Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

chủ đề trường tiểu học tuần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.26 KB, 33 trang )

Trường mầm non Vinh Thanh
I.MỤC TIÊU KẾ HOẠCH TUẦN I (TRƯỜNG TIỂU HỌC)
1.Kiến thức:
- Trẻ biết được đặc điểm, hình dạng của ngôi trường tiểu học.
- Biết được ở ngôi trường tiểu học hoạt động trọng tâm là hoạt động học, thời gian
học sẽ kéo dài hơn, có được nhiều thầy cô và bạn bè hơn.
- Trẻ biết nhún bật sâu 25 - 30cm và biết chạm đất bằng 2 chân.
- Biết nhận biết quy tắc và sắp xếp theo quy tắc.
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái v, r. Nhận ra âm và chữ cái v, r trong tiếng
và từ.
- Trẻ hát đúng thuộc bài “Cháu vẫn nhớ trường mầm non.
- Trẻ thực hiện được vẽ về chiếc cặp sách đẹp mắt.
- 90% Trẻ thực hiện bài tậpvận động theo yêu cầu của cô.
2. Kỹ năng:
- Phát triển các giác quan của trẻ như sờ, nhìn, quan sát.
- Phát triển vốn từ cho trẻ qua làm quen chữ cái v, r và qua đọc thơ, kể chuyện.
- 90% Trẻ thực hiện bài tập phát triển chung: Tay đưa đúng hướng, động tác khụy
gối thẳng lưng.
- Rèn cho trẻ khả năng ghi nhớ có chủ định.
- Rèn kỹ năng khéo léo cho trẻ.
- Biết sử dụng đồ chơi trong lớp.
3.Thái độ:
- Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp, giữ gìn sách vở, biết yêu quý
ngôi trường.
- Chơi đoàn kết với các bạn trong lớp.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh ảnh về ngôi trường tiểu học. Sân trường bằng phẳng.
- Lựa chọn bài hát, thơ, truyện, câu đố về chủ đề.
- Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, trò chơi, vai chơi.
- Trao đổi với phụ huynh về kế hoạch của nhóm lớp.
III. THỂ DỤC SÁNG.


1.Khởi động.
- Tập kết hợp với bài hát “ Ngôi trường mới” kết hợp: Vẫy,vỗ tay, đi khom, đi
bằng mũi bàn chân, gót chân, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm về 3 hàng ngang.
2. Trọng động: Thực hiện các động tác.
- Hô hấp: Làm động tác thổi bóng.
- Động tác tay: Bước chân trái sang ngang hai tay đưa sang ngang , và đưa hai tay
đưa lên cao
- Động tác bụng lường: Đưa chân trái đứng rộng bằng vai, hai tay đưa đưa sang
ngang, Tay trái chống hông nghiêng người sang trái và phải .
- Động tác chân: Chân rộng bằng vai hai tay đưa lên cao,ngồi khụy gối lưng thẳng
không kiễng chân tay đưa ra phía trước.
Lớp mẫu giáo 1 ( 5 - 6 tuổi)


Trường mầm non Vinh Thanh
- Động tác bật: Bật tại chỗ
3. Hồi tỉnh:
- Đưa tay lên mũi làm động tác ngửi hoa buổi sáng( hít vào thật sâu và thở ra thật
nhẹ nhàng) Làm vài lần.

HOẠT ĐỘNG GÓC
CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG TIỂU HỌC
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU.
1. Kiến thức.
- Trẻ biết tên gọi của các nguyên vật liệu để xây nên ngôi trường tiểu học.
- Trẻ biết thao tác với các đồ vật.
- Trẻ biết sử dụng đồ dùng , đồ chơi một cách sáng tạo.
2. Kỹ năng.
- Trẻ sử dụng thành thạo một số kỹ năng ( lắp ghép, nặn, vẽ, bán hàng…)
- Biết liên kết các nhóm chơi với nhau, thỏa thuận vai chơi, thể hiện vai chơi một

cách tuần tự.
3. Thái độ.
- Đoàn kết, nhường nhịn nhau trong khi chơi
- Giữ gìn đồ dùng đồ chơi và cất đồ chơi đúng nơi quy định.
II. CHUẨN BỊ:
- Vật liệu xây dựng,( cây, cổng, ngôi trường, gạch…)
- Đồ dùng bác sĩ ( thuốc, ống nghe…)
- Giay A4, bút màu, đất nặn, bút chì, cặp sách…
- Đồ dùng nấu ăn…
III. CÁCH TIẾN HÀNH.
Hoạt động 1 : ổn định - Giới thiệu bài
Cho trẻ hát bài “ Cháu vẫn nhớ trường mầm non’’nhạc và lời của Hoàng Thông.
*Đàm thoại – trò chuyện.
-Các con vừa hát bài gì ?(Cháu vẫn nhớ trường mầm non )
- Trong bài hát nhắc đến gì nhỉ ? ( Các bạn nhỏ nhớ trường về trường mầm non)
- Đó là sự nhung nhớ về ngôi trường khi bạn đó đã rời ngôi trường mầm non đấy.
*Giới thiệu bài :
Hôm nay cô sẽ tổ chức cho các cháu chơi ở các góc chơi cho các cháu có thích
không ?
2 . Hoạt dộng 2. Tổ chức hoạt động
a. Hướng dẫn trẻ chọn góc chơi, nhóm chơi.
-Lớp có những góc chơi nào?( Góc xây dựng, góc phân vai, góc học tập, góc nghệ
thuật, góc thiên nhiên)
- Con thích góc chơi nào, nhóm nào?
Lớp mẫu giáo 1 ( 5 - 6 tuổi)


Trường mầm non Vinh Thanh
- Con dự định trong góc chơi của mình con sẽ làm gì? Làm như thế nào?
b. Thỏa thuận, giáo dục:

- Để giờ chơi được tốt:
- Trước khi chơi các con phải làm gì?
- Trong khi chơi phải chơi như thế nào?
- Sau khi chơi phải làm gì?
- Muốn sang chơi ở góc khác con phải làm gì?
- Cho trẻ về góc chơi, cô giáo bao quát trẻ và kịp thời sử lí tình huống trong khi trẻ
chơi.
c. Qúa trình chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi
- Cô có thể đến từng góc chơi và làm bạn chơi cùng trẻ.
- Cô tạo ra các tình huống để trẻ xử lý.
- Động viên khuyến khích trẻ chơi.
- Gợi ý trẻ đổi vai chơi ở các góc.
d. Nhận xét sau khi chơi.
-Cô gợi ý để trẻ nhận xét các bạn trong nhóm chơi của mình và các nhóm chơi
khác.
* Lưu ý: Trong quá trình trẻ chơi cô chú ý bao quát trẻ, nếu trẻ chơi chưa thành
thạo cô có thể gợi ý để trẻ chơi. Sau mỗi tuần cô bổ sung đồ chơi để thu hút trẻ.
Hoạt động 3: Kết thúc.
- Hát bài bạn ơi hết giờ rồi.
- Cho trẻ thu dọn đồ chơi và đi rửa tay sạch với xà phòng.Chuyển tiếp hoạt động

Lớp mẫu giáo 1 ( 5 - 6 tuổi)


Trường mầm non Vinh Thanh

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG HỌC: KPKH:
Đề tài: Trò chuyện về trường tiểu học.

Độ tuổi: 5 – 6 tuổi.
Ngày soạn: 01/05/2016
Người soạn: Phan Thị Mỹ Kim
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU.
1. Kiến thức.
- Trẻ biết còn khoảng ít tháng nữa là trẻ vào lớp 1 ở trường tiểu học, ở trường tiểu
học cũng có thầy, cô giáo và các bạn, ở đó trẻ được học tập và vui chơi.
- Trẻ biết ở trường tiểu học có cột cờ ở giữa sân trường để chào cờ mỗi buổi đầu
tuần. Có chiếc trống trường.
- Trẻ biết ở trường tiểu học có những đồ dùng học tập gì. Và học sinh trong giờ học
ngồi nghe cô giáo giảng bài và chép bài vào vở.
2. Kỹ năng.
- Phát triển khả năng quan sát, tư duy, ghi nhớ có chủ định.
- Trẻ thành thạo trong quá trình chơi.
3. Thái độ.
- Trẻ hào hứng khi đi tham quan, mong ướt mình mau lớn để được vào lớp 1, có ý
thức giữ gìn đồ dùng , đồ chơi.
II. CHUẨN BỊ.
- Địa điểm tham quan.
- Một số đồ dùng học tập của học sinh lớp 1.
- Lô tô để trẻ chơi trò chơi.
III. CÁCH TIẾN HÀNH.
Hoạt động 1: Ônr định tổ chức – giới thiệu bài
- Cho trẻ hát bài “ Tạm biệt búp bê” nhạc và lời của Hoàng Thông.
- Đàm thoại:
+ Chúng ta vừa hát bài hát gì ?
+ Bài hát nói về điều gì ?( Em bé tạm biệt búp bê, gấu mi sa, thỏ trắng để vào lớp 1)
+ Các con có muốn đi học lớp 1 không ?
- Bạn nào đã đến trường tiểu học rồi ? Trường tiểu học có gì khác với trường mầm
non.?( Trường tiểu học có nhiều sách vở, nhiều bạn mới…)

- Hôm nay cô sẽ cho các con đi tham quan trường tiểu học các con có thích không?
Hoạt động 2: Nội dung trọng tâm.
- Cho trẻ xem hình ảnh về trường tiểu học.
+ Đàm thoại:
- Trường tiểu học có đặc điểm gì ?( Có sân rộng, có nhiều cây to, có cột cờ, có
nhiều phòng học, có trống trường…)

Lớp mẫu giáo 1 ( 5 - 6 tuổi)


Trường mầm non Vinh Thanh
- Các con hãy nhìn xem lớp học ở trường tiểu học khác gì so với lớp học ở trường
mầm non? ( Lớp học ở trường tiểu học có nhiều bàn ghế, có bảng đen, có nhiều
sách vở, bút …)
- Mái ngói ngôi trường tiểu học có màu gì ?( màu đỏ)
- Bứt tường được quét vôi màu gì ? ( Màu vàng )
- Cho trẻ đi tham quan từng phòng học trên slye.
- Ở trường tiểu học các anh chị mặc áo quần như thế nào?( mặc áo quần đồng phục
quần xanh, áo trắng)
- Các con hãy nhìn xem các anh chị đeo gì trên cổ vậy nhỉ? (Khăn quàng)
- Vậy trường tiểu học và trường mầm non khác nhau ở điểm nào ?( Trường tiểu
học có ít đồ chơi còn ở trường mầm non có nhiều đồ chơi hơn )
- Cô giáo giới thiệu thêm: Trường mầm non giờ học ngắn và chỉ học 1 -2 môn. Một
buổi học ở trường tiểu học kéo dài hơn, các giờ học nối tiếp nhau và được nghỉ giải
lao ngắn giữa các giờ học. Ở trường mầm non , hoạt động vui chơi là chủ yếu, còn
ở trường tiểu học học là chính. Ở trường tiểu học các cháu được viết, được học đọc,
các cháu được đọc sách… mà không cần đến sự giúp đỡ của người lớn.
* Trò chơi luyện tập – củng cố.
Trò chơi 1: Làm theo hiệu lệnh.
Phát cho mỗi trẻ 1 rổ lô tô có hình ảnh về ngôi trường và các đồ dùng học tập dành

cho học sinh. Khi cô ra hiệu lệnh hãy lấy cho cô hình ảnh có đồ dùng, dùng để đọc,
để viết, để kẻ.v..v trẻ thực hiện theo. Trẻ nào làm sai sẽ không được tặng 1 đồ dùng
học tập.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
Trò chơi 2: Thi xem đội nào nhanh.
- Chia lớp thành 2 đội
- Cách chơi: Bạn đầu hàng chạy lên chọn đồ dùng được dùng trong trường tiểu học
và gắn lên tấm bảng . Gắn xong chạy về đập vào tay bạn tiếp theo sau đó chạy về
cuối hàng, lần lượt như vậy cho đến hết.
Luật chơi: Trong một thời gian nhất định đội nào chọn và gắn được nhiều đồ dùng
hơn đội đó sẽ thắng.
- Cho trẻ chơi 2- 3 lần
- Cô kiểm tra kết quả chơi và tuyên dương đội thắng cuộc.
Hoạt động 3: Kết thúc.
- Nhận xét sau buổi tham quan , cho trẻ nghỉ.
- Cho trẻ xếp từng hàng 1 đi về trường.

Lớp mẫu giáo 1 ( 5 - 6 tuổi)


Trường mầm non Vinh Thanh
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Hoạt động có chủ đích: Quan sát cây phượng.
Trò chơi vận động: “Tìm lá cho cây”
Chơi tự do: Bóng, phấn, vòng và đồ chơi có sắn ngoài trời.
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU.
- Biết được đặc điểm, ích lợi, công dụng của một số cây xanh. Biết thân, cành lá
của cây.
- Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp,cái
đẹp từ thiên nhiên.

- Trẻ biết tìm lá cho cây.
- Chơi đúng luật và hứng thú khi chơi.
- Trẻ được vui chơi thoải mái, cô cần đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi.
- Giáo dục trẻ có ý thức tập thể và rèn luyện sức khỏe.
II. CHUẨN BỊ:
- Địa điểm: Sân bằng phẳng, rộng rãi, sạch sẽ, an toàn cho trẻ.
- Một số cây : Cây phượng, bằng lăng, bàng,.v.v..
- Lá của cây.
- Trang phục: Cô và trẻ gọn gàng, sạch sẽ.
- Phấn. vòng, bóng...
III. CÁCH TIẾN HÀNH.
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức.
- Cô giáo tập trung trẻ lại, cho trẻ xếp thành 2 hàng dọc, nhắc nhở trẻ giữ trật tự.
- Kiểm tra sỉ số, giới thiệu nội dung buổi hoạt động ngoài trời.
Hoạt động 2: Nội dung trọng tâm.
a. Quan sát cây phượng.
- Đây là cây gì?
- Ai có nhận xét gì về cây phượng kể cho cô và các bạn nghe.
+ Cô gợi ý cho trẻ trả lời.
- Thân cây như thế nào? Cành cây thì sao?
- Lá của cây có màu gì? To hay nhỏ?
- Cây phượng có hoa không? Hoa có màu gì? Thường nở vào mùa nào?
- Trồng cây phượng để làm gì?
- Cây phượng sống được nhờ vào gì? ( Nhờ nước, phân bón, không khí..)
- Ngoài cây phượng ra sân trường còn có cây gì nữa? ( Cây bàng, cây bằng lăng)
- Cô chốt lại. Cây phượng, cây bàng, cây bằng lăng, đều là các loại cây xanh trồng
để cho bóng mát, làm cho môi trường thêm xanh, sạch, đẹp…
* Giáo dục: Muốn có bóng mát, môi trường thêm xanh, sạch thì các con phải làm
gì?
( Thường xuyên chăm sóc cây, không ngắt lá, bẻ cành)

b. Trò chơi vận động : Tìm lá cho cây”
Lớp mẫu giáo 1 ( 5 - 6 tuổi)


Trường mầm non Vinh Thanh
- Cô nêu cách chơi – luật chơi: Mỗi bạn có 1 chiếc lá của cây phượng, bàng, cây
bằng lăng,.. vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh tìm lá cho cây thì ai có lá của cây nào
thì chạy về đúng chỗ cây đó. Ai chạy sai cây là bị phạt.
- Cho trẻ chơi 3 -4 lần.
- Cô có thể cho trẻ đổi lá cho nhau.
c. Trò chơi dân gian “Nu na nu nống”
Nu na nu nống
Đánh trống phớt cờ
Mở hội thi đua
Chân ai sạch sẽ
Gót đỏ hồng hào
Không bản tí nào
Được vào đánh trống.
- Cô cho trẻ ngồi theo từng nhóm ngồi 1 vòng tròn duỗi thẳng chân ra, 1 bạn vừa
đọc đồng dao, vừa dung tay chỉ lên chân của từng người, Chân của ai gặp từ trống
thì co chân đó lại, ai co 2 chân đầu tiên sẽ được về nhất, ai co 2 chân tiêp theo sẽ về
nhì,…. Người còn lại cuối cùng là người thua cuộc.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi theo từng nhóm.
d. Trò chơi tự do:
- Cô phát vòng, phấn, bóng cho trẻ chơi, những trẻ còn lại cho trẻ chơi với các đồ
chơi có sẵn ngoài trời.
- Cô chú ý bao quát trẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ trong khi chơi.
Hoạt động 3: Kết thúc.
- Gần hết giờ cô giáo gọi trẻ tập trung lại, nhận xét buổi dạo chơi, điểm danh lại trẻ,
cho trẻ xếp thành 2 hàng dọc đi rửa tay sạch rồi đi về lớp.


Hoạt động ăn trưa và ngủ trưa
1. Hoạt động ăn: 10h00
a. Chuẩn bị:
- Bàn ăn, ghế, đĩa, bát, thìa, khăn. Thức ăn: Cơm, canh, đồ ăn mặn.
-Xà phòng, khăn sạch.
b. Cách tiến hành.
- Cho trẻ đi vệ sinh và rửa tay sạch với xà phòng.
+ Bước 1: Làm ướt 2 tay bằng nước sạch, thoa xà phòng vào lòng bàn tay, chà sát 2
lòng bàn tay vào nhau.
+ Bước 2: Dùng bàn tay này cuộn từng ngón vào bàn tay kia và ngược lại từ trong
ra ngoài.
+ Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát lên mu bàn tay kia và ngược lại.
+ Bước 4: Dùng bàn tay này miết từng kẻ tay bàn tay kia từ trên xuống và ngược
lại.

Lớp mẫu giáo 1 ( 5 - 6 tuổi)


Trường mầm non Vinh Thanh
+ Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của bàn tay này xoay vào lòng bàn tay kia và
ngược lại.
+ Bước 6: Rửa tay sạch với nước sạch và lấy khăn sạch lau khô.
- Cho trẻ ngồi vào bàn.
- Giới thiệu món ăn, chia cơm và thức ăn cho trẻ, cho trẻ đi lấy cơm về ngồi vào
bàn ăn.
- Cô bao quát lớp, nhắc nhở trẻ những hành vi văn hóa trong khi ăn ( không nói
chuyện trong khi ăn, không để thức ăn rơi xuống sàn, không lấy thức ăn rơi để
ăn…) sau khi ăn phải đi đánh răng sạch,lấy khăn lau mặt, uống nước.
- Động viên, giúp đỡ những trẻ ăn chậm, ăn hết phần.

- Không quát mắng, dọa nạt trẻ.
2. Hoạt động ngủ: 11h00
a. Chuẩn bị:
- Lau sàn thật sạch, lót sạp, phát gối cho trẻ.
- Trời nóng phải mở quạt cho trẻ, về mùa đông phải cho trẻ nằm chăn giữ ấm.
- Đóng cửa làm giảm độ sáng cho trẻ, phòng thoáng mát sạch sẽ.
b. Cách tiến hành.
- Cho trẻ ngủ đúng sạp của mình.
- Tránh làm ồn trong khi trẻ ngủ.
- Sửa tư thế cho trẻ trong khi trẻ ngủ.
3. Hoạt động chiều: 14h00 – 16h
Ôn luyện/dạy mới: Trẻ hoạt động theo ý thích ở các góc.
* Mục đích – yêu cầu.
- Trẻ nắm được các góc chơi và nhóm chơi.
- Nhận biết được các mối quan hệ của mình với các cô giáo.
- Trẻ biết thể hiện vai chơi, nhóm chơi.
a. Chuẩn bị:
- Bàn, ghế, thìa, bát, khăn, đĩa đựng khăn.
- Cho trẻ đi vệ sinh, rửa mặt, cô đem sạp cất, vệ sinh phòng.
- Lượt chải tóc, dây thun.
b. Cách tiến hành.
- Cô cho trẻ nữ tự chải tóc, và buột tóc hoặc cho các trẻ buộc tóc cho nhau.
- Cô giới thiệu thức ăn và chia thức ăn chiều cho trẻ.
- Những cháu ăn chậm cô giúp đỡ cháu ăn.
- Cho trẻ đi vệ sinh răng miệng, lấy khăn lau mặt, uống nước.
- Cho trẻ chơi tự do ở các góc chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi với trò chơi mới, đọc thơ, hát những bài hát theo chủ đề.
- Nêu gương những trẻ hoạt động tích cực trong ngày.
- Động viên những trẻ còn lúng túng, nhút nhát…
4. Hoạt động trả trẻ.(16h-16h30)

a. Mục đích – yêu cầu.
Lớp mẫu giáo 1 ( 5 - 6 tuổi)


Trường mầm non Vinh Thanh
- Giúp phụ huynh nắm được tình hình học tập, sức khỏe của trẻ trong ngày khi ở
trường thông qua giáo viên.
- Rèn cho trẻ tính lễ phép, ngoan ngoãn.
b.Chuẩn bị:
- Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhắc nhở trẻ đi vệ sinh.
- Kiểm tra lại áo quần, dày dép, cặp mũ cho trẻ.
- Trao đổi với phụ huynh một số ý kiến về tình hình trong ngày của trẻ.
c. Cách tiến hành.
- Trả trẻ tận tay phụ huynh, nếu có người lạ đón thì gọi điện hỏi phụ huynh mới cho
đón.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình trong ngày của trẻ.
5. Đánh giá cuối ngày.
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………..........................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

Lớp mẫu giáo 1 ( 5 - 6 tuổi)


Trường mầm non Vinh Thanh

Thứ 3, ngày 03 tháng 05 năm 2016

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
ĐỀ TÀI: BẬT SÂU 25- 30 CM.
VĐÔ: NÉM XA BẰNG 2 TAY, CHẠY NHANH 15M.
Độ tuổi: 5 – 6 tuổi
Người soạn: Phan Thị Mỹ Kim
I.MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU.
1. Kiến thức.
- Dạy trẻ biết nhún bật và chạm đất bằng 2 chân từ trên cao xuống.
- Trẻ biết được một hoạt động của học sinh tiểu học.
- Củng cố vận động ném xa bằng 2 tay, chạy nhanh 15m.
2. Kỹ năng:
- Trẻ biết dùng sức của đôi chân để bật sâu 25-30cm, chạy nhanh 15m và ném xa
bằng 2 tay.
- Rèn luyện và phát triển cơ tay, cơ chân, cơ toàn thân.
- Rèn tính tập trung và chú ý.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ tính cộng tác trong nhóm.
- Biết lắng nghe và chú ý theo cô .
-Trẻ hứng thú với giờ học, có ý thức thi đua trong tập thể.
II. CHUẨN BỊ.
+ Đồ dùng của cô.
-Hố hoặc ghế của trẻ có độ cao khoảng 25 -30cm.
- Túi cát.
- Sân tập thoáng mát, rộng, an toàn cho trẻ.
+ Trẻ có tâm thế sẵng sàng, trang phục dễ vận động.
* Tích hợp: Âm nhạc, toán
III. CÁCH TIẾN HÀNH
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức – giới thiệu bài.

-Cho trẻ hát bài “ Cháu vẫn nhớ trường mầm non” Nhạc và lời của Hoàng Lân.
- Đàm thoại về bài hát.
+ Chúng ta vừa hát bài hát gì?
+ Do ai sáng tác?
+ Bài hát nói về đều gì?
- Giới thiệu bài: Các cháu chuẩn bị vào lớp 1, vì vậy các cháu phải có sức khỏe tốt
để học tập tốt ở trường tiểu học.
- Muốn có sức khỏe tốt chúng ta phải làm gì?( Tập thể dục).
Lớp mẫu giáo 1 ( 5 - 6 tuổi)


Trường mầm non Vinh Thanh
+ Hôm nay cô sẽ dạy các con bài thể dục “Bật sâu 25 -30 cm” nhé!
Hoạt động 2: Nội dung trọng tâm.
- Cô mở nhạc bài “Ngôi trường mới” cho trẻ thực hiện.
A. Khởi động.
- Cho trẻ vừa đi vòng tròn và làm các thao tác mô phỏng và kết hợp các kiểu đi.
( Đi bình thường – đi bằng mũi bàn chân, đi thường – đi bằng gót chân, đi bình
thường – chạy chậm – chạy nhanh – chạy chậm về 3 hàng ngang.)
B. Trọng động:
a. Bài tập phát triển chung. Tư thế chuẩn bị: Đứng khép chân, 2 tay thả lỏng.
- Động tác tay: thực hiện 2 lần x 8 nhịp.
+ Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang hai tay đưa sang ngang.
+ Nhịp 2: Hai tay đưa lên cao mắt nhìn theo tay.
+ Nhịp 3: Như nhịp 1
+ Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị.
+ Nhịp 5, 6, 7, 8 tương tự đổi bên.
- Động tác chân: Thực hiện 2 lần x 8 nhịp.
+ Nhịp 1: Chân rộng bằng vai hai tay đưa lên cao mắt nhìn theo tay.
+ Nhịp 2: Ngồi khụy gối lưng thẳng không kiễng chân 2 tay đưa ra phía trước.

+ Nhịp 3: Như nhịp 1
+ Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị.
+ Nhịp 5, 6, 7, 8, tương tự đổi bên.
- Động tác bụng: Thực hiện 2 lần x 8 nhịp.
+ Nhịp 1: Hai tay đưa sang ngang.
+ Nhịp 2: Tay trái chống hông nghiêng người sang trái.
+ Nhịp 3: Như nhịp 1.
+ Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị
+ Nhịp 5, 6, 7, 8, tương tự đổi bên.
- Động tác bật: Hai tay chống hông bật tại chỗ 10- 12 lần.
- Cho trẻ đứng thành 2 hàng dọc.
b. Bài tập vận động cơ bản: “ Bật sâu 25 -30 cm”
- Lần 1: Cô làm mẫu không giải thích.
- Lần 2: Cô vừa làm mẫu vừa giải thích động tác.
+ Tư thế chuẩn bị: Đứng thẳng trên ghế sau đó hơi khuỵu gối, tay đưa ra phí trước.
- Thực hiện: 2 tay đưa ra sau tạo đà nhún bật lên cao đồng thời 2 tay đưa ra phía
trước. Sau đó chạm đất bằng nửa bàn chân trên tiếp đến cả bàn, hơi khuỵu gối, tay
đưa ra trước để giữ thăng bằng rồi đứng thẳng dậy và đi về cuối hàng lần lượt đến
những bạn khác.
- Các con đã rõ chưa nào?
- Cô tổ chức cho cả lớp thực hiện.
- Trong khi trẻ thực hiện cô chú ý theo dõi, nhắc nhở, giúp đỡ và sửa sai cho trẻ.
c. Vận động ôn “ Ném xa bằng 2 tay, chạy nhanh 15m”
Lớp mẫu giáo 1 ( 5 - 6 tuổi)


Trường mầm non Vinh Thanh
- Để có sức khỏe tốt hơn để học ở trường tiểu học, bây giờ cô sẽ cho các con “ Ném
xa bằng 2 tay, chạy nhanh 15m” các con có thích không?
- Cho trẻ thực hiện.

- Cô quan sát và nhắc nhở trẻ.
*Phút thể dục: Cho trẻ chơi trò chơi khuấy nước chanh.
- Cô cùng chơi với trẻ.
* Vận động liên hoàn.
- Vừa rồi cô đã cho các con thực hiện bật sâu 25-30cm, tập ném xa bằng 2 tay và
chạy nhanh 15m. Bây giờ các con hãy kết hợp bật sâu 25-30 m rồi ném xa bằng 2
tay, chạy nhanh 15m nhé.
- Cô tổ chức cho trẻ thực hiện.
- Cô chú ý bao quát trẻ.
Hoạt động 3: Hồi tĩnh – kết thúc.
- Cho trẻ đi hít thở nhẹ nhàng trong sân 2 - 3 vòng.
- Nhận xét buổi học và cho trẻ nghỉ.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Hoạt động có chủ đích: Quan sát thời tiết hôm nay
Trò chơi vận động: Bịt mắt bắt dê.
Trò chơi tự do: Chơi với phấn, cát, nước, và một số đồ chơi ngoài trời.
1.Kiến thức:
- Trẻ nhận biết tên gọi và một số đặc điểm của thời tiết. ( trời nóng, trời lạnh…)
- Biết sử dụng các nguyên liệu sẵn có để tạo ra những đám mây.
2. Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ kỹ năng khéo léo, nhanh nhẹn.
3.Thái độ:
- Giáo dục trẻ có ý thức biết bảo vệ môi trường.
- Trẻ biết đoàn kết, hứng thú tích cực tham gia vào buổi hoạt động.
II. CHUẨN BỊ.
- Sân trường bằng phẳng, sạch sẽ.
- Phấn, cát, nước
- Bài thơ “Hoa kết trái”
III. CÁCH TIẾN HÀNH.
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức – Giới thiệu bài

- Cô giáo tập trung trẻ lại, cho trẻ xếp thành 2 hàng dọc, nhắc nhở trẻ giữ trật tự.
- Kiểm tra sỉ số, giới thiệu nội dung buổi hoạt động ngoài trời. Hôm nay cô cháu
mình cùng ra sân trường để xem thời tiết hôm nay như thế nào nhé!
Hoạt động 2: Nội dung trọng tâm.
a. Hoạt động có chủ đích: Quan sát thời tiết.
- Cô cho trẻ đọc bài thơ “ Bé vào lớp 1” và đi ra sân và đứng thành vòng tròn rộng.
- Các con thấy thời tiết hôm nay như thế nào?
- Cô cho 1 số trẻ nói lên hiểu biết của trẻ về thời tiết.
Lớp mẫu giáo 1 ( 5 - 6 tuổi)


Trường mầm non Vinh Thanh
- Cô gợi ý để trẻ trả lời.
+ Bầu trời như thế nào? ( có những đám mây)
+ Những đám mây đen đó sau 1 thời gian có hiện tượng gì sảy ra?
+ Mùa mưa cho chúng ta biết đó là mùa gì?
+ Về mùa đông các cháu thấy thời tiết như thế nào? ( Rất lạnh)
* Giáo dục: Về màu đông thời tiết rất là lạnh. Vì vậy các cháu phải nhớ mặc áo
quần ấm, mang bít tất khi đến lớp để khỏi mắc bệnh.
b. Trò chơi vận động: Bịt mắt bắt dê.
- Cô nhắc cách chơi và luật chơi.
+ Cô chọn 1 trẻ làm bịt mắt để làm quản trò, những bạn khác trong lớp làm những
chú dê. Bạn dê nào bị bạn bắt được sẽ bị phạt nhảy lò cò.
- Cho trẻ chơi 2 -3 lần.
- Cô nhận xét sau mỗi lần chơi.
c.Trò chơi dân gian: Dung dăng dung dẻ.
- Cách chơi: Cô giáo đứng giữa, các trẻ đứng vòng tròn xung quanh cầm tay nhau
và đọc bài đồng dao “ dung dăng dung dẻ” đến câu ngồi thụp xuống đây thì tất cả
ngồi xuống dưới đất 1 lát, sau đó đứng dậy và chơi tiếp…
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.

d. Chơi tự do.
- Cô phát vòng, phấn, bóng cho trẻ chơi, những trẻ còn lại cho trẻ chơi với các đồ
chơi có sẵn ngoài trời.
- Cô chú ý bao quát trẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ trong khi chơi.
Hoạt động 3: Kết thúc.
- Gần hết giờ cô giáo gọi trẻ tập trung lại, nhận xét buổi dạo chơi, điểm danh lại trẻ
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
ĐỀ TÀI: Dạy hát: “Cháu vẫn nhớ trường mầm non.”
Nghe hát: Em yêu trường em.
Độ tuổi: 5 – 6 tuổi.
Người soạn: Phan Thị Mỹ Kim
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU.
1. Kiến thức.
- Trẻ biết tên bài hát , biết được tên tác giả của bài hát.
- Trẻ hiểu được nội dung bài hát nói về tình cảm của các bạn nhỏ nhớ trường mầm
non khi xa mái trường.
- Trẻ hát đúng nhạc và lời bài hát.
2. Kỹ năng.
- Trẻ hát to, rõ lời, đúng nhạc, thể hiện tình cảm của mình vào bài hát.
- Trẻ lắng nghe cô hát “Em yêu trường em” biết tên của bài hát và tên tác giả với
tình cảm yêu quý của mình về trường lớp.
3. Thái độ.
Lớp mẫu giáo 1 ( 5 - 6 tuổi)


Trường mầm non Vinh Thanh
- Trẻ yêu thương, quý mến bạn bè, trường lớp, cô giáo.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo án
- Bài hát “ vẫn nhớ trường mầm non” nhạc và lời Hoàng Thông, “em yêu trường

mầm non ”nhạc và lời Hoàng Vân
III. CÁCH TIẾN HÀNH
Hoạt đông 1; Ổn định tổ chức.
- Cho trẻ hát bài “ Tạm biệt búp bê” nhạc và lời Hoàng Thông.
- Trò chuyện về bài hát.
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Do ai sáng tác?
- Giơí thiệu bài: Hôm nay cô cũng có một bài hát nói về tình cảm của các bạn nhỏ
nhớ về trường Mầm Non của mình đấy.
Hoạt đông 2: Nội dung trọng tâm.
*. Dạy hát : “Cháu vẫn nhớ trường Mầm Non”
a. Nghe cô hát.
- Cô hát diễn cảm lần 1.
+ Cô vừa hát bài hát gì? ( Cháu vẫn nhớ trường mầm non)
+ Bài hát do ai sáng tác?
- Cô hát lần 2 kết hợp cử chỉ điệu bộ.
+ Bài hát này nói về ai?( các bạn nhỏ thể hiện tình cảm của mình đối với trường
mầm non)
b.Dạy trẻ hát bài “ Cháu vẫn nhớ trường mầm non”
- Dạy trẻ hát từng câu từ đầu cho đến hết bài hát.( 2 – 3 lần)
- Mời từng tổ hát cùng cô.
- Mời nhóm, cá nhân thể hiện.
- Mời cả lớp hát lại 2 lần.
* Chú ý: Khi trẻ hát cô chú ý sửa sai cho trẻ.
Giáo dục: Chúng ta lớn lên ai cũng đi học rồi lại xa mái trường thân yêu, tình cảm
đối với mái trường rất lớn, vì vậy các cháu phải yêu thương, quý trọng cô giáo, bạn
bè, ngôi trường mầm non của chúng ta nhé.
c. Nghe hát: Bài hát “ Em yêu trường em”.
- Cô hát lần 1 không minh họa động tác.
- Cô hát lần 2 kết hợp với cử chỉ điệu bộ.

c. Trò chơi: Nghe tiếng hát tìm đồ vật.
- Cách chơi: Cô cho trẻ ngồi 1 vòng tròn , mời 1 bạn trong lớp đi ra ngoài , một
bạn khác đi giấu vật sau lưng một bạn trong lớp. Mời một bạn ra ngoài vào. Khi cả
lớp hát nhỏ, nhẹ nhàng thì bạn ấy đi men theo phía trước mặt các bạn trong lớp để
tìm đồ vật. Khi gần tới đồ vật cả lớp hát to, bạn ấy đứng lại để tìm đồ vật.
- Luật chơi: Nếu không tìm được đồ vật thì bị loại 1 lần chơi.
- Cho trẻ chơi 3 – 4 lần.
Lớp mẫu giáo 1 ( 5 - 6 tuổi)


Trường mầm non Vinh Thanh
* Cũng cố bài dạy. Hôm nay cô đã dạy các con bài hát gì? ( Cháu vẫn nhớ trường
mầm non)
Hoạt động 3: Kết thúc
- Nhận xét tuyên dương lớp học, cho trẻ đọc bài thơ.“ Bé vào lớp 1” và nghỉ.
Đánh giá cuối ngày.
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………..........................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

Lớp mẫu giáo 1 ( 5 - 6 tuổi)


Trường mầm non Vinh Thanh
Thứ 4, ngày 04 tháng 05 năm 2016

HOẠT ĐỘNG HỌC: LQVT
Đề tài: Nhận biết quy tắc và sắp xếp theo quy tắc.
Độ tuổi: 5 -6 tuổi
Ngày soạn: 29/04/2016
Người soạn: Phan Thị Mỹ Kim

I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ hiểu cách sắp xếp theo quy tắc 1: 1:1của 2 loại đối tượng lặp đi, lặp lại nhiều
lần theo một trình tự nhất định gọi là sắp xếp theo quy tắc.
- Trẻ biết cách sắp xếp của 2 loại đối tượng theo mộy trình tự nhất định và lặp lại.
- Trẻ nhận ra mẫu sắp xếp theo quy tắc của 2 loại đối tượng, biết sao chép lại các
mẫu sắp xếp và sắp xếp theo ý thích.
- Trẻ hiểu cách chơi trò chơi. Biết một số đồ dùng của học sinh lớp 1.
2. Kỹ năng
- Trẻ sắp xếp được các đối tượng theo quy tắc 1:1:1 với các thứ tự khác nhau
- Trẻ sáng tạo ra mẫu sắp xếp và tiếp tục sắp xếp theo quy tắc.
- Trẻ diễn đạt chính xác trình tự sắp xếp: Một cái này đến một cái kia rồi đến 1 cái
kia và cứ lặp lại như vậy cho đến hết.
- Trẻ phát hiện và nêu rõ ràng cách sắp xếp của quy tắc.
- Trẻ xếp được 2 loại đối tượng theo các mẫu sắp xếp cho trước. Sắp xếp các đối
tượng theo quy tắc giáo viên yêu cầu.
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động.
- Trẻ đoàn kết cùng các bạn trong nhóm để taọ ra sản phẩm.
II. Chuẩn bị
* Đồ dùng của cô:
- Máy tính, giáo án điện tử và các slies để chơi trò chơi.
- Các bài hát: “ Tạm biệt búp bê thân yêu” “ Cháu vẫn nhớ trường mầm non” “ Em
yêu trường em” “ Ngỗng và vịt ”.

- Bảng quay 2 mặt. 10 mũ Gấu.
* Đồ dùng của trẻ :
- Mỗi trẻ một rổ lô tô có: Cặp sách, bút , quyển sách.
- Mỗi tổ một rổ hột hạt có đủ 3 màu.xanh đỏ vàng để chơi xâu vòng.
III. Cách tiến hành
Lớp mẫu giáo 1 ( 5 - 6 tuổi)


Trường mầm non Vinh Thanh
Hoạt động 1. Ổn định tổ chức
- Cô cho trẻ hát bài “Tạm biệt búp bê”
- Trò chuyện về bài hát.
Hoạt động 2. Nội dung trọng tâm.
a:Nhận biết quy tắc sắp xếp.
- Cho trẻ quan sát sắp xếp mẫu của cô.
- Cô có một bức tranh muốn dành tặng lớp mình các con cùng xem bức tranh vẽ về
những đồ dùng nào nhé.
- Bạn nào biết những đồ dùng này là của ai ?
Chỉ còn thời gian ngắn các bé sẽ tạm biệt trường mẫu giáo, tạm biêt những đồ chơi
thân quen để đến với Trường tiểu học ở đó có rất nhiều điều mới lạ đang chờ các
con đấy.
Cô sắp xếp 1 bạn thỏ/ 1 bạn gấu/1 bạn thỏ/1 bạn gấu…
- Ai có nhận xét gì về cách sắp xếp của cô?(sắp xếp xen kẻ)
-Sắp xếp xen kẻ hay còn gọi là sắp xếp 1:1:1 đấy, việc sắp xếp theo một trình tự
nhất được lặp đi lặp lại nhiều lần gọi là qui tắc.
b : Dạy trẻ nhận biết theo quy tắc.
* Tạo quy tắc sắp xếp theo ý thích của trẻ:
+ Cô đã chẩn bị cho mỗi bạn một rổ đồ dùng, các con hãy lấy và
về vị trí ngồi sau đó sắp xếp theo những qui tắc mà con thích?
– Cho trẻ lấy bút chì và gôm tẩy sau đó sắp xếp theo cách của trẻ.

– Cho 3-4 trẻ nêu cách sắp xếp của mình.Hỏi trẻ :
+ Có bạn nào có cách sắp xếp giống bạn không?
+ Từ những cây bút chì và những cục gôm tẩy, mỗi bạn lại có cách
sắp xếp khác nhau. Bây giờ chúng mình sẽ cùng xếp theo cách
của cô nhé.
* Sắp xếp theo yêu cầu.
Lần 1: Sắp xếp theo qui tắc 1 cây bút chì -1 cục gôm tẩy.
– Cho trẻ quan sát mẫu sắp xếp của cô và nêu nhận xét.
– Con có nhận xét gì về cách sắp xếp của cô?
– Cho trẻ sắp xếp theo mẫu của cô. Cô quan sát và hỏi trẻ cho trẻ
nêu cách sắp xếp của mình và bạn?
Lần 2: Sắp xếp theo qui tắc 1cây thước và 1 viên phấn, 1 cây
thước – 1 viên phấn….
– Cho trẻ quan sát mẫu sắp xếp của cô và nhận xét
+ Con có nhận xét gì về cách sắp xếp của cô?
Lớp mẫu giáo 1 ( 5 - 6 tuổi)


Trường mầm non Vinh Thanh
– Cô thao tác mẫu và giải thích cách thực hiện.
– Cho trẻ sắp xếp theo mẫu của cô. Cô quan sát và cho trẻ nêu
cách sắp xếp của mình và bạn.
*Việc sắp xếp các đồ vật lặp đi lặp lại nhiều lần theo một trình tự
nhất định gọi là sắp xếp theo quy tắc.
Hoạt động 3: Ôn luyện
* Trò chơi 1: Tìm bạn
Cả lớp vừa đi vùa hát khi cô nói “Tìm bạn, tìm bạn” các con nói “
bạn gì, bạn gì” – cô nói: Môt bạn trai và một bạn gái. Các con hãy
đứng thành hàng cứ một bạn trai đến một bạn gái, 1 bạn – 1 gái,…
- Cô tổ chức cho trẻ chơi

* Trò chơi 2:Thi xem đội nào nhanh?
-Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội. Nhiệm vụ của mỗi đội chơi là
phải sắp xếp các viên phấn, cây bút chì, ,… theo đúng các qui tắc
cho trước. Khi có hiệu lệnh của cô bạn đầu tiên của 2 đội chạy lên
lấy đồ dùng và xếp lên bàn cho cô. Sau đó chạy về gõ vào tay bạn
tiếp theo và về cuối hàng.Bạn tiếp theo chạy lên tiếp tục thực hiện
theo yêu cầu như vậy cho đến khi hết thời gian quy định.
-Luật chơi: Chơi theo luật tiếp sức,mỗi lần chơi chỉ được lấy 1 đồ
vật .Thời gian chơi diễn ra là 1 bản nhạc.( 1 viên phấn- 1 cây bút
chì)
-Tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô nhận xét sau mỗi lần chơi.
Hoạt động 3: Kết thúc:
-Cô nhận xét tuyên dương lớp học, sau đó cho trẻ đọc bài thơ “ Gà học chữ” và
chuyển hoạt động.

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Hoạt động có chủ đích: Quan sát trường tiểu học.
Trò chơi vận động: Cướp cờ.
Chơi tự do: Chơi với đồ chơi có sẵn ngoài sân và đồ chơi mang theo
như bóng, phấn, giấy …
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU.
- Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên.
- Trẻ biết sự giống và khác nhau giữa trường tiểu học và trường mầm non.
- Trao dồi óc quan sát và so sánh.
Lớp mẫu giáo 1 ( 5 - 6 tuổi)


Trường mầm non Vinh Thanh
- Gíao dục trẻ yêu quý ngôi trường tiểu học.

- Trẻ chơi đúng luật và hứng thú trong khi chơi.
II. CHUẨN BỊ:
- Địa điểm: Sân rộng, bằng phẳng, sạch sẽ an toàn cho trẻ.
- Trang phục của và trẻ gọn gàng.
- Tranh về ngôi trường tiểu học, vòng, phấn , dây, bống…
III. CÁCH TIẾN HÀNH.
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức.
- Cho trẻ xếp hàng đi ra ngoài sân.
- Cho trẻ hát bài” Tạm biệt búp bê” nhạc và lời của Hoàng Thông.
+ Bài hát có tên là gì?
+ Vì sao chúng ta phải tạm biệt búp bê, gấu mi sa và thỏ ?( Để vào lớp 1)
+ Đi học lớp 1 chúng mình sẽ học ở trường nào? ( Trường tiểu học)
- Hôm nay cô sẽ cho các con quan sát trường tiểu học nhé.
Hoạt động 2: Nội dung trọng tâm.
- Cho trẻ quan sát tranh vẽ về trường tiểu học.
- Các cháu có nhận xét gì về ngôi trường này?( Trường có cây to, nhiều bàn ghế, có
bạn đông..)
- Trường tiểu học khác gì với trường mầm non mà chúng mình đang học.(Trường
tiểu học có nhiều phòng học, có cột cờ, học nhiều bài hơn…)
- Các anh chị ngồi học trong lớp như thế nào? ( Ngồi đẹp)
- Cô giáo dục trẻ khi ngồi học ở trường tiểu học phải ngồi ngay ngắn, chăm chú
nghe cô giáo giảng bài .
b. Trò chơi vận động : Cướp cờ.
-Cách chơi: Cô chia trẻ làm hai đội, bằng nhau đặt ống cắm cờ ở giữa sân. Khi cô
gọi số 3 hoặc 5 thì trẻ có số thứ tự đó cả 2 đội chạy lên cướp cờ. Nếu 1 trong 2 bạn
chạy ra khỏi vòng tròn mà không bị đội kia đập vào người thì đội đó thắng, còn bị
bạn đội kia đập vào người thì thua đội bạn thắng.
- Cho trẻ chơi 4- 5 lần.
- Sau mỗi lần chơi cô nhận xét.
c. Trò chơi dân gian: Trốn tìm

- Cách chơi: Tổ chức từng nhóm, mỗi nhóm khoảng 10 trẻ, trước khi chơi thỏa
thuận 1 góc chơi nhất định. 1 nhóm chọn 1 bạn làm thủ lĩnh đi tìm, người thủ lĩnh
nhắm mắt lại ở 1 cột trụ và đếm 5, 10, 15,,,,,100 và mở mắt ra, ai chưa kịp trốn
hoặc bị thủ lĩnh bắt được, người đó phải làm thủ lĩnh thay bạn. Nếu có 1- 2 thành
viên chưa tìm được mà chạy đến đập cột trước. Và lúc đó người thủ lĩnh phải nhắm
mắt lại làm lại từ đầu.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
d. Chơi tự do:
- Cô giới thiệu phần chơi ở trên sân, cô phân trẻ từng góc để dễ bao quát trẻ.
Hoạt động 3: Kết thúc.
- Cô cho trẻ nghỉ, điểm danh trẻ và cho trẻ đi rửa tay bằng xà phòng.
Lớp mẫu giáo 1 ( 5 - 6 tuổi)


Trường mầm non Vinh Thanh

HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Hoạt động ôn luyện/ dạy mới: Cắt, dán đồ dùng học tập
Trò chơi: Chơi tự do
I.Mục đích- yêu cầu:
- Trẻ biết cắt dán một số đồ dùng học tập của học sinh lớp 1.
- Rèn kỉ năng cầm kéo, bôi hồ, tư thế ngồi
- Giáo dục cháu biết bảo vệ, giữ gìn đồ dùng học tập, sắp xếp gọn gàng ngăn nắp.
- Thông qua quan sát đàm thoại giúp trẻ phát triển ngôn ngữ
II. Chuẩn bị.
- Hình ảnh về một số đồ dùng học sinh lớp 1
- Tranh mẫu, giấy. Mỗi trẻ 1 rổ: kéo , hồ, giấy thủ công, bút chì
- Bàn ghế ngồi theo nhóm
III. Cách tiến hành.
* Hoạt động 1.ổn định tổ chức.

- Cho lớp hát bài “Cháu vẫn nhớ trường mầm non” nhạc và lời Hoàng Thông.
- Các bạn vừa hát bài gì? Vì sao các bạn nhỏ lại nhớ Trường Mầm Non ?
- Thế năm học đến các bạn học lớp mấy ? Học lớp 1 thì cần những đồ dùng gì ?
* Hoạt động 2.Nội dung trọng tâm
a. Cho trẻ xem tranh và hỏi ý định của trẻ.
- Cho trẻ xem hình ảnh: Cái cặp, quyển vở, cây bút, cái bảng, cây thước.
- Cho trẻ tên gọi, công dụng, hình dạng của từng đồ dùng.
- Cho trẻ quan sát tranh gợi ý, yêu cầu trẻ nêu thể loại tranh, các đồ dùng có thể
làm ra bức tranh, cách làm..
- Cô cắt dán những gì? Cô cắt dán như thế nào ?
- Cô cắt dán các đồ dùng có dạng là những hình học, sau đó dán chúng vào nhau:
Cái cặp được cô cắt từ hình chữ nhật làm thân cặp, hình tam giác làm miệng cặp...
sau đó cô dùng bút chì vẽ thêm các chi tiết nhỏ....để tạo thành chiếc cặp.
* Cô hỏi ý tưởng của trẻ.
- Các bạn lớp mình có thích cắt dán đồ dùng học sinh lớp1 không ?
+ Con sẽ cắt dán những gì ? cắt dán như thế nào ?
- Khi ngồi các con ngồi thế nào?
- Con cầm kéo bằng tay nào? Cầm như thế nào?
b. Trẻ thực hiện
- Cô cho trẻ ngồi theo nhóm thực hiện (cô mở nhạc cho trẻ nghe)
- Cô bao quát và giúp đỡ những trẻ còn lúng túng
Lớp mẫu giáo 1 ( 5 - 6 tuổi)


Trường mầm non Vinh Thanh
c: Nhận xét sản phẩm
- Trẻ treo sản phẩm lên giá cho cả lớp xem chung
- Cho trẻ nhận xét sản phẩm của bạn.
- Cho trẻ chọn sản phẩm mình thích và hỏi trẻ vì sao thích?
- Cô chọn sản phẩm hoàn chỉnh nhận xét và cô chọn sản phẩm chưa hoàn chỉnh

để bổ sung.
Hoạt động 3: Kết thúc.
- Cô cho trẻ đọc bài thơ “Bé vào lớp 1” sau đó cho trẻ chơi tự do ở các góc.
Đánh giá cuối ngày.
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………..........................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

Lớp mẫu giáo 1 ( 5 - 6 tuổi)


Trường mầm non Vinh Thanh

Thứ 5, ngày 05 tháng 05 năm 2016
HOẠT ĐỘNG HỌC: LÀM QUEN CHỮ CÁI
ĐỀ TÀI: LÀM QUEN CHỮ CÁI V, R.
Độ tuổi: 5 -6 tuổi
Người soạn: Phan Thị Mỹ Kim
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU.
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái v, r.
- Nhận ra âm và chữ cái v, r trong tiếng và từ.
- Rèn cho trẻ khả năng ghi nhớ có chủ định.
- Rèn kỹ năng khéo léo cho trẻ.
- Giáo dục trẻ có tinh thần thi đua và đoàn kết.
II. CHUẨN BỊ:

- Máy tính, có hình ảnh có chứa từ (Quyển vở, trống trường)
- Từ và thẻ ghép từ: Quyển vở, trống trường
- Bảng gắn chữ.
- Tranh có chứa chữ cái v, r. Thẻ chữ cái v, r
- Trẻ hát thuộc bài “ Cháu vẫn nhớ trường mầm non” của nhạc sỹ Hoàng Lân. Thơ:
Bé vào lớp 1.
III. CÁCH TIẾN HÀNH.
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức.
- Cho trẻ hát bài “Cháu vẫn nhớ trường mầm non” nhạc sĩ Hoàng Lân sáng tác.
- Trò chuyện về bài hát:
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Trong bài hát nhắc đến điều gì? ( Nhắc đến bạn nhỏ nhỏ nhớ về trường mầm non,
khi bạn ấy đã rời xa mái trường để đến trường tiểu học)
Hoạt động 2: Nội dung trọng tâm.
a.Làm quen chữ cái .
* Chữ cái “v”
- Cho trẻ xem hình ảnh “ Quyển vở”dưới hình ảnh có cụm từ “Quyển vở”
- Cô giới thiệu cụm từ “Quển vở” cho cả lớp xem.
- Cho cả lớp đọc cụm từ “quyển vở”
- Cho trẻ lên tìm chữ cái đã học.
- Cô giới thiệu chữ “V”
- Cô phát âm mẫu.
- Cho cả lớp phát âm 2 lần.
- Mời tổ,nhóm, cá nhân phát âm.(chú ý sửa sai cho trẻ)
Lớp mẫu giáo 1 ( 5 - 6 tuổi)


Trường mầm non Vinh Thanh
- Chữ “V” có đặc điểm như thế nào?
- Cô lấy chữ “V” to hơn ra giới thiệu.

- Cô phân tích chữ cái “V” gồm có 1nét xiên trái và 1 nét xiên phải gặp nhau ở
điểm cuối của 2 nét xiên.
- Cho trẻ xem cấu tạo chữ “V”trên màn hình.
- Cho cả lớp nhắc lại cấu tạo chữ “v”
- Cho trẻ dùng 2 bàn tay của mình mô phỏng cấu tạo chữ “v”
- Cô giới thiệu chữ “v” in hoa, in thường và chữ “v” viết thường.
- Cho cả lớp đọc lại chữ “v”
* Làm quen chữ cái “R”
- Cho trẻ xem hình ảnh “Trống trường” trên màn hình.
- Cô giới thiệu cụm từ“Trống trường” và thẻ từ ghép thành “Trống trường”.
- Cô phát âm mẫu.
- Cho lớp đọc 2 lần.
- mời tổ, nhóm, cá nhân phát âm cụm từ “ trống trường”
- Cho trẻ lên tìm chữ cái đã học.
- Cô giới thiệu chữ “r”
- Cô phát âm mẫu.
- Mời cả lớp, từng tổ và cá nhân phát âm.
- Cô thay chữ “r” to hơn.
- Cô phân tích cấu tạo chữ “r” : Chữ cái “r” gồm 1 nét sổ thẳng bên trái và 1 nét
cong nhỏ bên phải.
- Cô giới thiệu chữ “r” in thường,in hoa và chữ “r” viết thường.
b. So sánh chữ cái “v” và chữ cái “r”
- Chữ “v” và chữ “r” có đặc điểm gì giống nhau? Và có đặc điểm gì khác nhau?
- Cô chốt lại: Chữ v và chữ r giống nhau là khi đọc đều có âm ờ nằm sau.
+ Khác nhau: Chữ V gồm 2 nét xiên gồm 1 nét xiên bên trái và 1 nét xiên bên phải.
- Còn chữ r gồm 1 nét thẳng bên phải và 1 nét cong tròn bên trái .
- Cho cả lớp phát âm chữ v và chữ r thêm 1 lần nữa.
c. Trò chơi luyện tập –củng cố:
* Trò chơi tìm chữ theo yêu cầu.
- Cô phát cho mỗi trẻ 1 rổ có đựng chữ cái “v, r”

- Lần 1: Cho trẻ chọn chữ theo cô phát âm.
- Lần 2: Chọn chữ theo cách cô nêu cấu tạo của chữ bất kì.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô nhận xét khen trẻ, cho trẻ đi cất đồ dùng.
* Trò chơi: Đội nào nhanh hơn
- cách chơi: Cô phân trẻ làm 2 đội, nhiệm vụ mỗi đội lần lượt từng bạn chạy lên lấy
1 bức tranh có chứa chữ cái “v hoặc r” gắn lên bảng.
- Luật chơi: Đội nào gắn được nhiều tranh có chứa chữ cái mà trò chơi yêu cầu thì
đội đó sẽ chiến thắng.
- Cho trẻ chơi (2-3 lầ).
Lớp mẫu giáo 1 ( 5 - 6 tuổi)


Trường mầm non Vinh Thanh
- Cô kiểm tra kết quả 2 đội chơi tuyên dương đội thắng cuộc.
Hoạt động 3: Kết thúc.
- Cô nhận xét tuyên dương buổi học, sau đó cho trẻ đọc bài thơ“ Bé vào lớp 1” và
nghỉ.

Hoạt động dạo chơi ngoài trời
Trò chơi vận động: “ Mèo và chim sẻ”
Chơi tự do: Nhảy bao bố, bật chụm, tách chân vào vòng, tung bóng vào rổ,
nhảy dây…
I. Mục đích – yêu cầu.
1. Kiến thức:
- Trẻ được vận động để trả lại sự thăng bằng của hệ thần kinh.
- Trẻ nắm được luật chơi của trò chơi “ Mèo và chim sẻ”.
- Trẻ nắm được cách chơi trò chơi.
- Trẻ được ôn lại những trò chơi vận động.
2. Kỹ năng:

- Trẻ được củng cố các kỹ năng như di, chạy, nhảy, bật vào vòng…
3. Thái độ:
- Trẻ được vui chơi thoải mái, được hít thở không khí trong lành từ thiên nhiên.
- Thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.
- Hình thành cho trẻ ý thức tập thể, tạo cho trẻ tinh thần thi đua, phối hợp với nhau
trong khi chơi.
- Khuyến khích trẻ tham gia tích cực vào các trò chơi.
II. Chuẩn bị.
- Tạo mô hình vận động.
- Sân chơi sạch sẽ, rộng, thoáng mát, an toàn cho trẻ khi trẻ vận động.
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng dễ vận động.
III. Cách tiến hành.
Hoạt động 1: Ổn định.
- Trước khi ra sân cô tập trung trẻ lại nhắc nhở trẻ trật tự, xếp 2 dọc rồi đi ra sân.
- Cô giới thiệu buổi dạo chơi hôm nay.
Hoạt động 2: Nội dung trọng tâm.
a. Trò chơi: Mèo và chim sẻ”
- Cô nêu cách chơi và luật chơi: Một bạn sẽ làm mèo, những bạn khác trong lớp
làm những chú chim sẻ đi kiếm ăn. Khi nghe tiếng mèo kêu “ meo, meo” thì những
chú chim sẻ phải chạy nhanh về tổ của mình. Chú chim nào bị mèo bắt được thì chú
chim đó phải hóa làm mèo.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi,.
* Cô chú ý bao quát trẻ trong khi trẻ chơi.
- Cô nhận xét sau khi chơi.
b. Trò chơi dân gian: Dung dăng dung dẻ.
Lớp mẫu giáo 1 ( 5 - 6 tuổi)


Trường mầm non Vinh Thanh
- Cách chơi: Cô giáo đứng giữa, các trẻ đứng vòng tròn xung quanh cầm tay nhau

và đọc bài đồng dao “ dung dăng dung dẻ” đến câu ngồi thụp xuống đây thì tất cả
ngồi xuống dưới đất 1 lát, sau đó đứng dậy và chơi tiếp…
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
c. Chơi tự do.
- Các con hãy nhìn xem xung quanh sân rường chúng ta có những đồ chơi gì nào?
- Thế khi chơi ngoài sân các con phải như thế nào?
- Sau khi chơi phải làm gì?
- Cô cho trẻ tự chọn đồ chơi và về các góc chơi.
* Cô quan sát trẻ để đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Gần hết giờ cô cho trẻ dọn vệ sinh khu vực chơi.
Hoạt động 3: Kết thúc.
- Cô cho trẻ đi rửa tay sạch với xà phòng và nghỉ.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
ĐỀ TÀI: TRUYỆN: GÀ TƠ ĐI HỌC.
Độ tuổi: 5 – 6 tuổi
Người soạn: Phan Thị Mỹ Kim
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU.
1. Kiến thức.
- Trẻ biết tên truyện, hiểu được nội dung câu chuyện.
2. Kỹ năng.
- Trẻ nhớ tên các nhân vật trong truyện.
-Rèn cho trẻ kỹ năng ghi nhớ có chủ định, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Thể hiện được giọng điệu của các nhân vật.
3. Thái độ.
- Thông qua nội dung câu chuyện giáo dục trẻ thích đến trường, vì ở trường trẻ
được học nhiều điều mới lạ.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh minh họa nội dung câu chuyện hoặc được xây dựng trên powerpoint.
- Nhạc bài hát Ngày vui của bé, nhạc và lời Hoàng Văn Yến
III. CÁCH TIẾN HÀNH.

Hoạt động 1. Ổn định tổ chức – Giới thiệu bài.
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về ngôi trường mầm non.
- Cô cho trẻ biết: Năm nay là năm học cuối cùng của các cháu ở trường mầm non,
sang năm các cháu sẽ đi học lớp 1,muốn đi học lớp 1 các cháu phải học thật giỏi ,
nghe lời các cô các con nhớ chưa.
+ Đàm thoại:
- Các con có thích đi học không ?
- Đến lớp các cháu được học những môn gì ?( Vẽ, tập đọc ,tập viết…)
Lớp mẫu giáo 1 ( 5 - 6 tuổi)


×