Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Sự tham gia của phật tử vào các khóa tu học tại thiền viện sùng phúc – hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 116 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------

NGUYỄN THU HÀ

SỰ THAM GIA CỦA PHẬT TỬ VÀO CÁC KHÓA TU HỌC
TẠI THIỀN VIỆN SÙNG PHÚC - HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Xã hội học

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------

NGUYỄN THU HÀ

SỰ THAM GIA CỦA PHẬT TỬ VÀO CÁC KHÓA TU HỌC
TẠI THIỀN VIỆN SÙNG PHÚC - HÀ NỘI

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Xã hội học
Mã số: 60 31 03 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Hoàng Thu Hƣơng

HÀ NỘI - 2015



LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu “Sự tham gia tu học của Phật tử vào các khóa tu học tại Thiền viện
Sùng Phúc – Hà Nội” là báo cáo nghiên cứu khoa học dựa trên kết quả khảo sát
thực tế tại Thiền viện Sùng Phúc. Đây là một bước quan trọng để học viên có cơ hội
thực hành, áp dụng các kiến thức lý thuyết được học ở trường vào nghiên cứu trong
thực tế. Mặc dù không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, song tôi hi vọng rằng
công trình nghiên cứu này sẽ cung cấp thông tin cơ bản nhất những quan điểm của
Phật tử về việc tham gia các khóa tu học. Tôi cũng mong rằng nghiên cứu sẽ đem lại
những kết quả hữu ích về mặt xã hội.
Nhân dịp này, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Chủ nhiệm Khoa
và các thầy cô giáo của Khoa Xã hội học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, đặc biệt là giáo viên hướng dẫn PGS.TS Hoàng Thu Hương đã nhiệt tình,
tận tâm hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các bạn trong tập thể lớp Cao học
khóa 2013 - Xã hội học đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu.
Đồng thời, tôi cũng gửi lời cảm ơn tới trụ trì, tăng ni và Phật tử Thiền viện Sùng
Phúc đã cung cấp cho tôi những số liệu cần thiết phục vụ cho nghiên cứu.
Tuy đã có nhiều cố gắng, nỗ lực nhưng do bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm,
kiến thức còn hạn chế nên khóa luận này không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của các thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 12 năm 2015
Học viên

NGUYỄN THU HÀ


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Ý nghĩa nghiên cứu ............................................................................................. 2
3. Tổng quan nghiên cứu......................................................................................... 2
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................ 11
5. Đối tượng - khách thể - phạm vi nghiên cứu ......................................................... 11
6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu......................................................... 12
7. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 12
NỘI DUNG CHÍNH ............................................................................................. 16
CHƢƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ..................... 16
1.1. Một số khái niệm công cụ................................................................................. 16
1.1.1. Sự tham gia ............................................................................................... 16
1.1.2. Tu học, sự tham gia các khóa tu học ...................................................... 17
1.1.3. Phật tử .................................................................................................... 17
1.1.4. Tu thiền.................................................................................................. 18
1.2. Lý thuyết áp dụng .......................................................................................... 20
1.2.1. Lý thuyết hành động của Max Weber .......................................................20
1.2.2. Lý thuyết trao đổi .................................................................................. 23
1.3. Các quan điểm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam về vấn đề giáo dục cho Phật
Tử ......................................................................................................................... 24
1.4. Vài nét về địa bàn nghiên cứu ........................................................................ 26
CHƢƠNG 2 – THỰC TRẠNG THAM GIA VÀO CÁC KHÓA TU HỌC TẠI
THIỀN VIỆN SÙNG PHÚC CỦA PHẬT TỬ................................................... 27
2.1. Khái quát về các khóa tu học tại Thiền viện Sùng Phúc ................................ 27
2.1.1. Hình thức tu học .................................................................................... 27
2.1.2. Các hoạt động cơ bản trong một khóa tu học ......................................... 32
2.2. Đặc điểm Phật tử tham gia tu học .................................................................. 40


2.2.1. Số lượng ................................................................................................ 40

2.2.2. Đặc điểm người tham gia tu học ............................................................ 42
2.2.3. Sự xác nhận Phật tử chính thức ............................................................. 44
2.3. Tần suất tham gia ........................................................................................... 46
2.4. Động cơ tham gia ........................................................................................... 48
CHƢƠNG 3 – MỘT SỐ ẢNH HƢỞNG QUA LẠI GIỮA PHẬT TỬ VÀ SỰ
THAM GIA CÁC KHÓA TU HỌC ................................................................... 53
3.1. Một số nhân tố tác động đến sự tham gia vào các khóa tu học của Phật tử ............. 53
3.1.1. Các yếu tố cá nhân ................................................................................. 53
3.1.2. Đặc điểm các khóa tu học ...................................................................... 69
3.2. Tác động của sự tham gia tu học đến đời sống của Phật tử ............................ 74
3.2.1. Chi phí về thời gian và vật chất ............................................................. 74
3.2.2. Tác động đến tinh thần Phật tử .............................................................. 76
3.2.3. Tác động đến hành vi ứng xử hàng ngày của Phật tử............................. 84
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 98


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐH/CĐ

Đại học/Cao Đẳng

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TNPT


Thanh niên Phật tử


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 - Kết quả quan sát số lượng Phật tử tham gia tu học .............................. 40
Bảng 2.2 - Kết quả quan sát cơ cấu giới tính của Phật tử ...................................... 42
tham gia các khóa tu học tại Thiền viện Sùng Phúc (thời gian từ 8h – 11h30’) .... 42
Biểu đồ 2.1 - Đặc trưng tôn giáo của các Phật tử tham gia tu học ........................ 45
Bảng 2.3 - Tần suất tham gia tu học của Phật tử ................................................... 47
Bảng 2.4 - Tần suất tham gia tu học thường xuyên theo nhóm tuổi của Phật tử ... 47
Bảng 2.5 - Lý do chọn Thiền viện Sùng Phúc làm nơi tu học ............................... 49
Bảng 2.6 - Mục đích tham gia các khóa tu học của Phật tử................................... 50
Bảng 3.1 - Tương quan giới tính và sự tham gia vào các khóa tu học của Phật tử .............. 54
Bảng 3.2 - Tương quan giới tính và tần suất tham gia tu học của Phật tử ............. 57
Bảng 3.3 - Sự khác biệt về độ tuổi của Phật tử trong các khóa tu học .................. 58
Bảng 3.4 - Khoảng tuổi của Phật tử tham gia các khóa tu học .............................. 60
Bảng 3.5 - Tương quan trình độ học vấn và sự tham gia các khóa tu học của Phật tử......... 64
Bảng 3.6 - Cơ cấu nghề nghiệp của Phật tử tham gia các khóa tu học .................. 67
Bảng 3.7 - Tần suất tham gia vào các khóa tu học thường xuyên của Phật tử....... 70
Bảng 3.8 - Tương quan giới tính và tần suất tham gia tu học thường xuyên vào cuối tháng... 71
Biểu đồ 3.1 - Ý kiến của Phật tử về chi phí tham gia các khóa tu học .................. 75
Bảng 3.9 - Mức độ niềm tin của Phật tử vào một số quan niệm cốt lõi của Phật giáo
hàm ý về sự phán xét ................................................................................................. 78
Bảng 3.10 - Cảm giác sau khi tham gia tu học của Phật tử ................................... 82


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, Phật giáo là một trong những tôn giáo có ảnh

hưởng lớn trong xã hội Việt Nam. Trong vòng 20 năm trở lại đây, các chùa được
xây dựng, tu bổ, sửa sang khang trang hơn, các nghi lễ Phật giáo ngày càng phong
phú, đa dạng. Những nghiên cứu xoay quanh vấn đề Phật giáo đã trở thành tâm
điểm của nhiều nhà tôn giáo học, triết học. Những nghiên cứu này không chỉ chỉ ra
những nguồn gốc, ý nghĩa cũng như giáo lý về Phật pháp mà còn chứng minh được
vai trò của Phật giáo trong xã hội. Bên cạnh đó, các nhà xã hội học cũng quan tâm
nghiên cứu thực trạng hoạt động Phật giáo, ảnh hưởng của Phật giáo tới hành vi,
thái độ của con người hay nhóm xã hội ra sao.
Phật giáo Việt Nam hiện nay gồm nhiều tông phái khác nhau. Tuy nhiên, trong
những năm gần đây, Thiền tông phát triển như một trào lưu và thu hút đông đảo sự
tham gia tu học của Phật tử. Sự xuất hiện của các dòng thiền Trúc Lâm hiện đang
phát triển rất mạnh và có sức ảnh hưởng lớn trong Phật giáo, tạo được một nét rất
riêng trong nếp sống tu hành của người con Phật.
Vào những thập niên cuối của thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI, phong trào tu học
của Phật tử càng phát triển mạnh mẽ. Nhiều chương trình, nhiều khóa tu dành cho
Phật tử tại gia được mở ra với nhiều pháp môn, nhiều nội dung tu học khác nhau
nhưng mô hình tu học điển hình của Phật tử hiện nay là các đạo tràng theo thiền
phái Trúc Lâm Yên Tử. Dưới sự dẫn dắt của Hòa thượng Thích Thanh Từ, các
Thiền viện lần lượt được thành lập. Theo số liệu thống kê, tổng cộng cả nước hiện
có 31 Thiền viện, 32 thiền tự và có đến 86 đạo tràng Trúc Lâm với tổng số Phật tử
phát tâm quy y và tu học lên đến hàng trăm nghìn người.
Từ lý do đó, việc tiếp cận nghiên cứu về những người tham gia tu học tại Thiền
viện sẽ mở ra một góc nhìn mới về ảnh hưởng của hình thức sinh hoạt Phật giáo này
trong đời sống xã hội của người dân. Quan sát cho thấy những người tham gia tu
học tại Thiền viện vào các ngày cuối tuần và cuối tháng (âm) rất đông. Trong đó
gồm cả những Phật tử chính thức và Phật tử tại gia. Vậy những người tham gia tu

1



học tại Thiền viện là người như thế nào? Nguyên nhân khiến họ tham gia tu học?
Họ đạt được những gì sau khi tu học? Để góp phần giải đáp các câu hỏi đó, tôi đã
tiến hành nghiên cứu đề tài “Sự tham gia của Phật tử vào các khóa tu học tại
Thiền viện Sùng Phúc – Hà Nội”.
2. Ý nghĩa nghiên cứu
2.1. Ý nghĩa lý luận
Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng tham gia tu học của Phật tử, đánh giá ảnh hưởng
của các khóa tu học đến những người tham gia, đề tài góp phần làm sáng tỏ các quan
điểm lý thuyết xã hội học tôn giáo về sự tham gia tu học của người dân hiện nay.
Luận văn cũng góp một phần nhỏ vào quá trình nâng cao nhận thức lý luận xã hội
học về vai trò của hình thức sinh hoạt tôn giáo này trong việc thực hiện chức năng
xã hội hoá con người.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả đề tài là tài liệu tham khảo cho những người quan tâm tới hoạt động tu
học của Phật giáo, cũng như cho sinh viên, học viên ngành xã hội học. Bên cạnh đó,
những thông tin thu thập được của đề tài sẽ là nguồn thông tin tham khảo cho các nhà
quản lý, hoạch định chính sách về tôn giáo hiện nay.
3. Tổng quan nghiên cứu
3.1. Tình hình nghiên cứu Phật giáo
3.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Phật giáo là tôn giáo được sinh ra trên đất nước Ấn Độ cổ đại. không lâu sau khi
ra đời, nó đã phát triển rộng khắp các nước thuộc khu vực Châu Á, và ngày nay tôn
giáo này đã lan tỏa sang khắp thế giới. Cùng với quá trình lịch sử, tôn giáo này đã
có những đóng góp đáng kể cho nền văn hóa nhân loại. Chính vì vậy, Phật giáo và
vai trò của nó trong đời sống xã hội nói chung từ lâu đã thu hút được sự quan tâm
của nhiều nhà khoa học.
Daisetz Teitaro Suzuki (1938), học giả người Nhật trong cuốn “Phật giáo Thiền
tông và ảnh hưởng của nó trên văn hóa Nhật Bản” đã đánh giá rất cao vai trò của
thiền trong đời sống xã hội Nhật Bản. Theo ông, nếu gạt đạo Phật và gạt cả Thiền
tông ra thì văn hóa Nhật Bản không có ý nghĩa gì hết, vì đạo Phật đã ăn sâu vào

mạch sống của dân tộc này.

2


Daisaku Ikeda (1993) trong “Tiếng chuông cảnh tỉnh cho thế kỷ XXI” lại khẳng
định vai trò của tôn giáo nói chung, của Phật giáo nói riêng trong việc khắc phục
những khủng hoảng của xã hội hiện đại…
Đề cập đến mối liên hệ giữa Xã hội học và việc nghiên cứu Phật giáo, luận án
“American Buddhism: A sociological Perspective” của Buster G. Smith (2009) đã
kiểm chứng mối quan hệ giữa đạo Phật và Xã hội học tôn giáo, bằng cách đưa ra
các con đường mà việc nghiên cứu về Phật giáo Hoa Kỳ có thể giúp làm sáng tỏ các
giả thuyết của Xã hội học tôn giáo, cũng như khả năng áp dụng các kỹ thuật và
phương pháp Xã hội học vào chủ đề này. Ví dụ, chương 1 miêu tả những khó khăn
liên quan đến nghiên cứu thực nghiệm Phật giáo Hoa kỳ, xem xét các cuộc điều tra
hiện thời về chủ đề Phật giáo, gợi ý định hướng cho các nghiên cứu tương lai. Các
chương khác lần lượt tìm hiểu về các vấn đề như làm thế nào tốt nhất để phân biệt
các dạng thức đặc trưng của tôn giáo Phật giáo Hoa Kỳ; Vấn đề quan điểm chính trị
của người di cư vẫn mang theo tôn giáo truyền thống của đất nước họ là Phật giáo;
Nhữg cách thức mà toàn cầu hóa và hiện đại hóa đã dẫn đến sự thay đổi của đạo
Phật; Phân tích hiệu ứng ngày một đa dạng các giáo phái tôn giáo. Luận án được
viết dựa trên số liệu rút ra từ cuộc điều tra cấp quốc gia Mỹ với 231 trung tâm Phật
giáo (National Survey of Buddhist Organizations). Cuộc điều tra này bao gồm các
thông tin như: những hình thức Phật giáo nào được thực hành ở Mỹ, tính sắc tộc và
ngôn ngữ của các giáo phái, số lượng, tuổi và tình trạng kết hôn của các thành viên,
những hoạt động và định hướng của trung tâm… Bảng hỏi này của cuộc điều tra
chính là một tư liệu tham khảo tốt cho những nghiên cứu về sau về các tín đồ đạo
Phật. Đóng góp vào việc xây dựng thang đo cho một bảng hỏi thực trạng tôn giáo,
bên cạnh một thang câu hỏi thể hiện mức độ gắn bó với giáo phái với những câu hỏi
bao trùm vấn đề gia nhập, hội viên hay về việc tham gia vào các hoạt động như

bảng hỏi bên trên, còn một kiểu thang đo khác đó là thông qua tìm hiểu niềm tin tín
ngưỡng.
Nhìn chung, các học giả nước ngoài khi nghiên cứu về Phật giáo đều đánh giá
cao những giá trị văn hóa đạo đức mà Phật giáo đã đóng góp cho lịch sử nhân loại.
Về cơ bản, những đánh giá của các học giả nói trên đều mang tính khoa học, khách
quan. Tất cả đều đề cao vai trò của Phật giáo trong đời sống của con người.

3


3.1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Phật giáo là một tôn giáo lớn đã và đang được quan tâm nghiên cứu một cách
toàn diện về lịch sử, giáo lý, kinh điển, giáo phái. Phật giáo trở thành đối tượng
nghiên cứu của nhiều lĩnh vực như tâm lý học, triết học, chính trị học, lịch sử học,
dân tộc học, tôn giáo học, và không thể không kể đến xã hội học về tôn giáo.
Có rất nhiều sách, báo, các tạp chí, luận văn, luận án trong và ngoài nước nghiên
cứu về đạo Phật và các tác động của đạo Phật giáo đối với xã hội dưới nhiều góc độ
khác nhau. Có thể kể đến nhóm các công trình sau:
Một số công trình đã đưa ra các quan niệm khác nhau về đạo đức Phật giáo, nội
dung cơ bản của Phật giáo; sự ảnh hưởng của Phật giáo và một số giải pháp đối với
vấn đề xây dựng đạo đức con người Việt Nam hiện nay trên cơ sở tác động của Phật
giáo, như công trình “Đạo đức học Phật giáo” của Thích Minh Châu; “Đạo đức
Phật giáo với đạo đức con người Việt Nam” của Đặng Thị Lan… Các công trình
này đã cho người đọc thấy được sự hòa nhập của đạo đức Phật giáo trong đạo đức
xã hội Việt Nam ở những giai đoạn nhất định trong lịch sử dân tộc. Tuy nhiên, sự
phân tích đó chủ yếu là trong lịch sử của dân tộc mà ít đề cập đến việc thực hành
đạo đức Phật Giáo trong đời sống đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay.
Với mục đích đề cao vai trò không thể thiếu của tôn giáo trong đời sống xã hội,
tác giả Vũ Dũng đã trình bày kết quả nghiên cứu thực tiễn về niềm tin tôn giáo
trong “Một số đặc điểm của niềm tin tôn giáo” (Vũ Dũng, 2001). Ông cũng xác

định niềm tin tôn giáo là định hướng giá trị vững chắc đóng vai trò chi phối nhận
thức và hành vi cá nhân của những người theo tôn giáo. Niềm tin tôn giáo trước hết
là niềm tin vào các lực lượng thần thánh, tôn giáo được định nghĩa như mối dây liên
kết giữa con người và thần thánh. Bên cạnh đó, niềm tin tôn giáo còn biểu hiện rất
rõ ở niềm tin vào một thế giới khác. Đối với những người theo tôn giáo, thế giới đó
là một nơi tuyệt vời, một nơi mọi nhu cầu, mọi mong muốn của con người được
thỏa mãn. Lực lượng thần thánh và sức mạnh từ thế giới khác là những điều hư ảo,
vì nó không tồn tại trong thế giới của chúng ta, và chúng ra không thể và không bao

4


giờ tiếp cận được những vấn đề này. Khi con người còn hướng đến lực lượng thần
thánh, còn hướng đến một thế giới khác nghĩa là người ta còn hướng đến tôn giáo.
Một số công trình khác lại đề cập đến đạo Phật với vai trò là hệ tư tưởng, đã
đóng góp những giá trị đạo đức cho lịch sử tư tưởng Việt Nam như “Đạo đức Phật
giáo trong thời hiện đại” của Trần Văn Giàu; “Có một nền đạo lý ở Việt Nam” của
Nguyễn Phan Quang… Trong “Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với
người Việt Nam hiện nay” của Giáo sư Nguyễn Tài Thư chủ biên, các tác giả đã đề
cập đến vai trò của Phật giáo trong một số lĩnh vực như: ảnh hưởng của Phật giáo
đối với hệ tư tưởng, đối với sự hình thành nhân cách con người hiện nay (Nguyễn
Tài Thư, 1997).
Hoặc như, “Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong đời sống đạo đức của xã
hội Việt Nam hiện nay” của Tạ Chí Hồng, đã phân tích một cách khá hệ thống về
đạo đức Phật giáo và đưa ra một số nhận định khách quan về ảnh hưởng tích cực
cũng như một số hạn chế của đạo đức Phật giáo đối với con người Việt Nam hiện
đại. Tuy nhiên, sự phân tích và nhận định của tác giả mới chỉ dừng ở mức khái quát
chung, phản ánh được ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong đời sống đạo đức xã
hội Việt Nam trong giai đoạn trước năm 2004.
Ngoài ra trên một số tạp chí nghiên cứu mà điển hình là Tạp chí Triết học, Tạp

chí Nghiên cứu Tôn Giáo, Tạp chí nghiên cứu Phật học…cũng có một số bài đề cập
tới vấn đề đạo đức Phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam, chẳng hạn như:
Hoàng Thị Thơ với “Giá trị nhân bản của Phật giáo trong truyền thống và

hiện đại”, Tạp chí Triết học, số 6, năm 2001; và “Đạo đức Phật giáo với vấn đề
xây dựng nhân cách con người Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 1, năm
2002… Hai bài báo của tác giả Hoàng Thị Thơ mặc dù không có xuất phát từ tiếp
cận xã hội học nhưng lại có chung góc nhìn với chúng tôi đó là chính bối cảnh toàn
cầu hóa, hội nhập kinh tế tiềm ẩn nhiều rủi ro đe dọa sự phát triển bền vững của
Việt Nam như đạo đức, văn hóa bị xói mòn, ô nhiễm môi trường,… đã đặt ra yêu
cầu đối với văn hóa nói chung, tôn giáo, Phật giáo nói riêng là phải trở thành động
lực, góp phần gìn giữ các giá trị nhân văn, tích cực của nhân loại và dân tộc.

5


Nghiên cứu xã hội học tôn giáo tiếp tục được bàn đến trong các nghiên cứu về
Phật giáo và đang dần xây dựng một cái nhìn tổng thể ngày càng chi tiết hơn về đời
sống của những người đi lễ chùa, của các Phật tử. Một số đề tài nghiên cứu góp
phần vẽ nên bức tranh chân thực Phật giáo đặt trong mối quan hệ biến đổi kinh tế xã hội có thể kể ra là: “Vài nét về hiện tượng đi lễ của thanh niên Hà Nội” (Đinh
Thị Vân Chi, 1996), “Thực trạng hoạt động Phật giáo và các dịch vụ nghi lễ ở Hà
Nội” (Nguyễn Thị Minh Ngọc, 2004), “Chân dung xã hội của người đi lễ chùa”
(Hoàng Thu Hương, 2012).
Trong cuốn “Chân dung xã hội của người đi lễ chùa” của tác giả Hoàng Thu
Hương mô tả cơ cấu nhân khẩu xã hội của những người đi lễ từ đó chỉ ra sự khác
biệt về giới, tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, tôn giáo và
khuôn mẫu thực hành nghi lễ của những người đi lễ tại hai chùa ở nội thành Hà Nội
(Hoàng Thu Hương, 2012). Nghiên cứu này đã phân tích một số nhân tố tác động
tới cơ cấu nhân khẩu xã hội của người đi lễ chùa như yếu tố vị trí, vị thế ngôi chùa
và các nhân tố kinh tế xã hội, văn hóa, thể chế. Điểm mạnh của nghiên cứu này là

vận dụng triệt để các phương pháp và lý thuyết xã hội học nên nguồn dữ liệu xác
thực và có độ tin cậy cao. Vấn đề nghiên cứu được đặt ra có sự lý giải sâu sắc, cụ
thể.
Nghiên cứu Phật giáo từ góc độ xã hội học được thể hiện trong luận án khoa học
lịch sử “Đạo Phật trong cộng đồng người Việt ở Nam Bộ Việt Nam (từ thế kỷ XVII
đến 1975)” của Trần Thị Hồng Liên (1993) tìm hiểu về tình hình phát triển của đạo
Phật trong đời sống văn hóa người Việt tại đây. Làm rõ đặc tính địa phương và tính dân
tộc của Phật giáo Nam Bộ trong Phật giáo Việt Nam. Luận án triết học (2005) “Đạo
đức Phật giáo với đạo đức con người Việt Nam” của tác giả Đặng Thị Lan trình bày
một số vấn đề lý luận của đạo đức tôn giáo và đạo đức Phật giáo. Chỉ ra mặt tích
cực và hạn chế của đạo đức Phật giáo vả ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người
Việt Nam.
Tác giả Nguyễn Thị Minh Ngọc trong cuốn “Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ
1986 đến nay” đã phân tích cụ thể cơ cấu tổ chức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam
từ sau thời kỳ đổi mới, những sự thay đổi mang tính cách mạng về hình thức tổ

6


chức, cơ cấu hoạt động, đẩy mạnh hoạt động hoằng dương đạo pháp, hiện đại hóa
các phương tiện và kênh truyền thông. Tác giả đã đưa ra những góc nhìn bao quát
về các hoạt động của Giáo hội Phật giáo như: hoạt động tăng sự, nghi lễ, hoạt động
giáo dục và từ thiện xã hội, hướng dẫn Phật tử. Bên cạnh đó Giáo hội còn mở rộng
tăng cường mối quan hệ giao lưu quốc tế.
Qua những nghiên cứu đã đề cập ở trên, có thể thấy Phật giáo và vai trò của Phật
giáo trong đời sống xã hội là lĩnh vực thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà
nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu tiếp cận Phật giáo và vai trò của Phật giáo
dưới nhiều quan điểm và góc độ khác nhau. Trong một số công trình còn đề cập đến
các hoạt động của Phật giáo. Tuy nhiên, hiếm thấy các công trình bàn sâu về hoạt
động tổ chức tu học của Phật giáo cũng như sự tham gia tu học của các Phật tử.

3.2. Những nghiên cứu về sự tham gia
Nghiên cứu về sự tham gia không còn là vấn đề mới mẻ trong các nghiên cứu xã
hội học. Điều đó là tất yếu bởi sự tham gia con người trong các nhóm xã hội đã cho
thấy tính tích cực mà nhóm đó mang lại cho cá nhân, cho nhóm và cho toàn xã hội.
Trịnh Duy Luân trong bài “Một số vấn đề về tham gia xã hội và phản biện xã
hội” (Tạp chí xã hội học số 2, 2009) đã cho thấy gần đây đã và đang xuất hiện một
loại hình “tham gia xã hội” gọi là phản biện xã hội. Ông cho rằng dư luận xã hội với
sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện truyền thông đại chúng đã trở thành
một kênh cực kì quan trọng chi phối hoạt động tham gia xã hội. Sự tham gia xã hội
mà cụ thể là phản biện xã hội mang một giá trị to lớn là nâng cao vị trí của người
dân, xây dựng tâm lý đồng thuận trong xã hội và tiến tới xây dựng Nhà nước dân
chủ.
Trong “Người cao tuổi và sự tham gia xã hội” (Tạp chí xã hội học số 4, 1993),
tác giả Phùng Tố Hạnh đã khẳng định rằng, mức độ tham gia xã hội của một nhóm
xã hội sẽ cho thấy tính tích cực chủ động hay tiêu cực thụ động của nhóm xã hội đó
trước đời sống xã hội. Và những nghiên cứu về tham gia xã hội sẽ giúp chúng ta
thấy được những đặc trưng cơ bản về đời sống tinh thần của nhóm xã hội được
nghiên cứu. Bằng việc chỉ ra sự khác nhau về tham gia xã hội của người cao tuổi ở

7


các nước thuộc bốn vùng Tây Thái Bình Dương, Fiji, Nam Triều Tiên, Malaysia và
Philippines, tác giả rút ra kết luận rằng cơ hội mà xã hội tạo ra và môi trường xã hội
có ảnh hưởng lớn đến sự tham gia của họ trong các hoạt động xã hội, sự giao tiếp
trong gia đình cũng như các quan hệ cộng đồng.
Cuốn sách “Sự tham gia của trẻ em – kinh nghiệm xây dựng năng lực và tập
huấn” (Beers & Henk van, 2002) là ấn phẩm trong khuôn khổ dự án “Sự tham gia
của trẻ em” do Cơ quan hợp tác Phát triển Quốc tế của Thụy Điển tài trợ. Nội dung
cuốn sách đã phân tích những kinh nghiệm thu được từ những chương trình thúc

đẩy sự tham gia của trẻ em. Qua đó, tác giả rút ra bài học hữu ích đối với những tổ
chức, cá nhân đang thực hiện kế hoạch thúc đẩy sự tham gia của trẻ em. Thông qua
việc trình bày cụ thể khái niệm sự tham gia của trẻ em, sự cần thiết để trẻ em tham
gia và áp dụng cụ thể cho đối tượng là trẻ em đường phố, tác giả đã cho thấy được
tầm quan trọng của sự tham gia quyết định đến việc trẻ em có thể bộc lộ những
quan điểm, những mối lo lắng cũng như sự tham gia của các em đã xây dựng sự tự
tin và củng cố lòng tự trọng... tạo điều kiện cho sự tái hòa nhập xã hội của các em.
Các nghiên cứu đã cho thấy tác động tích cực của sự tham gia của từng đối
tượng cũng như từng trường hợp khác nhau. Tuy nhiên, dường như các nghiên cứu
đề cập đến sự tham gia của các tín đồ tới một hoạt động tôn giáo nào đó ít được đề
câp đến.
3.3. Các nghiên cứu về hoạt động tu học của Phật tử
Việc tổ chức các khóa tu học nhằm hướng tới giáo dục nhân cách, giúp họ đạt
đến cảnh giới cao của sự giác ngộ không còn là hoạt động thường xuyên tại các
chùa. Tuy nhiên, việc đưa hoạt động giáo dục của nơi cửa Phật cũng như sự tham
gia tu học của Phật tử trong các nghiên cứu về Phật giáo lại xuất hiện rất ít.
Gần đây nhất, trong chuyên đề Nguyệt san Giác Ngộ năm 2015, hòa thượng
Thích Hạnh Chơn có bài viết “Vai trò ngôi chùa trong giáo dục thanh niên”. Dưới
con mắt của một người tu hành nhưng những lý luận của tác giả lại rất đời thực, sâu
sắc. Quan niệm chùa là nơi gõ mõ, tụng kinh dường dành cho những người xa lánh
trần tục như đã ăn sâu vào tiềm thức của con người nhưng ít ai nghĩ đến chùa cũng

8


là nơi giáo dục đạo đức cho con người và hướng dẫn tu tập tâm linh. Các ngôi chùa
luôn được xem là trung tâm văn hóa giáo dục để giảng dạy đạo đức làm người, sinh
hoạt văn hóa cộng đồng, tinh thần từ bi hỷ xả, thoát tục giữa đời thường. Nhưng các
ngôi chùa ở Việt Nam ngay lúc hưng thịnh nhất cũng không chú trọng và quan tâm
đến vai trò giáo dục thanh thiếu niên. Có trường học được xây dựng riêng nhằm

giảng dạy kiến thức xã hội và giáo lý Phật giáo nhưng số lượng này chưa nhiều. Tác
giả cũng cho rằng việc giáo dục thanh thiếu niên trong nhà chùa là rất cấp thiết
nhằm hạn chế khổ đau, mặt khác, giúp thanh thiếu niên có cách sống tích cực, lạc
quan hơn.
Tác giả Lê Văn Đính trong bài “Về lịch sử hình thành và hoạt động của gia đình
Phật tử trong Phật giáo Việt Nam” (xem Lê Văn Đính, 2004) đã chỉ ra rằng gia
đình Phật tử là phương thức tu học lành mạnh dành cho thanh thiếu niên Phật tử,
thông qua các khóa tu học được tổ chức liên tục, đều đặn tại các giảng đường, tu
viện, hoạt động này đã đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của các tầng lớp nam
nữ, trung niên, lão niên là tín đồ Phật giáo. Bài viết cũng chứng tỏ được phương
pháp giáo dục, rèn luyện lành mạnh, hướng thiện, thấm nhuần Phật pháp, tích cực
góp phần phụng sự xã hội và dân tộc của gia đình Phật tử Việt Nam dù trải qua
nhiều biến đổi và thử thách do hoàn cảnh lịch sử. Gia đình Phật tử cũng tham gia
tích cực, có hiệu quả vào việc góp phần nuôi dưỡng, bảo tồn tinh thần và cốt cách
dân tộc, văn hóa đạo đức Phật giáo, phòng ngừa hiện tượng sa đọa về đạo đức trong
mọi thời kỳ, mọi hoàn cảnh.
Luận án Tiến sĩ “Gia đình phật tử và vấn đề đoàn kết, tập hợp thanh thiếu niên
tín đồ phật giáo ở nước ta hiện nay (qua khảo sát ở một số tỉnh miền Trung)” (Lê
Văn Đính, 2002) cũng mô tả chi tiết bản chất, đặc điểm và xu hướng vận động của
gia đình Phật tử và ảnh hưởng của nó đối với thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo. Ông
đã chỉ ra rằng những nội dung giáo lý của Phật giáo ảnh hưởng lớn đến sự tham gia
tu học của thanh thiếu niên. Bên cạnh đó còn có gia đình và những người đứng đầu
gia đình Phật tử (hay còn gọi là huynh trưởng) là hai yếu tố cũng ảnh hưởng đến
hoạt động này. Tác giả cũng chỉ ra rằng, hiện nay thực trạng các thanh thiếu niên

9


tham gia tu học rất đông với tinh thần đoàn kết cao, tuy nhiên, các cơ quan chức
năng vẫn phải có những quy định cụ thể, thích hợp để tránh cho những nhóm này bị

lợi dụng trong hoàn cảnh xã hội – chính trị phức tạp.
Bài viết “Về đời sống tu tập của sư sãi và Phật tử Khmer Nam Bộ” trong tạp chí
Nghiên cứu Tôn giáo số 12 (Nguyễn Mạnh Cường, 2007) đã nêu lên một cách nhìn
khá mới về đời sống tu học của Phật tử, đó là sự tu hành của những người theo Phật
giáo Nam Tông. Người Khmer có cách tu hành khác biệt với những những người
theo đạo Phật ở Việt Nam: đàn ông thì tu tại chùa, đàn bà thì tu tại gia. Tuy các hình
thức tu của hai giới khác nhau nhưng mọi tín đồ đều gắn bó chặt chẽ với nhà chùa.
Còn với những người dân Khmer, họ mặc định rằng khi cất tiếng khóc chào đời đã
là một Phật tử của hệ Phật giáo này. Có lẽ bởi vậy mà số lượng Phật tử không
ngừng tăng lên và các hoạt động của người Khmer luôn gắn liền với Phật giáo.
Mặc dù xã hội học tôn giáo ở Việt Nam đã và đang nhận được sự quan tâm của
nhiều nhà nghiên cứu nhưng nếu so sánh với các lĩnh vực khác của xã hội học thì số
lượng còn khá ít. Những vấn đề lý luận được bàn đến vẫn tập trung vào việc bình
luận, giới thiệu các quan điểm nghiên cứu tôn giáo của các nhà xã hội học kinh
điển, mảng xã hội học tôn giáo hiện đại vẫn còn hạn chế. Những công trình nghiên
cứu xã hội học tôn giáo thực nghiệm mới chỉ mang tính chất khám phá bước đầu,
vấn đề phương pháp tiến hành nghiên cứu và sự tác động của tôn giáo đến đời sống
xã hội hay sự tham gia tu học của nhóm tín đồ chưa được bàn luận nhiều.
Trong một số các công trình nghiên cứu ít nhiều có đề cập đế quan hệ giữa Phật
giáo với văn hóa và cộng đồng; mối quan hệ giữa Phật giáo với một số tôn giáo
khác như Nho giáo, Đạo giáo. Song chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu
toàn diện, đầy đủ từ góc độ xã hội học tôn giáo nói chung, cũng như về các khóa tu
học của Phật giáo và tác động của nhóm Phật tử xét trong mối quan hệ của cá nhân
với nhóm xã hội.
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước đã
đề cập đến nhiều vấn đề, nhiều chiều cạnh khác nhau của tôn giáo. Những nghiên
cứu này rất bổ ích không chỉ trong việc xem xét và lý giải quá trình phát triển và

10



ảnh hưởng của tôn giáo Việt Nam nói chung, mà còn đề cập đến cả sự phát triền và
phương pháp tu học môn phái Thiền tông ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong những công
trình này, một số nhấn mạnh đến lý luận cơ bản, một số nặng về cái nhìn của các
nhà quản lý xã hội mang đậm sắc thái chính trị, và mang màu sắc tôn giáo học
v.v… Các nghiên cứu về hiện tượng tôn giáo hiện nay chủ yếu dưới góc độ pháp
luật, triết học, tôn giáo học mà còn ít nghiên cứu dưới góc độ xã hội học. Chính vì
thế việc nghiên cứu đề tài “Sự tham gia vào các khóa tu học của Phật tử tại Thiền
viện Sùng Phúc – Hà Nội” là rất cần thiết.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài hướng tới làm sáng tỏ thực trạng tham gia tu học của Phật tử tại Thiền
viện Sùng Phúc. Từ đó xem xét tác động của việc tu học đối với đời sống của Phật
tử.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Mô tả hoạt động tổ chức tu học tại Thiền viện Sùng Phúc hiện nay.

-

Nhận diện những đặc điểm của những người tham gia tu học tại Thiền viện Sùng

Phúc.
-

Phân tích những yếu tố tác động đến sự tham gia tu học của Phật tử tại Thiền

viện Sùng Phúc.
5. Đối tƣợng - khách thể - phạm vi nghiên cứu

5.1. Đối tượng nghiên cứu
Sự tham gia của Phật tử vào các khóa tu học tại Thiền viện Sùng Phúc – Hà Nội.
5.2. Khách thể nghiên cứu
Phật tử tham gia tu học tại Thiền viện Sùng Phúc.
5.3. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Thiền viện Sùng Phúc – Hà Nội bởi đây là nơi thường xuyên tổ chức
các khóa tu học và thu hút nhiều Phật tử tham gia.
Về thời điểm nghiên cứu: thời điểm các buổi sáng và chiều thứ bảy, chủ nhật khi diễn

11


ra các khóa tu học tại Thiền viện.
Nội dung đề tài: tập trung vào đặc trưng của người tham gia tu học, nội dung các
buổi tu học và ảnh hưởng của các buổi tu học với những người tham gia.
6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
6.1. Câu hỏi nghiên cứu
-

Các khóa tu học cho Phật tử tại Thiền viện Sùng Phúc được tổ chức như thế

nào?
-

Phật tử tại Thiền viện Sùng Phúc hiện đang tham gia các khóa tu học ra sao?

-

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự tham gia các khóa tu học của Phật tử?


6.2. Giả thuyết nghiên cứu
Thiền viện Sùng Phúc là nơi thường xuyên tổ chức các khóa tu học cho Phật tử, thể
hiện đặc điểm đặc trưng của Thiền viện. Phật tử tham gia vào các khóa tu học có sự khác
nhau về mức độ tham gia theo đặc trưng nhân khẩu xã hội cũng như niềm tin vào đạo
Phật.
Hoạt động tham gia các khóa tu học bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời gian và chi phí khi
tham gia tu học. Hoạt động tu học cũng tác động phần nào đến hành vi, tâm lý, đáp ứng
phần nào tâm linh của một bộ phận Phật tử hiện nay.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp quan sát tham dự
Mục đích quan sát: Quan sát đặc điểm của Phật tử tham gia các khóa tu học
cũng như hành vi, thái độ của họ và các nội dung diễn ra trong các khóa tu học.
Các nội dung quan sát:
- Quan sát cơ cấu giới của Phật tử tham gia các khóa tu học.
- Quan sát khoảng tuổi của Phật tử tham gia các khóa tu học.
- Quan sát trang phục của Phật tử tham gia các khóa tu học.
- Quan sát thái độ của Phật tử tham gia các khóa tu học.
- Quan sát các nội dung diễn ra trong khóa tu học.

12


Thời điểm quan sát: 8h – 11h30 các ngày diễn ra các khóa tu học thường xuyên và
chuyên sâu, cụ thể:
Khóa tu học

Thời điểm quan sát
Ngày dương lịch

Ngày âm lịch


Các đạo tràng

13/6/2015

27/4

TNPT

28/6/2015

13/5

Các đạo tràng

11/7/2015

26/5

Từ Bi Hạnh

25/7/2015

10/6

TNPT

9/8/2015

25/6


TNPT

23/8/2015

10/7

Các đạo tràng

12/9/2015

30/7

Bồ Tát Hạnh

26/9/2015

14/8

TNPT

11/10/2015

29/8

Các đạo tràng

31/10/2015

19/9


Các nội dung quan sát được lặp lại nhiều lần vào các ngày thứ bảy, chủ nhật (các
ngày diễn ra khóa tu học thường xuyên) nhằm tăng độ tin cậy cho những thông tin thu
được từ quan sát và góp phần khám phá tính quy luật về cơ cấu Phật tử tham gia các
khóa tu học cũng như các nội dung diễn ra trong các khóa tu học.
Loại quan sát:
- Quan sát có cấu trúc về cơ cấu Phật tử tham gia tu học.
- Quan sát phi cấu trúc về thái độ, hành vi của Phật tử khi tham gia các khóa tu
học.
7.2. Phương pháp điều tra trực tiếp bằng bảng hỏi
Để thu thập thông tin định lượng cho nghiên cứu, chúng tôi đã thực hiện phương
pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi đối với Phật tử tham gia tu học tại Thiền viện Sùng
Phúc.
Thời điểm phỏng vấn: từ tháng 7 năm 2015 đến tháng 10 năm 2015 và phân bố
trong các khóa tu học chuyên sâu và các khóa tu học thường xuyên. Kết quả thu
được 351 bảng hỏi đạt yêu cầu.

13


Nguyên tắc chọn mẫu: mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Do đặc thù của đối tượng
nghiên cứu nên việc chọn mẫu sẽ lựa chọn đơn giản thuận tiện tại Thiền viện khi
người dân tham gia tu học.
Bảng cơ cấu mẫu:
Cơ cấu mẫu khảo sát theo giới tính
Nam

Nữ

Tổng số


Tần số

Tần suất (%)

Tần số

Tần suất (%)

Tần số

Tần suất (%)

107

30,5

244

69,5

351

100

Cơ cấu mẫu khảo sát theo tình trạng hôn nhân
Đã kết hôn

Chưa kết hôn


Tổng số

Tần số

Tần suất (%)

Tần số

Tần suất (%)

Tần số

Tần suất (%)

152

43,3

199

56,7

351

100

Cơ cấu mẫu khảo sát theo tuổi
Dưới 25 tuổi

25 – 35 tuổi


36 – 55 tuổi

Tần

Tần suất

Tần

Tần suất

Tần

số

(%)

số

(%)

số

(%)

132

37,6

86


24,5

64

18,2

Trên 55 tuổi

Tần suất Tần

Tổng

Tần suất

Tần

Tần suất

số

(%)

số

(%)

69

19,7


351

100

Cơ cấu mẫu khảo sát theo trình độ học vấn
THCS

ĐH/CĐ

THPT

Tần

Tần suất

Tần

Tần suất

Tần

số

(%)

số

(%)


số

(%)

76

21,6

100

28,5

166

47,3

Sau ĐH

Tần suất Tần

Tổng

Tần suất

Tần

Tần suất

số


(%)

số

(%)

9

2,6

351

100

7.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp này sử dụng nhằm khám phá động cơ, bối cảnh, mục đích của Phật
tử khi tham gia các khóa tu học.
Nghiên cứu đã thực hiện 13 phỏng vấn sâu, trong đó:
-

8 cuộc phỏng vấn Phật tử: 4 nam, 4 nữ (Trong đó, chia đều cho hai đối tượng

là Phật tử và TNPT).

14


Một số nội dung chính trong các cuộc phỏng vấn sâu
 Tần suất tham gia các khóa tu học của Phật tử tại Thiền viện Sùng Phúc.
 Niềm tin tôn giáo, mục đích, động cơ tham gia các khóa tu học.

 Các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến việc tu học của Phật tử.
 Phật tử đạt được gì sau khi tham gia các khóa tu học.
-

3 cuộc phỏng vấn sâu cha mẹ của các Phật tử là thanh niên tham gia tu học

tại Thiền viện nhằm mục đích kiểm tra lại thông tin các Phật tử đã đưa ra và tìm
hiểu những thay đổi trong lối sống cũng như ứng xử của các Phật tử kể từ khi tham
gia tu học.
-

Bên cạnh đó, tôi còn thực hiện phỏng vấn sâu 02 sư thầy tại Thiền viện Sùng

Phúc nhằm tìm hiểu rõ hơn về các hình thức cũng như nội dung của các khóa tu học
được tổ chức tại Thiền viện và nắm được những đặc điểm chung nhất về cơ cấu
Phật tử tham gia tu học.
7.4. Phương pháp xử lý số liệu điều tra
Chúng tôi xử lý phần mềm SPSS 16.0 để xử lý số liệu điều tra thu thập được.
Ngoài thống kê tần số, tần suất của mỗi một tiêu thức (mỗi một đơn vị tổng thể
có nhiều đặc điểm và mỗi đặc điểm là một tiêu thức thống kê. Tiêu thức là chỉ về
đặc tính, đặc trưng nào đó của hiện tượng kinh tế - xã hội), chúng tôi cũng quan tâm
tới trung bình cộng và số mode. Trong đó, trung bình cộng được tính bằng cách
cộng lượng biến của tất cả các đơn vị trong tổng thể, sau đó đem chia cho số đơn vị
của tổng thể nghiên cứu. Tuy nhiên, khi so sánh, phân tích hiện tượng, nếu chỉ xét
đến số trung bình cộng thì các chênh lệch coi như bị san bằng, các đơn vị có mức độ
cao thấp khác xa nhau đều bị che lấp. Điều này hạn chế tác dụng của việc phân tích
thống kê, không giải thích hết được những nguyên nhân và xu hướng phát triển của
hiện tượng.

15



NỘI DUNG CHÍNH
CHƢƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Một số khái niệm công cụ
1.1.1. Sự tham gia
Theo từ điển tiếng Việt, “tham gia là góp phần của mình vào một hoạt động,
một tổ chức chung nào đó” [Vũ Chất, 2001]. Còn theo truyền thống, từ ngàn xưa,
sự tham gia các nghi lễ trong Phật giáo đã là nhu cầu không thể thiếu trong sinh
hoạt tôn giáo của con người Việt, nó là một bộ phận không thể tách rời trong cuộc
sống và trở thành nét đẹp vãn hóa tín ngưỡng dân gian. Sự tham gia các hoạt động
của Phật giáo là điều không thể thiếu trong đời sống tâm linh không chỉ của Phật tử
mà còn của toàn bộ chúng sinh. Phần đông hàng cư sĩ đến với đạo Phật qua nhu cầu
của chính họ, nghĩa là đến với đạo bằng con đường tình cảm.

Trong “Tăng cường sự tham gia vì kết quả Phát triển” (Ngân hàng Phát
triển Châu Á, 2012), sự tham gia không chỉ là một mục đích tự thân, góp phần
cải thiện các kết quả phát triển. Bằng cách làm cho các bên liên quan hiểu rõ
hơn và tham gia vào các quyết định, phân bổ nguồn lực và các hoạt động có
ảnh hưởng đến cuộc sống của họ, sự tham gia còn đảm bảo người tham gia
đạt được lợi ích từ sự tham gia này.
Trong 49 năm thuyết giảng, đức Phật đã xuất hiện như một vị Thầy trụ cột (Bổn
Sư) bên cạnh Tăng đoàn tứ chúng. Có thể nói, một trong những vai trò trọng điểm
hàng đầu của Đạo Phật là giáo dục. Thông qua các hình thức giáo dục khác nhau,
đạo Phật đã giúp khai phóng con người từ “mê” đến “giác”, từ cảm tính đến nhận
thức và từ nhận thức đến hành động. Giáo dục là phương tiện chủ lực trong vai trò
hóa đạo của Phật giáo.
Chính vì vậy, trong nghiên cứu này, sự tham gia tu học của Phật tử được hiểu là
các hoạt động nghe giảng Phật pháp, tọa thiền, sám hối và các hoạt động diễn ra
trong các khóa tu học… giúp con người giác ngộ ra những giáo lý nhà Phật, từ đó

cảm hóa được bản thân, đưa đạo vào đời, mang tâm Phật vào cuộc sống thường
ngày.

16


1.1.2. Tu học, sự tham gia các khóa tu học
Theo nhiều tác gia Phật giáo, nội dung Phật Giáo Việt Nam bao gồm 2 phần
là tu tập và tu học. “Tu tập là phần tụng niệm, hành thiền, ứng phú, trai đàn, chẩn
tế, truyền giới, thọ giới, an cư … Tu học là phần giáo dục theo thứ lớp từ thấp đến
cao, thuyết pháp, diễn giảng … dựa trên nền tảng Đại tạng kinh Việt Nam” [Đào
Nguyên, 2012].
Đạo Phật từ xưa đến giờ đã mở biết bao nhiêu cánh cửa pháp môn để giúp cho
con người bớt khổ, và các khóa tu học được mở ra cũng là một trong các cánh cửa
đó. Có nhiều ý hiểu khác nhau về các khóa tu học, tuy nhiên trong khuôn khổ
nghiên cứu này, các khóa tu học được hiểu là các khóa tu do Thiền viện Sùng Phúc
tổ chức cho tăng ni, Phật tử và những người quan tâm tu tập nhằm mục đích xây
dựng và kết nối cộng đồng, tháo gỡ những vấn đề tâm lý đạo đức trong đời sống,
giúp con người có điều kiện thực tập phương pháp đối diện, chuyển hóa trước
những khó khăn, nghịch cảnh ở nhiều phương diện trong cuộc sống.
Với mục đích mang những giáo lý nhà Phật đến gần hơn với đời sống Phật tử,
giúp Phật tử vượt qua những mặc cảm và khó khăn trong cuộc sống, hiện nay tại
Thiền viện Sùng Phúc đang thường xuyên tổ chức các khóa tu học như Bồ Tát
Hạnh, Từ Bi Hạnh, các khóa tu cho các đạo tràng và TNPT.
Do vậy, sự tham gia vào các khóa tu học tại Thiền viện Sùng Phúc trong nghiên
cứu này được hiểu là các hoạt động nghe giảng Phật pháp, thực hành tọa thiền, sám
hối trong các khóa tu học chuyên sâu (Từ Bi Hạnh, Bồ Tát Hạnh) và các khóa tu
học thường xuyên (khóa tu thường xuyên cho các đạo tràng và khóa tu thường
xuyên cho TNPT) được tổ chức tại Thiền viện Sùng Phúc.
1.1.3. Phật tử

Đức Phật dạy trong Kinh Trung Bộ rằng: “Ai nguyện nương tựa Phật Pháp Tăng
người ấy là người Phật tử” [Thích Viên Giác, 2009], chữ “nguyện” trong Đạo Phật
mang tính tự giác, là một thái độ nhận ra chân lý và ước muốn thực hiện chân lý
trong đời sống của mình. Điều này, tương tự như định hướng cho mình một lý
tưởng sống và được thể hiện qua một hình thức nghi lễ như lễ phát nguyện thọ giới,
phát nguyện quy y Tam Bảo…

17


Theo hòa thượng Thích Thiện Châu (nguyên Viện Chủ Trúc Lâm Thiền Viện,
nguyên Ủy Viên Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam), “Phật tử là người tu
học theo đạo Phật hay người muốn giác ngộ như Phật” [Hòa thượng Thích Thiện
Châu, 1997]. Người Phật tử đúng nghĩa là người có tham dự một lễ truyền thọ Tam
Quy là Quy y Phật, Quy Y Pháp và Quy Y Tăng, gọi là Quy Y Tam Bảo, nhận Tam
Bảo là Thầy. Sau lễ quy y, người Phật tử được thầy truyền thọ Tam Quy đặt cho
một pháp danh. Pháp danh này là biểu tượng chính thức của người Phật tử, nói lên
sự chấp nhận nương tựa vào Tam Bảo về mặt tinh thần. Chỉ khi nào đã quy y Tam
Bảo thì mới có pháp danh, là tên trong đạo Phật, ví dụ như Diệu Tâm, Tuệ Minh,
Thiện Đạo...
Mặt khác, “nguyện” là tâm nguyện, là ước vọng nội tâm của một cá nhân, mang
tính cách tự nguyện mà không cần một hình thức nghi lễ nào. Một người Phật tử có
thể xin quy y Tam Bảo để trở thành người Phật tử và họ cũng có thể tự mình trở
thành người Phật tử khi tự đặt mình vào trong giới pháp mà Phật đã dạy, tức là họ
chọn cho mình một lối sống theo đường lối Phật giáo.
Cho đến nay, chưa có sự thống nhất trong cách xác định Phật tử ở Việt Nam,
trong nghiên cứu này, tôi xem tất cả những người tham gia tu học tại tại Thiền viện
Sùng Phúc là Phật tử. Những người này có thể bao gồm những người đã Quy y Tam
Bảo và cả những người chưa Quy y Tam bảo, song tôi đều xem họ là Phật tử bởi họ
dành thời gian để tham gia tu tập tức là họ đã phát nguyện thực hành theo giới pháp

của Phật giáo. Nói cách khác, khái niệm Phật tử trong nghiên cứu này được hiểu là
những người phát tâm hướng nguyện tới Phật giáo qua việc thực hành tu học theo
Phật pháp.
1.1.4. Tu thiền
Phật học từ Ấn Độ và Trung Quốc truyền vào Việt Nam từ thế kỷ thứ III, với
các dòng phái chính là Tiểu Thừa và Đại Thừa. Đại thừa du nhập vào nước ta từ
Trung Quốc tạo nên ba tông phái chính là Tịnh Độ tông, Mật tông và Thiền tông.
Nếu như Tịnh Độ tông chủ trương tu dựa trên tha lực của Phật Di Đà, Mật tông chủ
trương sử dụng những phép tu tụng niệm các mật chú để đạt chân lý giác ngộ thì
Thiền tông chủ trương tập trung trí tuệ để thiền nhằm đạt đến chân lý giác ngộ cao
nhất của đạo Phật (xem Phạm Thị Minh Thuận, 2012).

18


×