Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Đảng bộ thị xã sơn tây ( tỉnh hà tây) lãnh đạo kinh tế nông nghiệp ( 1996 2008)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.95 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

***********

TRẦN THỊ THU HẰNG

ĐẢNG BỘ THỊ XÃ SƠN TÂY (TỈNH HÀ TÂY)
LÃNH ĐẠO KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
(1996- 2008)

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60.22.03.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. LÊ MẬU HÃN

Hà Nội – 2014


LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp cao học được hoàn thành tại Đại học Khoa học xã hội
và Nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội. Có được bản luận văn tốt nghiệp này,
cùng với sự nỗ lực của bản thân. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo
đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
rèn luyện ở Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.Lê Mậu Hãn
người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ và chỉ bảo những kiến
thức về chuyên môn thiết thực, những chỉ dẫn khoa học quí báu trong suốt


quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành đề tài “Đảng bộ Thị xã Sơn
Tây (Hà Tây) lãnh đạo kinh tế nông nghiệp giai đoạn 1996- 2008”.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thị ủy Sơn Tây, Phòng Thống kê Thị xã Sơn
Tây, Phòng Kinh tế Thị xã Sơn Tây….và các cơ quan liên quan, các cá nhân
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi thu thập số liệu cũng như những tài
liệu cần thiết liên quan tới đề tài.
Cuối cùng, một lần nữa một lần nữa xin chân thành cảm ơn các thầy, cô
giáo, các đơn vị và cá nhân đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện
luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2014
Học viên
Trần Thị Thu Hằng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của PGS. Lê Mậu Hãn và chưa được bảo vệ bất cứ một học vị nào.
Những thông tin, số liệu trong luận văn đảm bảo tính chính xác, trung thực,
có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2014
Học viên

Trần Thị Thu Hằng


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu .................................................................................... 4

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......... Error! Bookmark not defined.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........... Error! Bookmark not defined.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ............ Error! Bookmark not
defined.
6. Đóng góp của luận văn............................ Error! Bookmark not defined.
7. Kết cấu của luận văn ............................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 1: ĐẢNG BỘ THỊ XÃ SƠN TÂY LÃNH ĐẠO KINH TẾ NÔNG
NGHIỆP (1996- 2000) ................................... Error! Bookmark not defined.
1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội của Thị xã Sơn Tây
..................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên .......... Error! Bookmark not defined.
1.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội.................. Error! Bookmark not defined.
1.2 Tình hình kinh tế nông nghiệp của Thị xã Sơn Tây trƣớc năm 1996
..................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.3 Đảng bộ Thị xã Sơn Tây lãnh đạo, chỉ đạo kinh tế nông nghiệp từ
năm 1996 đến năm 2000 ........................... Error! Bookmark not defined.
1.3.1 Đường lối đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng
Cộng sản Việt Nam và chủ trương của Đảng bộ Tỉnh Hà Tây ........ Error!
Bookmark not defined.
1.3.2 Quá trình lãnh đạo thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp của
Đảng bộ Thị xã Sơn Tây (1996- 2000) ... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2: ĐẢNG BỘ THỊ XÃ SƠN TÂY LÃNH ĐẠO KINH TẾ NÔNG
NGHIỆP (2001- 2008) ................................... Error! Bookmark not defined.


2.1 Đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ
Tỉnh Hà Tây về phát triển kinh tế nông nghiệp .... Error! Bookmark not
defined.
2.1.1 Đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam ..... Error! Bookmark not
defined.

2.1.2 Chủ trương của Đảng bộ Tỉnh Hà Tây ......... Error! Bookmark not
defined.
2.2 Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phát triển kinh tế nông
nghiệp của Thị xã Sơn Tây (2001- 1008). Error! Bookmark not defined.
2.2.1 Chủ trương của Đảng bộ Thị xã Sơn Tây ..... Error! Bookmark not
defined.
2.2.2 Quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng
CNH, HĐH .............................................. Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3: NHẬN XÉT CHUNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỦ YẾU
......................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1 Một số nhận xét ................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.1 Thành tựu ....................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2 Hạn chế .......................................... Error! Bookmark not defined.
3.2 Bài học kinh nghiệm............................ Error! Bookmark not defined.
3.2.1 Nghiêm túc, vận dụng đúng đắn, sáng tạo, kịp thời các quan điểm
chủ trương, đường lối của Trung ương Đảng và của Tỉnh ủy Hà Tây,
trên cơ sở nắm chắc tình hình của Thị xã, hợp với lòng dân và được nhân dân
hưởng ứng................................................. Error! Bookmark not defined.
3.2.2 Đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chọn, tạo
giống cây con phù hợp với từng vùng sinh thái ..... Error! Bookmark not
defined.


3.2.3 Phát huy ý thức tự lực, tự cường, sáng tạo, huy động sức dân, dựa
vào dân để tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. ............. Error!
Bookmark not defined.
3.2.4 Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng ở nông thôn để đáp ứng yêu
cầu phát triển nông nghiệp. .................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 5

PHỤ LỤC ....................................................... Error! Bookmark not defined.


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt

Viết đủ

1

BCH

Ban Chấp hành

2

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

3

ĐCSVN

Đảng Cộng sản Việt Nam

4


HĐND

Hội đồng nhân dân

5

HTX

Hợp tác xã

6

KHCN

Khoa học công nghệ

7

Nxb

Nhà xuất bản

8

TW

Trung ương

9


UBND

Ủy ban nhân dân

10

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam hình thành và phát triển từ một nền văn minh nông nghiệp
lúa nước cổ truyền. Là một quốc gia có truyền thống nông nghiệp từ hàng
ngàn năm nay, đại bộ phận dân cư sinh sống ở khu vực nông thôn. Một quốc
gia với nền văn minh nông nghiệp đặc trưng. Vì vậy nông nghiệp luôn được
coi là mặt trận kinh tế hàng đầu và được ưu tiên phát triển. Nông nghiệp và
nông thôn là những yếu tố đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh
tế, xây dựng đất nước.
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nước ta đi lên chủ nghĩa
xã hội từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, sản xuất nông nghiệp là chủ
yếu. Để có nền kinh tế phát triển cao, cơ sở vất chất kỹ thuật tiên tiến và hiện
đại, Đảng ta khẳng định tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quy luật
khách quan và yêu cầu cấp bách của sự nghiệp cách mạng. Song, vấn đề cơ
bản quyết định cho thành công là xác định bước đi đúng đắn và phù hợp. Với
nguồn lao động dồi dào, tiềm năng trong nông nghiệp, nông thôn và nông dân
còn rất lớn. Đây là điều kiện có sẵn, là lợi thế cơ bản của đất nước cần được
khơi dậy và phát huy, thúc đẩy sản xuất phát triển. Đảng và Nhà nước ta nhất

quán khẳng định, nông nghiệp- nông dân- nông thôn giữ vị trí chiến lược cả
trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Bởi vậy, tại Đại hội lần thứ VIII (1996) Đảng ta chủ trương “coi trọng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nông nghiệp, nông thôn” [31; 442] và “phát
triển nông nghiệp toàn diện hướng vào đảm bảo an ninh lương thực quốc gia
trong mọi tình huống” [31; 498] và đồng thời thực hiện “chuyển dịch cơ cấu
nông nghiệp và kinh tế nông nghiệp có hiệu quả” [31; 498].
Đến Đại hội lần thứ X Đảng ta xác định “Hiện nay và trong nhiều năm
tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn vẫn có tầm chiến lược đặc
1


biệt quan trọng. Phải luôn luôn coi trọng, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng xuất, chất lượng và khả
năng cạnh tranh cao, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực và tạo điều kiện
từng bước hình thành nên nông nghiệp sạch” [33].
Với một đất nước có gần 80% dân số là nông dân và sản phẩm nông
nghiệp vẫn chiếm gần 40% GDP thì nông nghiệp được coi là một cơ sở quan
trọng cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Thực tế trong những năm qua
cũng như suốt chiều dài của lịch sử cho thấy tầm quan trọng của nền nông
nghiệp và nông thôn Việt Nam. Nông nghiệp sản xuất ra nông sản thiết yếu để
duy trì cuộc sống của đại bộ phận dân cư, đồng thời cung cấp nguyên liệu cho
công nghiệp và hàng hóa để xuất khẩu; còn nông thôn là nơi cung cấp nguồn
lao động chủ yếu cho các ngành kinh tế quốc dân. Phát triển nông nghiệp và
kinh tế nông thôn không chỉ tạo ra nguồn thu nhập cho đại bộ phận dân cư,
mà còn góp phần thúc đẩy quá trình CNH, HĐH đất nước. Đặc biệt, đối với
một nước đi lên từ nông nghiệp như Việt Nam thì phát triển nông nghiệp và
nông thôn còn là cơ sở quan trọng để đảm bảo ổn định chính trị xã hội. phát
triển kinh tế bền vững và tăng cường quốc phòng an ninh.
Thị xã Sơn Tây là một vùng đất cổ, “địa linh nhân kiệt”, là trung tâm

văn hóa xứ Đoài, có bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa, mang đậm bản sắc
vùng và dấu ăn văn hóa truyền thống dân tộc, là nơi trưởng thành cùng với
tiến trình phát triển của lịch sử đất nước và của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thị
xã Sơn Tây là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của
Tỉnh Sơn Tây trước đây, với tổng diện tích là 113,46 ha, dân số khoảng 18
vạn người (không kể lực lượng quân đội và học sinh, sinh viên đang theo học
ở các trường Đại học, Cao đẳng và trung cấp trên địa bàn), trong đó có 60,5%
số người sống ở khu vực nông thôn. Diện tích sản xuất nông nghiệp có
5.059,8 ha với lực lượng lao động nông nghiệp 21.686 người, chiếm 34,42%

2


lực lượng lao động toàn Thị xã. Đây là nơi được coi là trung tâm kinh tế, văn
hóa khu vực Tây Bắc của tỉnh Hà Tây trước đây và nay là thủ đô Hà Nội.
Thị xã Sơn Tây thuộc vùng trung du, trong đó 3/4 là diện tích đồi gò,
nối liền với vùng núi huyện Ba Vì, trải dài thoai thoải từ Tây Bắc đến Đông
Nam khu vực phụ cận núi Tản Viên đến sông Tích là đất đồi gò, khu vực từ
nội thị đến đê sông Hồng là vùng đồng bằng tương đối màu mỡ do thường
xuyên được phù xa bồi đắp, ở đây nổi lên những quả đồi cao, thấp xen kẽ
nhau tạo ra những đường đi uốn lượn được hình thành một cách tự nhiên.
Với vị trí chiến lược, Thị xã Sơn Tây có điều kiện thuận lợi cho việc
mở mang, phát triển kinh tế như: phát triển kinh tế công thương nghiệp, đẩy
mạnh phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ, đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị.
Với tình hình trên, Đảng bộ Thị xã Sơn Tây đã nỗ lực và sáng suốt lãnh
đạo phát triển kinh tế, trọng tâm là phát triển nông nghiệp nhằm ổn định tình
hình kinh tế trong giai đoạn đầu đổi mới, và tiếp tục lãnh đạo quá trình phát
triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Nhờ đó
từng bước ổn định tình hình kinh tế xã hội và phát triển kinh tế nông nghiệp,
nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tìm hiểu quá trình Đảng bộ Thị xã Sơn Tây lãnh đạo kinh tế nông
nghiệp theo hướng CNH, HĐH là một trong những vấn đề có ý nghĩa rất quan
trọng, nhằm tổng kết lại sự lãnh đạo của Đảng bộ Thị xã trong việc vận dụng
chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn
địa phương. Qua đó, đánh giá những thành tựu, hạn chế trong quá trình lãnh
đạo của Đảng bộ; đồng thời từ đó đúc kết những bài học kinh nghiệm cho giai
đoạn mới. Với những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài “Đảng bộ Thị xã Sơn
Tây (Hà Tây) lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2008”
làm luận văn Thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam. Là một người con, sinh ra và lớn lên ở mảnh đất quê hương Sơn Tây,
khi nghiên cứu đề tài này tôi mong muốn có những đóng góp nhỏ vào việc
3


phát triển kinh tế của Thị xã- một vấn đề chiến lược và rất quan trọng, có ý
nghĩa thực tiễn.
2. Lịch sử nghiên cứu
Nông nghiệp là một hoạt động sản xuất mang tính chất cơ bản. Ở nước
ta, Nghị quyết từ Đại hội Đảng lần thứ III (1960) đến Đại hội Đảng lần thứ X
(2006) đều quan tâm, chú trọng tới phát triển kinh tế, tạo nền tảng, điều kiện
cho sự phát triển đất nước, trong đó có kinh tế nông nghiệp và có nhiều Nghị
quyết chuyên đề về phát triển nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy, đề tài về nông
nghiệp đã có nhiều tác phẩm nghiên cứu của các tác giả, nhiều bài viết trên
các tạp chí… đã góp phần cung cấp lý luận và thực tiễn về phát triển nông
nghiệp, nông thôn như:
* Với các công trình nghiên cứu chung:
Các bài nghiên cứu, các đề tài… đã đề cập tới việc phát triển kinh tế,
đặc biệt là kinh tế nông nghiệp dưới nhiều góc độ khác nhau, như bài viết:
- Hồng Vinh (1998), Công nghiêp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn: một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

- Đặng Kim Sơn (2001), Công nghiệp hóa từ nông nghiệp: lý luận, thực
tiễn và triển vọng ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
- PGS.TS Nguyễn Văn Khánh (2001), Biến đổi cơ cấu ruộng đất và
kinh tế nông nghiệp ở vùng Châu thổ sông Hồng trong thời kỳ đổi mới, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- T.s Lê Quang Phi (2004), Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Nguyễn Xuân Thảo (2004), Góp phần phát triển bền vững nông
nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Qua các công trình của các tác giả từ những cách tiếp cận khác nhau
đều đề cập đến việc phát triển kinh tế, trong đó đặc biệt là kinh tế nông
nghiệp, đề cập đến sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong các chương
4


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Gia Ban, Tư tưởng của V.I Lênin soi sáng sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nước ta, Tạp chí cộng sản, số 8/1999, tr.20- 21.
2. Nguyễn Đình Bích, Phát triển công nghiệp nông thôn, khâu mấu chốt
trong chiến lược phát triển nhanh và bền vững nông nghiệp, nông thôn,
Tạp chí cộng sản, số 17 (6/2003), tr.20- 23
3. Ban chấp hành Đảng bộ Đảng Lao động Việt Nam, Tỉnh Hà Tây (1967),
Sơ thảo lịch sử Cách mạng tháng 8 Hà Đông- Sơn Tây, Ban nghiên cứu
Lịch sử Đảng Hà Tây.
4. BCH Đảng bộ Hà Tây (2008), Lịch sử Đảng bộ Hà Tây, tập IV (19752008), Nxb Chính trị- Hành chính.
5. BCH Đảng bộ Thị xã Sơn Tây (2010), Các kỳ Đại hội Đại biểu Thị xã
Sơn Tây (1959-2010), Nxb Chính trị- Hành chính.
6. Ban Nông nghiệp Trung ương (1991), Kinh tế xã hội nông thôn Việt Nam
ngày nay, tập 1, Nxb Tư tưởng văn hóa, Hà Nội.
7. Phạm Đỗ Chí (chủ biên) (2004), Kinh tế Việt Nam trên con đường hóa

rồng, Nxb Trẻ, Hà Nội.
8. Đỗ Kim Chung, CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn ở các vùng kinh tếlãnh thổ Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 253 (6/1999), tr.41- 51.
9. PGS.TS Trần Văn Chử, Nông nghiệp trong phát triển bền vững ở nước ta,
Tạp chí Lý luận chính trị, số 3- 2003, tr.7-10.
10. Nguyễn Sinh Cúc (1995), Nông nghiệp Việt Nam 1945 - 1975, Nxb Thống
kê, Hà Nội.
11. Nguyễn Sinh Cúc, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông nghiệp
trong CNH- HĐH, Tạp chí cộng sản, số 14 (5/2002), tr.43- 46.
12. Nguyễn Sinh Cúc, Làng xã Việt Nam và quan điểm CNH- HĐH nông thôn
đến 2020, Tạp chí Lý luận chính trị, số 1- 2003, tr.21-26.
5


13. Cục thống kê Hà Tây (2001), Niên giám thống kê Tỉnh Hà Tây 19962000, Hà Đông.
14. Cục thống kê Hà Tây (2001), Niên giám thống kê Tỉnh Hà Tây 20012005, Hà Đông.
15. Phạm Ngọc Dũng (2011), CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn từ lý luận
đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Nguyễn Tấn Dũng, Để nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững, nông
dân giàu hơn, Tạp chí cộng sản, số 28 (10/2002), tr.6- 11.
17. Phan Diễn, Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa tiến trình CNHHĐH nông nghiệp, nông thôn, Tạp chí cộng sản, số 28 (10/2002), tr.3- 5.
18. Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm đào tạo bồi dưỡng giảng viên lý luận
chính trị (2010), Những vấn đề kinh tế xã hội ở nông thôn trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
19.Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 10- NQ/BCT ngày 5/4/1988 về
“đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”,
20.Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ VII, NXB Sự thật, Hà Nội.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần 5- BCH TW khóa
VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
22.Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần

thứ VIII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
23.Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Nghị quyết Trung ương 6 lần 1, khóa
VIII, Nxb Chính trị Quốc gia.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số
vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia.

6


26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Chiến lược phát triển kinh tế xã hội từ
2001- 2010,
27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 15- NQ/ TW về “đẩy
nhanh CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001- 2010”,

28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Nghị quyết lần thứ 9 BCH
TW khóa IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới
và hội nhập (Đại hội VI- X), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 43, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
32. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Báo cáo của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa IX ngày ngày 10 tháng 4 năm 2006 về phương hướng,
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010,

33. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 54, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

34. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành TW
khóa X, Nghị quyết số 26- NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”,

35. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng bộ toàn quốc
lần thứ XI, Nxb Sự thật, Hà Nội.
36. Đảng bộ Thị xã Sơn Tây, Lịch sử Đảng bộ Thị xã Sơn Tây (1930- 1995).
37. Đảng bộ Thị xã Sơn Tây (1994), Hội nghị giữa nhiệm kỳ của Đảng bộ Thị
xã lần XV (1991- 1995), ngày 21 &22/3/1994.

7


38. Nguyễn Điền (1997), Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn các nước
Châu Á và Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
39. Nguyễn Điền, Phương hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam trong 10
năm đầu thế kỷ XXI, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 275/ 2001, tr.50-54.
40. Phạm Xuân Độ (1941), Sơn Tây tỉnh địa chí.
41. Phạm Văn Đồng (1976), Ra sức phấn đấu cho một nền nông nghiệp lớn
xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự thật, Hà Nội.
42. Đảng bộ tỉnh Hà Tây (2005), Nghị quyết Đại hội Đại biểu Tỉnh Hà Tây
lần thứ XIV nhiệm kỳ 2005- 2010, Hà Đông.
43. Ngô Văn Giang, Về công nghiệp hóa, hiện đai hóa nông nghiệp, nông
thôn theo yêu cầu rút ngắn ở nước ta, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 303
(8/2003), tr.49-52.
44. Võ Nguyên Giáp (1978), Đẩy mạnh cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật
trong nông nghiệp và nông thôn, Nxb Sự thật, Hà Nội.
45. Đặng Kim Hà, Phạm Quang Diệu, Bài học từ cuộc khủng hoảng kinh tế
tài chính Châu Á và vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn, Tạp chí
Nghiên cứu kinh tế, số 253 (6/1999), tr.29- 39.
46. Lê Mậu Hãn (1997), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập III, Nxb Giáo dục,

Hà Nội.
47. Nguyễn Thị Hằng, Phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam đến 2010,
Tạp chí cộng sản, số 7 (4/1999), tr.29-33.
48. Lưu Bích Hồ, Một số định hướng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp và nông thôn nước ta, Tạp chí cộng sản, số 12 (4/2002), tr.30-34.
49. Lê Mạnh Hùng (chủ biên, 1998), Thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội.
50. Nguyễn Thị Lan Hương, Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn: hiện
trạng thời kỳ 1990- 2005 và triển vọng đến 2015, Tạp chí Nghiên cứu kinh
tế, số 354(11/2007), tr.22-37
8


51. Vũ Trọng Khải (2002), Hai mô hình kinh tế và sự đổi mới kinh tế qua
thực tiễn phát triển nông nghiệp ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
52. Nguyễn Văn Khánh (2001), Biến đổi cơ cấu ruộng đất và kinh tế nông
nghiệp ở vùng Châu thổ sông Hồng trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
53. Hồ Chí Minh toàn tập (2011), tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
54. Hồ Chí Minh toàn tập (2011), tập 11, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
55. Dương Ngọc, Cơ cấu kinh tế nông thôn, nông, lâm nghiệp và thủy sảnsự chuyển dịch và hạn chế, bất cập, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 298
(3/2003), tr.63-67
56. Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên) (2010), Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb
Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
57. Nông nghiệp, an ninh lương thực với tăng trưởng kinh tế, Nxb Viện thông
tin khoa học xã hội (1999).
58. Nông nghiệp, nông thôn trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Nxb Học viện
Chính trị Quốc gia, Hồ Chí Minh, 1993.
59. Nguyễn Hữu Phận (1978), Tìm hiểu Nghị quyết của Trung ương về nông

nghiệp, Nxb Phổ Thông.
60. Lê Quang Phi (2007), Đẩy mạnh công nghiêp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
61. Nguyễn Văn Phúc (2004), Công nghiệp nông thôn hiện nay: thực trạng và
giải pháp phát triển, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
62. Vũ Văn Phúc, Một số vấn đề về: công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngông
nghiệp, nông thôn, Tạp chí cộng sản, số 7 (4/1999), tr.25- 28.
63. Hoàng Thiếu Sơn, nhà văn Phượng Vũ (chủ biên) (1999), Địa chí Hà Tây,
Sở văn hóa thông tin Hà Tây.

9


64. Đặng Kim Sơn (2001), Công nghiệp hóa từ nông nghiệp: lý luận, thực
tiễn và triển vọng ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
65. Đặng Kim Sơn (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam: hôm
nay và mai sau, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
66. Nguyễn Xuân Thảo (2004), Góp phần phát triển bền vững nông thôn Việt
Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
67. Sở văn hóa thông tin Tỉnh Hà Tây (2005), Sơn Tây- từ một vùng đất cổ.
68. Lê Bá Tâm, Tác dụng của tăng năng xuất lao động nông nghiệp trong
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Tạp chí Lý luận chính trị, số 6/2002, tr29- 35.
69. Thị ủy Sơn Tây, Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế, chính trị 5
năm (1991- 1995) và phương hướng tới năm 2000.
70. Thị ủy Sơn Tây, Báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ Thị xã Sơn Tây
khóa XVI trình Đại hội Đại biểu Thị xã lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2001- 2005.
71. Thị ủy Sơn Tây, Báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ Thị xã Sơn Tây khóa
XVII trình Đại hội Đại biểu Thị xã lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2006- 2010.
72. Thị ủy Sơn Tây (2008), Báo cáo kiểm điểm giữa nhiệm kỳ kết quả lãnh
đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Sơn Tây

khóa XVIII (giai đoạn 2006- 06/2008) ngày 29/07/2008.
73.Thị ủy Sơn Tây (2010), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ
Thị xã Sơn Tây khóa XVIII trình Đại hội Đại biểu Thị xã lần thứ XIX,
nhiệm kỳ (2010- 2015).
74.Thị ủy Sơn Tây, Nghị quyết số 16- NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ
Thị xã khóa XVII (nhiệm kỳ 2001- 2005) về “chuyển đổi cơ cấu kinh tế
nông nghiệp Thị xã giai đoạn 2001- 2005.
75. Thị ủy Sơn Tây, Nghị quyết số 10- NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ
Thị xã khóa XVIII (nhiệm kỳ 2006- 2010) về “đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu
kinh tế nông nghiệp Thị xã giai đoạn 2006- 2010”.

10


76. Thị ủy Sơn Tây, Chương trình số 05- Ctr/TU của Ban Chấp hành Đảng
bộ Thị xã về thực hiện nghị quyết số 20- NQ/TW Hội nghị lần thứ VII Ban
Chấp hành khóa X về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.
77. Thị ủy Sơn Tây (2005), Báo cáo kết quả 4 năm thực hiện Nghị quyết số
16- NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ Thị xã về chuyển đổi cơ cấu kinh
tế nông nghiệp.
78. Bùi Tất Thắng (2006), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
79. Hồ Văn Thông (2008), Bàn về một số vấn đề nông thôn nước ta hiện nay,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
80. Lê Bàn Thạch, Trần Thị Tri (2000), Công nghiệp hóa ở Nics Đông Nam Á
và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội.
81. Nguyễn Xuân Thảo (2004), Góp phần phát triển bền vững nông thôn Việt
Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
82. Nguyễn Hữu Tiến (2008), Phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn ở Việt
Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

83. PGS.TS Ngô Đăng Tri (2010), 80 năm (1930- 2010) Đảng Cộng sản Việt
Nam- Những chẳng đường lịch sử, Nxb Thông tin và truyền thông, Hà Nội.
84. Nguyễn Kế Tuấn (2006), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
85. Nguyễn Từ (chủ biên) (2008), Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế với
phát triển nông nghiệp Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
86. Tỉnh ủy Hà Tây (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu tỉnh lần thứ XII, Hà
Đông.
87. Tỉnh ủy Hà Tây (2000), Văn kiện Đại hội Đại biểu tỉnh lần thứ XIII, Hà
Đông.
88. Tỉnh ủy Hà Tây (2005), Văn kiện Đại hội Đại biểu tỉnh lần thứ XIV, Hà
Đông.
11


89. Tỉnh ủy Hà Tây (2002), Chương trình số 24- Ctr/TU ngày 20/04/2002 về
đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn giai
đoạn 2001- 2010, Hà Đông.
90. Ủy ban nhân dân Thị xã Sơn Tây, Niên giám thống kê Thị xã giai đoạn
2006- 2010.
91. Ủy ban nhân dân Thị xã Sơn Tây, Đề án chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông
nghiệp Thị xã Sơn Tây giai đoạn 2001- 2005, Sơn Tây.
92.Ủy ban nhân dân Thị xã Sơn Tây, Báo cáo tình hình kinh tế xã hội 6 tháng
đầu năm 1999 và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, Sơn Tây.
93. Ủy ban nhân dân Thị xã Sơn Tây, Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện
các mục tiêu kinh tế xã hội của Ủy ban nhân dân Thị Sơn Tây, nhiệm kỳ
1994- 1999, Sơn Tây.
94.Ủy ban nhân dân Thị xã Sơn Tây, Báo cáo số 270- BC/UBND: kết quả 4
năm thực hiện Nghị quyết 24/2006/ NQ- HĐND 17 ngày 20/12/2006 của
HĐND Thị xã Sơn Tây về việc đẩy mạnh thực hiện nâng cấp, cải tạo xây

dựng hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn Thị xã Sơn Tây đến 2010.
95. Vũ Quang Việt (1997), Kinh tế Việt Nam trên đường phát triển, Nxb
Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
96.Hồng Vinh (1998), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông
thôn: một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
97.

Nguyễn Hoàng Xanh, Mấy giải pháp đẩy mạnh công nghiệp

hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Tạp chí cộng sản, số 28 (10/2002),
tr. 23- 27.

12



×