Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

LỊCH sử PHÁT TRIỂN TRẦM TÍCH HOLOCEN KHU vực TRÀ VINH TRONG mối QUAN hệ với sự DAO ĐỘNG mực nước BIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.76 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------------------

CAO CHIẾN

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TRẦM TÍCH HOLOCEN KHU
VỰC TRÀ VINH TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI SỰ DAO
ĐỘNG MỰC NƢỚC BIỂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------------------

CAO CHIẾN

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TRẦM TÍCH HOLOCEN
KHU VỰC TRÀ VINH TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI
SỰ DAO ĐỘNG MỰC NƢỚC BIỂN

Chuyên ngành:
Mã số:

Địa chất học
60440201


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Người hướng dẫn khoa học

TS. Đinh Xuân Thành

Hà Nội - 2014

2


LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành trong sự cố gắng hết mình của bản thân học viên,
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của TS. Đinh Xuân Thành – Khoa Địa chất,
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN. Nhân dịp này, học viên xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy hướng dẫn.
Trong quá trình nghiên cứu, học viên luôn nhận được sự hỗ trợ về cơ sở tài
liệu, số liệu của đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ quản lý và phát triển
kinh tế biển, mã số KC.09.13/11-15.
Học viên cũng nhận được sự quan tâm của các thầy, cô và các đồng nghiệp
Hội Trầm tích Việt Nam cũng như tập thể các nhà khoa học của Khoa Địa chất –
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Qua đây, học viên xin chân thành cảm ơn sự
giúp đỡ quý báu đó.

Học viên

Cao Chiến

3



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BP

:

Before Present: Năm trước hiện tại

HST :

Highstand Systems Tract: Miền hệ thống trầm tích biển cao

Ka

Kilo years: Nghìn năm

:

MFS :

Maximum Flooding Surface: Bề mặt ngập lụt cực đại

N+

Nicon vuông góc

:

OSL :


Optically Stimulated Luminescence: Nhiệt huỳnh quang kích thích

TST :

Transgressive Systems Tract: Miền hệ thống trầm tích biển tiến

Yr

Years: Năm

x10

:

Phóng đại 10 lần

4


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Khu vực Trà Vinh là một bộ phận của châu thổ sông Cửu Long - một trong
hai châu thổ lớn nhất nước ta. Trải qua hơn 11.000 năm, vùng nghiên cứu đã xảy ra
những biến động lớn về địa tầng, trầm tích, địa mạo của đới bờ và sự thay đổi
đường bờ trong mối quan hệ với sự dao động mực nước biển. Quá trình phát triển
trầm tích trong Holocen của vùng đã tạo nên các địa hệ và cảnh quan tiêu biểu của
một châu thổ bồi tụ mạnh mang nhiều ý nghĩa trong việc phát triển kinh tế-xã hội.
Địa hệ các giồng cát hình vòng cung phân nhánh, chạy song song với bờ biển. Đây
là nguồn tài nguyên quan trọng về cát vật liệu xây dựng và cát san lấp với trữ lượng

lớn; địa hệ các đồng bằng phù sa châu thổ phì nhiêu là diện tích trồng lúa năng suất
cao; địa hệ các vùng đất ngập nước và rừng ngập mặn ven biển là một dạng tài
nguyên đặc thù lồng ghép đan xen giữa khai thác hệ sinh thái rừng ngập mặn và
nuôi trồng thủy sản.
Với ý nghĩa nêu trên việc xác định quy luật hình thành và lịch sử phát triển
các thành tạo Holocen khu vực Trà Vinh nhằm định hướng cho công tác quy hoạch,
phát triển kinh tế - xã hội là điều cần thiết nhằm phát triển bền vững khu vực này.
Vì vậy, học viên đã chọn luận văn thạc sĩ với tiêu đề: “Lịch sử phát triển trầm tích
Holocen khu vực Trà Vinh trong mối quan hệ với sự dao động mực nước biển”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài đặt ra nhằm làm sáng tỏ mối quan hệ giữa lịch sử phát triển trầm tích
với sự thay đổi mực nước biển trong Holocen.
3. Nhiệm vụ
Để hoàn thành luận văn theo mục tiêu trên, luận văn đã tập trung thực hiện
các nội dung chủ yếu sau:
-

Nghiên cứu đặc điểm và quy luật phân bố tướng trầm tích Holocen.

- Nghiên cứu lịch sử phát triển trầm tích Holocen khu vực Trà Vinh trong mối quan
hệ với sự dao động mực nước biển.

5


4. Cơ sở tài liệu
Học viên đã thu thập một số lượng tài liệu phong phú liên quan tới vùng
nghiên cứu với các đề tài, giáo trình, bài báo của nhiều tác giả liên quan. Cùng
với việc tham khảo các tài liệu, học viên đã khảo sát thực địa, thu thập mẫu thực
tế, phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm, đồng thời kế thừa một số chỉ tiêu phân

tích như: tuổi C14, tuổi giồng cát xác định bằng phương pháp nhiệt huỳnh quang
kích thích (OSL), các chỉ tiêu địa hóa môi trường như: pH, Eh, Kt, các số liệu về cổ
sinh vật như: diatomea, foraminifera, bào tử phấn hoa.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 4 chương:
Chương 1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Chương 2. Lịch sử và các phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Đặc điểm và quy luật phân bố tướng trầm tích
Chương 4. Lịch sử phát triển trầm tích Holocen khu vực Trà Vinh

6


Chƣơng 1
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Khu vực nghiên cứu nằm trong khoảng 9030’ đến 10000’ vĩ độ Bắc và
106000’ đến 106040’ kinh độ Đông, bao trọn gần như toàn bộ diện tích đất liền tỉnh
Trà Vinh.

Hình 1.1.Vị trí khu vực nghiên cứu
1.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.2.1. Khí hậu, khí tƣợng
Khu vực nghiên cứu nằm trong miền khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cận xích
đạo bị tác động mạnh mẽ của gió Đông Nam từ biển thổi vào.
Chế độ mưa, bão: Khu vực có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 với hướng gió chủ đạo là hướng gió

7



mùa Tây Nam đến Tây Tây Nam, chiếm khoảng 89% lượng mưa cả năm và mùa
khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau với hướng gió chủ đạo là Bắc đến Đông
Bắc, chiếm khoảng 11% lượng mưa cả năm. Lượng mưa trung bình hàng năm từ
1.250 mm đến 1.500 mm và tập trung vào hai thời kỳ, thời kỳ thứ nhất xuất hiện
vào tháng 6 hoặc tháng 7, lượng mưa tháng xấp xỉ 200mm, thời kỳ thứ hai xuất
hiện vào tháng 9 hoặc tháng 10 lượng mưa tháng trên dưới 250mm. Diễn biến
chế độ mưa trong năm như sau:
Thời kỳ mùa mưa thật sự (đầu tháng 6 đến cuối tháng 10). Thời kỳ chuyển
tiếp mùa mưa sang mùa khô (cuối tháng 10 đến cuối tháng 11). Thời kỳ mùa khô thật
sự (đầu tháng 12 đến cuối tháng 4 năm sau). Thời kỳ chuyển tiếp mùa khô sang mùa
mưa (đầu tháng 5 đến đầu tháng 6).
Chế độ mưa như trên đã gây khó khăn không ít cho nghề trồng trọt: vào mùa
khô, vùng bị xâm nhập mặn, độ chua mặn lấn sâu vào nội địa dẫn đến hạn chế khả
năng trồng cây và tăng vụ, ngược lại vào mùa mưa ở đây thường bị nước ở thượng
nguồn sông Mê Kông dồn về gây ra nạn ngập úng nghiêm trọng trên diện rộng.
Chế độ nắng
Do ở vĩ độ thấp nên vùng tiếp nhận được lượng ánh nắng dồi dào, độ dài ban
ngày lớn, bức xạ và nhiệt độ cao, thích hợp cho sự phát triển của cây trồng. Tổng số
giờ nắng trong năm đạt trên dưới 2.709 giờ. Trong mùa khô, số giờ nắng trung bình
mỗi ngày đạt từ 8 – 9 giờ. Tháng mùa mưa trung bình từ 5 – 7 giờ trong ngày.
Chế độ gió
Chế độ gió ở đây được phân làm 2 mùa rõ rệt: Gió mùa Tây Nam hình thành
từ Nam Ấn Độ Dương vượt qua xích đạo, tác động đến các tỉnh phía Nam Việt
Nam, mang đặc tính nóng ẩm, gây mưa lớn, chiếm khoảng 90% lượng mưa trong
năm của tỉnh. Gió mùa Tây Nam hoạt động bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng
9, mạnh nhất từ tháng 6 đến tháng 8. Tốc độ gió trung bình đạt 1–1,2 m/s, riêng
vùng biển tốc độ gió đạt 2 – 3,9 m/s. Tốc độ tối đa của gió đạt 10 – 18 m/s, vùng
biển 12 – 20 m/s.
Gió mùa Đông Bắc, còn gọi là gió chướng, xuất hiện vào cuối tháng 10 và


8


kết thúc vào cuối tháng 4 tới trung tuần tháng 5 năm sau. Khả năng xuất hiện gió
chướng tăng dần từ đầu mùa (tháng 12) và đạt cực đại vào tháng 2 hoặc 3, sau đó
giảm dần. Đặc điểm của gió chướng là phát triển theo từng đợt. Mỗi đợt từ khi
phát triển cho đến lúc yếu khoảng từ 4 đến 6 ngày. Gió chướng có đặc tính khô
hanh, gây ra hiện tượng khô nóng kéo dài, làm gia tăng tác động của thủy triều,
khiến mặn xâm nhập sâu vào nội địa, gây thiệt hại đê biển, ảnh hưởng xấu đến
hoạt động sản xuất.
Độ ẩm
Do gần biển và có hệ thống sông ngòi chằng chịt, nên độ ẩm tương đối tại
khu vực nghiên cứu nhìn chung khá cao, trung bình từ 76 – 86%, các huyện ven
biển có độ ẩm tương đối từ 83 – 91%, sự chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng
ẩm nhất và tháng ít nhất khoảng 15%. Vào mùa khô độ ẩm của tỉnh vào khoảng 73
– 79%, riêng vùng ven biển khoảng 79 - 84%. Vào mùa mưa, độ ẩm khoảng 83 –
86%, ven biển từ 85 - 91%.
Nhiệt độ
Nhiệt độ của khu vực này tương đối cao, nhiệt độ bình quân hàng năm
khoảng từ 26 - 27oC/năm. Tháng nóng nhất: tháng 4 (khoảng 28,9oC), tháng 5
(khoảng 29,2oC). Tháng mát nhất: tháng 12, tháng 1, tháng 2 (khoảng 25 - 26oC).
Trong năm, không có tháng nào nhiệt độ trung bình dưới 20oC. Trong ngày, nhiệt
độ cao nhất xảy ra lúc quá trưa, cao nhất tuyệt đối khoảng 36oC và thấp nhất xảy ra
lúc gần sáng, thấp nhất tuyệt đối khoảng 18,1oC.
Độ bốc hơi
Vào mùa khô nắng nhiều, độ ẩm không khí thấp nên lượng bốc hơi mạnh,
bình quân từ 4 – 6 mm/ngày đêm. Vào mùa mưa độ bốc hơi giảm đi rõ rệt còn
khoảng 2,5 – 3,5 mm/ngày đêm. Riêng tháng 9 có độ bốc hơi nhỏ nhất đạt 2 - 3 mm
trong một ngày đêm.

Bức xạ
Lượng bức xạ ở khu vực lớn và ổn định. Lượng bức xạ tổng cộng trung bình
ngày lớn nhất vào tháng 3 (548 calo/cm2/ngày) và nhỏ nhất vào tháng 9 (397
calo/cm2/ngày).

9


1.2.2. Đặc điểm thủy văn
Mạng lưới sông suối: vùng nghiên cứu có 2 cửa sông là nhánh của sông Tiền
đổ ra: cửa Cổ Chiên và cửa Cung Hầu và 1 nhánh của sông Hậu: cửa Định An.
Trong vùng mạng lưới sông, kênh, rạch phát triển mạnh mẽ, mật độ mạng lưới
thuộc vào loại lớn nhất trên lãnh thổ nước ta, dao động từ 2 đến 4km/km2.
Chế độ dòng chảy: Khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng mạnh của nhiều yếu
tố tác động: dòng chảy sông Tiền, sông Hậu, thủy triều biển Đông, thủy triều phía
Tây Nam-vịnh Thái Lan và chế độ mưa ở đồng bằng. Nguồn nước chảy về sông
Cửu Long là khá lớn, hằng năm có khoảng 422 tỷ m3 nước từ thượng nguồn cộng
với lượng nước mưa trung bình năm cung cấp cho sông Cửu Long khoảng 67 tỷ m 3.
Tổng lượng nước hằng năm ở đồng bằng sông Cửu Long khoảng 500 tỷ m3.
Dòng chảy sông Cửu Long có hai mùa rõ rệt là mùa lũ và mùa cạn. Ở thượng
lưu, mùa lũ bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11, mùa cạn bắt đầu từ tháng
12 và kết thúc vào tháng 5. Có sự tương phản sâu sắc giữa mùa lũ và mùa cạn, lưu
lượng giữa tháng lớn nhất và tháng nhỏ nhất vẫn chênh lệch rất lớn. Vào mùa lũ,
lưu lượng tăng cao đột ngột và đạt trung bình từ 20.000 đến 30.000m3/s, trong đó
vào mùa khô lưu lượng giảm nhỏ và chỉ còn khoảng 2.000 - 4.000m3/s, bằng 10 20% lưu lượng các tháng mùa lũ.
1.2.3. Đặc điểm hải văn
Chế độ thủy triều: Vùng nghiên cứu có chế độ bán nhật triều không đều. Hầu
hết các ngày trong tháng có 2 lần triều lên và 2 lần triều xuống với chênh lệch rõ rệt
giữa các độ cao nước ròng. Độ lớn triều trong vùng khoảng 3-4 m trong kỳ nước
cường và 1,5-2m vào kỳ nước kém. Tốc độ thủy triều ở khu vực này lên xuống khá

nhanh, có thể đạt 0,5-0,6 m/giờ. Tại các cửa sông lớn trong vùng chế độ thủy triều
diễn ra phức tạp hơn, đặc biệt vào mùa mưa do lượng nước sông đổ ra biển lớn nên
mực nước tại đây tăng lên cao.
Chế độ sóng: Sóng biển đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong các quá
trình động lực ven bờ, đặc biệt là vận chuyển trầm tích. Nói chung tại vùng biển
nghiên cứu, chế độ sóng phù hợp hoàn toàn với chế độ gió.

10


Tháng 1 là tháng đặc trưng cho gió mùa Đông Bắc, sóng tập trung chủ yếu
vào hướng Đông Bắc (chiếm 86,69%). Độ cao sóng trong gió mùa Đông Bắc khá
lớn. Tính trung bình có khoảng 6% số trường hợp quan trắc được độ cao sóng từ 2m
trở lên (cấp 5 trở lên).
Tháng 7 là tháng đặc trưng cho mùa gió Tây Nam, trường sóng tập trung vào
các hướng Tây và Tây Nam chiếm 44,11% và 36,41% tổng số trường hợp tương
ứng. Độ cao sóng cũng nhỏ hơn so với gió mùa Đông Bắc.
Tháng 4 và tháng 10 là hai tháng đặc trưng cho thời kỳ chuyển tiếp giữa hai
mùa gió nên có tần suất xuất hiện phân bố tương đối rộng theo tất cả các hướng.
Chế độ mực nước: Chế độ mực nước ở đây được quyết định bởi chế độ thuỷ
triều. Các quá trình thuỷ thạch động lực khác nhau có liên quan đến mực nước như
nước dâng do bão, lũ.
Tính chất thuỷ triều ở vùng nghiên cứu thuộc loại hỗn hợp triều, thiên về bán
nhật triều. Hầu hết số ngày trong tháng có hai lần nước lên và hai lần nước xuống
với sự chênh lệch đáng kể của hai độ lớn triều trong ngày. Độ lớn triều trong kỳ
nước cường có thể đạt tới trên dưới 3m. Kỳ nước cường thường xảy ra vào thời kỳ
trăng non và trăng tròn (tức là vào đầu tháng và giữa tháng âm lịch).
1.2.4. Đặc điểm địa hình - địa mạo
Địa hình: Vùng nghiên cứu có địa hình mang tính chất đồng bằng ven biển
với các giồng cát chạy liên tục theo hình vòng cung và song song với bờ biển. Càng

về phía biển, các giồng cát này càng cao và càng lớn. Do sự chia cắt bởi các giồng
cát và hệ thống trục lộ, kênh rạch chằng chịt nên địa hình khá phức tạp. Các vùng
trũng xen kẹp với các giồng cát, xu thế dốc chỉ thể hiện trên từng cánh đồng. Nhìn
chung, cao trình phổ biến từ 0,4-1,0 m, chiếm 66% diện tích đất tự nhiên.
Địa hình cao nhất (4m) gồm các giồng cát phân bố ở Nhị Trường, Long Sơn
(Cầu Ngang); Long Hữu (Duyên Hải). Địa hình thấp nhất (0,4m) tập trung tại các
cánh đồng trũng xã Mỹ Hòa, Mỹ Long, Hiệp Mỹ (Cầu Ngang); Long Vĩnh (Duyên
Hải), Trà Vinh.

11


Địa mạo: Trong vùng nghiên cứu, đặc điểm địa mạo dễ nhận thấy là đồng
bằng châu thổ cao 0,5-4m, không bị ngập hoặc bị ngập nước cục bộ, ngập không
thường xuyên do triều hoặc do lũ. Trên đồng bằng, xen kẽ các giồng cát là các dải
đồng bằng thấp trũng với các lạch triều, các đoạn lạch triều, tuổi trẻ dần về phía
biển. Khoảng cách giữa 2 giồng cát 1,9-4,9km, trung bình 2,4km. Các dạng địa hình
này về cơ bản đã ổn định, có tuổi Holocen giữa-muộn, tuy nhiên các dạng địa hình
giồng cát lại đang chịu tác động mạnh mẽ từ chính con người.
1.2.5. Đặc điểm địa chất
1.2.5.1. Đặc điểm địa tầng
Ranh giới Pleistocen – Holocen tại khu vực nghiên cứu
Các thành tạo trầm tích Pleistocen muộn hầu hết bị phủ bởi các thành tạo
Holocen. Tại khu vực ven biển Trà Vinh, trầm tích Pleistocen muộn có bề dày trung
bình khoảng 40-50m, đôi chỗ có bề dày lớn như vị trí lòng sông cổ có bề dày trầm
tích Pleistocen muộn đạt tới 70-80m.

Hình 1.2. Mặt cắt địa chất ven biển châu thổ Sông Cửu Long [3]
Ranh giới Pleistocen – Holocen vùng nghiên cứu xác định qua các lỗ khoan
cho thấy tại khu vực sông Hậu nằm ở độ sâu khoảng trên dưới 20m nhưng tại khu

vực sông Tiền thì ở độ sâu trên dưới 50m, điều đó cho thấy vào thời kỳ này khu vực
cửa sông Tiền là vùng sụt lún và được lấp đầy bởi các trầm tích Holocen sớm.

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Lê Đức An (1996), “Về dao động mực nước biển ở thềm lục địa ven bờ
Việt Nam trong Holocen”, Tạp chí Các khoa học về trái đất, (18/4), tr. 365 -367.
2. Nguyễn Biểu và nnk (2000), Nghiên cứu lập sơ đồ tướng đá cổ địa lý
Pliocen – Đệ tứ thềm lục địa Việt Nam (0 – 200 m nước) tỷ lệ 1:1.000.000, báo cáo
tổng kết đề tài mã số KH – CN 06-11-2, Lưu trữ tại viện KH & CNVN, Hà Nội.
3. Nguyễn Địch Dỹ và nnk (2004), Nghiên cứu biến động cửa sông và môi
trường trầm tích Holocen – hiện đại vùng ven bờ châu thổ sông Cửu Long, phục vụ
phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Đề tài khoa học cấp nhà nước, mã số:
KC09/06-10.
4. Doãn Đình Lâm (2003), “Lịch sử tiến hóa trầm tích Holocen châu thổ
sông Hồng”, Luận án Tiến sĩ Địa chất.
5. Nguyễn Văn Lập, Tạ Thị Kim Oanh (2004),“Môi trường trầm tích
Pleistocen muộn - Holocen vùng Cà Mau”, Tạp chí Các Khoa học về Trái đất,
26(2), tr. 170-180.
6. Nguyễn Văn Lập, Tạ Thị Kim Oanh (2012),“Trầm tích giồng cát huyện
Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh và tiến hóa Holocen châu thổ sông Cửu Long”, Tạp chí
các Khoa học về Trái đất, 34(3ĐB), tr. 335-340.
7. Trần Nghi (2010), Giáo trình Trầm tích luận trong nghiên cứu Dầu
khí, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. Trần Nghi (2003), Giáo trình Trầm tích học, NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội.
9. Trần Nghi, Đinh Xuân Thành và nnk (2005),“Quy luật chuyển tướng

lòng sông cổ của trầm tích Neogen muộn – Đệ tứ trong mối quan hệ với hoạt động
kiến tạo vùng đồng bằng Nam Bộ”, Tạp chí khoa học công nghệ biển, 3 (5), 2005,
tr.1 – 9.
10. Trần Nghi, Đinh Xuân Thành (2000),“Tiến hóa trầm tích và cổ địa lý
giai đoạn Pliocen - Đệ tứ lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam”, Tạp chí địa chất, loạt A,
phụ trương 2000, tr. 19 – 29.

13


11. Trần Nghi, Đinh Xuân Thành và nnk (2004),“Nhìn lại sự thay đổi mực
nước biển trong đệ tứ trên cơ sở nghiên cứu trầm tích vùng ven biển và biển nông ven
bờ từ Nha Trang đến Bạc Liêu”, Tạp chí khoa học và công nghệ biển, 3(4), tr.1 – 9.
12. Trần Nghi và nnk (2010), báo cáo chuyên đề: “Tiến hóa môi trường trầm
tích Holocen vùng cửa sông ven biển từ cửa sông Tiền đến cửa sông Hậu”.
13. Trần Nghi, Mai Thanh Tân, Doãn Đình Lâm và nnk (2000), Tiến hóa
trầm tích và cổ địa lý giai đoạn Pliocen – Đệ tứ lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam, tạp
chí Địa chất.
14. Đinh Xuân Thành (2012),“Tiến hóa trầm tích Pliocen - Đệ tứ vùng thềm
lục địa từ Quảng Nam đến Bình Thuận”, luận án Tiến sĩ Địa chất.
15. Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Hồng Lân, Phùng Văn Phách và nnk
(2011), Xu hướng vận chuyển tích tụ trầm tích trên phần châu thổ ngầm ven bờ biển
đồng bằng sông Mê Kông, tạp chí các Khoa học về Trái đất, 33(4), tr. 607-615.
16.
17. Niên giám thống kê năm 2012 tỉnh Trà Vinh.
Tiếng Anh
18. Catuneanu O. (2006), Principles of Sequence Stratigraphy, Elsevier’s
Science & Technology Rights.
19. Nguyen Van Lap, Ta Thi Kim Oanh, Masaaki Tateishi (2000),“Late
Holocen depositonal environments evolution of the Mekong River Delta, Souther

Vietnam”, Journal of the Asian Earth Sciences, 18, (2000), 427 – 439.
20. Tran Nghi, Dinh Xuan Thanh, Nguyen Dinh Thai (2010), "Evolution of
holocene depositional environments in the coastal area from the Tien river to the
Hau river mouths", VNU Journal of Science, Earth Sciences (26), tr. 185-201.
21. Toru Tamura, Yoshiki Saito, Mark D. Bateman, V. Lap Nguyen, T.K.
Oanh Ta, Dan Matsumoto (2012) “Luminescence dating of beach ridge for
characterizing multi-decadal to centennial deltaic shoreline changes during late
Holocene,Mekong River delta”, Marine Geology, v. 326-328, tr.140-153
22. Tanabe, Ta T. K. O, Nguyen V. L., Tateishi, M. Kobayashi, I., Saito Y.

14


(2003),“Delta evolution models infered from the Holocen Mekong delta, southern
Vietnam”. In “F.H. Sidi, D, Nummedal, p. imbert, H. Darman, H.W. Posamentier
(Ed) Tropical deltas of Southern Asia: Sedimentary Stratigraphy and petroleum
Geology, SEMP specical Publ. N76, 175 – 188
23. Ta T. K. O., Nguyen V. L., Tateishi, M. Kobayashi, I., Saito Y,
Nakamura T (2002), “Sedimentary facies and late Holocen progradation of the
Mekong River delta in Bentre province, Southern Vietnam: an example of evolution
from a tide – dominated to a tide-wave dominated delta”, Sedimentary Geology, v
152, 313-325.
24. Thi Kim Oanh Ta and Van Lap Nguyen and etal (2002), “Holocene delta
evolution and depositional models of the Mekong river delta, southern Viet Nam”,
Sedimentary Geology, v. 152, 453-466.
25. Toru Tamura, Keishi Horaguchi, Yoshiki Saito, Van Lap Nguyen,
Masaaki Tateishi, Thi Kim Oanh Ta, Futoshi Nanayama, Kazuaki Watanabe (2010)
“Monsoon-influenced variations in morphology and sediment of a mesotidal beach on
the Mekong River delta coast”, Marine Geology, 116 (2010), 11–23.
26. Xue Z. et al (2010), “Late Holocene Evolution of the Mekong

Subaqueous Delta, Southern Vietnam”, Marine Geology 269 (2010), 46–60.

15



×