Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

ĐÁNH GIÁ CÔNG tác THỐNG kê KIỂM kê và BIẾN ĐỘNG sử DỤNG đất PHƯỜNG PHƯƠNG NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.7 KB, 44 trang )

MỤC LỤC

1

1


PHẦN 1:MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT
Đất đai là nguồn tài nguyên Quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc
biệt, thành phần quan trong hàng đầu của môi trường sống, địa bàn xây dựng và phát
triển dân sinh, kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh. Vai trò của đất đối với con người
và các hoạt động sống trên trái đất rất quan trọng, nhưng lại giới hạn về diện tích và
cố định về vị trí. Do vậy việc sử dụng đất phải hết sức tiết kiệm và hợp lý trên cơ sở
hiệu quả, lâu bền
Cùng với thời gian và sự tác động của con người, đất đai có thể biến động
theo chiều hướng tốt hoặc xấu. Trong tình hình dân số nước ta tăng nhanh, nền kinh
tế vận động theo cơ chế thị trường bên cạnh đó dưới sự quản lý của nhà nước, chủ
trương công nghiệp hoá hiện đại hoá được thực hiện trên toàn quốc, quá trình đô thị
hoá diễn ra mạnh mẽ. Vì vậy, những vấn đề trên đã kéo theo sự gia tăng nhu cầu nhà
ở, mở rộng giao thông, các khu công nghiệp, làm cho giá cả đất đai ở khắp nơi tăng
liên tục, tình hình sử dụng đất đai biến đổi không thể kiểm soát được.
Nhất là trong những năm gần đây, trên nền tảng tình hình đó, nền kinh tế
thành phố Uông Bí nói chung và phường Phương Nam nói riêng đã có những bước
chuyển mình mạnh mẽ, dẫn đến nhu cầu sử dụng đất đai cho các mục đích khác nhau
không ngừng thay đổi, tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây vẫn là đất đai có hạn và phải sử
dụng như thế nào để mang lại lợi ích cao nhất và bền vững.
Vì thế, để đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước về đất đai, nắm lại hiện trạng sử
dụng đất, tình hình biến động đất đai, phản ánh hiệu quả của hệ thống chính sách
pháp


luật về đất đai, làm cơ sở khoa học cho công tác xây dựng quy hoạch, kế

hoạch sử dụng đất đai trong những năm tới. Chúng ta cần tiến hành thống kê, kiểm
kê đất đai một cách rõ ràng và chính xác nhằm hệ thống lại diện tích đất mà chúng ta
đang quản lý. Từ đó, chúng ta sẽ thấy được sự thay đổi về mục đích sử dụng cũng
như cách thức sử dụng đất của người dân theo chiều phát triển của xã hôi để điều
chỉnh việc sử dụng đất một cách hợp lí nhất nhằm đảm bảo sử dụng đất đai một cách
bền vững trong tương lai.
Từ thực tế và nhận thức được vai trò quan trọng của vấn đề, cũng như để

2

2


hoàn thành yêu cầu của môn học, em xin thực hiện đề tài: “Đánh giá kết quả thực
hiện công tác thống kê, kiểm kê đất đai của phường Phương Nam thành phố
Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh ”.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1. MỤC ĐÍCH
Công tác kiểm kê đất đai năm 2014 nhằm thực hiện các mục đích sau:
-Đánh giá chính xác thực trạng sử dụng đất đai của phưuòng Phương Nam nói
riêng và của cả nước nói chung tính đến ngày 31/12/2014;
-Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất và tình hình biến động đát đai trong
5 năm qua để đề xuất cơ chế, chính sách giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà
nước về đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất các cấp;
-Cung cấp thông tin, số liệu, tài liệu làm căn cứ để lập, điều chỉnh, quản lý,
thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn (2016-2020);
-Cung cấp số liệu để xây dựng niên giám thống kê của tỉnh phục vụ nhu cầu
thông tin về đất đai cho các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, nghiên cứu khoa học, giáo

dục và đào tạo và các nhu cầu về phát triển kinh tế – xã hội;
-Kiểm kê toàn bộ quỹ đất hiện có (đặc biệt là đất trồng lúa) để đánh giá khả
năng khai thác, phân bổ sử dụng đất vào mục đích phát triển kinh tế – xã hội của
từng cấp; đặc biệt là chương trình khai thác, phát huy tiềm năng đất đai trong xóa
đói, giảm nghèo, bảo về quỹ đất dự trữ, bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh
học.
1.2.2. Yêu cầu
-Việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 của
phường Phương Nam, cần phải được đổi mới về nội dung, phương pháp tổ chức thực
hiện để iểm soát chặt chẽ kết quả điều tra kiểm kê thực địa, nâng cao chất lượng thực
hiện, khắc phục hạn chế, tồn tại của kỳ kiểm kê trước đây
-Toàn bộ đất đau trong phạm vi địa giới hành chính phải được kiểm kê đầy đủ
theo địa giới hành chính cấp xã, phường.
-Kiểm kê chính xác về diện tích của từng loại đất; diện tích theo đối tượng
quản lý, sử dụng.

3

3


-Kết quả kiểm kê đất đai phải được thê rhiện đầy đủ trong các bảng số liệu và
trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, phường. Số liệu kiểm kê đất đai được
công bố trong niên giám thống kê của huyện và được thiết lập cơ sở dữ liệu đất đai
của từng đơn vị hành chính các cấp để quản lý, phục vụ các ngành, lĩnh vực trong
phát triển kinh tế – xã hội
I.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài.
I.3.1 Phạm vi nghiên cứu :
Đề tài nghiên cứu tập trung đánh giá kết quả công tác thống kê kiểm kê đất
đai trên địa bàn phường Vàng Danh.

I.3.2 Đối tượng nghiên cứu :
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tất cả các loại đất phân theo mục đích sử
dụng, đối tượng quản lý và quy trình kiểm kê trên địa bàn phường Vàng Danh,tp.
Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
I.4. Phương pháp nghiên cứu
I.4.1 Phương pháp thu thập các số liệu, tài liệu
Thu thập từ các cơ quan: Phòng Địa chính- môi trường – xây dựng phường
Vàng Danh, Phòng Tài Nguyên và Môi Trường UBND thành phố Uông Bí
I.4.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu Trên cơ sở số liệu tài liệu thu thập
được, em tiến hành tổng hợp, các số liệu ñược tính toán bằng phần mềm EXCEL.
Kết quả ñược trình bày bằng các bảng biểu số liệu và biểu đồ
I.5. Căn cứ pháp lý của công tác kiểm kê đất đai năm 2014 của phường
Phương Nam
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của phường Phương Nam được thành lập trên
cơ sở các căn cứ pháp lý sau:
-

Luật đất đai năm 2013

-

Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của luật đất đai;

-

Chỉ thị số 21/CT-TTG ngày 01 tháng 8 năm 2014 của thủ tướng chính phuhr chỉ thị
về việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014;

4


4


-

Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ tài nguyên và
Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng
đất;

-

Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27 tháng 1 năm 2015 của Bộ Tài Nguyên và
Môi trường quy định chi tiết một số điểu của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị
định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ;

-

Kế hoạch số 02/KH-BTNMT ngày 16 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm
2014 theo Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 01 tháng 08 năm 2014 của thủ tướng chính
phủ;

-

Chỉ thị số 7255/CT-BNN-KH ngày 10/9/2014 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông
thôn về việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014;

-


Văn bản số 1592/TCQLĐĐ-CKSQLSDĐĐ ngày 18 tháng 11 năm 2014 của Tổng
cục quản lý đất đai về vuệc hướng dẫn thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất năm 2014;

-

Chỉ thị số 12/2014/CT-UBND ngày 22/9/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc
kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014;

-

Kế hoạch số 6161/KH-UBND ngày 31/10/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về kiểm
kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh;

-

Công văn số 3642/TNMT-ĐKĐĐ ngày 21/11/2014 của Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Quảng Ninh về việc giới thiệu các đơn vị tư vấn đã có kinh nghiệm giúp
UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng
sử dụng đất năm 2014 trên địa bàn thành phố Uông Bí;

-

Quyết định số 4561/QĐ-UDNB ngày 23/10/2014 của UBND thành phố Uông Bí về
việc thành lập Ban chỉ đạo kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng
đất năm 2014 thành phố Uông Bí;

-


Kế hoạch số 136/KH-UBND ngày 24/10/2014 của UBND thành phố Uông Bí về
việc Thực hiện kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014.
1.6 Cấu trúc

5

5


Phần 1: MỞ ĐẦU
Phần 2:TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Phần 3:ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI NĂM 2015
CỦA PHƯỜNG VÀNG DANH
Phần 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

6

6


CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH THU THẬP TÀI LIỆU
1. 1 TÀI LIỆU THU THẬP ĐƯỢC
1. Bản đồ địa chính: 5 mảnh bao gồm các mảnh bản đồ số 21,27,66,73,74.

Tỷ lệ 1/500
BDĐC được đo vẽ vào tháng 5 năm 2004, bởi xí nghiệp Trắc địa bản đồ 204

-


+. Được kiểm tra vào tháng 6 năm 2005, do Sở Tài Nguyên và Môi Trường
Quảng Ninh kiểm tra.
+. Được công nhận đo vẽ đúng hiện trạng vào ngày 1 tháng 8 năm 2008, bởi
UBND phường Phương Nam
+. Được phê duyệt vào ngày 10 tháng 10 năm 2008, bởi Giám đốc sở TNMT
tỉnh Quảng Ninh.
2. Các loại sổ: Sổ mục kê, sổ địa chính gắn với mảnh bản đồ số 21,27,66,73,74.

Sổ mục kê
Trang sổ số
Sổ địa chính
Trang sổ số

Mảnh 21
57,58
Mảnh 21
189

Mảnh 27
67,68
Mảnh 27
174,175

Mảnh 66
34,35,36,37
Mảnh 66
11,12,13,14

Mảnh 73
78,79,80

Mảnh 73
62,63

Mảnh 74
90,91
Mảnh 74
73,74,75

Chất lượng: Lưu ở bản giấy, chất lượng tốt
Nơi lưu trữ: Phòng địa chính- xây dựng- môi trường phường Vàng Danh

-

3. Hồ sơ cấp giấy chứng nhận: 1 bộ, mỗi bộ bao gồm

+. Đơn đăng ký, cấp GCN QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất; kèm theo các giấy tờ liên quan như: trích lục hồ sơ thửa đất, hợp đồnggiấy tờ tặng cho, chuyển nhượng…, phiếu lấy ý kiến của khu dân cư
+. Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả của Trung tâm hành chính công
UBND TP. Uông Bí
+. Biên bản xét duyệt của Hội đồng đăng ký đất đai phường Phương Nam
+ Thông báo niêm yết công khai kết quả hồ sơ xin cấo GCN của UBND
phường Phương Nam.
+. Biên bản kết thúc niêm yết công khai hồ sơ cấp GCN của UBND phường
Phương Nam.
+. Tờ trình về việc cấp GCN QSDĐ của UBND thành phố Uông Bí.
+. Quyết định về việc giao đất của UBND TP. Uông Bí.

7

7



+. Thông báo nộp tiền sử dụng đất , Thông báo nộp thuế thu nhập cá nhân đối
với chuyển nhượng BĐS, Thông báo nộp lệ phí trước bạ nhà; đất của Chi cục thuế
TP. Uông Bí.
+. Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
+. Tờ trình về việc cấp GCN QSDĐ của UBND TP. Uông Bí.
+. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với
đất.
4. Hồ sơ đăng ký biến động:

Biến động chuyển nhượng: 04 bộ, mỗi bộ bao gồm:

-

+. Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất.
+. Hợp đồng chuyển nhượng
+. Biên nhận hồ sơ của trung tâm hành chính công UBND tp. Uông Bí
+. Tờ khai thuế thu nhập cá nhân, tờ khai lệ phí trước bạ
+. Thông báo nộp thuế của chi cục thuế Uông Bí
+. Giấy nộp tiền vào ngân hàng Nhà nước
+. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất.
Biến động chuyển mục đích sử dụng đất: 02 bộ, mỗi bộ bao gồm:

-

+. Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất
+. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất.

+. Trích lục thửa đất
+. Biên nhận hồ sơ của văn phòng HĐND , UBND TP Uông Bí
+. Tờ trình về việc xin chuyển mục đích sử dụng đất
+. Quyết định về việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của UBND TP.
Uông Bí
+. Thông báo nộp thuế và lệ phí trước bạ của chi cục thuế Uông Bí
+. Giấy nộp tiền
+. Tờ trình về việc cấp giấy chứng nhận
+. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất.

8

8


Biến động tặng cho: 02 bộ, mỗi bộ bao gồm:

-

+. Hợp đồng tặng cho
+. Tờ khai thuế, lệ phí trưuóc bạ
+. Biên nhận hồ sơ của văn phòng HĐND, UBND TP. Uông Bí
+. Thông báo nộp thuế, nộp phí trước bạ của chi cục thuế Uông Bí
+. Tờ trình về việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ do nhận tặng cho của Phòng
TNMT TP. Uông Bí
+. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất.



Theo thống kê về tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn phường Vàng Danh

-

năm 2015, có:
05 biến động chuyển nhượng về đất
04 biến động thừa kế quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với
đất
14 biến động tặng cho về đất và tài sản gắn liền với đất
06 biến động về chuyển mục đích sử dụng đất

-

Nhận thấy: không có nhiều biến động đất đai xảy ra trên địa bàn phường. Loại
biến động chủ yếu là tặng cho về đất và tài sản gắn liền với đất.


Các biến động về đất và tài sản khác gắn liền với đất được thực hiện ở phòng tài
nguyên và môi trường TP. Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh.

5. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội năm 2015. Phương hướng

nhiệm vụ năm 2016.
6. Thống kê đất đai năm 2014 – Báo cáo thuyết minh kết quả kiểm kê đất đai năm 2014

Phường Phương Nam, Thành phố Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh.

9

9



1.2. ĐÁNH GIÁ
1.2.1.

Thuận lợi:
Địa phương, cán bộ địa chính phường Phương Nam và phòng Tài nguyên &

-

Môi trường TP. Uông Bí rất tạo điều kiện trong quá trình tổng hợp, cung cấp số liệu,
-

tài liệu cho sinh viên trong quá trình thực tập
Sinh viên chủ động, tích cực tìm hiểu, thu thập, tổng hợp và xử lý số liệu, tài
liệu thông qua nhiều phương pháp và kênh thông tin.

1.2.2.

Khó khăn:
Số liệu, tài liệu còn chưa được cập nhật đầy đủ, chỉnh lý và biên tập lại trong

-

thời gian dài:
+. Nhiều tài liệu chưa được xử lý, nhiều phôi giấy chứng nhận tồn đọng chưa
được giải quyết
+. Số liệu thu thập chưa cập nhật và biên tập thành tài liệu (số + giấy); đôi khi
dẫn đến thất thoát số liệu.
+. Tài liệu, số liệu còn cũ, chủ yếu là tài liệu giấy.


10

10


CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý
Phường Phương Nam được thành lập ngày 24/08/2011 theo nghị quyết
89/NQ-CP của chính phủ. Phường nằm ở phía Tây Nam thành phố Uông Bí với tổng
diện tích tự nhiên là 2173,49 ha. Phường Phương Nam thuộc phạm vi địa lý: Kinh
độ: từ 106 o39’21” đến 106 o43’58” ; vĩ độ: 20 o59’51’’ đến
21 o02’25’’. Địa giới của phường được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp phường Phương Đông và huyện Đông Triều;
- Phía Nam giáp huyện Thủy Nguyên – Thành phố Hải Phòng;
- Phía Tây giáp huyện Đông Triều;
- Phía Đông giáp phường Phương Đông;
Địa bàn phường Phương Nam là cửa ngõ phía Nam của thành phố Uông Bí lại
có tuyến quốc lộ 10 chạy qua tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế
xã hội của phường.
2. Địa hình địa mạo

Phương Nam cũng như các đơn vị hành chính khác trong thành phố nằm ở
sườn phía đông nam vòng cung Đông Triều.
Địa hình của Phường thấp dần theo hướng Tây Bắc xuống đông nam, nhìn
chung tương đối bằng phẳng, có một số núi đá nhỏ ở khu vực phía nam. Đây là
vùng trầm tích bở rời thuộc hệ Neogen, vùng trầm tích ven sông có nhiều sét
và sét pha cát, cường độ chịu tải thấp từ 0,4 -0,5kg/cm2, càng xuống gần sông

Đá Bạc thì cường độ chịu tải càng thấp.
3. Khí hậu

Nhìn chung, khí hậu Phường Phương Nam tương đối đa dạng, phức tạp, vừa
mang tính chất khí hậu miền núi vừa mang tính chất khí hậu miền duyên hải.
a. Chế độ nhiệt

11

11


Nhiệt độ trung bình năm là 22,2 oC. Mùa hè nhiệt độ trung bình từ 28-30 oC,
ngày có nhiệt độ cao nhất đạt 36 oC. Mùa đông nhiệt độ trung bình từ 17-20oC. Ngày
có nhiệt độ thấp nhất là 10oC
Số giờ nắng trung bình mùa hè 6-7 giờ/ngày, mùa đông 3-4giờ/ngày. Tổng số
giờ nắng trung bình năm là 1.717 giờ. Trung bình số ngày nắng trong một tháng là
24 ngày.
b. Chế độ mưa
Tổng lượng mưa trung bình năm là 1.600mm, năm cao nhất là 2.200mm, năm
thấp nhất là 1.200mm. Mưa thường tập trung vào các tháng 6,7,8,9 chiếm tới 75%
lượng mưa cả năm. Đặc biệt tháng 7 có lượng mưa lớn nhất là 346,3mm; tháng 11 có
lượng mưa nhỏ nhất là 29,2mm. Số ngày có mưa trung bình năm là 153 ngày.
Với chế độ mưa tập trung và phân hóa theo mùa, cùng với các tác nhân khác
(hoạt động công nghiệp, chặt phá rừng…) đã chi phối mạnh nền sản xuất nông
nghiệp của thị xã cũng như ảnh hưởng rõ rệt đến mới trường và đời sống của nhân
dân
c. Chế độ gió
Có 2 hướng gió thịnh hành là Đông Nam thổi vào mùa hè và Đông Bắc thổi
vào mùa đông.

Trong các tháng mùa hè, ở đây thường chịu ảnh hưởng của mưa bão. Trung
bình mỗi năm có từ 2-3 cơn bão đổ bổ trực tiếp vào đây với sức gió mạnh và lượng
mưa lớn. Mưa bão lớn làm dập nát hoa màu, úng lụt ruộng đồng… gây thiệt hại đến
sản xuất, nhà cửa của nhân dân.
d. Độ ẩm không khí
Trung bình năm là 81%, cao nhất là 89,3%, thấp nhất là 50,8%. Tháng có độ
ẩm cao nhất là tháng 3, đạt 84,8%, thấp nhất là tháng 11 có độ ẩm trung bình là
76,5%.
Nhìn chung, Vàng Danh chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu Đông Bắc Bắc Bộ
mang nét đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hè, hanh khô kéo dài vào mùa đông.
Với đặc điểm khí hậu như vậy, Vàng Danh có điểu kiện tương đối thuận lợi để phát
triển sản xuất nông – lâm nghiệp. Tuy nhiên với lượng mưa bão tập trung, địa hình

12

12


dốc là những nguyên nhân chính gây xói mòn, úng lụt, ảnh hưởng xấu đến sản xuất
nông – lâm nghiệp nói riêng, phát triển kinh tế của phường nói chung.
4. Thủy văn
Chế độ thuỷ văn của Phường chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sông Đá Bạc giáp
với thành phố Hải Phòng và hệ thống sông Hang Ma, sông Bầu Đen, sông Hang Son
chạy bao quanh phía nam của Phường. Nhìn chung, chế độ thuỷ văn khá thuận lợi
nhìn chung là chủ động được, ít phụ thuộc vào chế độ mưa
2.1.2. Các nguồn tài nguyên
1. Tài nguyên nước

Nguồn nước của Phương Nam được cung cấp chủ yếu từ sông Đá Bạc, sông
Hang Ma, sông Cầu Đen, sông Hang Son... qua các trạm bơm Bạch Đằng, Hồng Hà,

Phong Thái, Cẩm Hồng, Hiệp Thái... và hệ thống kênh đập trên địa bàn Phường đáp
ứng được cho yêu cầu của sản xuất.
Nguồn nước sinh hoạt của Phường được cung cấp từ nhà máy nước Lán Tháp
nhưng nhìn chung nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt của nhân dân trong Phường rất
thiếu, đang bị cạn dần và có dấu hiệu bị ô nhiễm do các hoạt động nhân sinh và bồi
đắp, lấn chiếm ao đầm, thu hẹp lòng sông, lạch.
Về nguồn nước ngầm: Tuy chưa có số liệu khảo sát cụ thể song nhìn chung
nguồn nước ngầm trên địa bàn Phường có khả năng khai thác, đưa vào sử dụng
không cao.
Nhìn chung nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất công nghiệp và
nông nghiệp trên địa bàn Phường rất hạn chế, đặc biệt rất khó khăn vào mùa khô.
Trong thời gian tới cần có biện pháp cải tạo, xây dựng các công trình dự trữ nước
mưa, phủ xanh đất trống, bảo vệ rừng và đưa nước ngọt từ nơi khác đến để đáp ứng
nhu cầu phát triển kinh tế - Xã hội.
2. Tài nguyên đất
Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng của Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp
xây dựng năm 2003, đất đai của Phường gồm các loại đất chính sau:
- Đất mặn sú vẹt được glây nông (Mm-gl): hình thành từ sản phẩm phù sa
sông, biển được lắng đọng trong môi trường nước biển. Đất có phản ứng ít chua, pH
từ 5,56-5,84, hàm lượng mùn và đạm tổng số ở các tầng đều từ khá đến giầu (OM:

13

13


2,74-3,52%; N: 0,118-0,256). Lân tổng số trung bình khá từ 0,094 - 0,152%, kali
tổng số ở các tầng đều khá >1%; lân dễ tiêu nghèo <10 mg/100g đất, kali dễ tiêu
nghèo ở tầng 1 các tầng khác giầu. Thành phần cơ giới tầng 1 và 2 tỷ lệ sét 26,20 28,95%, tầng 3 thịt nhẹ.
- Đất phèn hoạt động mặn glây nông (SiM-g)l: Đất có phản ứng chua khá, tất

cả các tầng đều có pH<4,5, tổng lượng các Cation trao đổi thấp. Hàm lượng mùn và
đạm tổng số ở các tầng đều giầu. Lân tổng số ở tầng mặt trung bình còn các tầng
khác nghèo. Kali tổng số trung bình đạt 0,93-1,118%; lân dễ tiêu nghèo đạt 4,16,4mg/100g đất; kali dễ tiêu tầng mặt trung bình còn các tầng khác đều giầu đạt 22,526,8%. Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến sét nhẹ.
- Đất phù sa không được bồi có tầng loang lổ: Đất có phản ứng chua pH từ
4,74 - 5,02. Hàm lượng mùn và đạm trung bình và thấp (OM: 1,0 - 1,45%; N: 0,084 0,134%). Lân tổng số nghèo, kali tổng số từ trung bình đến nghèo <0,06%. Lân dễ
tiêu nghèo <5,4mg/100g đất, kali dễ tiêu nghèo.
- Đất xám điển hình sẫm màu: Đất có phản ứng chua (pH: 4,82 - 5,18 ). Hàm
lượng mùn và đạm tổng số trung bình (OM: 1,72%; N: 0,114%). Lân tổng số trung
bình (0,072%), lân dễ tiêu trung bình thấp (10,8mg/100g đất). Kali dễ tiêu thấp
(<5,8mg/100g đất). Đất có thành phần cơ giới nhẹ. Tổng lượng Cation trao đổi
nghèo.
3.

Tài nguyên rừng
Theo số liệu thống kê, tính đến thời điểm 01/01/2010, diện tích đất lâm

nghiệp có rừng hiện tại của Phương Nam là 13,50 ha, chiếm 0,62% tổng diện tích tự
nhiên, toàn bộ là rừng trồng phòng hộ ngập mặn.
Về trữ lượng: Rừng Phương Nam nhìn chung vẫn còn nghèo, rừng đạt tiêu
chuẩn khai thác không đáng kể.
Diện tích rừng ở Phương Nam có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc phát
triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi sinh khu vực, chắn sóng và xói lở đất, tạo cảnh quan,
giữ gìn các di tích lịch sử văn hóa. Vì vậy cần phải có chính sách đầu tư, khai thác
hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng
4. Tài nguyên khoáng sản
Do đặc điểm tự nhiên, tuy chưa có số liệu khảo sát cụ thể nhưng nhìn chung

14

14



trên địa bàn phường Phương Nam không có loại khoáng sản bào đáng kể, ngoại trừ
đá vôi vùng phía nam phường
5. Tài nguyên nhân văn
Nhân dân trong Phường chủ yếu là người Kinh (99,68%), có truyền thống lịch
sử là dân cư của bộ lạc Ninh Hải, trải qua bao biến động lớn lao từ chung vai dựng
nước, giữ nước qua bao cuộc kháng chiếm chống giặc ngoại xâm đến nay là công
cuộc xây dựng đất nước, với tinh thần lao động cần cù, yêu thương đùm bọc lẫn
nhau, đoàn kết trong mọi hoạt động đời sống Xã hội nhân dân Phương Nam nêu cao
một truyền thống văn hóa có tính nhân văn cao. Đó là truyền thống quý báu của địa
phương
6. Thực trạng môi trường
-

Môi trường có tầm quan trọng rất đặc biệt đối với đời sống con người và sinh vật,
liên quan chặt chẽ với nguồn tài nguyên thiên nhiên, với sự phát triển kinh tế - Xã

-

hội và sự sống của con người.
Với đặc điểm phát triển kinh tế - Xã hội theo tốc độ như hiện nay, cảnh quan thiên
nhiên của Phường đang và sẽ chịu sự tác động mạnh mẽ, môi trường bị ô nhiễm mà

-

các nguyên nhân chủ yếu là:
Các hoạt động công nghiệp (sản xuất và khai thác vật liệu xây dựng như đá, cát, xi
măng...): Đây là nguyên nhân chính tạo ra sự biến đổi mạnh mẽ của cảnh quan môi


-

trường.
Bên cạnh đó, nạn chặt phá rừng ngập mặn, đào đắp ao trái phép và huỷ hoại thảm
thực vật... đã gây hậu quả xấu cho môi trường sinh thái, làm giảm khả năng cản trở
lũ lụt dẫn đến hậu quả là các công trình xây dựng, kiến trúc bị ảnh hưởng nặng nề
hơn. Ngoài ra còn gây xói mòn, rửa trôi, làm đất đai bị bạc màu, làm mất khả năng
giữ nước ngầm, tăng tốc độ dòng chảy trên bề mặt, ảnh hưởng tới việc cung cấp

-

nước cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Quá trình đô thị hoá với tốc độ ngày càng nhanh cùng với các hoạt động du lịch trên
địa bàn đòi hỏi mở rộng diện tích đất đô thị làm phá vỡ một phần cảnh quan thiên
nhiên. Mặt khác, lượng rác thải lớn ở các khu vực có dịch vụ du lịch cũng như ở các

-

khu dân cư đô thị đã làm tăng thêm mức độ ô nhiễm môi trường sống.
Ngoài ra, trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp việc sử dụng các loại hoá chất như
phân hoá học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ... cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
và phá vỡ cân bằng sinh thái tự nhiên

15

15


2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên
a) Lợi thế

Phường Phương Nam là đầu mối giao thông quan trọng với vị trí địa lý thuận
lợi cho phát triển kinh tế xã hội như: thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa rộng lớn,
mạng lưới giao thông thủy bộ thuận tiện, có điều kiện thu hút các nhà đầu tư trong và
ngoài nước đặt cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn, tiếp xúc và tiếp thu những
tiến bộ khoa học kĩ thuật mới, trình độ quản lý tiên tiến, có nguồn tài nguyên tương
đối phong phú
Với cơ chế vừa phát huy tốt những tiềm năng, lợi thế vừa khai thác tốt các
yếu tố tích cực từ bên ngoài, phường Phương Nam có thể phát triển nhanh, toàn diện
trên tất cả các lĩnh vực kinh tế- xã hội
b) Hạn chế
- Về địa hình: với địa hình nhiều sông suối gây chia cắt lãnh thổ trên địa bàn

- Về khí hậu: khí hậu vài năm gần đây biến đổi thất thường, nhiều năm bị gió
bão, úng lụt, nóng ẩm mưa nhiều tạo điều kiện cho sâu bệnh phá hoại mùa màng, ảnh
hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp của thành phố
- Hệ thống kết cấu hạ tầng còn hạn chế, đặc biệt mạng lưới giao thông,
điện nước, dịch vụ tài chính ngân hàng… là những cản trở từ bên trong hạn chế hấp
dẫn đầu tư từ bên ngoài, đặc biệt là các vùng nông thôn, vùng núi phía Bắc
-Một khó khăn đối với đời sống nhân dân Uông Bí nói chung và xã Phương
Nam nói riêng là môi trường tự nhiên ở đây đang ô nhiễm nặng nề: bầu không khí
chứa lượng bụi đá, bụi xi măng, bụi đất khá lớn đã làm cho nhiều người mắc bệnh
bụi phổi…, nguồn nước bị nhiễm bẩn và đang bị cạn kiệt, đất đai bị xói mòn rửa trôi,
hạn hán, lũ lụt… do hậu quả của quá trình khai thác than lộ thiện từ trước nhưng năm
1994 để lại, cùng với trình độ dân trí và nhận thức chưa đồng đều, công tác quản lý
chưa chặt chẽ đã gây nên tình trạng chặt phá rừng đầu nguồn, sử dụng đất không
đúng mục đích từ những năm trước để lại
Để khắc phục những hạn chế, khai thác tiềm năng thế mạnh, phường
cần phải có những chính sách đầu tư, quản lý thích hợp, phát triển hệ thống giao
thông, thủy lợi và hạ tầng cơ sở, tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ các ngành kinh tếxã hội nhất là những ngành có lợi thế. Có như vậy mới tạo điều kiện cho Phương


16

16


Nam có nền kinh tế xã hội ổn định và phát triển
2.1.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI
1) Tăng trưởng kinh tế

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của toàn Thành phố,
Phường Phương Nam đã nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nắm bắt thời cơ
thực hiện các chương trình phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Đến
nay nền kinh tế của Phường đã có sự chuyển biến rõ nét, dần dần thay đổi theo
hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành
nông nghiệp. Chính vì vậy nền kinh tế Phường đã có những bước tăng trưởng với tốc
độ khá cao, các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, ngành
nghề dịch vụ phát triển tương đối nhanh cùng với sự phát triển theo hướng sản xuất
hàng hoá.
Năm 2014 tình hình phát triển kinh tế xã hội địa phương có nhiều thuận lợi
nhưng cũng gặp không ít khó khăn , song cấp Ủy, chính quyền, các đoàn thể nhân
dân đã nỗ lực chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra, chủ động các biện
pháp khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội, đạt được kết quả như sau:
- Sản xuất công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp:
+ Sản xuất công nghiệp: Tổng giá trị sản xuất công nghiệp ước hết năm 2014
đạt 1.430,3 tỷ đồng đạt 102,2% KHPĐ = 110% so với cùng kỳ;
+ Sản xuất tiểu thủ công nghiệp: Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp ước tính
hết năm 2014 đạt 85,7 tỷ đồng đạt 109,9%KHPĐ = 109,3% so với cùng kỳ;

- Thương mại dịch vụ: Các hoạt động thương mại dịch vụ phát triển ổn định,
với nhiều loại hình hoạt động đa dạng phong phú, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu
dùng tại chỗ cho nhân dân, tạo được việc làm ổn định góp phần thúc đẩy các lĩnh vực
sản xuất cùng phát triển, tổng giá trị đạt trên 120,9 tỷ đồng = 115,1% KHPĐ =
103,3% so với cùng kỳ.
- Về sản xuất nông nghiệp:
+ Về cây lúa: Chỉ đạo sản xuất vụ xuân, vụ mùa năm 2014 với 837,3 ha đạt
100% KH, năng xuất bình quân đạt 51 tạ/ha/vụ, sản lượng thóc đạt 4.286/3.935 tấn

17

17


đạt 109% KHPĐ, đạt 101% KH thành phố giao = 103% so với cùng kỳ, giá trị quy
đổi đạt 32,145 tỷ đồng.
+ Về cây vải: Diện tích cây vải 315 ha trong đó diện tích được thu hoạch là
288 ha, sản lượng đạt 610 tấn đạt 101,6% so với KHPĐ = 122% so với cùng kỳ. Đơn
giá bình quân 32.000đ/kg, tổng giá trị thu nhập đạt 19,520 tỷ đồng = 122 % KHPĐ =
139,4 % so với cùng kỳ.
+ Về thủy sản: Tổng sản lượng nuôi trồng và đánh bắt đạt 2.004,6 tấn đạt
100,7% KH thành phố giao, = 118% so với cùng kỳ, giá trị thu nhập cả năm đạt trên
135 tỷ đồng = 103,8% KHPĐ = 122,7% so với cùng kỳ, trong đó nuôi trồng thủy sản
đạt 1.114,6 tấn, khai thác thủy sản biển là 890 tấn.
+ Về chăn nuôi: Giá trị ước đạt trên 19 tỷ đồng = 95%KHPĐ = 100% so với
cùng kỳ.
Tổng giá trị sản xuất nông ngư nghiệp đạt 205,665 tỷ đồng.
- Về xây dựng cơ bản: Năm 2014 tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công
các công trình chuyển tiếp, tranh thủ vốn đầu tư của Tỉnh, thành phố, sự hỗ trợ của
một số doanh nghiệp trên địa bàn để đầu tư xây dựng các công trình

Để đạt được thành tựu trên là do đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà
nước, đã được Đảng uỷ và UBND Phường Phương Nam áp dụng triệt để, đổi mới
theo cơ cấu thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Kết quả về phát triển kinh tế
trong những năm qua cho thấy: số hộ khá và giàu ngày càng tăng. Ngược lại hiện nay
số hộ đói không còn và số hộ nghèo giảm mạnh
Nhìn chung nền kinh tế của phường Phương Nam đang tiếp tục phát triển toàn
diện , duy trì tốc độ tăng trưởng cao và ổn định
2) Về văn hóa – xã hội

Công tác văn hóa, y tế, giáo dục, thể dục thể thao luôn được xã quan tâm.
-

Phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ
mừng Đảng, mừng xuân, tổ chức giao lưu văn nghệ tại khu dân cư 12 buổi tạo không

-

khí phấn khởi trong dân.
Phong trào TDTT được duy trì, học tập và rèn luyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh, số người tập TDTT thường xuyên là 3500 người, số câu lạc bộ dưỡng sinh,
CLB võ thuật được luyện tập thường xuyên là 450 lượt người tại các điểm nhà văn

18

18


hoá khu. Duy trì tập luyện các môn thể thao thế mạnh của địa phương sẵn sàng tham
-


gia các giải thi đấu lớn của thành phố và của tỉnh.
Tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của phường về phòng chống dịch bệnh như
viêm phổi, cúm AH5N1, H1N1, phòng chống HIV/AIDS, ebola, corola, an toàn

-

VSTP, tiêu chảy ...
Tổ chức tốt công tác khám chữa bệnh cho nhân dân tại trạm y tế phường với tổng số

-

lượt khám là 13.000 lượt bệnh nhân.
Thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với các gia đình thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ

-

và người có công với đất nước, hiện phường có 150 đối tượng.
Năm 2013 toàn phường còn 46 hộ nghèo thoát nghèo năm 2014 là 12 hộ.
Chỉ đạo tốt công tác giáo dục nhằm đáp ứng cầu về chuyên môn theo kế hoạch của
ngành, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghê, thể dục thể thao do phường và
thành phố tổ chức; thực hiện kiểm tra học kỳ 2 (năm học 2013-2014) cho các cấp học
theo đúng kế hoạch, tổ chức tổng kết năm học và phối hợp bàn giao học sinh về sinh

hoạt hè tại các khu dân cư.
3) Về an ninh – quốc phòng
- Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn tiếp tục được giữ vững, không có phát sinh
-

phức tạp.
Tổ chức tốt công tác tuyển quân đầu năm với 15 thanh niên đạt 100%KH thành phố

giao. Đăng ký nghĩa vụ quân sự tuổi 17 cho 76 công dân đạt 100% KH thành phố

giao. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ theo luật dân quân tự vệ với tổng số 69 đ/c.
4) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của Phường đã có sự chuyển dịch tích
cực, nhóm ngành nông lâm nghiệp giảm tỷ trọng tương đối trong khi các nhóm
ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ ngày càng tăng lên.
Cụ thể:
Năm 2011, tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm khoảng 74,25% tổng thu nhập
quốc dân, đến năm 2009 giảm còn 72,70%, tỷ trọng công nghiệp đạt 14,89% và dịch
vụ thương mại đạt 12,41%.

5) Thực trạng phát triển kinh tế
5.1 . Khu vực kinh tế nông nghiệp
a. Ngành trồng trọt
Đây là ngành chính trong phát triển nông nghiệp của Phường. Theo kết quả
kiểm kê đất đai năm 2014, tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của Phường là

19

19


1237,50 ha, chiếm 56,94% tổng diện tích tự nhiên, trong đó đất trồng lúa là 441,04
ha.
Hệ thống công thức cây trồng chính của Phường bao gồm: Lúa xuân + lúa
mùa; Lúa xuân + lúa mùa + cây màu (ngô, khoai lang, đậu tương, rau đậu...). Đất
trồng cây lâu năm chủ yếu là cây vải chín sớm, ngoài ra còn một số cây ăn quả khác,
nhìn chung mức độ sản xuất hàng hoá cũng đã có chiều hướng phát triển mạnh.
Hiện tại, trên địa bàn Phường đã có sự áp dụng các tiến bộ khoa học và kỹ

thuật, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đầu tư thâm canh tăng vụ, đưa các giống mới
vào sản xuất đã góp phần tăng năng suất cây trồng, thúc đẩy sự tăng trưởng của nền
kinh tế nói chung, năng suất lúa bình quân từ 45 - 50 tạ/ha, các cây trồng khác nhìn
chung đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra. Cánh đồng 50 triệu/ha/ năm đã được
triển khai trên địa bàn phường
Tổng sản lượng lương thực quy thóc năm 2014 là 5670 tấn. Bình quân lương
thực đầu người năm 2014 đạt 508,93 kg/người/năm.
( Chi tiết xem phụ lục 2)
b. Ngành chăn nuôi

Chăn nuôi cũng có sự tăng trưởng đáng kể, từng bước phát triển theo hướng
sản xuất hàng hóa, phục vụ nhu cầu tiêu dùng. Trong đó: tổng đàn trâu có xu hướng
giảm (năm 2005 là 50 con đến năm 2010 là 40 con) đàn bò có biến động trong
khoảng từ 250 - 350 con, tổng đàn lợn và gia cầm ổn định ở mức 5000 và 30.000
con. Hình thức chăn nuôi kết hợp cả nuôi tập trung và phân tán tại các hộ gia đình.
Công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm được đảm bảo.
Về nuôi trồng thủy sản, đây là thế mạnh của vùng. Được sự giúp đỡ
của cơ quan chuyên môn, Phường đã xây dựng được vùng chuyển đổi nuôi trồng
thủy sản và bước đầu đã cho hiệu quả kinh tế cao. Sản lượng đánh bắt đến nay đạt
700 tấn, tốc độ tăng 30 - 40%.
c. Ngành lâm nghiệp

Với diện tích trên 15,59 ha rừng ngập mặn, công tác bảo vệ và phát
triển rừng luôn được quan tâm.
5.2 . Khu vực kinh tế, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và thương mại

Do đặc thù của Phường là vùng trọng điểm phát triển công nghiệp của Uông

20


20


Bí nên sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đang ngày càng phát triển, cả về
số lượng và chất lượng, tốc độ năm sau cao hơn năm trước với các cơ sở hoạt động
như khai thác đá, cát, sỏi, sản xuất xi măng, cơ khí chế tạo, mộc và các ngành tiểu
thủ công nghiệp nhỏ phục vụ sinh hoạt nhân dân. Tốc độ tăng trưởng bình quân của
ngành 5 năm qua là 32%/năm.
Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, với lợi thế nằm trên tuyến đường giao lưu
kinh tế quan trọng của tỉnh và Thành phố là đường 10 nên Phương Nam đang ngày
càng thu hút được nhiều các doanh nghiệp đầu tư vào.
Về hoạt động thương mại dịch vụ bắt đầu có chiều hướng phát triển, số hộ
hoạt động kinh doanh buôn bán nhỏ ước khoảng trên 300 hộ, tăng gấp ba so với năm
2010, nhiều hộ đã có số vốn kinh doanh lên tới hàng trăm triệu đồng. Trong 5 năm
qua giá trị kinh doanh thương mại, dịch vụ, du lịch tăng bình quân 20%/năm, mức
lưu chuyển hàng hoá tăng bình quân 15%/năm. Tuy nhiên trên địa bàn phường mới
chỉ có các cơ sở dịch vụ chủ yếu hoạt động buôn bán nhỏ phục vụ cho sản xuất và
đời sống hàng ngày của người dân
Nhìn chung, các hoạt động tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và thương mại đã và
đang tạo đà tốt cho sự phát triển của phường, thu hút và giải quyết việc làm tại chỗ
cho gần 1000 lao động, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân
Tóm lại, trong những năm qua, nền kinh tế Phương Nam có chiều hướng đi
lên rõ rệt, bắt đầu phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, nguồn thu nhập của nhân
dân có sự chuyển biến tích cực. Nhờ có sự phát triển mạnh từ kinh tế hộ, do đó kinh
tế của nhân dân ở đây đã được cải thiện. Đây là vấn đề cần cơ cấu giữa các ngành,
gắn với thị trường, áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ, có như vậy mới phát
triểm mạnh và khai thác đầy đủ thế mạnh của phường
6) Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

6.1 Dân số

Theo số liệu thống kê năm 2015, dân số Phường Phương Nam là 11217 người,
trong đó nhân khẩu nông nghiệp là 8974 người (chiếm khoảng 80,5% tổng dân số
toàn Phường). Tổng số hộ của Phường là 2509 hộ.
Trong những năm qua, do nhận thức được vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia
đình nên tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Phương Nam đạt mức trung bình dưới 1%

21

21


(năm 2015 là 0,85%). Tuy nhiên, sự biến động dân số cơ học tương đối phức tạp, số
hộ phát sinh khá nhanh, đây là điểm cần lưu ý trong vấn đề quy hoạch đất ở.
6.2 Lao động, việc làm và thu nhập
Theo số liệu thống kê, năm 2015, Phương Nam có 6502 lao động, chiếm
57,96% tổng số dân toàn Phường. Nhìn chung, nguồn nhân lực Phường Phương Nam
tương đối dồi dào, tuy nhiên trình độ lao động còn hạn chế.
Việc làm trên địa bàn Phường đã có nhiều thuận lợi, tuy nhiên trong thời gian
tới cần nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động này để đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của thị trường. Trong tương lai cần phải có định hướng đào tạo lao động, đặc
biệt là lao động công nghiệp.
Tình hình phát triển kinh tế-Xã hội của Phường kéo theo đời sống của đại bộ
phận cư dân trên địa bàn được nâng lên rõ rệt. Mức thu nhập bình quân người dân
tăng trung bình 18%/năm, đạt 8,4 triệu đồng/người/năm. Ngày càng có nhiều hộ khá,
giàu, đặc biệt tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh từ 5,04% xuống còn 1,33% . Các tiện nghi
sinh hoạt của đại bộ phận dân cư được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ số hộ được sử dụng
điện là 100%; số người sử dụng nước sạch là 75% trong tổng số dân.
( Chi tiết xem bảng phụ lục 3 và 4 )
7) Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư


Phường Phương Nam được chia làm 14 khu với hệ thống khu dân cư
lâu đời và tương đối ổn định. Nhìn chung, dân số phân bố tương đối đồng đều, khu
có dân số cao nhất là Đá Bạc (1154 khẩu), thấp nhất là Bạch Đằng II (615 khẩu). Do
đặc điểm của Phường nên dân số thường sống tập trung. Việc dân cư sống tập trung
có những thuận lợi và khó khăn cho công tác tổ chức sản xuất và đời sống của người
dân.
Khả năng phát triển khu dân cư trong thời gian sắp tới theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông khu. Vì vậy cần có quy hoạch và mở
rộng hợp lý tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế Xã hội toàn diện, thay đổi bộ mặt
khu dân cư, xây dựng nông khu mới.
8) Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
8.1 Giao thông

Hệ thống giao khug của của Phường Phương Nam tương đối thuận lợi với các

22

22


tuyến đường chính như:
Đường quốc lộ 10 chạy qua địa bàn Phường với chiều dài 5,5 km. Đây là
tuyến giao khug quan trọng nối Quảng Ninh - Hải Phòng với các tỉnh thành phía Bắc.
Bên cạnh đó, tuyến đường quốc lộ 18A giao nhau với đường 10 cũng nằm cạnh ngay
đấy, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, đi lại của nhân dân trên địa bàn
Phường.
Các tuyến đường đều được rải nhựa, nhìn chung chất lượng đáp ứng cho nhu
cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Hệ thống đường liên khu, ngõ xóm trong Phường khoảng trên trên 15 km đều
được bê tông hóa.

8.2 Thủy lợi

Hệ thống thủy lợi của Phường với trạm bơm Bạch Đằng, Hồng Hà, Phong
Thái, Cẩm Hồng, Hiệp Thái... và hệ thống các tuyến kênh như: tuyến Bạch Đằng
(2,5 km), tuyến Cẩm Hồng (2,1 km), Hồng Hà (1,5 km), Phong Thái (2,4 km), Hiệp
An (1,45 km)... nhìn chung khá hoàn chỉnh, đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và sinh
hoạt, hàng năm được nạo vét, tu bổ, phát huy được hiệu quả.
Hiện nay, chương trình kiên cố hoá kênh mương đã được triển khai, góp phần
không nhỏ phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong Phường.
8.3 Năng lượng, bưu chính viễn thông

Hiện tại, toàn bộ 100% số hộ dân trong Phường đều được sử dụng điện lưới
quốc gia với hệ thống truyền dẫn đảm bảo cho yêu cầu sản xuất và sinh hoạt của
nhân dân trong Phường.
Hệ thống khug tin liên lạc đảm bảo nhu cầu, số máy điện thoại đạt tỷ lệ 6 máy
/ 100 dân. Đồng thời, hệ thống bưu chính đáp ứng tốt cho nhu cầu trao đổi khug tin,
sách báo khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp.
8.4 Giáo dục – đào tạo

Công tác giáo dục, đào tạo luôn được UBND Phường quan tâm. Trên địa bàn
Phường có 1 trường THCS, 2 trường tiểu học, 1 nhà trẻ, 2 mẫu giáo với chất lượng
công trình tương đối tốt, đã thu hút được con em trong độ tuổi đến trường.
Đội ngũ giáo viên hàng năm đều được tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên
môn, tỷ lệ học sinh giỏi, giáo viên dạy giỏi ngày càng cao. Các trường trên địa bàn

23

23



Phường đều đạt tiên tiến xuất sắc trong các năm học vừa qua
8.5 Y tế

Phương Nam có 1 trạm y tế được kiên cố hoá cùng đội ngũ cán bộ ổn định có
chuyên môn (01 bác sỹ, 07 cán bộ y tế).
Tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của phường về phòng chống dịch
bệnh như viêm phổi, cúm AH5N1, H1N1, phòng chống HIV/AIDS, ebola, corola, an
toàn VSTP, tiêu chảy ...
Tổ chức tốt công tác khám chữa bệnh cho nhân dân tại trạm y tế phường với
tổng số lượt khám là 13.000 lượt bệnh nhân.
Trong những năm qua, công tác y tế đã thực hiện tốt khám chữa bệnh ban đầu,
hộ sinh và tuyên truyền vận động kế hoạch hoá gia đình. Kết hợp với các cơ quan
cấp trên tổ chức các cuộc tiêm phòng cho nhân dân trong Phường. Trạm y tế đã tích
cực thực hiện chủ trương tiêm chủng mở rộng, chống suy dinh dưỡng, kết quả đạt
100% số cháu trong độ tuổi được tiêm chủng, tổ chức cho trẻ em từ 6 tháng đến 36
tháng tuổi uống vitamin A đạt 100%.
8.6 Văn hóa, thể dục thể thao

Phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội tổ chức các hoạt động văn hóa, văn
nghệ mừng Đảng, mừng xuân, tổ chức giao lưu văn nghệ tại khu dân cư 12 buổi tạo
không khí phấn khởi trong dân
Công tác văn hoá được quan tâm của chính quyền và toàn bộ người dân, tất cả
các khu và các hộ gia đình đều đăng ký quy ước làng văn hoá. Phong trào “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” ngày càng được đẩy mạnh. Phong
trào giao lưu văn hoá, văn nghệ thường xuyên được tổ chức với các hoạt động như:
múa hát, thơ ca, cầu lông, bóng đá, bơi lội, việt dã, thể dục dưỡng sinh... đã dần di
vào nề nếp, trở thành nhu cầu thiết yếu của nhân dân. Hàng năm đội văn nghệ
Phường tham gia hội diễn cấp thị đều đoạt giải, đặc biệt phong trào việt dã của
Phường luôn là lá cờ đầu của tỉnh và thành phố
9) Quốc phòng, an ninh


Tổ chức tốt công tác tuyển quân đầu năm với 15 thanh niên đạt 100%KH
thành phố giao. Đăng ký nghĩa vụ quân sự tuổi 17 cho 76 công dân đạt 100% KH
thành phố giao. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ theo luật dân quân tự vệ với tổng

24

24


số 69 đ/c.
Công tác quốc phòng, an ninh trên địa bàn luôn được đảm bảo. Hàng năm,
phường đều thực hiện tốt việc huấn luyện lực lượng dân quân tự vệ, hoàn thành chỉ
tiêu nghĩa vụ quân sự được giao. Lực lượng công an được đào tạo có chuyên môn
tốt, nêu cao tinh thần trách nhiệm giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn. Vì vậy mà công
tác an ninh luôn được giữ vững, tệ nạn xã hội được đẩy lùi
10) Đánh giá chung về điều kiện kinh tế xã hội
• Thuận lợi

Với điều kiện về tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - Xã hội và
cảnh quan môi trường của Phương Nam cho thấy Phường có nhiều lợi thế cho
phát triển kinh tế, văn hóa, Xã hội:
- Phường có tài nguyên đất đai đa dạng, một số diện tích thuần thục với
sản xuất nông nghiệp phù hợp với nhu cầu sử dụng của nhiều loại cây trồng
ngắn ngày, một số diện tích phù hợp với trồng các loại cây ăn quả. Từ đó tạo ra
tiềm năng đa dạng hoá các loại cây trồng, đặc biệt là phát triển các loại cây
hàng hoá ngoài đáp ứng cho nhu cầu của địa phương còn phục vụ cho nhu cầu
của khu vực và các vùng lân cận.
- Cảnh quan môi trường của Phường còn trong lành, kết hợp giữa rừng
núi, hồ tạo nên những tiềm năng về lĩnh vực du lịch, dịch vụ.

- Trong những năm qua, nền kinh tế đã có bước phát triển khá toàn diện,
liên tục và đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Cơ cấu kinh tế đang
chuyển dịch đúng hướng: Tăng tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và
thương mại, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong tổng giá trị sản xuất của
toàn Phường. Có số dân tương đối đông, lực lượng lao động dồi dào, từ đó có
thể khai thác hiệu quả và phát huy ngày càng rõ hơn những lợi thế về điều kiện
tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Phường.
- Sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền nhằm đưa
Phương Nam phát triển mạnh về kinh tế - Xã hội, xứng đáng với truyền thống
của quê hương cách mạng và tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động của
nhân dân trong Phường. Khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên đất, từng bước
25

25


×