Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

HƯỚNG dẫn SINH VIÊN tự học TRONG học CHẾ tín CHỈ và VIỆC vận DỤNG TRONG GIẢNG dạy học PHẦN lý LUẬN CHÍNH TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.17 KB, 7 trang )

HƯỚNG DẪN SINH VIÊN TỰ HỌC
TRONG HỌC CHẾ TÍN CHỈ VÀ VIỆC VẬN DỤNG
TRONG GIẢNG DẠY HỌC PHẦN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Lê Minh Tấn*

Hiện nay nhiều trường đại học ở nước ta đã chuyển sang học
chế tín chỉ, so với giảng dạy niên chế, học chế tín chỉ có một số
khác biệt. Trong học chế tín chỉ, đề cao tính chủ động của người
học và đòi hỏi họ phải hết sức chủ động trong q trình học tập để
tiếp thu tri thức, tích luỹ học phần. Đồng thời cũng đòi hỏi giảng
viên phải nắm được các hình thức giảng dạy, để chuẩn bị nội dung
cho các buổi lên lớp, từ tài liệu tham khảo đến chuẩn bị nội dung
bài giảng, phương pháp sử dụng và hướng dẫn sinh viên tự học, tự
nghiên cứu. Sự chuẩn bị kỹ của giảng viên là yếu tố quyết định đến
sự thành cơng của loại hình giảng dạy này. Tiết học khơng thể nói là
thành cơng, nếu người thầy khơng làm tốt khâu hướng dẫn SV
chuẩn bị bài và kiểm tra sự chuẩn bị của họ.
1. Một số đặc điểm trong học chế tín chỉ
Trong học chế tín chỉ, tính chủ động của sinh viên được đề
cao, họ phải chủ động trong đăng ký học phần, lựa chọn giờ, buổi
học cho phù hợp, phải hết sức năng động trong tiếp nhận tri thức.
Sinh viên phải tích cực trong tra cứu, đọc tài liệu để trang bị kiến
thức. Trong q trình học tập, sinh viên có quyền chủ động về thời
gian lên lớp, lựa chọn giảng viên và có thể kéo dài hoặc rút ngắn thời
gian đào tạo tại trường theo quy định. Trong học chế tín chỉ, số giờ tự
học, tự nghiên cứu nhiều, đòi hỏi sinh viên phải nỗ lực cao. Từ
*

Giảng viên Khoa Lý luận Chính trị - Trường Đại học Tiền Giang.

492



ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


những đặc điểm này, đòi hỏi sinh viên phải biết thu xếp thời gian,
phải có cách làm việc khoa học và phải ln cố gắng cao trong suốt
thời gian học tập.
Còn đối với giảng viên, việc giảng dạy theo học chế tín chỉ
cũng có nhiều điểm khác biệt so với giảng dạy niên chế. Sự khác
biệt lớn ở chỗ, số giờ lý thuyết giảm, số giờ cho sinh viên tự nghiên
cứu, tự học và thảo luận tăng; trong tiết dạy khơng phải hồn tồn là
thuyết giảng, người thầy độc diễn từ đầu đến cuối, mà có sự trao
đổi, hướng dẫn sinh viên tự học, thảo luận để sinh viên đóng vai trò
chủ thể trong tiếp nhận kiến thức mới.
Khi giảng dạy theo tín chỉ, người giảng viên phải nắm vững
đặc điểm của loại hình giảng dạy này để có “ứng xử” phù hợp. Để
việc học tập của sinh viên đạt được kết quả như mong muốn và phát
huy được tính tích cực của họ, người giảng viên phải chuẩn bị kỹ
nhiều mặt, trong đó hết sức chú ý khâu hướng dẫn sinh viên tự học
tại lớp, hướng dẫn đọc tài liệu, chuẩn bị bài ở nhà và kiểm tra sự
chuẩn bị của họ theo định hướng của giảng viên. Việc giao bài, đề
tài và thường xun giám sát của giảng viên, là động lực để sinh
viên tự giác học tập. Đây là điều mỗi giảng viên cần hết sức lưu ý,
vì khơng phải học phần nào sinh viên nào cũng tự giác học tập, nhất
là các học phần Lý luận chính trị, nếu giảng viên chỉ nhắc nhở
chung chung mà khơng có biện pháp, chế tài đủ mạnh thì sinh viên
rất dễ bỏ qua, khơng chịu học và kết quả là kiến thức bị hụt hẫng.
Ở đây tơi muốn nói, người giảng viên phải có trách nhiệm

cao đối với người học, phải có những biện pháp tích cực và phù
hợp, hết sức tránh sự hời hợt, thiếu trách nhiệm trong cơng tác giảng
dạy của mình.
2. Hướng dẫn tự học và kiểm tra tự học của sinh viên
Việc hướng dẫn tự học và kiểm tra sự chuẩn bị của sinh viên
nhiều người cho là “chuyện biết rồi nói mãi”. Nếu một ai nghĩ vậy thì
hỏi rằng, mình đã hướng dẫn sinh viên tự học đúng nghĩa của nó
chưa, mình có thường xun làm việc này khơng, hay chỉ là sự qua
loa làm cho có làm, lúc làm lúc khơng và có biết lời dặn dò của mình
được người học thực hiện tới đâu? Đây là vấn đề có tính mấu chốt
trong nâng cao chất lượng đào tạo nói chung và các học phần Lý luận
Chính trị nói riêng. Chỉ những ai tận tâm với nghề, hết lòng vì sự tiến
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

493


bộ của sinh viên, thì mới chú ý và làm tốt khâu tưởng như đơn giản
này.
Các học phần Lý luận Chính trị mang tính trừu tượng cao, từ
quy luật này, ngun lý kia đến chủ trương, chính sách của Đảng...
nghe ra rất ngun tắc và khơ khăn. Có thể nói, sinh viên rất sợ học
các mơn này, các em phần đơng suy nghĩ, học để lấy điểm tích luỹ đủ
học phần, chứ ít em suy nghĩ học để nắm bắt quy luật, học để biết
cách vận dụng lý luận vào thực tiễn, giải quyết những vấn đề của
cuộc sống đặt ra theo chuẩn mực xã hội và vận dụng đúng quy luật.
Từ những suy nghĩ lệch lạc trên, nên việc học của sinh viên mang
nặng tính đối phó, sự liên hệ, vận dụng lý luận vào thực tiễn ít được
các em quan tâm. Nếu vậy, thì tác dụng của các học phần Lý luận
Chính trị sẽ mất hết ý nghĩa của nó.

Xuất phát từ thực tiễn học tập của sinh viên đối với các học
phần Lý luận Chính trị trong các trường đại học, cao đẳng cả nước
thời gian qua, đáng để cho đội ngũ giảng viên chúng ta suy ngẫm và
tìm cách tiếp cận, giúp các em có phương pháp học tập tích cực. Điều
đó đòi hỏi người GV phải sử dụng tốt các phương pháp hiện có và
tìm tòi, sáng tạo các biện pháp mới tích cực, để việc dạy đạt mục tiêu
đề ra và việc học trở lên có ý nghĩa thực tiễn.
Việc hướng dẫn sinh viên tự học ở lớp và ở nhà, cũng như việc
kiểm tra sự chuẩn bị của các em, là một biện pháp tích cực nhằm
khắc phục sự thụ động và suy nghĩ lệch lạc của sinh viên trong học
các mơn Lý luận Chính trị. Biện pháp này áp dụng được ở tất cả các
học phần, từ Những ngun lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1, 2
đến Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng
sản Việt Nam. Vấn đề là lựa chọn nội dung nào để giảng trên lớp, nội
dung nào hướng dẫn học tại lớp, học tập nghiên cứu tại nhà. Việc này
đòi hỏi giảng viên phải có sự chuẩn bị kỹ trước khi lên lớp.
Tơi vận dụng biện pháp trên vào thực tế giảng dạy bộ mơn
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong những
năm qua, tơi đã từng bước vận dụng, thực hiện như sau: Ngay từ buổi
đầu lên lớp ở các lớp học phần, tơi giới thiệu cho sinh viên Đề cương
chi tiết học phần mơn học và u cầu sinh viên chép để thực hiện trong
q trình học, tiếp đó giới thiệu các tài liệu học tập chính, tài liệu tham
khảo, cho chép file tài liệu tham khảo các chương (đã chuẩn bị trước).

494

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO



Tơi u cầu sinh viên phải có giáo trình, phải đọc tài liệu trước tại nhà
và chuẩn bị bài theo từng chương.
Khi học mỗi chương, có nội dung giảng viên giảng trên lớp, có
nội dung u cầu sinh viên tự đọc, tự nghiên cứu ngay tại lớp, có
nội dung giao về chuẩn bị ở nhà.
Những nội dung trên được ghi rõ trong Đề cương chi tiết học
phần. Khi đến mỗi phần u cầu sinh viên tự học, tơi nêu một số nội
dung chính cần đạt được và u cầu sinh đọc hoặc thảo luận, trao
đổi trong thời gian khoảng 5 phút, hết thời gian tơi cầu sinh viên
trình bày nội dung chính vừa đọc, những nội dung sinh viên trình
bày chưa rõ, tơi u cầu các sinh viên khác trình bày tiếp hoặc nhận
xét đánh giá ý kiến của bạn.
Ví dụ cụ thể, ở Chương 1, trong mục I “Hồn cảnh quốc tế và
trong nước đầu thế kỷ XX”. Trong mục chia làm 2 mục nhỏ là,1.
“Hồn cảnh quốc tế”, 2. “Tình hình trong nước”. Ở mục 1. Hồn
cảnh quốc tế, tơi u cầu sinh viên cho biết mục này có mấy nội
dung chính? Nội dung chính của các phần này là gì? Và u cầu
sinh viên đọc rồi trình bày. Cứ như vậy, làm tiếp ở các mục, các
chương khác. Việc làm này có tác dụng giúp sinh viên chủ động
trong tiếp nhận tri thức và rèn luyện khả năng phát biểu, trình bày
vấn đề.
Với biện pháp này, buộc sinh viên phải có giáo trình, phải tự
đọc và độc lập suy nghĩ, hoặc hợp tác nhóm, khơng thể thụ động
dựa dẫm vào người khác. Để khích thích các em đọc và suy nghĩ,
khi gọi sinh viên trình bày, có thể u cầu bất cứ em nào và có khi
kêu một em nào đó trong nhiều lần. Làm như vậy buộc các em đều
phải chuẩn bị, phải chủ động trong giờ lên lớp. Khi u cầu sinh
viên trình bày, em nào trình bày tốt, có liên hệ thực tiễn, giảng viên
có thể cộng điểm khuyến khích.

Về hướng dẫn sinh viên tự học ở nhà. Đây là những nội dung rất
quan trọng, làm tốt khâu này giúp cho sinh viên nắm sâu, nắm vững
kiến thức đã học và thuận lợi khi tiếp nhận tri thức mới. Khi đến
những nội dung cần hướng dẫn, tơi mở đường Hypelink đến các tài
liệu đã liên kết, hoặc các tài liệu khác, giới thiệu qua các tài liệu đó,
hướng dẫn các em đọc và cần nắm vững những nội dung chính nào
đó.
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

495


Vận dụng biện pháp trên, như ở Chương 1, khi nói đến nội
dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, tơi sẽ mở liên kết giới
thiệu nội dung Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt... để các em
biết và u cầu các em xem kỹ nội dung các văn kiện đó. Hoặc u
cầu sinh viên đọc tác phẩm “Đường kách mệnh”, trong đó phải ghi
nhớ những nội dung chính và ý nghĩa của tác phẩm.
Một nội dung rất quan trọng trong hướng dẫn học tập ở nhà là
chuẩn bị thảo luận. Các nội dung thảo luận đều được đề cập trong
Đề cương chi tiết học phần. Nhưng khi tới cuối mỗi chương, tơi đều
có mục hướng dẫn sinh viên chuẩn bị bài, xem lại phần đã học, đọc
giáo trình của buổi học tiếp và chuẩn bị nội dung thảo luận. Khi dặn
sinh viên chuẩn bị, tơi u cầu xác định hướng giải quyết vấn đề,
cấu trúc và nội dung cần làm rõ.
Còn trong Chương 2 - Đường lối đấu tranh giành chính quyền
(1930-1945), nội dung thảo luận là “Vấn đề chính quyền được Đảng
ta nhận thức và giải quyết như thế nào trong thời kỳ 1930-1945?”.
Khi đưa ra nội dung này, tơi u cầu làm rõ, vấn đề chính quyền
được Đảng ta “nhận thức” và “giải quyết” như thế nào? Hãy tự lựa

chọn cấu trúc hợp lý nhất.
Khi đến nội dung thảo luận, trước hết là kiểm tra sự chuẩn bị
của sinh viên. Ở khâu này tơi thấy, trong 1 - 2 tuần đầu, số sinh viên
có chuẩn bị bài chỉ khoảng từ 30 - 40% tuỳ theo lớp. Lý do số chuẩn
bị còn thấp là những buổi đầu còn chệch choạc, người đi học người
khơng đi, thậm chí có sinh viên chưa biết phòng học ở đâu, còn nữa
là các em chưa chuẩn bị được giáo trình.
Khi tình huống này xẩy ra, tơi nhắc nhở sinh viên nhanh chóng
ổn định học tập, mua, mượn giáo trình và chuẩn bị bài nghiêm túc
hơn. Nếu hai lần khơng chuẩn bị bài trở lên sẽ bị trừ điểm q trình.
Khi tiến hành thảo luận, giảng viên đứng ra điều hành, có thể
cho trình bày theo nhóm hoặc cá nhân, rồi u cầu các nhóm còn lại
và sinh viên khác phát biểu ý kiến bổ sung, tổ chức tranh luận
những vấn đề còn chưa thống nhất. Sau thảo luận giảng viên kết
luận vấn đề. Để buổi thảo luận đạt kết quả tốt, giảng viên cần nhận
xét cái hay, dở về sự chuẩn bị, nội dung, cấu trúc và tác phong trình
bày, để sinh viên rút kinh nghiệm, em nào chuẩn bị kỹ, trình bày
thuyết phục cho điểm thưởng khuyến khích.

496

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


Việc tổ chức thảo luận cứ tuần tự tiến hành qua các chương.
Từ buổi thứ 3 - 4 trở đi, số sinh viên chuẩn bị bài có tốt hơn và đạt
khoảng từ 60 đến 90%, chưa khi nào đạt 100%.
Trên đây là một số biện pháp mà tơi và Bộ mơn đã triển khai

thực hiện những năm gần đây, kết quả cho thấy, tính tự giác của
sinh viên được cải thiện, chất lượng học tập được nâng cao. Vấn đề
đặt ra cần tiếp tục đổi mới và có quyết tâm thực hiện, để việc giảng
dạy các mơn Lý luận Chính trị đi vào chiều sâu và đạt hiệu quả cao.
3. Một số khó khăn trong thực hiện và hướng khắc phục
Dạy - học theo học chế tín chỉ là cách dạy học tiên tiến, hướng
dẫn sinh viên tự học là một biện pháp quan trọng trong loại hình
này. Tuy nhiên, trong việc tự học và hướng dẫn tự học của thầy và
trò cũng gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc. Vậy, khó khăn,
vướng mắc đó là gì, hướng khắc phục ra sao, cần làm rõ vấn đề này.
Về khó khăn, vướng mắc: Trước hết về phía người học, tính tự
giác, chủ động trong học tập chưa chuyển biến kịp trong những năm
đầu, họ vẫn học theo kiểu ở phổ thơng, tức thụ động nghe giảng, ghi
chép, ít chịu đọc tài liệu và độc lập suy nghĩ tìm tòi sáng tạo. Còn
ngại khó, ngại khổ, thiếu trí tiến thủ. Chưa trang bị được phương
pháp phù hợp.
Về phía người dạy, chưa phân biệt rõ sự khác nhau giữa học
chế tín chỉ và niên chế, nên chưa có cách dạy phù hợp. Hơn nữa,
một số giảng viên chưa thật nhiệt tình trong giảng dạy, khơng chú ý
khâu hướng dẫn cho sinh viên tự học, tự nghiên cứu, hoặc giảng dạy
theo nối mòn, ít chịu tiếp thu đổi mới. Trong đề cương chi tiết học
phần có khi chưa quy định rõ các hình thức dạy cho từng đơn vị
kiến thức. Hơn nữa, khối lượng kiến thức các học phần dài, gây áp
lực lớn về thời gian, nhất là các trường quy định một tín chỉ bằng 15
tiết.
Hướng khắc phục: Đối với người học, sinh viên phải tìm hiểu
phương pháp học theo học chế tín chỉ, biết cách đọc tài liệu, tổng
hợp kiến thức tại lớp và chuẩn bị bài ở nhà; rèn luyện khả năng
nghiên cứu độc lập và hợp tác nhóm; ln hun đúc tinh thần biết
vượt qua khó khăn để chiếm lĩnh tri thức. Một điều nữa cũng cần

chú ý là, phải tự trang bị tư duy lý luận, chịu khó đọc giáo trình, tài
liệu tham khảo.
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

497


Đối với người dạy, cần nghiên cứu kỹ đặc điểm học chế tín chỉ
để thay đổi cách dạy phù hợp. Trong soạn đề cương chi tiết học phần,
cần quy định biện pháp tương ứng với các đơn vị kiến thức. Trong
soạn bài, cần cập nhật đề cương và ln chú ý phần hướng dẫn tự học
ở lóp, ở nhà (nội dung gì, u cầu phải đạt). Khi lên lớp, cần thể hiện
“kịch bản” cho sát thực; phải ln kiên trì hướng dẫn, theo sát SV
trong tất cả các buổi lên lớp, từ buổi đầu đến buổi cuối; cần có chế tài
đủ mạnh để buộc sinh viên phải chấp hành những điều giảng viên
u cầu. Ngồi ra, còn chú ý rèn luyện cho sinh viên khả năng tư duy
trừu tượng, tư duy lý luận; biết liên hệ và vận dụng lý luận với thực
tiễn.
Khắc phục được những khó khăn, hạn chế trên và biết vượt
qua chính mình, tơi nghĩ thầy sẽ đạy tốt - trò sẽ học giỏi.
***
Dạy học là một nghệ thuật, muốn nghệ thuật đạt tới đỉnh cao
thì phải có biện pháp thích hợp và lòng nhiệt tình cao cả. Biện pháp
là những cách làm để đạt mục đích đề ra, lòng nhiệt tình là sự trăn
trở với nghề nghiệp, ln mong muốn sự tiến bộ của sinh viên.
Mỗi giảng viên hãy làm tốt phần việc của mình, hãy thử trải
nghiệm và suy ngẫm một số điều tơi nêu ra trong bài viết, để mỗi
chúng ta - giảng viên Lý luận Chính trị hãy góp phần đem lý luận
tiên tiến của thời đại, lý tưởng cách mạng của Đảng làm thơng điệp
đến với sinh viên - chủ nhân tương lai đất nước với những con

người “vừa hồng vừa chun” và góp phần vào cơng cuộc đổi mới
căn bản, tồn diện nền giáo dục Việt Nam theo Nghị quyết của
Đảng”./.

498

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO



×