Tải bản đầy đủ (.doc) (129 trang)

Hoàn thiện tổ chức lao động, tiền lương tại phân xưởng Lò Máy Công ty Cổ phần Nhiệt điện Cẩm Phả Vinacomin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 129 trang )

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................2
CHƯƠNG 1......................................................................................................................5
TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN CẨM PHẢ - VINACOMIN......................5
1.1. Giới thiệu chung về Công ty..................................................................................6
1.2. Điều kiện vật chất kỹ thuật của sản xuất...............................................................7
1.2.1. Các điều kiện địa chất – tự nhiên........................................................................7
1.2.2. Công nghệ sản xuất................................................................................................8
1.2.3. Trang bị kỹ thuật...................................................................................................10

1.3. Các điều kiện kinh tế - xã hội của sản xuất.........................................................12
1.3.1. Tình hình tổ chức quản lý của Công ty...............................................................12
1.3.2. Tình hình tổ chức sản xuất của Công ty.............................................................24
1.3.3. Tình hình sử dụng lao động của Công ty...........................................................24

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...............................................................................................27
CHƯƠNG 2....................................................................................................................28
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG.....................................................................28
SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN..........................................28
NHIỆT ĐIỆN CẨM PHẢ NĂM 2015...........................................................................28
2.1. Đánh giá chung hoạt động kinh doanh của Công ty...........................................29
2.2. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm..............................................33
2.2.1. Phân tích tình hình sản xuất sản phẩm theo đơn vị sản xuất và phương pháp
công nghệ.........................................................................................................................33
2.2.2. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo thời gian...................34
2.2.3. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khách hàng...................................39



2.3. Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ......................................................................40
2.3.1. Phân tích tình hình trang bị TSCĐ.......................................................................40
2.3.2. Phân tích chất lượng TSCĐ thông qua mức hao mòn TSCĐ...............................44
2.3.3. Phân tích hiệu suất sử dụng TSCĐ......................................................................46

2.4. Phân tích tình hình sử dụng lao động và tiền lương............................................48
2.4.1. Phân tích số lượng và kết cấu lao động.............................................................48
2.4.2. Phân tích chất lượng lao động.............................................................................51
2.4.3. Phân tích năng suất lao động...............................................................................53
2.4.4. Phân tích tình hình sử dụng quỹ tiền lương và tiền lương bình quân............56

2.5. Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm...............................................58
2.5.1. Phân tích chung chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.................................58
2.5.2. Phân tích các khoản mục và yếu tố chi phí trong giá thành sản phẩm:...........65

2.6. Phân tích tình hình tài chính của Công ty...........................................................67
2.6.1. Phân tích chung tình hình tài chính doanh nghiệp............................................67
2.6.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh .................81
2.6.3. Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp...............................................84

Sinh viên: Nguyễn Thái Quảng

Lớp: Kinh tế QTDN Mỏ - K57A

1


Trường Đại học Mỏ - Địa chất


Luận văn tốt nghiệp

2.6.4. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh..............................................................88

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...............................................................................................92
CHƯƠNG 3....................................................................................................................93
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG TẠI PHÂN XƯỞNG LÒ
MÁY - CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN CẨM PHẢ............................................93
3.1 Mở đầu..................................................................................................................94
3.1.1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu......................................................................94
3.1.2 Mục đích nghiên cứu............................................................................................94
3.1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................95
3.1.4 Nội dung nghiên cứu..............................................................................................95

3.2. Phân tích thực trạng tổ chức lao động tiền lương của Phân xưởng....................95
3.2.1. Tình hình chung của phân xưởng........................................................................95
3.2.2. Thực trạng tổ chức lao động tại phân xưởng....................................................97
3.2.3. Thực trạng tiền lương tại phân xưởng..............................................................101

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.............................................................................................127
KẾT LUẬN CHUNG...................................................................................................128
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................129

LỜI MỞ ĐẦU

Sinh viên: Nguyễn Thái Quảng

Lớp: Kinh tế QTDN Mỏ - K57A

2



Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

Đã từ lâu, vấn đề tiền lương là một trong những mối quan tâm hàng đầu của tất
cả mọi người: từ các hộ gia đình, người lao động, đến các nhà quản lý, các chủ doanh
nghiệp và không thể thiếu những nhà kinh tế học; từ người giầu, người nghèo; từ các
nước đang phát triển đến các nước phát triển, ... đều giành những sự quan tâm đặc biệt
đến tiền lương đồng thời xem xét, nghiên cứu tiền lương dưới nhiều góc độ khác nhau.
Bởi lẽ hàng thế kỷ nay tiền lương là cơ sở chủ yếu của mức sống phần lớn dân cư, là
hình thức biểu hiện cụ thể lợi ích kinh tế của người lao động và tập thể lao động. Tiền
lương là phần quan trọng nhất để người lao động đảm bảo cuộc sống cho bản thân và
gia đình họ. Đối với các doanh nghiệp; chi phí tiền lương là một bộ phận cấu thành lên
chi phí sản xuất và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Không những
thế tiền lương còn là yếu tố quan trọng để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho
tổ chức, nếu trả lương hợp lý sẽ tạo động lực cho người lao động hăng say làm việc và
hoàn thành tốt công việc của mình; ngược lại nếu trả lương không hợp lý sẽ làm giảm
năng suất lao động, không khuyến khích người lao động phát huy hết khả năng của
mình. Với Chính phủ các nước, nhà nước có thể thông qua hệ thống tiền lương để tìm
hiểu mức sống của người dân, và qua đó tác động tới cơ cấu, chất lượng của lực lượng
lao động. một xã hội có giầu mạnh đó là ở sự giầu có tài nguyên thiên nhiên, tài
nguyên con người, do đó quan tâm đến con người chính là làm giầu cho đất nước.
Trong mỗi doanh nghiệp, để hoạt động sản xuất được tốt thì việc giải quyết tiền
lương tiền thưởng là góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao năng suất lao
động, cải thiện đời sống làm cho người lao động gắn bó với doanh nghiệp. Để thực
hiện được những vấn đề trên, đòi hỏi phải tiến hành nhiều biện pháp đồng bộ phối hợp
với nhau về chính sách cơ chế phân phối tiền lương, tiền thưởng. Vấn đề phân phối thu
nhập cho người lao động đóng góp một vai trò quan trọng, Phân phối cho người lao

động thực ra là phân chia một khoản tiền lương, thưởng và các khoản phụ cấp cho
người lao động tương xứng với công sức người lao động bỏ ra để cấu thành sản phẩm.
Trong chế độ tiền lương mới của Nhà nước đã được ban hành thực hiện một phần
cơ bản là xác định rõ tính chất của từng ngành nghề cụ thể để có nhóm lương và hệ số
lương phù hợp, phân chia rõ rệt các khu vực. Đây là một vấn đề đổi mới trong chính
sách tiền lương nhằm khắc phục các bất hợp lý trong chế độ tiền lương cũ.
Tiền lương là một trong những khoản chi phí biến đổi có tỷ trọng lớn trong kết
cấu giá thành của sản phẩm sản xuất ra. Chính vì vậy nếu biết sử dụng nguồn tiền
lương, tiền thưởng một cách hợp lý có hiệu quả thì hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ
tiết kiệm được chi phí và mang lại lợi nhuận nhiều hơn cho doanh nghiệp.
Tiền lương không phải là vấn đề mới mẻ nhưng lại là vấn đề rất nhạy cảm, phức
tạp, mang tính cấp thiết mà cả Doanh nghiệp lẫn người lao động đều đặc biệt quan
tâm. Làm thế nào để quản lý tiền lương cho hiệu quả, đảm bảo tăng năng suất lao
Sinh viên: Nguyễn Thái Quảng

Lớp: Kinh tế QTDN Mỏ - K57A

3


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

động, lập quỹ tiền lương cho chính xác, tiên tiến để Tiền lương mang đúng tính chất
tích cực của nó là động lực thúc đẩy người lao động đóng góp vào thành công của
doanh nghiệp. Vấn đề tiền lương không chỉ là vấn đề của một công ty nào đó mà nó
luôn là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các doanh nghiệp và Công ty Cổ phần Nhiệt
điện Cẩm Phả không là ngoại lệ.
Trong thời gian tìm hiểu thực tế ở tại Công ty Cổ phần Nhiệt điện Cẩm Phả và

những kiến thức được trang bị trong thời gian học tập và nghiên cứu ở trường, cùng
với sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các Thầy Cô trong bộ môn Quản trị Doanh
nghiệp mỏ - Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh và sự hướng dẫn trực tiếp của Cô
giáo Phan Thị Thái em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện tổ chức lao động, tiền lương tại
phân xưởng Lò Máy - Công ty Cổ phần Nhiệt điện Cẩm Phả - Vinacomin”.
Đây là một vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, bộ phận, do đó để
hoàn thiện nó cần có nhiều thời gian đi sâu nghiên cứu, học hỏi tìm hiểu và phải có
kinh nghiệm thực tế về công tác tiền lương.
Do thời gian có hạn, kinh nghiệm và kiến thức của bản thân còn hạn chế, chắc
chắn không tránh khỏi những sai, thiếu sót trong quá trình thực hiện làm đồ án, nên rất
mong nhận được sự hướng dẫn của thầy giáo hướng dẫn và các thầy, cô giáo trong bộ
môn, khoa góp ý để bản đồ án của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, và cán bộ công nhân viên
trong Công ty Cổ phần Nhiệt điện Cẩm Phả đã giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt nghiệp
này.
Em xin chân thành cám ơn!
Ngày tháng năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thái Quảng

Sinh viên: Nguyễn Thái Quảng

Lớp: Kinh tế QTDN Mỏ - K57A

4


Trường Đại học Mỏ - Địa chất


Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 1
TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT
KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
NHIỆT ĐIỆN CẨM PHẢ - VINACOMIN

Sinh viên: Nguyễn Thái Quảng

Lớp: Kinh tế QTDN Mỏ - K57A

5


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

1.1. Giới thiệu chung về Công ty
Công ty cổ phần nhiệt điện Cẩm Phả (CPC) được thành lập vào ngày 15 tháng
10 năm 2002 và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
Tên giao dịch: Công ty Cổ phần nhiệt điện Cẩm Phả (CPC)
Tên tiếng Anh: Campha Thermal Power Joint-stock Company.
Trụ sở: Tổ 2D Phường Cẩm Thịnh, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
Điện thoại: 0333.731 030
Fax:
0333.730 956
Tổng Giám đốc: KS. Phạm Đắc Lâm
Các cổ đông sáng lập của CPC bao gồm:

1/ Vinacoal nắm giữ 55% cổ phần
2/ Lilama nắm giữ 18% cổ phần
3/ Vinaincon nắm giữ 12% cổ phần
4/ Licogi nắm giữ 10% cổ phần
5/ Vinaconex nắm giữ 5% cổ phần
Trong quá trình hoạt động triển khai một số cổ đông sáng lập đã chuyển
nhượng cổ phần của mình cho Vinacomin (Tập đoàn Công nghiệp than- khoáng sản
Việt Nam đã được thành lập theo quyết định 345/2005/QĐ-TTg ngày 26/12/2005 trên
cơ sở Tập đoàn Than Việt Nam và Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam). Và hiện nay
Vinacomin nắm giữ 88 % cổ phần trong đó các công ty trực thuộc Tập đoàn gồm có :
1. Công ty CP than Đèo Nai nắm giữ 1%
2. Công ty TNHH 1 thành viên than Thống Nhất nắm giữ 2%
3. Công ty CP than Cao Sơn nắm giữ 1%
4. Công ty CP than Cọc Sáu nắm giữ 2%
5. Công ty CP than Mông Dương nắm giữ 1%
6. Công ty TNHH 1 thành viên than Khe Chàm nắm giữ 2%
7. Công ty CP than Tây Nam Đá Mài nắm giữ 1%
8. Công ty TNHH 1 thành viên than Dương Huy nắm giữ 1%
Và Vinaincon (Tổng Công ty xây dựng công nghiệp Việt Nam) nắm giữ 12%.
Căn cứ vào Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2003 của Thủ tướng
Chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam về việc đầu tư Nhà máy nhiệt điện chạy
than Cẩm Phả tại Quảng Ninh với công suất 1x300MW có tính đến mở rộng thành
600MW ở giai đoạn 2, Công ty CPNĐ Cẩm Phả đã tiến hành đấu thầu công khai và
chọn được nhà thầu là “Công ty trách nhiệm hữu hạn Công trình điện Cáp Nhĩ Tân” để
ký hợp đồng EPC (chìa khóa trao tay).

Sinh viên: Nguyễn Thái Quảng

Lớp: Kinh tế QTDN Mỏ - K57A


6


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

Công ty Cổ phần nhiệt điện Cẩm phả được thành lập trong bối cảnh nguồn cung
năng lượng điện không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và khuynh hướng
đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh của các Tập đoàn kinh tế lớn trong nước. Với chủ
trương đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh của Tập đoàn than cùng việc mở rộng tiêu
thụ cho nguồn than xấu không có khả năng xuất khẩu và quan trọng hơn là đầu tư vào
một ngành có nhu cầu cao như ngành điện là một bài toán có tính kinh tế cao cũng như
góp phần giải quyết vấn đề thiếu hụt điện năng của quốc gia.
1.2. Điều kiện vật chất kỹ thuật của sản xuất
1.2.1. Các điều kiện địa chất – tự nhiên
Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả nằm trên địa bàn Phường Cẩm Thịnh thị xã Cẩm
Phả tỉnh Quảng Ninh có diện tích xây dựng vào khoảng 26,3 ha (=263.000m2), phía
Tây Bắc giáp đường quốc lộ 18A, cách Thành phố Hạ long 36km về phía Móng cái,
cách Cửa Ông 2km về phía Tây Nam, phía Đông Bắc giáp cầu 20 và Công ty tuyển
than Cửa Ông, phía Đông Nam giáp với vịnh Bái Tử long. Địa điểm nhà máy cách
trung tâm Thị xã cẩm Phả 8km, thuộc phường Cẩm thịnh, Thị xã Cẩm Phả. Nhà máy
được đánh giá là đắc địa vì gần đường giao thông tiện lợi cho việc thi công xây dựng
và vận chuyển nguyên nhiên liệu sản xuất sau này, và ở khu trung tâm gần với các mỏ
khai thác than và Công ty sàng tuyển lớn của ngành than (Công ty tuyển than Cửa
Ông) là nguồn cung nguyên liệu chính vận hành cho nhà máy khi đưa vào hoạt động.
Đặc trưng về số liệu khí tượng thu thập của các trạm Cửa Ông như sau:
- Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm tại Cửa Ông:
23,00C
- Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm:

83,6%
- Vận tốc gió bình quân theo 8 hướng:
2,76m/s
- Lượng mưa trung bình các tháng trong năm:
2160,9mm
- Mực nước thủy triều bình quân các tháng trong năm:
39,99 cm
- Nhiệt độ nước biển bình quân:
24,970C
- Điều kiện động đất khu vực XD nhà máy cấp: 7 (theo hệ MSK-64)
Công ty cổ phần Nhiệt điện Cẩm Phả nằm trên quốc lộ 18A, được nối liền với
Trung Quốc và các vùng kinh tế khác trong nước bằng quốc lộ 18A, nằm ngay bên
cạnh vịnh Bái tử long rất gần với cảng Quốc tế Cửa Ông và cảng nước sâu Cái Lân rất
thuận lợi về giao thông đường biển và đường bộ do đó việc tập kết, vận chuyển máy
móc thiết bị, nguyên vật liệu, hàng hóa phục vụ sản xuất rất thuận lợi và đặc biệt là
nguyên vật liệu chính để phục vụ sản xuất là nguồn than cám 6B và than bùn được
cung cấp từ công ty tuyển than Cửa Ông nằm ngay cạnh nhà máy.
Mặt bằng xây dựng Nhà máy nằm ở gần trung tâm thị xã Cẩm Phả và thị trấn
Cửa Ông nên dân cư đông đúc, đa phần là công nhân mỏ có truyền thống cách mạng,

Sinh viên: Nguyễn Thái Quảng

Lớp: Kinh tế QTDN Mỏ - K57A

7


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp


đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của dân cư trong địa bàn tương đối phong phú và
ổn định.
1.2.2. Công nghệ sản xuất
Bên cạnh yêu cầu chính của việc xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Cẩm Phả là để
đáp ứng nhu cầu thiếu hụt điện năng của ngành điện, thì nhà máy phải đáp ứng được
đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu về bảo vệ môi trường đạt tiêu chuẩn Quốc tế
cũng như các tiêu chuẩn Quốc gia và các tiêu chuẩn ngành khác. Do đó ngay từ khi
đấu thầu dự án, các dây chuyền thiết bị và công nghệ nhà máy đã được lựa chọn là dây
chuyền công nghệ hiện đại đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu trên.
Qua việc so sánh một cách chi tiết hai loại công nghệ lò hơi có thể áp dụng cho nhà
máy là công nghệ lò than phun truyền thống và công nghệ lò tầng sôi tuần hoàn (CFB)
cho thấy những ưu điểm nổi bật của công nghệ lò tầng sôi tuần hoàn về nhiều mặt.
Vì vậy, báo cáo nghiên cứu khả thi đã quyết định chọn lựa công nghệ lò tầng
sôi tuần hoàn áp dụng cho nhà máy.
1.2.2.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất của Công ty
Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất của Công ty được mô tả qua hình 1-1.
C.ty
TTC
O

Băng tải than bùn

Điểm
tiếp
nhận
than

Than
cám


Kho
than

Than
cám

Trạm
nghiền
Si lo
than
bùn
B
ơ
m

Than bùn

Si lo
than
Than bột cám

Máy
cấp

Băng tải than cám

Tua bin

Bao hơi


Buồng
lửa

Nhiệt lượng

Phát
điện

Sinh hơi nước

Sân
phân
phối

Đường dây

Mạng
điện
quốc
gia

Si lô tro,
xỉ
Bãi thải

xỉ Phả
Hình 1-1: Sơ đồ dây chuyền công nghệ nhà máy nhiệt điện Cẩm
Sinh viên: Nguyễn Thái Quảng


Lớp: Kinh tế QTDN Mỏ - K57A

8


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả là nhà máy nhiệt điện lớn nhất từ trước đến nay
của Tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam. Sử dụng công nghệ lò CFB (Lò tầng sôi
tuần hoàn) với nguyên liệu chính là sử dụng các loại than xấu, kém chất lượng và than
bùn. Than được vận chuyển về từ nhà máy tuyển than Cửa ông bằng hệ thống băng tải
kín, điều đó đảm bảo được môi trường trong các điều kiện gió, mưa như ở nước ta.
Sau khi chuyển về nhà máy than sẽ có những hướng đi chính như sau: Một phần than
cám sẽ chuyển về lưu trữ trong kho than, phần khác sẽ chuyển về trạm nghiền than,
sau đó than cám được truyền về các si lô than trong nhà năng lượng chính, từ đó than
sẽ được cấp vào buồng lửa thông qua các máy cấp than. Than bùn được vận chuyển
trực tiếp vào các si lô than bùn trong nhà năng lượng chính từ đó cũng được chuyển
vào trong buồng lửa nhờ hệ thống bơm chuyên dụng. Tại buồng lửa sẽ xảy ra quá trình
cháy của than, dầu (dầu DO và dầu FO chỉ dùng trong hoạt động đốt lò hơi khởi động.
Khi nhiệt độ của lò hơi đạt mức 535ºC than cám sẽ được đưa vào đốt kèm với dầu, tùy
thuộc vào tỷ lệ % nhiệt lượng trong lò khởi động tăng nhanh hay chậm mà khối lượng
dầu giảm dần. Đến thời điểm lò hơi đạt nhiệt độ 780ºC sẽ dừng hẳn hoạt động đốt dầu,
chuyển hoàn toàn sang đốt bằng than), đá vôi với tỷ lệ nhất định theo tiêu chuẩn. Đá
vôi có tác dụng khử lưu huỳnh trong than để đảm bảo môi trường theo tiêu chuẩn môi
trường của Việt Nam. Than được đốt trong buồng lửa sẽ sinh ra nhiệt, phần nhiệt này
sẽ chuyển lên bao hơi sinh ra hơi, phần hơi này sẽ được chuyển về tua bin làm quay
tua bin từ đó sinh ra điện. Điện sẽ được truyền qua các máy biến áp sau đó được
truyền ra sân phân phối và truyền lên lưới, hoà vào mạng điện quốc gia.

1.2.2.2. Nguyên lý làm việc của lò hơi
Trong các lò hơi nhà máy điện, hơi được sản xuất ra là hơi quá nhiệt. Hơi quá
nhiệt nhận được nhờ các quá trình: đun nóng nước đến sôi, sôi để biến nước thành hơi
bão hòa và quá nhiệt hơi để biến hơi bão hào thành hơi quá nhiệt có nhiệt độ cao trong
các bộ phần của lò. Công suất của lò hơi phụ thuộc vào lưu lượng, nhiệt độ và áp suất
hơi. Các giá trị này càng cao thì công suất lò hơi càng lớn.
Hiệu quả của quá trình trao đổi nhiệt giữa ngọn lửa và khói với môi chất trong lò hơi
phụ thuộc vào tính chất vật lý của môi trưởng (sản phẩm cháy) và của môi chất tham
gia quá trình (nước hoặc hơi) và phụ thuộc vào hình dáng, cấu tạo, đặc tính của các
phần từ lò hơi. Trên hình 1-2 trình bày nguyên lý cấu tạo của lò hơi tuần hoàn tự nhiên
hiện đại trong nhà máy điện.
Nhiên liệu và không khí được phun qua vòi phun nhiên liệu (1) vào buồng lửa
(2) tạo thành hỗn hợp cháy và được đốt cháy trong buồng lửa, nhiệt độ ngọn lửa có thể
đạt tới 1.900°C. Nhiệt lượng tỏa ra khi nhiên liệu cháy truyền cho nước trong dàn ống
sinh hơi (5), nước tăng dần nhiệt độ đến sôi, biến thành hơi bão hòa. Hơi bão hào theo
ống sinh hơi đi lên, tập trung vào bao hơi (15). Trong bao hơi, hơi được phân ly ra
Sinh viên: Nguyễn Thái Quảng

Lớp: Kinh tế QTDN Mỏ - K57A

9


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

khỏi nước, nước tiếp tục đi xuống theo ống xuống nước (16) đặt ngoài tường lò rồi lại
sang ống sinh hơi để tiếp tục nhận nhiệt. Hơi bão hòa từ bao hơi sẽ đi qua ống góp hơi
vào các ống xoắn của bộ quá nhiệt (7), ở bộ quá nhiệt hơi bão hòa chuyển động trong

các ống xoắn sẽ nhận nhiệt từ khói nóng chuyển động phía ngoài ống để biến thành
hơi quá nhiệt có nhiệt độ cao hơn và đi vào ống góp để sang tuabin và biến đổi nhiệt
năng thành cơ năng làm quay tuabin.
1.2.3. Trang bị kỹ thuật
Thiết bị chính của nhà máy (1 tổ máy) bao gồm:
1 - Lò hơi
- Loại : Tầng sôi tuần hoàn, bao hơi tuần hoàn tự nhiên, quá nhiệt trung gian.
- Số lượng
: 02 cái
o
- Thông số hơi quá nhiệt : 540 C/168kg/cm2
- Thông số hơi quá nhiệt TG
: 540oC/37kg/cm2
- Sản lượng hơi
: 500T/h mỗi lò

Hình 1-2: Nguyên lý cấu tạo của lò hơi
1. Vòi phun nhiên liệu + không khí
10. Bộ hâm nước
2. Buồng đốt
11. Bộ sấy không khí
3. Phễu tro lạnh
12. Bộ khử bụi
4. Đáy thải xỉ
13. Quạt khói
5. Dàn ống sinh hơi
14. Quạt gió
6. Bộ quá nhiệt bức xạ
15. Bao hơi
7. Bộ quá nhiệt nửa bức xạ

16. Ống nước xuống
8.Ống hơi lên
17. Ống góp nước
Sinh viên: Nguyễn Thái Quảng

Lớp: Kinh tế QTDN Mỏ - K57A 10


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

9. Bộ quá nhiệt đối lưu
2 - Tua bin
- Loại: Ngưng hơi thuần tuý, đơn trục - Công suất định mức: 330MW
- Số lượng: 01 cái
- Tốc độ: 3000V/p
o
2
-Thông số hơi chính: 538 C/162kg/cm
3 - Máy phát
- Loại : 2 cực
- Điện áp: 20kV (16~24kV)
- Số lượng: 01 cái
- Cấp cách điện: F
- Công suất định mức: 330MW - Kiểu kích thích: Tĩnh
- Hệ số công suất: 0,85
- Kiểu làm mát rôto/stato : Hyđrô/nước
- Tần số: 50Hz
4 - Hệ thống thải tro xỉ

Công nghệ thải tro xỉ kiểu khô, đồng thời có thiết kế hệ thống thu hồi tro khô để
sử dụng làm vật liệu xây dựng. Tro xỉ từ nhà máy sẽ được vận chuyển tới bãi xỉ hoặc
nơi tiêu thụ bằng xe tải chuyên dùng. Bãi xỉ dự kiến tại khu mỏ gần khu vực bãi thải
nam Cọc Sáu. Bãi thải xỉ có kết cấu lót bê tông và phủ vải địa kỹ thuật cho từng lớp
tro xỉ lèn chặt dầy 2m, cho tới khi đạt chiều cao 15m sẽ được phủ lớp đất để trồng cây.
5 - Hệ thống cung cấp nước ngọt
Nước ngọt để bổ sung tổn thất cho lò hơi, làm mát một phần thiết bị phụ, phục
vụ sinh hoạt và cứu hoả là khoảng 854m 3/ngày đêm (311.725m3/năm) được cấp từ nhà
máy nước Diễn Vọng. Trong khu vực nhà máy, trạm bơm nước ngọt gồm 2 bơm (1
vận hành, 1 dự phòng) được lắp đặt để cung cấp nước ngọt cho các nhu cầu của nhà
máy.
6 - Hệ thống khử bụi tĩnh điện
Để đảm bảo nồng độ bụi trong khói thải đáp ứng tiêu chuẩn môi trường TCVN
- 1995 (≤ 400mg/Nm3), dự kiến áp dụng công nghệ hệ thống khử bụi tĩnh điện có hiệu
suất khử bụi 99,82%.
7 - Hệ thống xử lý nước khử khoáng
Sử dụng hệ thống xử lý nước khử khoáng có dự phòng 100% công suất (1 dây
chuyền vận hành, 1 dây chuyền dự phòng) theo công nghệ xử lý Anion, Cation và lọc
hỗn hợp. Nguồn nước xử lý lấy từ hệ thống cấp nước ngọt.
8 - Hệ thống xử lý nước thải
Xử lý toàn bộ các nguồn nước thải của nhà máy bằng công nghệ hiện đại đáp
ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn môi trường
9 - Đấu nối với hệ thống điện quốc gia
Nhà máy có 2 sân phân phối cao áp ngoài trời với các cấp điện áp 110kV và
220kV, trong đó:
Sinh viên: Nguyễn Thái Quảng

Lớp: Kinh tế QTDN Mỏ - K57A 11



Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

- Cấp điện áp 110kV: sử dụng một đường dây mạch kép từ nhà máy cấp điện
cho khu vực thông qua trạm biến áp 110kV Cẩm Phả.
- Cấp điện áp 220kV: sử dụng một đường dây mạch kép đấu nối nhà máy với
hệ thống điện quốc gia thông qua trạm biến áp Hoành Bồ
10 - Hệ thống cấp nước làm mát
Trạm bơm được thiết kế để lắp đặt 4 bơm, 2 bơm có công suất tương đương
50% cho dự án 1x300MWe và chừa chỗ cho 2 bơm 50% công suất cho tổ máy
300MWe thứ 2 sau này.
11 - Hệ thống cung cấp nhiên liệu - cung cấp than
- Hệ thống cấp than cám: gồm 04 tuyến băng tải kép, 03 tuyến băng tải đơn
- Hệ thống cấp bùn than: gồm 03 tuyến băng tải.
12 - Hệ thống cấp dầu: Nhà cấp dầu FO phục vụ công tác khởi động lò.
13 - Hệ thống khí nén
Gồm 6 máy nén khí cung cấp khí nén cho toàn bộ nhu cầu của nhà máy
1x300MWh bao gồm cả khí vận hành và khí đo lường.
14 - Hệ thống Hyđrô
15- Hệ thống phòng cháy, chữa cháy (PCCC)
16 - Hệ thống xử lý nước khử khoáng
17 - Hệ thống đo lường điều khiển
1.3. Các điều kiện kinh tế - xã hội của sản xuất
1.3.1. Tình hình tổ chức quản lý của Công ty
1.3.1.1. Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty
Là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tập đoàn than - khoáng sản Việt
Nam nhưng hạch toán độc lập, công ty Cổ phần Nhiệt điện Cẩm Phả áp dụng hình
thức tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng bao gồm hai cấp quản lý: Cấp
quản lý công ty và cấp quản lý phân xưởng (hình 1-3).

1.3.1.2. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận chính trong cơ cấu tổ chức quản lý của
Công ty
a. Cấp công ty
* Ban giám đốc
Tổng giám đốc Công ty: Chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông, Hội
đồng Quản trị công ty tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết dịnh của Đại hội đồng
cổ đông và Hội đồng Quản trị, tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, chăm
lo đời sống cán bộ công nhân trong công ty. Tổng giám đốc thực hiện chức năng tổng
điều hành, phân công và phối hợp công tác của các Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng
nhằm thực hiện đúng và có hiệu quả nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng giám đốc. Trực
Sinh viên: Nguyễn Thái Quảng

Lớp: Kinh tế QTDN Mỏ - K57A 12


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

tiếp phụ trách các phòng hành chính quản trị, phòng kế hoạch, phòng tổ chức – lao
động – tiền lương.
Các phó giám đốc là người giúp giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo sự phân công của giám đốc và chịu
trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được phân công và thực hiện.
+ Phó tổng giám đốc kỹ thuật: Chịu trách nhiệm quản lý điều hành trực tiếp các
công tác kỹ thuật, chỉ đạo phòng Kỹ thuật cùng phòng vật tư giải quyết các công việc
liên quan đến kỹ thuật sản xuất, cung ứng vật tư, xây dựng các định mức tiêu hao
nguyên nhiên liệu, năng suất thiết bị cùng các công tác đối ngoại.
+ Phó tổng giám đốc sản xuất: Chịu trách nhiệm quản lý điều hành trực tiếp các
công tác sản xuất, phối kết hợp với trung tâm điều độ Quốc gia (A0), trung tâm điều

độ điện phía Bắc (A1). Trực tiếp phụ trách trung tâm điều khiển sản xuất, các phân
xưởng, phòng bảo vệ - quận sự.
+ Phó tổng giám đốc sửa chữa: Chịu trách nhiệm quản lý điều hành trực tiếp
công tác sửa chữa, công tác khoán quản trị chi phí, môi trường y tế, an toàn bảo hộ lao
động. Trực tiếp phụ trách phòng an toàn – môi trường, phân xưởng sửa chữa, phân
xưởng đời sống.
+ Kế toán trưởng: Tổ chức chỉ đạo thực hiện và kiểm tra thực hiện toàn bộ công
tác thống kê, kế toán, công tác tài chính, quan hệ với ngân hàng, tổ chức tín dụng,
quản lý các cổ phiếu cổ phần của cổ đông. Trực tiếp phụ trách phòng kế toán tài chính.
* Các phòng ban
+ Phòng Hành chính Quản trị
Chức năng
Tham mưu cho Lãnh đạo Công ty trong việc quản lý toàn bộ công tác Hành
chính, văn thư lưu trữ, quản trị tập thể; quản lý nghiệp vụ bảo vệ - quân sự; tuyên
truyền trực quan, quản trị mạng; quản lý trang thiết bị VP, tổ xe phục vụ; công tác y tế
ban đầu; chăm sóc sức khoẻ cho CBCNV.
Nhiệm vụ
- Thực hiện công tác Văn thư- lưu trữ.
- Quản trị tài sản, trang thiết bị văn phòng thuộc văn phòng Công ty, các phân
xưởng, khu nhà khách nhà đi ca, VP đại diện; đảm bảo các điều kiện làm việc của cơ
quan điều hành Công ty ở trụ sở chính.
- Thư ký cho TGĐ trong các cuộc họp giao ban, thường kỳ và đột xuất.
- Theo dõi tình hình sản xuất trong ngày, thông báo khi họp giao ban; tổng hợp
lập báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh cho Tổng Giám đốc sơ kết tháng, quý và tổng
kết năm.

Sinh viên: Nguyễn Thái Quảng

Lớp: Kinh tế QTDN Mỏ - K57A 13



Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

- Tổ chức các Hội nghị, các cuộc họp, đón tiếp khách, hướng dẫn khách đến
làm việc trong Công ty. Chuẩn bị đầy đủ điều kiện cho Tổng Giám đốc đi công tác,
hội họp, thăm hỏi….
- Qua công văn giấy tờ, giúp Tổng Giám đốc Công ty theo dõi đôn đốc các
Phòng ban, đơn vị trực thuộc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, quyết định của Công ty,
của cấp trên và xử lý các văn bản.
- Soạn thảo, thẩm định về thể thức của văn bản trước khi phát hành, được quyền
từ chối trả lại các văn bản không đúng thể thức quy định.
- Quản lý người ra, người vào Công ty, đôn đốc CBCNV thực hiện nội quy, nề
nếp, tác phong văn hóa doanh nghiệp.
- Quản lý tổ xe VP, bố trí xe phục vụ theo yêu cầu kịp thời đúng quy định cho
CB của Công ty đi công tác sau khi có ý kiến của Lãnh đạo Công ty.
- Liên hệ, phối hợp, tổ chức các chuyến đi tham quan, khảo sát đào tạo ở trong
nước và nước ngoài cho CB Công ty khi có chủ trương của Lãnh đạo cấp trên.
- Thực hiện nghiệp vụ công tác bảo vệ, quân sự, truyền thông, quan hệ với cộng đồng.
- Phối hợp với phòng kỹ thuật tổ chức thiết lập mạng máy tính, trang Website của
Công ty; xây dựng và quản lý hệ thống tin học VP đồng bộ, thống nhất trong Công ty.
- Xây dựng kế hoạch thi đua tuyên truyền, VHTT trình Hội đồng CLB của
Công ty duyệt và trực tiếp triển khai tổ chức thực hiện, quản lý CLB chăm lo đảm bảo
các điều kiện cho hoạt động VHTT của Công ty.

Sinh viên: Nguyễn Thái Quảng

Lớp: Kinh tế QTDN Mỏ - K57A 14



Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ
ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
SẢN XUẤT
T.T
ĐIỀU
KHIỂ
N SẢN
XUẤT

PHÂ
PHÂ PHÂ
N
N
N
XƯỞN XƯỞN XƯỞN
G
G LÒ

G
HOÁ ĐIỆN MÁY

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
SỬA CHỮA
PX.
PX.
NHIÊ SỬA
CHỮA
N
LIỆU

P.
AN
TOÀN
– MÔI
TRƯỜ
NG

PX.
ĐỜI
SỐNG

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
KỸ THUẬT

P.
PX.
BẢO
VẬN

VỆQUÂN TẢIPHỤ
SỰ
C VỤ

KẾ TOÁN TRƯỞNG

PHÒ
NG
KỸ
THUẬ
T

PHÒ
NG
VẬT


PHÒ
NG.
KẾ
HOẠC
H

Hình 1-3: Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty CPNĐ Cẩm Phả
Sinh viên: Nguyễn Thái Quảng

Lớp: Kinh tế QTDN Mỏ - K57A

15


P.
HÀNH
CHÍN
HQUẢN
TRỊ

P.
TC LĐTIỀN
LƯƠN
G

P.
KẾ
TOÁN
- TÀI
CHÍN
H


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

- Quản lý khu tập thể, khu nhà khách, nhà đi ca thực hiện nếp sống văn minh,
khang trang sạch đẹp; quan hệ tốt với chính quyền địa phương đảm bảo an ninh trật tự.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao.
+ Phòng Tổ chức - Lao động - tiền lương
Chức năng
Tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Công ty thực hiện các công tác về tổ chức
cán bộ, lao động, tiền lương, đào tạo công tác thi đua khen thưởng, công tác xã hội và

các chế độ khác cho người lao động.
Nhiệm vụ
- Công tác tổ chức đào tạo
Soạn thảo phương án đổi mới, sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị và phòng ban
trong Công ty. Xây dựng chức năng nhiệm vụ phân cấp quản lý cho các phòng ban,
đơn vị thực hiện; xây dựng tiêu chuẩn viên chức cán bộ; xây dựng quy chế cán bộ,
tham gia xây dựng quy chế phối hợp HĐQT với Đảng ủy
Xây dựng quy hoạch, sử dụng luân chuyển, nhận xét đánh giá cán bộ lãnh đạo
theo phân cấp.
Tiến hành báo cáo Tổng Giám đốc Công ty xem xét trình Tổng Công ty điện
lực-TKV giải quyết thủ tục xuất nhập cảnh cho các cán bộ, công nhân viên trong Công
ty ra nước ngoài học tập, công tác…
Các nghiệp vụ khác liên quan đến công tác tổ chức cán bộ.
- Công tác lao động tiền lương
Trực tiếp tổ chức thực hiện, kiểm tra, hướng dẫn công tác quản lý lao động, tiền
lương của các Phòng ban, phân xưởng, đơn vị trong Công ty. Thực hiện quản lý theo
dõi số lao động người nước ngoài làm việc trong các dự án của Công ty theo đúng quy
định của pháp luật.
Chủ trì xây dựng và quản lý định mức lao động, đơn giá tiền lương của Công
ty; tham mưu đề xuất về chế độ chính sách theo đặc thù doanh nghiệp, phân phối thu
nhập trên cơ sở các quy định của nhà nước và Tổng Công ty điện lực-TKV.
Trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty, của Tổng Công ty Điện
lực – TKV, lập kế hoạch chi tiết (ngắn hạn, dài hạn) về lao động tiền lương, thực hiện
chế độ chính sách với người lao động theo đúng hướng dẫn, quy định của Nhà nước và
Tổng công ty.
Chủ trì các hoạt động xã hội của Công ty.
Thực hiện công tác bảo hiểm xã hội, y tế, công tác chăm sóc sức khỏe cho
CBCNV Công ty.
Xây dựng kế hoạch, tổ chức khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho CBCNV
trong Công ty.

Sinh viên: Nguyễn Thái Quảng

Lớp: Kinh tế QTDN Mỏ - K57A 16


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

Thường trực Hội Đồng thi đua - Khen thưởng của Công ty.
Xây dựng kế hoạch, tổ chức nâng lương hàng năm cho CBCNV; tổ chức thi
nâng bậc hàng năm cho CNKT; kiểm tra trình độ tay nghề CNV khối sản xuất, tổ chức
đào tạo CNKT.
Giải quyết các chế độ chính sách lao động, kỷ luật và bồi thường vật chất.
Phối hợp các phòng ban chức năng ban hành chế dộ BHLĐ và theo dõi cấp
phát trang bị BH, tham gia các phòng trong việc điều tr a TNLĐ, kiểm tra ATLĐ và
các quy định liên quan khác, cùng phòng An toàn thực hiện quyền lợi Bảo hiểm thân
thể cho nguời lao động.
Thực hiện công tác hội cựu chiến binh ở doanh nghiệp.
Giúp Tổng Giám đốc thực hiện công tác Thanh tra, kiểm toán nội bộ.
Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ tháng, quý năm theo quy định của nhà nước
và Tổng Công ty điện lực-TKV.
Thực hiện các công tác nghiệp vụ khác theo yêu cầu.
+ Phòng kế toán
Chức năng
Tham mưu giúp Tổng Giám đốc chỉ đạo, quản lý điều hành công tác kế toán, tài
chính và thống kê doanh nghiệp; xúc tiến huy động tài chính và quản lý công tác đầu
tư tài chính; thực hiện chức năng chi trả tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập
khác cho người lao động trong Công ty; thanh quyết toán chi phí hoạt động, chi phí
phục vụ SXKD và chi phí đầu tư các dự án theo quy định.

Nhiệm vụ
- Thực hiện công tác tài chính
Lập kế hoạch tài chính hàng năm và dài hạn của Công ty bao gồm: kế hoạch
huy động vốn, trả nợ, bảo hiểm, đầu tư tài chính….thường xuyên cân đối các nguồn
vốn và đề xuất các biện pháp huy động vốn đảm bảo đủ vốn trả nợ Ngân hàng và phục
vụ cho hoạt động SXKD được bình thường.
Xây dựng, hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện quy chế tài chính và
những quy định khác về chi phí áp dụng trong nội bộ Công ty.
Kiểm tra đầy đủ hồ sơ chứng từ đảm bảo tính pháp lý để thanh toán đối chiều công nợ
với khách hàng đúng thời gian quy định.
Chủ trì và phối hợp với các phòng nghiệp vụ liên quan xây dựng quy chế về
quản lý và chỉ tiêu các quỹ hợp lý đúng quy định.
Tổ chức phân tích tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và
bảo toàn vốn của Công ty.
Thực hiện các nghiệp vụ khác liên quan đến công tác tài chính.
- Thực hiện công tác kế toán
Sinh viên: Nguyễn Thái Quảng

Lớp: Kinh tế QTDN Mỏ - K57A 17


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

Mở sổ sách kế toán theo dõi hạch toán chi phí, doanh thu và kết quả sản xuất
kinh doanh của Công ty theo đúng quy định của chế độ kế toán Việt Nam.
Kiểm tra tính trung thực, tính chính xác, tính hợp pháp, tính hợp lý của các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh phản ánh trong chứng từ kế toán.
Theo dõi, tính toán, cập nhật, báo cáo đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình sử

dụng quản lý các quỹ, tài sản, vật tư, các nguồn vốn và phản ánh tình hình SXKD của
Công ty để lãnh đạo xử lý kịp thời.
Lập báo cáo quyết toán tài chính và báo cáo theo quy định của cấp trên đảm bảo
chất lượng, đúng kỳ hạn.
Thực hiện các nghiệp vụ khác liên quan đến công tác kế toán.
- Thực hiện công tác thống kê
Cập nhật số liệu thường xuyên sản lượng sản xuất hàng ngày và khối lượng xây
dựng cơ bản, so sánh với kế hoạch để báo cáo lên lãnh đạo kịp thời.
Lập báo cáo thống kê theo mẫu của Nhà nước và cấp trên đảm bảo chất lượng
và đúng thời gian quy định.
Thực hiện các nghiệp vụ khác liên quan đến công tác thống kê.
+ Phòng kế hoạch
Chức năng
Là phòng thường trực giúp Tổng Giám đốc quản lý hướng dẫn, đôn đốc và tập
hợp trình kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch của Công ty với cấp trên cho toàn bộ
hoạt động SXKD và thực hiện các dự án; thực hiện công tác đầu tư xây dựng của Công
ty.
Nhiệm vụ
- Theo chức năng chủ động yêu cầu và phối hợp với các phòng ban trong Công
ty đề xuất, xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, đổi mới
công nghệ..
- Chủ trì xây dựng quản lý, cân đối và điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh
hàng năm và dài hạn.
- Trên cơ sở kế hoạch SXKD năm lập kế hoạch tháng, quý giao cho các đơn vị.
- Chủ trì lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch giá thành sản phẩm cho các dự án đầu
tư của Công ty.
- Chủ trì soạn thảo, đàm phán, tổ chức ký kết theo dõi đôn đốc thực hiện và làm
biên bản thanh lý các hợp đồng kinh tế thuộc thẩm quyền của Tổng Giám đổc trong
các hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh.
- Chủ trì cùng các phòng ban trong Công ty xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung các

định mức tổng hợp, các chi tiêu công nghệ, các định mức kinh tế kỹ thuật trình Tổng

Sinh viên: Nguyễn Thái Quảng

Lớp: Kinh tế QTDN Mỏ - K57A 18


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

Giám đốc ban hành các định mức kinh tế- kỹ thuật, chỉ tiêu công nghệ trong công tác
giao khoán.
- Là đầu mối thực hiện các giao dịch: mua than của tập đoàn; mua, bán điện với
EVN; mua nước; bán tro xỉ của Nhà máy.
- Thực hiện công tác báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công
ty hàng tháng, quý, năm.
- Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, đề xuất các biện pháp giảm chi phí,
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Nghiên cứu thị trừơng điện để sẵn sàng tham gia.
- Thực hiện công tác đầu tư xây dựng kể cả vật chất kiến trúc tự làm, tham mưu
tư vấn cho Tổng Giám đốc những nội dung liên quan đến đất đai nhà ở bao gồm các
việc sau:
Hướng dẫn đôn đốc công tác lập kế hoạch sửa chữa vật kiến trúc của các đơn
vị.
Lập kế hoạch đầu tư, kế hoạch sửa chữa vật kiến trúc, kế hoạch đấu thầu, trình
duyệt cấp trên, chuẩn bị hồ sơ, tổ chức đấu thầu.
+ Phòng Vật tư
Chức năng
- Tham mưu giúp cho Tổng giám đốc quản lý toàn bộ tài sản, trang thiết bị, vật

tư, nguyên- nhiên- vật liệu đảm bảo cho Công ty quản lý vận hành SXKD đạt hiệu
quả.
- Giám sát thiết bị, hàng nhập khẩu phục vụ đầu tư xây dựng nhà máy Cẩm Phả
1 và 2 mang tính pháp lý, hợp pháp toàn bộ thủ tục chứng từ liên quan theo quy định
hiện hành trong thời kỳ thực hiện dự án.
- Phối hợp các Phòng ban liên quan lập kế hoạch mua và theo dõi quản lý,
nghiệm thu, trang bị cấp phát: tài sản, vật tư, trang thiết bị trong việc đầu tư và hoạt
động SXKD của Công ty.
- Thực hiện tiếp nhận kế hoạch hợp đồng quản lý than, dầu, đá vôi và các mặt
hàng phụ gia khác phục vụ cho nhà máy sản xuất.
Nhiệm vụ
- Giám sát thiết bị, phụ tùng, vật tư hàng nhập khẩu, xác định tính hợp pháp
hàng nhập khẩu so với Hợp đồng số 01/2006-CP ngày 21/3/2006 và số 02/2007- CP
ngày 29/11/2008 quy định.
- Kiểm tra hồ sơ khai báo của nhà thầu để đối chiếu tờ khai Hải quan làm thủ
tục thông quan cho từng chuyến hàng. Giải quyết các vướng mắc về thủ tục với cơ
quan chức năng với nhà thầu về hàng nhập khẩu; kiểm soát giá trị khối lượng hàng hóa
nhập khẩu về; giám sát và ký các biên bản mở hòm thiết bị phụ tùng trước khi đưa vào
Sinh viên: Nguyễn Thái Quảng

Lớp: Kinh tế QTDN Mỏ - K57A 19


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

lắp đặt sử dụng; thực hiện các khiếu nại đối với nhà thầu về sự không phù hợp của vật
tư thiết bị hàng nhập khẩu.
- Xác nhận nghiệm thu thanh toán cho các chuyến hàng nhập khẩu của nhà

thầu.
- Phối hợp các phòng chức năng lập kế hoạch nhu cầu, kế hoạch mua sắm vật
tư, trang thiết bị cho mọi lĩnh vực hoạt động SXKD của Công ty.
- Thực hiện công tác nhập, xuất, tồn kho nguyên nhiên vật liệu, vật tư, trang
thiết bị, văn phòng phẩm.
- Theo dõi tình hình sử dụng vật tư ở các đơn vị. Tổ chức thu hồi và xử lý phế
liệu đúng quy định.
- Thực hiện theo dõi, cập nhật đối chiếu hàng hóa vật tư giữa khách hàng và các
phòng Kế toán, Kế hoạch, các phòng chức năng khác để đảm bảo việc thống nhất về
số lượng, giá trị và thanh quyết toán hàng tháng, quý, năm.
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác quản lý vật tư, kịp thời
có biện pháp chấn chỉnh và đề nghị xử lý những vật tư, nguyên nhiên vật liệu không
đúng quy cách, tiêu chuẩn hoặc kém phẩm chất.
- Quản lý điều hành phân công nhiệm vụ CBCNV thuộc quyền quản lý.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo yêu cầu.
+ Phòng Kỹ thuật
Chức năng
- Tham mưu giúp Tổng Giám đốc quản lý, sử dụng, sửa chữa, trang bị mới thiết
bị cơ nhiệt, cơ điện, vận tải, máy công cụ, mang máy tính, thiết bị văn phòng, thông tin
liên lạc trong toàn Công ty. Tham gia quản lý chất lượng các dự án đầu tư của Công
ty. Đảm bảo đạt hiệu quả cao và theo đúng quy định của ngành, của Nhà nước.
Nhiệm vụ
- Lập kế hoạch kinh tế kỹ thuật dài và ngắn hạn về các lĩnh vực công tác phù
hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh và trình độ phát triển kỹ thuật công nghệ chung
của ngành và của Công ty.
- Lập kế hoạch sửa chữa lớn các thiết bị cơ nhiệt, cơ điện, vận tải, máy công cụ
tuân theo các định mức kinh tế kỹ thuật của Công ty, Tổng Công ty Điện lực- TKV,
của Nhà nước; ban hành và theo dõi, chỉ đạo chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch sau khi
được duyệt.
- Kế hoạch sửa chữa thường xuyên bao gồm: kế hoạch sửa chữa định kỳ (bảo

dưỡng, tiêu tu thiết bị), kế hoạch sửa chữa phục hồi, chế tạo mới các chi tiết phụ tùng
phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. Tổ chức giao, kiểm tra giám
sát thực hiện và chủ trì nghiệm thu.

Sinh viên: Nguyễn Thái Quảng

Lớp: Kinh tế QTDN Mỏ - K57A 20


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

- Theo dõi đôn đốc, kiểm tra và duy trì hoạt động của thiết bị ổn định, năng suất
cao, hiệu quả và an toàn. Đáp ứng kịp thời năng lực thiết bị cho yêu cầu của sản xuất
kinh doanh.
- Phụ trách công tác sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tổ chức quản lý các chương
trình hợp tác trong lĩnh vực khoa học công nghệ của Công ty.
- Quản lý, tổ chức việc hiệu chỉnh, chỉnh định, kiểm tra định kỳ các thông số
làm việc của các thiết bị theo đúng yêu cầu kỹ thuật vận hành và đúng quy định của
Nhà nước, thiết bị thanh lý, nghiệm thu sản phẩm sửa chữa thiết bị trong Công ty và
thuê ngoài.
- Kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị thực hiện đúng và đầy đủ các quy định, quy
trình kỹ thuật mà nhà nước, Tổng Công ty, Công ty đã ban hành. Phát hiện kịp thời
những vi phạm, lập biên bản đình chỉ báo cáo Tổng Giám đốc cho ngừng thiết bị để
khắc phục. Trường hợp có nguy cơ trực tiếp gây tai nạn, sự cố cho người và thiết bị thì
có quyền đình chỉ thiết bị hoạt động ngay và sau đó báo cáo Tổng Giám đốc.
- Chủ trì thẩm định chương trình đào tạo nâng cao trình độ cho lực lượng vận
hành và sửa chữa của Công ty.
- Lập hồ sơ tài liệu, thống kê báo cáo chuyên ngành theo quy định cấp cho các

Phòng ban liên quan và báo cáo cấp trên.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao.
- Tiếp nhận, lưu trữ quản lý các tài liệu liên quan đến thiết bị nhà máy nhằm
phục vụ tốt cho công tác bảo dưỡng, sửa chữa sau này.
- Phối hợp với phòng ban Công ty để tiếp nhận bảo quản vật tư, phụ tùng, thiết
bị dự phòng, các dụng cụ chuyên dùng từ nhà thầu bàn giao theo quy định hiện hành.
+ Phòng An toàn - Môi trường
Chức năng
- Giúp việc cho Tổng Giám đốc quản lý công tác An toàn, môi trường trong
Công ty, nhằm mục tiêu phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và sự cố thiết
bị xảy ra trong quá trình sản xuất.
Nhiệm vụ
- Lập kế hoạch AT- BHLĐ, vệ sinh công nghiệp, môi trường hàng năm; tổ chức
triển khai thực hiện hàng tháng, quý, năm.
- Kiểm tra đôn đốc, theo dõi giám sát các phân xưởng, phòng ban thực hiện
đúng đủ kế hoạch AT- BHLĐ, VSCN, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao
động. Đề xuất và giám sát thực hiện các biện pháp thủ tiêu sự cố thiết bị, tai nạn lao
động trong sản xuất. Nghiệm thu, báo cáo tình hình thực hiện công tác AT- BHLĐ.
- Huấn luyện kỹ thuật an toàn bước 1 cho cán bộ công nhân mới tuyển, chuyển
nơi khác về Công ty làm việc hoặc các đoàn về tham quan thực tập và cho cán bộ chỉ
huy mới được bổ nhiệm.
Sinh viên: Nguyễn Thái Quảng

Lớp: Kinh tế QTDN Mỏ - K57A 21


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp


- Tổ chức huấn luyện mạng lưới An toàn vệ sinh viên.
- Chỉ đạo và phối hợp các phòng liên quan và quản đốc các phân xưởng huấn
luyện cho từng công nhân nắm vững quy trình kỹ thuật an toàn. Phương pháp làm việc
an toàn ngành nghề của công nhân đảm nhiệm.
- Tham gia cùng phòng kỹ thuật kiểm tra sát hạch tay nghề, bổ túc lái xe, vận
hành các thiết bị: máy gạt, máy xúc, cẩu trục máy nâng hạ.
- Tổ chức chuẩn bị cho các cuộc họp thường kỳ của Tổng Giám đốc về kiểm
điểm công tác An toàn- BHLĐ. Tham mưu cho Tổng Giám đốc và thường trực Ban
chỉ đạo kiểm tra các phân xưởng theo định kỳ, đột xuất hoặc chuyên đề nhằm:
Rút kinh nghiệm, giải quyết kịp thời những tồn tại, phát sinh trong quá trình sản
xuất, công tác liên quan đến công tác AT- BHLĐ của Công ty.
Thông báo kịp thời những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, sự cố thiết bị lớn
của Công ty đến cơ quan ban ngành liên quan để xử lý kịp thời. Đề xuất biện pháp đề
phòng tai nạn, ngăn ngừa sự cố thiết bị.
- Chịu trách nhiệm và thường trực:
Điều tra tai nạn lao động xảy ra trong phạm vi quản lý của Công ty.
Điều tra, lập hồ sơ, làm việc với các cơ quan chức năng về các chế độ bảo hiểm
mà Công ty tham gia theo chế độ chính sách cho thiết bị, con người trong phạm vi
quản lý của Công ty.
Thường trực tổng hợp điều tra các vụ xảy ra về thiết bị. TNLĐ trong lĩnh vực
sản xuất của Công ty.
- Thực hiện chế độ báo cáo chuyên đề, định kỳ về AT-BHLĐ, VSLĐ, PPCC, kế
hoạch môi trường….. theo yêu cầu cấp trên.
- Lưu trữ, quản lý hồ sơ, tài liệu thuộc lĩnh vực chuyên ngành quản lý.
b. Cấp phân xưởng
Ở tuyến hai gồm các phân xưởng và công trường làm nhiệm vụ trực tiếp sản
xuất, sửa chữa các trang thiết bị dưới sự lãnh đạo của lãnh đạo công ty, trong đó cao
nhất là quản đốc phân xưởng. Quản đốc phân xưởng là nguời chịu trách nhiệm trước
giám đốc về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Dưới quản đốc là
các phó quản đốc chỉ huy điều hành sản xuất trong phạm vi một ca của phân xưởng.

Cơ cấu quản lý cấp phân xưởng bao gồm:

Sinh viên: Nguyễn Thái Quảng

Lớp: Kinh tế QTDN Mỏ - K57A 22


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

Quản đốc

Phó quản đốc sửa chữa

Kỹ thuật viên

Phó quản đốc vận hành

Nhân viên KT

Thủ kho, tạp vụ

Kỹ thuật viên

Trưởng kíp

Trực trạm

Trực trạm


Trực trạm

Trực trạm

Trực trạm

Hình 1 – 4: Sơ đồ tổ chức quản lý của bộ phận sản xuất
+ Quản đốc: là cán bộ giúp việc cho giám đốc, thay mặt giám đốc trực tiếp quản
lý chỉ đạo và triển khai thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong phạm vi và chức
năng của phân xưởng.
+ Phó quản đốc: là người giúp việc cho quản đốc, điều hành công việc sửa
chữa, bảo dưỡng, tham mưu cho quản đốc về tổ chức của phân xưởng. Tham gia chỉnh
sửa quy trình, đào tạo kèm cặp, nâng bậc, nâng chức danh cho CBCNV…
+ Kỹ thuật viên: chịu sự điều hành của QĐ và PQĐ khi được ủy quyền, nắm
chắc quy trình vận hành thiết bị của phân xưởng quản lý, trực tiếp hướng dẫn công
nhân về kỹ thuật trong vận hành và sửa chữa, có thể thay thế được chức danh trưởng
kíp.
+ Nhân viên kinh tế: là người làm công tác thống kê, ghi chép tổng hợp các số
liệu về lao động, tiền lương, thưởng của phân xưởng.
+ Thủ kho, tạp vụ: là người theo dõi xuất nhập vật tư , trang thiết bị, phụ tùng,
dụng cụ của phân xưởng, chịu sự điều hành của Quản đốc.
+ Trưởng kíp: chịu sự quản lý của Quản đốc và các Phó quản đốc phân
xưởng.Trong ca vận hành chịu sự quản lý của Trưởng ca.Trưởng kíp phải thay mặt
Sinh viên: Nguyễn Thái Quảng

Lớp: Kinh tế QTDN Mỏ - K57A 23


Trường Đại học Mỏ - Địa chất


Luận văn tốt nghiệp

Quản đốc giám sát, điều hành mọi hoạt động sản xuất diễn ra trong ca.Tổ chức phân
công kíp của mình, ghi chép số liệu vận hành và các thông số theo quy định.
+ Các vị trí trực trạm: được bố trí phù hợp với từng phân xưởng, chịu toàn bộ
trách nhiệm về vận hành và quản lý thiết bị trong ca trực, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của
Trưởng kíp.
1.3.2. Tình hình tổ chức sản xuất của Công ty
1.3.2.1. Khối phòng ban
Hiện tại, Công ty đang áp dụng chế độ làm việc là nghỉ ngày thứ bảy, chủ nhật,
và các ngày lễ, tết theo quy định hiện hành. Trường hợp do yêu cầu của sản xuất phải
làm cả ngày chủ nhật thì sẽ bố trí chuyển vào ngày nghỉ khác trong tuần. Thời gian
làm việc được công ty áp dụng như sau:
Buổi sáng từ 7h30 - 11h30
Buổi chiều từ 1h đến 4h30
Các lãnh đạo và phòng ban trực tiếp phụ trách sản xuất thì phải bố trí người
trực trong những ngày nghỉ lễ, tết.
1.3.2.2. Khối sản xuất
Lịch đi ca cho các Nhà máy nhiệt điện là 3 ca 4 kíp, do Trưởng ca phụ trách
phát hành và áp dụng cho tất cả các phân xưởng trong Công ty. Cách bố trí các ca sản
xuất như Bảng 1-1.
Do đặc thù của nhà máy điện là sản xuất liên tục 24/24h. Nên Công ty vẫn đảm
bảo 1 kíp công nhân nghỉ luân phiên, 3 kíp làm việc, tiến độ công việc duy trì liên tục,
khép kín các khâu sản xuất. Tuy nhiên khi đã vào vận hành chính thức, do yêu cầu
nghiêm ngặt của công việc, công nhân không được tự ý rời khỏi vị trí trực khi chưa
được sự đồng ý cho phép của trưởng ca, trưởng kíp. Gắn với mỗi vị trí trực là các thiết
bị điện tử, màn hình cảm ứng, các thông số kỹ thuật liên tục thay đổi, vì vậy người
công nhân tham gia sản xuất nếu không theo dõi, kiểm tra máy móc đúng định kỳ thì
sự cố rất dễ xảy ra.

1.3.3. Tình hình sử dụng lao động của Công ty
Sử dụng lao động được hiểu là sử dụng đúng ngành nghề, bậc thợ, chuyên môn,
sở trường và kỹ năng, kỹ xảo của người lao động.
Biểu hiện chất lượng lao động không chỉ ở trình độ hiểu biết, điều quan trọng là
khả năng thực hiện, kỹ năng kỹ xảo của người lao động. Chất lượng của doanh nghiệp
là đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi và công nhân lành nghề.

Sinh viên: Nguyễn Thái Quảng

Lớp: Kinh tế QTDN Mỏ - K57A 24


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

LỊCH ĐI CA CỦA KHỐI SẢN XUẤT
Bảng 1-1
Ghi
8
chú

Ngày

1

2

3


4

5

6

7

Kíp 1

Đ

Đ

N

N

C

C

O

O

Kíp 2

N


N

C

C

O

O

Đ

Đ

Kíp 3

C

C

O

O

Đ

Đ

N


N

Kíp 4

O

O

Đ

Đ

N

N

C

C

Ghi chú:
Đ: ca đêm bắt đầu từ 0h đến 8h sáng .
N: ca ngày bắt đầu từ 8h sáng đến 16h chiều.
C: ca chiều bắt đầu từ 16h đến 0h.
O: là ngày nghỉ luân phiên không nhất thiết rơi vào thứ 7 hay chủ nhật.
1 ngày làm việc bắt đầu từ ca Đ ->N -> C
Theo số liệu báo cáo tình hình cơ cấu tổ chức của Công ty tính đến ngày 30
tháng 12 năm 2015 toàn Công ty có 719 công nhân viên, trong đó công nhân viên ở
các phân xưởng là 602 người chiếm 83,73% tổng số công nhân viên toàn Công ty.
Cũng như các công ty khác trực thuộc Tập đoàn, Công ty cổ phần Nhiệt điện

Cẩm Phả luôn đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của xã hội hiện nay, đó là giải quyết
công ăn việc làm cho người lao động, tạo cho người lao động môi trường làm việc ổn
định, lâu dài. Do đặc điểm của Công ty là sản xuất điện với chuyên ngành kỹ thuật nên
lao động nữ trong công ty chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Công ty luôn bố trí sắp xếp sao cho lao
động có tay nghề cao và có trình độ luôn làm đúng công việc của mình. Công ty luôn
đầu tư áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, khuyến khích người lao động bằng
cách tăng lương, khen thưởng khi đạt thành tích trong lao động. Việc làm này góp
phần phát triển Công ty về lâu dài, giúp người lao động yên tâm làm việc và gắn bó
lâu dài hơn với Công ty đặc biệt là sự cố gắng hết mình vì công việc.
Trải qua gần 13 năm hoạt động đội ngũ công nhân viên của Công ty đã lớn
mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng và thu nhập của Công nhân viên Công ty cũng đã
tăng dần theo các năm, đảm bảo đời sống của CBCNV ổn định và là động lực thúc đẩy
công tác của mỗi công nhân viên Công ty. Chi tiết thể hiện trong bảng 1-2.

Sinh viên: Nguyễn Thái Quảng

Lớp: Kinh tế QTDN Mỏ - K57A 25


×