Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Báo cáo thực tập du lịch: Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch tại công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồ Gươm Xanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.41 KB, 62 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, Du lịch đã trở thành một nhu cầu thiết yếu của con người. Du
lịch giúp con người giao lưu văn hóa để xích lại gần nhau hơn, nó cũng giúp
con người tìm hiểu được nhiều điều thú vị tại nơi mình đến của mình. Du lịch
không phải là ngành sản xuất trực tiếp nhưng nó góp phần không nhỏ vào
nguồn thu của đất nước.
Trên thế giới từ lâu đã thiết lập một mạng lưới du lịch rộng lớn ở hầu hết
các quốc gia. Các lợi ích kinh tế mang lại từ du lịch là điều không thể phủ
nhận, thông qua việc tiêu dùng của khách du lịch đối với các sản phẩm du
lịch. Xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng đa dạng của khách du lịch mà ngành kinh
tế du lịch không ngừng mở rộng hoạt động của mình thông qua mối quan hệ
liên ngành trong nền kinh tế, đồng thời làm biến đổi cơ cấu ngành trong nền
kinh tế.
Là một ngành công nghiệp “không khói”, bỏ ít vốn mà quay vòng lại
nhanh, theo Hội đồng Lữ hành và Du lịch quốc tế (WTTC) đã công bố du lịch
là một công nghệ lớn nhất thế giới, vượt lên cả công nghệ sản xuất ô tô, thép,
điện tử và nông nghiệp. Theo thống kế của Tổ chức du lịch thế giới
(UNWTO), hiện nay một số quốc gia trên thế giới có thu nhập về du lịch
chiếm 60% – 70% tổng sản phẩm quốc nội. Ở nhiều nước du lịch đã, đang và
sẽ trở thành một ngành kinh tế mạnh, một ngành kinh tế mũi nhọn. Những
thống kê ban đầu về hoạt động kinh doanh du lịch của thế giới năm 2002 đã
mang lại sự ngạc nhiên với các chuyên gia kinh tế. Lần đầu tiên trong lịch sử
phát triển của ngành, lượng khách du lịch quốc tế thế giới vượt qua ngưỡng
700 triệu lượt khách, và bất chấp lời đàm tiếu bi quan cũng như những lời
cảnh báo về một sự khủng hoảng mới thì ngành du lịch vẫn kết thúc năm
2002 với mức tăng trưởng bình quân là 3,1%. Một lần nữa ngành du lịch tự
Phạm Thị Lý – QTKDDL1



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

chứng minh khả năng tự phục hồi nhanh chóng của mình. Qua đây, chúng ta
thấy du lịch có tác dụng tích cực làm thay đổi bộ mặt kinh tế ở các vùng, đem
lại nhiều lợi ích kinh tế cho quốc gia. Nhiều nước trên thế giới coi du lịch là
cứu cánh để vực dậy nền kinh tế yếu kém của mình. Với thế mạnh là một đất
nước có tiềm năng và nguồn tài nguyên du lịch phong phú hấp dẫn, tình hình
chính trị ổn đinh, Việt Nam được coi là một điểm đến an toàn cho du khách.
Nắm bắt được những lợi thế này, trong những năm gần đây, Đảng và Nhà
nước ta đã có những chủ trương đúng đắn kịp thời phát triển du lịch trở thành
một ngành kinh tế mũi nhọn (Đại hội 9 năm 2001), từng bước đưa nước ta trở
thành một trung tâm Du lịch – Thương mại – Dịch vụ có tầm cỡ trong khu
vực.
Hòa nhịp cùng sự phát triển chung của ngành Du lịch, sự ra đời hàng loạt
các công ty lữ hành đã tạo đà cho ngành du lịch Việt Nam phát triển lớn
mạnh. Cùng vỡi thế giới, ngành du lịch lữ hành cũng đang trên đà đi lên để
đáp ứng nhu cầu đi du lịch của người dân hàng năm. Theo thống kê chưa đầy
đủ thì cả nước có khoảng hơn 4000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
kinh doanh lữ hành mà tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như: Hà Nội,
Hải Phòng, Quảng Ninh, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Thành Phố Hồ Chí
Minh…
Tại khu vực Hà Nội, tuy chưa phải là một công ty lữ hành thực sự lớn
nhưng công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồ Gươm Xanh đã có vị trí
nhất định trong thị trường lữ hành nội địa. Trong thị trường kinh doanh

lữ

hành nội địa, công ty đã tạo được những dấu ấn ban đầu rất tốt với khách
hàng. Và công ty đang ngày càng lớn mạnh hơn với cơ cấu tổ chức chuyên
nghiệp, đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm, nhiệt tình. Là một sinh viên học về

chuyên ngành Du lịch, em đã rất may mắn được thực tập và học hỏi trong môi

Phạm Thị Lý – QTKDDL1


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

trường làm việc thuận lợi như vậy. Sau đợt thực tập này, em đã có thêm rất
nhiều kinh nghiệm quý báu cho công việc của mình sau này.
Trong quá trình học tập tại Khoa Sư phạm – Du lịch, trường Đại học Công
nghiệp Hà Nội, em luôn được tạo cơ hội đểtiếp cận với môi trường làm việc
thực tế qua các buổi học thực hành tại các tuyến điểm du lịch, những buổi học
ngoại khóa, đặc biệt là thông qua các đợt thực tập tại các công ty lữ hành và
các doanh nghiệp du lịch này đã giúp em có điều kiện làm quen, cọ xát với
môi trường làm việc thực tế và yêu cầu của các nhà tuyển dụng đồng thời có
cơ hội áp dụng những kiến thức kỹ năng đã được học tại trường vào thực tế.
Dựa trên những cơ sở kiến thức nền tảng, em đã có được những nhìn nhận,
phân tích, tìm hiểu về cơ cấu hoạt động kinh doanh của công ty, bước đầu tìm
hiểu về cơ cấu tổ chức nhân sự, chức năng cũng như cách thức điều hành xây
dựng một chương trình du lịch, hoạt động hướng dẫn, hoạt động marketing… ,
từ đó rèn luyện thêm kỹ năng nghề nghiệp, hoàn thiện bản thân hơn trong môi
trường làm việc thực sự.
Thời gian và vị trí thực tập
-

Thời gian từ /1 đến 15/3/2014

-

Vị trí: tại phòng Marketing của công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồ


Gươm Xanh

Phạm Thị Lý – QTKDDL1


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Kết cấu bài báo cáo: Bài báo cáo thực tập ngoài các phần mở đầu, phụ lục và
kết luận, nội dung chính bao gồm các chương:
-

Chương 1: Khái quát về công ty

-

Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch tại công ty

TNHH Du lịch và Thương mại Hồ Gươm Xanh
-

Chương 3: Kết quả đạt được trong quá trình thực tập

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH DU LỊCH VÀ
THƯƠNG MẠI HỒ GƯƠM XANH
1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty
1.1.1. Tên và địa chỉ công ty
Tên doanh nghiệp: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Du lịch và Thương mại
Hồ Gươm Xanh
Tên viết tắt: Hồ Gươm Xanh

Tên giao dịch: Ho Guom Xanh Trading and Tourism Company Limited.
Địa chỉ: Nhà số 6, Ngõ 11, Tổ 10, Thị trấn Sóc Sơn, Huyện Sóc Sơn,
Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Số đăng ký kinh doanh: 0105750105
Ngày cấp: 27/12/2011
Tình trạng hoạt động: Đang hoạt động

Phạm Thị Lý – QTKDDL1


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn
Loại hình hoạt động: Doanh nghiệp
Người đại diện theo pháp luật: Giám đốc Phan Thành Đạt.
Điện thoại: 04-36490476
Email:
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồ Gươm Xanh là một công ty
kinh doanh dịch vụ lữ hành nhỏ trên địa bàn Hà Nội. Công ty được thành lập
vào đầu năm 2011 bởi 2 cổ đông và chính thức đi vào hoạt động chiều sâu
vào cuối năm 2011. Hiện tại, công ty đang có khoảng trên 20 nhân viên và
cộng tác viên chuyên nghiệp, có chuyên môn cao, nhiệt tình và giàu kinh
nghiệm.
Ngay từ khi thành lập, Hồ Gươm Xanh đã luôn thực hiện nghiêm túc các
quy chế phân phối tiền lương, khen thưởng, quy chế khoán. Bên cạnh đó
chính sách đầu tư phát triển nguồn nhân lực cũng là một trong số những chính
sách quan trọng của công ty. Song song với đó là việc củng cố đoàn kết nội
bộ, mở rộng hợp tác, tạo mối quan hệ với các doanh nghiệp và các cơ sở cung
ứng dịch vụ. Đây cũng là tiền đề để công ty phát triển và mở rộng quy mô

hoạt động kinh doanh của mình.
1.2. Sơ đồ tổ chức quản lý
1.2.1. Mô hình tổ chức

Phạm Thị Lý – QTKDDL1


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Để đảm bảo tính linh hoạt cao yêu cầu hoạt động kinh doanh có hiệu quả
thì phải tổ chức bộ máy hoạt động với quy mô hợp lý nhất, tối ưu nhất, mọi
khó khăn sai lầm trong kinh doanh phải được khắc phục kịp thời. Các phòng
ban phải có sự liên kết hộ trợ lẫn nhau để thực hiện các mục tiêu đã đặt ra.
Chính vì vậy, công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồ Gươm Xanh đã tổ
chức quản lý theo mô hình trực tuyến, tức là giám đốc quản lý toàn bộ hoạt
động của công ty, có kế hoạch điều chỉnh kịp thời và các bộ phận chức năng
chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc. Mối quan hệ quản lý này có ưu điểm
gọn nhẹ về tổ chức, thông tin được đảm bảo thông suốt, đảm bảo đủ nguồn
lực để giải quyết các vấn đề trọng tâm. Bộ máy tổ chức được thể hiện qua sơ
đồ sau:
Giám đốc

Phó giám đốc

Phòng
Điều
hành

Du lịch
nội địa


Hướng
dẫn viên

Phòng hành
chính- kế
toán

Phòng thị
trường

Phòng
vận
chuyển

Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức quản lí công ty
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
- Giám đốc Công ty Phan Thành Đạt: Đứng đầu doanh nghiệp, chịu trách
nhiệm về mọi hoạt động, trực tiếp quản lý các bộ phận: kế toán, tài chính,
Phạm Thị Lý – QTKDDL1


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

hành chính, gián tiếp quản lý các bộ phận

khác thuộc phòng du lịch,

marketing thông qua phó giám đốc. Giám đốc có nhiệm vụ thiết lập các báo
cáo và kế hoạch cho hoạt động từng tháng, quý và năm, có quyền tổ chức bộ

máy quản lý của công ty, tuyển và sa thải nhân viên cho phù hợp với nhu cầu
hoạt động và phát triển của công ty.
- Phó Giám đốc: Quản lý trực tiếp phòng du lịch với các bộ phận vận chuyển,
marketing, du lịch nội địa inbound. Đồng thời là người tham mưu cho giám
đốc về các hoạt động phát triển chung.
- Phòng Kế toán tài chính:
+ Hạch toán các hoạt động kinh doanh của công ty, tính hiệu quả doanh thu,
chi phí, lợi nhuận để tính lương, chấm công… Có trách nhiệm tài chính, thu,
chi tiền mặt cũng như các phương tiện thanh toán khác.
+ Tổ chức thực hiện các công việc tài chính kế toán của công ty như theo dõi
ghi chép chi tiêu của công ty theo đúng hệ thống tài khoản và chế độ kế toán
của Nhà nước, theo dõi, phản ánh tình hình sử dụng vốn, tài sản của công
ty…
+ Thực hiện chế độ báo cáo tài chính định kỳ, kịp thời phản ánh những thay
đổi trong kinh doanh để giám đốc công ty có biện pháp xử lý kịp thời.
+ Theo dõi thị trường, thu thập thông tin, báo cáo và đề xuất kịp thời với ban
giám đốc.
+ Theo dõi thanh toán quốc tế và tư vấn kịp thời các hình thức, phương thức
thanh toán, chế độ tài chính, thuế, tỷ giá, phí ngân hàng, phí thẻ tín dụng, phí
vận chuyển.

Phạm Thị Lý – QTKDDL1


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

- Phòng Hành chính:
+ Tổ chức nhân sự của doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu kinh doanh của
công ty
+ Lập kế hoạch về nguồn nhân lực cần thiết cho công ty đồng thời tiến

hành tuyển dụng lao động.
+ Sắp xếp bố trí nhân lực, đào tạo nguồn nhân lực, kế hoạch phát triển
nguồn nhân lực.
+ Thực hiện các quy chế, nội quy, khen thưởng kỷ luật, chế độ tiền lương,
thay đổi đội ngũ, đào tạo…
+ Xử lý, lưu giữ, quản lý các hệ thống công văn giấy tờ
+ Mua sắm trang thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động kinh doanh của
công ty.
+ Theo dõi và có kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thay thế các trang thiết bị
máy móc.
- Phòng Du lịch: Hiện tại, công ty chỉ đang phát triển trên mảng du lịch nội
địa, vì vậy phòng du lịch có chức năng
+ Bộ phận du lịch nội địa: Tìm hiểu du lịch nội địa, xây dựng và tổ chức các
chương trình, báo giá, đặt các dịch vụ liên quan.
+ Bộ phận Thị trường: Quảng bá thương hiệu của công ty, marketing sản
phẩm, khai thác thị trường khách du lịch tiềm năng, giới thiệu và bán các
chương trình du lịch của công ty.

Phạm Thị Lý – QTKDDL1


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

+ Bộ phận Vận chuyển: Thiết lập mối quan hệ với các nhà xe, hãng hàng
không trong nước, các nhà ga, xin báo giá vận chuyển theo chương trình, đặt
dịch vụ xe
+ Hướng dẫn viên: Tiếp xúc và chăm sóc khách hàng trực tiếp theo chương
trình đã bán. Ngoài 3 hướng dẫn viên chính, công ty còn cộng tác với đội ngũ
hướng dẫn viên ngoài năng động, nhiệt tình và đầy kinh nghiệm.
1.2.3. Nội quy, quy định làm việc của công ty.


1.2.3.1. Quy định thực hiện giờ làm việc hành chính
- Thời gian làm việc trong giờ hành chính như sau:
+ Sáng: 7h30 – 11h30
+ Chiều: 11h30 – 17h30
-

Chấm công: Công ty thực hiện chấm công vào máy quẹt thẻ như sau:

+ Đầu giờ làm việc buổi sáng (7h25 – 7h35) và buổi chiều (1h25 – 1h35), mọi
thành viên trong công ty phải check in bằng cách quẹt thẻ nhân viên vào máy
quét theo quy định
+ Cuối giờ làm việc vào buổi sáng (11h30) và buổi chiều (17h30), mọi nhân
viên trong công ty phải check out theo quy định
+ Nếu nhân viên thuộc bộ phận nào đi công tác, phụ trách bộ phận đó phải ký
xác nhận vào Sổ theo dõi chấm công của phòng Hành chính. Trường hợp phụ
trách bộ phận đi vắng thì người được phụ trách bộ phận ủy quyền sẽ ký thay.

Phạm Thị Lý – QTKDDL1


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

+ Phòng hành chính có nhiệm vụ phối hợp cùng bảo vệ thường xuyên và định
kỳ kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội quy quy định của công ty đã ban
hành. Mọi trường hợp vi phạm đều được xử lý theo quy định của công ty.
1.2.3.2. Quy định hoạt động trong giờ làm việc
-

Toàn thể các nhân viên trong công ty phải tuân thủ nhiệm vụ của mình,


dưới sự chỉ đạo của phụ trách bộ phận và giám đốc công ty
-

Triệt để tiết kiệm khi sử dụng các thiết bị và vật liệu bao gồm: điện, nước,

máy in, máy điện thoại/fax, máy tính… Không sử dụng các trang thiết bị, máy
móc, công cụ làm việc vào các mục đích khác ngoài công việc được giao.
-

Không hút thuốc trong phòng và khu vực làm việc của cồng ty

-

Không ăn quà trong giờ làm việc, không vứt rác bừa bãi trong phòng cũng

như khu vực làm việc của công ty.
-

Mỗi cá nhân đều phải giữ gìn trật tự, vệ sinh chung và khu vực làm việc

của mình.
-

- Tổng vệ sinh dọn dẹp, lau chùi các thiết bị làm việc trong văn phòng vào

chiều thứ 7 hàng tuần.
-

Bảo vệ an toàn tài sản của công ty và tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc


phòng cháy chữa cháy.
1.2.3.3. Quy định về trang phục trong giờ làm việc
Đồng phục là trang phục được may theo đúng quy định của công ty và được
trang bị cho toàn bộ nhân viên trong công ty.
-

Đối với nhân viên nam: 1 bộ vest, áo sơ mi và cà vạt

-

Đối với nhân viên nữ: 1 bộ vest, áo sơ mi trắng và juyp

Phạm Thị Lý – QTKDDL1


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Ngoài những ngày mặc đồng phục theo quy định, nhân viên mặc các trang
phục khác với điều kiện gọn gàng, lịch sự, kín đáo, phù hợp với thuần phong
mỹ tục và truyền thống Việt Nam.
Việc mặc đồng phục được quy định vào các ngày thứ Hai và thứ Năm hàng
tuần.
1.2.3.4. Quy định việc vệ sinh, an toàn trong giờ làm việc
-

Vệ sinh, an toàn trong giờ làm việc:

+ Mỗi cá nhân đều phải giữ gìn vệ sinh khu vực làm việc của mình
+ Hàng ngày vào mỗi sáng trước khi vào giờ làm việc, mỗi cá nhân phải vệ

sinh khu vực làm việc, bàn ghế, máy tính cá nhân sạch sẽ.
+ Cuối giờ chiều trước khi ra về, phải sắp xếp tài liệu vào nơi quy định ( các
tài liệu quan trọng phải cất vào tủ, khóa cẩn thận và phải rút chìa khóa ra khỏi
ổ khóa). Phải để tài liệu ngăn nắp, tránh lộn xộn gây mất mát thất lạc tài liệu
của công ty.
+ Phải tắt hết đèn, quạt, máy điều hòa, máy tính và các thiết bị có liên quan
sau giờ làm.
+ Không dán giấy lên tường bằng hồ, keo, băng dính hoặc bất kỳ hóa chất nào
gây bẩn, ố tường
+ Không khoan đục tường, treo tranh ảnh hoặc bất kỳ một tác động nào gây
sứt, hỏng tường khi chưa được phép của giám đốc công ty hoặc người được
ủy quyền theo quy định.

Phạm Thị Lý – QTKDDL1


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

+ Bàn ghế làm việc phải được sắp xếp theo quy định, không được tự ý di
chuyển lung tung.
-

Vệ sinh chiều thứ 7:

+ Các bộ phận phải tiến hành tổng vệ sinh vào chiều thứ 7 bao gồm các công
việc cụ thể như sau: tắt máy tính và các thiết bị điện, khóa tủ và bàn làm việc,
dọn dẹp tài liệu trên bàn, quét phòng, đổ rác vào thùng, cất tài liệu đúng nơi
quy định, vệ sinh điện thoại, bàn ghế, tủ, điều hòa, không gian làm việc và các
vận dụng khác phục vụ cho công việc hàng ngày, khóa phòng và giao chìa
khóa cho bảo vệ

+ Thời gian thực hiện: từ 17h đến 17h30 chiều thứ 7 hàng tuần.
1.2.3.5. Quy định hệ thống phòng chống cháy nổ
-

Tất cả các thành viên trong công ty phải tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc

phòng cháy theo quy định.
-

Nhân viên công ty trước khi ra về phải kiểm tra, thu dọn những vật liệu dễ

gây cháy nổ để đúng nơi quy định.
-

Tất cả các thành viên trong công ty, nếu trường hợp xảy ra cháy nổ phải

nhanh chóng xử lý và báo cho người có trách nhiệm trong công ty. Nếu sự
việc vượt quá tầm kiểm soát của mình phải thông báo ngay cho cơ quan
phòng cháy chữa cháy của thành phố theo số điện thoại 114 và thông báo cho
giám đốc công ty.
1.2.3.6. Quy định về bảo vệ tài sản của công ty.
Mọi nhân viên đều phải có ý thức bảo vệ tài sản chung của công ty. Mọi
trường hợp xâm phạm tài sản chung đều được xử lý kỷ luật theo quy định của
pháp luật và nội quy của công ty.
Phạm Thị Lý – QTKDDL1


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

1.2.3.7. Quy định tiếp khách trong giờ làm việc

-

Bộ phận hành chính có nhiệm vụ đón tiếp và hướng dẫn khách đến phòng

khách.
-

Sau khi giao dịch với khách hàng tại phòng khách, nhân viên phải sắp xếp

ghế và các vật dụng khác (nếu có sử dụng) gọn gàng, ngay ngắn và có ý thức
giữ gìn vệ sinh chung của phòng khách.
1.2.3.8. Quy định về việc gọi điện thoại
-

Gọi điện thoại đi:

+ Điện thoại cố định của công ty dùng cho giao dịch, không sử dụng vào mục
đích cá nhân.
+ Trong trường hợp cần sử dụng điện thoại để giao dịch đường dài, ngoại
tỉnh, quốc tế thì phải gọi trực tiếp qua mã số cá nhân. Công ty sẽ cấp cho mỗi
nhân viên một mã số cá nhân, các nhân viên sẽ tự gọi điện và quản lý việc gọi
điện thoại thông qua mã số cá nhân của mình.
+ Khi nói chuyện điện thoại cần nói ngắn gọn tránh làm nghẽn đường dây và
tốn phí điện thoại của công ty.
-

Nhận điện thoại đến:

+ Mọi nhân viên khi nhận điện thoại phải từ tốn, nhã nhặn, lịch sự và rõ ràng
khi trả lời khách.

+ Nếu điện thoại đến vì việc cá nhân thì nhân viên phải đàm thoại ngắn gọn,
nhanh chóng để hạn chế đường dây bận.

Phạm Thị Lý – QTKDDL1


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

+ Trường hợp đối tượng có điện thoại đi vắng thì nhận lại lời nhắn và ghi vào
sổ, sau đó tìm cách thông báo cho đối tượng đó sớm nhất.
1.2.3.9. Sử dụng và bảo quản con dấu của công ty
-

Con dấu của công ty khẳng định giá trị pháp lý của các văn bản trong quá

trình giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức. Con dấu của công ty phải được giữ
gìn cẩn thận, không được làm rơi gây sứt mẻ và làm biến dạng ban đầu.
-

Nhân viên giữ dấu không được sử dụng con dấu bừa bãi hoặc sử dụng vào

mục đích cá nhân.
-

Khi đóng dấu, nhân viên đóng dấu phải đóng dấu công ty, dấu chức vụ,

dấu tên thật ngay ngắn, rõ ràng, không nhòe theo đúng quy định cách đóng
dấu của Nhà nước.
1.2.3.10. Họp thường kỳ, họp bất thường của Ban giám đốc và các bộ phận
trong công ty.

- Họp định kỳ là cuộc họp do giám đốc công ty chủ trì, có sự tham gia của các
thành viên liên quan để xem xét và đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh
của công ty. Họp định kỳ mỗi tháng một lần vào một ngày cố định.
- Cuộc họp bất thường sẽ do giám đốc công ty triệu tập, hoặc phụ trách các bộ
phận có việc đột xuất đề nghị lên giám đốc yêu cầu triệu tập cuộc họp bất
thường.
1.2Cơ sở vật chất kỹ thuật
Công ty trang bị mới hoàn toàn cơ sở vật chất nhằm tạo điều kiện tốt nhất,
thuận lợi nhất trong quá trình kinh doanh.

Phạm Thị Lý – QTKDDL1


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

STT
1
2
3
4
5

Nội dung
Máy tính
Máy in – fax – photo
Điện thoại
Máy điều hòa nhiệt độ
Các đồ dùng văn phòng

Đơn vị

Chiếc

Số lượng
4 máy bàn

Chiếc
Chiếc

3 laptop
1
3 nối ngoài

Chiếc

2 nội bộ
2

khác (bút, ghim, băng dính,
kéo…)
Bảng 1.1. Cơ sở vật chất phục vụ trong công ty.
1.3Các lĩnh vực hoạt động của công ty
Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồ Gươm Xanh thực hiện đầy đủ
chức năng kinh doanh lữ hành của mình. Năm 2012, công ty chủ yếu hoạt
động các dịch vụ du lịch từng phần: bán vé tàu hỏa, đặt phòng khách sạn, đặt
vé máy báy…, chưa phát triển du lịch trọn gói hay tập trung khai thác khách
du lịch. Trước xu thế phát triển của các ngành dịch vụ đặc biệt là dịch vụ du
lịch, công ty đã tiến hành đầu tư vào việc tổ chức các chương trình du lịch

Phạm Thị Lý – QTKDDL1



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

trọn gói, hạch toán kinh tế độc lập, khai thác mạnh vào kinh doanh du lịch,
phân bố nhân sự. Đây được xem như thời kỳ khởi đầu phát triển du lịch lữ
hành của công ty.
Lĩnh vực hoạt động chính của công ty là kinh doanh lữ hành nội địa. Các
chương trình du lịch nội địa đến hầu hết các điểm du lịch nổi tiếng trên cả
nước với độ dài thời gian phong phú, phù hợp với các kỳ nghỉ lễ của du
khách. Các chương trình của Hồ Gươm Xanh còn được phân chia theo chủ đề
như: Du lịch gia đình, du lịch biển, du lịch văn hóa, du lịch mua sắm, du lịch
hành hương, du lịch công vụ. Trong đó, công ty chú trọng nhất đến các
chương trình du lịch phục vụ khách đi nghỉ dưỡng tại các bãi biển nổi tiếng
trên cả nước
Ngoài ra, công ty còn kinh doanh các dịch vụ thương mại thế mạnh khác như:
- Dịch vụ cấp visa, hộ chiếu
- Dịch vụ đặt phòng khách sạn
- Dịch vụ vé máy bay, tàu hỏa
- Dịch vụ cho thuê xe du lịch từ 4 – 45 chỗ…
STT
1
2
3


G46101
I5610
I56210

Tên ngành

Đại lý
Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động
Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không
thường xuyên với khách hàng (phục vụ tiệc, hội họp,

4
5
6
7

I56290
I5630
N7710
N79110

đám cưới…)
Dịch vụ ăn uống khác
Dịch vụ phục vụ đồ uống
Cho thuê xe có động cơ
Đại lý du lịch

Phạm Thị Lý – QTKDDL1


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

8

N82300


Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại

Bảng 1.2. Danh mục ngành nghề

1.4. Đối tượng khách
Với trọng tâm chính là phát triển mảng du lịch nội địa, công ty TNHH Du lịch
và Thương mại Hồ Gươm Xanh đã tổ chức thành công nhiều chương trình du
lịch và ngày càng mở rộng danh sách khách hàng. Đây cũng chính là lĩnh vực
phát triển mạnh và mang lại nguồn lợi nhuận chính cho công ty trong suốt
những năm vừa qua.
Đối tượng khách chủ yếu trên địa bàn Hà Nội thông qua các mối quan hệ
riêng của giám đốc và nhân viên công ty, Khách hàng chủ yếu trong khối
hành chính nhà nước, học sinh sinh viên và giáo viên trong khối giáo dục…
Nhờ tổ chức được những chương trình du lịch chất lượng tốt, giá cả hợp lý mà
lượng khách đến với công ty ngày càng tăng, trở thành những khách hàng
tiềm năng và thân thuộc của công ty. Hiện tại, công ty đang cố gắng khai thác
danh sách khách hàng quen thuộc và mở rộng thị trường hơn nữa nhầm tăng
thêm số lượng khách và doanh thu cho công ty
1.5. Phương hướng, kế hoạch phát triển của công ty 5 năm tiếp theo
Từ khi thành lập đến nay, mặc dù gặp khá nhiều khó khăn, nhưng kết quả
kinh doanh của công ty vẫn có những dấu hiệu tăng trưởng đáng kể. Chính vì
vậy, phương hướng và kế hoạch mà ban lãnh đạo công ty đưa ra trong 5 năm
tiếp theo cụ thể là:

Phạm Thị Lý – QTKDDL1


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

-


Thúc đẩy mạnh hơn tốc độ phát triển, tăng doanh thu lữ hành nội địa, mở

rộng hơn nữa thị trường khách miền Nam.
-

Đầu tư nhiều hơn cho các hoạt động marketing chung, chăm sóc khách

hàng.
-

Xây dựng cơ cấu doanh nghiệp ổn định, lựa chọn những người có năng

lực, làm việc lâu dài nhằm tăng hiệu quả trong kinh doanh.
-

Tiếp tục duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các khách hàng quen thuộc, tăng

chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đưa ra những chính sách
ưu đãi nhằm tăng sự trung thành của khách hàng với công ty, đồng thời tạo ra
nhiều tour đặc trưng hấp dẫn khách du lịch.
-

Xác định thị trường chính là thanh niên, học sinh, sinh viên, giáo viên.

Đồng thời để công ty ngày càng phát triển và thu hút khách cần phải mở rộng
thị trường, tìm kiếm các thị trường tiềm năng khác, đa dạng hóa các sản phẩm
du lịch.
-


Tạo mối quan hệ tốt với các đối tác truyền thông, tìm kiếm đối tác mới

đặc biệt là trong lĩnh vực vận chuyển khách.
-

Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện mô hình tổ chức, chức năng nhiệm vụ và

cải tiến tổ chức lao động theo hướng tinh gọn.
-

Rà soát lại nội quy, quy chế, quy trình nghiệp vụ, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ

cương trong nội bộ công ty. Nhưng đồng thời cũng phải luôn chú ý đến người
lao động, đảm bảo tiền lương, tiền phụ cấp, tiền thưởng hợp lý để khuyến
khích nhân viên nỗ lực làm việc tăng cường phong trào thi đua cống hiến cho
sự phát triển của công ty.
-

Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao chất lượng toàn diện, đổi

mới trang thiết bị nhằm đáp ứng nhu cầu cạnh tranh, hội nhập môi trường làm
việc chuyên nghiệp, phát huy nghiệp vụ tối đa.
-

Đưa ra chiến lược và chính sách thu hút người có khả năng, năng lực tâm

huyết với nghề.
Phạm Thị Lý – QTKDDL1



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

-

Chú ý đào tạo nhân lực cho doanh nghiệp vững vàng về chính trị, có đạo

đức trong sáng, có tác phong tinh thần và kỷ luật cao, đặc biệt là trình độ
chuyên môn và ngoại ngữ.
1.6. Thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức của công ty trong hiện tại.
1.6.1. Thuận lợi
- Đội ngũ nhân viên đều đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung cấp
chuyên nghiệp chuyên ngành du lịch, yêu nghề, sáng tạo, nhiệt tình và có
trách nhiệm với công việc.
- Đội ngũ cộng tác viên năng động, linh hoạt, có trình độ chuyên môn.
- Chất lượng du lịch ngày càng được nâng cao, hoạt động xây dựng, tổ chức
bán và thực hiện chương trình du lịch ngày càng chuyên nghiệp.
1.6.2. Khó khăn.
- Vốn và nguồn lực của công ty còn khá hạn chế. Là công ty mới thành lập
nên thị trường khách và quy mô của Hồ Gươm Xanh còn nhỏ hẹp, khó khăn
trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp lữ hành lớn mạnh khác trên địa
bàn Hà Nội
- Văn phòng nhỏ, trang thiết bị đầy đủ nhưng chưa thực sự hiện đại nên
làm việc với cường độ cao chưa đảm bảo được sức cạnh tranh với công ty
khác.
- Công ty hiện đã nối mạng Internet nhưng đường truyền chưa được tốt,
các máy tính thỉnh thoảng vẫn có sự cố về kỹ thuật.

Phạm Thị Lý – QTKDDL1



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

- Công ty chưa có website chính thức, vì thế hạn chế trong việc cung cấp
thông tin về các tour du lịch tới du khách.
- Nguồn nhân lực trẻ, còn ít kinh nghiệm.
- Thị trường khách chưa ổn định.
1.6.3. Cơ hội
- Hiện tại, công ty đang mở rộng mối quan hệ hợp tác tốt đẹp đôi bên
cùng có lợi với một số nhà cung cấp nổi tiếng có uy tín, nhờ đó chất lượng
dịch vụ và thương hiệu của công ty cũng đang dần được nâng lên và được
nhiều khách hàng biết đến.
1.6.4. Thách thức
- Du lịch ngày càng phát triển, kéo theo đó là hàng loạt các công ty lữ
hành mới được thành lập với những chính sách ưu đãi hấp dẫn nhằm thu hút
khách hàng. Bên cạnh đó các doanh nghiệp lữ hành có tên tuổi đã tạo được vị
thế khá vững chắc trên thị trường với nguồn khách quen thuộc và ổn định.
Điều này là thách thức rất lớn đối với Hồ Gươm Xanh trong việc thâm nhập,
mở rộng thị trường khách và đứng vững được trên thị trường.
- Công ty mới nên ít được mọi người biết đến. Văn phòng công ty lại ở xa
trung tâm thành phố nên càng bất lợi hơn trong việc quảng bá thương hiệu và
tên tuổi công ty.

Phạm Thị Lý – QTKDDL1


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH
TẠI CÔNG TY TNHH DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI HỒ GƯƠM
XANH.

2.1. Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh du lịch.
2.1.1. Du lịch là gì?
Cùng với sự phát triển của du lịch, khái niệm du lịch được hiểu theo nhiều
cách khác nhau tùy theo góc độ xem xét.
Theo Liên hiệp Quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International
Union of Official Travel Organization IUOTO): Du lịch được hiểu là một
hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của
mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề
hay một việc kiếm tiền sinh sống.
Tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch họp tại Roma – Italia (21/8 –
5/9/1963), các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch được hiểu
là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn
từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi cư
trú thường xuyên của họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến không phải là nơi
làm việc của họ.”
Nhìn từ góc độ kinh tế: “Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm
vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp

Phạm Thị Lý – QTKDDL1


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu
khác.”
Luật Du lịch Việt Nam (được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7, Khóa
XI năm 2005) đã nêu khái niệm về du lịch như sau: “Du lịch là các hoạt động
có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của
mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong
một khoảng thời gian nhất định.”

2.1.2. Khách du lịch
Theo tổ chức Du lịch Thế giới (WTO): “Khách du lịch là những người rời
khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình đến một nơi nào đó, quay trở lại với
những mục đích khác nhau, loại trừ mục đích làm công và nhận thù lao ở nơi
đến; có thời gian lưu lại ở nơi đến từ 24 giờ trở lên (hoặc có sử dụng dịch vụ
lưu trú qua đêm) nhưng không quá thời gian một năm.”
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Khách du lịch là người đi du lịch
hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để
nhận thu nhập ở nên đến.”
2.1.2.1. Khách du lịch quốc tế (International tourist)
Năm 1963, tại Hộ nghị của Liên Hợp Quốc về Du lịch được tổ chức ở
Roma (Ý), Ủy ban thống kê của Liên Hợp Quốc đưa ra khái niệm về Khách
du lịch quốc tế như sau: “Khách du lịch quốc tế là người thăm viếng một số
nước khác ngoài nước cư trú của mình với bất kỳ lý do nào ngoài mục đích
hành nghề để nhận thu nhập từ nước được viếng thăm.”
Khái niệm trên khá rõ ràng và chi tiết nhưng vẫn chưa xác định giới hạn
về thời gian lưu lại của khách du lịch tại các điểm đến. Năm 1989, tại Hội
Phạm Thị Lý – QTKDDL1


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

nghị liên minh Quốc hội về Du lịch được tổ chức ở Lahaye (Hà Lan) đã ra
“Tuyên bố Lahaye về du lịch”, trong đó đưa ra khái niệm về khách du lịch
quốc tế như sau: “Khách du lịch quốc tế là những người trên đường đi thăm
một hoặc một số nước, khác với nước mà họ cư trú thường xuyên với mục
đích chuyến đi là tham quan, thăm viếng hoặc nghỉ ngơi không quá thời gian
3 tháng, nếu trên 3 tháng phải được phép gia hạn, không được làm bất cứ việc
gì để được trả thù lao tại nước đến do ý muốn của khách hay do yêu cầu của
nước sở tại. Sau khi kết thúc đợt tham quan (hay lưu trú) phải rời khỏi nước

đến tham quan để về nước nơi cư trú của mình hoặc đi đến một nước khác.”
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Khách du lịch quốc tế là người
nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch;
công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài
du lịch”. Như vậy, nhóm khách du lịch quốc tế được phân thành 2 loại:
- Khách du lịch quốc tế đi vào (Inbound tourist): là người nước ngoài và
người của một quốc gia nào đó định cư ở nước khác vào quốc gia đó đi du
lịch. Ví dụ: Người Mỹ và Việt kiều Mỹ vào Việt Nam du lịch.
- Khách du lịch quốc tế đi ra (Outbound tourist): là công dân của một
quốc gia và người nước ngoài đang cư trú tại quốc gia đó đi ra nước ngoài du
lịch. Ví dụ: người Việt Nam, người Mỹ thường trú tại Việt Nam sang Trung
Quốc du lịch.
2.1.2.2. Khách du lịch nội địa (Domestic tourist)
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Khách du lịch nội địa là công dân
Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi
lãnh thổ Việt Nam.”

Phạm Thị Lý – QTKDDL1


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Người du hành
(Traveller)

Được thống kê
là khách đi du
lịch (Visitor)

Du khách

(Tourist)

Khách có thời
gian đi du lịch
ít nhất là 24 giờ

Không tính vào
thống kê du lịch

Khách tham quan
(Excursionist-Day
visitor)

Khách có thời
gian đi du lịch
dưới 24 giờ

Những người
làm việc để
nhận thù lao

Khách quá cảnh

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ mô tả các khái niệm về khách du lịch
2.1.3. Kinh doanh lữ hành
Theo thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 27/2001 NĐ-CP về kinh
doanh lữ hành và hướng dẫn du lịch ngày 5/6/2001 của chính phủ về kinh
doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch: “Kinh doanh lữ hành là việc xây dựng,
bán, tổ chức thực hiện các chương trình du lịch nhằm mục đích sinh lợi”.
Kinh doanh lữ hành bao gồm:

- Kinh doanh lữ hành nội địa: là hoạt động xây dựng, bán và tổ chức thực
hiện chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa của doanh nghiệp lữ hành
nhằm mục đích sinh lợi.

Phạm Thị Lý – QTKDDL1


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

- Kinh doanh lữ hành quốc tế là hoạt động xây dựng, bán và tổ chức thực
hiện chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế của doanh nghiệp lữ hành
nhằm mục đích sinh lợi.
Theo Luật du lịch Việt Nam (2005): “Kinh doanh du lịch là việc thực hiện
một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình hoạt động du lịch hoặc
thực hiện dịch vụ du lịch trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.”
2.1.3. Sản phẩm du lịch
Sự đa dạng trong nhu cầu của khách du lịch và trong hoạt động lữ hành du
lịch là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phong phú, đa dạng của các sản phẩm
cung ứng của công ty lữ hành. Căn cứ vào tính chất và nội dung, có thể chia
các sản phẩm của các công ty lữ hành thành 3 nhóm cơ bản.
2.1.3.1. Các dịch vụ trung gian
Sản phẩm dịch vụ trung gian chủ yếu do các đại lý du lịch cung cấp.
Trong hoạt động này, các đại lý du lịch thực hiện các hoạt động bán sản phẩm
của các nhà sản xuất cho khách du lịch. Các dịch vụ trung gian bao gồm:
- Đăng ký đặt chỗ và bán vé máy bay
- Đăng ký tại chỗ và bán vé trên các loại phương tiện khác: tàu thủy,
đường sắt, ô tô…
- Môi giới cho thuê xe ô tô
- Môi giới và bán bảo hiểm
- Đăng ký đặt chỗ và bán các chương trình du lịch


Phạm Thị Lý – QTKDDL1


×