Tải bản đầy đủ (.pptx) (25 trang)

Tiểu luận Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp Ptithcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 25 trang )

Môn : Đạo Đức Kinh Doanh

Đề tài : Đạo đức kinh
doanh trong ngành du
lịch _ Công ty Travel Life


Nội dung đề tài:

• 1/Đạo đức kinh doanh , du lịch là gì ?
• 2/ Thực trang của ngành du lịch Việt Nam trong những năm
gần đây
• 3/ Ví dụ về công ty Travel Life bỏ rơi 700 khách Việt ở Thái
Lan
• 4/ Một số công ty điển hình như Travel life:
• 5/ Cơ quan nhà nước đã xử lý công ty Travel life như thế
nào ?
• 6/ Bài học , kinh nghiệm rút ra sau vụ Travel Life
• 7/ Kết Luận


1/ Đạo đức kinh doanh , du lịch là gì ?
• Theo Phillip v. Lewis : Đạo đức kinh doanh là tất cả
những quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức
hoặc luật lệ để cung cấp những chỉ dẫn về hành vi
ứng xử chuẩn mực và sự trung thực ( của một tổ
chức ) trong những trường hợp nhất định.
• Cùng với việc hội nhập nền kinh tế thế giới, các
doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu nhận thức đạo
đức kinh doanh là nền tảng cho sự phát triển bền
vững của doanh nghiệp và đang dần được áp


dụng.


Du lịch là đi du lịch để vui chơi ,
giải trí hoặc nhằm mục đích kinh
doanh; là việc thực hiện chuyến đi
khỏi nơi cư trú, có tiêu tiền, có thể
lưu trú qua đêm và có sự trở về.
Mục đích của chuyến đi là giải
trí,nghỉ dưỡng , thăm thân nhân,
công tác, hội nghị khách hàng hay
du lịch khen thưởng, hoặc nhằm
mục đích kinh doanh


2/ Thực trang của ngành du lịch Việt Nam
trong những năm gần đây
Ngành du lịch Việt Nam đang ngày càng phát triển và
được bạn bè quốc tế biết đến. Với những địa điểm đẹp,
nổi tiếng, ẩm thực đa dạng, ngon và rẻ đã thu hút không
ít khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam. Cách đây
không lâu, trang web Tripadvisor (Tạm dịch: “người
mách đường”) đã đặt nhiều thành phố du lịch của Việt
Nam vào tốp 10 các điểm đến yêu thích của châu Á. Và
thông qua một cuộc khảo sát nho nhỏ, chúng ta nhận
được nhiều câu trả lời có thể chia làm 3 nhóm như sau:


a) Phong cảnh đẹp, thức ăn “ngon, bổ, rẻ”
Cách đánh giá thú vị về phong cảnh

của người nước ngoài, đó là họ xếp
con người vào phong cảnh

Món ăn truyền thống của Việt Nam
là sự kết hợp hài hòa tuyệt vời của
thiên nhiên và con người với
những đặc điểm: Thanh, vị, bổ
dưỡng nhưng không béo.


b) Con người hiền hòa, dễ mến, cởi mở
Ấn tượng đẹp là nụ cười của người
dân Việt Nam

Và cả sự thân thiện…


c) An toàn

Chính những người nước ngoài cũng đưa ra lời khuyên rằng: Đừng quá lo lắng, Việt Nam là đất nước rất an toàn theo trải nghiệm của họ


- Tuy tiềm năng du lịch của Việt Nam là hết
sức to lớn, nhưng thực tế cho thấy những gì
ngành Du lịch Việt Nam đạt được vẫn còn
khiêm tốn, chưa thực sự tương xứng với tiềm
năng của đất nước. Trong bối cảnh Việt Nam
đã gia nhập WTO, ngành Du lịch cũng đứng
trước những cơ hội to lớn và cả những thách
thức không nhỏ trên con đường phát triển…

- Mục tiêu chiến lược của ngành du lịch Việt
Nam đến năm 2010 là đón từ 6,5 đến 7 triệu
lượt khách quốc tế, 30 đến 32 triệu lượt khách
nội địa; thu nhập từ du lịch đạt 4-5 tỷ đô la Mỹ;
tạo việc làm cho khoảng 1,4 triệu người.


Cốt lõi của vấn đề là đạo đức
kinh doanh của doanh nghiệp
du lịch: phong cách phục vụ,
chính sách quản lý chất lượng.
Đây là điều các doanh nghiệp
du lịch chưa quan tâm đúng
mức.


3/ Ví dụ về công ty Travel Life bỏ rơi
700 khách Việt ở Thái Lan

Hơn 700 người mua
tour du lịch Thái Lan
của Công ty du lịch
Travel Life (Q.Tân Bình,
TP.HCM) để dự một sự
kiện do Công ty
Herbalife VN tổ chức tại
Thái Lan từ ngày 12/6
đã rơi vào cảnh đói
khát trong nhiều ngày.


Họ bị bỏ rơi ngay tại trung
tâm hội nghị do Công ty Thai
2020, đối tác của Travel Life ở
Thái từ chối tiếp tục phục vụ,
dù họ đã phải trả từ 6,5 triệu
đến tám triệu đồng cho tour
sáu ngày năm đêm này


heo hợp đồng, Thai 2020 phải nhận được toàn bộ số tiền còn lại khi khách của Travel Life vừa đến
angkok (Thái Lan), nhưng họ chỉ nhận được vỏn vẹn 10.000 USD để lo chi phí cho 701 con người.
hông những bị dồn vào khách sạn tồi tàn, nhồi nhét trên các phương tiện vận chuyển, các khách hàng
ho biết, họ còn phải tự túc tiền ăn, phương tiện đi lại trong nỗi lo sợ bị bỏ rơi không thể trở về Việt Nam
ược.

au khi Herbalife Việt Nam cử người sang làm việc với đối tác Thái Lan, Tổng cục Du lịch Việt Nam cũng
ã liên hệ với Tổng cục Du lịch Thái Lan đề nghị hỗ trợ và yêu cầu các cơ sở dịch vụ ở Thái không có
ác hành vi làm phương hại đến quyền và lợi ích của người Việt trong vụ này. Trong ngày 17/6, hơn 300
gười đã về đến Việt Nam, ngày 18/6, những người còn lại cũng đã được đưa về.


4/ Một số công ty điển hình như Travel life
1/ Sáng 3/2, tại cảng tàu du lịch Bãi Cháy
(Hạ Long, Quảng Ninh ). Gần 100 du khách
Trung Quốc do Công ty lữ hành quốc tế
Khang Thái (có trụ sở tại Hà Nội) đón vào VN
qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái đã bức xúc
phản ánh với đại diện cơ quan ngoại giao
của Trung Quốc tại Hà Nội về việc hướng
dẫn viên cũng như người đại diện của Công

ty Khang Thái đã biến mất, bỏ mặc họ bơ vơ
ở cảng tàu.


2/ Và nghiêm trọng hơn là vụ “bỏ rơi” 31 du khách của Xí nghiệp săm lốp ô tô (Công ty
Cao su Đà Nẵng) trên đất Thái Lan vào tháng 7/2012. Đoàn khách này mua tour của
Công ty Thái Việt đi Thái Lan trong 5 ngày với hợp đồng giá tour đã thanh toán đầy đủ
trước khi khởi hành. Trong 2 ngày đầu đoàn khách đi lại, tham quan trên đất Thái bình
thường nhưng tới ngày thứ 3 thì họ bị phía đối tác của Công ty Thái Việt ở Thái Lan thu
hết passport. Thấy việc bất thường, các thành viên trong đoàn không đồng ý giao
passport và đã bị "giam lỏng" tại tiền sảnh khách sạn Ratchada mà không cho vào nhận
phòng. Phải 1 ngày sau khi có sự can thiệp của Đại sứ quán Việt Nam mọi việc mới
được giải quyết. Phía đối tác của Công ty Thái Việt thu passport vì Công ty này còn nợ
tiền của họ. Vào thời điểm đó, ông Nguyễn Hữu Dương - Giám đốc Công ty Thái Việt
giải thích do vào thứ bảy, chủ nhật nên không chuyển tiền sang cho đối tác được


5/ Cơ quan nhà nước đã xử lý công ty
Travel life như thế nào ?
Cụ thể, trong hồ sơ cho biết, Travel life đã vi phạm đến 7 lỗi
như:
1. Không thông báo thời điểm bắt đầu kinh doanh lữ hành
cho cơ quan quản lý chuyên ngành về du lịch và nơi đặt
trụ sở chính của doanh nghiệp trong vòng 15 ngày, kể từ
ngày bắt đầu kinh doanh
2. không thực hiện đúng chế độ báo cáo cho Tổng Cục Du
lịch và Sở Văn hóa – Thể Thao và Du lịch TP.HCM


3. Sử dụng hướng dẫn viên không có thẻ để

hướng dẫn cho khách
4. Không mua bảo hiểm cho khách du lịch Việt
Nam trong thời gian ra du lịch ở nước ngoài
đúng theo qui định
5. Không quản lý kháchdu lịch theo chương trình,
tour đã kí kết ban đầu
6. Hoạt động dịch vụ lữ hành quốc tế mà không
có giấy phép kinh doanh
7. Không ký hợp đồng với hướng dẫn viên du lịch
để đưa khách đi du lịch.


6/ Bài học , kinh nghiệm rút ra sau vụ Travel
Life
• Nhiều chiêu trò đang được các công ty lữ
hành tung ra với cái mác chương trình khuyến
mãi, giảm giá, tiết kiệm.
• Có công ty "hành" các "thượng đế" đi đêm về
sáng thực chất để giảm bữa ăn chính, tiền
phòng ở, rồi cắt giảm chương trình tham quan
để khách tự do sinh hoạt với đủ kiểu lý do


=> Cạnh tranh không lành mạnh trong bối cảnh
kinh tế khó khăn, du lịch ế ẩm, những tour giá rẻ
đã và đang đẩy du khách vào những "ma trận"
không biết đâu mà lần… Nói chung là có rất
nhiều hoạt động "không bình thường" của các
công ty du lịch nhưng cung cách xử lý của ngành
chủ quản cho thấy đây mới chỉ là… "hiện

tượng".


• Thực tế, ngành du lịch chưa quan tâm tới việc hằng năm có vài triệu người Việt Nam ra
nước ngoài du lịch nên thiếu một hệ thống quản lý hoạt động này. Điều đáng nói hơn là
trong khi chụp giật, chặt chém vẫn là vấn nạn nhức nhối của du lịch trong nước thì những
hành động tương tự như vụ Travel Life đang làm lại biến hoạt động du lịch Việt Nam ở
nước ngoài trở nên hỗn độn. Đây là điều không thể chấp nhận và đương nhiên có trách
nhiệm của những người làm công tác quản lý trong ngành du lịch.
• Nhìn ở góc độ khác, người mua sản phẩm du lịch - khách hàng cũng cần tỉnh táo hơn trong
việc tham gia du lịch. Nên bỏ tâm lý chuộng giá rẻ mà không quan tâm chất lượng dịch vụ.
Ngành du lịch nói cho cùng vẫn là ngành kinh doanh dịch vụ, là tổng hợp nhiều hoạt động
dịch vụ lại với nhau tạo thành một sản phẩm. Vậy nên giá rẻ nghĩa là dịch vụ kèm theo sẽ
kém chất lượng. Cuối cùng thì người thiệt thòi vẫn là người đi du lịch.




VN hiện đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc
liệt với các nước trong khu vực như Thái Lan,
Malaysia và Campuchia trong việc xúc tiến các sản
phẩm trọng tâm như du lịch biển, du lịch văn hóa, du
lịch dựa vào nguồn lực tự nhiên... Nhưng VN vẫn
chưa xác định rõ ưu thế của mình là gì, chưa thành
công trong việc xây dựng một hình ảnh khác biệt về
đất nước có nền văn hóa đa dạng và giàu bản sắc,
các món ăn ngon, và người dân hiền hòa, hiếu
khách, thân thiện. Nay ngành du lịch lại phải đối mặt
với hàng loạt vấn nạn nêu trên, khiến cho hình ảnh
VN càng mất hấp dẫn trong mắt quốc tế.



Trong khi Nhà nước và các cơ quan chức năng, ngành du
lịch ra sức đầu tư những khoản tiền ngân sách không nhỏ
vào các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch ra nước
ngoài, thì những ấn tượng thực tế tại địa phương, những
phản hồi và chia sẻ kinh nghiệm của những du khách quốc
tế với người thân, với cộng đồng của họ, hay thậm chí chỉ
trên một trang mạng xã hội lại có tác động mạnh mẽ hơn
ngàn lời quảng bá. Giải pháp mạnh mẽ của một số thành
phố như Huế và Đà Nẵng, TPHCM thời gian qua như thành
lập lực lượng bảo vệ du khách, đường dây nóng có
thưởng... đã phần nào giải quyết được tình trạng này


7/ Kết Luận
• Qua vụ Travel Life, một vấn đề dù không mới nhưng không thể không đề cập bởi đó là nguyên
nhân sâu xa dẫn tới vụ việc nêu trên, đó là sự xuống cấp trong đạo đức kinh doanh, hay nói cách
khác là vắng bóng văn hóa trong kinh doanh của không ít công ty du lịch. Kinh doanh đương
nhiên phải tính toán lợi nhuận, kinh doanh du lịch cũng vậy. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, kinh
doanh du lịch có thể xem là một hoạt động văn hóa nên người làm kinh doanh du lịch trước hết
phải là người có văn hóa. Cũng phải thấy rằng mỗi đồng tiền đều có sự tham gia vô hình của toàn
xã hội, do vậy đồng tiền trong kinh doanh phải hướng tới những giá trị xã hội. Đồng tiền thu được
của người kinh doanh phải là đồng tiền làm ra bởi sự nhanh nhạy trong việc nắm bắt thông tin và
nhu cầu thị trường, mà không phải là đồng tiền của sự chụp giật, lừa đảo, gian lận…


• Kết hợp văn hóa với kinh doanh, làm cho cái
lợi kinh tế gắn bó với những giá trị nhân văn
là hướng đi tất yếu của các doanh nghiệp

nếu muốn tồn tại và phát triển lâu dài. Trong
du lịch hay ngành nào cũng vậy, văn hóa kinh
doanh thể hiện qua việc kiếm lời chân chính
trên cơ sở tài năng, sức lực của người kinh
doanh. Như vậy, kinh doanh có văn hóa là
kinh doanh bằng tính trung thực, chữ tín,
bằng việc đặt lợi ích cá nhân, doanh nghiệp
trong lợi ích cộng đồng và xã hội…


• Các cơ quan chức năng và từng địa phương cần đưa ra
hành động cụ thể, cần thiết phải có chế tài xử lý mang tính
răn đe mạnh nhằm từng bước thiết lập lại nền nếp, trật
tự, làm sạch môi trường kinh doanh du lịch. Nếu không
làm được điều này, hàng triệu USD bỏ ra để quảng bá hình
ảnh Việt Nam trên các kênh truyền hình quốc tế sẽ thành
"dã tràng xe cát". Khách trong nước sẽ tự tổ chức đi du
lịch ra nước ngoài, còn khách nước ngoài từng đến Việt
Nam sẽ không quay lại. Nghiêm trọng hơn là những giá trị
truyền thống, văn hóa biểu hiện qua hoạt động du lịch sẽ
ngày càng méo mó, không thể phục hồi.


• Văn hóa kinh doanh và hành lang pháp lý để
hoạt động kinh doanh đi đúng hướng là
những yếu tố không thể tách rời để ngành
"công nghiệp không khói" thật sự là "con gà
đẻ trứng vàng". Nếu doanh nghiệp thiếu văn
hóa kinh doanh, nếu các nhà quản lý không
nhận thức đúng trách nhiệm thì những

chương trình mà ngành du lịch đang triển
khai chắc chắn sẽ không mang lại hiệu quả
như mong muốn.


×