xâm nhập vào đất tiêu diệt
nhiều loài sinh vật có ích như: giun, các vi sinh vật có lợi… làm môi trường đất bị
giảm tính đa dạng sinh học, làm phát sinh nhiều loài sâu bọ, vi sinh vật có hại. Đặc
biệt hiện nay việc sử dụng tràn làn các lọai túi nilong trong sinh hoạt, khi xâm nhập
vào đất, nilong cần tới 50 – 60 năm mới phân hủy hết. Đó là nguyên nhân tạo ra các
“bức tường ngăn cách” trong đất, hạn chế quá trình phân hủy, quá trình tổng hợp các

chất dinh dưỡng làm đất bị chua, giảm độ phì nhiêu dẫn tới năng suất cây trồng giảm
sút.
Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: trong thành phần rác thải sinh hoạt, thông thường
hàm lượng hữu cơ chiếm tỉ lệ lớn. Loại rác này rất dễ bị phân hủy, lên men bốc mùi
hôi thối. Rác thải không được thu gom kịp thời, tồn tại trong khâu khí lâu ngày sẽ ảnh
hưởng tới sức khỏe của người dân sống xung quanh. Ngoài ra, trong các bãi rác
thường chứa nhiều loại vi trùng gây bệnh, khi có vật chủ trung gian gây bệnh như:
chuột, ruồi, muỗi… chúng sẽ mang mầm bệnh gây hại cho con người ví dụ như: bệnh
về đường tiêu hóa, dịch hạch, sốt rét, sốt xuất huyết…
Ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường: hiện nay tình trạng vứt rác bừa bãi trên đường
các con đường, ven sông, hồ…. ngày càng nhiều đã làm mất đi vẻ đẹp cảnh quan đô
thị làm mất thiện cảm đối với khách du lịch khi đi qua đây.
Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn huyện
Các văn bản luật tại phòng Tài nguyên và Môi trường Huyện Yên Định
Luật BVMT năm 2014
Kế hoạch số 70-KH/TU của Tỉnh uỷ về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước.
Thông tư 01/2012/TT-BTNMT Thông tư quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và
kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề
án bảo vệ môi trường đơn giản.
24


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Phạm Thị Hồng Phương

Nghị quyết số 113//2008/NQ-HĐND ngày 20 tháng 12 năm 2008 của Hội đồng nhân
dân tỉnh về thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa.

2.3.2. Hoạt động thu gom, vận chuyển CTRSH
 Thu gom
-

Hiện nay trên địa bàn huyện có Công ty Cổ phần Môi trường đô thị và 23 HTX
môi trường phụ trách việc thu gom chất thải sinh hoạt trên địa bàn xã. CTCP Môi
trường đô thị chịu trách nhiệm thu gom toàn bộ CTRSH trên địa bàn thị trấn Quán Lào
và 4 xã lân cận là: Định Long, Định Liên, Định Tường, Định Hưng. Còn đối với các
xã còn lại, HTX của từng xã sẽ chịu trách nhiệm thu gom CTRSH của địa phương
mình sau đó mang ra nới tập kết rác thải của từng xã.
+

Đối với CTCP Môi trường đô thị: khi các hộ gia đình đăng kí với CTCP Môi trường
đô thị sẽ được nhân viên vệ sinh của công ty đến dọn dẹp tại nơi tập kết rác đã quy
định trong những ngày đã quy định. Theo số liệu thông kê thì lượng CTRSH được
CTCP Môi trường đô thị thu gom mới chỉ ở mức trung bình chiếm 74% so với tổng
lượng rác thải vì số hộ không đăng kí thu gom rác thải với CTCP Môi trường đô thị
còn rất nhiều.
Bảng 2.3.2a: Số hộ được CTCP Môi trường đô thị quản lý thu gom
Quản lý
Địa điểm

Số hộ
(hộ)

Số hộ được thu
gom

Số hộ không
được thu gom


(hộ)

(hộ)

Thị trấn Quán Lào

910

740

170

Xã Định Long

1004

646

358

Xã Định Liên

1354

794

560

Xã Định Tường


1458

856

602

Xã Định Hưng

1218

742

476

(Nguồn Báo cáo tổng kết CTCP Môi trường đô thị huyện Yên Định năm
2013)
Do nhiều nguyên nhân như: không đồng ý với công tác thu gom; thấy mức phí
công ty thu không phù hợp…nên tổng số hộ không đăng kí thu gom chiếm 1/3 tổng số
các hộ. Tổng số hộ gia đình trong khu vực là 5944 hộ, tổng số hộ đăng kí thu gom là
3778 hộ, tổng số hộ không đăng kí thu gom là 2166 hộ. từ đó ta thấy, CTCP môi
trường đô thị huyện cần có những biện pháp phù hợp để tăng số hộ gia đình trong khu
vực này đồng ý đăng kí thu gom, góp phần làm giảm lượng rác thải người dân xả ra
những nơi khác.
25


×