ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------
NGUYỄN THỊ KIM LIÊN
XÂY DỰNG DANH MỤC
VÀ CHUẨN HÓA HỒ SƠ HÌNH THÀNH
TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA THỦ TƢỚNG CHÍNH PHỦ
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lưu trữ
Hà Nội-2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------
NGUYỄN THỊ KIM LIÊN
XÂY DỰNG DANH MỤC
VÀ CHUẨN HÓA HỒ SƠ HÌNH THÀNH
TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA THỦ TƢỚNG CHÍNH
PHỦ
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lưu trữ
Mã số: 60 32 03 01
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Văn Tất Thu
Hà Nội-2014
MỤC LỤC
Mục ............................................................................................................... Trang
Mở đầu ............................................................................................................04
Chƣơng 1: SỰ CẦN THIẾT VÀ NGUYÊN TẮC, YÊU CẦU XÂY
DỰNG DANH MỤC VÀ CHUẨN HÓA HỒ SƠ HÌNH THÀNH TRONG
HOẠT ĐỘNG CỦA THỦ TƢỚNG .........................................................................14
1.1. Các thuật ngữ liên quan ............................................................... 14
1.1.1. Khái niệm về hồ sơ và lập hồ sơ ................................................... 14
1.1.2. Nội dung lập hồ sơ ........................................................................ 15
1.1.3. Danh mục hồ sơ ............................................................................ 17
1.1.4. Chuẩn hóa hồ sơ............................................................................ 20
1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tƣớng........................................... 30
1.2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn, hoạt động của Thủ tướng ......................... 30
1.2.2. Cách thức giải quyết công việc của Thủ tướng ............................ 38
1.3. Sự cần thiết xây dựng Danh mục và chuẩn hóa hồ sơ hình
thành trong hoạt động của Thủ tƣớng .......................................................... 41
1.4. Những yêu cầu, nguyên tắc cơ bản trong xây dựng Danh
mục và chuẩn hóa hồ sơ hình thành trong hoạt động của Thủ tƣớng ....... 42
1.4.1. Đảm bảo nguyên tắc pháp chế ...................................................... 42
1.4.2. Phản ánh đúng nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng ................... 43
1.4.3. Đảm bảo tính đồng bộ và đồng thuận của các bên có liên quan .. 44
1.4.4. Đảm bảo tính khoa học, kỹ thuật .................................................. 45
1.4.5. Đảm bảo tính đơn giản, góp phần nâng cao chất lượng
và hiệu quả công việc............................................................................. 45
Tiểu kết chƣơng 1 ...........................................................................................46
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG DANH MỤC VÀ CHUẨN
HÓA HỒ SƠ HÌNH THÀNH TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA THỦ TƢỚNG ......48
2.1. Hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của Thủ tƣớng ....... 48
2.1.1. Thành phần, đặc điểm, ý nghĩa tài liệu hình thành
trong hoạt động của Thủ tướng............................................................... 48
2.1.2. Các dạng hồ sơ hình thành trong hoạt động của Thủ tướng ......... 53
2.2. Thực trạng quy định pháp lý về xây dựng Danh mục và
chuẩn hóa hồ sơ hình thành trong hoạt động của Thủ tƣớng .................... 56
2.2.1. Thực trạng quy định pháp lý về xây dựng Danh mục hồ sơ ........ 56
2.2.2. Thực trạng quy định pháp lý nhằm chuẩn hóa hồ sơ.................... 60
2.3. Thực trạng xây dựng Danh mục hồ sơ hình thành trong hoạt
động của Thủ tƣớng ........................................................................................ 63
2.4. Thực trạng việc lập hồ sơ hình thành trong hoạt động của
Thủ tƣớng......................................................................................................... 68
2.4.1. Tại các đơn vị thuộc VPCP........................................................... 68
2.4.2. Tại bộ phận giúp việc của Thủ tướng ........................................... 69
2.4.3. Tại Phòng Lưu trữ VPCP.............................................................. 70
2.5. Nhận xét .......................................................................................... 74
2.5.1. Những ưu điểm ............................................................................. 74
2.5.2. Tồn tại, hạn chế ............................................................................. 75
2.5.3. Nguyên nhân ................................................................................. 77
Tiểu kết chƣơng 2.................................................................................. 80
Chƣơng 3: CÁC GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG
DANH MỤC VÀ CHUẨN HÓA HỒ SƠ HÌNH THÀNH TRONG HOẠT
ĐỘNG CỦA THỦ TƢỚNG .....................................................................................81
3.1. Những giải pháp, kiến nghị ........................................................... 81
3.1.1. Nâng cao nhận thức cho lãnh đạo Văn phòng Chính phủ
và cán bộ, công chức, viên chức ............................................................. 81
3.1.2. Tổ chức bộ máy và cán bộ làm công tác văn thư, lưu trữ
ở VPCP .............................................................................................................. 83
3.1.3. Xây dựng và hoàn thiện các văn bản liên quan đến việc xây
dựng Danh mục và chuẩn hóa hồ sơ hình thành trong hoạt động của Thủ
tướng.................................................................................................................. 83
3.1.3. Kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước về văn thư, lưu
trữ và tiêu chuẩn đo lường, chất lượng ............................................................. 84
3.2. Đề xuất xây dựng Danh mục hồ sơ hình thành trong hoạt
động của Thủ tƣớng ........................................................................................ 85
3.2.1. Các căn cứ xây dựng Danh mục hồ sơ ......................................... 85
3.2.2. Đề xuất quy trình xây dựng Danh mục hồ sơ ............................... 89
3.2.3. Đề xuất Khung đề mục của Danh mục hồ sơ ............................... 91
3.3. Đề xuất chuẩn hóa hồ sơ hình thành trong hoạt động
của Thủ tƣớng ....................................................................................... 93
3.3.1. Xây dựng tiêu chuẩn về nội dung của hồ sơ ................................. 93
3.3.2. Xây dựng tiêu chuẩn về hình thức của hồ sơ................................ 104
3.3.3. Phương thức áp dụng tiêu chuẩn .................................................. 113
Tiểu kết chƣơng 3.................................................................................. 115
KẾT LUẬN .....................................................................................................117
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................123
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 130
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Danh mục hồ sơ (DMHS) là một công cụ quan trọng giúp cán bộ,
viên chức lập hồ sơ trong quá trình giải quyết công việc được chủ động,
chính xác. Giúp các cơ quan quản lý công việc và văn bản tài liệu của cơ
quan được chặt chẽ, khoa học. Đồng thời nó cũng là cơ sở để lựa chọn hồ
sơ có giá trị giao nộp vào lưu trữ cơ quan, lưu trữ lịch sử. Tuy nhiên, hiện
nay ở nhiều cơ quan việc xây dựng danh mục hồ sơ chưa được thực hiện,
nếu được thực hiện thì chưa thực sự bài bản. Năm 2012, Bộ Nội vụ ban
hành thông tư số 07/2012/TT-BNV về việc hướng dẫn quản lý văn bản, lập
hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan, thông tư này hướng
dẫn khá chi tiết và đầy đủ về lập danh mục hồ sơ. Mỗi cơ quan muốn thực
hiện văn bản hướng dẫn có hiệu quả cần phải nghiên cứu, đối chiếu các quy
định, hướng dẫn với thực tiễn ở cơ quan mình. Từ đó lựa chọn cách thức
triển khai cho phù hợp. Văn phòng Chính phủ (VPCP) là cơ quan tham
mưu, giúp việc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (Thủ tướng), có trách
nhiệm lập và quản lý hồ sơ hình thành trong hoạt động của Thủ tướng, một
phần hồ sơ hình thành trong hoạt động của Chính phủ và hồ sơ hình thành
trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Do vậy, thành
phần hồ sơ hình thành tại VPCP khá phức tạp. Muốn xây dựng được Danh
mục hồ sơ cần phải có sự nghiên cứu cụ thể.
Trong những năm gần đây, chuẩn hóa được coi là một yếu tố quan
trọng đảm bảo chất lượng, hiệu quả của bất cứ một lĩnh vực hoạt động nào.
Trong lĩnh vực văn thư, lưu trữ, chuẩn hóa cũng đã được nhìn nhận và áp
dụng. Từ những thập niên 90 của thế kỷ XX, những người có trách nhiệm
trong ngành văn thư, lưu trữ của Việt Nam đã nhận thức được sự cần thiết
của chuẩn hóa thể hiện bằng việc xây dựng một số tiêu chuẩn của ngành
như: tiêu chuẩn về thuật ngữ thể hiện trong Từ điển lưu trữ Việt Nam, tiêu
chuẩn bìa hồ sơ lưu trữ…Nhưng cho đến nay, việc xây dựng và áp dụng
tiêu chuẩn chưa thực sự phổ biến trong các cơ quan, chưa thực sự được coi
là một vấn đề thiết yếu trên phạm vi toàn ngành. Vì vậy, tác giả lựa chọn
nghiên cứu về chuẩn hóa hồ sơ một trong những nội dung quan trọng trong
nội dung chuẩn hóa của ngành văn thư, lưu trữ.
Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách
nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ
được giao. Hoạt động của Thủ tướng hình thành số lượng văn bản, tài liệu
không nhỏ. Nếu sau khi giải quyết xong, các văn bản này không được lập
thành hồ sơ để bảo quản sẽ rất khó tra tìm khi cần phục vụ yêu cầu sử dụng
của, Chính phủ, Thủ tướng, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan, tổ chức,
cá nhân khác. Hơn nữa trong khối tài liệu này có nhiều tài liệu chứa đựng
những bí mật quốc gia, nếu bị thất lạc, mất mát có thể ảnh hưởng đến tình
hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Chính vì vậy, việc xây
dựng danh mục và chuẩn hóa hồ sơ hình thành trong hoạt động của Thủ
tướng là việc làm cần thiết giúp VPCP quản lý chặt chẽ hơn khối tài liệu
này.
Hồ sơ hình thành trong hoạt động của Thủ tướng nếu được xây dựng
danh mục và chuẩn hóa sẽ tạo thuận lợi không nhỏ cho việc lập hồ sơ hiện
hành, quản lý và tra tìm văn bản, tài liệu được dễ dàng. Từ đó giúp nâng
cao chất lượng và hiệu quả công tác của cán bộ, công chức, viên chức
VPCP, nhất là bộ phận tham mưu, giúp việc của Thủ tướng, qua đó hỗ trợ
Thủ tướng xử lý công việc hàng ngày và điều hành các hoạt động của
Chính phủ được nhanh chóng, chính xác.
Xây dựng danh mục và chuẩn hóa hồ sơ hình thành trong hoạt động
của Thủ tướng sẽ giúp công tác lập hồ sơ hiện thành được thực hiện tốt
hơn. Văn thư dễ dàng chọn ra được những hồ sơ, tài liệu có giá trị thực tiễn
và giá trị lịch sử để giao nộp đầy đủ và đúng hạn vào lưu trữ cơ quan. Đồng
thời, nếu hồ sơ được lập tốt ở giai đoạn văn thư, sẽ tạo thuận lợi cho lưu trữ
cơ quan trong việc tổ chức khoa học tài liệu và thực hiện các nghiệp vụ
chuyên môn khác. Nhờ vậy, sẽ nâng cao được giá trị và chất lượng tài liệu
lưu trữ và công tác lưu trữ.
Thực tiễn công tác lập hồ sơ hiện hành tài liệu hình thành trong hoạt
động của Thủ tướng ở VPCP còn một số hạn chế như: chưa có quy định cụ
thể, chưa lập danh mục hồ sơ, công tác lập hồ sơ còn theo ý chủ quan của
cán bộ, công chức, viên chức VPCP dẫn đến tình trạng hồ sơ giao nộp vào
lưu trữ còn trong tình trạng lộn xộn, tài liệu bị mất mát, thất lạc… Vì vậy,
xây dựng danh mục và chuẩn hóa hồ sơ hình thành trong hoạt động của
Thủ tướng là một yêu cầu cấp thiết nhằm bảo quản an toàn và sử dụng có
hiệu quả khối tài liệu quan trọng này.
Từ những lý do trên, tác giả mạnh dạn chọn đề tài: “Xây dựng danh
mục và chuẩn hóa hồ sơ hình thành trong hoạt động của Thủ tƣớng
Chính phủ” làm đề tài luận văn thạc sỹ.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Thực hiện đề tài nghiên cứu trên, tác giả nhằm các mục tiêu cơ bản
sau:
Thứ nhất, đưa ra được quy trình xây dựng danh mục hồ sơ, xây dựng
được Khung đề mục của Danh mục hồ sơ hình thành trong hoạt động của
Thủ tướng.
Thứ hai, xây dựng tiêu chuẩn đối với hồ sơ hình thành trong hoạt
động của Thủ tướng
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài bao gồm:
Nghiên cứu lý luận, các văn bản pháp lý về hồ sơ, lập hồ sơ, xây
dựng danh mục hồ sơ và chuẩn hóa hồ sơ làm cơ sở khảo sát thực tế.
Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của Thủ tướng
ở Văn phòng Chính phủ.
+ Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Trong đề tài này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, khảo sát hồ sơ, tài
liệu hình thành trong hoạt động của Thủ tướng ở vai trò là người đứng đầu
Chính phủ với những nhiệm vụ, quyền hạn được Hiến pháp và pháp luật
quy định, không nghiên cứu những tài liệu hình thành trong hoạt động của
Thủ tướng ở cương vị khác như Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự
Đảng Chính phủ,…
Chúng tôi nghiên cứu hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của
Thủ tướng (gồm các Phó Thủ tướng) do VPCP quản lý, trong giai đoạn từ
năm 2006 đến 2013.
Đề tài thực hiện nghiên cứu chủ yếu đối với tài liệu giấy, không
nghiên cứu các tài liệu đặc thù như tài liệu phim, ảnh, ghi âm.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, chúng tôi phải thực hiện các
nhiệm vụ cụ thể sau:
Thứ nhất, nghiên cứu lý luận chung về hồ sơ, danh mục hồ sơ và
chuẩn hóa hồ sơ; nghiên cứu các văn bản của nhà nước, của VPCP liên
quan đến xây dựng danh mục và chuẩn hóa hồ sơ.
Thứ hai, nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng
và tài liệu hình thành trong hoạt động của Thủ tướng.
Thứ ba, nghiên cứu tình hình xây dựng danh mục và chuẩn hóa hồ sơ
hình thành trong hoạt động của Thủ tướng ở VPCP.
Thứ tư, trên cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu đưa ra các giải
pháp, kiến nghị, đề xuất nhằm xây dựng danh mục và chuẩn hóa hồ sơ hình
thành trong hoạt động của Thủ tướng.
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là các nước châu Âu như Pháp,
Đức… việc nghiên cứu về hồ sơ đã được tiến hành phổ biến từ thế kỷ XIX.
Ở Việt Nam thời Pháp thuộc đã có một số quy định liên quan đến hồ sơ.
Việc lập hồ sơ được giao cho các thư ký văn phòng của các công sở và lập
hồ sơ hiện hành được xem như là một công việc bắt buộc của các công sở
trước khi giao nộp vào lưu trữ.
Ở nước ta, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, do hoàn cảnh chiến
tranh nên việc nghiên cứu về hồ sơ, chỉ đạo, hướng dẫn về lập hồ sơ còn
thiếu. Đến đầu thập niên 1960, sự ra đời của Nghị định 142-CP ngày
28/9/1963 đã đặt công tác lập hồ sơ thành một nội dung quan trọng trong
công tác công văn, giấy tờ của bộ máy nhà nước. Từ đó đến nay nhiều văn
bản, quy định, hướng dẫn về công tác văn thư, lưu trữ của Quốc hội, Chính
phủ và cơ quan quản lý nhà nước đã đề cập đến vấn đề lập và quản lý hồ
sơ.
Hồ sơ là đối tượng quan trọng của nghiệp vụ công tác văn thư và là
đối tượng chủ yếu trong hoạt động nghiệp vụ của công tác lưu trữ. Do vậy,
nó thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều nhà lưu trữ học, nhiều cán
bộ làm công tác văn thư, lưu trữ. Có nhiều luận văn thạc sỹ của học viên
cao học khoa Lưu trữ và Quản trị Văn phòng, trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng chọn đối tượng nghiên
cứu là hồ sơ ở các cơ quan Đảng, Nhà nước. Có thể khái quát như sau:
Về sách lý luận, giáo trình đề cập đến hồ sơ có các cuốn như: Lý
luận và phương pháp công tác văn thư của tác giả Vương Đình Quyền, xuất
bản năm 2005; Nghiệp vụ công tác văn thư của Trường Trung học Lưu trữ
và Nghiệp vụ Văn phòng I, xuất bản năm 2001. ThS. Lê Thị Nguyệt Lưu,
Bài giảng môn Tiêu chuẩn hóa trong công tác Văn thư – Lưu trữ .Các tác
phẩm này đều đưa ra khái niệm về hồ sơ, nội dung lập hồ sơ hiện hành và
nộp lưu hồ sơ vào lưu trữ hiện hành, một số khái niệm và tiêu chuẩn quốc
gia, tiêu chuẩn ngành văn thư, lưu trữ.
Về luận văn thạc sĩ, có các đề tài như: Vấn đề lập hồ sơ hiện hành và
nộp lưu hồ sơ tài liệu vào lưu trữ cơ quan Bộ - Thực trạng và giải pháp
(Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Xuân Trung, 2005); Lập hồ sơ hiện hành ở
các Ban Đảng trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương – Thực trạng và giải
pháp (Luận văn thạc sĩ Trịnh Thị Hà, 2006); Nghiên cứu xây dựng danh
mục hồ sơ và xác định Danh mục tài liệu trong một số hồ sơ của ngân hàng
nhà nước Việt Nam (Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Trang Nhung,
2008);
Ngoài ra trên tạp chí ngành văn thư, lưu trữ có nhiều bài viết của một
số tác giả như: Bàn về công tác lập danh mục hồ sơ (Tập san Lưu trữ hồ sơ,
số 1/1970) của tác giả Nguyễn Xuân Nung; Mấy ý kiến nhỏ chung quanh
vấn đề lập danh mục hồ sơ (Tập san Lưu trữ hồ sơ số 1/1970) của tác giả
Võ Chiến Thắng; Bàn về hồ sơ hành chính và tiêu chuẩn hóa hồ sơ hành
chính (Tạp chí Lưu trữ Việt Nam, số 4/2003) của Hoàng Minh Cường; Cần
ban hành tiêu chuẩn hồ sơ nộp lưu vào lưu trữ (Tạp chí Lưu trữ Việt Nam,
số 02/2002) của Nguyễn Minh Phương; Bàn về chất lượng lập hồ sơ trong
chỉnh lý (Tạp chí Lưu trữ Việt Nam, số 3/1994) của PGS. TS. Văn Tất Thu.
Có thể nói, các giáo trình, bài giảng đã đưa ra những vấn đề cơ bản
nhất liên quan đến hồ sơ như: khái niệm về hồ sơ, công tác lập hồ sơ trong
đó có xây dựng danh mục hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan, một
số tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn ngành liên quan đến hồ sơ. Các bài viết
trên báo, tạp chí đã đề cập đến công tác lập hồ sơ, lập danh mục hồ sơ, bàn
về tiêu chuẩn, chất lượng của hồ sơ…Các luận văn thạc sĩ nghiên cứu vấn
đề liên quan đến hồ sơ đã đi sâu nghiên cứu tình hình lập hồ sơ hiện hành ở
một số cơ quan, đã đưa ra giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế
cũng như đổi mới đối với công tác lập hồ sơ hiện hành.
So với đề tài luận văn tác giả lựa chọn: xét về đối tượng nghiên cứu
là “hồ sơ” thì đã có nhiều giáo trình, nhiều luận văn và bài báo khoa học
nghiên cứu về hồ sơ. Xét về đặc tính nghiên cứu của đối tượng “hồ sơ” là
xây dựng danh mục hồ sơ và chuẩn hóa hồ sơ: về lập danh mục hồ sơ cũng
đã được đề cập đến ở phần lập hồ sơ hiện hành trong các giáo trình, bài
giảng, một số bài báo, tạp chí đã viết riêng về vấn đề này. Tuy nhiên, các
tác phẩm này mới đề cập đến những vấn đề chung nhất của lập danh mục
hồ sơ, chưa đi vào nghiên cứu việc lập danh mục hồ sơ trong một cơ quan
cụ thể. Một số đề tài Luận văn Thạc sĩ nghiên cứu về xây dựng danh mục
hồ sơ trong một cơ quan cụ thể như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Sở
Nội vụ. Tuy nhiên, các tác giả nghiên cứu theo hướng xây dựng bảng danh
mục hồ sơ mẫu hoặc xây dựng cấu trúc, cách sử dụng bản danh mục hồ sơ.
Còn đề tài nghiên cứu của chúng tôi đi sâu nghiên cứu quy trình xây dựng
danh mục hồ sơ và khung đề mục của danh mục hồ sơ. Về vấn đề chuẩn
hóa hồ sơ thì hầu như chưa được nghiên cứu cụ thể, mới dừng lại ở việc
nghiên cứu sự cần thiết phải chuẩn hóa, hoặc tiêu chuẩn đối với hồ sơ hành
chính chung chung. Về giới hạn không gian nghiên cứu là “hồ sơ hình
thành trong hoạt động của Thủ tướng ở VPCP” thì chưa có đề tài nghiên
cứu nào đề cập đến. Từ những phân tích trên đây, tác giả có thể khẳng định
đề tài mình lựa chọn là hoàn toàn mới và không trùng lặp với đề tài nghiên
cứu nào được công bố trước đây.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
01. Chỉ thị số 10/2006/CT-TTg, ngày 23 tháng 3 năm 2006 của Thủ
tướng Chính phủ về việc giảm văn bản, giấy tờ hành chính trong hoạt động
của các cơ quan hành chính nhà nước, Phòng Lưu trữ - Văn phòng Chính
phủ
02. Đào Xuân Chúc, Nguyễn Văn Hàm, Vương Đình Quyền,
Nguyễn Văn Thâm, Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ, NXB Đại học và
Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1990.
03. Công văn số 261/NV ngày 12 tháng 10 năm 1977 ban hành bản
hướng dẫn công tác lập hồ sơ hiện hành ở các cơ quan, (Nguyễn Văn
Thâm, Nghiêm Kỳ Hồng, Những văn bản chỉ đạo, hướng dẫn soạn thảo văn
bản và công tác văn thư – lưu trữ, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001)
04. Công văn số 4096/VPCP-PL ngày 07 tháng 6 năm 2012 của Văn
phòng Chính phủ về việc tổng kết thi hành Luật Tổ chức Chính phủ, Phòng
Lưu trữ - Văn phòng Chính phủ 52. Văn phòng Chính phủ,
05. Hoàng Minh Cường, Bàn về hồ sơ hành chính và tiêu chuẩn hóa
hồ sơ hành chính, Tạp chí Lưu trữ Việt Nam, số 4/2003.
06. Phạm Ngọc Dĩnh (chủ nhiệm đề tài), Những cơ sở lý luận và
thực tiễn lập danh mục hồ sơ ở các cơ quan, Cục Lưu trữ nhà nước, 1991.
07. Nguyễn Hồng Duy, Nghiên cứu chuẩn hóa thể thức văn bản của
doanh nghiệp ngoài quốc doanh, Luận văn Thạc sĩ, năm 2007, Tư liệu
Khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng, Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
08. Nguyễn Văn Đạm, Từ điển Tiếng Việt tường giải và liên tưởng,
NXb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, năm 2003
09. ThS. Cao Thị Hà, Những điểm mới cơ bản về Chính phủ trong
Hiến pháp năm 2013,
10. Hồng Hà, Vài nét về công tác hướng dẫn lập hồ sơ và nộp lưu hồ
sơ tài liệu ở cơ quan Tổng cục Lâm nghiệp, Tạp chí Văn thư – lưu trữ, số
1/1977
11. Trịnh Thị Hà, Lập hồ sơ hiện hành ở các Ban Đảng trực thuộc
Ban Chấp hành Trung ương – Thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ,
năm 2006, Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng, Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
12. Hiến pháp năm 2013, Nxb Tư pháp, Hà Nội, Năm 2014
13. Hiến pháp năm 1992, NXb Tư pháp, Hà Nội, Năm 1992
14. Nghị định số 141/HĐBT ngày 24 tháng 8 năm 1982 ban hành
Điều lệ về công tác Tiêu chuẩn hóa, Phòng Lưu trữ - Văn phòng Chính phủ
15. ThS. Lê Thị Nguyệt Lưu, Bài giảng môn Tiêu chuẩn hóa trong
công tác Văn thư – Lưu trữ.
16. GS. Nguyễn Lân, Từ điển từ và ngữ Hán Việt, Nxb Từ điển Bách
khoa, Hà Nội, năm 2002
17. Luật Tổ chức Chính phủ số, www.chinhphu.vn
18. Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, www.chinhphu.vn
19. Luật Lưu trữ, www.archives.gov.vn
20. Luật Đất đai, Nxb Tư pháp, Hà Nội, Năm 2014
21. ThS. Lê Thị Nguyệt Lưu, Bài giảng môn Tiêu chuẩn hóa trong
công tác Văn thư – Lưu trữ.
22. Kiều Mai, Công tác hướng dẫn lập và nộp lưu hồ sơ vào lưu trữ
Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng, Lưu trữ Việt Nam, số 02/1995.
23. Kiều Mai, Một vài ý kiến về công tác chỉnh lý tài liệu và các loại
hồ sơ cần lập ở các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, Tạp chí Lưu trữ
Việt Nam, số 6/2000.
24. Hồng Minh, Suy nghĩ sau hai mươi năm ban hành “Bản hướng
dẫn công tác lập hồ sơ hiện hành ở các cơ quan”, Tạp chí lưu trữ Việt
Nam, số 3/1997.
25. Vũ Dương Thúy Ngà, Quan niệm chuẩn hóa trong xử lý tài liệu
và những biện pháp đảm bảo chuẩn hóa trong xử lý tài liệu ở Việt Nam
hiện nay, Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 4/2010
26. Nghị định số 13/CP ngày 01 tháng 12 năm 1992 của Chính phủ
về ban hành bản Quy chế làm việc của Chính phủ, Phòng Lưu trữ - Văn
phòng Chính phủ
27. Nghị định 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 về của
Chính phủ Công tác Văn thư, Phòng Lưu trữ - Văn phòng Chính phủ
28. Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn
kỹ thuật, Phòng Lưu trữ - Văn phòng Chính phủ
29. Nghị định số 179/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của
Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ, Phòng Lưu trữ - Văn
phòng Chính phủ
30. Nghị định số 67/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2009 của
Chính phủ về sửa đổi một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày
01 tháng 8 năm 2007 quy định chi tiết một số điều của Luật Tiêu chuẩn và
Quy chuẩn kỹ thuật, Phòng Lưu trữ - Văn phòng Chính phủ
31. Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của
Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 110/2004/NĐ-CP
ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về Công tác văn thư, Phòng Lưu
trữ - Văn phòng Chính phủ
32. Nghị định số 08/2012/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2012 của
Chính phủ ban hành quy chế làm việc của Chinh phủ, Phòng Lưu trữ - Văn
phòng Chính phủ.
33. Nghị định 74/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ,
Phòng Lưu trữ - Văn phòng Chính phủ
34. Nguyễn Thị Trang Nhung, Nghiên cứu xây dựng danh mục hồ sơ
và xác định Danh mục tài liệu trong một số hồ sơ của ngân hàng nhà nước
Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, năm 2008, Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản
trị Văn phòng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội.
35. PGS.TS. Vũ Thị Phụng, Nghiên cứu chuẩn hóa quy trình quản lý
và xử lý văn bản,
36. Nguyễn Minh Phương, Cần ban hành tiêu chuẩn hồ sơ nộp lưu
vào lưu trữ, Tạp chí Lưu trữ Việt Nam, số 02/2002.
37. Nông Minh Quân, Vài nét về đánh giá giá trị tài liệu văn kiện
trong công tác lập hồ sơ hiện hành ở cơ quan Bộ, Luận văn tốt nghiệp,
1983, Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
38. PGS. Vương Đình Quyền, Vấn đề tiêu chuẩn hóa văn bản quản
lý nhà nước – nhìn từ góc độ lý luận,
39. PGS. Vương Đình Quyền, Lý luận và phương pháp công tác văn
thư, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, năm 2006
40. Quyết định số 290/CP ngày 30 tháng 12 năm 1974 của Thủ
tướng Chính phủ ban hành Điều lệ về công tác Tiêu chuẩn hóa ở xí nghiệp
công nghiệp, Phòng Lưu trữ - Văn phòng Chính phủ
41. Quyết định 1351/QĐ-VPCP ngày 03 tháng 8 năm 2005 của Bộ
trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ban hành Quy định về lập, nộp,
bảo quản và sử dụng hồ sơ, văn bản, tài liệu tại Văn phòng Chính phủ,
Phòng Lưu trữ - Văn phòng Chính phủ.
42. Quyết định 993/QĐ-VPCP ngày 31 tháng 7 năm 2008 của Bộ
trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Vụ, Cục thuộc Văn phòng Chính phủ,
Phòng Lưu trữ - Văn phòng Chính phủ.
43. Quyết định số 1476/QĐ-TTg ngày 25 tháng 8 năm 2011 về việc
phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ,
Phòng Lưu trữ - Văn phòng Chính phủ
44. Quyết định số 1368/QĐ-VPCP ngày 19 tháng 11 năm 2012 của
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc Văn
phòng Chính phủ, Phòng Lưu trữ - Văn phòng Chính phủ
45. Quyết định số 1687/QĐ-BKHCN ngày 23 tháng 7 năm 2012 của
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố Tiêu chuẩn quốc
gia,
46. Quyết định số 26/QĐ-VPCP ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Bộ
trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ban hành Quy chế tiếp nhận, xử
lý, phát hành và quản lý văn bản tại Văn phòng Chính phủ, Phòng Lưu trữ
- Văn phòng Chính phủ.
47. Quyết định 716/QĐ-VPCP ngày 14 tháng 6 năm 2013 của Bộ
trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ban hành “Quy định về lập, nộp,
bảo quản và sử dụng hồ sơ, văn bản, tài liệu lưu trữ tại Văn phòng Chính
phủ, Phòng Lưu trữ - Văn phòng Chính phủ.
48. Thiết Thạch, Bàn thềm về công tác lập hồ sơ, Tạp chí Văn thư –
Lưu trữ, số 4/1975
49. Nguyễn Văn Tâm, Công tác lập hồ sơ hiện hành ở Văn phòng
Trung ương Đảng – Thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ, năm 2008,
Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng, Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
50. Lâm Vĩnh Thế, Vấn đề phát triển thư viện tại Việt Nam: Chuẩn
hóa là điều khẩn thiết nhất, />51. Thông tư số 07/2012/TT-BNV ngày 22 tháng 11 năm 2012 của
Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn quản lý văn bản, lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ,
tài liệu vào lưu trữ cơ quan, Phòng Lưu trữ - Văn phòng Chính phủ.
52. Nguyễn Thị Thủy, Lập hồ sơ hiện hành và nộp hồ sơ vào lưu trữ
cơ quan, Tạp chí Lưu trữ Việt Nam, số 1/1999.
53. PGS. TS. Văn Tất Thu, Tăng cường chỉ đạo công tác lập hồ sơ ở
văn phòng các cấp ủy và ban của Đảng, Tạp chí Văn thư lưu trữ, số 4/1986
54. PGS. TS. Văn Tất Thu, Bàn về chất lượng lập hồ sơ trong chỉnh
lý, Tạp chí Lưu trữ Việt Nam, số 3/1994
55. PGS. TS. Văn Tất Thu, Đặc điểm, ý nghĩa của tài liệu lưu trữ và
các giải pháp phát huy giá trị tài liệu lưu trữ, Tạp chí Tổ chức nhà nước,
số 9/2011
56. PGS. TS. Văn Tất Thu, Nội dung mới, quan trọng của Luật Lưu
trữ và các nhiệm vụ chủ yếu triển khai đưa Luật vào cuộc sống, Tạp chí
Văn thư lưu trữ Việt Nam, số 12/2011
57. Nguyễn Xuân Trung, Vấn đề lập hồ sơ hiện hành và nộp lưu hồ
sơ tài liệu vào lưu trữ cơ quan Bộ - Thực trạng và giải pháp, Luận văn
Thạc sĩ, năm 2005, Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
58. Văn phòng Chính phủ, Danh mục hồ sơ Phông Văn phòng Chính
phủ giai đoạn 2003 – 2007, quyển 1, quyển 2, quyển 3, quyển 4, Phòng Lưu
trữ - Văn phòng Chính phủ
59. Văn phòng Chính phủ, Danh mục hồ sơ Phông Văn phòng Chính
phủ giai đoạn 2008 – 2009, quyển 1, quyển 2, quyển 3, Phòng Lưu trữ Văn phòng Chính phủ
60. Văn phòng Chính phủ, Hồ sơ năm 2010, 2011, 2012, Phòng Lưu
trữ - Văn phòng Chính phủ
61. Vĩnh Xuân, Công tác lập hồ sơ công việc, thực trạng và giải
pháp, Tạp chí Lưu trữ Việt Nam, số 1/1999.
62. Nguyễn Như Ý, Đại từ điển Tiếng Việt, NXb Văn hóa Thông tin,
Hà Nội, năm 1998.