Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (551.98 KB, 22 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

Lấ HI PHNG

BảO LãNH THựC HIệN HợP ĐồNG
TạI NGÂN HàNG th-ơng mại cổ phần SàI GòN - Hà NộI

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2014


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

Lấ HI PHNG

BảO LãNH THựC HIệN HợP ĐồNG
TạI NGÂN HàNG th-ơng mại cổ phần SàI GòN - Hà NộI

Chuyờn ngnh: Lut kinh t
Mó s: 60 38 01 07

LUN VN THC S LUT HC

Cỏn b hng dn khoa hc: TS. V TH HNG VN

H NI - 2014



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chƣa đƣợc công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN

Lê Hải Phƣợng


Comment [p1]: Đánh lại số trang

MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các Bảng, Biểu đồ, Sơ đồ
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 7
Chƣơng 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP
ĐỒNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO LÃNH THỰC HIỆN
HỢP ĐỒNG ...................................................................................... 13
1.1.


NHỮNG VẤN ĐÊ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO LÃNH THỰC
HIỆN HỢP ĐỒNG ............................................................................. 13

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm bảo lãnh ............................................................ 13
1.1.2. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng ............. Error! Bookmark not defined.
1.2.

PHÁP LUẬT VỀ BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNGError! Bookmark not defined.

1.2.1. Khái niệm pháp luật về bảo lãnh thực hiện hợp đồngError! Bookmark not defined.
1.2.2. Vai trò của pháp luật bảo lãnh thực hiện hợp đồngError! Bookmark not defined.
1.2.3. Quá trình hình thành và phát triển pháp luật Việt Nam về bảo
lãnh thực hiện hợp đồng ..................... Error! Bookmark not defined.
1.2.4. Nội dung pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo lãnh thực hiện
hợp đồng ............................................. Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................ Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH THỰC
HIỆN HỢP ĐỒNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ
PHẦN SÀI GÒN - HÀ NỘI ............. Error! Bookmark not defined.


2.1.

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
SÀI GÒN – HÀ NỘI .......................... Error! Bookmark not defined.

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ......... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Quy định của SHB điều chỉnh hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồngError! Bookmark not defined.
2.2.


NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC TRONG HOẠT ĐỘNG BẢO
LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TẠI SHBError! Bookmark not defined.

2.2.1. Về số dƣ bảo lãnh ............................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Doanh thu từ phí bảo lãnh .................. Error! Bookmark not defined.
2.3.

MỘT SỐ BẤT CẬP LIÊN QUAN ĐẾN QUY ĐỊNH ĐIỀU
CHỈNH HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
TẠI SHB ............................................. Error! Bookmark not defined.

2.3.1. Một số bất cập của pháp luật hiện hành về bảo lãnh ngân hàngError! Bookmark not defined.
2.3.2. Một số bất cập, vƣớng mắc trong quy định nội bộ của SHBError! Bookmark not defined.
2.3.3. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những khó khăn, vƣớng mắc, bất
cập trong hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại SHBError! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................ Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TẠI NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – HÀ NỘIError! Bookmark not defined.
3.1.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ BẢO
LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG .... Error! Bookmark not defined.

3.1.1. Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về bảo lãnh thực
hiện hợp đồng ..................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Hoàn thiện quy định nội bộ điều chỉnh hoạt động bảo lãnh thực
hiện hợp đồng tại SHB ....................... Error! Bookmark not defined.
3.2.


GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG BẢO
LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TẠI SHBError! Bookmark not defined.


3.2.1. Tăng cƣờng quản lý, chỉ đạo điều hành và hoạch định chiến lƣợc
phát triển bảo lãnh thực hiện hợp đồngError! Bookmark not defined.
3.2.2. Giải pháp về tổ chức cán bộ ............... Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Giải pháp về công nghệ ...................... Error! Bookmark not defined.
3.2.4. Năng cao chất lƣợng thẩm định khách hàngError! Bookmark not defined.
3.2.5. Giải pháp về quản trị rủi ro ................ Error! Bookmark not defined.
3.2.6. Tăng cƣờng kiểm tra, kiểm toán nội bộError! Bookmark not defined.
3.2.7. Hoàn thiện quy trình bảo lãnh ............ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .............................. Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 16


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLDS:

Bộ luật dân sự

ĐVKD:

Đơn vị kinh doanh

NHNN:


Ngân hàng Nhà nƣớc

NHTM:

Ngân hàng thƣơng mại

SHB:

Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội

TCTD:

Tổ chức tín dụng


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Số hiệu Bảng,
Tên bảng, Biểu đồ, Sơ đồ
Biểu đồ, Sơ đồ
Bảng 2.1. Tổng hợp số liệu bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại
SHB từ năm 2011-2013

Trang
Error!
Bookmark
not
defined.

Bảng 2.2. Tổng hợp số liệu doanh thu phí bảo lãnh thực hiện

hợp đồng tại SHB từ năm 2011-2013

Error!
Bookmark
not
defined.

Biểu đồ 2.1. Số dƣ bảo lãnh thực hiện hợp đồng trong tổng số bảo
lãnh từ năm 2011 đến năm 2013

Error!
Bookmark
not
defined.

Biểu đồ 2.2. Doanh thu phí bảo lãnh thực hiện hợp đồng trong

Error!

tổng doanh thu từ hoạt động bảo lãnh từ năm 2011 Bookmark
đến năm 2013

not
defined.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Ngày nay, để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế ở mỗi quốc gia và tính
toàn cầu hóa của kinh tế thế giới, bên cạnh việc giữ vững và hoàn thiện các nghiệp

vụ ngân hàng truyền thống, các ngân hàng thƣơng mại không ngừng tiếp cận và
mở rộng các dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Việc đa dạng hoá nghiệp vụ sẽ góp phần
quan trọng tới sự bền vững của ngân hàng. Đây cũng là phƣơng châm cho các ngân
hàng thƣơng mại tồn tại và phát triển trong bối cảnh hiện nay.
Nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng tại các ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam
nói chung và Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội nói riêng còn khá
mới mẻ, chỉ bắt đầu từ thập niên 90 của thế kỷ XX. Mặc dù vậy, bảo lãnh ngân
hàng đã đóng vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế, giúp cho doanh nghiệp,
đặc biệt các doanh nghiệp trong nƣớc phát triển nguồn vốn và tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp này tham gia hội nhập kinh tế quốc tế dễ dàng hơn, đồng thời
đem lại khoản thu không nhỏ cho ngân hàng.
Song hành với sự phát triển của hoạt động bảo lãnh, hệ thống văn bản pháp
luật điều chỉnh hoạt này cũng đƣợc Nhà nƣớc ta quan tâm xây dựng và hoàn thiện.
Sự ra đời của Quyết định số 196/QĐ-NH14 ngày 16/04/1994 về Quy chế bảo lãnh
ngân hàng của các Ngân hàng thƣơng mại và Quyết định số 23/QĐ-NH14 ngày
21/02/1994 về Quy chế bảo lãnh và tái bảo lãnh vay vốn nƣớc ngoài đã đặt nền
móng cho hệ thống pháp luật về bảo lãnh Ngân hàng. Tiếp theo và hoàn thiện các
văn bản này là Quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN14 ngày 25/8/2000, Quyết định
số 386/2001/QĐ-NHNN ngày 11/4/2001 và Quyết định số 112/2003/QĐ-NHNN
ngày 11/02/2003, Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN về Quy chế bảo lãnh Ngân
hàng. Đặc biệt, ngày 03/10/2012 Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc ban hành thông
tƣ số 28/2012/-TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng của các Tổ chức tín


dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đã cho thấy chế định bảo lãnh ngân hàng
ngày càng đƣợc hoàn thiện.
Sự ra đời của Thông tƣ 28 đã khắc phục đƣợc những hạn chế của Quyết định
26/2006/QĐ-NHNN và bổ sung những quy định mới làm cơ sở pháp lý cho việc
thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh. Tuy nhiên, bên cạnh những ƣu điểm, Thông tƣ
28/2012/TT-NHNN vẫn tồn tại một số điểm chƣa phù hợp, chƣa rõ ràng gây vƣớng

mắc trong quá trình triển khai thực hiện. Chính vì thế, hoàn thiện pháp luật về bảo
lãnh ngân hàng tại Việt Nam là một trong những yêu cầu hết sức bức thiết bên
cạnh vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung hiện nay.
Sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Sài
Gòn-Hà Nội hiện là một trong những ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu
Việt Nam. Ngay từ khi mới thành lập, Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội đã quan tâm phát triển các hoạt động tín dụng, bao gồm cả hoạt động bảo
lãnh thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, Ngân hàng Thƣơng
mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội cũng gặp không ít khó khăn, hạn chế. Chính vì vậy,
để hoạt động này phát triển tƣơng xứng với tiềm năng hiện có của ngân hàng thì
việc đi sâu vào phân tích, đánh giá cơ sở pháp lý cũng nhƣ thực tiễn hoạt động bảo
lãnh thực hiện hợp đồng tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội để
tìm ra các giải pháp phát triển hoạt động này có ý nghĩa thiết thực đối với ngân
hàng.
Với những lý do nêu trên, tác giả đã chọn đề tài: “Bảo lãnh thực hiện hợp
đồng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội” để làm luận văn thạc
sỹ Luật học với mong muốn nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp
đồng cũng nhƣ nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật trong lĩnh vực này.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu và tìm hiểu các quy định về bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam
hiện nay dƣới góc độ lý luận và thực tiễn không phải là vấn đề mới mẻ. Đặc biệt


trong tình hình hiện nay, số lƣợng các bài viết, công trình nghiên cứu về việc thi
hành pháp luật trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng cũng đang ngày một tăng,
trong đó phải kể đến những công trình nghiên cứu khoa học, bài viết tiêu biểu sau:
"Những vấn đề pháp lý về bảo lãnh Ngân hàng" của Nguyễn Thành Long, Đại học
Luật Hà Nội, năm 1999, "Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo
lãnh thanh toán của các Ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn Hà Nội", của Vũ Hồng
Minh, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2009, “Pháp luật về bảo lãnh ngân hàng và
thực tiễn tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Techcombank ở Việt Nam” Vũ Thị

Khánh Phƣợng, 2011; “Một số vấn đề về quan hệ bảo lãnh ngân hàng ở nƣớc ta
hiện nay”, TS. Võ Đình Toàn, Tạp chí Luật học, số 3/2002; “Hoàn thiện một số
quy định của quy chế bảo lãnh ngân hàng, Đỗ Minh Tuấn, Nguyễn Thị Hồng
Hạnh, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 8/2012….
Ngoài ra, trên các tạp chí khác nhƣ: Tạp chí Kiểm sát, Tạp chí Dân chủ và
pháp luật, Tạp chí Luật học cũng có những bài viết nghiên cứu về việc áp dụng
pháp luật trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng.
Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu nên trên, có công trình thời gian
nghiên cứu đã lâu, các văn bản pháp luật nghiên cứu đã hết hiệu lực; có công trình
nghiên cứu phạm vi chỉ liên quan đến một hình thức bảo lãnh hay có công trình
nghiên cứu thực tiễn tại một ngân hàng thƣơng mại khác.
Nhƣ vậy, luận văn này là công trình nghiên cứu về pháp luật bảo lãnh ngân
hàng, cụ thể hơn là bảo lãnh thực hiện hợp đồng theo các quy định hiện hành và
thực tiễn tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội, không trùng lặp
với các công trình nghiên cứu khoa học đã đƣợc công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
Luận văn có mục đích nghiên cứu pháp luật Việt Nam về bảo lãnh thực hiện
hợp đồng và thực tiễn hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại Ngân hàng


Thƣơng mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội. Thông qua việc nghiên cứu, luận văn đƣa
ra những bất cập trong quy định hiện hành cũng nhƣ những khó khăn, vƣớng mắc
trong việc triển khai hoạt động này trên thực tế tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần
Sài Gòn - Hà Nội, từ đó đề ra các giải pháp, đặc biệt là các giải pháp pháp lý nhằm
đảm bảo và hạn chế rủi ro cho ngân hàng trong hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp
đồng.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau đây:
- Làm rõ khái niệm và đặc điểm của bảo lãnh, bảo lãnh thực hiện hợp đồng

của ngân hàng; chức năng, vai trò của bảo lãnh thực hiện hợp đồng; các quy định
pháp luật hiện hành về bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
- Đánh giá vai trò hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại Ngân hàng
Thƣơng mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội; phân tích một số quy định nội bộ về bảo
lãnh thực hiện hợp đồng; đƣa ra những bất cập trong quy định cũng nhƣ những khó
khăn, vƣớng mắc trong thực tiễn thi hành hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng
Thƣơng mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội.
- Trên cơ sở những nguyên nhân dẫn đến những bất cập, hạn chế trong thực
tiễn hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Sài
Gòn - Hà Nội, luận văn đã đƣa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại ngân hàng cũng nhƣ những giải pháp
hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
4. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Đề tài đã phân tích những nội dung cơ bản của pháp luật hiện hành về bảo
lãnh thực hiện hợp đồng, đƣa ra những ƣu điểm, hạn chế và hƣớng hoàn thiện pháp
luật bảo lãnh thực hiện hợp đồng trong thời gian tới. Đồng thời, đây còn là một đề
tài nghiên cứu riêng biệt về thực tiễn hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại
Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội trên cơ sở đánh giá thực trạng


thi hành và kiến nghị giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả thi hành
pháp luật trong hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại Ngân hàng Thƣơng mại
cổ phần Sài Gòn - Hà Nội nói riêng và hệ thống các ngân hàng thƣơng mại tại Việt
Nam nói chung.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài chủ yếu nghiên cứu pháp luật trong hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp
đồng nói chung và những quy định về vấn đề này tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ
phần Sài Gòn-Hà Nội nói riêng và thực tiễn hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng
tại ngân hàng này.

5.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn trọng tâm nghiên cứu các quy định pháp luật về bảo lãnh Ngân
hàng theo Thông tƣ số 28.
Quá trình phân tích và khảo sát thực tiễn dựa vào hoạt động của Ngân hàng
Thƣơng mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội trong thời gian từ đầu năm 2011 đến cuối
năm 2013.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử củ Chủ nghĩa Mác – Lê nin, phƣơng pháp phân tích và
tổng hợp, so sánh, logic, kết hợp nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn, chú
trọng việc thu thập các số liệu từ các báo cáo thực tế về hoạt động bảo lãnh thực
hiện hợp đồng của SHB.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Lý luận chung về bảo lãnh thực hiện hợp đồng và pháp luật về
bảo lãnh thực hiện hợp đồng.


Chương 2: Thực trạng hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại Ngân hàng
thƣơng mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội.
Chương 3: Một số giải nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động bảo lãnh
thực hiện hợp đồng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài GònHà Nội.


Chƣơng 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG VÀ PHÁP
LUẬT VỀ BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
1.1. NHỮNG VẤN ĐÊ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP
ĐỒNG


1.1.1. Khái niệm, đặc điểm bảo lãnh
1.1.1.1. Khái niệm bảo lãnh
Bảo lãnh là một biện pháp bảo đảm truyền thống, sớm đƣợc sử dụng rộng
rãi. Khái niệm bảo lãnh dƣới góc độ kinh tế xã hội và góc độ pháp lý đƣợc hiểu
theo các cách khác nhau. Đồng thời, bảo lãnh theo quy định của pháp luật các nƣớc
khác nhau cũng có những điểm khác biệt.
Theo từ điển Tiếng Việt, bảo lãnh đƣợc hiểu theo hai nghĩa: “Một là: bảo
lãnh là bảo đảm người khác thực hiện một nghĩa vụ và chịu trách nhiệm nếu người
đó không thực hiện; Hai là: là việc dùng uy tín của mình để bảo đảm cho hành
động, tư cách của người khác” [23; tr.37].
Từ định nghĩa trên cho thấy, dƣới góc độ kinh tế xã hội, bảo lãnh là việc một
ngƣời đứng ra bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của ngƣời khác. Trong trƣờng hợp
ngƣời có nghĩa vụ không thực hiện đƣợc thì ngƣời bảo lãnh phải chịu trách nhiệm
cho việc không thực hiện đó.
“Bảo lãnh” theo giải nghĩa của Từ điển tiếng Việt nêu trên vừa có thể là một
hành vi pháp lý mang tính chất đối vật (bảo đảm bằng tài sản), vừa có thể là hành
vi pháp lý mang tính chất đối nhân (bảo đảm bằng uy tín). Tính chất đối vật của sự
bảo lãnh thể hiện ở chỗ, ngƣời đứng ra bảo lãnh có thể cam kết dùng quyền của
mình đối với các tài sản xác định để bảo đảm cho nghĩa vụ của một ngƣời khác.
Còn tính chất đối nhân của sự bảo lãnh lại thể hiện ở chỗ, ngƣời đứng ra bảo lãnh
có thể cam kết dùng tƣ cách, phẩm chất, uy tín của mình đối với ngƣời khác để bảo


đảm cho hành động hay tƣ cách của ngƣời thứ ba.
Theo phƣơng diện pháp lý, khái niệm bảo lãnh đƣợc nhiều quốc gia trên thế
giới ghi nhận, nhƣ:
Trong pháp luật Hoa Kỳ: bảo lãnh là sự thỏa thuận, theo đó ngƣời bảo lãnh
chấp thuận sẽ thực hiện nghĩa vụ nợ của bên nợ chỉ khi bên nợ không trả nợ, là
việc bên bảo lãnh bảo đảm hoặc hứa thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ trong

trƣờng hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện [42].
Pháp luật Pháp quy định: “Người nhận bảo lãnh một nghĩa vụ thực hiện
nghĩa vụ đó đối với người có quyền nếu chính người có nghĩa vụ không thi hành”
[22, Điều 2011].
Trong lĩnh vực pháp lý Việt Nam hiện đại, bảo lãnh đƣợc quan niệm là một
trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, là việc ngƣời thứ ba (sau đây
gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh)
sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên đƣợc bảo lãnh),
nếu khi đến thời hạn mà bên đƣợc bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng nghĩa vụ. Khái niệm về bảo lãnh cũng đƣợc quy định trong Bộ luật Dân sự
năm 2005.
Bảo lãnh là việc ngƣời thứ ba (say đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có
quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa
vụ (sau đây gọi là bên đƣợc bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên đƣợc bảo lãnh
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận
về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên đƣợc bảo lãnh không có khả
năng thực hiện nghĩa vụ của mình [28, Điều 361].
Nhƣ vậy, mặc dù có những định nghĩa khác nhau nhƣng nhìn một cách
chung nhất, bảo lãnh đƣợc hiểu là việc bên thứ ba cam kết với bên có quyền việc
sẽ thực hiện thay nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ khi bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa
vụ với bên có quyền, sự vi phạm nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ là điều kiện cho


việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
1.1.1.2. Đặc điểm của bảo lãnh
Với tƣ cách là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, bảo lãnh
mang đặc điểm chung của một biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự nhƣ: phát sinh
từ sự thỏa thuận của các bên, phát sinh từ nghĩa vụ chính và nhằm bảo đảm cho
việc thực hiện nghĩa vụ chính, có phạm vi bảo đảm không vƣợt quá phạm vi của
nghĩa vụ chính và chỉ đƣợc áp dụng khi có sự vi phạm nghĩa vụ chính. Ngoài

những đặc điểm chung nêu trên, bảo lãnh còn có những đặc trƣng riêng để phân
biệt nó với các biện pháp bảo đảm khác, cụ thể:
- Bảo lãnh là biện pháp bảo đảm mang tính chất đối nhân
Để nhận định biện pháp bảo đảm mang tính đối vật (vật quyền) hay đối nhân
(trái quyền) phải dựa trên tiêu chí có hay không có tài sản đƣợc đƣa ra để đảm bảo
và bên có quyền có quyền nào đối với tài sản dùng để đảm bảo hay không. Bảo
đảm đối nhân là bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) đƣợc quyền yêu cầu đối với
chính bên cam kết thực hiện nghĩa vụ thực hiện thay nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ
(bên bảo lãnh) chứ không đƣợc quyền ƣu tiên thu nợ từ một tài sản cụ thể nào của
bên có nghĩa vụ. Khác với các biện pháp bảo đảm đối vật là bên bảo đảm trao cho
bên có quyền (bên nhận bảo đảm) quyền đối với tài sản bảo đảm và quyền ƣu tiên
thu nợ từ tài sản bảo đảm, cho dù tài sản đó đang nằm trong tay ai và tình trạng
thực tế nhƣ thế nào [3, tr.10]
Nếu nhƣ trong biện pháp cầm cố, thế chấp, bên có quyền (bên nhận cầm cố,
bên nhận thế chấp) đƣợc bên có nghĩa vụ (bên cầm cố, bên thế chấp) chuyển giao
quyền chiếm hữu, quản lý tài sản/giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản,
quyền xử lý tài sản bảo đảm đối với một tài sản cụ thể, xác định thì trong quan hệ
bảo lãnh, bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) không có bất cứ quyền nào đối với bất
kỳ tài sản nào của bên bảo lãnh. Trong quan hệ bảo lãnh không có sự xuất hiện của
tài sản bảo đảm, bên bảo lãnh chỉ đƣa ra cam kết thực hiện nghĩa vụ thay bên đƣợc


bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh chỉ có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa
vụ bảo lãnh. Nhƣ vậy, xét dƣới góc độ này, hình thức bảo lãnh theo quy định của
Pháp luật Việt Nam là biện pháp bảo đảm đối nhân.
- Nghĩa vụ bảo lãnh là nghĩa vụ thứ cấp phát sinh theo nghĩa vụ được bảo
lãnh
Theo quy định của BLDS 2005, nghĩa vụ bảo lãnh chỉ phát sinh khi có sự vi
phạm nghĩa vụ của bên đƣợc bảo lãnh với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh). Nói
cách khác, nghĩa vụ bảo lãnh sẽ không tồn tại nếu nghĩa vụ đƣợc bảo lãnh đã chấm

dứt hoặc không tồn tại. Bên cạnh đó, do bảo lãnh để đảm bảo cho một nghĩa vụ
nhất định nên giá trị của bảo lãnh phụ thuộc vào giá trị nghĩa vụ đƣợc bảo lãnh và
phạm vi bảo lãnh không thể vƣợt quá phạm vi nghĩa vụ đƣợc bảo lãnh.
- Nghĩa vụ được bảo lãnh phải là nghĩa vụ có thể chuyển giao
Trong quan hệ bảo lãnh, bên bảo lãnh sẽthực hiện nghĩa vụ thay cho bên
đƣợc bảo lãnh nếu đến hạn mà bên đƣợc bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ. Nhƣ
vậy, ở đây có sự chuyển giao nghĩa vụ từ bên đƣợc bảo lãnh sang bên bảo lãnh.
Về mặt nguyên tắc, ngoài những nghĩa vụ gắn liền với nhân thân hoặc những
nghĩa vụ pháp luật quy định không đƣợc chuyển giao thì các bên có thể thỏa
thuận về việc chuyển giao thực hiện nghĩa vụ nếu bên có quyền đồng ý. Việc
pháp luật quy định việc chuyển giao thực hiện nghĩa vụ bắt buộc phải có sự đồng
ý của bên có quyền nhằm đảm bảo quyền lợi của bên có quyền, hạn chế trƣờng
hợp chuyển giao nghĩa vụ cho bên không có khả năng thực hiện.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Chính phủ (2010), Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/05/2010 của Chính
phủ về Hợp đồng trong hoạt động xây dựng, Hà Nội.

2.

Hội đồng Nhà nƣớc (1990), Pháp lệnh về Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và


công ty tài chính ngày 23/5/1990 của Hội đồng nhà nước số 38-LCT/HĐNN8,
Hà Nội.
3.

Nguyễn Phƣơng Huyền (2012), Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo lãnh

thanh toán tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội, Luận văn thạc sỹ
Luật học, Hà Nội.

4.

Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (1992), Quyết định số 192-NH-QĐ ngày
17/9/1992 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế bảo
lãnh và tái bảo lãnh, Hà Nội.

5.

Ngân hàng Nhà nƣớc Việt nam (1994), Quyết định số 23/QĐ-NH14 ngày
21/2/1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế bảo
lãnh và tái bảo lãnh vay vốn nước ngoài, Hà Nội.

6.

Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (1994), Quyết định 196-NH14/QĐ ngày
16/9/1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành
Quy chế và nghiệp vụ bảo lãnh của các ngân hàng, Hà Nội.

7.

Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (1995), Quyết định 263/QĐ-NH14 ngày
19/9/1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi Quy chế bảo
lãnh và tái bảo lãnh vay vốn nước ngoài kèm theo Quyết định 23/QĐ-NH14
năm 1994, Hà Nội.

8.


Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (1996), Quyết định 217/QĐ-NH1 ngày
17/8/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế thế
chấp, cầm cố tài sản và bảo lãnh vay vốn Ngân hàng, Hà Nội.

9.

Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2000), Quyết định số 283/2000/QĐNHNN14 ngày 25/8/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban
hành Quy chế bảo lãnh ngân hàng, Hà Nội.

10. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2003), Quyết định số 112/2003/QĐ-NHNN
ngày 11/02/2003 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế bảo lãnh


ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN14 ngày
25/8/2000 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước, Hà Nội.
11. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2006), Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN
ngày 26/6/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban
hành Quy chế bảo lãnh ngân hàng, Hà Nội.
12. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2012), Thông tư số 28/2012/TT-NHNN ngày
03/10/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về bảo lãnh ngân
hàng, Hà Nội.
13. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2012), Bảng giải đáp câu hỏi về Thông tư số
28/2012/TT-NHNN ngày 03/10/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy
định về bảo lãnh ngân hàng, Hà Nội.
14. Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội (2012), Quy chế bảo lãnh
của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội ban hành kèm theo
Quyết định số 774/QĐ-HĐQT, Hà Nội.
15. Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (2012), Quy chế bảo lãnh
Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội ban hành kèm theo Quyết
định số 2087/QĐ-TGĐ, Hà Nội.

16. Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội (2013), Quyết định số
611/QĐ-HĐQT ngày 7/11/2013 của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Sài
Gòn-Hà Nội về việc ban hành cơ cấu, tổ chức, bộ máy hoạt động của SHB, Hà
Nội.
17. Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội (2012), Quy định thực hiện
nghiệp vụ bảo lãnh trong nước của SHB ban hành kèm theo Quyết định số
2087/QĐ-TGĐ, Hà Nội.
18. Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội (2013), Điều lệ Ngân hàng
Thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội của Hội đồng Quản trị ban hành kèm


theo Quyết định số 230/QĐ-HĐQT, Hà Nội.
19. Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội (2011), Báo cáo thường niên
năm 2011, Hà Nội.
20. Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội (2012), Báo cáo thường niên
năm 2012, Hà Nội.
21. Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội (2013), Báo cáo thường niên
năm 2013, Hà Nội.
22. Nhà Pháp luật Việt - Pháp (1998), Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
23. Hoàng Phê (1996), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
24. Phòng Thƣơng mại Quốc tế ICC (1992), Quy tắc thống nhất về Bảo lãnh theo
yêu cầu số 458.
25. Phòng Thƣơng mại Quốc tế ICC (2010), Quy tắc thống nhất về Bảo lãnh theo
yêu cầu số 758.
26. Quốc hội (1997), Luật Các tổ chức tín dụng, Hà Nội.
27. Quốc hội (2004), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
28. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.
29. Quốc hội (2005), Luật Thương mại, Hà Nội.
30. Quốc hội (2010), Luật Các tổ chức tín dụng, Hà Nội.

31. Quốc hội (2010), Luật Ngân hàng nhà nước, Hà Nội.
32. Nguyễn Thị Quy (2008), Dịch vụ ngân hàng hiện đại, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội.
33. Lê Văn Tề, Ngô Hƣớng, Đỗ Linh Hiệp, Hồ Diệu, Lê Thẩm Dƣơng (2007),
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê, Hà Nội.
34. Võ Đình Toàn (2002), "Một số vấn đề về quan hệ bảo lãnh ngân hàng ở nƣớc
ta hiện nay", Tạp chí Luật học, (3).
35. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2003), Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp


luật thế giới, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
36. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2003), Giáo trình Luật La Mã, Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội.
37. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật ngân hàng, Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội.
38. Lê văn Tƣ (2000), Ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê.
39. Đỗ Minh Tuấn, Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2012), "Hoàn thiện một số quy định
của quy chế bảo lãnh ngân hàng", Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (8).
TRANG WEBSITE
40. />cập nhật ngày: 12/8/2013 – 03:06:18 AM
/>5&subcatid=14&id=5504.
41. />cập nhật ngày: 11/12/2012 – 08:5650 am
/>42.
Cập nhật ngày 29/7/2014 – 11:25:49 am

/>


×