Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Biện pháp ứng phó sự cố hóa chất Công ty HSS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.77 MB, 50 trang )

Công ty TNHH Hinsitsu Screen Việt Nam– Biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất

MỤC LỤC

DANH SÁCH BẢNG BIỂU

MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu về cơ sở
 Tên Công ty: Công ty TNHH Hinsitsu Screen Việt Nam .
 Địa chỉ liên hệ: Lô XN 25-1, KCN Đại An, phường Tứ Minh, thành phố Hải Dương,
tỉnh Hải Dương.
 Địa điểm nhà máy: Lô XN 25-1, KCN Đại An, phường Tứ Minh, thành phố Hải
Dương, tỉnh Hải Dương.
 Đại diện: Ông Kong Voon Wei
Chức vụ: Tổng Giám đốc
 Điện thoại: 0320.3555.884
Fax: 0320.3555.886
Lĩnh vực kinh doanh: Công ty TNHH Hinsitsu Screen Việt Nam là công ty con
của Hinsitsu - Tập đoàn của Malaysia, đứng đầu trong lĩnh vực kỹ thuật in ấn, sản xuất
nhãn dán, miếng đệm gián dính và tấm cách điện quy mô lớn.
2. Sự cần thiết xây dựng biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất
Trong quá trình hoạt động, Công ty có sử dụng một số loại hóa chất như: sơn,
nước pha sơn, dung môi, mực in một số loại hóa chất khác. Các loại hóa chất đang sử
dụng tại công ty hiện nay đáng chú ý là các loại dung môi – các hóa chất này có thể trở
thành những mối nguy hiểm tiềm tàng nếu hoạt động lưu trữ và sử dụng không tuân
theo những quy tắc an toàn.
Để đảm bảo an toàn trong sản xuất, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững,
Công ty TNHH Hinsitsu Screen Việt Nam đã tiến hành xây dựng Biện pháp phòng
ngừa và ứng phó sự cố hóa chất. Đây là một trong những hoạt động thiết yếu của hệ
thống quản lý An toàn - Môi trường - Phòng chống cháy nổ của Công ty, nhằm giảm


1/50


Công ty TNHH Hinsitsu Screen Việt Nam– Biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất

thiểu tai nạn, thiệt hại về người, tài sản và ô nhiễm môi trường khu vực khi xảy ra sự
cố.
3. Căn cứ pháp lý lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất
 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân số 21/LCT/HĐNN8 ngày 11/7/1989 của Quốc hội
Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam;
 Luật Phòng cháy và Chữa cháy số 27/2001/QH10 ngày 29/06/2001 Quốc hội Nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Phòng cháy và Chữa cháy số 40/2013/QH13 ngày 23/11/2013 của Quốc hội Nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
 Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội Nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc hội Nước Cộng Hòa
Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam;
 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29/06/2006 của Quốc
hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam;
 Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 ngày 21/11/2007 của Quốc hội Nước Cộng Hòa Xã
Hội Chủ Nghĩa Việt Nam;
 Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012 của Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2013.
 Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất;
 Nghị định số 26/2011/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 08/4/2011 về sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 của Chính phủ

quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;
 Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 Quy định danh mục hàng
nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường
bộ;
 Nghị định số 113/2010/NĐ-CP ngày 3 tháng 12 năm 2010 của chính phủ quy định về
xác định thiệt hại đối với môi trường;
 Thông tư số 11_2014_TT-BCA ngày 12 tháng 3 năm 2014 Quy định chi tiết thi
hành một số điều của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 và Nghị định số
46/2012/NĐ-CP ngày 22/5/2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
phòng cháy và chữa cháy;
 Thông tư số 40/2011/TT-BCT của Bộ Công thương ban hành ngày 14/11/2011 quy
định về khai báo hóa chất;
 Thông tư số 28/2010/TT-BCT ban hành ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công
Thương quy định cụ thể một số điều của Luật Hoá chất và Nghị định số 108/2008/NĐCP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành

2/50


Công ty TNHH Hinsitsu Screen Việt Nam– Biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất

một số điều của Luật Hoá chất;
 Thông tư số 20/2013/TT-BCT ban hành ngày 05 tháng 8 năm 2013 của Bộ Công
Thương quy định về Kế hoạch và biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong
lĩnh vực công nghiệp;
 Thông tư số 42/2013/TT-BCT ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ Công
Thương quy định quản lý, kiểm soát tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp;
 Tiêu chuẩn Việt Nam 5507:2002: Hóa chất nguy hiểm – Quy phạm an toàn trong sản
xuất kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển;
 Tiêu chuẩn Việt Nam 3890:2009: Phương tiện phòng chống và chứa cháy cho nhà và
công trình - Trang bị, bố trí, kiểm tra và bảo dưỡng


CHƯƠNG 1:

1.1.

THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN,
CƠ SỞ HÓA CHẤT

Quy mô đầu tư

1.1.1. Thông tin chung về công ty
Công suất: Công ty TNHH Hinsitsu Screen Việt Nam với công suất thiết kế cho các
loại sản phẩm như sau:
 In lưới bảng tên và nhãn: 12.000.000 đơn vị
 Nhãn dán dín: 72.000.000 đơn vị
 Miếng đệm dán dính, tấm cách điện 20.000.000 đơn vị
Số công nhân: 163 người
1.1.2. Vị trí dự án và các hạng mục công trình
Công ty TNHH Hinsitsu Screen Việt Nam có nhà máy tại lô đất XN 25-1 có diện tích
6.000 m2 thuộc KCN Đại an, phường Tứ Minh, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
Nhà máy có ranh giới tiếp giáp như sau:


Phía Bắc giáp với đường số 08 của KCN, cách Công ty TNHH Thiên Sư Việt Nam
10 m.
 Phía Đông giáp với Công ty TNHH Seiko Việt Nam.
 Phía Tây giáp với trục đường 01 của KCN, cách Công ty TNHH Yuan Heng
khoảng 10 m.
 Phía Nam giáp khu dân cư thôn Tứ Thông, phường Tứ Minh.
Để đáp ứng các mục đích và quy mô hoạt động, công ty đã xây dựng văn phòng nhà

xưởng cũng như các công trình cần thiết khác trên đất của khu công nghiệp Đại An.
Chi tiết các hạng mục công trình như sau:
Bảng 1-1: Danh sách các hạng mục công trình chính
TT
1

Các hạng mục xây dựng
Nhà xưởng

Đơn vị

Diện tích

m2

1.350

3/50

Ghi chú

Mục đích
sử dụng
Sản xuất


Công ty TNHH Hinsitsu Screen Việt Nam– Biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất

Hiện có
2


Cổng, nhà bảo vệ

3

Nhà để xe máy

4

Nhà xưởng in

5

Nhà kho, nhà máy phát điện

m2

28

m2

203,1

Cán bộ,
nhân viên

m2

206,6


Sản xuất

An ninh

m2

281

Chứa
nguyên
liệu

máy phát
điện dự
phòng

m2

105

Cho cán
bộ, công
nhân

m2

35

CHứa rác
thải


Xây mới

6

Nhà để xe máy

7

Nhà chứa rác thải

8

Sân bê tông

m2

1150

9

Đất trồng cây xanh

m2

1150

10

Đất dự phòng phát triển

Tổng cộng

m

2

1446,3

m

2

6000,0

4/50

Để xe


Công ty TNHH Hinsitsu Screen Việt Nam– Biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất

1.2.

Công nghệ sản xuất

1.2.1. Quy trình sản xuất nhãn dính, miếng đệm dán dính
Nguyên liệu cơ bản

Dung môi


Mực in

Tạo nội dung cho nhãn mác và đề can

hòa mực
Nguyên liệu, băng

Gia công

dính hai mặt...
Kiểm tra
kiểm soát

Đóng gói

Lưu kho và
chuyển hàng

Hình 1-1: Sản phẩm từ quá trình sản xuất nhãn dính, miếng đệm dán dính
Bước 1: Tiếp nhận nguyên vật liệu, kiểm tra số liệu của nguyên vật liệu, số
lượng nhận, trọng lượng bao bì bên ngoài. Nguyên vật liệu được nhập về được để trong
kho chứa trước khi đưa đi sản xuất.
Bước 2; Tạo bề mặt tem nhãn và đề can, tạo ký tự và nội dung trên bề mặt của
đề can và tem, nhãn bằng phương pháp in.
Bước 3: Gia công, ép nguyên liệu và băng dính hai mặt lên sản phẩm, cắt dập
sản phẩm.
Bước 4: Kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm có phù hợp với tiêu chuẩn
chất lượng để loại bỏ những sản phẩm chưa đạt tiêu chẩn.
Bước 5: Đóng gói, đóng gói và xếp lên kệ pallet.
Bước 6: Lưu kho, vận chuyển hàng.

1.2.2. Quy trình in
a/In lụa
Thiết bị đơn gian, bản in là bản lưới làm bằng chất liệu như nilon, vải, lụa tơ tằm, sợi
poliamit, sợi kim loại. Lưới được trải trên giá bằng gỗ hoặc bằng kim loại. Các mặt lưới
5/50


Công ty TNHH Hinsitsu Screen Việt Nam– Biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất

được bít kín bằng hóa chất chuyên dùng, chỉ chừa lại chỗ cho các phần tử in để cho
mực thấm qua, in lên bề mặt vật liệu in.
Quy trình in lụa bao gồm những công đoạn chính sau: làm khuôn in; chế tạo bàn
in, dao gạt, pha chế chất tạo màu , hồ in và in.
 Làm khuôn in: Khuôn in có thể làm bằng gỗ hay kim loại, trên đó được căng tấm
lưới đã tạo ra những lỗ trống được gọi là:”chuyển hình ảnh cần in” trên khung lưới.
Những bản in có nội dung được thiết kế trên máy tính rồi in ra trên giấy can mỗi
màu được tách sẽ làm một film tương ứng, film sau đó được chuyển tải lên tấm lưới,
thao tác này được gọi là chụp bản.
Chế bản in trên
máy tính

Ra can vào bản in
(film)
Pha mực
(mực gốc+ dầu

Chụp lên khung

In


Sản phẩm

Vệ sinh khuôn in

Hình 1-2: Sản phẩm từ quá trình in
 Công đoạn chụp bản được tiến hành trong buồng tối, film đặt lên bản lưới cùng
chiều với mẫu in thật, rọi đèn. Ánh sáng của đèn sẽ xuyên qua film và dập lên lưới
vì lưới trước đó đã được quét phủ dung dịch cảm quang nên chỉ những chỗ không bị
cản bởi mực sẽ đóng rắn dưới tác dụng của ánh sáng. Khi mang bản đi rửa, những
chỗ không bị chiếu sáng sẽ tạo thành ngững khoảng trống, khi in mực in sẽ lọt qua
những chỗ trống này và bắt vào sản phẩm cần in.
 Bàn in: làm từ kim loại hoặc gỗ, bàn in đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo
nét in được in chính xác, đều và đạt độ nét cao. Yêu cầu quan trọng nhất đối với bàn
in phải thật phẳng, chắc và có độ đàn hồi nhất định để khuôn in có thể tiếp xúc đều
với mặt sản phẩm in. Mặt bàn có thể nằm ngang, nghiêng tuỳ thuộc vào máy in để
người thợ thao tác được dẽ dàng hơn.
 Dao gạt mực: Dao gạt hồ in là công cụ dùng để đẩy, phếp mực màu khiến mực thấm

6/50


Công ty TNHH Hinsitsu Screen Việt Nam– Biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất









qua máy in, chuyển mục lên sản phẩm cần in. Gọi là dao theo thuật ngữ của thợ
nhưng nó có thể làm bằng bọt biển, con lăn cao su hay đơn gian là một miếng gạt
cao su.
Pha chế tạo màu, hồ in: Trong công đoạn này, chất tạo màu là những hợp chất màu
hữu cơ mà khi tiếp xúc với vật liệu khác thì có khả năng bắt màu và giữ màu trên
vật liệu bằng các lực liên kết lý học hay hóa học. Chất tạo màu được phân làm hai
loại tan và không tan trong nước.
Chất tạo màu tan trong nước có thể là: thuốc nhuộm trực tiếp, thuốc nhuộm axit,
thuộc nhuộm bazo- cation....
Chất nhuộm màu không tan trong nước có thể là: thuốc nhuộm hoàn nguyên không
tan, thuốc nhuộm lưu huỳnh, thuốc nhuộm azo không tan...
Hồ in sau khi pha trộn với thuốc nhuộm được gọi là mực in, sau khi in sẽ được gắn
vào sản phẩm in.
In ấn: sau khi định vị khuôn in trên bàn in, vật liệu cần in đặt dưới lưới in. Cho mực
in thích hợp với một lượng cần thiết vào khuôn in, sau đó dùng dao gạt để mục thấm
qua lưới và ăn vào sản phẩm cần in. Điều chỉnh lượng mực in, tốc độ gạt để đạt kết
quả tốt nhất.
b/Quy trình in offset (in nhãn)

In offset là phương pháp in phẳng, các thông tin hình ảnh được thể hiện trên bản in có
tính quang hóa để tạo ra các phần tử in bắt mực và phần tử không in thì bắt nước. Ngoài
ra hình ảnh trên khuôn in phải là hình ảnh thuận, túc là cùng phương với tờ in được in
ra.
Quy trình in offset được thực hiện nhừ các bộ phận sau:


Bộ phận chế bản in: dùng phim hoặc giấy đề can để chế tạo bản in. Từ dữ liệu số
trong máy tính được chuyển thành dữ liệu tương tự (Analog) trên phim thông qua
các máy ghi phim, phim được đem bình trước khi phơi để truyền hình ảnh lên bản in
và bản in được lắp trên máy in để tiến hành in.

 Bộ phận cung cấp giấy: làm nhiệm vụ hút giấy và các vật liệu in từ bàn cung cấp
giấy in và đưa xuống đơn vị in đầu tiên.
 Bộ phận đơn vị in: có 3 trục chính cùng hệ thống làm ẩm và hệ thống chà mực
khuôn in:
+ Ống bản: là một trục ống kim loại, trên khuôn in phân tử in bắt mực còn phân tử
không in bắt nước.
+ Ống cao su: là một trục ống mang tấm cao su offset, có cấu tạo là một lớp vải bọc
với cao su tổng hợp để truyền hình ảnh từ khuôn in lên bề mặt vật liệu in.
+ Ống ép: là một trục khi quay luôn tiếp xúc với ống cao su, làm nhiệm vụ chuyển
giấy và các vật liệu in khác.
 Bộ phận cấp mực: là hệ thống các lô chà mực cho bản in.
 Bộ phận làm ẩm: cung cấp dung dịch làm ẩm, hoặc dung dịch máng bước lên bề mặt
7/50


Công ty TNHH Hinsitsu Screen Việt Nam– Biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất

khuôn in trước khi nó được chà mực. Dung dịch làm ẩm cho phân tử không in lên
khuôn làm ẩm]ớt do đó nó không bắt mực.
 Bộ phận trung chuyển (thông thường là các trục ống có nhíp kẹp giấy) có khả năng
vận chuyển giấy (vật liệu in) đi qua máy in.
 Bộ phận ra giấy: là bộ phận nhận giấy đã được in ra và vỗ giấy đều thành cây trên
bàn ra giấy.
Nguyên liệu trong công đoạn in này, chủ yếu là các loại đề can làm từ chất liệu như
giấy, tấm nhựa polyme, tấm nhôm, tấm đồng các loại có kích thước khác nhau tùy
thuộc vào yên cầu của sản phẩm. Sau khi qua công đoạn in sẽ được đem sấy khô, sau
đó được gia công bằng các máy cắt, dập, ép cho đúng kích thước của khuôn để thu
được sản phẩm như mong muốn. Sau đó các sản phẩm sẽ được đếm và xếp vào các hộp
carton nhằm bảo quản trong kho hoặc chuyển bán.


1.3.

Danh mục máy móc thiết bị của Công ty
Bảng 1-2: Danh mục các thiết bị chính

TT

Tên thiết bị

Đơn vị
tính

Số lượng
Hiện
tại

Khi mở
rộng

Xuất sứ

Thiết bị in
1

Máy in lưới

cái

11


15

Hàn Quốc

2

Máy làm sạch Technic

cái

3

4

Hàn Quốc

3

Máy làm sạch con lăn bằng tay
technic

cái

3

4

Hàn Quốc

4


Lò sấy

cái

6

6

Trung Quốc

5

Giá phơi

cái

35

40

Trung Quốc

6

Máy trộn mực

cái

2


3

Trung Quốc

7

Ống lăn làm nét

cái

11

15

Hàn Quốc

8

Máy nén khí

cái

2

3

Trung Quốc

9


Máy cán

cái

10

10

Trung Quốc

Thiết bị dập và cắt
1

Máy dập 45 tấn (bao gồm cả bàn
cắt giữa)

cái

4

4

Trung Quốc

2

Máy dập bằng tay có hệ thồng khí

cái


4

5

Trung Quốc

3

Máy dập

cái

2

2

Trung Quốc

4

Máy chuyển đổi nguyên liệu

cái

1

1

Trung Quốc


5

Máy nén khí

cái

1

1

Trung Quốc

6

Dụng cụ bảo dưỡng thiết bị

bộ

1

2

Việt nam

Thiết bị in nhãn
1

Máy in nhãn


cái

9

10

Trung Quốc

2

Máy tạo tấm nilon

cái

1

1

Malaysia

8/50


Công ty TNHH Hinsitsu Screen Việt Nam– Biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất

3

Máy đổi nõi giấy

cái


1

1

Trung Quốc

4

Máy cuộn

cái

9

10

Trung Quốc

Thiết bị kiểm soát chất lượng
1

Thước đo

cái

3

4


Việt Nam

2

Thước đo mét cực nhỏ

cái

3

4

Nhật Bản

3

Máy đo sức căng

cái

1

1

Nhật Bản

4

Cân


cái

5

6

Trung Quốc

5

Đồng hồ hiện số

cái

1

2

Trung Quốc

1.3.1. Danh mục nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất
Bảng 1-1: Danh mục nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất
TT

Tên nguyên liệu

1
2
3
4

5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25

Miếng bọt dính Polyethylene
Mảng phim dính Polyethylene
Miếng bọt dính Polyurethane
Cao su dính Rubber
Bảng gắn
Miếng thủy tinh dính epoxi
Tấm thủy tinh epoxi
Miếng dính hai mặt

Phim PVC
Tấm dính PVC
Phim dính PVC
Tấm PVC
Tấm Polyeste
Tấm dích Polyeste
Phim dính Polyeste
Tấm Polycacbonate
Tấm lót
Phim dính Polypropylene
Chân cao su
Giấy
Giấy dính
Lõi giấy
Hộp carton
Tấm đồng
Tấm nhôm

9/50

Đơn vị
tính
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2

m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2

Số lượng
20.000
25.000
30.000
6.000
80.000
5.000
5.000
10.000
3.000
3.000
10.000

8.000
20.000
20.000
50.000
60.000
20.000
20.000
1.500
10.000
5.000
10.000
30.000
500
1.000


Công ty TNHH Hinsitsu Screen Việt Nam– Biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất

26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37

38
39
40

Đinh vít, thép các loại
cái
Đai ôc các loại
cái
Sản phẩm Polystyrene (PWIP)
m2
Mực in
kg
Phụ gia làm sạch
Lít
Chất hãm, chất khử, phụ gia, chất chống kg
sủi và làm rắn
Bộ khuôn
bộ
Dụng cụ cắt cuộn
cái
Miếng cắt
cái
Phụ tùng, phụ kiện cho máy dập
cái
Phụ tùng, phụ kiện cho máy in nhãn
cái
Phụ tùng, phụ kiện cho máy in lụa
cái
Phụ tùng, phụ kiện cho máy in đĩa
cái

Nilon đóng gói
tấn
Thùng carton
cái

10/50

200.000
200.000
250.000
5.500
5.000
500
500
100
500
100
100
100
100
18
6.000


Công ty TNHH Hinsitsu Screen Việt Nam– Biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất

1.4.

Bản kê khai hóa chất nguy hiểm trong quá trình sản xuất


Các loại nguyên liệu chứa hóa chất nguy hiểm nằm trong danh mục phải lập biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố được công ty sử dụng
trong quá trình vận hành được liệt kê trong bảng dưới đây.
Bảng 1-2: Danh mục các loại nguyên liệu chứa hóa chất nguy hiểm cần phải lập biện pháp PNUPSC
STT
1

Tên hóa chất
Toluene

2
3
4

Dung môi Naphtha ( dầu mỏ), thơm nhẹ (60-100%)
Screen
cleaner
K3X

5

Mã số CAS

Công thức
hóa học

Khối
lượng (kg)

Lượng lưu kho
lớn nhất (kg)


108-88-3

C7H8

3033

600

64742-95-6

600

2-METHOXY-1- METHYLETHYL CETATE (10-30%)

108-65-6

C6H12O3

150

ETHOXYMETHYLETHOXY) PROPANOL (10-30%)

34590-94-8

C7H12O3

150

107-98-2


C4H10O3

100

108-91-1

C6H10O

100

300

500

500

1-METHOXY-2-PROPANOL (5-10%)

6

CYCLOHEXANONE

7

Điêzen

8

Mực


9

Ethanol

68476-34-6
-

-

2686.6

64-17-5

C2H5OH

127

400

50

Bảng 1-3: Bản kê đặc tính lý hóa học, độc tính của một số thành phần hóa chất chính sử dụng trong quá trình sản xuất
STT

Tên hóa chất

Công thức
hóa học


Trạng
thái

Đặc tính lý học,
hóa học

Độc tính

1

Toluen

C7H8

Lỏng

Cảm quan và mùi : chất lỏng, không màu và
có mùi thơm
Nhiệt độ sôi: 110-111oC

o
Nhiệt độ đông đặc: -95 C

Tỷ trọng hơi (không khí =1): 2
3
Trọng lượng phân tử: 92 g/cm

Độc hại cấp tính qua đường miệng: Độc
tính thấp: LD50>2000mg/kg. Chuột
Hít vào phổi khi muốt phải hay ói có thể

gây sưng phổi, có nguy cơ gây tử vong
Độc hại cấp tính đối với da: Độc tính thấp:
LD50 > 2000mg/kg, thỏ
Độc hại cấp tính khi hít phải: Độc tính








11/50


Công ty TNHH Hinsitsu Screen Việt Nam– Biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất

STT

Tên hóa chất

Công thức
hóa học

Đặc tính lý học,
hóa học

Trạng
thái


 Tỉ trọng: 870/m3
 Độ hòa tan: 0.515kg/m3

Độc tính










2

Ethanol

C2H5OH

Lỏng 








Trạng thái vật lý: Chất lỏng


Màu sắc: Không màu, trong suốt

Mùi đặc trưng: Mùi ether
Áp suất hóa hơi (mm Hg) ở nhiệt độ, áp suất

tiêu chuẩn: Đặc trưng 67 kPa ở 20°C
Tỷ trọng hơi (Không khí = 1) ở nhiệt độ, áp
suất tiêu chuẩn: 0,0015 g/ml ở 90oC
Độ hòa tan trong nước: Có thể hòa tan hoàn
toàn ở 20oC
Khối lượng riêng (kg/m3): Đặc trưng 816,4
kg/m3 ở 15°C

12/50

thấp: LC50>20mg/l/4giờ, chuột
Nồng độ cao có thể ức chế hệ thần kinh
trung ương gây ra nhức đầu, choáng váng
và buồn nôn; tiếp tục hít vào có thể đưa
đến hôn mê và tử vong
Kích ứng đối với da
Kích ứng vừa phải đối với mắt
Không gây đột biến gen
Không gây ung thư trên những khảo sát ở
thú vật
Không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Tiếp xúc với nồng độ rất cao của các vật
liệu tương tự sẽ dẫn đến nhịp tim không
đồng đều và ngưng đập

Tiếp xúc với với toluen trong thời gian đủ
dài, có thể bị bệnh ung thư
Đường mắt:
Các dấu hiệu và triệu chứng kích ứng mắt
có thể bao gồm cảm giác bỏng rát, đỏ mắt
phồng rộp, và/ hoặc mờ mắt.
Đường hô hấp:Hít phải khí có nồng độ cao
có thể làm cho hệ thần kinh trung ương
(CNS) bị tê liệt dẫn đến chóng mặt,
choáng, đau đầu và nôn ói. Các dấu hiệu
và triệu chứng khác của sự suy yếu hệ thần
kinh trung ương (CNS) có thể bao gồm
đau đầu, buồn nôn và mất khả năng điều
khiển cơ thể. Tiếp tục hít có thể dẫn đến


Công ty TNHH Hinsitsu Screen Việt Nam– Biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất

STT

Tên hóa chất

Công thức
hóa học

Đặc tính lý học,
hóa học

Trạng
thái


Độc tính

hôn mê và tử vong.
 Điểm sôi : Đặc trưng 78°C
 Đường da: Các dấu hiệu viêm da và các
 Điểm nóng chảy : Đặc trưng -114°C
 Điểm bùng cháy (Flash point) theo phương triệu chứng có thể bao gồm cảm giác bỏng






3

Cyclohexanone

C6H10O

Lỏng 










pháp xác định: 13-14°C

Nhiệt độ tự cháy : 362oC
Giới hạn nồng độ cháy, nổ trên (% hỗn hợp
với không khí): 23,5 %(V)
Giới hạn nồng độ cháy, nổ dưới (% hỗn hợp

với không khí): 3,1 % (V)
Tỷ lệ hoá hơi: 1,5 (ASTM D 3539,
nBuAc=1)
Trọng lượng phân tử: 46,07 g/mol-1

rát và/ hoặc da khô/ nứt nẻ.
Đường tiêu hóa: Nếu vật liệu đi vào phổi,
các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao
gồm như ho, ngạt thở, thở khò khè, khó
thở, tức ngực, hụt hơi và/ hay sốt.
Lưu ý: Tổn thương gan biểu hiện qua sự
chán ăn, bệnh vàng da (vàng da và mắt),
mệt mỏi, chảy máu hoặc dễ bị thâm tím,
thỉnh thoảng đi kém đau nhức và sưng tấy
ở vùng bụng trên.

Điểm nóng chảy : - 31 oC

Mùi đặc trưng: Hăng, hoặc hơi giống như
bạc hà.
Điểm bùng cháy (Flash point) theo phương

pháp xác định (Abel) : 44 oC

Áp suất hóa hơi (mm Hg) ở nhiệt độ, áp suất
tiêu chuẩn : 0,5kPa
Tỷ trọng hơi (Không khí = 1) ở nhiệt độ, áp
suất tiêu chuẩn: 3,4
Giới hạn nồng độ cháy, no trên (% hỗn hợp
với không khí): 9,4% (v/v)
Giới hạn nồng độ cháy, no dưới (% hỗn hợp
với không khí) : 1,1% (v/v)

Tỷ lệ hóa hơi : (nBuAc= 1): <1 (ASTM D
3539, nBuAC=1)

Đường mắt: Các dấu hiệu và triệu chứng
kích ứng măt có thê bao gồm cảm giác
bỏng rát, đỏ măt phồng rộp, và/ hoặc mờ
măt.
Đường hô hấp: Hít phải khí có nồng độ
cao có thê làm cho hệ thần kinh trung
ương (CNS) bị tê liệt dẫn đến chóng mặt,
choáng, đau đầu và nôn ói. Các dấu hiệu
và triệu chứng khác của sự suy yếu hệ thần
kinh trung ương (CNS) có thê bao gồm
đau đầu, buồn nôn và mất khả năng điều
khiên cơ thê. Tiếp tục hít có thê dẫn đến
hôn mê và tử vong.
Đường da: Các dấu hiệu viêm da và các
triệu chứng có thê bao gồm cảm giác bỏng
rát và/ hoặc da khô/ nứt nẻ.

13/50



Công ty TNHH Hinsitsu Screen Việt Nam– Biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất

STT

Tên hóa chất

Công thức
hóa học

Đặc tính lý học,
hóa học

Trạng
thái

Độc tính

 Khối lựơng riêng (kg/m3): 946,5 kg/m3 ở 20
 Đường tiêu hóa:Nếu vật liệu đi vào phoi,
o

C (ASTM D - 4052)







4

Diesel

-

Lỏng 







Dạng lỏng, không màu hoặc vàng rơm tới

màu đỏ
Mùi: mùi xăng dầu

Nhiệt độ sôi: 170-390 độ C

Điểm chớp cháy: 63 độ C
Áp suất bay hơi: < 1hPa (20 độ C)
Tỷ khối: 0.84 g/ml





14/50


các dấu hiệu và triệu chứng có thê bao
gồm như ho, ngạt thở, thở khò khè, khó
thở, tức ngực, hụt hơi và/ hay sốt. Các dấu
hiệu và triệu chứng kích ứng hô hấp có thê
bao gồm một cảm giác bỏng tạm thời trên
mũi và họng, ho, và/ hay khó thở.
LD50: > 1100 mg/kg-Thỏ - mắt và 16201890 mg/kg-Chuột-tiêu hóa
LC50: > 11 mg/kg-Chuột-hô hấp
Độc tính mãn tính: Khả năng gây ung thư:
Các khối u tạo ra trên động vật nhưng
chưa chứng minh được điều tương tự có
thể xảy ra trên người (theo IARC
Thông tin về sinh thái: Cá LC50:
527mg/lít, 96 giờ
Da: Tiếp xúc trong thời gian dài có thể gây
kích ứng da
Mắt: Gây kích ứng với mắt nếu tiếp xúc
phải
Tiêu hóa: mặc dù có độc tính thấp nhưng
có thể gây buồn nôn, tiêu chảy hoặc đau dạ
dày
Hô hấp: gây kích ứng đường thở, họng,
phổi
Tiêu hóa: gây buồn nôn
LD50: > 2000 mg/kg-tiêu hóa-chuột


Công ty TNHH Hinsitsu Screen Việt Nam– Biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất


STT

Tên hóa chất

Công thức
hóa học

Đặc tính lý học,
hóa học

Trạng
thái

Độc tính

 LD50:> 5mg/kg-hô hấp-4h-chuột
5

Screen cleaner K3X.
Thành phần bao gồm:
Dung môi Naphtha ( dầu mỏ), thơm
nhẹ (60-100%)
2-methoxy-1- methylethyl cetate
(10-30%)
ethoxymethylethoxy) propanol (1030%)
1-methoxy-2-propanol (5-10%)

Lỏng












Màu sắc: Không màu
Mùi đặc trưng
Điểm sôi: 250-400 oF
Điểm chớp cháy: 109 oF
Giới hạn nổ dưới: 0,5% (v/v)
Giới hạn nổ trên: 9,5% (v/v)
Áp suất hơi: 2,2 mmHg
Tỷ trọng tương đối: 0,903
Nhiệt độ tự bốc cháy: 520-570 oF

 Gây kích ứng cho hệ hô hấp nếu hít
phải.

 Tiếp xúc nhiều qua đường da gây khô
da và nứt nẻ

 Sản phẩm có chứa các thành phần có
thể hấp thụ qua da.

 Hơi có thể gây chóng mặt, buồn ngủ.
Nếu hít phải thường xuyên dù lượng

nhỏ cũng có thể gây triệu chứng khó
chịu, mệt mỏi, giảm trí nhớ

 Sản phẩm nếu đưa vào phổi dưới dạng
giọt có thể gây nôn

 Sản phẩm này không chứa thành phần
được liệt kê trên NTP, IARC OSHA
hoặc coi là chất gây ung thư

1.5.

Bản mô tả các yêu cầu kỹ thuật về bao gói, bảo quản và vận chuyển của mỗi loại hóa chất nguy hiểm
Bảng 1-4: Yêu cầu kỹ thuật về bao gói, bảo quản và vận chuyển của các loại hóa chất nguy hiểm

15/50


Công ty TNHH Hinsitsu Screen Việt Nam– Biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất

STT
1

Tên
hóa chất
Toluen

Bao bì
Thùng
phuy

bằng thép có
dung tích 100
L hoặc chứa
trong các can
nhựa 20 L

Bảo quản
Tránh xa các bình xịt, các nguyên tố dễ cháy, có tính ôxi hóa,
các chất ăn mòn và cách xa các sản phẩm có hại hay gây độc
cho con người hay cho môi trường. Phải được cất chứa trong

Vận chuyển
Đóng chặt dụng cụ chứa khi không
sử dụng. Không sử dụng khí nén để
đổ đầy, tháo ra hay xử lý

khu vực thông gió tốt, tránh xa ánh sáng mặt trời, các nguồn
gây cháy và các nguồn nhiệt khác Các loại hơi trong thùng
chứa không nên để thoát ra không khí. Sự ngưng thở nên được
kiểm soát bằng một hệ thống xử lý hơi thích hợp.

2

Ethanol

Can nhựa 20 L

Phải được cất chứa trong khu vực thông gió tốt, tránh xa ánh
sáng mặt trời, các nguồn gây cháy và các nguồn nhiệt khác.
Tránh xa các bình xịt, các nguyên tố dễ cháy, ôxy hóa, các chất

ăn mòn và cách xa các sản phẩm dễ cháy khác mà các sản phẩm
này không có hại hay gây độc cho con người hay cho môi
trường. Các loại hơi trong thùng chứa không nên để thoát ra
không khí. Sự ngưng thở nên được kiểm soát bằng một hệ thống
xử lý hơi thích hợp. Giữ cho nhiệt độ của thùng chứa hóa chất
bằng với nhiệt độ môi trường xung quanh. Đóng chặt dụng cụ
chứa khi không sử dụng. Không sử dụng khí nén để đổ đầy, tháo
ra hay xử lý.

Luôn luôn chuyên chở trong những
thùng đựng được đậy kín và những
thùng này phải được dựng đứng và
giữ chặt. Nên đảm bảo là những
người chuyên chở sản phẩm biết
phải làm gì trong trường hợp bị tai
nạn hoặc bị đổ

3

Cyclohexanone

Can nhựa 20 L

Tránh xa các bình xịt, các nguyên tố dễ cháy, có tính ôxi Luôn luôn chuyên chở trong những
hóa, các chất ăn mòn và cách xa các sản phẩm có hại hay thùng đựng được đậy kín và những
gây độc cho con người hay cho môi trường. Phải được cất thùng này phải được dựng đứng và
giữ chặt. Nên đảm bảo là những

16/50



Công ty TNHH Hinsitsu Screen Việt Nam– Biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất

STT

Tên
hóa chất

Bao bì

Bảo quản

Vận chuyển

chứa trong khu vực thông gió tốt, tránh xa ánh sáng mặt người chuyên chở sản phẩm biết
trời, các nguồn gây cháy và các nguồn nhiệt khác Các loại phải làm gì trong trường hợp bị tai
hơi trong thùng chứa không nên để thoát ra không khí. nạn hoặc bị đổ
Sựngưng thở nên được kiểm soát bằng một hệ thống xử lý
hơi thích hợp, Nhiệt độ lưu trữ: Nhiệt độ môi trường
4

Diesel

Thùng
chứa B o qu n trong các thiết b chuyên d ng, các thùng ch a
ph i y kín, n i khô ráo, thoáng mát. B o qu n thùng ch a
kim loại

Đảm bảo các yêu cầu đối với hàng
hóa là chất lỏng dễ cháy (nhóm III)

theo các Nghị định 104/2009/NĐ-CP

d u tránh các va p m nh, tránh xa các ngu n nhi t, tia l a
và các ch t oxy hóa m nh. L p t h th ng báo cháy t
n g. Ph i trang b y
các thi t b ch a cháy theo quy ngày 09/11/2009 của CP quy định
nh c a Nhà n c trong quá trình v n chuy n, t n ch a, Danh mục hàng nguy hiểm và vận
chuyển hàng nguy hiểm bằng
xu t nh p x ng d u.
phương tiện giao thông cơ giới
đường bộ
5

Can nhựa 20 L

Screen cleaner
K3X.

Bảo quản trong các thiết bị chứa có nắp kín và đặt tại khu vực Đảm bảo các yêu cầu đối với hàng
thông thoáng. Giữa ở điều kiện 4.4 oC tới 29.9 oC
hóa là chất lỏng dễ cháy (nhóm III)
theo các Nghị định 104/2009/NĐ-CP
ngày 09/11/2009 của CP quy định
Danh mục hàng nguy hiểm và vận
chuyển hàng nguy hiểm bằng
phương tiện giao thông cơ giới
đường bộ

17/50



Công ty TNHH Hinsitsu Screen Việt Nam– Biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất

1.6.

Các thông tin khác về vị trí và khu vực lưu chứa hóa chất

Hình 1-1: Vị trí của Công ty TNHH Hinsitsu Screen Việt Nam tại KCN

Hình 1-2: Sơ đồ vị trí kho hóa chất và khu vực sử dụng hóa chất trong nhà máy

18/50


Công ty TNHH Hinsitsu Screen Việt Nam– Biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất

CHƯƠNG 2:

2.1.

DỰ BÁO NGUY CƠ XẢY RA SỰ CỐ VÀ KẾ HOẠCH KIỂM TRA, GIÁM SÁT CÁC NGUỒN
NGUY CƠ SỰ CỐ HÓA CHẤT

Danh sách các điểm nguy hiểm và dự báo nguy cơ xảy ra sự cố

Danh sách các nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất trong hoạt động sản xuất của Công ty TNHH Hinsitsu Screen Việt Nam được tóm tắt
trong bảng dưới đây.
STT
1


2

Vị trí điểm
nguy cơ xảy
ra

Nơi lưu giữ, vận
chuyển hóa chất

Trên đường Trên đường vận chuyển
nội bộ của hóa chất từ ngoài nhà
Công ty.
máy đến kho lưu trữ
Trên đường vận chuyển
từ kho ra khu vực sản
xuất

Sự cố có thể xảy ra
Tràn đổ hóa chất và cácloại mực in trên đường
nội bộ khi xe vận chuyển
của nhà cung cấp vào
khu vực nhập hóa chất.
Tràn đổ hóa chất, các
loại trên đường nội bộ do
vận chuyển từ kho chứa
hóa chất đến nơi chứa
hóa chất tạm thời (trước
khi được sử dụng)

Nguyên nhân


Số người
có mặt

Do xe vận chuyển hóa chất của nhà cung cấp gặp tai 3-4 người
nạn và thiết bị chứa bị vỡ, hóa chất dạng lỏng tràn ra
mặt đường

Do thiết bị chứa, thùng phi dung môi,… bị vỡ hoặc
nứt (trước khi vào nhà máy) dẫn tới rò rỉ khi xe chở di
chuyển trong đường nội bộ.
Do công nhân vận hành sai quy tắc an toàn trong quá
trình vận chuyển hóa chất từ kho tới xướng

Tại kho lưu Kho lưu giữ, xuất nhập Rò rỉ hoặc tràn các dung Do các thiết bị chứa, hệ thống van, bơm và ống dẫn bị 3 người
giữ hóa chất hóa chất
môi
ăn mòn dẫn tới rò rỉ.
Do công nhân thao tác sai kỹ thuật trong quá trình nạp
hoặc chiết hoặc vận chuyển hóa chất từ xe chở vào

19/50


Công ty TNHH Hinsitsu Screen Việt Nam– Biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất

STT

Vị trí điểm
nguy cơ xảy

ra

Nơi lưu giữ, vận
chuyển hóa chất

Sự cố có thể xảy ra

Nguyên nhân

Số người
có mặt

kho
3

Khu lưu giữ Khu tiếp nhận hóa chất Rò rỉ hoặc tràn đổ dung Do công nhân thao tác sai kỹ thuật trong quá trình sử
hóa
chất để sản xuất
môi
dụng
Lưu giữ không đúng vị trí được quy định
trong xưởng
sản xuất

4

Tất cả các Kho chứa hóa chất Cháy, nổ
khu vực
trong nhà và hóa chất Ngập kho chứa
ngoài trời


15 người

4-5 người
Do sự cố chập điện, cháy lan từ khu vực khác sang.
Do rò rỉ khiến dung môi bay hơi và nồng độ của khí
trong không khí nằm trong ngưỡng giới hạn nổ trên và
giới hạn nổ dưới đồng thời có tia lửa điện xuất hiện
Mưa bão kéo dài gây ngập lụt kho bãi

Trên đây là các điểm xảy ra nguy cơ sự cố hóa chất và các sự cố có thể xẩy ra. Tuy nhiên, trên tất cả, cháy nổ dung môi là nguy cơ
lớn nhất. Sự rò rỉ, tràn đổ khiến dung môi bay hơi và tạo ra hỗn hợp nổ với không khí khi có nguồn nhiệt/tia lửa điện hoàn toàn có thể xảy
ra nếu vấn đề an toàn quá trình không được kiểm soát.

20/50


Công ty TNHH Hinsitsu Screen Việt Nam– Biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất

2.2.

Kế hoạch kiểm tra, giám sát các nguồn xảy ra sự cố

Nhằm kịp thời phát hiện những nguy cơ sảy ra sự cố, Công ty sẽ tiến hành xây
dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát với nội dung tại bảng sau.
Bảng 2-5: Kế hoạch và nội dung kiểm tra giám sát
Stt
1

Kế hoạch

kiểm tra

Thành phần
kiểm tra

Nội dung kiểm tra, giám sát

Kiểm tra 02 người bao gồm
thường
(01 quản lý kho và
xuyên
01 nhân viên thuộc
đội ứng phó được
chỉ định)

- Kiểm tra mức độ an toàn của
các trang thiết bị tại nhà máy.
Việc kiểm tra phải dựa trên các
tiêu chuẩn thiết kế/chế tạo
dành cho các thiết bị chứa.
- Trách nhiệm của Người trong tổ kiểm ta phải có
thủ kho: Kiểm tra kiến thức và kinh nghiệm trong
số lượng, chủng loại lĩnh vực hóa chất.
hóa chất trong kho, - Kiểm tra tình trạng của các
điều kiện các thiết thiết bị bảo hộ lao động, các
bị, giá đỡ chứa hóa thiết bị ứng phó sự cố, các
chất
thiết bị báo cháy, hệ thống
- Trách nhiệm của chữa cháy tự động tại các khu
nhân viên: đánh giá vực có nguy cơ cao;

mức độ tuân thủ các - Kiểm tra, giám sát tình hình
quy tắc an toàn hoá an toàn sản xuất nhằm phát
chất.
hiện kịp thời các sự cố hóa
chất. Tiến hành kiểm tra tình
trạng hóa chất thông qua việc
giám sát thực tế và sử dụng
bảng checksheet;
- Kiểm tra việc quản lý, lưu trữ
và cập nhật hồ sơ về an toàn
hóa chất tại nhà máy;

2

Kiểm tra Phó chỉ huy đội ứng Giám sát thao tác kỹ thuật của
đột xuất
phó
nhân viên trong các xưởng sử
Trách nhiệm kiểm dụng hóa chất trong bất kỳ thời
điểm nào.
tra:
+ Phát hiện ra Đánh giá trực quan xem khu
những hành động vực lưu trữ hóa chất đã đạt các
không phù hợp yêu cầu: Có biển cảnh báo? Vệ
sinh sạch sẽ? Các sơ đồ, quy

21/50

Quy định lưu
giữ hồ sơ

- Trong quá
trình kiểm tra,
cần ghi chép cụ
thể hiện trạng
của kho chứa,
thông tin về các
loại hóa chất
trong
kho,
thông tin về an
toàn trong việc
lưu giữ, vận
chuyển,
sử
dụng hóa chất.
Biên bản kiểm
tra được lưu
giữ tại các
phòng ban liên
quan và báo
cáo đến Ban
giám đốc nhà
máy.


Công ty TNHH Hinsitsu Screen Việt Nam– Biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất

Stt

Kế hoạch

kiểm tra

Thành phần
kiểm tra
(thao tác sai quy
trình, thiếu an toàn,
không ghi chép vào
sổ theo dõi) của
nhân viên.

Nội dung kiểm tra, giám sát

Quy định lưu
giữ hồ sơ

trình, thông tin về an toàn hóa
chất? Thiết bị phục vụ ứng phó
có sẵn không?
Kiểm tra đột xuất tại những
điểm có nguy cơ cao và báo
cáo cho cấp trên về những bất
thường để có thể đưa ra những
quyết định ngăn chặn rò rỉ một
cách kịp thời.

+ Phát hiện ra
những sai sót tại
điểm lưu trữ (ví dụ:
không gắn MSDS)
hoặc trục trặc của Giám sát hoạt động bốc dỡ

các thiết bị phục vụ hàng hóa của các nhà cung cấp
công tác ứng phó nếu cần thiết.
kịp thời.
Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống
+ Đưa ra các đề
điện, chống sét
xuất cho lãnh đạo
cấp trên để có hành
động khắc phục phù
hợp.

2.3.

Các biện pháp nhằm giảm thiểu khả năng xảy ra sự cố

Để hạn chế đến mức thấp nhất các sự cố xảy ra, Ban lãnh đạo Công ty sẽ áp
dụng các biện pháp sau.
2.3.1. Nâng cao nhận thức về an toàn
Trên thực tế, nhận thức về an toàn lao động đặc biệt liên quan tới quá trình làm
việc, tiếp xúc với hóa chất của công nhân Việt Nam nói chung còn rất yếu. Trong khi
đó, các thống kê về tai nạn cho thấy có tới trên 90% số vụ tai nạn liên quan trực tiếp tới
con người. Nắm bắt được vấn đề này, nhà máy không ngừng tuyên truyền, giáo dục
nhằm nâng cao nhận thức cho công nhân và các cán bộ kỹ thuật để họ hiểu rõ khẩu hiệu
“an toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn”. Việc nâng cao ý thức được thực hiện thông
qua các buổi họp các phân xương sản xuất hoặc các đợt rút kinh nghiệm khi có tai nạn
hoặc trường hợp cận tai nạn đã xảy ra. Nhà máy luôn đặt vấn đề đảm bảo an toàn lao
động như là một phần trong kỷ luật lao động chung và thường xuyên áp dụng các biện
pháp xử lý thích đáng đối với các hành động được coi là vi phạm an toàn. Các biện
pháp này có tác dụng tích cực trong việc xây dựng tác phong luôn luôn tuân thủ quy
định của công nhân trong quá trình làm việc tại nhà máy.


22/50


Công ty TNHH Hinsitsu Screen Việt Nam– Biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất

2.3.2. Đào tạo công nhân và thực hiện diễn tập
Các công nhân luôn được đào tạo sử dụng thiết bị và các kỹ năng khác sau khi
được công tuy tuyển dụng. Ngoài ra, công ty sẽ tiếp tục tổ chức đào tạo về an toàn hóa
chất cho cán bộ kỹ thuật, công nhân trực tiếp làm việc tại xưởng có sử dụng hóa chất,
các cán bộ phụ trách an toàn – môi trường, nhân viên y tế và nhân viên cứu hỏa của
Công ty. Các cơ quan chức năng gồm Sở Công thương tỉnh Hải Dương, Phòng cảnh sát
PCCC tỉnh Hải Dương sẽ thực hiện đào tạo cho cán bộ công nhân viên với tần suất 2
năm/lần.
Nội dung đào tạo bao gồm:
-

-

-

Các khái niệm cơ bản
Các mối nguy hiểm khi làm việc với hóa chất.
Các yêu cầu và quy định bắt buộc khi làm việc, tiếp xúc với hóa chất.
Trách nhiệm của người lao động đối với công tác an toàn.
Phân tích và giảng giải về: Các phương pháp bảo quản, vận chuyển, sử dụng hóa
chất nguy hiểm, biện pháp sơ cứu, biện pháp xử lý tình huống khi xảy ra sự cố…
Ngoài phần lý thuyết, người lao động sẽ được hướng dẫn thực hành tại chỗ.
Cách thức sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân phù hợp.
Giảng giải chi tiết về kế hoạch ứng phó với sự cố hóa chất. Các học viên phải

nắm rõ nội dung của kế hoạch ứng phó khi có sự cố hóa chất xảy ra (vai trò của
mỗi bộ phận, tình huống xảy ra và hành động ứng phó phù hợp).
Cách thức kiểm tra, giám sát, lập báo cáo khi có sự cố.
Phân tích các sự kiện gần tai nạn để rút kinh nghiệm

Bên cạnh đó, người lao động nói chung tại Công ty cũng được phổ biến thông tin về
biện pháp ứng phó để đảm bảo có thể hành động đúng với nội dung của biện pháp khi
sự cố hóa chất xảy ra. Nội dung này sẽ được kết hợp với chương trình đào tạo về quy
định an toàn, vận hành thiết bị, nội quy sản xuất của Công ty.
Công ty sẽ lập kế hoạch diễn tập về ứng phó sự cố hàng năm hoặc 2 năm/lần và chương
trình này sẽ được lồng ghép với chương trình diễn tập về PCCC của công ty. Hoạt động
diễn tập được thực hiện trong nhà máy với sự tham gia của các thành viên trong đội ứng
phó sự cố hóa chất.
Kịch bản đào tạo/diễn tập điển hình được tóm tắt như sau:
-

Tình huống đơn giản (đào tạo): tràn đổ quy mô nhỏ
o Diễn biến: công nhân lấy mực in/hóa chất từ trên giá xuống và vô tình làm
rơi khiến hộp mực in bị vỡ, mực in chảy loang ra sàn kho hoặc công nhân
trong quá trình đưa
o Hành động ứng phó: sau khi sự cố xảy ra, công nhân lấy cát phủ lên hóa chất
bị tràn đổ. Công nhân tiếp tục sử dụng các dụng cụ như xẻng, giẻ lau, thùng
chứa để thu gom lượng cát dính mực in và đưa về khu chứa chất thải nguy

23/50


Công ty TNHH Hinsitsu Screen Việt Nam– Biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất

hải. Mặt sàn được làm sạch bằng xà phòng và nước. Trong quá trình thu gom

và làm sạch, công nhân phải sử dụng quần áo bảo hộ và găng tay.
o Hành động sau ứng phó: người gây ra sự cố cần báo cáo sự việc đã xảy ra cho
quản lý kho, đội ứng phó và quản đốc/trưởng ca. Người thuộc đội ứng phó sẽ
lập báo cáo để lưu vào hồ sơ an toàn của nhà máy.
- Tình huống phức tạp (diễn tập): xảy ra sự cố tràn đổ và kèm theo cháy.
o Diễn biến: một thùng dung môi trong kho chứa bị rò rỉ do dụng cụ chứa bị
nứt từ trước đó nhưng không được phát hiện sớm. Một sự cố khác về điện
trong kho đã xảy ra và điểm xuất hiện đám cháy gần với vị trí thùng dung
môi bị rò rỉ. Lửa bắt đầu cháy tại thùng dung môi và bắt đầu lan sang các vị
trí khác trong kho nguyên liệu.
o Hành động ứng phó:
 Người công nhân trong kho hoặc ai đó bất kỳ phải hô to để thông
báo cho mọi người được biết và sơ tán ra khỏi các xưởng làm việc.
Công nhân di chuyển khỏi vị trí làm việc theo các đường thoát
hiểm đã được chỉ dẫn.
 Nhân viên/công nhân hoặc bất kỳ ai sẽ nhấn chuông báo cháy, ngắt
điện, đồng thời thông báo ngay lập tức cho đội ứng phó sự cố hóa
chất của nhà máy.
 Người trong kho có thể thực hiện hành động hỗ trợ dập tắt bằng
các phương tiện PCCC có sẵn nếu họ nhận thấy quy mô của đám
cháy không đe dọa tới sự an toàn của bản thân. Nếu không họ phải
rời khỏi khu vực cháy.
 Đội ứng phó sau khi tiếp nhận thông tin sẽ gọi điện tới đơn vị
PCCC gần nhất và yêu cầu hỗ trợ. Đội ứng phó xuống hiện trường
và tham gia chữa cháy hoặc cứu hộ nếu các hành động trên không
de dọa tới tính mạng của mỗi thành viên.
 Sau một thời gian ngắn, ngọn lửa đã được khống chế.
o Hành động sau ứng phó:
 Sử dụng các phương tiện thu gom: cát, mùn cưa, giẻ lau và xẻng để
thu gom hóa chất tràn đổ.

 Thu gom các chất thải từ việc thu gom: cát, mùn cưa, giẻ dính hóa
chất, các hộp mực, thùng đựng hóa chất bị hỏng do sự cố. Mặt sàn
được làm sạch bằng nước, xà phòng. Nước thải được thu gom về
hệ thống xử lý nước thải hoặc thu gom riêng biệt để thuê xử lý nếu
nó có chứa lẫn chất thải nguy hại. Chất thải được đưa về kho chứa
CTNH và chờ đơn vị có chức năng vận chuyển xử lý CTNH.
 Thực hiện làm sạch các khu vực bị ảnh hưởng bởi sự cố

24/50


Công ty TNHH Hinsitsu Screen Việt Nam– Biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất

 Đội hóa chất lập báo cáo về sự cố: xác định nguyên nhân, đánh giá
thiệt hại. Báo cáo được trình lên ban lãnh đạo công ty và gửi cho
các cơ quan chức năng.
2.3.3. Tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, xây dựng kho lưu chứa
Để đảm bảo an toàn cho khu vực lưu trữ hóa chất Công ty sẽ áp dụng các giải pháp sau:
-

-

Thiết kế và xây dựng khu vực lưu trữ đúng với các quy phạm an toàn do Nhà
nước quy định (phòng cháy chữa cháy, điều kiện ánh sáng, không khí môi
trường lao động, đường thoát hiểm, rãnh thoát nước, hố thu gom hóa chất…).
Tiêu chuẩn sử dụng cho thiết kế kho là TCVN 5507:2002 – Hóa chất nguy hiểm
– Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận
chuyển. Hiện tại, kho chứa hóa chất của công ty có diện tích xấp xỉ 30 m 2, được
bố trí tại vị trí thuận lợi cách biệt so với khu vực sản xuất để giảm thiểu các hậu
quả cho khu sản xuất nếu sự cố hóa chất xảy ra . Kho chứa được chia thành các ô

chứa mỗi loại hóa chất khác nhau.
Đường đi trong khuôn viên nhà máy và trong khu sản xuất đủ rộng để các
phương tiện PCCC có thể ra vào bình thường.

Hình 2-3: Hóa chất được lưu trữ riêng biệt

25/50


×