Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

MỘT số tư TƯỞNG TRIẾT học TRONG đại TRÍ độ LUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.28 KB, 20 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------

HOÀNG THỊ LAN ANH
(Thích Giác Ân)

MỘT SỐ TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC
TRONG ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tôn giáo học

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------------------------------

HOÀNG THỊ LAN ANH
(Thích Giác Ân)

MỘT SỐ TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC
TRONG ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tôn giáo học
Mã số: 60 22 03 09

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Hùng Hậu



Hà Nội - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn
gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

NGUYỄN XUÂN TRƢỜNG

1


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em muốn gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu Trường Đại học
Kinh tế - ĐHQG Hà Nội đã tổ chức khóa học để em có cơ hội tham gia học tập
và nghiên cứu khoa học.
Em xin cảm ơn các thầy cô trong trường và thầy cô khoa tài chính ngân
hàng đã truyền đạt lại cho em những kiến thức bổ ích để em có thể thực hiện
được nghiên cứu này.
Đặc biệt, em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo: Đinh Xuân Cường
người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài này.
Cuối cùng, em xin cảm ơn đến gia đình, bạn bè và toàn thể cán bộ Ngân
hàng Standard Chartered những người đã ủng hộ và nhiệt tình giúp đỡ em hoàn
thành đề tài nghiên cứu này.
Học viên nghiên cứu


NGUYỄN XUÂN TRƢỜNG

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 5
NỘI DUNG....................................................................................................................... 13
CHƢƠNG 1: LƢỢC KHẢO VỀ ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN ... Error! Bookmark not
defined.

1.1. Thân thế và sự nghiệp của Long Thọ.Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Thân thế của Long Thọ ................ Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Những trước tác của Long Thọ. .. Error! Bookmark not defined.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Đại Trí Độ Luận.Error! Bookmark
not defined.
1.3. Những đặc điểm chính trong Đại Trí Độ Luận......Error! Bookmark
not defined.
1.3.1. Triết lý về tinh thần nhập thế của Bồ tát.Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Tư tưởng giải thoát trong Đại Trí Độ LuậnError! Bookmark not defined.
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2: BẢN THỂ LUẬN TRONG ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN ............ Error!
Bookmark not defined.

2.1. Nguyên lý về Duyên Sinh trong Đại Trí Độ Luận..Error! Bookmark
not defined.
2.1.1. Nội dung ...................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Ý nghĩa......................................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Triết học tính Không trong Đại Trí Độ Luận. Error! Bookmark not
defined.


2.2.1. Quan niệm về tính Không trong Đại Trí Độ Luận.Error! Bookmark not def

2.2.2. Tư tưởng tính Không trong Đại Trí Độ Luận.Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3: NHẬN THỨC LUẬN TRONG ĐẠI TRÌ ĐỘ LUẬN ..... Error!
Bookmark not defined.

3.1. Nguồn gốc và bản chất của nhận thức trong Đại Trí Độ Luận.Error!
Bookmark not defined.

3.1.1. Nguồn gốc của nhận thức trong Đại Trí Độ Luận.Error! Bookmark not def
3


3.1.2. Bản chất của nhận thức luận trong Đại Trí Độ Luận.Error! Bookmark not
3.2. Phƣơng pháp nhận thức trong Đại Trí Độ Luận...Error! Bookmark
not defined.
3.2.2. Nhận Thức chân lý Tứ Diệu Đế.... Error! Bookmark not defined.

3.2.2. Các biện pháp nhận thức qua triết lý Bát Chính ĐạoError! Bookmark not d
Tiểu kết chƣơng 3..........................................................................................89
KẾT LUẬN ...................................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO. ......................................................................................... 13
CÁC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN

Hà Nội

: HN


Hồ Chí Minh

: HCM

Khoa học xã hội

: KHXH

Lịch sử Phật giáo Trung Quốc

: LSPGTQ

Nhà xuất bản

: Nxb

Phật giáo

: PG

Sau Công Nguyên

: SCN

Trước Công Nguyên

: TCN

Việt Nam


: VN

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Đại Trí Độ Luận – Mahàpra-jnàpàramitásastra do Cưu Ma La Thập
(Kumarajva) dịch vào đời Diêu Tần (384-417) và đã có ảnh hưởng lớn trong sự
phát triển Phật học Trung Quốc. Chẳng hạn như Tông Tam Luận, ngoài 3 bộ
luận căn bản là Trung Luận, Thập Nhị Môn Luận và Bách Luận1 thì cả ba bộ
Luận này đều do Cưu Ma La Thập dịch, trong đó đã bao gồm Đại Trí
Độ Luận vào phần lập giáo của Tông mình, nên còn gọi là Tông Tứ Luận.
Trong 13 tông của LSPGTQ không có Tứ Luận tông. Chỉ vào thời Nam - Bắc
triều (420-581), ở phía Bắc có hiện tượng nhập Đại Trí Độ luận vào hệ thống 3
bộ luận trên để giải thích rộng và rõ hơn “tính Không”, cho nên có người gọi là
Tứ Luận tông, tồn tại trong một thời gian ngắn.
Với tính cách đồ sộ của bộ Luận - 100 quyển được Cưu Ma La Thập dịch
từ Phạn sang Hán. Luận tạng Phật giáo Đại thừa thời kỳ đầu có thêm một Luận
thư đáng kể. Sự uyên bác của Đại Trí Độ Luận, sự tinh tế của Thập Nhị Môn
Luận, sự khúc chiết của Trung Quán Luận và Bách Luận, cuối cùng đều quy
về Trung Đạo thực tướng. Đây chính là tư tưởng chính thống Phật giáo Đại
thừa mà Long Thọ

là một trong tứ Luận sư (Luận sư Asvaghosa,

Devabodhisattva, Nàgàrjuna, Kumàralabdha) đã xiển dương sau khi Đức Phật
nhập Niết bàn. Ông thực xứng danh Mãnh Long trên bầu trời Phật giáo mà sau
này không mấy ai vượt qua được.
Đại Trí Độ Luận là bộ luận căn bản, giảng giải nhiều vấn đề liên quan đến

tư tưởng, lịch sử, v.v... cho đến các quy định Giới Luật Tăng già đều được
trình bày đầy đủ, bao gồm cả tư tưởng Tiểu thừa, lẫn Đại thừa. Do đó, Đại Trí
Độ Luận được ví như một bộ Bách khoa toàn thư về Phật giáo. Vì thế, việc
nghiên cứu tư tưởng về bộ luận này là một nhu cầu cần thiết, không chỉ tạo cơ
sở cho việc quy tập, tiếp cận những giá trị tinh túy của hệ thống Kinh tạng Bát
1

Hai bộ luận đầu do Bồ tát Long Thọ viết, bộ luận sau do Bồ tát Đề Bà trước tác.

5


nhã mà còn là chiếc chìa khóa để mở cánh cửa đi vào các kinh điển thuộc Phật
giáo Đại thừa và các bộ luận khác.
Tư tưởng chủ đạo của Đại Trí Độ Luận là tính “Không”, cốt gạt bỏ mọi
quan niệm do vọng tưởng đem lại, luôn nhìn thế giới theo hai chiều sinh diệt,
có không… khiến thế giới bị bóp méo, bị che lấp. Thực ra, thực tướng của thế
giới là không, không sinh không diệt, không đi không lại… trong đó không thể
thêm vào một thuộc tính nào nữa.
Để thấu triệt tính “Không” ấy người ta thường theo hai lối quán là Tích
không quán và Thể không quán. Quán pháp phân tích thấy các pháp không tự
có mà phải do nhân duyên hòa hợp mới có, có một cách giả tạo, trống rỗng,
không có thật tính, như vậy gọi là Tích không quán. Nếu không thông qua sự
quán sát phân tích nhân duyên, mà chỉ thể nhận trực tiếp tính “Không” thì thấy sự
vật như thấy trăng dưới nước, bóng trong gương… gọi là Thể không quán.
Các pháp tính không mà chấp cho là thật có, ấy là vọng tưởng. Nhưng nếu
lại chấp tướng không mà phá hủy tất cả, không thừa nhận vọng tưởng là có
thật, thì lại rơi vào tà kiến. Vì vậy mà trong Đại Trí Độ Luận đã cảnh tỉnh như
sau: "Nếu người không tu tập hai Không ấy, tức rơi vào hai bên hoặc thường
hoặc đoạn diệt, vì sao? Vì nếu các pháp thật có thời không có nghĩa diệt, bị rơi

vào chấp thường; như người ra khỏi nhà này đi vào nhà khác, mắt tuy không
thấy mà không gọi là không có. Các pháp cũng như vậy, từ đời vị lai đi vào đời
hiện tại, từ đời hiện tại đi vào đời quá khứ, như vậy thời không diệt.
Hành giả vì lo sợ “Có”, mà dùng “Không” để phá tâm chấp “Có”, song lại
chấp “Không” mà đắm vào “Không”, thời bị rơi vào đoạn diệt. Vì vậy nên tu
hành “Không” ấy để phá “Có”, cũng không đắm “Không”. Xa lìa hai cực đoan
ấy, lấy Trung Đạo để hành mười tám Không, dùng tâm đại bi mà độ chúng
sinh, thế cho nên sau mười tám Không, đều nói chẳng phải thường chẳng phải
diệt; ấy gọi là Ma- ha Diễn. Trái với đây là hí luận2 của người cuồng, ở trong Phật

2

Hý luận là những lời nói không có ý nghĩa, không có sự thực, là những lời nói làm rố i loạn nội tâm

6


pháp vốn không được gì, như người ở giữa đống trân bảo lượm lấy ngọc thủy
tinh, mắt tuy thấy đẹp mà chẳng có giá trị gì".[57, tr. 233]
Đại Trí Độ Luận không chỉ ẩn chứa những tư tưởng triết lý vi diệu của
Phật giáo mà còn ảnh hưởng rất lớn đến các nhà tu hành trong quan niệm về
thế giới Nhân sinh. Vì vậy, để tìm hiểu và làm rõ hơn tư tưởng triết học trong
bộ Luận này, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số tư tưởng triết học trong
Đại Trí Độ Luận” làm luận văn Thạc sỹ triết học, chuyên ngành Tôn giáo học
của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong kho tàng tư tưởng nhân loại từ xưa cho đến nay, Phật giáo như một
cây cổ thụ lặng lẽ, đầy cuốn hút giữa một rừng tư tưởng. Mặc dù nội dung chủ
yếu của Phật giáo là bàn về vấn đề giải thoát - đưa chúng sinh thoát khỏi nỗi
khổ đau của cuộc đời hiện thực, nhưng với tư cách là một học thuyết mang

đậm tính triết lý, nên những tư tưởng của Phật giáo cũng luận bàn nhiều những
vấn đề của triết học như quan niệm về sự tồn tại của thế giới (bản thể luận), về
sự tồn tại của con người và ý nghĩa của cuộc sống (Nhân sinh quan). Những
quan niệm về “Pháp”, “Bản thể”, “Tâm”, “Vô thường”, “Vô ngã”, “Sắc
không”, “Nhân quả”, “Luân hồi”, “Nghiệp báo”, “Thập nhị nhân duyên”, “Tứ
diệu đế”, “Giải thoát”, “Niết bàn”... là những tư tưởng thể hiện điều đó.
Tư tưởng triết học và triết học Phật giáo trong lịch sử và hiện tại ở Việt
Nam đã có khá nhiều các công trình khoa học nghiên cứu rất thâm sâu. Mỗi
công trình khoa học đó lại có những điểm quy chiếu dưới nhiều góc độ khác
nhau và ta có thể kể đến một số công trình điển hình như sau: Cuốn Triết học
phương đông và phương Tây vấn đề và cách tiếp cận của Nguyễn Quang Hưng
- Lương Gia Tĩnh và Nguyễn Thanh Bình đồng chủ biên (2012), (Nxb chính trị
quốc gia - sự thật Hà Nội) đã bàn về Triết học phương Tây, một số vấn đề
Triết học phương Đông và lịch sử tư tưởng Triết học VN; Cuốn Những vẫn đề
cơ bản của Triết Học của S.E.Frost,Tr. Ph. D trước tác và Đông Hương – Kiến
Văn biên dịch (Nxb từ điển Bách Khoa- 2008) mang tới cho bạn đọc những
7


quan điểm, cách nhìn nhận và giải quyết những vấn đề cốt lỗi của Triết học
như bản chất của vũ trụ, vị trí của con người trong vũ trụ, con người và nhà
nước, con người và giáo dục, ý thức và vật chất, ý tưởng và tư duy; Cuốn Triết
học tôn giáo của Mel Thomson, (Nxb chính trị quốc gia – 2004) trình bày về
kinh nghiệm tôn giáo, ngôn ngữ tôn giáo, mối quan hệ giữa tôn giáo và khoa
học, tôn giáo và đạo đức, nhân cách, tôn giáo với cái thiện cái ác; Cuốn Đại
cương Triết học Trung Quán luận, Jaidevsingh, Thích Viên Lý dịch (Viện triết
lý VN và Triết học thế giới 1998) Công trình biên soạn này trình bày một cách
rõ ràng từ lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống triết học Trung Quán
cho đến khởi nguyên, cấu trúc, sự phát triển và mục đích của Trung Quán phái
biện chứng pháp. Chẳng những thế, nó còn thuyết minh một cách tường tận

những nhận xét khác nhau về những khái niệm Phật Pháp luận v.v... kể cả
những lý tưởng về Giới Luật, tôn giáo, Niết bàn, quan hệ duyên khởi, giữa Đại
thừa và Nguyên Thủy. Đối với ý nghĩa “Không” và “Không Tính” kể cả những
ý nghĩa được bao hàm trong phương diện giá trị luận và cứu thế học cũng đã
được văn bản này mổ xẻ, trình bày một cách rốt ráo, tỉ mỉ; Cuốn Đại thừa Phật
giáo tư tưởng luận, ; KimMuRa taiken Thích Quảng Độ dịch, (Viện đại học
Vạn Hạnh 1969); cuốn sách này tác giả nghiêm cứu về lịch sử tư tưởng của
Phật giáo Đại thừa, những triết lý trong giáo lý Phật giáo như: bản chất của tôn
giáo với Phật giáo, giải thoát luận Phật giáo, chân như quann của Phật giáo...từ
đó tác giả đưa ra nhưng ý nghĩa thực tiễn trong Phật giáo Đại thừa. Bên cạnh
đó còn có các cuốc sách Tư tưởng Phật giáo - Tâp II , Thích Trí Quảng (2004)
Nxb Tôn Giáo; Walpola Rahula, Thích Nữ Trí Hải dịch, Tư Tưởng Phật Học,
Nxb Văn Hóa Sài Gòn.v.v… cũng bàn luận về các vấn đề triết học trong giáo
lý của đức Phật.
Ngoài ra còn có các Luận án tiến sĩ triết học của: Đoàn Văn An (2001),
Tư tương triết học trong kinh Kim Cương (Học viện khoa học xã hội) Luận án
đã đưa ra được một cái nhìn hệ thống khi tiếp cận kinh Kim Cương từ phương
diện triết học, qua việc phân tích, làm rõ những nội dung triết học cơ bản trong
8


bản kinh này, như vấn đề Bản thể luận, Nhận thức luận, Mẫu người lý tưởng
và triết lý nhập thế. Từ những phân tích về nội dung triết học trong kinh Kim
Cương, đặc biệt là về mẫu người lý tưởng và triết lý nhập thế, luận án đã bước
đầu chỉ ra những ảnh hưởng của kinh Kim Cương đến việc hình thành một đặc
điểm nổi bật trong Thiền học Việt Nam thời Lý – Trần, đó là tinh thần nhập
thế; Cuốn Tư tưởng Triết học của Trần Nhân Tông của Bùi Huy Du (Đại Học
Quốc gia Tp. HCM, 2011) Luận án này tác giả trình bày về cơ sở xã hội và
những tiền đề tư tưởng hình thành Triết học của Trần Nhân Tông, phân tích
nội dung tư tưởng Triết học cơ bản của Trần Nhân Tông qua các vấn đề Triết

học về bản thể luận, đạo đức nhân sinh, từ đó rút ra những đặc điểm và giá trị
trong lich sử tư tưởng Triết học VN; Luận văn thạc sĩ triết học của: Nguyễn
Thị Hảo (2000) Nhân sinh quan Phật giáo và sự thể hiện của nó ở một số tín
đồ Đạo Phật hiện nay (qua quan sát một số Chùa ở HN), Viện Triết học. Ở
luận văn này tác giả đã hệ thống hóa và phân tích những vấn đề thuộc nhân
sinh quan của Phật giáo như: Quan niệm về con người và cuộc đời con người,
quan niệm về giải thoát và con đường giải thoát, Phân tích những biểu hiện của
quan niệm nhân sinh Phật giáo ở tín đồ đạo Phật Hà Nội hiện nay qua niềm tin
tôn giáo, việc thực hiện lễ nghi và sự thực hành giới luật của họ. Từ đó rút ra
những kết luận về ảnh hưởng của nó đến đời sống xã hội nước ta hiện nay.
Riêng với bộ Đại Trí Độ Luận, vào những năm đầu thập niên 40 của thế
kỷ XX, nó mới được học giả người Pháp là Étienne Lamotte dịch mang tựa đề
Le Traité de la Grande vertu de Sagesse. Nhưng mới chỉ được xuất bản tập
đầu vào năm 1944; tập 3 năm 1970 và tập 5 năm 1980. Ở Việt Nam, trước đây
Đại Trí Độ Luận mới chỉ biết đến qua hai bản dịch do Ni sư Diệu Không và
Hòa thượng Trung Quán dịch. Và gần đây nhất, là bản dịch của Hòa thượng
Thiện Siêu, viện nghiên cứu Phật học Việt Nan xuất bản, gồm 5 tập. Đó là
những bản Hán được dịch sang tiếng Việt. Bên cạnh đó là các nhà tu hành có
kiến thức uyên thâm Phật học đã giảng dạy và giải thích một số tư tưởng triết
học thể hiện qua bộ luận, nhưng chưa có công trình nào luận giải hay nghiên
9


cứu một cách căn bản về tư tưởng triết học của Đại Trí Độ Luận. Do vậy, việc
nghiên cứu “Một số tư tưởng triết học trong Đại Trí Độ Luận” là cần thiết và
có ý nghĩa, từ lý luận đến thực tiễn trong việc phát huy vị trí và vai trò của
Phật giáo Việt Nam trong lịch sử và hiện tại.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích của Luận văn nhằm phân tích và làm rõ một số nội dung tư

tưởng triết học cơ bản trong bộ Đại Trí Độ Luận và thông qua việc khảo sát
nghiên cứu, chúng ta có thể hiểu được những tư tưởng triết học sâu sắc trong
kho tàng giáo lý đạo Phật và đạo Phật Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để thực hiện được mục đích trên, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ:
- Nhiệm vụ thứ nhất: Lược khảo về Đại Trí Độ Luận.
- Nhiệm vụ thứ 2: Bản thể luận trong Đại Trí Độ Luận.
- Nhiệm vụ thứ 3: Nhận thức luận trong Đại Trí Độ Luận.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu.
4.1. Cơ sở lý luận.
Từ quan điểm Phật học và trên cơ sở phương pháp luận biện chứng khoa
học, tôn giáo học để làm rõ những vấn đề triết học cơ bản trong Đại Trí Độ
Luận. Ngoài việc khảo sát, phân tích, đúc kết nội dung những vấn đề trong bộ
Luận, luận văn còn đối chiếu những bộ Kinh điển và những công trình khảo
cứu có liên quan trực tiếp đến bộ Luận này, đặc biệt là những chuyên khảo về
triết học, nhằm chỉ rõ đâu là tư tưởng triết học trong bộ Đại Trí Độ Luận.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong hướng nghiên cứu đó, luận văn sử dụng những phương pháp cơ
bản sau: Phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh - đối chiếu,
phương pháp logic - lịch sử, phương pháp hệ thống - cấu trúc, phương pháp
nghiên cứu lịch sử triế t ho ̣c và phương pháp chú giải ho ̣c

10

(còn gọi là Thông diễn ).


5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bản luận văn này là tư tưởng triết học được thể

hiện trong bộ Đại Trí Độ Luận, trên cơ sở bản dịch của Hòa thượng Thích
Thiện Siêu, có đối chiếu với bản chữ Hán được khắc in và sử dụng phổ biến ở
Việt Nam.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu chủ yếu là một số tư tưởng triết học trong Đại Trí Độ
Luận được thể hiện qua các mặt bản thể luận và nhận thức luận.
6. Đóng góp của luận văn
Thứ nhất, luận văn khảo sát, nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển
và những đặc điểm cơ bản trong bộ Đại Trí Độ Luận.
Thứ hai, bước đầu phân tích và làm rõ những tư tưởng triết học được thể
hiện trong Đại Trí Độ Luận.
Thứ ba, từ những kết quả đạt được, luận văn có thể đặt cơ sở khoa học
cho việc nghiên cứu tư tưởng triết học Phật giáo và Phật giáo Việt Nam.
7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Luận văn giúp ta hiểu sâu sắc hơn về một số tư tưởng triết học trong bộ
Đại Trí Độ Luận và từ đó góp phần đặt cơ sở cho việc tu tâp để tiến tới quả vị
giải thoát, giác ngộ.
Đây là chuyên đề khảo cứu đầu tiên ở Việt Nam, nghiên cứu một cách
khái quát có hệ thống về “Một số tư tưởng triết học trong Đại Trí Độ Luận”,
nó có giá trị đặt cơ sở ban đầu cho khảo cứu chuyên biệt về triết học trong Đại
Trí Độ Luận nói riêng và trong các bộ Kinh, Luận nói chung.
8. Kết cấu của luận văn.
Luâ ̣n văn gồ m : phầ n mở đầ u, nô ̣i dung chi ń h gồ m 3 chương 7 tiết, kết
luận và danh mu ̣c tài liê ̣u tham khảo .

11


12



NỘI DUNG

TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Bồ Đề Tâm Thanh - Nguyễn Đại Đồng (2011), Phật Giáo Việt Nam (Từ
khởi nguyên đến 1981), Nxb văn hóa.
2. Đào Phương Bình, Phạm Tú Châu, Nguyễn Huệ Chi,… (1977), Thơ văn
Lý Trần, tập I, Nxb KHXH, Hà Nội.
3. Nguyễn Tuệ Chân (biên dịch), Lịch sử phật giáo, Nxb. Tôn giáo
4. Thích Minh Châu dịch (1990), Kinh Pháp Cú, cơ sở II ấn hành.
5. Thích Minh Châu dịch (1996), Tăng chi bộ , tập I, Nxb. Tôn giáo.
6. Nguyễn Huệ Chi (1988), Thơ văn Lý - Trần, tập II, Quyển thượng. Nxb
KHXH, Hà Nội.
7. Nguyễn Trọng Chuẩn (1998), Quan niệm của Heghen về bản chất của
Triết học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Đoàn Trung Còn (2009), Phật học từ điển, Nxb Tổng hợp Tp. HCM
9. Trương Hải Cường (2003), bài giảng tông giáo học, Nxb chính trị quốc gia
HN.
10. Cao Hữu Đính (1996), Luận Đại Thừa Khởi Tín , Nxb Thuận Hoá.
11. HT. Thích Nhất Hạnh (1965), Những vấn đề nhận thức trong Duy Thức
học, Nxb. Lá Bối, Sài Gòn.
12. Nguyễn Hùng Hậu (1997), Lược khảo tư tưởng Thiền Trúc Lâm. Nxb
KHXH, Hà Nội.
13. Nguyễn Hùng Hậu (2002), Đại cương Triết học Phật giáo Việt Nam, Nxb.
13


KHXH, Hà Nội.
14. Nguyễn Hùng Hậu (2004), Triết lý trong văn hóa phương Đông, Nxb. Đại
học Sư Phạm, Hà Nội.

15. Tuyên Hóa (2006), kinh Kim Cương, Nxb Tôn Giáo. HN.
16. Hội đồng lý luận trung ương (2007), Giáo trình Triết học, Nxb chính trị
quốc gia.
17. Nghiêm Xuân Hồng (1966), Biện chứng giải thoát trong tư tưởng Ấn Độ,
Nxb. Quan điểm, Sài Gòn.
18. Nguyễn Văn Huyên (1996), Triết học Imanuin Cantơ, Nxb. Khoa Học xã
hội, HN.
19. HT. Thích Thanh Kiểm (2006), Lịch sử Phật giáo Ấn Độ, Nxb tôn giáo.
20. Nguyễn Lang (1997), Việt Nam Phật giáo sử luận, tập I, Nxb văn học.
21. Nguyễn Lang (2000), Việt Nam Phật giáo sử luận, tập II, Nxb văn học.
22. Nguyễn Lang (2000), Việt Nam Phật giáo sử luận, tập III, Nxb văn học.
23. Thanh Lương, (Thích Thiện Sáng dịch), Nghiên cứu Thiền và Hoa Nghiêm
tông, Nxb. Tôn giáo
24. Giải Minh dịch (2003), Trung Quán Luận Yếu Giải, Nxb tôn giáo.
25. Phân viện nghiên cứu, (Thích Minh Châu dịch) (1991), Trung Bộ Kinh, tập
I, Nxb. Tôn giáo.
26. Phân Viện Nghiên cứu, (Thích Minh Châu dịch) (1991), Trung Bộ Kinh,
tập II - III, Nxb. Tôn giáo.
27. Phân viện nghiên cứu, (Thích Minh Châu dịch) (1991), Trung A- Hàm, tập
II, Nxb. Tôn giáo.
28. Phân viện nghiên cứu, (Thích Minh Châu dịch) (1991), Tương Ưng Bộ
kinh, tập I - II, Nxb. Tôn giáo.
29. Phân Viện Nghiên cứu, Thích Minh Châu dịch (1991), Tương Ưng Bộ kinh
tập V, Nxb. Tôn giáo.
30. Phân viện nghiên cứu tôn giáo (1992), Đại Tạng Kinh Việt Nam, Kinh Tạp
A Hàm, tập II, Nxb Tôn Giáo. Hà Nội.
14


31. Phân viện nghiên cứu Phật giáo Việt Nam (1993), Đại chính tân tu, Nxb

Tôn giáo.
32. Phân viện nghiên cứu Phật học (1996), Thiền uyển tập anh, Nxb văn học,
HN.
33. Phân viện nghiên cứu tôn giáo (1999), Đại tạng Kinh Việt Nam, Tiểu Bộ
Kinh, tập I, Nxb Tôn Giáo. Hà Nội.
34. Phân viện nghiên cứu tôn giáo (1999), Đại tạng Kinh Việt Nam, Kinh
Trường A hàm, tập II, Nxb Tôn Giáo. Hà Nội.
35. Phân Viện nghiên cứu tôn giáo, Đại chính tân tu, số 204, Nxb. Tôn giáo.
36. Thích Trí Quảng (2004), Luận giải kinh Duy Ma, Nxb Tôn Giáo.
37. Thích Trí Quảng (2004), Lược giải kinh Hoa Nghiêm, Nxb Tôn Giáo.
38. Thích Trí Quảng (2004), Tư tưởng Phật giáo - Tâp II , Nxb Tôn Giáo.
39. Tuệ Sỹ (1970), Triết học về tính không, Nxb An Tiêm, Sài Gòn.
40. Đinh Ngọc Thạch (2000), Lịch sử Triết học phương Tây, trường
ĐHKHXH & NV, Đại học quốc gia HCM.
41. Lê Mạnh Thát (2006), The Philosophy of Vasubandhu, TP. Hồ Chí Minh:
Nxb. Tổng Hợp.
42. Thích Trí Thủ (2002), Toàn Tập Tâm Như I, Nxb TP. Hồ Chí Minh.
43. Nguyễn Tài Thư (1998), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nxb KHXH, HN.
44. Ấn Thuận, con đường thành Phật, Phân viện nghiên cứu - Nxb Tôn giáo.
45. Nguyễn Đăng Thục (1997), Thiền học Việt Nam, Nxb Thuận Hoá.
46. Thích Trí Tịnh (Việt dịch), (2009), Kinh Bát Nhã Ba La Mật, tập I, Nxb
tôn giáo, Tp. HCM.
47. Thích Trí Tịnh (Việt dịch), (2009), Kinh Bát Nhã Ba La Mật, tập II, Nxb
tôn giáo, Tp.HCM.
48. Thích Trí Tịnh (Việt dịch), (2009), Kinh Bát Nhã Ba La Mật, tập III, Nxb
tôn giáo, Tp.HCM.
49. Trần Thái Tông, (Đào Duy Anh phiên dịch và chú giải), (1974), Khoá hư
lục, Nxb Khoa Học xã hội, Hà Nội.
15



50. Minh Tri (1999), Giáo trình Triết học Ấn Độ, Học Viện PGVN- Tp. HCM.
51. Viên Trí, Ấn Độ Phật giáo sử luận, Nxb. Phương Đông
52. Trung tâm nghiên cứu Hán - Nôm (1993), Tuệ Trung Thượng Sỹ với Thiền
tông Việt Nam.
53. Thích Thanh Từ (l992), Thiền tông Việt Nam cuối thế kỷ XX, Thành hội
Phật giáo Tp. HCM.
54. Ajahn Brahm, Từ chánh niệm đến giác ngộ, Nxb. Phương Đông.
55. Bồ Tát Long Thọ, (Thích Thiện Siêu dịch) (1997), Đại Trí Độ Luận, tập I,
Phân Viện nghiên cứu Phật học VN.
56. Bồ Tát Long Thọ, (Thích Thiện Siêu dịch) (1997) Đại Trí Độ Luận, tập II,
Phân Viện nghiên cứu Phật học VN.
57. Bồ Tát Long Thọ, (Thích Thiện Siêu dịch) (1997), Đại Trí Độ Luận, tập
III, Phân Viện nghiên cứu Phật học VN.
58. Bồ Tát Long Thọ, (Thích Thiện Siêu dịch) (1997), Đại Trí Độ Luận, tập
IV, Phân Viện nghiên cứu Phật học VN.
59. Bồ Tát Long Thọ, (Thích Thiện Siêu dịch) (1997), Đại Trí Độ Luận, tập V,
Phân Viện nghiên cứu Phật học VN.
60. Bu-ston, The History of Buddhism in India and Tibet, E. Obermiller
(dịch.), Delhi: Sri Satguru, 1986.
61. D.T. Suzuki, (Trúc Thiên dịch), (1992), Cốt tủy của đạo Phật, Nxb An
Tiêm, Sài Gòn.
62. Geshe Kelsang Gyatso, (Thích nữ Trí Hải dịch), Phật giáo truyền thống
Đại thừa, Nxb. Hồng Đức
63. H.C. Raychaudhuri, Political History of Ancient India, Calcutta:
University of Calcutta, 1953.
64. J. Takakusu, The Essentials of Buddhist Philosophy, Delhi: Motilal
Banarsidass, 2002.
65. Jaidevsingh, (Việt dịch: Thích Viên Lý), (1998), Đại cương Triết học
Trung Quán luận, Viện triết lý VN và triết học tôn giáo.

16


66. K. Warder, trong Indian Buddhism, trích dẫn từ É. Lamotte, “Sur la
formation du Mahāyāna’, Asiatica,.
67. Kimura Taiken, (Thích Quảng Độ dịch), (1969), Đại thừa Phật giáo tư
tưởng luận, Viện đại học Vạn Hạnh.
68. Kimura Taiken, (Thích Quảng Độ dịch), (1998), Nguyên Thủy Phật giáo
tư tưởng luận, Thành hội Phật giáo Tp. HCM ấn hành.
69. Kimura Taiken, (Thích Quảng Độ dịch), (1998), Đại thừa Phật giáo tư
tưởng luận, Thành hội Phật giáo Tp. HCM ấn hành.
70. Kimura Taiken, Thích Quảng Độ dịch (1998), Tiểu Thừa Phật giáo tư
tưởng luận, Thành hội Phật giáo Tp. HCM ấn hành.
71. N. Sastri, A History of South India, Oxford University Press, 1958.
72. Nalinaksha Dutt Thích Minh Châu dịch (1999), Đại Thừa và sự liên hệ với
Tiểu Thừa, NXB tôn giáo.
73. Nãrana Mahã Thera, Phạm Kim Khánh dịch, Đức Phật và Phật pháp, Nxb.
Tổng hợp Tp. HCM
74. S. Ichimura, “Nāgārjuna’s Historicity on the Basis of Suhṛllekha and
Rathnāvalī”,Buddhist Critical Spirituality Prajñā and Śūnyatā, Delhi: Motilal
Banarsidass.
75. Sunthorn Plamintr, Tìm hiểu Phật giáo, Nxb. Tôn giáo
76. T. Watters sđd., vol. II.
77. T. Watters, On Yuan chwang’s Travels in India, Vol. II, New Delhi:
Munshiram Mahoharlal, 1973.
78. T.R.V. Murti, Tánh không, cốt tủy triết học Phật giáo. Nxb. Hồng Đức
79. T.R.V. Murti, The Central Philosophy of Buddhism, George Allen &
Unwin, 1955.
80. Tāranātha, History of Buddhism in India, Chattopadhyaya, A. (dịch),
Calcutta: K.P Bagchi & Company, 1980.

81. Ven. L. Jamspal (dịch), Nāgārjuna’s Letter to King Gautamīputra, Delhi:
Motilal Banarsidass, 2004.
82. Walpola Rahula, Thích Nữ Trí Hải dịch, Tư Tưởng Phật Học, Nxb Văn
Hóa, Sài Gòn.
17


83. 龍樹菩薩造,鳩摩羅什譯:《大智度論》(T25, No.1509).
84. Thích

Trí

Tịnh,

Kinh

Đại

Bát

Niết

Bàn,

/>85. Tín Liên, Giải thoát quan Phật giáo, />
18




×