Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

luật sư công chứng, chứng thực đề1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.29 KB, 9 trang )

MỞ ĐẦU
Công chứng là một dịch vụ công ích quan trọng, một thể chế không thể thiếu
được của Nhà nước pháp quyền để đảm bảo giá trị pháp lý, sự an toàn của
các giao dịch. Các điều kiện kinh tế xã hội ngày càng phát triển kéo theo đó là
sự đa dạng của các quan hệ dân sự, thương mại. Điều đó, cho thấy sự cần
thiết của hoạt động công chứng trong việc xác nhận tính hợp pháp, xác thực
của các hợp đồng giao dịch nhằm tránh những rủi ro pháp lý cho các bên
cũng như giúp đảm bảo sự thực hiện pháp luật đúng đắn. Các văn bản công
chứng có giá trị xác thực, giá trị pháp lý và độ tin cậy hơn hẳn các loại giấy
tờ không có chứng nhận xác thực hoặc chỉ trình bày bằng miệng, bảo đảm sự
an toàn của các giao dịch, tạo nên sự yên tâm tin tưởng của khách hàng, hạn
chế đến mức thấp nhất các tranh chấp xảy ra. Về phương diện Nhà nước
cũng đảm bảo trật tự, kỷ cương, ổn định trong việc quản lý các giao dịch; từ
đó cũng góp phần làm giảm đáng kể việc giải quyết tranh chấp luôn là gánh
nặng của các cơ quan chức năng và giúp các cơ quan chức năng quản lý tốt
hơn các hoạt động giao dịch. Chính vì thế, một văn bản khi được công chứng
có giá trị pháp lý nhất định. Để tìm hiểu vấn đề này, em xin được trình bày đề
bài số 1: “ Phân tích giá trị pháp lý của văn bản công chứng ”


NỘI DUNG
I. Những vấn đề chung về công chứng, văn bản công chứng
1. Khái niệm, đặc điểm công chứng
Khái niệm công chứng ở Việt Nam hiểu một cách đơn giản nhất, "công
chứng" chính là việc "công" quyền đứng ra làm "chứng". Nói một cách khác,
thay vì để cá nhân tự đứng ra làm chứng cho nhau trong các giao dịch dân
sự, thì nhà nước, bằng việc đào tạo, bổ nhiệm đã trao cho một số cá nhân
(hoặc tổ chức) nhất định một phần quyền năng để những người này thay mặt
nhà nước đứng ra làm chứng các giao dịch đó.Theo quy định tại khoản 1
Điều 2 Luật công chứng năm 2014 thì công chứng được định nghĩa như sau:“
Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng


chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác
bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp,
không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang
tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là
bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ
chức tự nguyện yêu cầu công chứng.”
Từ những định nghĩa của luật, có thể thấy công chứng có một số đặc điểm
của sau
+ Là hành vi do các công chứng viên làm việc tại các cơ sở công chứng thực
hiện và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch được
công chứng+ Thủ tục công chứng là thủ tục hành chính
+ Công chứng là một dịch vụ công


+ Văn bản, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ và có giá trị pháp
lý bắt buộc thi hành đối với các bên.
2. Văn bản công chứng.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014 thì: “Văn bản
công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng
nhận theo quy định của Luật này.”. Như vậy, văn bản công chứng là những tài
liệu đã được công chứng viên chứng nhận về tính xác thực, hợp pháp, không
trái đạo đức xã hội hoặc tính chính xác của một bản dịch từ tiếng nước ngoài
sang tiếng Việt
II. Giá trị của văn bản công chứng.
Văn bản công chứng có giá trị trong phạm vi rộng trong đời sống xã hội như
lĩnh vực dân sự, thương mại, đất đai, kinh doanh bất động sản, di chúc, …Tuy
nhiên, ngoài những tài liệu pháp luật quy định bắt buộc phải công chứng, các
cá nhân, tổ chức cũng có thể tự nguyện công chứng để đảm bảo cho tính an
toàn pháp lý của hợp đồng, giao dịch. Giá trị pháp lý của văn bản công chứng
được quy định tại điều 5 Luật Công chứng năm 2014, theo đó cụ thể như sau:

+ Hiệu lực pháp luật.
Theo khoản 1 điều 5 Luật công chứng 2014 trên thì một văn bản mà theo quy
định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu
công chứng thì kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức
hành nghề công chứng văn bản công chứng có hiệu lực pháp luật thí dụ như:
anh S muốn để lại tài sản là động sản cho con cháu sau khi anh qua đời
+ Giá trị thi hành của văn bản công chứng.
Khác với tư chứng thư, văn bản công chứng hay còn gọi là công chứng thư
được tạo lập theo trình tự do luật định, dưới hình thức bắt buộc lại được


chứng nhận bởi cá nhân có thẩm quyền nên giá trị pháp lý của nó cao hơn
hẳn. Nếu như các bên tham gia giao kết hợp đồng bị tranh chấp không chứng
minh được hành vi vi phạm pháp luật hay sự thiếu trung thực của công
chứng viên khi tạo lập và chứng nhận văn bản công chứng (công chứng thư),
không ai có thể bác bỏ được giá trị pháp lý của nó. Khoản 2, Điều 5, Luật
Công chứng năm 2014 quy định " Hợp đồng, giao dịch được công chứng có
hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ
không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải
quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp
đồng, giao dịch có thỏa thuận khác". Tuy không phải là quy định mang tính
truyền thống nhưng giá trị thi hành (giá trị thực hiện) của văn bản công
chứng cũng đã được nhiều văn bản quy phạm pháp luật của nước ta ghi
nhận. Qua từng thời kỳ, quy định về giá trị thi hành của văn bản công chứng
ngày càng được hoàn thiện. Khoản 2, Điều 5, Luật Công chứng năm 2014, ta
thấy văn bản công chứng không những chỉ có giá trị thi hành với các bên
trực tiếp giao kết hợp đồng, giao dịch mà còn có hiệu lực cả với những bên
khác liên quan đến hợp đồng, giao dịch đó. Bằng cách quy định văn bản công
chứng có hiệu lực thi hành đối với "các bên liên quan", chúng ta hoàn toàn có
thể hiểu đây là cá nhân hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chính quy

định này đảm bảo các cơ quan nhà nước mang tính công quyền thuộc nhiều
nhánh quyền lực khác nhau phải tuân thủ, thực thi mọi điều khoản, điều kiện
của một hợp đồng, giao dịch đã được công chứng ngay cả khi những hợp
đồng, giao dịch này được chứng nhận bởi công chứng viên không phải là viên
chức nhà nước, hành nghề trong một văn phòng công chứng. Đặc biệt, lần
đầu tiên cách thức đảm bảo giá trị thi hành của văn bản công chứng đã được
ghi nhận tại Luật Công chứng năm 2014. Căn cứ vào điều luật nêu trên,
chúng ta thấy có hai cách thức được pháp luật quy định để đảm bảo giá trị
thi hành của văn bản công chứng:


Thứ nhất: Khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền
Thứ hai: Các bên đương sự trực tiếp tham gia giao kết hợp đồng, giao dịch có
thể tự thỏa thuận cách thức đảm bảo giá trị thi hành của văn bản công
chứng.
Nếu như cách thức thứ nhất mang tính nguyên tắc thì cách thức thứ hai lại là
một quy định hoàn toàn mới, thể hiện quan điểm mềm dẻo trong việc xác định
cơ chế đảm bảo giá trị thi hành cho văn bản công chứng. Như vậy, các bên
tham gia giao kết hợp đồng, giao dịch có quyền thỏa thuận trước cách thức
giải quyết khi xảy ra tranh chấp đối với hợp đồng, giao dịch đã được công
chứng. Cách thức giải quyết ở đây có thể bao gồm chỉ định sẵn cơ quan, cá
nhân đóng vai trò trọng tài đứng ra phân xử, tài sản bảo đảm cũng như giá
trị tài sản bảo đảm... Quy định như vậy tạo ra hành lang pháp lý để các bên
giảm thiểu thời gian cũng như chi phí dành cho giải quyết tranh chấp, đặc
biệt là giảm áp lực công việc lên hệ thống cơ quan Tòa án vốn đang bị quá tải.
Thí dụ: một hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được các bên ký
kết và đã được công chứng thì các cơ quan (Tài nguyên và môi trường) và
các cá nhân có liên quan cũng phải công nhận và làm các thủ tục liên quan
(trước bạ, sang tên). Điều này cũng là xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng
quyền tự do giao kết hợp đồng của chủ thể

+ Giá trị chứng cứ không phải chứng minh của văn bản công chứng.
Giá trị chứng cứ không phải chứng minh của văn bản công chứng quy định
tại khoản 3 Điều 5 Luật Công chứng năm 2014. “Hợp đồng, giao dịch được
công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao
dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án
tuyên bố là vô hiệu.”
Chứng cứ là cái gì có thật để làm căn cứ cho một yêu cầu, một kết luận, phân
xử của các chủ thể có liên quan. Trong hoạt động tố tụng, chứng cứ đóng vai


trò quyết định trong việc làm sáng tỏ các quan hệ cần giải quyết và làm cơ sở
để tòa án phân xử.Vấn đề giá trị chứng cứ của văn bản công chứng không
phải chứng minh cũng đã được quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm
2015. Cụ thể tại khoản 1 Điều 95 bộ luật này: “Tài liệu đọc được nội dung
được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng
thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận”.
Ngoài ra, điểm c khoản 1 Điều 92 bộ luật 2015 này cũng đã ghi nhận tính tiết,
sự kiện sau không phải chứng minh: “Những tình tiết, sự kiện đã được ghi
trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp; trường hợp có dấu
hiệu nghi ngờ tính khách quan của những tình tiết, sự kiện này hoặc tính
khách quan của văn bản công chứng, chứng thực thì Thẩm phán có thể yêu
cầu đương sự, cơ quan, tổ chức công chứng, chứng thực xuất trình bản gốc,
bản chính”. Cơ sở của quy định này là xuất phát từ việc thừa nhận chức năng
của Công chứng viên về chứng nhận tính xác thực của các hợp động, giao
dịch về cả thời gian, địa điểm, tư cách chủ thể của người tham gia ký kết hợp
đồng, giao dịch (hình thức của hợp đồng) cũng như tính hợp pháp của các
điều khoản hợp đồng, sự tự do ý chí của các bên (nội dung của hợp đồng).
Tính xác thực do Công chứng viên chứng nhận biến các tình tiết, sự kiện có
trong hợp đồng, giao dịch trở thành chứng cứ hiển nhiên trước Tòa. Tại điều
5 của Luật Công chứng 2014 cũng khẳng định là giá trị chứng cứ của văn bản

công chứng sẽ bị bác bỏ khi bị Tòa án tuyên là vô hiệu. Nhưng như vậy cũng
không có nghĩa là Tòa án có thể tuyên vô hiệu một cách tùy tiện. Một người
muốn yêu cầu Tòa án tuyên bố một văn bản công chứng là vô hiệu thì phải
chứng minh được văn bản công chứng đó được lập một cách trái pháp luật.
Nếu không chứng minh được điều đó thì văn bản công chứng sẽ được công
nhận là chứng cứ hiển nhiên trước Tòa án. Như vậy, vai trò phòng ngừa của
Công chứng viên thể hiện ở chỗ: ngay khi lập hợp đồng, các bên giao kết hợp
đồng đã củng cố chứng cứ về việc ký kết hợp đồng đó để đề phòng các tranh


chấp về sau. Theo khoản 1 điều 131 Bộ Luật dân sự 2015 có hiệu lực
01/01/2017 quy định: “Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay
đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch
được xác lập” và quy định “Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục
lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận” khoản 2 điều
131 BLDS 2015 (khoản 1,2 BLDS 2005 đang có hiệu lực). Khi bị Tòa án tuyên
bố vô hiệu, văn bản công chứng sẽ không có giá trị thực hiện, không làm phát
sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên nhưng văn
bản đó vẫn có giá trị chứng cứ. Những tình tiết, sự kiện trong văn bản công
chứng chính là chứng cứ xác đáng làm căn cứ để khôi phục lại tình trạng ban
đầu giữa các bên giao kết.
+ Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản
được dịch.
Bản dịch là một văn bản muốn từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ
tiếng nước ngoài sang tiếng Việt. Theo quy định của pháp luật bản dịch phải
công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng, sau khi
công chứng bản dịch thì bản dịch có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản
đựơc dịch.

KẾT LUẬN

Như vậy, theo trên ta thấy văn bản công chứng có giá trị xác thực, giá trị
pháp lý và độ tin cậy hơn hẳn các loại giấy tờ không có chứng nhận xác thực
hoặc chỉ trình bày bằng miệng, bảo đảm sự an toàn của các giao dịch, tạo nên
sự yên tâm tin tưởng của khách hàng, hạn chế đến mức thấp nhất các tranh
chấp xảy ra. Ngoài ra để nêu cao giá trị của văn bản công chứng, luật công
chứng 2014 quy định chi tiết hơn Luật công chứng 2006 và ngày càng trở


nên hoàn thiện hơn, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Luật công chứng 2014 số: 53/2014/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 01 năm 2015.
2.Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự 2015 số: 92/2015/QH13 ộ luật này có hiệu lực thi
hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, trừ một số quy định của Bộ luật này có
liên quan đến quy định của Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 thì có hiệu lực
thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017
3.Bộ luật Dân sự 2015 số: 91/2015/QH13 Bộ luật này có hiệu lực thi hành từ
ngày 01 tháng 01 năm 2017.
4.Bộ luật dân sự 2005 số: 33/2005/QH11
5.Web:
/> />



×