Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Đảng bộ tỉnh nam định lãnh đạo xây dựng và củng cố chính quyền từ năm 1954 đến năm 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.3 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TRẦN XUÂN TĂNG

ĐẢNG BỘ TỈNH NAM ĐỊNH LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG VÀ
CỦNG CỐ CHÍNH QUYỀN TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TRẦN XUÂN TĂNG

ĐẢNG BỘ TỈNH NAM ĐỊNH LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG VÀ
CỦNG CỐ CHÍNH QUYỀN TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60220315

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS CAO VĂN LIÊN

Hà Nội - 2014




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu
trong Luận văn là hoàn toàn trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ công
trình nào của các tác giả khác.
Tác giả Luận văn
Trần Xuân Tăng


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài này, ngoài sự cố gắng của bản thân tôi đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè, người thân và đồng
nghiệp.
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong Khoa
Lịch sử trường Đa ̣i ho ̣c Khoa ho ̣c Xã hô ̣i và Nhân văn – Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà Nô ̣i .
Các thầy, cô giáo đã tham gia giảng dạy, trang bị những kiến thức bổ ích trong suốt
thời gian học tập.
Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Cao Văn Liên người đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình thực hiện đề
tài và hoàn thành bản Luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ về tư liệu của cán bộ Thư viện tỉnh
Nam Định, Văn phòng Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định, Cục Thống kê
tỉnh Nam Định, Sở Nội vụ tỉnh Nam Định, Trung tâm lưu trữ Quốc Gia… đã giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, tất cả người thân, bạn bè, những
người luôn bên cạnh động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề
tài.
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2014

Học viên

Trần Xuân Tăng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................6
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................7
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn ...........................................................................9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................... Error! Bookmark not defined.
5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ... Error! Bookmark not
defined.
6. Đóng góp của luận văn ............................................ Error! Bookmark not defined.
7. Kết cấu của luận văn ............................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 1: Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo xây dựng và củng cố chính quyền
từ năm 1954 đến năm 1965 ....................................... Error! Bookmark not defined.
1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chính
quyền nhà nước .......................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.1 Quan điểm của C.Mác về chính quyền nhà nước............. Error! Bookmark not
defined.
1.1.2 Quan điểm của V.I.Lênin về chính quyền nhà nước........ Error! Bookmark not
defined.
1.1.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính quyền nhà nước ........... Error! Bookmark not
defined.
1.2 Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo xây dựng và củng cố chính quyền từ năm
1954 đến năm 1965 .................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.1 Khái quát tình hình tỉnh Nam Định trước năm 1954 ....... Error! Bookmark not
defined.
1.2.1.1 Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và lịch sử tỉnh Nam Định tác

động đến quá trình xây dựng và củng cố chính quyền Error! Bookmark not defined.
1.2.1.2 Khái quát về quá trình xây dựng và củng cố chính quyền ở tỉnh Nam Định
trước năm 1954 ........................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Nam Định về xây dựng và củng cố chính quyền
từ năm 1954 đến năm 1965 ......................................... Error! Bookmark not defined.


1.2.2.1 Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam ..... Error! Bookmark not defined.
1.2.2.2 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Nam Định về xây dựng và củng cố chính
quyền từ năm 1954 đến năm 1965 .............................. Error! Bookmark not defined.
1.2.3 Quá trình chỉ đạo xây dựng và củng cố chính quyền của Đảng bộ tỉnh Nam
Định từ năm 1954 đến năm 1965 ................................ Error! Bookmark not defined.
1.2.3.1 Xây dựng và củng cố chính quyền thực hiện nhiệm vụ tiếp quản và khôi
phục kinh tế (1954 - 1957) .......................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.3.2 Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo xây dựng và củng cố chính quyền phục vụ
công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa (1958 - 1960) ...... Error! Bookmark not defined.
1.2.3.3 Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo xây dựng và củng cố chính quyền trong
thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2: Công tác xây dựng và củng cố chính quyền của Đảng bộ tỉnh Nam
Hà từ năm 1965 đến năm 1975 ................................. Error! Bookmark not defined.
2.1 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Nam Hà về xây dựng và củng cố chính quyền
giai đoạn 1965 – 1975 ................................................ Error! Bookmark not defined.
2.1.1 Bối cảnh lịch sử và chủ trương chung của ĐảngError! Bookmark not defined.
2.1.2 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Nam Hà về xây dựng và củng cố chính quyền từ
năm 1965 đến năm 1975 ............................................. Error! Bookmark not defined.
2.2 Quá trình chỉ đạo xây dựng và củng cố chính quyền của Đảng bộ tỉnh Nam
Hà từ năm 1965 đến năm 1975 ................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.1 Xây dựng và củng cố chính quyền đáp ứng nhiệm vụ “Vừa sản xuất, vừa chiến
đấu” (1965 - 1968) ...................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2 Đảng bộ tỉnh Nam Hà lãnh đạo xây dựng và củng cố chính quyền khôi phục

kinh tế và chiến đấu chống Mỹ, cứu nước (1969 - 1972) ......... Error! Bookmark not
defined.
2.2.3 Xây dựng củng cố chính quyền khắc phục hậu quả chiến tranh ổn định và phát
triển kinh tế - xã hội, dồn sức chi viện cho chiến trường (1973 - 1975)............ Error!
Bookmark not defined.
Chƣơng 3: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM ..... Error! Bookmark not
defined.


3.1 Nhận xét................................................................ Error! Bookmark not defined.
3.1.1 Thành quả ........................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2 Một số hạn chế ................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2 Một số kinh nghiệm chủ yếu................................ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ................................................................ Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................10
PHỤ LỤC ................................................................... Error! Bookmark not defined.


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thực tiễn cách mạng thế giới đã chỉ ra rằng: Chính quyền là vấn đề cơ bản
của mọi cuộc cách mạng và vì vậy làm cách mạng cốt yếu là để giành chính quyền,
giữ chính quyền, kiện toàn chính quyền để dùng chính quyền ấy thực hiện nhiệm vụ
cách mạng đặt ra.
Ngay từ sau Cách mạng tháng Mười Nga (1917) đến nay, không một nhà
nước cách mạng nào trên thế giới lại không phải đương đầu với sự phản kích của kẻ
thù trong và ngoài nước. Với giai cấp công nhân và nông dân việc giành chính
quyền mới chỉ là nhiệm vụ bước đầu và cũng chưa phải là nhiệm vụ khó khăn nhất.
Việc không ngừng xây dựng và củng cố chính quyền thực sự vững mạnh đủ sức tổ
chức công cuộc cải tạo xã hội, xây dựng xã hội mới, chống lại mọi thế lực thù địch

đặt ra rất nặng nề và lâu dài. Thực tiễn ở cách mạng nhiều nước đã chứng minh lời
nhận định của Lênin: “Giành chính quyền đã khó, việc giữ chính quyền lại còn khó
hơn” [118, tr. 380].
Khi chưa có chính quyền, Đảng Cộng sản Việt Nam phải lãnh đạo giành cho
được chính quyền về tay nhân dân. Khi đã có chính quyền phải luôn luôn củng cố,
giữ vững chính quyền, tăng cường sức mạnh của chính quyền về mọi mặt. Nghiên
cứu về chính quyền có nhiều nội dung, trong đó nội dung về xây dựng và củng cố
chính quyền là một nội dung quan trọng.
Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra
đời. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi (1954), miền Bắc hoàn toàn
được giải phóng. Trong sự nghiệp chung của cả nước, nhân dân miền Bắc nói chung
và nhân dân Nam Định nói riêng cũng bắt tay vào công cuộc hàn gắn vết thương
chiến tranh, khôi phục và từng bước phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội. Bên cạnh
những kết quả mà nhân dân Nam Định nói riêng đã đạt được qua các đợt cải cách
ruộng đất, sửa chữa sai lầm trong cải cách, nhất là thời kỳ 1954 – 1957 và hoàn thành
công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội trong giai
đoạn 1958 – 1960, hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965),


bước sang thời kỳ 1965 – 1975, một thời kỳ vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa
chiến đấu bảo vệ quê hương, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Trên thực tế, công cuộc xây dựng và củng cố chính quyền dân chủ nhân dân ở Nam
Định trong giai đoạn 1954 – 1975 đã đạt được những thành tựu to lớn và để lại cho
ngày nay rất nhiều bài học mang ý nghĩa lý luận, thực tiễn sâu sắc. Việc nghiên cứu
vấn đề này nhằm lý giải một số vấn đề quá khứ đặt ra, để soi rọi vào hiện tại, đặc biệt
là trong công cuộc đổi mới hiện nay của Nam Định.
Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo
xây dựng và củng cố chính quyền từ năm 1954 đến năm 1975” làm đề tài cho bản
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Về lý luận, các học thuyết về Nhà nước của chủ nghĩa Mác – Lênin là một
trong những vấn đề được các nhà khoa học xã hội ở các nước nghiên cứu nhiều, để
vận dụng vào cuộc đấu tranh giành và giữ chính quyền.
Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều lãnh đạo của Đảng và Nhà
nước đã có những bài nói và viết quan trọng về củng cố, xây dựng và bảo vệ chính
quyền nhà nước.
Bên cạnh đó, suốt hơn 60 năm qua kể từ ngày cách mạng tháng Tám thành
công, nước Viêt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, đã có nhiều nhà nghiên cứu lịch sử
trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu về vấn đề chính quyền và nhà nước ở
Việt Nam. Dưới nhiều góc độ khác nhau, những công trình nghiên cứu đó, đã trực
tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến các vấn đề của công cuộc xây dựng và củng cố chính
quyền nhân dân.
Công trình phản ánh những vấn đề lý luận chung về chính quyền trong các
giai đoạn lịch sử. Những nghiên cứu này tương đối nhiều, vì tầm quan trọng của
vấn đề giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước trong lịch sử cách mạng Việt
Nam. Có thể thấy vấn đề được đề cập trong các sách, bài viết của các đồng chí lãnh
đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước, được đề cập ít nhiều trong hầu hết các công
trình nghiên cứu về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, về lịch sử Việt Nam hiện đại.


Trong các tác phẩm này, tính khái quát thực tiễn và tổng kết lý luận về giành, giữ và
xây dựng, củng cố chính quyền nhà nước, trên bình diện chung và ở từng giai đoạn
lịch sử cụ thể được thể hiện một cách rõ nhất. Có thể coi đây, từ những nhận thức
chung về vấn đề chính quyền của chủ nghĩa Mác – Lênin, thực tiễn vấn đề giành
chính quyền, giữ chính quyền, xây dựng và củng cố chính quyền ở Việt Nam được
tổng kết mang ý nghĩa lý luận cao. Tiêu biểu như các công trình của: đồng chí Đỗ
Mười (1995), “Xây dựng và hoàn thiện chính quyền ngang tầm phát triển của đất
nước, xứng đáng với lòng tin yêu của nhân dân”, Tạp chí Cộng sản số 3; của tác giả
Thanh Sơn (1995), “50 năm xây dựng và hoàn thiện chính quyền nhân dân”, Tạp
chí Cộng sản số 11; của Hồ Chí Minh (1986), “Về Đảng cầm quyền”, Nxb Sự thật;

của Phạm Văn Đồng (1964), “Nhà nước dân chủ nhân dân Việt Nam”; của Trường
Chinh (1985), “Mấy vấn đề về nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Những tác phẩm này chủ yếu đề cập đến quan điểm, đường lối lãnh đạo xây dựng
chính quyền trên các phương diện và là một vấn đề rất cần thiết mà luận văn có thể
kế thừa khi giải quyết đề tài.
Những công trình phản ánh những nội dung liên quan đến hoạt động của
chính quyền trong các giai đoạn lịch sử, ở các địa phương cụ thể. Những nghiên cứu
này bao gồm các công trình mang tính thông sử và đặc biệt là các bộ sách về lịch sử
Đảng bộ tỉnh Nam Định như: của tác giả Lê Ngọc (1985), “Một số kinh nghiệm về
xây dựng và bảo vệ chính quyền trong 40 năm qua”, Tạp chí nghiên cứu lịch sử số
4; “Trách nhiệm nhân dân và cán bộ đối với chính quyền cách mạng”, Nxb Sư thật,
Hà Nội năm 1971; PGS Lê Mậu Hãn (chủ biên), “Lịch sử Quốc hội Việt Nam 1960
- 1976”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003… Những công trình này đã cung
cấp cho đề tài tư liệu và sự nhìn nhận mang tính khái quát về xây dựng chính quyền
nói chung.
Các công trình liên quan trực tiếp đến quá trình xây dựng, củng cố chính
quyền ở tỉnh Nam Định trong các thời kỳ. Nguồn tư liệu chính phục vụ cho nội
dung luận án là các tài liệu đang lưu trữ tại trung tâm lưu trữ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân
dân tỉnh Nam Định, trong văn phòng Tỉnh ủy, Ban tuyên giáo Tỉnh ủy, Trung tâm


lưu trữ báo Nam Định. Đó là các văn bản gốc, gồm các báo cáo, các nghị quyết,
biên bản cuộc họp… của Đảng bộ tỉnh Nam Định trong những năm 1954 – 1975.
Nguồn tư liệu này khá phong phú và một số bộ phận quan trọng chưa được xử lý.
Bên cạnh đó, các tư liệu mang tính chất tổng kết chung như: “Lịch sử Đảng bộ tỉnh
Nam Định”, tập 1+2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.
Những phần tài liệu trên, giúp cho tôi những hiểu biết rộng hơn rõ hơn
những vấn đề lý luận chính quyền, nhà nước. Những tác phẩm bài viết trên đây chủ
yếu mang tính chất tổng kết và định hướng cho độc giả đang tìm hiểu về vấn đề cần
nghiên cứu.

Về lịch sử địa phương tỉnh Nam Định đã có những công trình mang tính khái
quát, hay dưới góc độ biên niên. Còn viết về một thời kỳ lịch sử cụ thể, về lĩnh vực
kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội ở địa phương có tính hệ thống, mới chỉ thực là
bước đầu.
Nhìn chung các nhóm công trình nói trên rất cần thiết đối với thực hiện đề
tài, tác giả có thể kế thừa nhiều nội dung quan trọng, đặc biệt là vấn đề tư liệu. Tuy
nhiên chưa có một công trình nào đề cập đến vấn đề nội dung của đề tài.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
3.1 Mục đích
Làm rõ quá trình Đảng bộ Nam Định lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức
chính quyền từ 1954 - 1975. Qua đó khẳng định những thành tựu, rút ra những kinh
nghiệm góp phần trong việc xây dựng, bảo vệ chính quyền trong giai đoạn hiện nay.
3.2 Nhiệm vụ
- Sưu tập và hệ thống hóa những tài liệu liên quan đến đề tài, trên cơ sở đó trình
bày theo tiến trình lịch sử các chủ trương và biện pháp xây dựng và củng cố chính
quyền qua hai giai đoạn 1954 - 1965 và 1965 - 1975.
- Nêu lên những thành tựu, hạn chế trong lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức
chính quyền của Đảng bộ Nam Định trong những năm 1954 đến năm 1975 và rút ra


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nam Định (2001), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Nam Định,
tập 1 (1930 - 1975), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nam Định (2013), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Nam Định,
tập 2 (1975 - 2005), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1957), “Chỉ thị lãnh đạo bầu cử Hội đồng nhân
dân và Ủy ban hành chính các thành phố”, Cặp số 001, Hồ sơ số 01, Trung tâm lưu

trữ tỉnh Nam Định.

4. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương (1979): Những sự kiện lịch sử Đảng
(1945 - 1954), Nxb. Sự thật, Hà Nội.

5. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nam Định (1992), Đảng bộ Nam Định qua các kỳ Đại hội.
6. Biên bản Hội đồng Chính phủ năm 1954, Trung tâm lưu trữ quốc gia III.
7. Bộ Nội vụ (2005), Lịch sử Bộ Nội vụ, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Bộ Chính trị (2001), Nghị quyết của tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính sách mới
của Đảng, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 15, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.293.

9. Bộ Nội vụ (1957), Lịch sử xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân, Đề cương của
Hội đồng Chính phủ, Hồ sơ số 645.

10. Bộ Nội vụ (1958), Qúa trình xây dựng chính quyền nhân dân ở Việt Nam, Hồ sơ số
645.

11. Bộ Nội vụ (1965), Báo cáo tổng kết hội nghị bàn về công tác Hội đồng nhân dân,
huấn luyện, hộ tịch và một số vấn đề và tổ chức, cán bộ năm 1965, Hồ sơ số 8808.

12. Trương Quốc Chính (Chủ biên), năm 2013, Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt
Nam theo quan điểm Mácxít, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. C.Mác và Ăngghen, Toàn tập (1995), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 1.
14. C.Mác và Ăngghen, Toàn tập (1995), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 3.
15. C.Mác và Ăngghen, Toàn tập (1995), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 4.
16. C.Mác và Ăngghen, Toàn tập (1995), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 13.
17. C.Mác và Ăngghen, Toàn tập (1995), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 19.



18. C.Mác và Ăngghen, Toàn tập (1995), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 21.
19. C.Mác và Ăngghen, Toàn tập (1997), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 18.
20. C.Mác và Ăngghen, Toàn tập (1997), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 33.
21. Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, số 42, năm 1956.
22. Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, số 23, năm 1958.
23. Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, số 27, năm 1958.
24. Cục Thống kê tỉnh Nam Định, Niên giám thống kê năm 2002.
25. Cục Thống kê tỉnh Nam Định, Niên giám thống kê năm 2010.
26. Lê Duẩn (1973), Mấy vấn đề về cán bộ và về tổ chức trong cách mạng Xã hội chủ
nghĩa, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

27. Phạm Văn Đồng (1964), Nhà nước dân chủ nhân dân Việt Nam, Nxb. Sự thật, Hà
Nội.

28. Phạm Văn Đồng (1994), Nhà nước dân chủ nhân dân Việt Nam, Nxb. Sự thật, Hà
Nội.

29. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng
lần thứ 11, tháng 3/1965.

30. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập (2001), tập 15, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.

31. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập (2004), tập 32, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.

32. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập (2004), tập 34, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.

33. Giôn Lốccơ (2007), Khảo luận thứ hai về chính quyền – Chính quyền dân sự, Nxb.

Tri thức.

34. Giới thiệu tác phẩm của C.Mác, Ăngghen, Lênin, Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng
và chính quyền nhà nước (1999), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

35. Vũ Như Giới (1963), Tìm hiểu luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành
chính, Nxb. Phổ thông, Hà Nội.


36. Hiến pháp Việt Nam (năm 1946, 1959, 1980, 1992 và Nghị quyết về việc sửa đổi,
bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.

37. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (đã được sửa đổi, bổ sung
năm 2001), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.

38. Lê Mậu Hãn, Nguyễn Văn Thư (1994), Lịch sử Quốc hội Việt Nam 1946 – 1960,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

39. Lê Mậu Hãn (Chủ biên), năm 2000, Lịch sử Quốc hội Việt Nam 1960 – 1976, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.

40. Lê Mậu Hãn (Chủ biên), năm 2003, Đại cương Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội.

41. Lịch sử Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1970, tập 2.
42. Chu Viết Luân (Chủ biên), Nam Định thế và lực mới trong thế kỷ 21, Nxb. Chính
trị quốc gia, 2005.

43. Cao Văn Liên (2007), Lịch sử Việt Nam từ tiền sử đến năm 2007, Nxb. Thanh
Niên, Hà Nội.


44. Trần Ngọc Liêu (Chủ biên), năm 2013, Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về
nhà nước với việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.

45. Hồ Chí Minh, Toàn tập (2009), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 2.
46. Hồ Chí Minh, Toàn tập (2009), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 3.
47. Hồ Chí Minh, Toàn tập (2009), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 4.
48. Hồ Chí Minh, Toàn tập (2009), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 5.
49. Hồ Chí Minh, Toàn tập (2009), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 7.
50. Hồ Chí Minh, Toàn tập (2009), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 8.
51. Hồ Chí Minh, Toàn tập (2009), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 9.
52. Hồ Chí Minh, Toàn tập (2009), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 10.
53. Hồ Chí Minh, Toàn tập (2009), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 12.


54. “Một số kinh nghiệm về xây dựng và bảo vệ chính quyền trong 40 năm qua” của
Lê Ngọc, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 4 năm 1985.

55. Hà Quang Ngọc, Nguyễn Minh Phương (2013), Tư tưởng Hồ Chí Minh về tổ chức
nhà nước và cán bộ, công chức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

56. “50 năm xây dựng và hoàn thiện chính quyền nhân dân” của tác giả Thanh Sơn,
Tạp chí Cộng sản số 11 năm 1995.

57.“Nhà nước cách mạng Việt Nam 1945 - 1985”, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 4 và
số 5 năm 1965.

58. Nguyễn Trọng Phúc (Chủ biên), năm 2010, Nhà nước cách mạng Việt Nam 1945 –
2010, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.


59. Nguyễn Trọng Phúc (1997), Về xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân dân trong
những năm 1975 – 1999, Luận án PTS Khoa học lịch sử, Hà Nội.

60. Mai Thị Thanh (Chủ biên), năm 2012, Hình thức nhà nước và vấn đề xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

61. Tỉnh ủy Nam Định (1959), Báo cáo tình hình và nhiệm vụ của Ban Chấp hành tỉnh
Đảng bộ Nam Định tháng 3/1959, cặp số 001, hồ sơ số 01.

62. Tỉnh ủy Nam Định (1961), Báo cáo tình hình và nhiệm vụ của Ban Chấp hành tỉnh
Đảng bộ Nam Định tháng 2/1961, cặp số 002, hồ sơ số 06.

63. Tỉnh ủy Nam Định (1963), Báo cáo tình hình và nhiệm vụ của Ban Chấp hành tỉnh
Đảng bộ Nam Định tháng 5/1963, cặp số 002, hồ sơ số 07.

64. Tỉnh ủy Nam Hà (1968), Báo cáo tình hình và nhiệm vụ của Ban Chấp hành tỉnh
Đảng bộ Nam Hà tháng 6/1968, cặp số 005, hồ sơ số 33.

65. Tỉnh ủy Nam Hà (1972), Báo cáo tình hình và nhiệm vụ của Ban Chấp hành tỉnh
Đảng bộ Nam Hà tháng 2/1972, cặp số 13, hồ sơ số 96.

66. Tỉnh ủy Nam Hà (1975), Báo cáo tình hình và nhiệm vụ của Ban Chấp hành tỉnh
Đảng bộ Nam Hà tháng 6/1975, cặp số 20, hồ sơ số 158.

67. Tỉnh ủy Nam Định (1951), Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Nam Định lần thứ
nhất tháng 1/1951, hồ sơ số 01.


68. Tỉnh ủy Nam Định (1959), Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Nam Định lần thứ ba

tháng 3/1959, cặp số 001, hồ sơ số 01.

69. Tỉnh ủy Nam Định (1961), Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Nam Định lần thứ tư
tháng 2/1961, cặp số 002, hồ sơ số 06.

70. Tỉnh ủy Nam Định (1963), Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Nam Định lần thứ
năm tháng 5/1963, cặp số 002, hồ sơ số 07.

71. Tỉnh ủy Nam Hà (1968), Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Nam Hà lần thứ nhất
tháng 6/1968, cặp số 005, hồ sơ số 33.

72. Tỉnh ủy Nam Hà (1972), Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Nam Hà lần thứ hai
tháng 2/1972, cặp số 13, hồ sơ số 96.

73. Tỉnh ủy Nam Hà (1975), Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Nam Hà lần thứ ba
tháng 6/1975, cặp số 20, hồ sơ số 158.

74. Ủy ban hành chính tỉnh Nam Định, Báo cáo tổng kết tình hình xây dựng chính
quyền xã từ khởi nghĩa đến sau sửa sai cải cách ruộng đất 1945 – 1957, cặp số 37,
hồ sơ số 407.

75. Ủy ban hành chính tỉnh Nam Định, Báo cáo niên kết tình hình bộ máy và cán bộ
chính quyền các cấp năm 1952 – 1953, cặp số 37, hồ sơ số 407.

76. Ủy ban hành chính tỉnh Nam Định, Báo cáo về việc đề bạt kiện toàn bộ máy chính
quyền các cấp tỉnh và huyện năm 1957, cặp số 37, hồ sơ số 407.

77. Ủy ban hành chính tỉnh Nam Định, Báo cáo tổng kết kiện toàn chính quyền xã
trong sửa sai năm 1957, cặp số 37, hồ sơ số 407.


78. Ủy ban hành chính tỉnh Nam Định, Báo cáo sơ kết tình hình xây dựng chính quyền
tỉnh, huyện, xã từ khi tiến hành sửa sai đến năm 1957, cặp số 37, hồ sơ số 407.

79. Ủy ban hành chính tỉnh Nam Định, Báo cáo tình hình xây dựng chính quyền xã
năm 1958, cặp số 37, hồ sơ số 408.

80. Ủy ban hành chính tỉnh Nam Định, Báo cáo tình hình xây dựng chính quyền xã 6
tháng đầu năm 1958, cặp số 37, hồ sơ số 408.

81. Ủy ban hành chính tỉnh Nam Định, Báo cáo tình hình công tác biên chế bước I
ngày 26/1/1958, cặp số 37, hồ sơ số 408.


82. Ủy ban hành chính tỉnh Nam Định, Báo cáo tình hình công tác biên chế bước II
ngày 28/1/1958, cặp số 37, hồ sơ số 408.

83. Ủy ban hành chính tỉnh Nam Định, Báo cáo tổng kết tình hình xây dựng chính
quyền xã từ khởi nghĩa đến sau sửa sai cải cách ruộng đất 1945 - 1958, cặp số 37,
hồ sơ số 408.

84. Ủy ban hành chính tỉnh Nam Định, Nhiệm vụ công tác 3 tháng thứ hai năm 1959,
cặp số 001, hồ sơ số 01.

85. Ủy ban hành chính tỉnh Nam Định, Nghị quyết của Ban thường vụ Tỉnh ủy về việc
phân công tỉnh ủy Nam Định, cặp số 001, hồ sơ số 01.

86. Ủy ban hành chính tỉnh Nam Định, Kiểm điểm sự lãnh đạo của Tỉnh ủy năm 1959,
cặp số 001, hồ sơ số 01.

87. Ủy ban hành chính tỉnh Nam Định, Quyết định về việc phân công tỉnh ủy Nam

Định năm 1959, cặp số 002, hồ sơ số 08a.

88. Ủy ban hành chính tỉnh Nam Định, Nghị quyết của Ban thường vụ Tỉnh ủy về việc
chuẩn y Ban tỉnh ủy Nam Định, cặp số 002, hồ sơ số 08a.

89. Ủy ban hành chính tỉnh Nam Định, Quyết định công tác trị an, quốc phòng năm
1959, cặp số 003, hồ sơ số 12.

90. Ủy ban hành chính tỉnh Nam Định, Nghị quyết của Ban thường vụ Tỉnh ủy về công
tác cán bộ miền Nam tháng 12/1959, cặp số 003, hồ sơ số 12.

91. Ủy ban hành chính tỉnh Nam Định, Nghị quyết của Ban thường vụ Tỉnh ủy về việc
đẩy mạnh củng cố hợp tác xã nông nghiệp tháng 12/1959, cặp số 003, hồ sơ số 12.

92. Ủy ban hành chính tỉnh Nam Định, Nghị quyết của Ban thường vụ Tỉnh ủy về tình
hình quý I và nhiệm vụ công tác quý II tháng 12/1959, cặp số 003, hồ sơ số 12.

93. Ủy ban hành chính tỉnh Nam Định, Báo cáo tổng kết công tác của Ủy ban hành
chính tỉnh Nam Định năm 1960, cặp số 003, hồ sơ số 13.

94. Ủy ban hành chính tỉnh Nam Định, Bài phát biểu của đồng chí Vũ Hoạt tại Đại
hội Đại biểu toàn Đảng bộ Nam Định tháng 6/1960, cặp số 001, hồ sơ số 04.

95. Ủy ban hành chính tỉnh Nam Định, Nghị quyết về việc chuyển thời bình sang thời
chiến năm 1960, cặp số 003, hồ sơ số 13.


96. Ủy ban hành chính tỉnh Nam Định, Báo cáo tình hình và phươgn hướng nhiệm vụ
công tác lương thực 1960 - 1961, cặp số 003, hồ sơ số 13.


97. Ủy ban hành chính tỉnh Nam Định, Báo cáo bổ sung của Ban Chấp hành về tình
hình tỉnh Nam Định sau khi hoàn thành kế hoạch 3 năm (1968 - 1960) và nhiệm vụ
cụ thể của kế hoạch năm 1961, cặp số 002, hồ sơ số 06.

98. Ủy ban hành chính tỉnh Nam Định, Tổng kết Đại hội tỉnh năm 1961, cặp số 003,
hồ sơ số 13.

99. Ủy ban hành chính tỉnh Nam Định, Dự thảo Nghị quyết của Đại biểu đại hội tỉnh
Đảng bộ Nam Định tháng 5/1963, cặp số 002, hồ sơ số 07.

100. Ủy ban hành chính tỉnh Nam Định, Bài nói chuyện của đồng chí Lê Duẩn tại Đại
hội Đảng bộ Nam Hà năm 1968, cặp số 005, hồ sơ số 33.

101. Ủy ban hành chính tỉnh Nam Định, Báo cáo bổ sung về công tác xây dựng Đảng
năm 1968, cặp số 005, hồ sơ số 34.

102. Ủy ban hành chính tỉnh Nam Định, Báo cáo bổ sung tình hình về công tác trật tự
an ninh năm 1968, cặp số 005, hồ sơ số 34.

103. Ủy ban hành chính tỉnh Nam Định, Báo cáo công tác kiểm tra giữ gìn kỷ luật
Đảng năm 1968, cặp số 005, hồ sơ số 34.

104. Ủy ban hành chính tỉnh Nam Định, Thông báo về việc phân công Ban Chấp hành
tỉnh Đảng bộ mới năm 1968, cặp số 005, hồ sơ số 34.

105. Ủy ban hành chính tỉnh Nam Định, Báo cáo về phương hướng nhiệm vụ kế hoạch
phát triển kinh tế văn hóa 3 năm (1968 - 1970) tỉnh Nam Hà, cặp số 005, hồ sơ số
34.

106. Ủy ban hành chính tỉnh Nam Định, Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo của Ban Chấp

hành tỉnh Đảng bộ Nam Hà tháng 6/1968, cặp số 005, hồ sơ số 34.

107. Ủy ban hành chính tỉnh Nam Định, Báo cáo công tác quân sự đại phương tỉnh
Nam Hà năm 1968, cặp số 005, hồ sơ số 34.

108. Ủy ban hành chính tỉnh Nam Định, Đề án kiện toàn Ban Chấp hành tỉnh Đảng bộ,
cặp số 13, hồ sơ số 96.


109. Ủy ban hành chính tỉnh Nam Định, Bài nói của Đồng chí Trường Chinh tại Đại
hội đại biểu Đảng bộ Nam Hà tháng 2/1972, cặp số 13, hồ sơ số 96.

110. Ủy ban hành chính tỉnh Nam Định, Báo cáo của Ban Chấp hành tỉnh Đảng bộ
Nam Hà về tình hình 3 năm 1972 – 1974 và phương hướng nhiệm vụ 2 năm 1975 1976, cặp số 20, hồ sơ số 158.

111. Phạm Vĩnh (Chủ soạn), Nam Định, đất nước – con người, Nxb. Văn hóa Thông
tin, năm 1991.

112. V.I.Lênin, V.I.Lênin toàn tập, năm 1976, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, tập 33.
113. V.I.Lênin, V.I.Lênin toàn tập, năm 1976, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, tập 34.
114. V.I.Lênin, V.I.Lênin toàn tập, năm 1977, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, tập 42.
115. V.I.Lênin, V.I.Lênin toàn tập, năm 1977, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, tập 43.
116. V.I.Lênin, V.I.Lênin toàn tập, năm 1978, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, tập 1.
117. V.I.Lênin, V.I.Lênin toàn tập, năm 1978, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, tập 37.
118. V.I.Lênin, V.I.Lênin toàn tập, năm 1981, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, tập 32.
119. Viện Luật học (1972), Một số vấn đề Nhà nước và pháp luật Việt Nam, Nxb. Khoa
học xã hội, Hà Nội.

120. Viện Sử học (2002), Việt Nam những sự kiện lịch sử 1954 – 1975, Nxb. Giáo dục,
Hà Nội.




×