Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Tiểu luận Hành chính so sánh Nền công vụ Mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.09 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
Trang

Tổng quan về Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.....................................................3
Chương 1: Mô hình quản lý công mơi sở Hoa Kỳ.....................................4
1.1. Đặc điểm mô hình QLC mới...............................................................4
1.2. Vận dụng mô hình QLC mới ở Hoa Kỳ..............................................4
1.2.1. Tư nhân hóa một số nhiệm vụ của nhà nước................................4
1.2.2. Tăng khả năng cạnh tranh............................................................5
1.2.3. Phi quy chế hóa............................................................................5
1.2.4. Đẩy mạnh phân quyền chính sách................................................6
1.2.5. Vận dụng phương pháp quản lý ở khu vực tư
vào quản lý khu vực công............................................................6
Chương 2: Thể chế hành chính nhà nước Hoa Kỳ....................................8
2.1. Khái niệm thể chế hành chính nhà nước.............................................8
2.2. Thể chế hành chính nhà nước Hoa Kỳ................................................8
Chương 3: Tổ chức hành chính nhà nước Hoa Kỳ...................................9
3.1. Khái niệm tổ chức hành chính nhà nước.............................................9
3.2. Tổ chức hành hính nhà nước Hoa Kỳ..................................................9
3.2.1. Tổng thống Mỹ.............................................................................9
3.2.2. Chính phủ Hoa Kỳ.......................................................................10
3.3.3. Chính quyền địa phương.............................................................11
**Các quyền mà các bang không được phép..............................12
3.3.4. Đôi nét về mối quan hệ giữa bang và liên bang..........................12
Chương 4: Nền công vụ Hoa Kỳ................................................................13
4.1. Khái niệm nền công vụ.......................................................................13
4.2. Nền công vụ Hoa Kỳ..........................................................................13
4.2.1. Đặc điểm.....................................................................................14
4.2.2. Kế hoạch cải cách chế độ công chức...........................................14
4.2.3. Về tuyển dụng, quản lý và sử dụng công chức............................15
4.2.4. Về đánh giá công chức................................................................17


4.2.5. Về đào tạo công chức..................................................................17
4.2.6. Biện pháp đối với những công chức không
hoàn thành nhiệm vụ...................................................................17
4.2.7. Một số nhận xét...........................................................................18
Chương 5: Đôi nét về Tài chính công Hoa Kỳ..........................................19
Chương 6: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam........................................20
PHỤ LỤC.....................................................................................................22
1. Chú thích ..............................................................................................22
2. Danh mục tài liệu tham khảo.................................................................23
3. Danh sách thành viên............................................................................23
4. Bảng phân công công việc....................................................................23


Nền hành chính nhà nước Hoa Kỳ

TỔNG QUAN VỀ HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ
Được thành lập vào ngày 04 tháng 7 năm 1776, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
(tên thường gọi là Mỹ) là nhà nước liên bang với 50 bang và một quận
Columbia, được chia làm ba vùng lãnh thổ cách xa nhau: 48 bang thuộc lục địa
Bắc Mỹ, bang Alaska ở Bắc Cực và đảo Hawai ở Thái Bình Dương. Với diện
tích 9,83 triệu km vuông và 305 triệu dân, Mỹ đứng thứ 4 về tổng diện tích,
đứng thứ 3 về dân số thế giới và là một quốc gia đa dạng chủng tộc nhất thế
giới.
Tổ chức nhà nước Hoa Kỳ:
Với mô hình cộng hoà tổng thống, liên bang Hoa Kỳ là liên bang tồn tại
lâu đời nhất trên thế giới. Chính phủ Hoà Kỳ luôn bị điều chỉnh bởi một hệ
thống kiểm tra và cân bằng quyền lực do Hiến pháp nước này định nghĩa.
Trong hệ thống của liên bang Hoa Kỳ công dân nước này có 3 cấp bậc chính
quyền gồm: liên bang, bang và địa phương. Hoạt động theo nguyên tắc tam
quyền phân lập, Chính phủ liên bang gồm ba nhánh quyền chính:

• Quyền lập pháp: Quốc hội gồm Thượng nghị viện và Hạ nghị viện
− Hạ viện được nhân dân bầu trực tiếp theo nguyên tắc phổ
thông đầu phiếu và bỏ phiếu kín, là cơ quan đại diện cao nhất
của nhân dân gồm 435 ghế.
− Thượng viện là đại diện các bang hợp thành, gồm 100 ghế.
Bên cạnh đó, Quốc hội Mỹ còn được trao quyền giám sát và quyền
xem xét bàn bạc.
• Quyền hành pháp: Tổng thống nắm 3 chức vụ lớn: Nguyên thủ Quốc
gia, đứng đầu hành pháp, tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang.
• Quyền tư pháp: Toà án. Các quan toà thuộc toà án tối cao do Tổng
thống bổ nhiệm suốt đời và được Thượng viện phê chuẩn. Ở Mỹ tồn
tại hai nhánh toà án: Toà án liên bang- do pháp luật liên bang điều
chỉnh và toà án bang – do pháp luật bang điều chỉnh.

2


Nền hành chính nhà nước Hoa Kỳ

CHƯƠNG 1
MÔ HÌNH QUẢN LÝ CÔNG MỚI Ở HOA KỲ
1.1.

Đặc điểm mô hình quản lý công mới
Mô hình quản lý công mới ra đời vào những năm 80 của thế kỷ XX ở các
nước phát triển, trước hết ở Anh và Mỹ, hiện nau được áp dụng tương đối rộng
rãi ở các nước này.
Mô hình quản lý công mới có những đặc trưng cơ bản sau:
− Tiếp cận chiến lược;
− Là quản lý chứ không phải là hành chính;

− Tập trung vào các kết quả;
− Cải thiện quản lý tài chính công;
− Linh hoạt về nhân sự;
− Linh hoạt về tổ chức;
− Tăng cường sự cạnh tranh lớn hơn;
− Sử dụng rộng rãi công cụ hợp đồng trong khu vực công;
− Vận dụng phong cách quản lý của khu vực tư vào khu vực công;
− Thay đổi mối quan hệ với các nhà chính trị;
− Tăng cường mối quan hệ với công chúng;
− Cuối cùng, tách biệt giữa người mua và nhà cung cấp.
1.2.

Vận dụng mô hình quản lý công mới ở Hoa Kỳ
Tổng thống Mỹ Ronald Reagan – một trong hai người sáng lập và đưa
vào thực tiễn hành chính Hoa Kỳ những năm cuối thập niên 20 – đầu thâp niên
80 của thế kỷ XX. Hoa Kỳ là đất nước áp dụng mô hình này khá hiệu quả.
Những giải pháp được áp dụng trong mô hình quản lý công mới nhằm
tăng hiệu quả hoạt động và tính phục vụ của nhà nước diễn ra theo hai hương
chủ yếu: tư duy lại vai trò của nhà nước trong xã hội nhằm xác định lại những
nhiệm vụ chủ yếu mà nhà nước phải thực hiện đối với xã hội và cải cảnh nội bộ
nền hành chính nhà nước. Những giải pháp này được áp dụng ở Hoa Kỳ có thể
thấy trên những mặt chủ yếu dưới đây
1.2.1. Tư nhân hóa một tố nhiệm vụ của nhà nước:
Là giải pháp quan trọng nhằm lôi cuốn các nguồn lực của xã hội tham
gia cùng với nhà nước trong quá trình cung cấp dịch vụ, góp phần giảm chi phí
của nhà nước phải bỏ ra để thực hiện các nhiệm vụ của mình trước xã hội.
Tại Mỹ, trong khi tất cả các sân bay thương mại đều do Nhà nước sở hữu
thì các dịch vụ sân bay và việc cung cấp nguồn vốn lại thuộc về lĩnh vực tư
nhân. Việc tư nhân hóa các sân bay thương mại tại Mỹ được thực hiện cách đây
hơn 20 năm.

Năm 1989, quận Albany, New York đã tìm cách bán hoặc nhượng quyền
khai thác sân bay cho các nhà điều hành và các tập đoàn hàng không để giảm
các khoản trợ cấp mà sân bay vẫn nhận đều đặn từ ngân sách của quận. Khi đó,
Cơ quan Hàng không liên bang Mỹ (FAA) phản đối đề xuất này và nó còn gây
3


Nền hành chính nhà nước Hoa Kỳ

tranh cãi cho đến khi Mỹ ra sắc lệnh năm 1992, khuyến khích chính quyền các
bang hỗ trợ việc tư nhân hóa các cơ sở hạ tầng Nhà nước, trong đó có sân bay.
Một sắc lệnh khác năm 1994 đã xác nhận lại một lần nữa sắc lệnh năm
1992 và chỉ thị chính quyền các bang tìm cách đẩy mạnh tư nhân hóa. Đến nay
các sân bay thương mại của Mỹ đều do tư nhân điều hành. Từ những năm
2005, 2006, phần lớn các sân bay đều đã tư nhân hóa. Tại các sân bay như
Kennedy, LaGuardia và Newark, số nhân viên Nhà nước chỉ chiếm 3% so với
các nhân viên tư nhân.
1.2.2. Tăng khả năng cạnh tranh:
Việc đưa các yếu tố của thị trường như khuyến khích cạnh tranh vào hoạt
động cung cấp dịch vụ của nhà nước khiến cho các hành hóa và dịch vụ công
được cung cấp tốt hơn với giá rẻ hơn và đáp ứng được yêu cầu xã hội.
Mỹ là một thị trường kinh doanh lớn, nên có rất nhiều công ty, doanh
nghiệp sản xuất ra các mặt hàng hóa. Mà các hàng hóa giống nhau nên dẫn đến
việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp rất gay gắt. Ví dụ như McDonald’s là
một tập đoàn nhà hàng thức ăn nhanh, để cạnh tranh vs các nhà hàng khác,
công ty đã có nhiều chiến lược để tăng khả năng cạnh tranh như mở rộng thị
trường ra nhiều nơi (càng ngày càng nhiều chi nhánh ở khắp nơi trên TG đc mở
ra), có nhiều chương trình khuyến mãi để kích thích người mua, giá cả cũng rất
cạnh tranh so với những nhà hàng khác, đảm bảo được chất lượng từ thức ăn
cho đến các dịch vụ khác… Từ đó giúp nhà hàng luôn đi đầu trong lĩnh vực đồ

ăn nhanh.
1.2.3. Phi quy chế hóa:
Thực chất là loại bỏ bớt đi các thể chế, quy định, thủ tục của chính ohur
để người dân thực sự dễ hiểu, có thể thực hiện đúng các quy định và cho phép
các cơ quan hành chính nhà nước và các công chức có nhiều quyền tự do hơn
trong quá trình ra quyết định giải quyết các yêu cầu của công dân và xã hội.
Hiện nay Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đang
triển khai thực hiện một số quy định mới của Luật hiện đại hóa an toàn vệ sinh
thực phẩm (FSMA) có những nội dung đáng chú ý liên quan đến xuất khẩu
hàng thực phẩm của Việt Nam sang Hoa Kỳ ví dụ như : Đăng ký cơ sở làm
hàng xuất khẩu: Bắt đầu từ ngày 01/10/2012 toàn bộ các cơ sở làm hàng thực
phẩm xuất khẩu của Việt Nam và của các nước khác có xuất khẩu vào thị
trường Mỹ (bao gồm các cơ sở sản xuất, chế biến, đóng gói hoặc lưu kho hàng
thực phẩm để tiêu thụ tại thị trường Mỹ) đều phải tiến hành thủ tục đăng ký
lại/đăng ký mới với Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ để được
nhận một mã số kinh doanh mới. Từ ngày 01/01/2013 FDA sẽ tiến hành kiểm
tra toàn bộ các lô hàng thực phẩm xuất khẩu vào Mỹ, nếu phát hiện không có
mã số kinh doanh mới hợp lệ do FDA cấp từ ngày 01/10/2012 sẽ giữ hàng tại
cửa khẩu hoặc bị từ chối nhận hàng, toàn bộ chi phí do người xuất khẩu chịu.
Mã số kinh doanh mới của FDA chỉ có giá trị trong 2 năm vì vậy cứ 2 năm một
lần các cơ sở làm hàng thực phẩm xuất khẩu vào thị trường Mỹ lại phải làm thủ
tục đăng ký lại để nhận mã số kinh doanh mới.
1.2.4. Đẩy mạnh phân quyền chính sách:
4


Nền hành chính nhà nước Hoa Kỳ

Phân quyền chính sách ở đây được hiểu là quá trình cân nhắc, phân chia
lại các thẩm quyền giải quyết các vấn đề hành hcisnh giữa các cấp chính quyền

và chuyển giao dần quyền quyết định các vấn đề từ TW xuống các cấp địa
phương để địa phương tự mình quyết định các công việc trên địa bàn quản lý
của mình.
Mô hình hành chính địa phương của Nhà nước Mỹ áp dụng nguyên tắc
phân quyền một cách đậm đặc nhất. Địa phương ở Mỹ quốc được toàn quyền
giải quyết các công việc của mình mà không cần thiết có sự bảo trợ từ trung
ương. Sự phục tùng trung ương, cũng như việc giám sát trung ương đối với địa
phương chủ yếu bằng pháp luật và thông qua hoạt động xét xử của toà án. Việc
phân quyền tuyệt đối được thể hiện trước hết bằng việc các địa phương thoải
mái trong việc lựa chọn các mô hình tổ chức và hoạt động của mình. Hiện nay,
nước Mỹ có tới 4 mô hình tổ chức: Hội đồng và Thị trưởng mạnh; Hội đồng và
thị trưởng yếu; Ban quản đốc cùng với Hội đồng do dân bầu ra; và Uỷ ban và
Hội đồng cùng do dân bầu ra.
Khi soạn thảo Hiến pháp năm 1787, các nhà lập hiến Mỹ đã không đả
động đến hệ thống chính quyền đa cấp và đa dạng này. Trong khi vẫn coi cơ
cấu quốc gia là quan trọng nhất, họ đã khôn khéo thừa nhận sự cần thiết của
một loạt các cấp chính quyền có quan hệ trực tiếp hơn đến dân chủ và thích ứng
một cách nhạy bén hơn với các nhu cầu của họ. Do vậy, các chức năng như
quốc phòng, quản lý tiền tệ và các quan hệ đối ngoại, chỉ có thể kiểm soát bằng
một chính quyền mạnh. Nhưng những vấn đề khác, như hệ thống vệ sinh, giáo
dục và giao thông vận tải địa phương, thì chủ yếu thuộc phạm vi quyền hạn của
địa phương.
1.2.5. Vận dụng nhiều phương pháp quản lý của khu vực tư vào quản lý
khu vực công:
Trong quản lý công mới, các cơ quan cung cấp dịch vụ của nhà nuiwcs
áp dụng các phương pháp quản lý của doanh nghiệp để tăng hiệu quả, chất
lượng và sự linh hoạt trong đáp ứng các dịch vụ cho yêu cầu ngày càng cap của
công dân. Tuy nhiên do quản lý nhà nước có những nét đặc thì riêng, khác với
quản lú của doanh nghiệp nên không phải bất cứ phương pháp nào áp dụng có
hiệu quả ở khu vực tư cũng có thể áp dụng vào khu vực công

Tại thư viện đại học Harvard, vai trò của nhân viên thư viện trong việc
cung cấp các dịch vụ có chất lượng được nhấn mạnh. Các nhân viên được tăng
cường huấn luyện về việc đảm bảo chất lượng các công việc mà họ đang đảm
nhận. Việc xây dựng và áp dụng chương trình quản lý chất lượng được dựa trên
nhu cầu của từng bộ phận thư viện mà không dựa trên một chương trình khuôn
cứng. Thư viện đại học tiểu bang Oregon (Mỹ) cũng được xem là một trong
những thư viện đi đầu trong việc áp dụng quản lý chất lượng. Những nguyên
tắc cơ bản được chú trọng bao gồm: huấn luyện cho nhân viên thư viện, xây
dựng và điều chỉnh quy trình hoạt động một cách phù hợp, và định hướng phát
triển dịch vụ bởi người sử dụng. Việc áp dụng tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng
trong hoạt động thư viện đại học cũng trở nên phổ biến trong những năm qua.
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 đã giúp các thư viện xây dựng được hệ thống quản lý
chất lượng, xác định và thực hiện các yêu cầu liên quan đến quản lý chất lượng
5


Nền hành chính nhà nước Hoa Kỳ

như trách nhiệm của lãnh đạo, quản lý nguồn lực, tạo sản phẩm, kiểm soát sản
phẩm, và cải tiến quy trình
Đánh giá thư viện đại học là một trong những cách tiếp cận để quản lý
chất lượng hoạt động thư viện. Việc đánh giá có thể được các thư viện đại học
tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau. Nếu như trước kia, chất lượng thư viện
được xem xét dựa trên cơ sở định lượng, ví dụ như số lượng tài liệu mà thư
viện sở hữu, số lượt tài liệu phục vụ, số máy tính, thì ngày nay đánh giá dựa
trên ý kiến của người sử dụng và hiệu quả xã hội của hoạt động thư viện ngày
càng được các thư viện coi trọng. Vì vậy, bên cạnh việc sử dụng các số liệu
thống kê sẵn có về các nguồn lực của thư viện, các thư viện đại học còn tăng
cường khảo sát ý kiến người sử dụng về các dịch vụ và sản phẩm họ đang sử
dụng. Các công cụ và tiêu chí khác nhau được sử dụng trong đánh giá bao gồm:

các biểu đồ, đồ thị, tiêu chuẩn ISO 11620 về đánh giá hoạt động thông tin tư
liệu, chỉ dẫn của IFLA về đánh giá hoạt động thông tin thư viện. Các kỹ thuật
đánh giá bao gồm: thư viện tự đánh giá hoạt động của cơ quan, và đánh giá so
sánh chất lượng giữa các thư viện.

6


Nền hành chính nhà nước Hoa Kỳ

CHƯƠNG 2
THỂ CHẾ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC HOA KỲ
2.1. Khái niệm thể chế hành chính nhà nước
Thuật ngữ thể chế (institution) được sử dụng rất phổ biến trong nhiều tài
liệu, nhưng chưa được hiểu theo một nghĩa thống nhất.
Một số nhà nghiên cứu tiếp cận thể chế từ giác độ rất rộng, coi đó như là
một cấu trúc tổng thể các yếu tố để tiến hành hoạt động của một tổ chức, bao
gồm cả tổ chức bộ máy với những quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn, quy
tắc hoạt động buộc các thành viên trong tổ chức phải chấp hành và thậm chí cả
hoạt động của các thành viên của tổ chức. Khi hiểu như vậy, thể chế hành chính
nhà nước bao gồm trong đó cả hệ thống các cơ quan nhà nước và cơ chế hoạt
động của các cơ quan này.
Hiểu theo nghĩa hẹp hơn, thể chế hành chính bao gồm hệ thống các quy
định, chế định (có thể được ban hành dưới dạng văn bản hoặc phi văn bản) tạo
nên khuôn khổ mang tính pháp lý cho hoạt động của môt tổ chức nhất định. Hệ
thống thể chế hành chính nhà nước là toàn bộ các quy định, quy tắc do Nhà
nước ban hành để tạo khuôn khổ pháp lý cho tổ chức và hoạt động cảu các chủ
thể quản lý hành chính Nhà nước, và tạo khuôn khổ pháp lý cho các chủ thể
hành chính Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với xã hội.
Theo khái niệm trên, thể chế hành chính Nhà nước bao gồm:

− Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hành chính nhà
nước trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh,
quốc phòng, ngoại giao;
− Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ máy hành chính nhà nước từ
Trung ương đến cơ sở;
− Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định chế độ công vụ và
công chức nhà nước;
− Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định mối quan hệ giữa các
cơ quan hành chính nhà nước với cá nhân, tổ chức trong việc phục vụ
nhân dân như: hệ thống các quy định nhằm giải quyết những tranh chấp
hành chính giữa công dân với nền hành chính thông qua khiếu nại, khiếu
kiện hành chính và hệ thống các thủ tục hành chính nhằm giải quyết các
quan hệ giữa Nhà nước với công dân và với các tổ chức xã hội khác.
2.2. Thể chế hành chính nhà nước Hoa Kỳ
Nói đến thể chế hành chính nhà nước là nói đến toàn bộ nền hành chính,
và cũng vì tiếp cận nguồn tài liệu có hạn nên chúng em sẽ đi sâu làm rõ, phân
tích các yếu tố còn lại của nền hành chính Hoa Kỳ, đặc biệt là tổ chức bộ máy
hành chính và nền công vụ Hoa Kỳ.

CHƯƠNG 3
TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC HOA KỲ
3.1. Khái niệm và đặc điểm

7


Nền hành chính nhà nước Hoa Kỳ

Tổ chức là khái niệm dùng để chỉ một tập hợp gồm từ hai người trở lên

cùng làm việc với nhau theo những cách thức nhất định nhằm đạt tới những
mục tiêu chung nào đó. Nhà nước là một tổ chức được hình thành để thực hiện
chức năng duy trì ổn định, trật tự trong xã hội, thức đẩu xã hội phát triển, bảo
vệ và phục vụ lợi ích của nhân dân, do đó cần có bộ máy tổ chức để thực hiện
các chức năng nay. Đó chính là bộ máy nhà nước, trong đó bộ máy hành chính
nhà nước chỉ là một bộ phận cấu thành.
Hoạt động hành chính nhà nước do hệ thống cơ quan hành chính nhà
nước tiến hành, đây là những tổ chức tương đối độc lập, do các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền thành lập theo quy định của pháp luật để thực hiện những
chức năng, nhiệm vụ nhất định trong lĩnh vực hành chính.
Tất cả các cơ quan hành chính nhà nước trong một quốc gia được gắn kết
với nhau thành bộ máy hành chính nhà nước. Bộ máy này ở các nước khác
nhau được tổ chức không giống nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chính trị,
trình độ phát triển, truyền thống, v.v...
3.2. Tổ chức hành chính nhà nước Hoa Kỳ
3.2.1. Tổng thống Mỹ:
Chủ thể có toàn quyền hành pháp là Tổng thống do nhân dân dán tiếp
bầu ra thông qua các tuyển cử viên. Tổng thống vừa đứng đầu Nhà nước, vừa
đứng đầu bộ máy hành pháp, lại gần như hoàn toàn độc lập với Quốc hội nên
có quyền hành pháp rất lớn và thực sự là trung tâm quyền lực của bộ máy Nhà
nước. Và đó là thực quyền chứ không phải là thứ quyền lực hữu danh vô thực
như nguyên thủ một số nước đại nghị.
Theo quy định của Hiến pháp Mỹ, các ứng cử viên vị trí Tổng thống Mỹ
phải không được dưới 35 tuổi, là công dân Mỹ ít nhất 14 năm và được sinh ra ở
Mỹ. Tổng thống có nhiệm kỳ 4 năm, giữ cương vị tối đa hai nhiệm kỳ liên tiếp.
Người đắc cử chức vụ Tổng thống Mỹ phải là người dành được ít nhất 270
phiếu đại cử tri (số đại cử tri mỗi bang bằng số thượng và hạ nghị sĩ của bang
đó cộng lại). Trong trường hợp không có ứng cử viên nào đạt được số phiếu
này thì chức vụ tổng thống sẽ được quyết định bởi đa số phiếu trong hạ viện.


8


Nền hành chính nhà nước Hoa Kỳ

3.2.2. Chính phủ Hoa Kỳ:
a. Văn phòng điều hành
Gồm:
− Văn phòng Nhà trắng
− Văn phòng đại diện thương mại
− Hội đồng cố vấn kinh tế
− Hội đồng an ninh quốc gia
− Hội đồng chất lượng môi trường
− Cục quản lý hành chính và ngân sách
Trong đó, quan trọng nhất là Văn phòng điều hành của phủ tổng thống
Hoa Kỳ (EOP), gọi tắt là Văn phòng Nhà trắng, bao gồm các nhân viên trực
tiếp của tổng thống Hoa Kỳ cũng như nhiều nhân viên với cấp độ khác nhau hỗ
trợ báo cáo cho tổng thống. Đứng đầu EOP là Chánh văn phòng Nhà Trắng,
hiện tại là William M. Daley. Quy mô và số lượng của các nhân viên Nhà
Trắng đã tăng lên đáng kể từ năm 1939, và đã phát triển để bao gồm nhiều
mảng với các chuyên gia chính sách trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
b. Các Bộ:
− Gồm 15 Bộ, trong đó Bộ An ninh nội địa được thành lập năm 2002
sau vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001
− Bộ trưởng là người đứng đầu các Bộ do Tổng thống lựa chọn và đề
nghị Thượng viện thông qua. Các Bộ trưởng hợp thành Nội các –
cơ quan tham mưu, giúp việc cho Tổng thống.
c. Các cơ quan khác:
− Một số tổ chức được xếp vào nhóm Văn phòng Hành pháp của
Tổng thống gồm có

 Ban nhân viên Toà Bạch Ốc;
 Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ;
 Văn phòng Chính sách Kiểm soát Ma tuý Quốc gia;
 Văn phòng Chính sách Khoa học Kỹ thuật.
− Cũng có các cơ quan độc lập khác như
 Cục tình báo trung ương (CIA);
 Cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm;
 Cơ quan Bảo vệ Môi trường;
 Ủy ban truyền thông liên bang;
 Cục quản lý tình trạng khẩn cấp liên bang;
 Cục dự trữ liên bang.
Ngoài ra, còn có các tập đoàn quốc doanh như Amtrak...

9


Nền hành chính nhà nước Hoa Kỳ

3.2.3. Chính quyền địa phương:
Tổ chức chính quyền địa phương ở Hoa Kỳ là một trong những mô hình với
nhiều đặc thù, áp dụng nguyên tắc phân quyền một sách đặc trưng nhất, mang
nhiều tính tự trị. Chính quyền địa phương có toàn quyền giải quyết các vấn đề,
công việc của địa phương, mà không cần có sự bảo trợ nào của trung ương, địa
phương có quyền lựa chọn mô hình tổ chức quyền lực và hoạt động của mình.
Hiện nay ở Hoa Kỳ, các bang (trừ Alaxca, Coneticốt, Rốt-Ailen) được chia
thành các cùng lãnh địa (thường gọi là tỉnh). Các nước có khoảng 30 nghìn lãnh
địa. Hiện nay ở 21 bang, các tỉnh chia ra thành các đơn vị hành chính cơ sở là
xã (township) đối với vùng nông thôn. Trong số này còn có các trị trấn (đô thị
dưới 2500 dân). Những đô thị có trên 2500 dân trở lên đều tách ra khỏi lãnh địa
để thành lập đơn bị hành chính tự quản (các thành phố, thị xã – gần 19000).

Ngoài ra các bang cảu hoa Kỳ còn có các tạm hoặc trại (gần 19000), các khu
trường (gần 14.5 nghìn) và các khu đặc biệt (gần 33 nghìn).
Đơn vị hành chính tự quản ở Hoa Kỳ là các thành phố, thị xã trực thuộc
bang và các thị trấn, xã trực thuộc lãnh thổ. Cơ quan quản lý trên các đơn bị
hành chính loại này là các Hội đồng tự quản hay Hội đồng đại diện và một bộ
phận chấp hành do Hội đồng bầu ra, đứng đầu cơ quan chấp hành là thị trưởng
hay quản trị trưởng do dân bầu trực tiếp. Lãnh địa do cơ quan quản lý hành
chính do các quan chức do Thống đốc bang hoặc Chính phủ bang cử ra và một
cơ quan Hội đồng do dân cư bầu ra. Đứng đầu các lãnh địa là Hội đồng những
nhà quan sát gồm 5 thành viên trở lên, do dân cư các trạm trại là những bô phận
thuộc lãnh địa bầu ra..
Hôi đồng những thành viên được trao quyền gồm từ 5 đến 7 thành viên do
toàn cư dân lãnh đia bầu ra, Những trạm trại nông thôn do Hội nghị của nhữn
người dân trưởng thành hoặc những người đại diện gồm từ 3-5 người với tư
cách là cơ quan chấp hành.
Đứng đầu các vùng trường học hoặc vùng đặc biệt, về nguyên tắc là Hội
đồng từ 3-5 thành viên do dân cư bầu ra hoặc do cơ quan liên bang cử ra. Đứng
đầu các thị trấn thị tứ nhỏ (khoảng 500 người) là Hội nghị của cư dân hoặc
những đại diện của dân chúng. Có gần 200 thành phố được quản lý bới các ủy
ban do dân bầu ra. Thành viên của ủy ban đồng thời thực hiện chức năng của
Hội đồng và của những người đứng đầu các bộ phận cấu thành cơ bản của bộ
máy quản lý thành phố.
Riêng thủ đô Washington D.C. có quy chế đặc biệt được quản lý bởi một
quân – quận Columbia – trực thuộc trực tiếp liên bang. Tại đâu không tổ chức
cơ quan đại diện nào do dân bầu như ở các nước khác mà chỉ có một Hội đồng
gồm 9 người, đứng đầu là Thị trưởng do Tổng thống bổ nhiệm. Như vậy, thủ đô
của Mỹ chỉ có một loại cơ quan điều hành hành chính thống nhất trong thủ đô,
không có bất kỳ một cơ quan nào khác.

10



Nền hành chính nhà nước Hoa Kỳ

** Các quyền mà các bang không được phép(1):
Điều I:
Khoản 10:
(1) Không một bang nào được phép tham gia vào bất cứ một hiệp ước, khối
đồng minh hoặc liên hiệp nào; cấp giấy phép trưng dụng, bắt giữ tàu thuyền
nước truyền; đúc tiền hoặc phát hành trài phiếu; sản xuất bất cứ gì khác ngoài
các đồng tiền vàng có hiệu lực hồi tố hoặc luật có phương hại đến nghĩa vụ
thực hiện hợp đồng; hoặc phong tặng tước hiệu quý tộc.
(2) Nếu không được sự đồng ý của Quốc hội, không một bang nào được đặt
ra thuế và thuế quan đánh vào hàng nhập khẩu và xuất khẩu, trừ trường hợp hết
sức cần thiết cho việc thực hiện các điều luật về thanh tra, và tất cả các khoản
thu từ thuế đánh vào hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu do một bang nào đó đặt ra
sẽ phải dống góp cho Ngân khố Hoa Kỳ, đồng thời tất cả các điều luật này đều
phải đệ trình lên để quốc hội liên bang xét duyệt và kiểm soát(2).
(3) Nếu không được sự đồng ý của Quốc hội, không một bang nào được
đánh thuế tàu, duy trì các đội quân và tàu chiến trong thời kỳ hòa bình, ký kết
hiệp định hoặc thỏa ước với một bang khác hoặc với lực lượng nước ngoài
hoặc tham gia chiến tranh, trừ trường hợp thực sự bị xâm lược hoặc lâm vào
tình trạng sắp xảy ra nguy biến và không thể trì hoãn(3).
3.2.4. Đôi nét về mối quan hệ giữa bang và liên bang(4):
Điều IV:
Khoản 3:
(1) Những bang mới có thể được Quốc hội chấp nhận gia nhập vào Liên
bang này; nhưng không một bang mới nào sẽ được thành lập hoặc dựng lên
dưới thẩm quyền của bất cứ bang nào khác; cũng không một bang nào sẽ được
hình thành bằng cách sáp nhập hai bang trở lên hoặc các vùng của các bang

khác nếu không được sự đồng ý của cơ quan lập pháp ở các bang có liên quan
cũng như của Quốc hội(5).
(2) Quốc hội có quyền hoạch định và xây dựng các luật lệ và qui chế cần
thiết liên quan tới lãnh thổ hoặc sở hữu khác thuộc về Hoa Kỳ; và không một
điều nào trong Hiến pháp này sẽ được giải thích làm tổn hại đến bất cứ tuyên
bố nào về tài sản của Hoa Kỳ hay của bất cứ một bang cụ thể nào khác.
Khoản 4:
Hợp chủng quốc sẽ đảm bảo cho mỗi bang trong Liên bang này một thể chế
chính quyền cộng hòa; và sẽ bảo vệ mỗi bang chống lại các cuộc xâm lăng
cũng như tình trạng bạo lực trong bang khi có yêu cầu của cơ quan lập pháp
hoặc hành pháp (khi cơ quan lập pháp không thể nhóm họp) của bang đó(6).

11


Nền hành chính nhà nước Hoa Kỳ

CHƯƠNG 4
NỀN CÔNG VỤ HOA KỲ
4.1. Khái niệm nền công vụ
Công vụ là một khái niệm rộng về phạm vi và quan trọng về ý nghĩa
trong nền hành chính nhà nước. Khi nói đến công vụ là nói đến hoạt động của
nhà nước. Công vụ bao gồm nhiều yếu tố hợp thành như: thể chế công cụ, đội
ngũ công chức, các cơ quan công quyền. Theo các cách định nghĩa của các học
giả, có thể quan niệm công vụ dưới hai giác độ: giác độ chức năng và giác độ tổ
chức và nhân sự. Ở giá độ chức năng, như đã nêu ở trên, công vụ thuộc về chức
năng của Nhà nước, thuộc công quyền để thực thi các nhiệm vụ của quyền hành
pháp. Còn xét về góc độ tổ chức và nhân sự, thì đó là đề cập đến các vấn đề có
liên quan tới các công chức, những người thay mặt Nhà nước thực thi chức
năng công vụ.

Tuy có những sự khác nhau do tính đặc thù của thể chế chính trị khác
nhau, song tựu trung lại, quan niệm về công vụ là hoạt động công quyền. Có
thể nói: Công vụ là một loại hoạt động mang tính quyền lực và pháp lý, do
đội ngũ công chức, sử dụng ngân sách nhà nước thể thực hiện các chức
năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong việc quản lý toàn diện các mặt của
đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của một quốc gia(7).
Công vụ là một phạm trù chung, quan niệm chung mang tính khái quát,
còn nền công vụ là một khái niệm cụ thể, bao gồm các yếu tố sau:
• Thể chế, chính sách về công vụ, công chức
• Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
• Hệ thống tổ chức, quản lý công chức, công sở
• Tổ chức công sở và hiện đại hóa công sở
Ngày nay nền công vụ được xem là có 5 nội dung và giá trị cơ bản:
• Mục đích của công vụ, hiệu lực và hiệu quả
• Công tích (thực tài) của công chức
• Trách nhiệm chính trị trước nhà nước và trước công dân
• Công bằng xã hội
• Quyền và nghĩa vụ của những người làm việc trong nền CV
4.2. Nền công vụ Hoa Kỳ
Chế độ công vụ của Hoa Kỳ ra đời và phát triển cùng với việc ra đời Cơ
quan quản lý nhân sự liên bang (Office of Personnel Management, viết tắt là
OPM) vào năm 1881, đến nay đã hơn một thế kỷ. Hiện nay, Hoa Kỳ thực hiện
chế độ công vụ theo những nguyên tắc hoạt động với những nội dụng căn bản:
giá trị của công chức; hành vi ứng xử của công chức; tính trung thực của công
chức; tính khách quan của công chức; tính công bằng của công chức.

12


Nền hành chính nhà nước Hoa Kỳ


4.2.1. Đặc điểm:
- Chế độ công chức ở Mỹ đã có hơn 200 năm lịch sử và là một nền công
vụ được tổ chức tương đối hoàn hảo theo mô hình việc làm. Trong mô hình tổ
chức công vụ theo việc làm nói chung và ở Mỹ nói riêng, các công chức được
tuyển dụng cụ thể và trực tiếp vào từng vị trí công việc cần thực hiện trong bộ
máy công vụ. Việc tuyển dụng nhân sự và tổ chức căn cứ vào những vị trí công
việc còn trống và yêu cầu đối với vị trí chức danh đó. Như vậy công chức ở Mỹ
được tuyển dụng không phải theo ngạch, bậc như các nước tổ chức theo mô
hình chức nghiệp mà theo nhu cầu của những vị trí công việc cụ thể.
- Các nhà nghiên cứu hành chính cho rằng nền công vụ Hoa Kỳ đã phát
triển qua 4 thời kỳ chủ yếu:
• 1776 – 1829: thiên tư cá nhân – cá nhân người đứng đầu có quyền
quyết định việc tuyển dụng, bổ nhiệm và sử dụng nhân viên.
• 1830 – 1883: chính đảng chia phần – đảng mới đắc cử sẽ tiến hành
phân phối lại các chức vụ trong bộ máy nhà nước cho những người
đã làm việc phục vụ trong đảng này.
• 1883 – 1978: chế độ công tích – áp dụng Luật công chức và tổ
chức thi tuyển công chức công khai
• 1978 – nay: kế hoạch cải cách chế độ công chức
- Hoa Kỳ áp dụng chế độ vị trí việc làm trong quản lý sử dụng công
chức. Thông qua phân tích công việc, mỗi cơ quan, tổ chức sẽ xây dựng nội
dung công việc, theo đó xác định đúng, đủ số lượng, chất lượng người cần
tuyển để thực hiện tuyển dụng. Cơ quan quản lý công chức xây dựng một
khung yêu cầu về năng lực cho vị trí việc làm trong bộ máy hành chính, là cơ
sở để các cơ quan quản lý, sử dụng và trả lương cho công chức.
4.2.2. Kế hoạch cải cách chế độ công chức ở Hoa Kỳ:
Năm 1883, Nghị viện Mỹ thông quan Luật Chế độ công chức, thiết lập
chế độ “công tích, thực tài” bãi bỏ chế độ “chia phần” (công chức hình thành
theo phương thức bổ nhiệm mang tính chính trị, theo đó chính đảng giành phần

thắng trong tuyển cử coi các chức vụ là chiến lợi phẩm và chia cho những
người thuộc đảng mình hoặc cho những người được bảo trợ của chính trị gia
mới đắc cử, dẫn đến việc đưa nhiều người không có khả năng vào cơ quan nhà
nước, làm giảm hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước). Luật này quy định
Uỷ ban dân sự chịu trách nhiệm quản lý việc tuyển dụng, sử dụng, đánh giá
công chức, không được lợi dụng việc phân chia các chức vụ làm vật đặt cược
cho các kỳ tranh cử. Từ năm 1978, Mỹ ban hành Luật Cải cách chế độ công
chức, cơ cấu tổ chức và phạm vi quản lý công chức của Chính phủ Mỹ có nhiều
thay đổi. Trong đó, công chức nhà nước phải được tuyển chọn qua các kỳ thi
tuyển công khai và công bằng. Điều này tạo cơ hội để mọi công dân đều có thể
trở thành công chức nếu có đủ năng lực. Thời kỳ này, cải cách công vụ Mỹ tập
trung vào thực hiện chế độ tiền lương theo công tích, tài năng; cải cách chế độ
sát hạch, đánh giá công chức và lấy đó làm căn cứ để khen thưởng, đề bạt, bồi
dưỡng… Quy trình tuyển dụng công chức liên bang gồm các bước căn bản:
• Xác định nội dung công việc
13


Nền hành chính nhà nước Hoa Kỳ

• Thông báo công khai việc tuyển dụng
• Xem xét đánh giá sơ bộ hồ sơ của những người dự tuyển, thi tuyển
• Chứng nhận những người dự tuyển có thể được lựa chọn
• Lựa chọn những người dự tuyển cho vị trí công việc
Mỹ là quốc gia có chế độ tuyển chọn, sử dụng và trả lương công chức, kể
cả công chức cấp cao theo cơ chế cạnh tranh trên thị trường. Mọi người có trình
độ, năng lực theo yêu cầu của công việc đều có cơ hội đăng ký thi tuyển và
được tuyển dụng vào các vị trí công vụ chưa có người nắm giữ. Tại Mỹ, chế độ
việc làm được thi hành phổ biến từ năm 1923 bao gồm một danh mục các vị trí
việc làm của hệ thống hành chính, sắp xếp các loại việc làm, các chức vụ,

nhiệm vụ phải hoàn thành nhằm mục tiêu xác định chế độ chuyên môn, thể
thức tuyển dụng và xác định chế độ lương bổng với một bảng chỉ số theo tầm
quan trọng của nhiệm vụ và trách nhiệm, trình độ chuyên môn. Thông qua phân
tích công việc, mỗi cơ quan tổ chức sẽ xây dựng được hình ảnh tổng quan nhất
về công việc để xác định đúng, đủ số lượng, chất lượng người cần tuyển để
thực hiện tuyển dụng. Như vậy, trách nhiệm chính trong xác định vị trí việc làm
thuộc về mỗi cơ quan, tổ chức cụ thể. Cơ quan quản lý công chức liên bang xây
dựng một khung chung về năng lực cho vị trí việc làm. Nhiệm vụ của các cơ
quan, tổ chức có sự thay đổi, theo đó ngân sách cấp cho những hoạt động cũng
thay đổi, vì vậy vị trí việc làm cũng không cố định và người đứng đầu cơ quan,
tổ chức phải chủ động tổ chức các nguồn lực do mình quản lý để thực hiện
nhiệm vụ. Trong đó, xác định vị trí việc làm là cơ sở quan trọng cho tuyển dụng
công chức. Cơ quan xác định vị trí việc làm là các cơ quan, tổ chức quản lý, sử
dụng và trả lương cho công chức. Phương pháp cơ bản được sử dụng để xác
định vị trí việc làm là phân tích tổ chức và phân tích công việc nhằm xây dựng
các bản mô tả công việc để tuyển dụng công chức phù hợp với yêu cầu, điều
kiện của từng vị trí.
4.2.3. Về tuyển dụng, quản lý và sử dụng công chức:
a. Về tuyển dụng:
Nguyên tắc tuyển dụng thi tuyển là công bằng, công khai, mở, cạnh
tranh. Công bằng thể hiện trên hai phương diện chính là công bằng về cơ hội và
công bằng trong đánh giá chất lượng của người dự tuyển qua kết quả thi tuyển.
Tình trạng chia quả thực, không thực tài không còn nữa mà thay vào đó là “chế
độ thực tài”. Công khai thể hiện trên các mặt: công khai về số lượng vị trí việc
làm cần tuyển, công khai về tiêu chuẩn đối với vị trí việc làm cần tuyển, công
khai về kết quả thi tuyển.v.v... Pháp luật có các quy định bắt buộc cơ quan
tuyển dụng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm rằng những ai đang cần tìm
vị trí công việc phù hợp với năng lực của họ đều có thể tiếp nhận thông tin
đăng ký dự tuyển. Nguyên tắc mở trong thi tuyển thể hiện chủ yếu ở phạm vi,
đối tượng dự tuyển. Theo nguyên tắc này thì không có một hạn chế nào với đối

tượng dự thi trừ khi họ không đáp ứng được đúng, đủ các tiêu chuẩn của người
dự tuyển theo quy định. Do đó, cơ quan tuyển dụng tiếp nhận được nhiều hơn
số người dự tuyển qua đó có nhiều sự lựa chọn hơn ứng viên vào vị trí công
việc cần tuyển. Nguyên tắc cạnh tranh thể hiện chủ yếu ở việc có nhiều ứng
14


Nền hành chính nhà nước Hoa Kỳ

viên cho một vị trí công việc. Thực hiện nguyên tắc này cho phép lựa chọn
được người “thực tài” theo đúng tinh thần của cải cách công chức. Trong 2 năm
(2006-2007) số người trúng tuyển được bổ nhiệm công chức liên bang chiếm tỷ
trọng hơn 5,6% trong số người dự tuyển.
Điều kiện dự tuyển chia thành 2 nhóm chính: các điều kiện về nhân thân
(độ tuổi, sức khoẻ, đạo đức,...) và các điều kiện về trình độ, năng lực chuyên
môn (trình độ đào tạo, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ, kinh nghiệm tích luỹ để có
thể thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn,...). Các yếu tố như đơn dự tuyển, bản
khai thông tin cá nhân được xem là các thủ tục hành chính đương nhiên
(inevitably) của người dự tuyển. Các điều kiện của người dự tuyển theo quy
định của Hoa Kỳ tập trung vào điều kiện về năng lực chuyên môn theo đúng
“chế độ thực tài” (khác với Anh, Anh có phần nhấn đậm nét hơn về tinh thần
đạo đức, có lẽ đây là những giá trị được kế thừa của chế độ công vụ chức
nghiệp). OPM là các cơ quan có nhiệm vụ xây dựng các điều kiện tuyển dụng
đối với công chức.
Cách thức tuyển dụng là thi tuyển và xét tuyển. Thi tuyển là cách duy nhất
đang được áp dụng đối với các đối tượng dự tuyển vào vị trí công tác trong bộ
máy hành chính Trung ương. Trong những năm trước đây có sự kết hợp giữa thi
viết với phỏng vấn trực tiếp trong tuyển dụng công chức. Những năm gần đây
phỏng vấn trực tiếp được áp dụng phổ biến trong tuyển dụng công chức ở Hoa
Kỳ. So với Anh thì quá trình tuyển dụng của Hoa Kỳ được phân chia thành nhiều

bước hơn và có phần chặt chẽ hơn. Quy trình tuyển dụng công chức liên bang
của Hoa Kỳ gồm các bước căn bản: xác định “chân dung công việc”; thông báo
công khai việc tuyển dụng; xem xét đánh giá sơ bộ hồ sơ của người dự tuyển; thi
tuyển; chứng nhận những người dự tuyển có thể được lựa chọn; lựa chọn người
dự tuyển cho vị trí công việc.
Cơ quan tuyển dụng, cơ quan xây dựng chính sách tuyển dụng công chức
ở Hoa Kỳ là OPM. Ở Hoa Kỳ, các bộ thực hiện việc sơ tuyển sau đó thành lập
hội đồng tuyển dụng với sự kết hợp giữa OPM với các bộ ngành cần tuyển
dụng công chức (đối với công chức cao cấp thì thành lập hội đồng tuyển dụng
độc lập đặt dưới sự chủ trì của OPM).
b. Về quản lý và sử dụng:
Nội dung quản lý được phân thành những cấp độ khác nhau: quản lý việc
thực hiện chính sách sử dụng công chức và quản lý sử dụng công chức. Ở Hoa
Kỳ, OPM có trách nhiệm ban hành quy trình công tác chung, trên cơ sở đó các
cơ quan cụ thể hoá theo chức năng, nhiệm vụ để quản lý công tác của công
chức. Quy trình công tác gồm các bước căn bản như: xây dựng kế hoạch công
tác, định hướng thực hiện, dự kiến kết quả.v.v... trên cơ sở đó cơ quan quản lý,
sử dụng công chức sẽ xem xét đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công
chức.
4.2.4. Về đánh giá công chức:
Thời gian đánh giá được thực hiện theo năm kết hợp với đánh giá đột
xuất trong trường hợp công chức được đề bạt, cất nhắc lên vị trí công tác cao
15


Nền hành chính nhà nước Hoa Kỳ

hơn. Đánh giá được áp dụng đối với tất cả các công chức kể cả các công chức
có năng lực đặc biệt được áp dụng cơ chế thăng tiến nhanh.
Căn cứ đánh giá bao gồm các quy định về trách nhiệm công chức, các

yêu cầu đối với chân dung công việc, kế hoạch công tác cá nhân v.v. Nói chung
các căn cứ đánh giá cụ thể, rõ ràng, có thể đo lường được do vậy khá thuận lợi
cho các đối tượng đánh giá.
Phương pháp đánh giá được áp dụng phổ biến là chấm điểm vào phiếu
đánh giá (được xây dựng với các mức độ cụ thể trên cơ sở căn cứ đánh giá) và
người thực hiện việc này là người có trách nhiệm trực tiếp quản lý và sử dụng
công chức chứ không phải là các thành viên trong đơn vị bỏ phiếu đánh giá.
4.2.5. Về đào tạo công chức:
Hoa Kỳ có những trường đào tạo công chức cho Chính phủ, ngoài ra còn
có các phân trường thuộc một số trường đại học danh tiếng như Harvard cũng
thực hiện các chương trình đào tạo công chức. Chiến lược đào tạo công chức
Chính phủ của các trường là “không dàn trải mà tập trung ở đỉnh rồi giảm dần”.
Theo đó, các trường xây dựng chương trình đào tạo cao cấp với nội dung: lãnh
đạo quản lý tổng quan, chương trình dành cho người mới vào vị trí lãnh đạo,
đào tạo theo các chuyên đề (quản lý kinh tế vĩ mô, quản trị nhân sự.v.v...).
Ngoài các chương trình trên, các trường cũng thực hiện các chương trình đào
tạo theo yêu cầu. Nói chung chương trình đào tạo công chức của các trường ở
Mỹ khá đa dạng với phương châm “đào tạo để thích nghi với sự phát triển”.
Thời gian của các khoá học được xây dựng thích ứng với nội dung học của mỗi
chương trình và tính theo theo tuần.
Phương pháp đào tạo khá phong phú cùng với việc sử dụng các thiết bị
kỹ thuật giúp người học có thể thấy trước vấn đề (dự kiến được những tình
huống của tương lai) thay vì biết những gì đã có. Các phương pháp phổ biến
đang áp dụng là gắn kết mô hình lý thuyết với việc nghiên cứu phân tích các
điển hình thực tiễn hoặc nghiên cứu, tình huống, lựa chọn ưu tiên.v.v... Ngoài
việc sử dụng các phương pháp để nâng cao năng lực tư duy nhất là tư duy phán
đoán, các trường cũng chú trọng đến việc nâng cao các năng lực khác như khả
năng truyền đạt, tạo cảm hứng công việc.v.v...
4.2.6. Biện pháp đối với những công chức không hoàn thành nhiệm vụ:
Do nhiều lý do khác nhau, một số công chức không hoàn thành nhiệm vụ

và bị đánh giá là yếu kém. Đối với những trường hợp này, đơn vị trực tiếp quản
lý, sử dụng công chức có trách nhiệm động viên, tạo điều kiện để công chức
khắc phục các nguyên nhân dẫn đến việc không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Sau đó, nếu công chức vẫn tiếp tục không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan chủ
quản thực hiện bước tiếp theo là áp dụng 90 ngày thử thách đặc biệt (cơ quan
chủ quản áp dụng các biện pháp để giúp công chức khắc phục nguyên nhân của
việc không hoàn thành nhiệm vụ. Ví dụ: nếu hạn chế về trình độ chuyên môn thì
đưa đi đào tạo ngắn hạn để nâng cao trình độ chuyên môn hoặc phân công người
kèm cặp, hướng dẫn để nâng cao kỹ năng tác nghiệp chuyên môn.v.v...). Nếu
không cải thiện được tình trạng không hoàn thành nhiệm vụ của công chức thì cơ
quan chủ quản có thể áp dụng các biện pháp khác như thay đổi vị trí công tác
16


Nền hành chính nhà nước Hoa Kỳ

phù hợp hơn với năng lực, trình độ hiện tại của công chức hoặc hạ bậc công tác
của công chức và cuối cùng là buộc phải ra khỏi cơ quan.
4.2.7. Một số nhận xét:
Chế độ công vụ của Hoa Kỳ có thời gian xây dựng, phát triển lâu dài nên
có nhiều ưu điểm. Tuy vậy, cũng đang đứng trước những thách thức như:
- Triển khai thực hiện chính sách và duy trì áp dụng các biện pháp đảm
bảo thực hiện đúng chính sách pháp luật vẫn là những hoạt động có nhiều hạn
chế hơn so với các hoạt động khác của công chức trong bộ máy hành chính.
Những hạn chế trong tổ chức thực hiện chính sách pháp luật với các biểu hiện
cụ thể như: chậm trong triển khai thực hiện chính sách, thiếu các biện pháp tích
cực, hiệu quả trong đảm bảo thực hiện chính sách.v.v...;
- Sự phối hợp giữa các cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nước chưa
thực sự gắn kết, vẫn còn tình trạng chia cắt giữa các cơ quan trong hoạt động
thực thi công vụ. Hiện Hoa Kỳ đang triển khai thực hiện chương trình hành

động nhằm khắc phục tình trạng trên với hy vọng tạo ra một “Chính phủ thông
suốt”;
- Công tác giải quyết khiếu nại và xử lý kỷ luật công chức vẫn là khâu yếu
trong công tác quản lý công chức. Tỷ lệ ý kiến đánh giá chưa hài lòng với chất
lượng của các phán quyết trong giải quyết khiếu nại và xử lý kỷ luật công chức
vẫn cao (chỉ có 50% số người khiếu nại hài lòng với kết quả giải quyết của các
cơ quan chức năng);
- Vẫn còn tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ trong quản lý
và sử dụng nguồn nhân lực công giữa cơ quan quản lý lao động với cơ quan
quản lý nhân sự của Chính phủ liên bang ở Hoa Kỳ;
- Hiệu quả hoạt động của công chức trong một số cơ quan chưa cao, nhất
là các cơ quan quản lý về môi trường, giao thông.v.v... Do vậy, vẫn có nhiều sự
phàn nàn từ người dân đối với các cơ quan của chính quyền về tình trạng ô
nhiễm môi trường, gây tiếng ồn của các phương tiện giao thông.v.v... làm ảnh
hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của dân chúng.

17


Nền hành chính nhà nước Hoa Kỳ

CHƯƠNG 5
ĐÔI NÉT VỀ TÀI CHÍNH CÔNG HOA KỲ
Theo Luật Ngân sách và Kế toán Nhà nước năm 1921, tổng thống là
người chịu trách nhiệm chuẩn bị ngân sách chính phủ liên bang. Trong thực tế,
ngân sách được chuẩn bị bởi Văn phòng Quản lý và Ngân sách (thành lập năm
1970), dựa trên đề nghị của Thủ trưởng các Vụ, Cục liên bang và các cơ quan
và tư vấn của Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang, Hội đồng Cố vấn
Kinh tế, và Kho bạc Cục. Tổng thống gửi một thông điệp ngân sách đến Quốc
hội trong tháng Giêng. Theo Luật Ngân sách Quốc hội năm 1974, Đại hội

thành lập, bằng nghị quyết đồng thời, đề ra mục tiêu cho các chi tiêu tổng thể
và loại chức năng rộng lớn, cũng như các mục tiêu cho các khoản thu, mức
thâm hụt ngân sách và nợ công. Văn phòng Ngân sách Quốc hội giám sát hoạt
động của Quốc hội về dự án luật bổ cá nhân với tham chiếu đến các chỉ tiêu
đó. Tổng thống hiện quyền điều khiển tài chính qua các cơ quan hành pháp,
trong đó phát hành các báo cáo định kỳ. Quốc hội hiện quyền điều khiển thông
qua việc kiểm soát tài chính nói chung, người đứng đầu các cơ quan kiểm định,
những người nhìn thấy nó mà tất cả các quỹ đã được chi tiêu và chiếm
theo pháp đích. Năm tài chính bắt đầu từ 1 Tháng Mười – 30 tháng 9.
Nợ công, theo một giới hạn nợ theo luật định, tăng từ 43 tỉ đô trong
1939–1940 đến hơn 3,3 triệu tỉ trong năm 1993. Trong năm tài chính 1991–
1992, thâm hụt liên bang đạt 290 triệu đô, mức cao kỷ lục. Dưới sức ép của
Quốc hội Cộng hòa, Tổng thống Clinton đã giới thiệu một kế hoạch đánh thuế
và chi tiêu để giảm tỷ lệ tăng trưởng của thâm hụt liên bang khi ông bắt đầu
nhiệm kỳ của mình vào năm 1993. Chính quyền Clinton tính toán các gói tăng
thuế và chi tiêu sẽ cắt giảm thâm hụt dưới 500 tỉ trong vòng một khoảng thời
gian bốn năm; trong năm tài chính 1997–1998, ngân sách đã trải qua một thặng
dư ước tính 69 tỉ đô. Tuy nhiên, việc cắt giảm thuế và mở rộng chi tiêu quân
sự của Tổng thống George W. Bush trong nhiệm kỳ đầu tiên của thiên niên kỷ
mới đã xóa thặng dư và đẩy nền kinh tế hướng tới một con số kỷ lục $ 455 tỉ
đô thâm hụt dự kiến cho năm 2003 (475 tỉ đô dự kiến cho năm 2004). Tổng nợ
công như của 15 tháng Tám năm 2003 là 6,770,542,657,467 đô.

CHƯƠNG 6
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

18


Nền hành chính nhà nước Hoa Kỳ


Là một đất nước đang phát triển, Việt Nam luôn tìm những con đường,
những phương hướng mới để cải thiện, phát triển, đưa vị thế Việt Nam lên tầng
cao mới. Bên cạnh đề ra những mục tiêu theo từng năm, giai đoạn, để thúc đẩy
sự phát triển, Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng luôn hội nhập, học hỏi những
giải pháp từ các nước bạn. Một trong những bài học đáng để Việt Nam học tập
từ Mỹ có thể nói đến bài học về cải cách nền công vụ Hoa Kỳ.
Trải qua 4 giai đoạn, nền công vụ nước Mỹ đã thay đổi đáng kể và đem
lại những lợi ích đáng nói cho nước Mỹ. Với điểm xuất phát là chế độ “thiên tư
cá nhân” khá tuỳ tiện và không khoa học trong việc sử dụng nhân lực, nền công
vụ Mỹ chuyển qua chế độ “chính đảng chia phần”. Chế độ này cho thấy thiếu
tính ổn định, không duy trì của đội ngũ quan chức nhà nước do thường thay đổi
theo kết quả bầu cử, bên cạnh đó còn phải kể đến vấn đề nhiều người không có
năng lực nhưng được sự hậu thuẫn mạnh mẽ về chính trị từ đảng cầm quyền đã
được giao đảm nhiệm các nhiệm vụ quan trọng của nhà nước và làm giảm hiệu
quả hoạt dộng của bộ máy nhà nước.
Kế tiếp chế độ “chính đảng chia phần” là “Chế độ công tích” (Merit
system). Chế độ này đã đưa chất lượng công chức nâng cao rõ rệt qua việc thi
tuyển công khai đối với các công chức và một “Uỷ ban công chức” được thành
lập để phụ trách việc thực hiện luật này. Từ năm 1978, Mỹ tiến hành cải cách
chế độ công chức theo “Kế hoạch cải cách chế độ công chức” để tạo cơ hội cho
mọi công dân đều có thể trở thành công chức nếu có đủ năng lực qua những kỳ
thi tuyển công khai và công bằng.
Soi ngược lại vấn đề của Mỹ về với Việt Nam, ta vẫn thấy có nhiều vấn
đề bất cập cần được quan tâm và sửa đổi. Không thể phủ nhận được những
thay đổi, tiến bộ trong việc cải cách nền công vụ Việt Nam, nhưng bên cạnh đó
vẫn luôn tồn đọng song song những vẫn đề cần phải kiểm điểm, sửa đổi. Hàng
năm, những cuộc thi công chức Nhà nước được mở ra để tạo cơ hội tìm kiếm
những nguồn nhân lực cho đất nước. Với một số cá nhân, cuộc thi công chức
được xem như một bước đệm lớn để họ thực hiện ước mơ của mình. Nhưng

việc thực hiện được hay không thì lại là một vấn đề khác, khi vẫn còn tồn đọng
những gian lận trong thi cử tại những lần thi công chức đó. Vì vậy, bên cạnh
điểm sáng tích cực, Việt Nam nên học hỏi Mỹ về vấn đề tổ chức thi công chức
sao cho công bằng, văn minh.
Đằng sau cuộc cải cách chế độ công chức theo “kế hoạch cải cách chế độ
công chức”, ta có thể thấy sự chuyên môn hoá cao trong nên công vụ Mỹ để
đẩy nhanh tiến độ cũng như chất lượng công việc. Bên cạnh đó, Mỹ còn thực
hiện xác định chế độ lương bổng với một bảng chỉ số theo tầm quan trọng của
nhiệm vụ và trách nhiệm, trình độ chuyên môn. Dựa vào đó, với những người
có năng lực tốt, khả năng kĩ thuật tay nghề cao, đảm bảo được khối lượng công
việc của mình thì có mức lương khác với những người có năng lực kém hơn,
khả năng kĩ thuật tay nghề kém hơn. Việc xác định rõ về chế độ lương bổng đó
một phần thúc đẩy, đẩy nhanh tiến trình công việc, một phần còn giúp cán bộ,
viên chức cảm giác được tôn trọng về “chất xám”, tạo sự nhiệt huyết của cán
19


Nền hành chính nhà nước Hoa Kỳ

bộ, công chức đó với công việc đang làm. Đồng thời, khi nền công vụ Mỹ được
cải cách, đòi hỏi người cán bộ, viên chức luôn phải trao dồi kĩ năng nghề
nghiệp, kiến thức chuyên môn để đáp ứng kịp thời với điều kiện công việc đưa
ra.
Có thể nói, nền hành chính Việt Nam vẫn còn đôi chút “rườm rà” cần
loại bỏ bớt để đẩy nhanh tiến độ công việc. Việt Nam là một đất nước nông
nghiệp, vì vậy, những thói quen trong cuộc sống của con người Việt Nam hầu
hết bị ảnh hưởng. Bên cạnh những đức tính cần cù, chăm học hỏi, người Việt
vẫn còn một số đức tính cần loại bỏ để tránh ảnh hưởng đến chất lượng công
việc. Đức tính xấu nhất có thể nói đến là tính ỷ lại trong tập thể, nếu có cá nhân
nào tốt hoặc nổi trội thì xu hướng của tập thể đó sẽ ỷ lại vào cá nhân đó. Điều

đó làm giảm sự sáng tạo, hiệu quả trong công việc và cần được loại bỏ để tạo
môi trường làm việc lành mạnh, sáng tạo hơn. Bên cạnh đó phải kể đến tính “
cả nể”, ngại “va chạm” theo suy nghĩ của một vài số đông người Việt Nam. Hai
đức tính này làm giảm tính công minh trong công việc đặc biệt là với nền công
vụ Việt Nam đang đặc biệt cần cải cách như bây giờ.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng nên học hỏi tính chuyên môn hoá từ nền
công vụ Mỹ để tăng tính hiểu quả trong quá trình làm việc. Trước đó, chúng ta
cũng nên quan tâm hơn về chất lượng độ ngũ cán bộ, viên chức. Những lớp học
bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, những chuyến đi trao đổi công tác nên được
mở ra thường xuyên và mang tính cấp thiết. Ngoài ra, mỗi cơ quan, tổ chức có
thể tìm ra những cá nhân xuất sắc để cử đi học, trao đổi ở các nước bạn. Ngược
lại, với những cán bộ, viên chức cũng luôn cần có thái độ nghiêm túc, có ý thức
trao dồi kiến thức mới, làm phong phú khả năng kiến thức chuyên môn nghiệp
vụ của mình.
Cuối cùng, Việt Nam có thể học hỏi Mỹ về việc xác định chế độ lương
bổng với một bảng chỉ số theo tầm quan trọng của nhiệm vụ và trách nhiệm,
trình độ chuyên môn để tăng tính cạnh tranh, ham học hỏi, trách nhiệm làm
việc của mỗi cán bộ viên chức.

 HẾT 

20


Nền hành chính nhà nước Hoa Kỳ

PHỤ LỤC
1. Chú thích:



(1)(4)



(2)



(3)



(5)



(6)



(7)

: trích từ Hiến pháp Hoa Kỳ

: Nếu không có sự đồng ý của Quốc hội, một bang không được đánh
thuế vào các hàng hóa xuất hoặc nhập vào bang trừ các khoản phí nhỏ
để thanh toán chi phí thanh tra.
: Chỉ có chính phủ liên bang có quyền lập hiệp ước hoặc đàm phán
với các quốc gia nước ngoài.
: Các bang mới không được phép hình thành bằng cách chia cắt hay

sáp nhập vào các bang khác mà không được sự tán thành của các cơ
quan lập pháp bang và Quốc hội. Trong suốt cuộc Nội chiến (18611865), bang Virginia đấu tranh cho phe Liên minh, tuy nhiên nhân dân
miền Tây của bang lại ủng hộ Liên bang. Sau khi miền Tây Virginia
tách khỏi Virginia, Quốc hội đã chấp nhận một bang mới trên vùng đất
mà Virginia đã nổi dậy.
: Phần này yêu cầu Chính phủ Liên bang đảm bảo rằng mọi bang đều
có “tổ chức chính quyền cộng hòa”. Chính quyền cộng hòa là một chính
quyền trong đó nhân dân bầu ra các đại diện để quản lý bang. Tòa án
Tối cao quy định rằng Quốc hội, chứ không phải các tòa án, phải quyết
định xem một chính quyền bang có tính cộng hòa hay không. Nếu Quốc
hội chấp nhận các Thượng Nghị sĩ và Hạ Nghị sĩ của một bang thì hành
động đó biểu thị rằng Quốc hội cho rằng chính quyền bang đó là cộng
hòa. 45 Cơ quan lập pháp hoặc thống đốc của một bang có thể yêu cầu
sự trợ giúp của liên bang trong việc giải quyết các cuộc nổi loạn hay các
dạng tội ác nội bộ khác. Tuy nhiên Tổng thống không cần sự chấp thuận
của một bang trong việc gửi các lực lượng liên bang, bao gồm cả các
lực lượng quân đội để thực hiện các đạo luật liên bang. Trong cuộc bãi
công Pullman năm 1894, Chính phủ Liên bang đã gửi các sư đoàn tới
Illinois mặc dù thống đốc bang này không muốn. Năm 1957 Tổng thống
Eisenhower đã quốc hữu hóa Lực lượng Phòng vệ bang Arkansas nhằm
tước bỏ quyền chỉ huy của Thống đốc bang Arkansas Orval Faubus và
gửi Quân đội Hoa Kỳ đến Arkansas để giúp đỡ họ thực hiện các mệnh
lệnh của tòa án hạt liên bang nhằm xóa bỏ sự phân biệt chủng tộc tại
trường Little Rock.
: Về chế độ công vụ VN – NXB Chính trị quốc gia, PGS.TS. Nguyễn
Trọng Điều, 2007, tr 21.

21



Nền hành chính nhà nước Hoa Kỳ

2. Danh mục tài liệu tham khảo:
− Giáo trình Hành chính so sánh – Học viện Hành chính quốc gia, Hà
Nội, 2013.
− Giáo trình Cơ sở lý luận và thực tiễn về hành chính nhà nước –
PGS.TS. Nguyễn Hữu Hải, Nxb Chính trị quốc gia, 2015.
− Về chế độ công vụ VN – NXB Chính trị quốc gia, PGS.TS. Nguyễn
Trọng Điều, 2007.
− Website Bách khoa toàn thư mở www.vi.wikipedia.org, các từ khóa
“Chính phủ liên bang Hoa Kỳ”, “Tam quyền phân lập”, “Văn phòng
điều hành phủ tổng thống Mỹ”, “Hiến pháp hoa Kỳ”.
− Website về tài chính công Hoa Kỳ.
− Bài viết “Nhìn ra thế giới: Một số thông tin về chế độ công vụ của Anh
và Hoa Kỳ” của Th.S Tạ Ngọc Hải, Viện Khoa học tổ chức nhà nước,
Bộ Nội vụ.
− Website về Hiến pháp Hoa Kỳ và chú thích.
3. Danh sách thành viên:
4. Bảng phân công công việc:
STT
1

Công việc
Xây dựng khung lý thuyết, lập bảng phân công công

2

việc.
Tìm hiểu thể chế hành chính nhà nước.


3

Tìm hiểu tổ chức hành chính nhà nước.

4

Tìm hiểu mô hình quản lý công mới.

5

Tìm hiểu nền công vụ.

6

Tìm hiểu tài chính công.
Tổng hợp bản thảo, đánh máy, chỉnh sửa và in tiểu

7

Thành viên được giao

luận.

22



×