Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

CÔNG tác xã hội TRONG CAN THIỆP TRỢ GIÚP đối với PHỤ nữ nạo PHÁ THAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.74 KB, 22 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------

NGUYỄN THỊ NGỌC MAI

CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG CAN THIỆP
TRỢ GIÚP ĐỐI VỚI PHỤ NỮ NẠO PHÁ THAI
(Nghiên cứu tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ƣơng,
số 43 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội).

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------

NGUYỄN THỊ NGỌC MAI

CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG CAN THIỆP
TRỢ GIÚP ĐỐI VỚI PHỤ NỮ NẠO PHÁ THAI
(Nghiên cứu tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ƣơng,
số 43 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội).

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Mã số: 60 90 01 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. PHẠM HUY DŨNG



Hà Nội - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài: “Công tác xã hội trong can thiệp trợ giúp đối
với phụ nữ nạo phá thai (Nghiên cứu tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, số
43 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội)” là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Phạm Huy Dũng. Và các kết quả trong luận
văn đều có nguồn gốc rõ ràng, tin cậy.
Hà Nội, tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Ngọc Mai


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tập thể
thầy cô giáo Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tận tình dạy
dỗ và truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm cũng như lòng yêu
mến, tâm huyết với nghề nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn thầy giáo GS.TS. Phạm Huy Dũng người đã
hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi rất tận tình trong suốt quá trình thực hiện đề
tài. Nhờ có sự chỉ bảo giúp đỡ của thầy, tôi đã có được nhiều kinh nghiệm
quý báu trong việc triển khai và thực hiện đề tài nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đõ vô cùng quý báu của Lãnh đạo, các
phòng, ban, các y bác sỹ tại phòng khám sản của Bệnh viện Phụ sản Trung
ương số 43 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
để tôi có thể hoàn thành tốt công trình nghiên cứu này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các chị - những người phụ nữ
đã không may phải từ bỏ đi đứa con của mình đã tận tình giúp đỡ, cung cấp

cho tôi các thông tin xác thực về đời sống sinh hoạt, tâm tư, tình cảm, và cả
những khó khăn mà họ phải trải qua trước những rào cản của xã hội và hợp
tác với tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài.
Dù đã rất cố gắng và tâm huyết với đề tài nhưng do kiến thức của bản
thân về lĩnh vực nghiên cứu chưa thực sự chuyên sâu, thời gian nghiên cứu
còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía các thầy cô giáo để Luận văn của tôi
được hoàn chỉnh và chất lượng hơn.
Hà Nội, tháng 10 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Thị Ngọc Mai


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

SKSS

: Sức khỏe sinh sản

BPTT

: Biện pháp tránh thai

NHT

: Nạo hút thai

CSYT

: Cơ sở y tế


KHHGĐ

: Kế hoạch hóa gia đình

CTXH

: Công tác xã hội

CSSK

: Chăm sóc sức khỏe

SKPN

: Sức khỏe phụ nữ

BVPSTƯ

: Bệnh viện phụ sản Trung ương

NVCTXH

: Nhân viên công tác xã hội

NC

: Nghiên cứu

PN


: Phụ nữ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 5
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .............................................................. 8
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn................. Error! Bookmark not defined.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ........ Error! Bookmark not defined.
5. Phạm vi nghiên cứu ................................. Error! Bookmark not defined.
6. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......... Error! Bookmark not defined.
7. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 22
8. Giả thuyết nghiên cứu ............................. Error! Bookmark not defined.
9. Phương pháp nghiên cứu và can thiệp .... Error! Bookmark not defined.
NỘI DUNG CHÍNH .................................. Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .... Error!
Bookmark not defined.
1.1. Cơ sở lý luận .................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Khái niệm công cụ ...................... Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Lý thuyết ứng dụng ..................... Error! Bookmark not defined.
1.2. Cơ sở thực tiễn ................................ Error! Bookmark not defined.
1.2.1.Đặc điểm về địa bàn nghiên cứu ... Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Một số quy định về luật pháp, chính sách liên quan đến vấn đề
chăm sóc sức khỏe sinh sản.................. Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ PHỤ NỮ NẠO PHÁ THAI,
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƢƠNG ...... Error! Bookmark not
defined.
2.1. Khái quát về thực trạng nạo phá thai ở Bệnh viện Phụ sản
Trung ƣơng ........................................ Error! Bookmark not defined.


1


2.1.1. Thực trạng phụ nữ nạo phá thai phân theo nhóm tuổi. ...... Error!
Bookmark not defined.
2.1.2. Tình trạng hôn nhân ................... Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Phương pháp phá thai ................ Error! Bookmark not defined.
2.1.4. Tuổi thai tính theo tuần khi phá . Error! Bookmark not defined.
2.1.5. Số con hiện có tính đến thời điểm phá thai ..... Error! Bookmark
not defined.
2.1.6. Tiền sử nạo phá thai của nhóm đối tượng nghiên cứu ....... Error!
Bookmark not defined.
2.1.7. Lý do dẫn đến vấn đề nạo phá thai ........... Error! Bookmark not
defined.
2.2. Một số đặc điểm tâm - sinh lý ở phụ nữ nạo phá thai .......... Error!
Bookmark not defined.
2.2.1. Yếu tố tâm lý ............................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Yếu tố sinh lý .............................. Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Yếu tố lý trí ................................. Error! Bookmark not defined.
2.3. Nhận thức về vấn đề nạo phá thai của nhóm đối tƣợng nghiên cứu
.................................................................. Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Nhận thức về các biện pháp nạo phá thai . Error! Bookmark not
defined.
2.3.2. Nhận thức đối với hậu quả của vấn đề nạo phá thai .......... Error!
Bookmark not defined.
Chƣơng 3. MÔ HÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ ĐỐI
VỚI PHỤ NỮ NẠO PHÁ THAI, TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG
ƢƠNG......................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1. Phƣơng pháp, kỹ năng công tác xã hội trong can thiệp đối với

phụ nữ nạo phá thai ............................... Error! Bookmark not defined.

2


3.1.1. Kỹ năng lắng nghe...................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Kỹ năng quan sát ........................ Error! Bookmark not defined.
3.1.3. Kỹ năng tiếp cận đối tượng, tạo dựng, duy trì niềm tin giữa nhân
viên xã hội với thân chủ ....................... Error! Bookmark not defined.
3.1.4. Vấn đàm ...................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.5. Cách tiếp cận tâm lý ................... Error! Bookmark not defined.
3.1.6. Cách tiếp cận toàn diện .............. Error! Bookmark not defined.
3.2. Đánh giá hoạt động của Trung tâm công tác xã hội tại Bệnh viện
Phụ sản TW, trong công tác hỗ trợ phụ nữ nạo phá thai ........... Error!
Bookmark not defined.
3.2.1. Chức năng, nhiệm vụ .................. Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Đánh giá hoạt động của Trung tâm công tác xã hội .......... Error!
Bookmark not defined.
3.3. Đánh giá nhu cầu cần can thiệp trợ giúp đối với phụ nữ nạo
phá thai. .................................................. Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Nhu cầu được tiếp cận các kiến thức về sức khỏe sinh sản và
chăm sóc sức khỏe sinh sản.................. Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Nhu cầu về được an toàn ............ Error! Bookmark not defined.
3.3.3. Nhu cầu được chia sẻ, an ủi, động viên .... Error! Bookmark not
defined.
3.3.4. Nhu cầu được hòa nhập, khẳng định bản thân Error! Bookmark
not defined.
3.3.5. Nhu cầu được tiếp cận các dịch vụ y tế - dịch vụ xã hội .... Error!
Bookmark not defined.
3.4. Các biện pháp can thiệp, trợ giúp chuyên nghiệp đối với phụ nữ

nạo phá thai dƣới góc độ công tác xã hội ........... Error! Bookmark not
defined.

3


3.4.1. Biện pháp can thiệp, trợ giúp trước mắt ... Error! Bookmark not
defined.
3.4.2. Biện pháp can thiệp, trợ giúp lâu dài ....... Error! Bookmark not
defined.
KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ ................. Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 11
PHỤ LỤC ................................................................................................... 15

4


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1. Cơ cấu mẫu khảo sát ................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.1. Tình trạng hôn nhân .................................................................... 49
Bảng 2.2. Số con hiện có của nhóm đối tượng đến nạo phá thai ......... Error!
Bookmark not defined.
Bảng 2.3. Tiền sử nạo phá thai của nhóm đối tượng nghiên cứu ........ Error!
Bookmark not defined.
Bảng 2.4. Lý do phá thai lần này của nhóm đối tượng nghiên cứu ..... Error!
Bookmark not defined.
Bảng 2.5. Sự ảnh hưởng về mặt tâm lý của nhóm đối tượng nghiên cứu
..................................................................... Error! Bookmark not defined.
Biểu 2.1. Tỉ lệ phụ nữ nạo phá thai phân theo nhóm tuổi Error! Bookmark
not defined.

Biểu 2.2. Phương pháp phá thai của nhóm đối tượng Error! Bookmark not
defined.
Biểu 2.3. Tuần thai của nhóm đối tượng khi tiến hành nạo phá thai.................. 52
Biểu 2.4. Nhận thức về các biện pháp nạo phá thai .................................... 61
Biểu 2.5. Sự nhận thức về hậu quả của vấn đề nạo phá thai ....................... 63
Hình 1. Tháp nhu cầu của Maslow ............ Error! Bookmark not defined.

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công tác xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo lập mối
quan hệ hài hòa giữa tinh thần và thể chất của người bệnh, giữa người bệnh
với người thân, giữa người bệnh với những người xung quanh, giữa người
bệnh với cơ sở y tế… Để làm được điều này người nhân viên xã hội phải
tìm hiểu đặc điểm tâm lý, xã hội của bệnh nhân, hoàn cảnh thực tế mà họ
đang phải đối mặt cùng những mong muốn của họ. Từ đó tìm ra sự hỗ trợ
thích hợp cho người bệnh. Vậy nên, nhu cầu đưa công tác xã hội (CTXH)
vào lĩnh vực y tế đang là một đòi hòi cần sự quan tâm, đầu tư và khuyến
khích. Trong đó, việc nâng cao sức khỏe phụ nữ, sức khỏe khoẻ sinh sản là
ưu tiên hàng đầu của ngành Y tế.
Chăm sóc sức khỏe cho mọi người là một trong những nội dung quan
trọng trong nhiệm vụ của ngành y tế Việt Nam cũng như y tế nhiều nước
trên thế giới, đặc biệt là công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ.
Hiện nay, tình trạng nạo phá thai và các vấn đề sức khỏe sinh sản
đang được quan tâm của nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Đến nay đã có
hơn 90% số quốc gia trên thế giới chấp nhận kế hoạch hóa gia đình. Cùng
với sự chấp nhận trên là các biện pháp tránh thai (BPTT) ngày càng được
nhiều người sử dụng, song tình trạng nạo phá thai giảm xuống không đáng

kể. Đặc biệt ở các nước đang phát triển, tỷ lệ nạo hút thai vẫn còn rất cao.
Theo Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), tình trạng phá thai gia
tăng một cách nhanh chóng và nhu cầu chấm dứt thai nghén ngoài ý muốn
còn rất lớn. Việt Nam là nước được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá
là nước có tỉ lệ nạo phá thai cao nhất Châu Á và là một trong 5 nước có tỉ lệ
phá thai cao nhất trên thế giới. Trong 9 tháng đầu năm 2010 toàn quốc có
300251 trường hợp nạo hút thai (NHT) trên tống số 1027907 trường hợp

6


trẻ sinh đẻ theo chu kì bình thường. Tỷ số nạo phá thai so với mức sinh
chung của toàn quốc ước tính năm 2010 là 0,28 [1]. Theo Daniel Goodkind
(1994) tỷ lệ phá thai là 83/1000 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, tỷ suất phá
thai 2,5 lần/ phụ nữ, nghĩa là mỗi phụ nữ Việt Nam trung bình có 2,5 lần
NHT trong cả cuộc đời sinh đẻ của mình.
Theo niên giám thống kê y tế năm 2010, Hà Nội có số ca NHT là
64858 ca, đứng thứ hai toàn quốc sau TPHCM là 89009 ca. Tuy nhiên con
số thực tế còn cao hơn vì hàng năm cả nước có từ 1/3 đến 1/2 số ca nạo hút
thai (NHT) tại các cơ sở y tế (CSYT) tư nhân không thể kiểm soát, thống
kê. Tỷ lệ tai biến do NHT năm 2010 là 0,48% tăng 0,3% so với năm 2009.
Điều này cho thấy nạo phá thai thực sự là một thách thức lớn nhất mà Việt
Nam đang phải đối mặt trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS),
mặc dù tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai ngày càng tăng.
Trong chiến lược sinh đẻ có kế hoạch, nạo phá thai không được coi
là biện pháp tích cực để điều hòa sinh sản và không được khuyến khích.
Thiếu hiểu biết và không áp dụng các biện pháp tránh thai cũng là một lý
do chính dẫn đến việc có thai ngoài ý muốn. Có tới 70 – 80% phụ nữ tuổi
từ 15 - 24 đã quan hệ tình dục nhưng chưa từng sử dụng một biện pháp
tránh thai nào làm tăng nguy cơ có thai ngoài ý muốn.

Nạo phá thai không chỉ gây tác động xấu đến tâm lý, tinh thần của
người phụ nữ mà còn gây nhiều tai biến, nhất là khi thai đã nhiều tuần tuổi.
Đặc biệt là tình trạng nạo phá thai không an toàn gia tăng một cách nhanh
chóng gây nên những mối nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng của người
phá thai.
Mặc dù ngành y tế đã có nhiều quan tâm trong việc thực hiện kế
hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) kể cả việc cung cấp các BPTT cũng như
thực hiện tư vấn kế hoạch hóa gia đình thông qua tư vấn trực tiếp khi phụ

7


nữ đến cơ sở y tế (CSYT) nhà nước thực hiện nạo hút thai (NHT), kênh
VOVonline tư vấn về sản phụ khoa do chuyên gia của bệnh viện Phụ sản
Hà Nội thực hiện, hay tư vấn qua tổng đài của bệnh viện Phụ sản trung
ương, Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản, trang web Làm cha mẹ…
nhưng tỷ lệ NHT vẫn còn cao. Tỷ lệ cao này là hậu quả của việc không sử
dụng, hoặc thất bại khi sử dụng BPTT không đúng kỹ thuật đã được hướng
dẫn, tư vấn. Và chính việc nạo phá thai này sẽ gây ra những ảnh hưởng đối
với họ không chỉ về mặt thể chất, mà còn gây ảnh hưởng nặng nề về mặt
tâm lý xã hội. Vấn đề tâm lý xã hội của sản phụ đôi khi trở thành những
khó khăn không thể giải quyết được dẫn đến những thay đổi tâm thể, ảnh
hưởng lâu dài và nghiệm trọng đến sức khoẻ phụ nữ, ảnh hưởng đến hạnh
phúc của các cặp vợ chồng. Hiện nay, công tác can thiệp hỗ trợ về vấn đề
sức khoẻ phụ nữ khi sinh đẻ hoặc có vấn đề về sinh đẻ nếu có chủ yếu là tư
vấn sử dụng dịch vụ y tế hoặc tư vấn kế hoạch hoá gia đình, chưa quan tâm
đến hoàn cảnh, mối quan hệ của người bệnh, đặc biệt là những vấn đề tâm
lý xã hội khi chính những vấn đề tâm lý xã hội này lại là những vấn đề
đáng kể giúp phụ nữ đạt được tình trạng sức khoẻ mong muốn. Can thiệp
trợ giúp đối với phụ nữ nạo phá thai theo hướng tiếp cận của công tác xã

hội nhằm giải quyết những khủng hoảng mà phụ nữ nạo phá thai gặp phải
là phương pháp có thể giải quyết được vấn đề này.
Trên thực tế, vấn đề sức khoẻ phụ nữ, đặc biệt là đối với phụ nữ nạo
phá thai không chỉ đơn thuần là vấn vấn đề y học mà còn là vấn đề tâm lý
xã hội. Do đó, can thiệp trợ giúp đối với phụ nữ nạo phá thai theo hướng
tiếp cận công tác xã hội trên tư vấn cho sức khoẻ sinh sản không chỉ đơn
thuần là tư vấn sử dụng dịch vụ y tế, lựa chọn chăm sóc sức khỏe (CSSK)
mà còn là tư vấn tâm lý xã hội, tư vấn sử dụng dịch vụ CTXH. Nếu hiểu
sức khoẻ không chỉ là tình trạng không có bệnh và tật mà còn là sự thoải

8


mái đầy đủ về thể chất, về tâm thần và về xã hội thì một tiếp cận trong việc
trợ giúp phụ nữ nạo phá thai nhằm giúp giải quyết vấn đề về mặt tâm lý xã
hội, hỗ trợ họ thoát khỏi những cơn khủng hoảng là một tiếp cận cần thiết.
Đó chính là lý do khiến tôi lựa chọn đề tài “Công tác xã hội trong can
thiệp trợ giúp đối với phụ nữ nạo phá thai (Nghiên cứu tại Bệnh viện Phụ
sản Trung ương, số 43 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội)” làm đề tài nghiên
cứu của mình. Từ đó đề xuất ra những kiến nghị, giải pháp nhằm góp phần
hỗ trợ giải quyết vấn đề và nâng cao nhận thức về công tác chăm sóc sức
khỏe sinh sản cho phụ nữ chung và sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc giải
quyết tình trạng phụ nữ nạo phá thai hiện nay.
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Sự phát triển của xã hội cũng đồng thời tạo ra những thách thức, đặc
biệt trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ. Đây là vấn đề
thu hút sự quan tâm của Đảng, Nhà nước các cấp, các ngành cũng như
nhiều cơ quan, nhiều nhà khoa học trên thế giới cũng như ở nước ta. Trên
thế giới hiện nay và cả ở Việt Nam, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu,
nhiều nhà khoa học quan tâm bởi tính mới mẻ và cấp thiết của nó.

2.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề nạo phá thai trên thế giới
Cuối thế kỷ XIX, các nhà khoa học Châu Âu đã bắt đầu tiến hành
nghiên cứu một cách khách quan về tính dục của con người. Họ miêu tả bằng
một loạt những biểu hiện bất thường trong tâm lý và tán thành việc xúc tiến
nghiên cứu giáo dục tính dục một cách khoa học. Cuốn “Rối loạn tình dục”
của Kraphta Ebing (1886) là mốc đánh dấu đầu tiên đã khẳng định: Hoạt động
tình dục vì bất kì mục đích gì ngoài mục đích sinh sản đều là sai lầm.
Năm 1974, Hội nghị về tính dục ở Giơ - ne - vơ đã thảo luận đến sự
cần thiết phải đưa tình dục vào giảng dạy tại các cơ sở của ngành giáo dục
và ngành y. Năm 1973, Hội nghị giáo dục giới tính được thành lập ở Thụy Sĩ.

9


Giáo dục giới tính tại Châu Phi tập trung vào việc ngăn chặn sự lây
truyền bệnh dịch AIDS. Hầu hết các Chính phủ trong khu vực đã thành lập
các chương trình giáo dục về AIDS với sự trợ giúp của Tổ chức Y tế thế
giới và các Tổ chức Phi chính phủ quốc tế.
Bài tham luận "Vai trò của phụ nữ nông thôn Pakistan với tư cách là
nhân tố làm thay đổi các quyền và sức khỏe sinh sản và tình dục của phụ
nữ thông qua việc thành lập các ban vì sức khỏe của phụ nữ" của tác giả
Farhat Sabir đươ ̣c trin
̀ h bày tại Hội nghị Quốc tế : Nhận thức việc đảm bảo
Quyền về Sức khỏe và Phát triển cho mọi người được tổ chức vào tháng 10
năm 2009. Bài viết này đã trình bày những kết quả mà "Dự án sức khỏe
phụ nữ" đạt được tại đất nước Pakistan thông qua việc đánh giá và đo
lường tình trạng quyền về giới tính và sức khỏe sinh sản của phụ nữ nông
thôn. Nghiên cứu này cũng đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường việc thực
hiện các Quyền về sức khỏe sinh sản cho phụ nữ [52].
Báo cáo 1993 về Phát triển Thế giới (1993 World Development

Report) nêu con số 13% DALYs do SKSS. Nếu tính riêng phụ nữ, tỷ lệ này
là 33%. Vấn đề sức khỏe sinh sản tập trung vào nhóm người nghèo vì họ
thiếu khả năng tiếp cận chăm sóc sức khỏe sinh sản tối thiểu. Khái niệm
sức khỏe phụ nữ mở rộng hơn khái niệm SKSS vì không chỉ là sự thoải mái
toàn diện về thể chất, tâm thần, xã hội và tình dục liên quan tới hệ thống
sinh sản mà còn liên quan rộng hơn tới đời sống của phụ nữ. Sức khoẻ phụ
nữ (SKPN) được định nghĩa rõ hơn coi như tác động của vấn đề giới đến
bệnh tật và sức khoẻ bao gồm một phạm vi rất rộng các vấn đề y sinh và
vấn đề tâm lý xã hội.
Nhiều dịch vụ CTXH trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản
được phát triển để đáp ứng vấn đề này như tư vấn và giải quyết vấn đề,
giúp lựa chọn chăm sóc chửa đẻ, can thiệp khủng khoảng và sang chấn tâm

10


lý do chửa đẻ, nạo phá thai, thông tin cho sản phụ, nghiên cứu giúp giải
quyết tốt nhất vấn đề của sản phụ, nối kết mạng lưới và tìm kiếm hỗ trợ tài
chính nếu cần thiết, tìm kiếm nhóm hỗ trợ và chương trình hỗ trợ. Việc sử
dụng lý thuyết và thực hành CTXH trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản chỉ
được nêu lên một cách chung, chưa được nêu thành một tiếp cận hệ thống
trong xử trí can thiệp để giải quyết một số vấn đề liên quan đến chửa đẻ
cũng như vấn đề nạo hút thai ở phụ nữ.
Nạo phá thai là một nguyên nhân gây tử vong mẹ quan trọng do nạo
phá thai không an toàn nhất là ở các nước đang phát triển. Về bản chất, nạo
phá thai không phải là một biện pháp tránh thai (BPTT) mà là biện pháp
tránh sinh đẻ một cách thụ động chủ yếu xuất phát từ người phụ nữ khi họ
có thai ngoài ý muốn.
Hiện nay, trên thế giới, phá thai ở phụ nữ vị thành niên rất khác nhau
tùy thuộc vào nhiều yếu tố như qui định của pháp luật, tôn giáo, phong tục

tập quán. . . của từng nước. Tỷ suất phá thai ở nữ vị thành niên rất cao như
ở Cu Ba (91%), Mỹ (30% – 44%) hoặc rất thấp như ở Đức và Hà Lan
(dưới 10‰). Có một thống kê cho rằng trong số 500 triệu thanh thiếu niên
tuổi từ 15 – 19 trên thế giới có quan hệ tình dục có khoảng 1,1 triệu có thai
ngoài ý muốn, hậu quả có 38% nạo phá thai, 13% sẩy thai và khoảng
554800 bé gái sinh con. Ngay nay, vấn đề nạo phá thai đã trở thành mối lo
ngại của nhiều quốc gia và nhiều tổ chức quốc tế bởi chính những tai biến
của nó ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của người phụ nữ cũng như
những vấn đề về tâm lý phát sinh. Tổng giám đốc H.Naikajiama của Tổ
chức Y tế thế giới đã nói về sự nguy hiểm của phụ nữ mang thai khi kết
thúc thai nghén: Hàng trăm phụ nữ hôm qua vẫn còn sống nhìn thấy ảnh
hoảng hồn nhưng không bao giờ thấy ảnh bình minh của ngày hôm sau.
Một số bị chết trong chuyển dạ do đẻ khó vì khung chậu hẹp và biến dạng.

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Thị Xuân Mai (2010), Giáo trình nhập môn Công tác xã hội,
NXB Lao động – Xã hội.
2. Bộ Y tế (2001), Chiến lược quốc gia về Chăm sóc sức khỏe sinh sản
giai đoạn 2001 – 2010, NXB Quân đội nhân dân, tr 16 – 17.
3. Bộ Y tế (1998), Sức khỏe sinh sản, Hà Nội, tr 19 – 20.
4.

Bộ Y tế - Bệnh viện phụ sản Trung ương (2003), Tư vấn sức khỏe
sinh sản, Hà Nội, tr 6 - 10.

5. Bộ Y tế, Tổng cục Thống kê, Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc
(UNICEF) và Tổ chức y tế thế giới (WHO) (2003), Điều tra Quốc

gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam (SAVY).
6. Bộ Y Tế (2009) “Phá thai an toàn.” Hướng dẫn chuẩn quốc gia về
chăm sóc sức khỏe sinh sản.Tr 379-396.
7. Bộ Y Tế (2011), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2011.

12


8. Chương trình hành động của Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát
triển (ICPD), Cairô, Ai Cập, 2003, tháng 4 năm 1994.
9. Cục Bảo trợ xã hội TS. Trần Hữu Trung, Th.S Nguyễn Văn Hồi chủ
biên (2011), Tài liệu hướng dẫn xây dựng mô hình trung tâm Công
tác xã hội và nghiệp vụ quản lý trường hợp, NXB Thống Kê,
10. Đại học y tế công cộng (2009), Báo cáo đánh giá thực hiện chiến
lược CSSKSS Việt Nam.
11. Hoàng Bá Thịnh (1999), Một số nghiên cứu về SKSS ở Việt Nam
sau Cairo, NXB Chính trị Quốc gia.
12. Hoàng Bá Thịnh (2009), Nâng cao nhận thức về quyền SKSS Quyền sức khoẻ tình dục và chất lương cuộc sống (viết chung),
NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.
13. HESVIC (2012), Báo cáo nghiên cứu thực trạng quản lý dịch vụ chăm
sóc sức khỏe bà mẹ tại Việt Nam, NXB Lao đô ̣ng – Xã hội, Hà Nội.
14. Lê Ngọc Hùng (2002), Lịch sử và lý thuyết xã hội học, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội.
15. Lê Thi (2004)“Gia đình, phụ nữ Việt Nam với dân số, văn hóa và sự phát
triển bền vững”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội năm 2004 (tr.98).
16. Lê Chí An (2006), Nhập môn công tác xã hội, NXB Đại học mở bán
công TP.Hồ Chí Minh.
17. Lê Thị Quý (2007), “Vấn đề giới và người khuyế t tật Vi ệt Nam”,
Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới (số 2), tr 20.
18. Mai Thị Như Hoa. Tình hình nạo phá thai và sử dụng các biện pháp

KHGĐ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương 2004.
19. Nguyễn Khắc Viện (1994), Từ điển Xã hội học, Nxb Thế giới.
20. Ngô Thị Mai Hiên, Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam, luận
văn thạc sỹ, Khoa Luật, trường Đại học QGHN.
21. Nguyễn Thị Thái Lan, Bùi Thị Xuân Mai (2011), Giáo trình Công tác
xã hội với cá nhân và gia đình, NXB Lao động – Xã hội.

13


22. Nguyễn Thị Thanh Tâm. “Tình hình phá thai ở Việt Nam.” Tổng cục
dân số- kế hoạch hóa gia đình (2011) số 7/124.
23. Nguyễn Thị Nga (2013) Nghiên cứu tình hình phá thai từ 6 – 12
tuần tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
24. Phạm Văn Quyết - Nguyễn Qúy Thanh (2001), Phương pháp nghiên
cứu xã hội học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
25. Phan Trọng Ngọ (chủ biên) (2003), Các lý thuyết phát triển tâm lý
người, NXB Đại học sư phạm.
26. Phạm Huy Hiền Hào (2004), Tư vấn sức khỏe phụ nữ. Nhà xuất bản Phụ nữ.
27. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (2007), Xã hội học, NXB Đại học Quốc gia.
28. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chiến lược
quốc gia về CSSKSS giai đoạn 2001 – 2010” số 136/2000/ QĐ –
TTg. Năm 2000, Hà Nội.
29. Quỹ Ford (2001), “Tình dục và sức khỏe sinh sản”, NXB Chính trị
quốc gia TP Hồ Chí Minh.
30. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chiến lược
quốc gia về CSSKSS giai đoạn 2011 – 2020” số 2013, ngày
14/11/2011, Hà Nội.
31. Trần Thị Phương Mai và cộng sự (2004) “Thực trạng và các yếu tố
ảnh hưởng đến quyết định phá thai tại Việt Nam.” Hội nghị Việt –

Pháp về sản phụ khoa vùng châu Á Thái Bình Dương lần thứ IVtháng 5/2004.
32. Tổ chức HIH (2009), Tài liệu tập huấn Vận động chính sách sức
khỏe sinh sản, Hà Nội.
33. Trần Thị Minh Đức (2010), Hành vi gây hấn - phân tích từ góc độ tâm lý
học xã hội (sách chuyên khảo), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

14


34. Trần Đình Tuấn (2010) Công tác xã hội, lý thuyết và thực hành,
NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.
35. Trường đại học Y tế công cộng - Báo cáo (2010),“Nghiên cứu đánh
giá nhanh tình hình thực hiện chiến lược tuyên truyền giáo dục
chuyển đổi hành vi dân số, SKSS/ KHHGĐ giai đoạn 2006 - 2010”,
Hà Nội.
36. Trần Thị Minh Đức (2012), Giáo trình tham vấn tâm lý, Nxb Đại học
quốc gia Hà Nội.
37. Ủy ban Quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình (1998), Nâng cao
chất lượng chăm sóc trong chương trình dân số và sức khỏe sinh
sản, NXB Thống kê.
38. Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em (2003), Chương trình đào tạo
truyền thống Dân số, sức khỏe sinh sản, NXB Thống kê.
39. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội - Sở Y tế (2010), “Báo cáo tổng
kết công tác dân số - Kế hoạch hóa gia đình năm 2009 và phương
hướng, nhiệm vụ năm 2010”, Hà Nội.
40. Viện Xã hội học (1992), Chuyên đề nghiên cứu xã hội học về sức
khỏe, NXB Xí nghiệp in Thủy Lợi.
41. Vũ Kim Thanh (2001), “Tư vấn tâm lý – một nhu cầu xã hội cần
được đáp ứng”. Tạp chí tâm lý học, số 2,4/2001.
42. Vũ Quang Hà (2001), Các lý thuyết xã hội học , tập 1. NXB Đa ̣i ho ̣c

Quố c gia Hà Nô ̣i.
43. Boivin , J. et als. 2001. Guideline for couselling in infertility: outline
version. Human Reproduction Vol 16 No 6: pp 1301-1304
44. Beder J. 2006. Hospital Social Work: The Interface of Medicine and
Caring. Routledge. New York
45. Carolyn S. Carter. January 1, 2006. Social Work and Women’s Health.
Resources on Health Empowerment, Advocacy and Literacy (HEAL).
Counsel pf Social Work Education, Alexandria, VA, ISBN 0-87293-120X
46. Margaret Schuler (chủ biên, 1992), Freedom from Violence Women’s Strategies from Around the World.

15


47. Pamella Klein Odhner, Giới thiệu thực hành Công tác xã hội, sách
hướng dẫn tập huấn, 1998.
48. />49. />50. />51. />52. Farhat Sabir, Vai trò của phụ nữ nông thôn Pakistan với tư cách là
nhân tố làm thay đổi các quyền và sức khỏe sinh sản và tình dục của
phụ nữ thông qua việc thành lập các ban vì sức khỏe của phụ nữ,
12/2012.
53. />0158&cn_id=83301, 1/2012
54.. />
16


17



×