Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.54 KB, 20 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ ĐAN PHƢƠNG

NH÷NG VÊN §Ò Lý LUËN Vµ THùC TIÔN
VÒ HîP §åNG T¦ VÊN PH¸P LUËT CHO DOANH NGHIÖP
T¹I VIÖT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ ĐAN PHƢƠNG

NH÷NG VÊN §Ò Lý LUËN Vµ THùC TIÔN
VÒ HîP §åNG T¦ VÊN PH¸P LUËT CHO DOANH NGHIÖP
T¹I VIÖT NAM
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60 38 01 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. PHẠM HỮU NGHỊ

HÀ NỘI - 2014



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các kết quả nêu trong luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn
đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất
cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo
quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thị Đan Phƣơng


MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG TƢ
VẤN PHÁP LUẬT CHO DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM ........... 8
1.1.

KHÁI QUÁT VỀ TƢ VẤN PHÁP LUẬT VÀ NHU CẦU TƢ VẤN
PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP .................................................... 8


1.1.1.

Khái niệm hoạt động tƣ vấn pháp luật ................................................... 8

1.1.2. Nhu cầu tƣ vấn pháp luật của doanh nghiệpError! Bookmark not defined.
1.2.

KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÝ CỦA HỢP

ĐỒNG TƢ VẤN PHÁP LUẬT CHO DOANH NGHIỆPError! Bookmark not defi

1.2.1. Khái niệm và bản chất của hợp đồng tƣ vấn pháp luật cho
doanh nghiệp ..................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2.

Đặc điểm pháp lý của hợp đồng tƣ vấn pháp luật cho doanh nghiệpError! Bookmark

Kết luận chƣơng 1 ......................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỢP

ĐỒNG TƢ VẤN PHÁP LUẬT CHO DOANH NGHIỆPError! Bookmark n
2.1.

NHỮNG QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ HỢP ĐỒNG TƢ VẤN
PHÁP LUẬT CHO DOANH NGHIỆP .. Error! Bookmark not defined.

2.1.1. Các quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồngError! Bookmark not defin
2.1.2. Các quy định về đối tƣợng của hợp đồngError! Bookmark not defined.
2.1.3. Các quy định về quyền và nghĩa vụ của các bênError! Bookmark not defined.
2.1.4. Các quy định về thù lao và các chi phí khácError! Bookmark not defined.



2.1.5. Các quy định khác .............................. Error! Bookmark not defined.
2.2.

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TƢ VẤN

PHÁP LUẬT CHO DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAMError! Bookmark not defin

2.2.1.

Thực tiễn giao kết hợp đồng tƣ vấn pháp luật cho doanh nghiệpError! Bookmark n

2.2.2.

Thực tiễn thực hiện hợp đồng tƣ vấn pháp luật cho doanh nghiệpError! Bookmark n

Kết luận chƣơng 2 ......................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TƢ VẤN PHÁP LUẬT CHO
DOANH NGHIỆP .......................... Error! Bookmark not defined.
3.1.

CƠ SỞ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỊNH HƢỚNG CHO PHÁP LUẬT VỀ

HỢP ĐỒNG TƢ VẤN PHÁP LUẬT CHO DOANH NGHIỆPError! Bookmark not

3.2.

ĐỊNH HƢỚNG CHO PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TƢ VẤN

PHÁP LUẬT CHO DOANH NGHIỆP .. Error! Bookmark not defined.

3.2.1. Xác định và giới hạn một cách đúng đắn các quyền lợi tƣError! Bookmark not

3.2.2. Đảm bảo quyền tự do ý chí của các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồngError! Bookma
3.3.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP

ĐỒNG TƢ VẤN PHÁP LUẬT CHO DOANH NGHIỆPError! Bookmark not defi

3.3.1. Tạo sự thống nhất trong việc áp dụng các quy định về hợp đồng

dịch vụ trong Bộ luật Dân sự và Luật Thƣơng mạiError! Bookmark not defined
3.3.2. Nghiên cứu kiến tạo Tập hợp án lệ để khắc phục những khó khăn
khi giải quyết tranh chấp về hợp đồng dịch vụError! Bookmark not defined.
3.3.3. Bổ sung các quy định về hợp đồng tƣ vấn pháp luật trong Luật
Luật sƣ ................................................ Error! Bookmark not defined.
Kết luận chƣơng 3 ......................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 12


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Doanh nghiệp là thành phần quan trọng trong hoạt động của nền kinh tế, góp
phần vào sự phát triển kinh tế của nƣớc nhà. Tuy nhiên, ý thức pháp luật của một
số nhà doanh nghiệp chƣa cao dẫn đến việc các doanh nghiệp thực hiện không
đúng các quy định pháp luật của Nhà nƣớc hoặc thậm chí cố tình thực hiện những
hành vi sai phạm vì lợi ích của mình, nhiều trƣờng hợp gây thiệt hại nghiêm trọng

cho Nhà nƣớc và xã hội. Một biện pháp quan trọng góp phần tác động đến ý thức
pháp luật của các nhà doanh nghiệp, làm cho họ hiểu rõ và thực hiện đúng các quy
định của pháp luật trong hoạt động kinh tế là hoạt động tƣ vấn pháp luật từ phía
những ngƣời có chuyên môn là luật sƣ, tổ chức hành nghề luật sƣ.
Những năm qua, bằng hoạt động nghề nghiệp của mình, đội ngũ luật sƣ đã
có những đóng góp tích cực cho công tác tƣ pháp nói chung, bảo đảm cho hoạt
động xét xử đƣợc khách quan, công khai, minh bạch. Hoạt động của luật sƣ, đặc
biệt là việc tƣ vấn pháp luật cho các doanh nghiệp trong đầu tƣ, kinh doanh,
thƣơng mại cũng góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển các quan hệ
kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
Do đó, việc nghiên cứu cơ sở lý luận của hợp đồng tƣ vấn pháp luật cũng
nhƣ xem xét, khảo cứu thực trạng các quy định pháp luật, thực tiễn áp dụng hợp
đồng tƣ vấn pháp luật là một điều hết sức cần thiết, không chỉ để giúp các doanh
nghiệp có cơ hội hiểu hơn về loại hình hợp đồng dịch vụ này mà còn giúp cơ quan
nhà nƣớc và các tổ chức hữu quan nghiên cứu để hoàn thiện pháp luật và tổ chức
thực hiện pháp luật về hợp đồng tƣ vấn pháp luật.
Đó chính là lý do tác giả lựa chọn chủ đề: “Những vấn đề lý luận và thực tiễn
về Hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam” làm đề tài cho luận
văn thạc sỹ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài


Tính đến thời điểm hiện nay, ở nƣớc ta, chƣa có công trình khoa học nghiên
cứu có tính hệ thống về hợp đồng tƣ vấn pháp luật cho doanh nghiệp.
Mặc dù vậy, có một số công trình khoa học sau nghiên cứu những đề tài
tƣơng tự về hợp đồng dịch vụ pháp lý:
- Luận văn thạc sĩ luật học năm 2006 của tác giả Vũ Quỳnh Anh về “Hợp
đồng dịch vụ pháp lý trong hành nghề luật sư – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”
đƣa ra những khái niệm cơ bản về hợp đồng dịch vụ pháp lý, phân biệt hợp đồng
dịch vụ pháp lý với các loại hợp đồng dịch vụ khác.

- Luận văn thạc sĩ luật học năm 2011 của tác giả Nguyễn Nhƣ Chính về
“Pháp luật về dịch vụ thương mại pháp lý – những vấn đề lý luận và thực tiễn”, xác
định phạm vi và nội dung của các dịch vụ thƣơng mại pháp lý ở Việt Nam.
- Luận án tiến sĩ luật học năm 2013 của tác giả Hoàng Thị Vịnh về “Hợp
đồng dịch vụ pháp lý ở Việt Nam” xây dựng đƣợc hệ thống lý luận về dịch vụ pháp
lý, tạo cái nhìn tổng quan về hợp đồng dịch vụ pháp lý, tổng hợp đƣợc thực trạng
các loại hợp đồng dịch vụ pháp lý ở Việt Nam.
- Bài viết “Từng bước xây dụng quan niệm về dịch vụ pháp lý phù hợp tiến
trình hội nhập quốc tế” của TS. Phan Trung Hoài trên Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp
luật số 2, năm 2007, nêu ra quan điểm phạm vi của dịch vụ pháp lý chỉ bao gồm
dịch vụ pháp lý của luật sƣ; mặt khác, quan niệm về phạm vi hành nghề của luật sƣ
mở rộng nhiều hơn so với quy định hiện hành.
- Bài viết “Dịch vụ pháp lý và nhu cầu trong nền kinh tế thị trường ở Việt
Nam” của TS. Nguyễn Văn Tuân trên Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật, số chuyên
đề Pháp luật về Doanh nghiệp, khẳng định dịch vụ pháp lý là hoạt động rất đặc thù
so với các loại dịch vụ thông thƣờng khác; quan điểm về phạm vi dịch vụ pháp lý ở
Việt Nam bao gồm dịch vụ pháp lý của luật sƣ và dịch vụ pháp lý của các tổ chức,
đoàn thể xã hội và nhu cầu dịch vụ pháp lý ngày càng tăng trong nền kinh tế thị
trƣờng ở Việt Nam.


- Giáo trình “Kỹ năng tư vấn pháp luật”, giáo trình “Kỹ năng giải quyết vụ
án hình sự” và giáo trình “Kỹ năng giải quyết các vụ án dân sự” của Học viện Tƣ
pháp, NXB. Công an nhân dân xuất bản năm 2010, xác định phạm vi lĩnh vực và
kỹ năng hành nghề, kỹ năng tƣ vấn pháp luật của luật sƣ.
3. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài
Luận văn có mục đích tổng quát là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản
và thực tiễn pháp luật Việt Nam về hợp đồng tƣ vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại
Việt Nam để đƣa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tƣ vấn pháp
luật cho doanh nghiệp.

Để hoàn thành những mục tiêu trên, đề tài luận văn có những nhiệm vụ sau:
 Tìm hiểu khái niệm và đặc điểm của hoạt động tƣ vấn pháp luật, nhu cầu
của hoạt động tƣ vấn pháp luật hiện nay;
 Đƣa ra khái niệm, bản chất và các đặc điểm pháp lý của hợp đồng tƣ vấn
pháp luật cho doanh nghiệp;
 Tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng các quy định pháp luật hiện
hành về hợp đồng tƣ vấn pháp luật cho doanh nghiệp;
 Phân tích thực trạng áp dụng pháp luật trong việc giao kết và thực hiện
hợp đồng tƣ vấn pháp luật cho doanh nghiệp;
 Xác định rõ định hƣớng để hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tƣ vấn pháp
luật;
 Đƣa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tƣ vấn pháp
luật cho doanh nghiệp.
4. Những đóng góp của đề tài
Các kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn có thể làm tài liệu tham khảo
cho các cơ sở đào tạo ngành luật học về hợp đồng nói chung và hợp đồng tƣ vấn
pháp luật cho doanh nghiệp nói riêng.


Các kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn còn có thể đƣợc sử dụng để
tham khảo đối với các cơ quan nhà nƣớc và các tổ chức hữu quan khi nghiên cứu
để hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về hợp đồng tƣ vấn pháp
luật.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là những văn bản pháp luật về hợp đồng tƣ
vấn pháp luật cho doanh nghiệp và thực tiễn của hợp đồng tƣ vấn pháp luật cho doanh
nghiệp tại Việt Nam. Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu, đề tài luận văn nghiên cứu
những đối tƣợng cụ thể sau: lý luận chung về hợp đồng, hợp đồng dân sự, hợp đồng
dịch vụ thƣơng mại; các văn bản quy phạm pháp luật nhƣ Bộ luật Dân sự, Luật
Thƣơng mại, Luật Luật sƣ và các văn bản thi hành; thực tiễn việc giao kết và thực

hiện hợp đồng tƣ vấn pháp luật cho doanh nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
- Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu hợp đồng tƣ vấn pháp luật cho
doanh nghiệp có tính thƣơng mại. Luận văn không nghiên cứu hoạt động tƣ vấn
pháp luật hay hợp đồng tƣ vấn pháp luật cho doanh nghiệp đƣợc thực hiện không
nhằm mục đích lợi nhuận.
- Phạm vi nghiên cứu thực tiễn thực hiện hợp đồng tƣ vấn pháp luật cho
doanh nghiệp đƣợc giới hạn trong các vấn đề về thù lao và cách tính phí của luật
sƣ, tiêu chuẩn xác định chất lƣợng công việc và nghiệm thu công việc.
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian đƣợc giới hạn trong vòng 10 năm trở lại
đây.
- Phạm vi thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng tƣ vấn pháp luật cho
doanh nghiệp chỉ trong giới hạn lãnh thổ Việt Nam.
6. Phƣơng pháp luận và các phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở phƣơng pháp luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê
Nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Nhà nƣớc và pháp luật; đƣờng lối, chủ trƣơng của


Đảng và Nhà nƣớc ta về đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách tƣ
pháp; lý thuyết về quan hệ pháp luật, lý thuyết về hợp đồng dân sự, lý thuyết về
hợp đồng dịch vụ thƣơng mại, lý thuyết về tự do hợp đồng. Ngoài ra, trong chừng
mực nhất định, luận văn còn áp dụng thuyết về thông tin bất cân xứng, thuyết về
phòng ngừa rủi ro và phân chia rủi ro.
Trong quá trình nghiên cứu luận văn đã sử dụng một số phƣơng pháp nhƣ
phƣơng pháp phân tích tổng hợp để làm rõ những nội dung chủ yếu trong chƣơng
1, phƣơng pháp quan sát và khảo cứu thực tiễn áp dụng cho chƣơng 2.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn có 3 chƣơng.
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng tƣ vấn pháp luật cho

doanh nghiệp tại Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về hợp đồng tƣ vấn pháp luật
cho doanh nghiệp.
Chương 3: Định hƣớng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tƣ
vấn pháp luật cho doanh nghiệp.


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG TƢ VẤN
PHÁP LUẬT CHO DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
1.1. KHÁI QUÁT VỀ TƢ VẤN PHÁP LUẬT VÀ NHU CẦU TƢ VẤN
PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm hoạt động tƣ vấn pháp luật
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này tƣ vấn đƣợc tiếp cận với tƣ cách là một
dịch vụ, với nhiều lĩnh vực chuyên môn, nhƣ cách tiếp cận trong đề tài luận văn
này.
1.1.1.1. Hoạt động tư vấn pháp luật
Hiện nay còn có nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau về tƣ vấn pháp
luật. Tuy nhiên, từ góc độ lý luận và thực tiễn, tƣ vấn pháp luật đƣợc hiểu là việc
giải đáp pháp luật, hƣớng dẫn cá nhân, tổ chức trong nƣớc và nƣớc ngoài xử sự
đúng pháp luật; cung cấp dịch vụ pháp lý giúp cho các cá nhân, tổ chức thực hiện
và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tƣ vấn pháp luật là một trong
những dịch vụ pháp lý đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong nền kinh tế
thị trƣờng.
Hoạt động tƣ vấn pháp luật không chỉ bao gồm việc chuyển tải nội dung của
một điều luật, một văn bản pháp luật, hoặc cung cấp thông tin về những quy định
pháp luật có liên quan mà còn là việc đƣa ra giải đáp pháp lý, giải pháp pháp lý cho
một tình huống cụ thể, định hƣớng cho hành xử đúng và hoặc không trái pháp luật,
nhằm giúp cá nhân, tổ chức trong nƣớc và quốc tế thực hiện và bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của họ. Tƣ vấn pháp luật là một hoạt động sử dụng trí tuệ của những

chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật là hoạt động mang tính chất lao động trí óc
bằng việc sử dụng chất xám, đòi hỏi ngƣời tƣ vấn phải có kỹ năng và sự hiểu biết
pháp luật một cách sâu rộng cũng nhƣ phải có đạo đức hành nghề, phải có lƣơng


tâm và trách nhiệm. Đây là cách hiểu phổ biến nhất về “tƣ vấn pháp luật” và thuật
ngữ này thƣờng đƣợc sử dụng với ý nghĩa đó trong các văn bản pháp luật ở nƣớc ta
hiện nay. Cách hiểu này đã phần nào phản ảnh đƣợc bản chất của hoạt động tƣ vấn.
Khác với việc tham gia tranh tụng với tƣ cách là ngƣời bào chữa hoặc bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự, ngƣời tƣ vấn không trực tiếp tham gia
vào quá trình tố tụng mà chỉ sử dụng kiến thức pháp lý của mình tƣ vấn trực tiếp
bằng lời nói cho khách hàng hoặc tƣ vấn bằng văn bản thể hiện bằng thƣ tƣ vấn. Ở
nƣớc ta hiện nay không có sự phân biệt luật sƣ tranh tụng và luật sƣ tƣ vấn, nên
một luật sƣ có thể thực hiện dịch vụ pháp lý cho khách hàng xuyên suốt quá trình
từ tƣ vấn đến tranh tụng. Theo tiêu chí hình thức, tƣ vấn đƣợc chia thành tƣ vấn
trực tiếp bằng văn bản và tƣ vấn bằng thƣ tƣ vấn; theo lĩnh vực, tƣ vấn pháp luật
đƣợc chia theo ngành luật, mối quan hệ pháp luật nhƣ tƣ vấn doanh nghiệp, hợp
đồng...
Hoạt động tƣ vấn pháp luật có thể chia thành hai dạng: thứ nhất là hoạt động
hành nghề của luật sƣ dƣới tƣ cách cá nhân hoặc làm việc trong tổ chức hành nghề
luật sƣ (dạng hoạt động này là hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, dù có thể có hoạt
động miễn phí, phi lợi nhuận cho một số đối tƣợng) và thứ hai là hoạt động tƣ vấn
pháp luật khác (sẽ đƣợc nói rõ hơn trong phần 1.1.3.2).
* Hoạt động hành nghề của luật sư
Luật Luật sƣ 2006 đã xác định hoạt động tƣ vấn pháp luật là một trong
những dịch vụ pháp lý cơ bản của luật sƣ, theo quy định tại Điều 4: “Dịch vụ pháp
lý của luật sư bao gồm tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng
cho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác” [38, Điều 4].
Việc tƣ vấn pháp luật cũng nằm trong phạm vi hành nghề của luật sƣ quy
định tại Khoản 3 Điều 22, cho phép luật sƣ hành nghề đƣợc thực hiện tƣ vấn pháp

luật.
Tuy nhiên, khái niệm cụ thể cho hoạt động tƣ vấn pháp luật của luật sƣ chỉ


đƣợc nêu ra đầy đủ nhƣ sau: “Tư vấn pháp luật là việc luật sư hướng dẫn, đưa ra
ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền,
nghĩa vụ của họ” [38, Điều 28]. Tƣ vấn pháp luật đƣợc coi là “việc giải đáp pháp
luật, hướng dẫn ứng xử đúng pháp luật, cung cấp dịch vụ pháp lý nhằm giúp
khách hàng thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ” [21, tr.10].
Hoạt động tƣ vấn của luật sƣ là hoạt động đòi hỏi trí óc cẩn thận, nghiên cứu
tình huống và các vấn đề pháp lý có liên quan một cách sâu sắc và cả kinh nghiệm
hoạt động lâu năm trong lĩnh vực pháp lý. Nói chung, để giải đáp thắc mắc về pháp
luật cho khách hàng, luật sƣ thƣờng phải làm đƣợc hai việc. Thứ nhất, luật sƣ cần
cung cấp các thông tin pháp lý có liên quan đến tình huống của khách hàng, nói
cách khác là pháp luật quy định nhƣ thế nào về trƣờng hợp cụ thể mà khách hàng
đề nghị luật sƣ tƣ vấn hay điều mong muốn của khách hàng có hợp pháp không, có
thể thực hiện đƣợc không, trình tự thủ tục pháp lý đƣợc thực hiện nhƣ thế nào…
Thứ hai, luật sƣ phải đƣa ra đƣợc chính kiến của mình bằng việc đƣa ra các chỉ dẫn
và lời khuyên cho khách hàng. Trong đó, luật sƣ chỉ cho khách hàng thấy đƣợc
những ƣu điểm, nhƣợc điểm của mình, đƣa ra các phƣơng án giải quyết, đánh giá
mức độ rủi ro, cách thức phòng tránh và ngăn ngừa rủi ro để khuyên khách hàng
nên hành động hay không nên hành động. Tóm lại, với hoạt động tƣ vấn của mình,
luật sƣ đóng vai trò định hƣớng cho khách hàng chính bằng việc chỉ dẫn cách thức
hành động cụ thể.
Hoạt động tƣ vấn pháp luật của luật sƣ không phải là hoạt động tuyên truyền
pháp luật, tuy vậy, thông qua quá trình tƣ vấn pháp luật của mình, luật sƣ cũng góp
phần tuyên truyền, phổ biến, giải thích pháp luật nhằm nâng cao nhận thức và ý
thức pháp luật cho các đối tƣợng trong cộng đồng xã hội. Hoạt động tƣ vấn pháp
luật là cầu nối giữa ngƣời xây dựng pháp luật, áp dụng pháp luật, thực thi pháp luật
và các công dân, tổ chức – đối tƣợng của việc áp dụng pháp luật. Mặt khác, các

luật sƣ cũng phát hiện đƣợc những lỗ hổng của pháp luật, từ đó, có những kiến


nghị kịp thời để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với
thực tiễn đời sống kinh tế xã hội cũng nhƣ nguyện vọng của ngƣời dân.
* Hoạt động tư vấn pháp luật của các chủ thể khác
Hoạt động tƣ vấn pháp luật cho các đối tƣợng trong xã hội còn có một số
dạng sau đây.
- Hoạt động tƣ vấn pháp luật của luật sƣ hành nghề dƣới tƣ cách cá nhân làm
việc theo hợp đồng lao động trong các tổ chức
Những năm gần đây, một số doanh nghiệp lớn có điều kiện đã xây dựng
phòng pháp chế hoặc ban pháp chế để giải quyết trực tiếp những vấn đề pháp lý
trong hoạt động của tổ chức. Luật sƣ làm việc tại các phòng (ban) pháp chế này là
những luật sƣ hành nghề với tƣ cách cá nhân, họ làm nhiệm vụ thực hiện các công
việc mang tính pháp lý cho doanh nghiệp, trong đó có nhiệm vụ tƣ vấn pháp luật.
Việc một số luật sƣ hành nghề làm việc tại phòng (ban) pháp chế này cũng bao
gồm hoạt động tƣ vấn pháp luật. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa luật sƣ và doanh
nghiệp ở đây có sự phụ thuộc về tổ chức. Hoạt động tƣ vấn của các luật sƣ hành
nghề với tƣ cách cá nhân này đƣợc thực hiện theo hợp đồng lao động ký kết giữa
luật sƣ với doanh nghiệp chứ không phải bằng hợp đồng tƣ vấn pháp luật trong
phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Hoạt động tƣ vấn pháp luật của Trung tâm tƣ vấn pháp luật
Từ trƣớc khi vai trò của ngƣời hành nghề chuyên nghiệp là luật sƣ đƣợc xác
định rõ ràng thì các luật gia và cán bộ hiểu biết pháp luật trong các tổ chức đoàn
thể xã hội đã từng bƣớc thực hiện công việc giải thích pháp luật, tƣ vấn giải quyết
các vƣớng mắc về mặt pháp lý, làm trung gian hòa giải trong các vụ tranh chấp dân
sự… Mặt khác, họ còn làm tình nguyện viên về công tác tuyên truyền, phổ biến
giáo dục cho nhân dân.
Theo quy định tại Nghị đinh số 65/2003/NĐ-CP ngày 11/6/2003 của Chính
phủ về tổ chức hoạt động tƣ vấn pháp luật và Nghị định 77/2008/NĐ-CP ngày



16/7/2008 về tƣ vấn pháp luật (thay thế Nghị định số 65), Thông tƣ số 01/2010/TTBTP quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành Nghị định 77 về tƣ vấn pháp luật thì:
các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội
- nghề nghiệp, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành luật (gọi chung là tổ chức chủ quản)
đƣợc quyền thành lập các Trung tâm tƣ vấn pháp luật để thực hiện tƣ vấn miễn phí
cho thành viên, hội viên, đoàn viên của tổ chức chủ quản.
Hoạt động tƣ vấn của Trung tâm tƣ vấn pháp luật đƣợc chia thành hai hình
thức là tƣ vấn pháp luật miễn phí và tƣ vấn pháp luật có thù lao.
 Tƣ vấn pháp luật miễn phí đƣợc thực hiện với những đối tƣợng là thành
viên, hội viên, đoàn viên của tổ chức chủ quản, ngoài ra còn có ngƣời nghèo và các
đối tƣợng đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi của pháp luật mà Nhà nƣớc khuyến khích
Trung tâm tƣ vấn miễn phí.
 Tƣ vấn pháp luật có thù lao đƣợc thực hiện với đối tƣợng là cá nhân, tổ
chức khác có yêu cầu tƣ vấn pháp luật - thù lao này do tổ chức chủ quản quy định
và phải có niêm yết tại trụ sở Trung tâm, đƣợc dùng để bù đắp chi phí cho các hoạt
động của Trung tâm. Việc thu thù lao đƣợc thực hiện trên cơ sở hợp đồng dịch vụ
pháp luật đƣợc lập thành văn bản, trừ những việc tƣ vấn đơn giản đƣợc thực hiện
thông qua phiếu yêu cầu của khách hàng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1.

Vũ Quỳnh Anh (2006), Hợp đồng dịch vụ pháp lý trong hành nghề luật sư –
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ Luật học, trƣờng Đại học
Luật Hà Nội.

2.

Nguyễn Thanh Bình và tập thể tác giả (2008), Nghiệp vụ của luật sư, NXB

Thống kê, Hà Nội.


3.

Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 về
Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010,
định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

4.

Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2 tháng 6 năm 2005 về
Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

5.

Bộ Tƣ pháp - Chƣơng trình đối tác tƣ pháp (2013), Tài liệu Hội thảo về Dự thảo
Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành 1 số điều của Luật Luật sư và
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Luật sư, Hà Nội.

6.

Bộ Tƣ pháp và Jica (2010), Báo cáo kết quả Tọa đàm từ 25 đến 31 tháng 8
năm 2010 về những vấn đề cần sửa đổi bổ sung trong Bộ luật Dân sự 2005,
Hà Nội.

7.

Nguyễn Nhƣ Chính (2011), Pháp luật về dịch vụ thương mại pháp lý - những
vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ Luật học, trƣờng Đại học Luật

Hà Nội.

8.

Chính phủ (2008), Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2008
về Tư vấn pháp luật, Hà Nội.

9.

Chƣơng trình đối tác tƣ pháp - Liên đoàn Luật sƣ Việt Nam (2011), Bài tập
tình huống hướng dẫn nghiên cứu Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp
luật sư Việt Nam.

10. Bùi Ngọc Cƣờng (2007), “Tổng quan pháp luật Việt Nam về thƣơng mại dịch
vụ và cam kết mở cửa thị trƣờng dịch vụ khi gia nhập WTO”, Tạp chí Luật
học (1).
11. Dự án PUBLICATION PROJECT VIE/95/017, Kiến nghị về xây dựng pháp luật
hợp đồng kinh tế tại Việt Nam, Kỷ yếu, NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
12. Dự án VIE/02/015 và UNDP (2009), Kỹ năng tư vấn pháp luật, tập II, NXB
Tƣ pháp, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần


thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần
thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần
thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Phạm Hoàng Giang (2007), Quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thương
mại ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án Tiến sĩ Luật học,

trƣờng Đại học Luật Hà Nội.
17. Lê Hồng Hạnh (2006), “Gia nhập WTO - Thách thức về mặt pháp luật và
những điểm cần quan tâm”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (11).
18. Dƣơng Văn Hậu (2011), “Hành nghề luật sƣ tại CHLB Đức”, Tạp chí Dân
chủ và Pháp luật (Chuyên đề pháp luật về luật sƣ).
19. Học viện Tƣ pháp (2010), Giáo trình Kỹ năng giải quyết vụ án Hình sự, NXB
CAND, Hà Nội.
20. Học viện Tƣ pháp (2010), Giáo trình Kỹ năng giải quyết vụ việc Dân sự, NXB
CAND, Hà Nội.
21. Học viện Tƣ pháp (2012), Giáo trình Kỹ năng tư vấn pháp luật, NXB CAND,
Hà Nội.
22. Nguyễn Ngọc Khánh (2007), Chế định Hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Việt
Nam, NXB Tƣ pháp, Hà Nội.
23. Liên đoàn Luật sƣ Việt Nam (2009), Tài liệu Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần
thứ 1, Hà Nội.
24. Liên đoàn Luật sƣ Việt Nam - Chƣơng trình đối tác tƣ pháp (2011), Tài liệu
khóa bồi dưỡng Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam,
Trọng tài thương mại và kỹ năng tham gia vụ án hình sự, Hà Nội.
25. Liên đoàn Luật sƣ Việt Nam (2011), Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp
luật sư Việt Nam, ban hành ngày 20/07/2011, Hà Nội.


26. Liên đoàn Luật sƣ Việt Nam (2012), Báo cáo tổng kết năm 2012 - Phương
hướng hoạt động năm 2013, Hà Nội.
27. Hoàng Thế Liên (2013), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự 2005 (tập II)
Phần thứ ba: Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự (tái bản, 2013), Viện Khoa
học pháp lý - Bộ Tƣ pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. Martin Wilson (1997), Kỹ năng viết Hợp đồng Thương mại, dịch và chú giải Lê
Huy Lâm, NXB Thành phố HCM.
29. Phan Thảo Nguyên (2006), Hoàn thiện pháp luật về thương mại dịch vụ đáp

ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ Luật học, Viện Nhà
nƣớc và Pháp luật.
30. Phạm Duy Nghĩa (2010), Giáo trình Luật Kinh tế, NXB Công an Nhân dân,
Hà Nội.
31. Phạm Hữu Nghị (1996), Chế độ hợp đồng trong nền kinh tế thị trường ở Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận án Phó tiến sĩ khoa học, Viện Nhà nƣớc
và Pháp luật.
32. Nguyễn Nhƣ Phát (2003), “Điều kiện thƣơng mại chung và nguyên tắc tự do
khế ƣớc”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (6).
33. Quốc hội (2004, 2011), Bộ luật Tố tụng Dân sự số 24/2004/QH11 và Luật sửa
đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng Dân sự số 65/2011/QH12, Hà Nội.
34. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11, Hà Nội.
35. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11, Hà Nội.
36. Quốc hội (2005), Luật Thương mại số 36/2005/QH11, Hà Nội.
37. Quốc hội (2005), Luật Trợ giúp pháp lý số 69/2006/QH11, Hà Nội.
38. Quốc hội (2006, 2012), Luật Luật sư năm 2006 số 65/2006/QH11 và Luật sửa đổi
bổ sung một số điều của Luật Luật sư số 20/2012/QH13, Hà Nội.
39. Đỗ Ngọc Thịnh (2011), Những vấn đề chung trong Quy tắc Đạo đức và Ứng
xử nghề nghiệp Luật sư, Tài liệu Khóa bồi dưỡng Quy tắc Đạo đức và Ứng xử


nghề nghiệp luật sư Việt Nam, Trọng tài Thương mại và kỹ năng tham gia vụ
án hình sự, Liên đoàn Luật sƣ Việt Nam, Hà Nội.
40. Nguyễn Văn Thoan (2010), Ký kết và thực hiện Hợp đồng điện tử trong điều
kiện Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ Luật học, trƣờng Đại
học Ngoại thƣơng.
41. Lê Thị Bích Thọ (2002), Hợp đồng kinh tế vô hiệu và hậu quả pháp lý của
hợp đồng kinh tế vô hiệu, Luận án tiến sĩ Luật học, Viện Nhà nƣớc và Pháp
luật.
42. Nguyễn Hợp Toàn (2013), Giáo trình Pháp luật kinh tế, NXB Đại học Kinh tế

quốc dân, Hà Nội.
43. Trƣờng Đào tạo các chức danh tƣ pháp (2001), Giáo trình Kỹ năng giải quyết
các vụ án Kinh tế, NXB CAND, Hà Nội.
44. Nguyễn Văn Tuấn (2011), “Khái niệm, phạm vi dịch vụ pháp lý và hành nghề
Luật sƣ”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (Chuyên đề về Luật sƣ).
45. Nguyễn Trọng Tỵ (2011), “Đoàn Luật sƣ Thành phố Hà Nội 5 năm nhìn lại”,
Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (Chuyên đề pháp luật về Luật sƣ).
46. UNIDROIT (2010), Bộ nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương mại
quốc tế 2004, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
47. Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế (2007), Sổ tay về các quy định
của WTO và cam kết gia nhập của Việt Nam.
48. Nguyễn Thành Vĩnh (1990), Luật sư với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân, NXB Pháp lý Hà Nội.
49. Hoàng Thị Vịnh (2013), Hợp đồng dịch vụ pháp lý ở Việt Nam, Luận án Tiến
sĩ Luật học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
Trang Web
50. />

51. />52. />53. />Tài liệu nƣớc ngoài
54. Amy Bushaw, Lewis & Clark College (2001), Contracts, Northwestern
School of Law.
55. Eric Talley (1999), Contract Law, University of Southern California Law
School.
56. West Group (2009), Black's Law Dictionary, 9th Edition, West Publishing Co.
1991
57. William J.Robert, N.Cerley, Essel R.Dullavou, Chartles G.Hawrd - Principles
of Business Law, 8th Edition - Prentice Hall, pp.109.
58.
59.




×