Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

từ lí luận tiền công, hãy đánh giá thực trạng tiền lương hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.94 KB, 17 trang )

TIỂU LUẬN
Môn: Những nguyên lý cơ bản của CN Mác – Lênin
Phần: Kinh tế chính trị

Đề tài

TỪ LÝ LUẬN TIỀN CÔNG, HÃY ĐÁNH GIÁ
THỰC TRẠNG TIỀN LƯƠNG VIỆT NAM HIỆN
NAY


Mục Lục


Danh mục các từ viết tắt
- NLĐ: Người lao động
- TBCN: Tư bản chủ nghĩa
- TLSH: Tư liệu sinh hoạt
- NĐ-CP: Nghị định chính phủ


Danh mục các bảng
Bảng 2.1 Mức lương tối thiểu chung
Bảng 2.2 Mức lương tối thiểu theo vùng


Phần mở đầu
1.Tính cấp thiết của đề tài
Mục đích cuối cùng của các nhà sản xuất luôn là lợi nhuận.Để tăng lợi nhuận con
người tích cực sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ. Để đạt được mục đích này chỉ có thể thực
hiện thông qua hai con đường. Thứ nhất là tăng thời gian lao động, thứ hai là tăng năng


suất lao động. Vì thời gian lao động luôn bị giới hạn bởi nhiều yếu tố nên người ta luôn
chọn tăng lợi nhuận bằng cách tăng năng suất lao động. Tiền công là một trong những
yếu tố kích thích tăng năng suất lao động. Nếu lợi nhuận là đích cuối cùng của nhà sản
xuất thì tiền công lại là mục đích chính của người lao động.
Trong chế độ CNTB đã có rất nhiều các nhà kinh tế đưa ra các lý luận về tiền công.
Người mở đầu chính là W.Petty và ông cũng chính là người đặt nền móng cho “quy luật
sắt về tiền lương”. C.Mác là người đã kế thừa và phát triển các lý luận về tiền công từ
các nhà kinh tế trước đó. Những lý luận về tiền công của Mác vẫn còn có giá trị cho đến
nay.
Từ trước đến nay tiền công luôn là một vấn đề cấp thiết đối với NLĐ. Để phát triển
nền kinh tế thì không thể thiếu nhân tố con người, đó cũng là một nhân tố quyết định
thành công của kinh tế. Một trong những yếu tố kích thích NLĐ chính là chế độ tiền
công. Và với Việt Nam cũng vậy, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm tới NLĐ và đã có
nhiều chính sách về tiền lương nhằm bảo vệ lợi ích cho NLĐ.
Nhận thấy tiền công là một vấn đề quan trọng đối với nền kinh tế, nên em đã chọn đề
tài: “Từ lý luận về tiền công, hãy đánh giá thực trạng tiền lương ở Việt nam hiện
nay” vào nghiên cứu.

5


2. Mục tiêu nghiên cứu: + Đánh giá được thực trạng tiền lương ở nước ta dựa trên

3.
4.
5.
6.

các lý luận về tiền công của C.Mác.
+ Đưa ra một số giải pháp cho tiền lương Việt Nam

Đối tượng nghiên cứu: Tiền lương
Phạm vi nghiên cứu: Tiền lương tại Việt Nam
Phương pháp nghiên cứu: + Thống kê, thu thập số liệu
+ Dựa vào lý luận tiền công của C.Mác
Bố cục đề tài
Đề tài gồm có 3 chương
Chương I : Các lý luận về tiền công
Chương II : Thực trạng tiền lương Việt Nam
Chương III : Một số giải pháp cho vấn đề tiền lương ở Việt Nam

6


Phần 2: Nội Dung
Chương I: Các lý luận về tiền công
1. Sự ra đời của các lý luận về tiền công
1.1 Lý luận của các nhà kinh tế trước C.Mác
Trong chế độ TBCN người mở đầu cho lý luận về tiền công là W.Petty và ông
cũng chính là người đưa ra “quy luật sắt về tiền lương”. W.Petty lấy lý luận giá trị làm cơ
sở cho lý luận tiền lương. Ông xác định tiền công là giá trị các TLSH tối thiểu cho người
công nhân.Tiền công không thể vượt quá những mức TLSH đó. Ông phản đối trả lương
cao vì cho rằng nếu trả lương cao người công nhân sẽ uống rượu, không làm việc gây ảnh
hưởng tới các nhà tư bản.
A.Smith là một nhà kinh tế thuộc trường phái Tư sản cổ điển Anh và ông tán
thành việc trả lương cao. A.Smith đã chỉ ra được một điều rằng “ công nhân mà lĩnh được
càng nhiều tiền công thì càng tốt, còn chủ thì muốn trả càng ít càng hay”. Ông đã phân
biệt được tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế. Nhưng ông vẫn còn mặt hạn chế khi
coi tiền công là giá cả của lao động.
D.Ricardo là một trong những nhà kinh tế ủng hộ quy luật sắt về tiền công. Khi
nghiên cứu về tiền công ông nhận thấy quy luật của tư bản: năng suất lao động tăng, tiền

lương giảm và lợi nhuận tăng. Chịu ảnh hưởng của quy luật nhân khẩu nên ông tán thành
việc trả công thấp cho công nhân. Nhưng ông vần xác định đúng khi nói đến giá trị của
tiền công, giá trị của các TLSH cho công nhân.

1.2 Lý luận của C.Mac
- Bản chất kinh tế của tiền công
Tiền công là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa sức lao động, một loại hàng
hóa đặc biệt. Trong chế độ TBCN đã có rất nhiều sai lầm khi coi rằng tiền công là giá cả
của lao động. Người lao động chỉ bán sức lao động chứ không phải lao động vì lao động

7


không phải là hàng hóa có thể mua bán được. Cái mà các nhà tư bản mua không phải là
lao động mà là sức lao động của người công nhân.Tiền công chính là khoản tiền mà các
nhà tư bản trả để mua hàng hóa sức lao động. Tiền công phụ thuộc vào quan hệ cung-cầu
trên thị trường lao động và tiền công cũng phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa người chủ và
NLĐ. Tiền công được coi như là một yếu tố đầu vào của chi phí sản xuất.
2. Các hình thức cơ bản của tiền công
2.1 Tiền công theo sản phẩm
Là hình thức tiền công tính theo số lượng sản phẩm mà công nhân tạo ra nhiều
hay ít hoặc số lượng công việc đã hoàn thành trong một khoản thời gian nhất định. Hình
thức trả công này giúp cho nhà sản xuất dễ quản lý, giám sát quá trình lao động của công
nhân. Đồng thời nó cũng kích thích khả năng lao động của công nhân, cố gắng tạo ra
nhiều sản phẩm để có được tiền công cao.
2.2 Tiền công theo thời gian
Là hình thức trả công tính theo thời gian lao động của NLĐ. Thời gian lao động
có thể tính theo giờ, ngày, tuần hoặc tháng. Để đánh giá tiền công người ta thường căn cứ
theo độ dài ngày lao động và cường độ lao động. Ngày lao động được chia thành hai
phần: thời gian lao động tất yếu và thời gian lao động thặng dư. Tiền công là mức mà nhà

tư bản trả cho công nhân theo thời gian lao động tất yếu. Còn thời gian lao động thặng dư
là thời gian người lao động tạo ra giá trị thặng dư cho các nhà tư bản. Giá trị này do
người lao động tao ra nhưng lại bị nhà tư bản chiếm giữ. Các nhà tư bản không trả công
cho người lao động trong khoảng thời gian lao động thặng dư. Trong thời kỳ TBCN này
tiền công đã che đậy bản chất bóc lột của tiền công.
3. Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế
3.1 Tiền công danh nghĩa
Tiền công danh nghĩa là số tiền công mà nhà tư bản trả cho người lao động. Là số
tiền công nhân nhận được do bán sức lao động của mình cho nhà tư bản. Nó phụ thuộc

8


vào biến động cung-cầu về hàng hóa sức lao động trên thị trường, năng suất lao động,
hiệu quả làm việc, trình độ, kinh nghiệm trong quá trình làm việc của NLĐ. Tiền công
danh nghĩa không phản ánh được mức sống của NLĐ.
3.2 Tiền công thực tế
Tiền công thực tế được tính bằng số TLSH mà người lao động mua được bằng số
tiền công. Tiền công thực tế phản ánh mức sống của người công nhân và gia đình họ.
Tiền công thực tế luôn nhỏ hơn tiền công danh nghĩa. Trong điều kiện thị trường ổn
định và không có lạm phát thì tiền công danh nghĩa chính là tiền công thực tế. Tuy
nhiên, lương của người lao động và thời gian tăng lương luôn tăng chậm hơn so với
mức tăng của các TLSH. Trong xã hội tiền lương thực tế là mục đích trực tiếp của
NLĐ được hưởng lương.

4. Chức năng của tiền công
4.1 Đối với người lao động
Tiền công được coi như là một trong những mục đích chính của NLĐ, là mối quan
tâm hàng đầu của họ. Tiền công được coi là nguồn thu nhập chính của NLĐ, giúp họ có
thể tái sản xuất mở rộng sức lao động, kích thích NLĐ hăng say làm việc, hăng say

sang tạo hơn. Tiền công cũng giúp NLĐ có thể đáp ứng các nhu cầu của họ cũng như
gia đình. Ngoài ra tiền công cũng là một phần để đánh giá năng lực, trí tuệ, khả năng
làm việc của NLĐ.
4.2 Đối với toàn bộ nền kinh tế
Mức tiền công công bằng sẽ làm cho NLĐ nỗ lực làm việc, tận tâm vì công việc
của mình từ đó thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Thực tế, khi được trả công xứng
đáng NLĐ sẽ là một đòn bẩy của nền kinh tế. Trái lại với những chính sách tiền công
sai lầm sẽ chỉ làm cho nền kinh tế đi thụt lại, các cuộc đình công xảy ra, bạo loạn, biểu
tình gây ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế, chính trị và xã hội.

9


Chương II: Thực trạng tiền lương Việt Nam
1. Các chủ trương chính sách của nhà nước đối với tiền lương
Chính sách tiền lương luôn được nhà nước ta quan tâm, chú trọng. Trong bộ Luật
Lao Động Việt Nam, được bổ sung năm 2007 có ghi: “Tiền lương của người lao động
là do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng và được trả theo nawng suất lao động, chất
lượng và hiệu quả công việc. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức
lương tối thiểu do nhà nước quy định. Vậy tiền lương là thu nhập của người lao động
căn cứ vào thời gian, khối lượng và chất lượng công việc của người lao động, tuân theo
quy luật cung cầu, quy luật giá trị và pháp luật của nhà nước”.
Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định: “Phải cải cách cơ bản chế độ tiền lương,
nâng cao đời sống của người hưởng lương, chống đặc quyền đặc lợi”. Kể từ năm 1993
đến nay, chính sách tiền lương ở nước ta đã có nhiều tiến bộ rõ rệt so với thời kỳ bao
cấp. Trong suốt 20 năm thực hiện đổi mới tiền lương nhà nước ta luôn cố gắng cải cách
các chính sách tiền lương nhằm đáp ứng các nhu cầu xã hội và phù hợp với nền kinh tế
thị trường.
2. Mức lương tối thiểu
Tiền lương được thỏa thuận bởi người sử dụng sức lao động và người lao động

được ghi nhận trong hợp đồng cụ thể. Lương tối thiểu là mức lương thấp nhất theo quy
định của luật lao động do Quốc hội Việt Nam ban hành. Đó là số tiền trả cho người lao
động làm công việc giản đơn nhất trong xã hội với điều kiện làm việc và cường độ lao
động bình thường, lao động chưa qua đaò tạo nghề. Số tiền này đủ để NLĐ tái sản xuất
lao động giản đơn, đóng bảo hiểm và các chi tiêu cho gia đình. Mức lương tối thiểu qua
từng năm tăng dần. Tuy nhiên, căn cứ vào giá cả thị trường hiện nay mức lương tối
thiểu này không đủ để đáp ứng với các nhu cầu của người lao động và nhất là đối với
lao động ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Một khi có lạm phát hay
khủng hoảng kinh tế xảy ra thì mức lương này lại càng không đủ nuôi sống NLĐ chứ

10


chưa nói đến các chi phí khác như gia đình họ hay tiền bảo hiểm. Dưới đây là mức
lương tối thiểu qua các năm ở Việt Nam từ năm 1994 đến nay:
Bảng 2.1: Mức lương tối thiểu chung
ĐVT : Việt Nam đồng

Nguồn: WWW.tuannam.vn Tổng hợp mức lương tối thiểu qua từng thời kỳ

11


3. Mức lương tối thiểu theo vùng
Mức lương được tính theo 4 vùng, tùy từng điều kiện nên mức lương mỗi vùng
khác nhau và tăng lên qua từng năm.Tiền lương qua các vùng được điều chỉnh theo
mức phụ cấp chênh lệch giá sinh hoạt giữa các vùng.
Bảng 2.2: Mức lương tối thiểu qua các vùng
ĐVT : Việt Nam đồng
Nghị định

168/2007/NĐCP
110/2008/NĐCP
97/2009/NĐCP
Ngày
30/10/2009
108/2010/NĐCP
Ngày
29/10/2010
70/2011/NĐCP
Ngày
22/08/2011
103/2012/NĐCP
Ngày
04/12/2012
182/2013/NĐCP
Ngày
14/11/2013
103/2014/NĐCP Ngày

Thời điểm áp
dụng
Từ 01/01/2008
đến 31/12/2008
Từ 01/01/2009
đến 31/12/2009

Vùng 1

Vùng 2


Vùng 3

Vùng 4

620.000

580.000

540.000

540.000

800.000

740.000

690.000

650.000

Từ 01/01/2010
đến 31/12/2010

980.000

880.000

810.000

730.000


Từ 01/01/2011
đến 01/10/2011

1.350.000

1.200.000

1.050.000 830.000

Từ 01/10/2011
đến 31/12/2012

2.000.000

1.780.000

1.550.000 1.400.000

Từ 01/01/2013
đến 31/12/2013

2.350.000

2.100.000

1.800.000 1.650.000

Từ 01/01/2014
đến 31/12/2014


2.700.000

2.400.000

2.100.000 1.900.000

Từ 01/01/2015

3.100.000

2.750.000

2.400.000 2.150.000

12


11/11/2014
Nguồn: WWW.tuannam.vn Tổng hợp mức lương tối thiểu theo vùng qua các năm
4. Khảo sát mức lương qua các ngành tại Việt Nam
Top 3 ngành tăng lương cao nhất tại Việt Nam bao gồm dược phẩm, hàng tiêu dùng
và hóa chất. Top 3 ngành tăng lương thấp nhất bao gồm: dầu khí, ngân hàng và bất
động sản.
Các ngành nghề thường có lương cao tai Việt Nam như tài chính ngân hàng, tiếp đến là
các ngành khoa học, công nghệ và bất động sản. Bên cạnh đó ngành có lương bình quân
thấp nhất là các ngành nông, lâm, thủy sản. Sự chênh lệch về tiền lương của NLĐ trong
các ngành phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh, các yếu tố độc quyền đã làm cho chênh
lệch mức sống ngày càng cao. Trong các doanh nghiệp lương của công nhân Việt Nam
vẫn còn ở mức thấp. Tại nhà máy Nghi Sơn ( Thanh Hóa) tổng quỹ lương của 20

chuyên gia Nhật Bản bằng tổng lương của 2000 công nhân Việt Nam. Ở một số dịch vụ
khác như ngân hàng, y tế…có tới 40% tổng số lao động có thu nhập từ 14.000
USD/năm trở lên là người nước ngoài. Một trong số những nguyên nhân lương NLĐ
Việt Nam thấp là do trình độ lao động và chất lượng lao động chưa cao.
5. Tiền lương Việt Nam có vị trí ở đâu
Theo thống kê từ CNN: “lương trung bình năm của NLĐ Việt Nam gấp đôi lương
giáo viên ở Châu Phi nhưng chỉ bằng 78% thu nhập của một lao công tại Thái Lan”.
Thống kê này cho thấy tiền lương của NLĐ Việt Nam còn đang ở mức thấp. Lương
bình quân của NLĐ Việt Nam vào khoảng 45 triệu đồng/năm chỉ bằng 27% mức trung
bình của thế giới.
Xét riêng với khu vực ASEAN lương trung bình của Việt Nam chỉ đứng thứ 6, sau
Singapore, Brunei, Malaysia, Thái Lan và Philippines. Singapore đứng đầu khu vực và
lọt vào top 10 của thế giới cao hơn tổng lương trung bình năm của 10 nước còn lại
trong ASEAN.

13


6. Đánh giá thực trạng tiền lương Việt Nam
6.1 Tích cực
Kể từ cuộc cải cách chính sách tiền lương năm 1993 cho đến nay, mức lương tối
thiểu của NLĐ tăng từ 120.000đ lên 1.150.000đ. Những năm gần đây mức lương tối
thiểu của NLĐ được điều chỉnh thường xuyên hầu như mỗi năm 1 lần cho thấy sự quan
tâm của nhà nước đối với đời sống NLĐ. Ngoài lương tối thiểu, thì NLĐ còn có tiền
thưởng khi làm tốt công việc và được nhận lương theo thâm niên, hệ số lương cũng
đang trên đà tăng dần. Ở một số vùng khó khăn, ngoài tiền lương thì NLĐ còn được
nhận them một số khoản hỗ trợ của nhà nước. Mới đây nhất vào ngày 6/11/2014, Thủ
tướng chính phủ đã chấp nhận đề xuất tăng lương của Bộ Tài Chính. Theo đó sẽ có 5
triệu người thuộc 3 nhóm đối tượng được tăng lương từ ngày 1/1/2015. Sau khi trừ đi
mức lạm phát, mức tăng lương trung bình dự kiến năm 2015 là 3,1% đưa Việt Nam vào

nhóm các nước dẫn đầu mức tăng lương trong khu vực Đông Nam Á.
6.2 Hạn chế
Mặc dù đã có nhiều chủ trương chính sách và tiền lương nhưng thực trạng tiền
lương Việt Nam vẫn còn nhiều điểm hạn chế. Mức lương tối thiểu của tiền lương Việt
Nam vẫn còn quá thấp, không đủ để đáp ứng các nhu cầu của NLĐ. Theo thống kê của
Bộ Lao Động Thương Binh Và Xã Hội: Lương tối thiểu năm 1993 chỉ đảm bảo 70%
đời sống thực tế, năm 1997 đạt 50%, năm 1999 đạt 58%, năm 2001 đạt 68%, năm 2003
đạt 72,5% và những năm gần đây đạt từ 50-70%. So với các nước trong khu vực thì
lương tối thiểu của nước ta còn kém khoảng từ 30-40%. Tiền lương thấp khó có thể để
thu hút nhân lực, tìm và giữ được nhân tài. Lương thấp cũng làm dịch chuyển nguồn lao
động từ ngành này sang ngành khác hay giữa các vùng gây ra nhiều hệ quả đói với nền
kinh tế xã hội. Lương của công chức nhà nước thấp khiến cho nhiều cán bộ bỏ ra làm
ngoài.

14


Chương III: Một số giải pháp cho vấn đề tiền lương ở Việt Nam
1. Đối với Nhà nước
Nhà nước cần tìm ra nhiều biện pháp để tăng mức lương tối thiểu của NLĐ, sao
cho mức lương ấy đáp ứng được nhu cầu của họ. Đổi mới vai trò quản lý của nhà nước
trong lĩnh vực lao động và xã hội theo hướng tăng cường áp dụng các công cụ, các đòn
bẩy kinh tế, tăng cường vai trò điều tiết lao động, hỗ trợ cho thị trường lao động. Cần
quan tâm hơn tới mức lương của các công chức nhà nước, có các chế độ đãi ngộ hợp lý
tránh trường hợp vì lương thấp mà phải bỏ ra làm ngoài. Hỗ trợ các khoản chi phí để
nâng cao trình độ lao động Việt Nam.
2. Đối với các doanh nghiệp
Thực hiện đúng các quy định về tiền lương của nhà nước. Nâng cao vai trò của
công đoàn trong công tác quản lý tránh để các cuộc đình công, bạo động xảy ra. Đảm
bảo tốt cho nhu cầu và đời sống của NLĐ, thực hiện các chế độ bảo hiểm cho công

nhân.
3. Đối với người lao động
Nâng cao trình độ lao động cũng như chất lượng công việc. Chủ động học hỏi các
kỹ thuật mới để nâng cao tay nghề. Cố gắng bắt kịp sự phát triển của kinh tế thị trường
nhất là trong giai đoạn thị trường chung ASEAN.

15


Kết luận
Tiền lương là một vấn đề quan trọng đối với nền kinh tế. Nó liên quan trực tiếp tới
lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và các cá nhân, tổ chức. Sức lao động, tinh thần làm
việc, chất lượng cũng như sự cống hiến của NLĐ sẽ cao hơn, năng suất lao động được
kích thích một phần là đều nhờ vào tiền lương.
Để có thể phát triển nền kinh tế, hội nhập với các thị trường lớn thì cần quan tâm
tới NLĐ, và nhất là chế độ tiền lương. Đảng và Nhà nước cần đưa ra các chính sách
nhằm bảo vệ cho chế độ tiền lương của NLĐ. Vận dụng và phát triển các lý luận về tiền
lương của C.Mác vào chính sách tiền lương ở nước ta.

16


Tài liệu tham khảo
1. Đỗ Phương Đông (2008), Định hướng tiếp tục cải cách chính sách tiền lương, Tạp
chí Lao Động Và Xã Hội, số 330
2. Nguyễn Công Nghiệp (2006), Phân phối trong nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN, NXB CTQG, Hà Nội
3. Phan Minh (2014), Mức lương 2014 tăng khoảng 10%, Báo Dân Trí, truy cập
ngày 6/10/2014, < />4. Thảo Nguyên (2015), Lương người Việt đang ở mức nào trên thế giới, báo Kiến
Thức, truy cập ngày 5/2/2015, < />5. Tô Hà (2014), Thủ tướng chấp nhận đề xuất tăng lương, báo Người Lao Động,

truy cập ngày 6/11/2014, < />6. Vũ Hoàng Ngân (2014), Cải cách chính sách tiền lương cho đội ngũ công chức
hành chính của Việt Nam, Tạp chí Kinh Tế và Phát Triển, số 204,
/>7. WWW.dantri.com.vn, Việt Nam dẫn đầu mức tăng lương trong khu vực Đông
Nam Á, truy cập ngày 6/11/2014, < />8. WWW.tuannam.vn, tổng hợp mức lương tối thiểu chung qua các năm, tổng hợp
mức lương tối thiểu chung qua các vùng, <
/>9. WWW.vneconomy.vn, Lương ngành nào cao nhất và thấp nhất tại Việt Nam, truy
cập ngày 3/12/2014, < />
17



×