BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
LÊ CAO HOÀNG
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CUNG ỨNG VẬT
TƯ HÀNG HÓA THIẾT YẾU TẠI KHU NGHỈ MÁT
NINH VÂN BAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Khánh Hòa - 2016
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
LÊ CAO HOÀNG
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CUNG ỨNG VẬT
TƯ HÀNG HÓA THIẾT YẾU TẠI KHU NGHỈ MÁT
NINH VÂN BAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành
Quản trị kinh doanh
Mã số
60340102
Quyết định giao đề tài:
Số1355/QĐ-ĐHNT ngày 26 /12 /2016
Quyết định thành lập hội đồng
Số 274/QĐ-ĐHNT ngày 30/3/2016
20/04/2016
Ngày bảo vệ:
Người hướng dẫn khoa học:
TS. ĐỖ THỊ THANH VINH
Chủ tịch hội đồng:
TS. HỒ HUY TỰU
Khoa Sau đại học:
Khánh Hòa - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học hoàn toàn độc lập của
tôi. Toàn bộ các số liệu được sử dụng trong luận văn là hoàn toàn trung thực, chính
xác và có nguồn trích dẫn cụ thể. Các kết luận của luận văn chưa từng được công bố
trước đó.
Tác giả luận văn
Lê Cao Hoàng
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới quý
Thầy Cô giáo khoa Kinh tế, các cán bộ khoa Sau đại học trường Đại Học Nha Trang
đã giúp tôi trong quá trình học tập ở Nhà trường.
Tôi xin cảm ơn TS. Đỗ Thị Thanh Vinh – người hướng dẫn khoa học đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo để tôi có thể hoàn thành công trình nghiên cứu này.
Cuối cùng, tôi cũng xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, nhân viên tại
Ninh Vân Bay cùng gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,… đã giúp đỡ tôi trong quá trình
nghiên cứu.
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..........................................................................vi
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH..................................................................................................viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN..........................................................................................ix
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ CUNG ỨNG
CỦA DOANH NGHIỆP ..............................................................................................8
1.1 Khái niệm và vai trò công tác cung ứng của doanh nghiệp .................................8
1.1.1 Một số khái niệm.........................................................................................8
1.1.2 Vai trò của cung ứng đối với doanh nghiệp .................................................9
1.2 Nội dung công tác quản trị cung ứng vật tư hàng hóa ở doanh nghiệp ..............11
1.2.1 Khái niệm quản trị cung ứng .....................................................................11
1.2.2 Cấu trúc và các quá trình của quản trị cung ứng ........................................12
1.2.3 Các nội dung của quản trị cung ứng...........................................................13
1.2.3.1 Dịch vụ khách hàng ............................................................................13
1.2.3.2 Phân phối hàng hoá ............................................................................18
1.2.3.3 Hệ thống thông tin ..............................................................................19
1.2.3.4 Quản trị dự trữ....................................................................................22
1.2.3.5 Hoạt động vận tải ...............................................................................23
1.2. 3.6 Kho bãi..............................................................................................24
1.2.3.7 Quan hệ nhà cung cấp.........................................................................24
1.3. Quan điểm và nguyên tắc quản trị có hiệu quả trong công tác quản trị cung ứng
vật tư đầu vào thiết yếu ..........................................................................................26
1.4. Sự cần thiết của quản trị cung ứng trong doanh nghiệp....................................27
1.5. Kinh nghiệm trong và ngoài nước về công tác quản trị cung ứng vật tư đầu vào
thiết yếu cho các doanh nghiệp và bài học được rút ra cho Ninh Vân Bay..............28
1.5.1 Công tác quản trị cung ứng của Công ty Xăng dầu – Hải Dương...............28
1.5.2 Công tác quản trị cung ứng của Công ty rượu Bình Tây ............................31
iii
1.5.3 Chuỗi cung ứng thực phẩm thiết yếu của BigC ......................................... 32
1.5.4 Chuỗi cung ứng rau an toàn của Metro Hồ Chí Minh................................ 35
1.5.5 Bài học kinh nghiệm cho Ninh Vân Bay ................................................... 38
Tóm tắt chương 1………………………………………………….…………….39
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CUNG ỨNG VẬT TƯ
HÀNG HÓA THIẾT YẾU Ở KHU NGHỈ MÁT NINH VÂN BAY.......................... 40
2.1 Tổng quan về Khu Nghỉ mát Ninh Vân Bay .................................................... 40
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ninh Vân Bay ............................... 40
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Six Senses Ninh Vân Bay ............................. 43
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Six Senses Ninh Vân Bay.................. 43
2.2 Đặc điểm xăng dầu, thực phẩm và rượu và tình hình cung ứng xăng dầu, thực
phẩm và rượu của Ninh Vân Bay trong thời gian vừa qua ..................................... 46
2.3 Thực trạng công tác quản trị cung ứng vật tư hàng hóa thiết yếu (xăng dầu, thực
phẩm và rượu) ở Six Senses Ninh Vân Bay ........................................................... 50
2.3.1 Quản trị quan hệ nhà cung cấp .................................................................. 50
2.3.1.1 Đặc điểm các nhà cung ứng ............................................................... 50
2.3.1.2 Quan hệ giữa các nhà cung ứng và Khu nghỉ mát Ninh Vân Bay ....... 54
2.3.2 Quản trị cung cấp nội bộ........................................................................... 56
2.3.2.1 Hệ thống thông tin ............................................................................. 56
2.3.2.2 Hệ thống kho bãi, dự trữ .................................................................... 57
2.3.2.3 Hoạt động vận tải............................................................................... 62
2.3.3.4 Chuỗi giá trị gia tăng từ cung ứng vật tư thiết yếu đầu vào tại Ninh Vân
Bay................................................................................................................ 64
2.4. Khảo sát ý kiến đánh giá về dịch vụ cung ứng xăng dầu, thực phẩm và rượu ở
Ninh Vân Bay ....................................................................................................... 67
2.5.Đánh giá chung về công tác quản trị cung ứng vật tư hàng hóa thiết yếu (xăng
dầu, thực phẩm và rượu) ở Ninh Vân Bay ............................................................. 74
2.5.1 Thành công của Ninh Vân Bay ................................................................. 74
2.5.2 Hạn chế và nguyên nhân ........................................................................... 74
Tóm tắt chương 2…………………………………………….…………………….75
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CUNG ỨNG
VẬT TƯ HÀNG HÓA THIẾT YẾU Ở KHU NGHỈ MÁT NINH VÂN BAY .......... 77
iv
3.1 Định hướng phát triển và yêu cầu của công ty đối với quản trị cung ứng vật tư
hàng hóa thiết yếu (xăng dầu, thực phẩm và rượu) tại Ninh Vân Bay.....................77
3.1.1 Định hướng cơ bản....................................................................................77
3.1.2 Mục tiêu phát triển của Khu Nghỉ Mát đến năm 2020................................78
3.1.3 Yêu cầu đối với công tác quản trị cung ứng xăng dầu, thực phẩm và rượu.78
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị cung ứng vật tư hàng hóa thiết yếu
(xăng dầu, thực phẩm và rượu) tại Ninh Vân Bay ..................................................78
3.2.1 Lựa chọn và thiết lập mối quan hệ với các nhà cung cấp đầu vào ..............79
3.2.2 Tổ chức lại công tác vận tải hàng hóa ........................................................80
3.2.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bộ phận cung ứng ............................80
3.2.4 Phối hợp tốt với các bộ phận về mặt thông tin ...........................................82
3.3 Kiến nghị về điều kiện thực hiện ......................................................................82
Tóm tắt chương 3……………………………………………………….………….83
KẾT LUẬN ...............................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................86
PHỤ LỤC
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Ý nghĩa
ATVS
An toàn vệ sinh
DN
Doanh nghiệp
FAO
(United Nations’ Food and Agriculture Organization)
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc
NVB
Ninh Vân Bay
PCCC
Phòng cháy chữa cháy
QA
(Quality Assurance) Bảo đảm chất lượng
RAT
Rau an toàn
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
WHO
(World Health Organization)
Tổ chức Sức khỏe thế giới
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các mặt hàng thiết yếu cung ứng tại Six Senses Ninh Vân Bay năm 2015..47
Bảng 2.2. Các nhà cung ứng mặt hàng thiết yếu cung ứng tại Six Senses Ninh Vân Bay
năm 2015 ...................................................................................................................51
Bảng 2.3. Các hình thức quan hệ với các nhà cung ứng hiện hành (năm 2015) ..........55
Bảng 2.4. Danh sách kho hàng của Ninh Vân Bay .....................................................57
Bảng 2.5. Các hình thức vận tải tại Ninh Vân Bay .....................................................63
Bảng 2.6. Kết quả trả lời câu hỏi tổng quan ...............................................................67
Bảng 2.7. Kết quả khảo sát đánh giá về chất lượng dịch vụ cung ứng hàng................68
vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 5
Hình 1.2: Chuỗi cung ứng điển hình............................................................................ 9
Hình 1.3: Cấu trúc khung của quản trị chuỗi cung cấp............................................... 12
Hình 1.4: Các yếu tố dịch vụ khách hàng .................................................................. 15
Hình 1.5: Sơ đồ công nghệ bơm chuyển hàng hoá kết hợp đường ống và đường bộ .. 28
Hình 1.6: Quy trình lập kế hoạch cung ứng ............................................................... 31
Hình 1.7: Quy trình cung ứng nguyên vật liệu cho Công ty Bình Tây........................ 32
Hinh 1.8: Quy trình sản xuất ..................................................................................... 36
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của Khu nghỉ mát Six Senses Ninh Vân Bay ....................... 45
Hình 2.1: Sản lượng rượu và xăng A92 nhập cho NVB qua các năm......................... 49
Hình 2.3: Quy trình thông tin đơn hàng tại Ninh Vân Bay......................................... 56
Hình 2.4: Mô hình hoạt động vận tải tại Ninh Vân Bay ............................................. 62
Hình 2.5: Quản trị cung ứng và chuỗi giá trị tại Khu nghỉ mát NVB ......................... 65
Hình 2.6: Tình hình doanh thu và lợi nhuận của Ninh Vân Bay................................. 66
Hình 2.7: Kết quả khảo sát đánh giá về chất lượng thực phẩm cung ứng cho NVB thời
gian qua .................................................................................................................... 69
Hình 2.8: Kết quả khảo sát đánh giá về chất lượng rượu cung ứng ............................ 70
viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Giới thiệu
Luận văn: “Hoàn thiện công tác quản trị cung ứng vật tư hàng hóa thiết yếu
tại Khu nghỉ mát Ninh Vân Bay” được thực hiện nhằm: (1) hệ thống hóa cơ sở lý
thuyết liên quan đến công tác cung ứng và chuỗi cung ứng; (2) nghiên cứu thực trạng
công tác cung ứng xăng dầu, thực phẩm và rượu cho Khu Nghỉ mát Ninh Vân Bay; (3)
tìm ra những mặt còn hạn chế bất cập và nguyên nhân của chúng từ đó đề xuất các giải
pháp thiết thực nhằm hoàn thiện công tác cung ứng cho Khu Nghỉ Ninh Vân Bay trong
thời gian tới.
2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, đề tài sẽ sử dụng các phương
pháp nghiên cứu như : phương pháp so sánh; phương pháp tổng hợp; phương pháp
phân tích nhằm phân tích đánh giá thực trạng; phương pháp điều tra, khảo sát để thu
thập ý kiến của các nhân viên tại các bộ phận cần hàng nhằm làm sáng tỏ những vấn
đề còn tồn tại trong công tác cung ứng cũng như đề xuất các giải pháp khả thi và thiết
thực cho Khu nghỉ mát.
3. Mục tiêu
Mục tiêu của luận văn là đưa ra được những hạn chế còn tồn tại trong chuỗi cung
ứng vật tư hàng hóa thiết yếu của Ninh Vân Bay để làm cơ sở đề xuất các giải pháp
hoàn thiện công tác cung ứng. Sau khi tiến hành nghiên cứu thực trạng có thể thấy
những vấn đề cơ bản trong công tác cung ứng của Ninh Vân Bay như sau:
Thứ nhất, tại Ninh Vân Bay vẫn phụ thuộc một số nhà cung ứng nhưng mức giá
nhà cung ứng đưa ra chưa thực sự ưu đãi, Ninh Vân Bay cần mở rộng và lựa chọn nhà
cung ứng tốt hơn. Hiện nay, nền kinh tế thị trường cạnh tranh nên các nhà cung ứng
cũng phải cạnh tranh về chất lượng và giá cả, do đó, việc tìm kiếm nhà cung ứng khác
trên thị trường cũng không phải quá khó khăn.
Thứ hai, hiện tại, tại Ninh Vân Bay chưa có đội ngũ vận tải chuyên biệt để thực
hiện vận chuyển cung ứng nên đôi khi bị thiếu chủ động, trong khi chi phí thuê ngoài
cao hơn mà trách nhiệm của tài xế không cao bằng nhân viên của Ninh Vân Bay, nên
có thể làm mất hòa khí giữa các đối tác.
Thứ ba, qua đánh giá cho thấy, dù thỉnh thoảng nhưng việc đăng ký đặt hàng vẫn
lỗi, do hệ thống được quản lý bằng phần mềm nhưng trong mùa du lịch, các bộ phận
ix
tăng nhu cầu nên lượng đăng nhập đăng ký quá tải làm hệ thống bị treo, cần có biện
pháp khắc phục lỗi này.
Thứ tư, thái độ làm việc của một số nhân viên phòng thu mua, kho vận, tài xế,
bốc dỡ còn chưa tốt, làm ảnh hưởng đến sự phối hợp giữa các bộ phận trong khâu cung
ứng.
Thứ năm, thời gian chờ hàng đôi khi lâu, việc dự trữ lượng hàng tồn kho giữa các
thời điểm mua hàng còn chưa sát với thực tế, đặc biệt là cao điểm mùa du lịch.
Thứ sáu, hàng hóa nhận về đôi khi bị hư hỏng do quá trình vận chuyển, hoặc
không đúng, đủ chủng loại theo các yêu cầu đặt hàng của bộ phận cần hàng.
4. Kết quả
Trên cơ sở phân tích thực trạng, tác giả đã đề xuất một số các giải pháp hoàn
thiện công tác cung ứng vật tư hàng há thiết yếu tại Ninh Vân Bay như sau:
Một là, lựa chọn và thiết lập mối quan hệ với các nhà cung cấp đầu vào.
Để có thể nâng cao giá trị chuỗi cung ứng, thì nguồn cung đầu vào là rất quan
trọng, theo đó, cần lựa chọn những nhà cung cấp có uy tín, đảm bảo cung cấp hàng hóa
chất lượng đảm bỏa, đánh giá và lựa chọn nguồn cung cấp và đồng thời tạo lập mối
quan hệ lâu dài tạo nguồn cung ổn định, để làm được điều đó, Ninh Vân Bay cần hoàn
thiện quá trình lựa chọn nhà cung cấp như:
- Đưa ra danh sách các nhà cung ứng loại vật tư, hàng hóa thiết yếu mà Công ty
có nhu cầu nhập.
- Thu thập thông tin cần thiết liên quan đến nhà cung cấp (uy tín, vị thế thương
trường, khả năng cung ứng hàng hoá…) cũng như các tiêu chuẩn về hàng hóa nhập về
(chủng loại có đáp ứng được yêu cầu của công ty không, giá cả, các chính sách thương
mại như chiết khấu, điều khoản liên quan đến giao hàng, thanh toán…).
- Phân tích, đánh giá thông tin thu thập được, trên cơ sở đó lựa chọn nhà cung
ứng. Tiêu chí lựa chọn là tối giản hoá chi phí nhập hàng mà vẫn đảm bảo được về số
lượng và chất lượng hàng nhập.
Hai là, tổ chức lại công tác vận tải hàng hóa
Hiện nay mặc dù đã quản lý vận tải bằng phần mềm để tối thiểu hóa chi phí tuy
nhiên việc vận tải chủ yếu vẫn là thuê ngoài, tại Ninh Vân Bay chưa có đội ngũ vận tải
chuyên để phục vụ cho hoạt động cung ứng nguyên vật liệu tại Ninh Vân Bay. Chính
vì vậy, cần có giải pháp thiết thực, đầu tư mới phương tiện vận tải cho bộ phận cung
x
ứng, không chỉ giảm thiểu được chi phí thuê ngoài mà còn tạo sự chủ động khi điều xe
mua hàng trong những thời điểm đỉnh điểm của mùa du lịch.
Ba là, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Về thái độ:
Theo kết quả khảo sát có thể thấy, vẫn tồn tại một số nhân viên phòng thu mua,
kho vận trong chuỗi cung ứng có thái độ không tốt đối với các bộ phận cần hàng,
chính vì vậy cần có biện pháp chỉnh đốn đối với các nhân viên, chất lượng phục vụ
không chỉ thể hiện ở chất lượng hàng hóa mà phong cách phục vụ cũng rất quan trọng,
việc các nhân viên có thái độ không tốt có thể là do có quá nhiều loại hàng, mà Ninh
Vân Bay là một hệ thống lớn, việc quản lý cũng có nhiều áp lực, chính vì vậy mà nhân
viên có sự cáu gắt, tuy nhiên với ngành du lịch, thì việc thích nghi với công việc là
điều quan trọng để có thể giữ được sự hài hòa giữa các bộ phận, từ đó tạo được hình
ảnh tốt đẹp của Ninh Vân Bay, tạo nên môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp,
tầm cỡ, và tạo nên văn hóa doanh nghiệp của Ninh Vân Bay, có như vậy, các công
việc mới có thể trôi chảy, trong đó có hoạt động cung ứng nguồn nguyên liệu đầu vào
cho các bộ phận.
- Về năng lực:
Do quá trình cung ứng tại Ninh Vân Bay có bộ phận mua sắm đầu vào các sản
phẩm thiết yếu như thực phẩm, xăng dầu, rượu, để sản phẩm cung ứng tốt thì quá trình
kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa của các bộ
phận.
Do đặc thù ngành nghỉ mát nên các vật tư, hàng hóa thiết yêu tại Ninh Vân Bay
đa dạng và phong phú về chủng loại, mẫu mã,... Vì thế, khi mua sắm nguyên vật liệu,
các bộ phận cần chú ý kiểm tra cẩn thận chất lượng từng lô hàng, đảm bảo hàng nhập
về đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, không nhập hàng kém phẩm chất, không bị trộn hàng giả,
theo dõi và xử lý kịp thời những sai sót trong quá trình thu mua.
Bốn là, phối hợp tốt với các bộ phận về mặt thông tin
Theo kết quả khảo sát cho thấy vẫn còn sai sót trong quá trình thông tin nội bộ,
một là do lỗi hệ thống đặt hàng nên việc xử lý đơn hàng sai sót, không đúng số lượng,
không đúng chủng loại hoặc đăng ký rồi nhưng trong thời điểm quá tải lại bị mất dữ
liệu. Hai là, trong quá trình thu mua trong trường hợp nhà cung cấp thiếu hàng về số
lượng hoặc hết chủng loại sản phẩm mà các bộ phận cần nhưng lại không thông tin về
xi
bộ phận cần hàng để có thể bổ sung sản phẩm thay thế, chính vì vậy mà không có sự
đồng bộ về thông tin, chính vì vậy Ninh Vân Bay cần xây dựng và ban quy định cụ
thể, nội quy hướng dẫn về quá trình thực hiện thông tin nội bộ, ban hành đến các bộ
phận, quy định rõ trách nhiệm, chức năng của các cá nhân khi được giao nhiệm vụ, có
như vậy mới tạo sự đồng nhất giữa các khâu để tạo nên một chuỗi cung ứng cho chất
lượng tốt, hiệu quả cao, đảm bảo chi phí tốt, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
tại Ninh Vân Bay.
5. Từ khóa
Từ khóa: Ninh Vân Bay, cung ứng, vật tư, hàng hóa thiết yếu.
xii
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, các hoạt
động đầu tư và thương mại không ngừng gia tăng. Sản xuất phát triển, nhu cầu vận tải
hàng hóa cùng các dịch vụ hỗ trợ từ khâu sản xuất đến khâu phân phối, lưu thông hàng
hóa ngày càng cao, đang tạo ra cơ hội lớn cho việc phát triển các chuỗi cung ứng.
Quản lý công tác cung ứng gắn liền với các hoạt động của các doanh nghiệp
(DN) sản xuất, từ việc hoạch định và quản lý quá trình nguồn hàng, thu mua đến việc
phối hợp với các đối tác, các nhà cung ứng, các kênh trung gian, nhà cung cấp dịch vụ.
Làm cách nào để sự phối hợp này được tiến hành suôn sẻ, vừa tiết kiệm chi phí tối đa
vừa đem lại nhiều lợi ích nhất cho các bên liên quan? Đó là vấn đề mà các chuyên viên
quản lý chuỗi cung ứng luôn trăn trở, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế suy giảm như thời
gian qua.
Theo các chuyên gia trong ngành, công tác cung ứng tối ưu sẽ giúp cho chuỗi
cung ứng vận hành nhịp nhàng, có khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng ở mức cao
nhất với chi phí vận hành thấp nhất. Đồng thời, nó phải có hệ thống thông tin được tổ
chức khoa học và cập nhật thường xuyên để giúp các bộ phận phối hợp ăn ý với nhau
nhằm phản ứng nhanh nhạy với những biến động thường xuyên và liên tục của môi
trường kinh doanh. Cung ứng tối ưu sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí từ đó gia
tăng doanh thu và lợi nhuận. Cần phải dự báo và lập kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu
cho sản xuất, mua hàng, vận tải, phân phối; lựa chọn, làm việc, thương thuyết với các
nhà cung cấp; điều phối hoạt động của từng bộ phận và truyền thông trong hệ thống,
theo dõi, cải tiến hệ thống thông tin (báo cáo, kế hoạch…) và quản lý rủi ro.
Six Senses Ninh Vân Bay (NVB) đạt tiêu chuẩn Resort 5 sao quốc tế và là một
trong những resort đầu tiên của Việt Nam nhận được nhiều giải thưởng danh giá nhất
của các hiệp hội du lịch Việt Nam và thế giới. Six Senses Ninh Vân Bay Resort nằm
tại vị trí thuận lợi trên bán đảo đẹp nhất và nổi tiếng nhất của vịnh Nha Trang, là khu
nghỉ dưỡng nổi tiếng bởi đẳng cấp và sự sang trọng, là nơi mà bạn có thể thanh thản
nghỉ ngơi giữa một bầu không khí trong lành, một nơi tách biệt hoàn toàn với sự ồn ào
náo nhiệt, không có sự ngột ngạt bon chen, hoàn toàn tự nhiên với những làn gió biển
mát lạnh quyện với hương thơm đồng nội của cây cỏ, sương sớm núi rừng. Thời gian
qua doanh thu và lợi nhuận của Ninh Vân Bay có sự tăng trưởng vượt bậc khi các dự
1
án đặc biệt là dự án Six Senses Latitude Saigon River của Ninh Vân Bay bắt đầu triển
khai hoạt động kinh doanh bán biệt thự nghỉ dưỡng và hoạt động kinh doanh thẻ nghỉ
dài hạn được triển khai trên toàn bộ hệ thống khách sạn Six Senses và Ana Mandara
tại Việt Nam (doanh thu dự kiến năm 2016 đạt 754 tỷ trong đó 48% là từ kinh doanh
bất động sản và 35% từ kinh doanh thẻ nghỉ dưỡng, tăng trưởng gấp 3.8 lần so với
năm 2009 và lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 173 tỷ). Điều này đóng góp không nhỏ
đối với ngân sách địa phương, đồng thời góp phần thu hút thêm nhiều khách du lịch,
thúc đẩy phát triển ngành du lịch trên địa bàn Nha Trang.
Với vị trí địa lý xa bờ của khu nghỉ mát Ninh Van Bay, chuỗi cung ứng xăng dầu,
thực phẩm và rượu gặp nhiều khó khăn trong quá trình vận hành. Do đặc trưng kinh
doanh của khu nghỉ mát nằm trong lĩnh vực dịch vụ du lịch giải trí, nếu việc cung ứng
các mặt hàng thiết yếu này kém hiệu quả thì sẽ kéo theo một loạt sự đình trệ trong hoạt
động kinh doanh của khu nghỉ mát gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu.
Là nhà quản trị vật tư ở khu nghỉ mát 5 sao Ninh Vân Bay, nhận thức được tầm
quan trọng của công tác này, tôi đã lựa chọn đề tài “"Hoàn thiện công tác quản trị
cung ứng vật tư hàng hóa thiết yếu tại Khu nghỉ mát Ninh Vân Bay” làm luận văn
thạc sỹ cho mình. Tác giả hy vọng rằng thông qua nghiên cứu này sẽ giúp bản thân và
các nhà quản trị cấp cao của khu nghỉ mát hiểu rõ hơn về thuận lợi và khó khăn trong
công tác quản trị cung ứng xăng dầu, thực phẩm và rượu tại khu nghỉ mát NVB, đồng
thời có thể đưa ra một số giải pháp hiệu quả nhằm hoàn thiện công tác quản trị cung
ứng các mặt hàng thiết yếu là xăng dầu, thực phẩm và rượu tại khu Nghỉ Mát NVB.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát:
Nghiên cứu thực trạng công tác cung ứng xăng dầu, thực phẩm và rượu cho Khu
Nghỉ mát Ninh Vân Bay, tìm ra những mặt còn hạn chế bất cập và nguyên nhân của
chúng từ đó đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm hoàn thiện công tác cung ứng những
vật tư, hàng hóa thiết yếu này cho Khu Nghỉ mát Ninh Vân Bay trong thời gian tới.
Mục tiêu cụ thể :
- Phân tích thực trạng các hoạt động quản trị cung ứng vật tư hàng hóa thiết yếu (xăng
dầu, thực phẩm và rượu) của Khu Nghỉ mát Ninh Vân Bay.
- Đánh giá những mặt mạnh - yếu cũng như các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến công
tác quản trị cung ứng vật tư, hàng hóa thiết yếu thông qua khảo sát ý kiến chuyên gia
2
và các nhà cung ứng xăng dầu, thực phẩm và rượu cho Khu Nghỉ mát ở Ninh Vân Bay
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị cung ứng xăng dầu, thực
phẩm và rượu của Khu Nghỉ mát Ninh Vân Bay trong thời gian tới đến năm 2020.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu ứng dụng cơ sở lý luận về quản trị sản xuất và
quản trị chuỗi cung ứng vào công tác quản trị cung ứng vật tư hàng hóa thiết yếu ở
Khu nghỉ mát NVB như các vấn đề về : dịch vụ khách hàng, phân phối hàng hoá, hệ
thống thông tin, quản trị dự trữ, vận tải, kho bãi, quan hệ với nhà cung cấp.
- Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu công tác quản trị cung ứng 3 mặt
hàng vật tư hàng hóa thiết yếu là: xăng dầu, thực phẩm và rượu.
Về không gian: tại Khu Nghỉ Mát Ninh Vân Bay.
Về thời gian:
Thực trạng công tác cung ứng vật tư được nghiên cứu cho giai đoạn từ năm 2010 –
2015 và các giải pháp đề xuất được định hướng từ đây đến năm 2020.
Việc điều tra khảo sát ý kiến nhân viên bộ phận cung ứng và các nhà cung ứng vật tư
được thực hiện từ 11/2015 đến 12/2015.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
- Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ các Báo cáo mức xăng dầu, thực phẩm
và rượu nhập và tiêu thụ (các số liệu thống kê, báo cáo, hợp đồng xuất nhập, số lượng
tiêu thụ) từ ngày Khu nghỉ mát được thành lập đến nay trong đó tập trung chủ yếu vào
giai đoạn 2010-2015.
- Ngoài ra, thông tin còn được thu nhập ở báo chí, internet liên quan đến xăng
dầu, thực phẩm và rượu; bao gồm: các báo cáo thị trường tiêu thụ xăng dầu, thực phẩm
và rượu, mức giá cả biến động trên thị trường các thời điểm, thông tin chung về quản
trị chuỗi cung ứng.
4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
a. Phương pháp điều tra bản câu hỏi
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp được thực hiện thông qua điều tra, khảo
sát bằng bản câu hỏi đối với các bộ phận sử dụng vật tư thiết yếu (xăng, thực phẩm và
3
rượu ở Khu nghỉ mát Ninh vân Bay). Tác giả đã tiến hành khảo sát 50 nhân viên đặt
hàng tại phòng kho vận, bởi đây là những bộ phận tiêu dùng sản phẩm cung ứng,
những bộ phận này mới có thể đánh giá được chất lượng mà sản phẩm được phân phối
đến các bộ phận trong Ninh Vân Bay.
Thời gian khảo sát được thực hiện từ 1/11/2015 tới 31/12/2015.
Nội dung khảo sát: Nội dung xoay quanh thực trạng quản trị cung ứng ở các
khâu như quan hệ nhà cung cấp, hệ thống thông tin, hệ thống kho bãi, dự trữ, hoạt
động vận tải và các giải pháp để hoàn thiện quản trị cung ứng cũng như chuỗi cung
ứng cho khu nghỉ mát. Bên cạnh đó tìm hiểu cách đánh giá về chất lượng các sản
phẩm thiết yếu cung ứng cho KNM này từ bộ phận tiêu dùng.
b. Phương pháp phỏng vấn sâu: tác giả phỏng vấn 3 lãnh đạo, trong đó một là
quản lý tài chính, hai là giám đốc công ty TNHH Hồng Hải – công ty chủ đầu tư khu
nghỉ mát, ba là đại diện nhà cung ứng cho Ninh Vân Bay; theo các nội dung liên quan
đến chuỗi giá trị cung ứng tại Ninh Vân Bay.
c. Phương pháp quan sát
- Dùng phương pháp quan sát trực tiếp và ghi chép lại.
- Đối tượng quan sát gồm: quy trình tiếp nhận và xử lí đơn hàng của nhà cung
cấp và phòng mua hàng của khu nghỉ mát; thủ tục và phương tiện vận tải xuất nhập
hàng; cách thức giao nhận hàng; thời gian hoàn tất một đơn hàng.
4.3 Phương pháp xử lý số liệu
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, đề tài đã sử dụng các phương
pháp nghiên cứu như: các phương pháp thống kê, so sánh, mô tả; phương pháp tổng
hợp; phương pháp phân tích nhằm phân tích đánh giá thực trạng; phương pháp điều
tra, khảo sát bộ phận tiêu dùng sản phẩm cung ứng nhằm làm sáng tỏ những vấn đề
còn tồn tại trong công tác cung ứng cũng như đề xuất các giải pháp khả thi và thiết
thực cho Khu nghỉ mát.
4
Cơ sở
lý luận
Số liệu thứ
cấp
Số liệu
sơ cấp
Nội dung
quản trị
cung ứng
tại doanh
nghiệp
Thành
công,
hạn chế
và
nguyên
nhân
Thực
trạng
quản trị
cung ứng
xăng dầu
ở NVB
Giải pháp
hoàn thiện
công tác
quản trị
cung ứng
ở NVB
Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu
(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả, 2015)
5. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
Trong quá trình thực hiện, luận văn, tác giả có tiếp cận và tham khảo kế thừa
những nghiên cứu về lĩnh vực quản trị cung ứng đã từng được nghiên cứu và công bố
trước đây như:
Luận văn thạc sỹ của Hoàng Ngân (2013) “Phát triển dịch vụ logistics tại Công
ty cổ phần vận tải đa phương thức (VIETRANSTIMEX)”, ĐH Nha Trang.
Tác giả Hoàng Ngân đã đánh giá năng lực cạnh tranh trong dịch vụ logistics ở
Công ty trên cơ sở phỏng vấn chuyên gia, nhận diện những khó khăn trong công tác
hậu cần và đề xuất 6 nhóm giải pháp phát triển dịch vụ này ở Công ty
VIETRANSTIMEX, đó là: Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất; Nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực; Liên kết các doanh nghiệp cùng ngành; Đa dạng hóa hoạt động
logistics; Tăng cường công tác Marketing; Ứng dụng công nghệ thông tin đặc biệt là
thương mại điện tử trong kinh doanh.
Luận văn thạc sỹ của Trần Thị Bích Đào (2010) “Quản trị cung ứng nguyên vật
liệu tại Công ty cổ phần VINATEX Đà Nẵng”, ĐH Đà Nẵng.
Trên cơ sở nhận diện những mặt còn tồn tại trong công tác cung ứng nguyên vật
liệu của Công ty, tác giả luận văn đề xuất 5 nhóm giải pháp liên quan đến: Nhận diện
nhà cung ứng, Đánh giá nhà cung ứng; Xây dựng chương trình hỗ trợ nhà cung ứng;
Quản lý quan hệ với nhà cung ứng; Chiến lược ứng dụng công nghệ trong quản trị
5
cung ứng.
Sách chuyên khảo của giáo viên hướng dẫn Đỗ Thị Thanh Vinh (2011) về “Cung
ứng nguyên liệu cho các doanh nghiệp thủy sản khu vực Nam Trung bộ Việt Nam”.
Sách có đề cập đến quan hệ giữa các doanh nghiệp và các nhà cung ứng : trực
tiếp như ngư dân và người nuôi trồng thủy sản và trung gian như các nậu vựa, đại lý
thu gom; phân tích các lợi ích và khó khăn của từng phương thức cung ứng từ đó
hướng đến mô hình quản trị cung ứng phối hợp thực hiện liên kết dọc với các nhà cung
ứng thông qua các hình thức thỏa thuận cung ứng vốn và kỹ thuật, ký kết hợp đồng, áp
dụng mô hình cổ đông-cung ứng...
Bài nghiên cứu về “Chuỗi cung ứng sữa của TH True Milk”, tác giả Hoàng
Ngọc Loan năm (2012), Tạp chí Kinh tế số 8 ngày 21 tháng 2 năm 2014.
Tác giả đã phân tích mô hình chuỗi cung ứng nguyên vật liệu của TH True milk,
theo đó, sữa TH Milk True Milk được sản xuất theo quy trình khép kín, đồng bộ theo
tiêu chuẩn quốc tế từ khâu trồng cỏ, xây dựng chuồng trại, chế biến thức ăn cho bò đến
quản lý thú y, chế biến, đóng gói và phân phối sản phẩm. Mô hình này được xây dựng
với mục đích không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sữa trong nước, từng bước thay thế
sữa nhập khẩu, mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần chuyển
dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Với hương vị thiên nhiên thơm ngon,
nguyên vẹn trong từng giọt sữa, sữa tươi TH true milk được người tiêu dùng đón nhận
nhiệt liệt, cho thấy sự thành công của TH True milk
Bài nghiên cứu: “Hướng đi nào cho chuỗi cung ứng rau an toàn trên địa bàn Hà
Nội”, tác giả Nguyễn Thùy Dương, năm 2014, tạp chí nội bộ trường Đại học Nông
Lâm
Tác giả đã phân tích mô hình trồng rau sạch và cung ứng trên địa bàn TP Hà Nội,
Tuy nhiên, việc sản xuất rau an toàn hiện nay tại thành phố Hà Nội vẫn còn tồn tại một
số những khó khăn nhất định như thực hiện quy hoạch diện tích trồng rau an toàn trên
toàn thành phố; nâng cao sản lượng rau an toàn lên gấp đôi hiện nay nhằm chu cấp đạt
khoảng 70% nhu cầu rau xanh của thành phố; sự liên hệ giữa các mẫu chốt trong chuỗi
hệ thống giá trị từ người nông dân cho đến thương lái, nhà bán sỉ/lẻ, siêu thị v.v. từ
công tác thu hoạch, đóng gói, bảo quản, nhãn hiệu và vận chuyển đến việc tăng cừơng
sự nhận biết sản phẩm rau an toàn và sử dụng trong người tiêu dùng vẫn còn yếu kém.
Các công trình nghiên cứu trên đã đóng góp tiền đề cho việc xây dựng cơ sở lý
6
thuyết của tác giả trong luận văn. Tuy nhiên, chưa có bất cứ một công trình nào nghiên
cứu về công tác quản trị cung ứng xăng dầu, thực phẩm và rượu tại Khu Nghỉ mát
Ninh Vân bay. Đề tài không có sự trùng lắp về nội dung với bất kỳ công trình nghiên
cứu nào.
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Hệ thống hoá những kiến thức cơ bản về quản trị sản xuất, chuỗi cung ứng và quản
trị cung ứng của doanh nghiệp.
- Phản ảnh được thực trạng quản trị cung ứng vật tư hàng hóa thiết yếu (xăng dầu, thực
phẩm và rượu) của Khu Nghỉ Mát Ninh Vân Bay, qua đó làm rõ những việc đã làm
được, những vấn đề còn hạn chế cũng như những nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại đó
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị cung ứng vật tư hàng hóa thiết
yếu (xăng dầu, thực phẩm và rượu) của Khu Nghỉ Mát.
7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu đề tài bao
gồm 3 chương:
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ CUNG
ỨNG CỦA DOANH NGHIỆP
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CUNG ỨNG VẬT TƯ
HÀNG HÓA THIẾT YẾU Ở KHU NGHỈ MÁT NINH VÂN BAY
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ
CUNG ỨNG VẬT TƯ HÀNG HÓA THIẾT YẾU Ở KHU NGHỈ MÁT NINH VÂN
BAY
7
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ CUNG ỨNG
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Khái niệm và vai trò công tác cung ứng của doanh nghiệp
1.1.1 Một số khái niệm
Cung ứng có thể hiểu đơn giản là hoạt động đáp ứng những thứ cần thiết cho sản
xuất hoặc tiêu dùng. Thực tế chứng minh rằng: hoạt động cung ứng có ảnh hưởng lớn
đến chất lượng sản phẩm, chi phí và năng suất lao động của doanh nghiệp. Cung ứng
tốt là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao tính năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp trên thương trường.
Trong thực tế khi nói về hoạt động cung ứng, người ta có thể dùng các từ: Mua
hàng/Mua sắm; Thu mua; Quản trị cung ứng. Ba khái niệm này không hoàn toàn trùng
khớp với nhau mà là ba bước phát triển của hoạt động cung ứng.
Mua hàng/Mua sắm: Là 1 trong những chức năng cơ bản, không thể thiếu của
doanh nghiệp. Mua hàng gồm những hoạt động có liên quan đến việc mua nguyên vật
liệu, máy móc, trang thiết bị, các dịch vụ để phục vu cho hoạt động của doanh nghiệp.
Thu mua: Là hoạt động thiết yếu của tổ chức, là sự phát triển, mở rộng chức năng
mua hàng. So với mua hàng người ta chú trọng nhiều hơn đến các vấn đề mang tính
chiến lược.
Quản trị cung ứng: Là sự phát triển ở một bước cao hơn của thu mua. Nếu mua
hàng và thu mua chủ yếu là các hoạt động mang tính chiến thuật thì quản trị cung ứng
tập trung chủ yếu vào các chiến lược.
Công tác cung ứng ngày nay thường được tiếp cận nghiên cứu theo khung lý
thuyết chuỗi cung ứng.
Chuỗi cung ứng là một khái niệm được nhắc đến nhiều trong các nghiên cứu
gần đây. Chopra Sunil và Pter Meindl (2001) có đưa ra định nghĩa “Chuỗi cung ứng
bao gồm mọi công đoạn có liên quan trực tiếp hay gián tiếp, đến việc đáp ứng nhu cầu
khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn
nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng”.
Ganeshan & Harrison (1995) cho rằng “Chuỗi cung ứng là một chuỗi hay một
tiến trình bắt đầu từ nguyên liệu thô cho tới khi sản phẩm làm ra hay dịch vụ tới tay
người tiêu dùng cuối cùng. Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn về phân
8
phối và các phương tiện để thực hiện thu mua nguyên liệu, biến đổi các nguyên liệu
này qua khâu trung gian để sản xuất ra sản phẩm, phân phối sản phẩm này tới tay
người tiêu dựng”.
Lambert, Stock và Elleam (1998), “Chuỗi cung ứng là sự liên kết với các công ty
nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ vào thị trường”
Hình 1.2: Chuỗi cung ứng điển hình
Trong sơ đồ chuỗi cung ứng điển hình (Nguyễn Kim Anh, 2006), có thể thấy
rằng có rất nhiều các bên tham gia vào chuỗi cung ứng như: nhà cung cấp nguyên vật
liệu chính, nhà vận chuyển, nhà sản xuất trung gian, nhà sản xuất chính, nhà phân phối
và khách hàng. Như vậy, với một chuỗi cung ứng cụ thể cho một ngành hàng, có thể
chia ra thành 3 đối tượng chính đó là: nhà cung cấp, nhà sản xuất và khách hàng.
Nguồn tạo ra lợi nhuận cho toàn chuỗi đó là khách hàng cuối cùng. Do đó, mục tiêu
thỏa mãn khách hàng cuối cùng là mục tiêu chung của một chuỗi cung ứng liên kết.
Luận văn cho rằng định nghĩa của tác giả Nguyễn Kim Anh (2006) về chuỗi cung
ứng và quản lý chuỗi cung ứng là khá toàn diện :
“Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia, một cách trực tiếp
hay gián tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng, thể hiện sự dịch chuyển nguyên
vật liệu xuyên suốt quá trình từ nhà cung cấp ban đầu đến khách hàng cuối cùng.
Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn công ty vận
tải, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng của nó”.
1.1.2 Vai trò của cung ứng đối với doanh nghiệp
Cung ứng có ý nghĩa rất quan trọng trong họat động của doanh nghiệp và chuỗi
cung ứng bao trùm hầu hết mọi hoạt động của doanh nghiệp, từ khâu dữ trự sản xuất:
9
nguyên vật liệu, nhiên liệu,…, tới khâu sản xuất và phân phối, lưu thông hàng hóa. Tối
ưu hoá chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp giảm chi phí và nâng cao khả năng cạnh
tranh, gia tăng lợi nhuận – mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp.
Mục tiêu của việc nghiên cứu cung ứng và chuỗi cung ứng có 2 phần: 1) Loại bỏ
hoàn toàn những lãng phí tìm thấy ở bất cứ đâu trong mạng lưới kênh cung ứng, và 2)
Tối ưu hoá dòng giá trị khách hàng - từ những thiết kế sản phẩm cao nhất đến ưu việt
nhất.
Thứ nhất, chuỗi cung ứng sẽ tạo ra giá trị cho khách hàng ở mỗi điểm tiếp xúc.
Và như vậy sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp cũng như mạng lưới các đối tác trong chuỗi
cung ứng có thể tạo ra sự khác biệt nhất định với đối thủ của mình, tạo ra lợi thế cạnh
tranh.
Thứ hai, mục tiêu của mọi chuỗi cung ứng là tối đa hóa giá trị tạo ra cho toàn hệ
thống. Giá trị tạo ra của chuỗi cung ứng là sự khác biệt giữa giá trị của sản phẩm cuối
cùng đối với khách hàng và nỗ lực mà chuỗi cung ứng dùng vào việc đáp ứng nhu cầu
của khách hàng. Đối với đa số các chuỗi cung ứng thương mại, giá trị liên quan mật
thiết đến lợi ích của chuỗi cung ứng, sự khác biệt giữa doanh thu mà khách hàng phải
trả cho công ty đối với việc sử dụng sản phẩm và tổng chi phí của cả chuỗi cung ứng.
Lợi nhuận của chuỗi cung ứng là tổng lợi nhuận được chia sẻ xuyên suốt chuỗi. Lợi
nhuận của chuỗi cung ứng càng cao chứng tỏ sự thành công của chuỗi cung ứng càng
lớn. Thành công của chuỗi cung ứng nên được đo lường dưới góc độ lợi nhuận của
chuỗi chứ không phải đo lượng lợi nhuận ở mỗi giai đoạn riêng lẻ. Vì vậy, trọng tâm
không chỉ đơn giản là việc giảm thiểu đến mức thấp nhất chi phí vận chuyển hoặc cắt
giảm tồn kho mà hơn thế nữa chính là vận dụng cách tiếp cận hệ thống vào chuỗi cung
ứng.
Những lợi ích chính của việc theo đuổi chuỗi cung ứng có thể được tóm lược như
sau: Một chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp và các đối tác trong chuỗi cung ứng tạo ra
những khác biệt rõ rệt so với đối thủ cạnh trạnh. Lợi ích này còn được phân chia trên
hai lĩnh vực cụ thể: hiệu quả tài chính và lợi thế cạnh trạnh.
Hiệu quả tài chính: chuỗi cung ứng giúp các đối tác trong đó tăng lợi nhuận và
thu hút bên liên quan bằng cách tập trung trực tiếp vào nguồn lực thực sự của doanh
thu và lợi nhuận-chính là khách hàng.
Lợi thế cạnh tranh: Ngoài lợi ích về hiệu quả tài chính, việc xây dựng quan hệ
10
mật thiết với khách hàng có thể cải thiện rõ ràng vị thế cạnh tranh. Các công ty ngày
nay đang cảm thấy bị thu hẹp bởi các công ty lớn như Wal-Mart và hoạt động sản
xuất, phân phối dựa trên chi phí thấp, lợi thế nhờ quy mô.
1.2 Nội dung công tác quản trị cung ứng vật tư hàng hóa ở doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm quản trị cung ứng và chuỗi cung ứng
Quản trị cung ứng là tổng thể những hoạt động cụ thể như :
+ Đặt quan hệ trước để mua hàng (Early Purchasing Involvement – EPI) và đặt
quan hệ trước với các nhà cung cấp (Early Supplier Involvement – ESI) ngay trong
quá trình thiết kế sản phẩm và phát triển các chi tiết kỹ thuật kèm theo của các sản
phẩm quan trọng, việc làm này được thực hiện bởi nhóm chức năng chéo.
+ Thực hiện chức năng mua hàng và các hoạt động của quá trình thu mua
+ Sử dụng sự thỏa thuận 2 bên khi mua hàng và các liên minh chiến lược với các
nhà cung cấp để phát triển mối quan hệ với những nhà cung cấp chủ yếu cũng như
quản lý chất lượng và chi phí.
+ Tiếp tục xác định những nguy cơ và cơ hội trong môi trường cung ứng của
doanh nghiệp
+ Phát triển các chiến lược, các kế hoạch thu mua dài hạn cho các nguyên liệu
chủ yếu
+ Tiếp tục quản lý việc cải thiện dây chuyền cung ứng
+ Tham gia năng động vào quá trình hoạch định chiến lược phối hợp.
Các nhà quản trị cung ứng, thực hiện những nhiệm vụ chiến lược như: tham gia
vào các nhóm chức năng chéo, xây dựng chiến lược cung ứng nói riêng, chiến lược
kinh doanh nói chung cho tổ chức. Họ sẽ tham gia vào việc phát triển các sản phẩm
mới, chịu trách nhiệm lựa chọn nguồn cung cấp, giữ gìn và phát triển quan hệ với các
nhà cung cấp tiềm năng, các liên minh chiến lược ký các hợp đồng cung ứng… nhằm
nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức.
Như vậy, quản trị cung ứng là tiếp cận một cách khoa học- toàn diện và có hệ
thống quá trình cung ứng, nhằm thực hiện cung ứng một cách có hiệu quả. Mục tiêu
của quản trị cung ứng là đảm bảo cho hoạt động của công ty được liên tục, ổn định.
Mua được hàng với giá cạnh tranh. Mua hàng một cách khôn ngoan. Dự trữ ở mức tối
ưu. Giữ vững mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung ứng hiện có. Và phát triển những
nguồn cung ứng hữu hiệu, đáng tin cậy.
11