Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

tiểu luận cao học tác phẩm báo chí Vùng than quảng ninh núp bóng dự án, ‘moi’ tài nguyên quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.2 KB, 17 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Tác phẩm báo chí là một chỉnh thể chứa đựng những nội dung, thông tin
mang tính thời sự dưới một hình thức phù hợp. Một tác phẩm báo chí hoàm hảo
theo đúng nghĩa phải là một tác phẩm hoàn thiện về nội dung, toàn diện về hình
thức. Không những gây ấn tượng từ cái nhìn đầu tiên mà còn phải để lại được dấu
ấn trong lòng đọc giả về nội dung mà nó truyền đạt. Quan trọng hơn cả, là tư
tưởng, là trình bày sự việc khách quan, trung thực , phù hợp với đạo đức từ phía
tác giả để hướng đọc giả tới nhận thức đúng đắn, tạo ra hiệu ứng tốt và có ý nghĩa
trong xã hội. Sau đây em xin phân tích tác phẩm : “Vùng than Quảng Ninh:
Núp bóng dự án, ‘moi’ tài nguyên quốc gia” của nhà báo Tạ Kim Hùng, một
nhà báo cả đời đi tìm công lý, để làm rõ hơn về nhận định trên.

1


PHÂN TÍCH TÁC PHẨM BÁO CHÍ:
VÙNG THAN QUẢNG NINH:

NÚP BÓNG DỰ ÁN,
“MOI” TÀI NGUYÊN QUỐC GIA
Báo Tiền Phong, số ra ngày 12/3/2006
Tác giả: Tạ Kim Hùng

A. Tác phẩm báo chí
Xưa, loạn “than thổ phỉ”
Nay loạn “than tận thu”
Phỉ tạm lỉnh ra, ma lại tới
Năm bảy năm về trước, nạn khai thác than thổ phỉ hoành hành, gây náo
loạn vùng than. Trong những cánh rừng bạt ngàn bị tàn phá để moi khoét than,
nhiều con suối cạn kiệt, nước đen như bồ hóng.Dòng sông Diễn Vọng - nguồn
nước chính ngày ấy, cung cấp nước cho thành phố Hạ Long và thị xã than Cẩm


Phả, mùa mưa, nước thường đỏ như máu vì đất từ các lò than thổ phỉ trút xuống
ào ào.Một dạo, nước máy trong vòi chảy ra, có cả lông gà, lông chó. Mùa khô
đến, lòng sông cạn khô, phơi ra toàn sỏi đá. Có chỗ, đám cửu vạn đào than dùng
ngay lòng sông làm sân bóng đá…
Những khu rừng bán nguyên sinh, vốn êm đềm, yên ả từ bao đời, bỗng trở
nên náo loạn. Tiếng động cơ máy phát điện, xe công nông, xe vận tải các cỡ,
gom than, chở than, gầm rú suốt ngày đêm. Những con đường chở than lầy lội,
sâu ngập bánh xe, chồng chéo lên nhau, biến nhiều vùng đất rừng như bãi bom
B52 hủy diệt khổng lồ. Lực lượng: Công an, Tự vệ mỏ, Thanh, Kiểm tra của
tỉnh… phải vất vả dai dẳng bảy tám năm trời, có lúc đổ cả máu, để dẹp, loạn nạn
than thổ phỉ mới tạm lắng xuống.
2


Vậy mà, ba năm trở lại đây, vùng than Quảng Ninh lại xuất hiện nạn loạn
than mới: Loạn “than tận thu” (TTT) qua các dự án làm vườn đồi, nuôi trồng
thủy sản… trá hình.Loạn “than thổ phỉ” xưa, phần lớn do tự phát, trái pháp luật.
Chủ các lò than thổ phỉ nơm nớp lo lò bị các cơ quan thanh, kiểm tra đánh sập.
Người đào thuê than canh cánh sợ, lò bị đánh sập, chủ lò bỏ trốn, họ bị quỵt tiền
công. Nhưng nạn TTT trá hình bây giờ thì khác, vì chủ các dự án ma có giấy
phép trong tay và rất nhiều xảo thuật, như người làm xiếc.
Khoác áo ngư ông chiếm sông đãi vàng
Lợi dụng chủ trương hoàn toàn đúng đắn, việc UBND tỉnh Quảng Ninh
phê duyệt cho các đơn vị, cá nhân thuê đất rừng, lập trang trại, Cty qua các
dự án làm vườn đồi, trồng rừng, đào ao, hồ nuôi trồng thủy sản… một số
người cũng vờ lập dự án. Nội dung dự án phù hợp với định hướng của tỉnh.
Nhưng khi dự án đã được phê duyệt, Cty đã có tư cách pháp nhân, đất rừng đã
được giao… họ lặng lẽ thuê người khảo sát địa chất, tính toán trữ lượng than
có trong đất được thuê. Xong, các ông chủ cho ngay máy móc, xúc phăng mặt
đồi, rồi dùng hàng chục xe vận tải cỡ lớn, chớp chảo khai thác than là chính.

Họ thản nhiên khai thác than ồ ạt và công khai, bởi lẽ, theo quy định của tỉnh:
“Trong quá trình thực thi dự án (gạt đồi, đào ao, hồ… nếu có than, chủ các
dự án được tận thu than, bán cho các đơn vị của Tập đoàn công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (xin viết tắt là TĐTVN).
Nuôi trồng thủy sản, làm vườn đồi… chưa thấy lợi đâu, nhưng mới san gạt,
đào ao, nhiều vỉa than nục nạc đã phơi trờ trờ ra đó, lại được phép “tận thu”,
còn gì béo bở hơn, không hót? Than bây giờ gần đúng nghĩa vàng đen. Thị
trường đang “sốt” than như chợ sớm chuộng tôm tươi. Thế là, nhiều ông chủ dự
án vườn đồi, lợi dụng danh nghĩa tận thu than, biến ngay địa bàn của mình thành

3


công trường khai thác than tấp nập. Cty nọ đua với Cty kia, thi nhau “tận thu
than”. Mục tiêu của dự án, “quên đi”, hót than là chính.
Công ty Hải Đăng, không được cấp đất rừng thì hợp đồng liên doanh với
một chủ rừng khác. Lấy cớ trồng mới và tu bổ rừng trồng cũ, họ đưa hàng chục
thiết bị, máy gạt, máy xúc, ô tô trọng tải 15 tấn vào, mê mải khai thác than, đến
mức, lấp phẳng cả vườn ao và nhiều ha rừng trồng, đang khép tán của chủ trang
trại Hiệp Vân đã xây dựng gần mười năm trước, đúng định hướng của tỉnh, đang
phát triển rất tốt, khiến chủ hộ này phải lao đao, đi khiếu kiện khắp nơi.
Công ty cổ phần Thiên Nam (CTTN) thấy lợi nhuận quá lớn qua việc “tận
thu than”, cũng về Quảng Ninh, lập dự án trồng rừng, nuôi trồng thủy sản… Họ
được UBND tỉnh, phê duyệt ngay cho thuê hẳn 41,6ha đất rừng, thời hạn 50 năm
- mặc dù, theo bản đồ tài nguyên, khu đất này đã nằm trong ranh giới đang và sẽ
khai thác than của Cty mỏ Mông Dương, có trữ lượng 11 triệu tấn.Cầm được
giấy thuê đất, CTTN dùng ngay một dàn thiết bị khai thác hiện đại, gồm hai máy
xúc thủy lực, máy gạt và hàng chục ô tô có trọng tải từ 15 đến 30 tấn, mở “chiến
dịch” “tận thu than” ráo riết.Gầu máy xúc của Cty này vục cả vào những vỉa
than đã có trong kế hoạch khai thác của Công ty mỏ Mông Dương. Sản lượng
than của CTTN “tận thu” được, không kém gì một đơn vị khai thác than chuyên

nghiệp của Cty mỏ.
Thấy cái lợi của việc khai thác than quá “bẫm”, tháng 11/2005, CTTN thảo
văn bản số 164/TT-TN, gửi ông Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, xin chuyển đổi mục
đích của dự án (làm vườn đồi, nuôi trồng thủy sản…) để chuyển hẳn sang khai
thác than. Lý do Cty này nêu ra, không cần che giấu (xin trích):“… Cty đã và
đang tiến hành khai thác (than, chứ không phải tận thu - NV) đã đầu tư nhiều tỷ
đồng để mua sắm trang thiết bị hiện đại, phục vụ việc khai thác than…”.Văn bản
này không được ông Bí thư Tỉnh ủy đồng ý và UBND tỉnh cũng không phê duyệt.
Nhưng CTTN vẫn tiến hành khai thác than vào cả lộ vỉa G9 của Cty mỏ Mông
4


Dương và thu về những khoản lợi khổng lồ, nhiều tỷ đồng.Liệu những tấn TTT,
kiểu “đánh cắp tài nguyên” ấy có được bán cả cho TĐTVN như đã quy định của
UBND tỉnh không? Chưa có thống kê nào báo cáo về việc này.Nhưng vùng ven
biển từ Cẩm Phả, qua Cửa Ông, đến cách Cty mỏ Mông Dương hàng chục cây
số (về phía Tiên Yên) nơi nào thuyền lớn, xà lan… cập vào được, nơi ấy xuất
hiện bến ăn than. Suốt ngày đêm, xe trọng tải các cỡ, ầm ầm chở than từ các khai
trường của một số dự án ma ra bến. Những đầu nậu, những đường dây mua, bán
than cỡ lớn, núp dưới nhiều danh nghĩa, đang hoạt động ráo riết, gây náo loạn
vùng than. Máu tài nguyên quốc gia đang bị xâm hại nghiêm trọng. Môi trường
những vùng đất có than đang bị tàn phá khốc liệt… vì những ngọn đồi, vạt đất
rừng bị san gạt nham nhở, những dòng suối bị vùi lấp thảm hại. Ấy là chưa kể,
khai trường của CTTN nằm trên đỉnh đồi. Hàng ngày, máy xúc, máy gạt, xe
trọng tải lớn, chở than chạy ầm ầm. Dưới thung xa, hàng trăm công nhân của
Cty đang làm việc. Những ngày trời mưa, từng mảng đất trên cao thấm xũng
nước, do bị xúc gạt vô tội vạ, có thể sạt lở, trút xuống, thậm chí cuốn theo cả
máy gạt, xe vận tải đang vận hành, gây tai nạn khôn lường cho người lao động.
Do sự phản ảnh của người dân, do kiến nghị của một số chủ trang trại,
vườn đồi, nuôi trồng thủy sản… làm ăn chân chính, vừa qua, Công an Quảng

Ninh, Sở Tài nguyên môi trường, các cơ quan chức năng của tỉnh cùng ngành than
đã mở số đợt kiểm tra tại hiện trường, đối với một số chủ dự án cố tình vi phạm các
quy định của tỉnh…Và, UBND tỉnh đã ra Quyết định số 332, đình chỉ hoạt động
khai thác, tận thu than của 5 tổ chức và 2 hộ gia đình trên địa bàn thị xã Cẩm Phả.
Quyết định trên đã là biện pháp hữu hiệu, chấm dứt nạn loạn TTT chưa?
Muốn ma lùi bước, phép nước phải nghiêm
Công chúng đặt câu hỏi: Liệu 5 tổ chức và 2 hộ gia đình vừa bị đình chỉ
trên, có phải mới chỉ là phần nổi của một tảng băng trôi? Dưới tảng băng trôi
ấy, còn núp bao nhiêu ông chủ các lò than thổ phỉ mới tái sinh và các ông chủ có
5


dự án ma, đang lợi dụng có bùa dự án vườn đồi, nuôi trồng thủy sản… để moi
khoét tài nguyên bất hợp pháp, thu lợi? Và ngay cả những đơn vị vừa bị đình chỉ
hoạt động, có tái vi phạm không? Họ đã bỏ ra nhiều tỷ đồng, mua sắm hàng loạt
thiết bị khai thác than đắt tiền, giờ chịu bỏ xó sao? Lối thoát nào cho họ? Năm
năm về trước, nạn “than thổ phỉ” hoành hành, phần lớn do các chủ lò tư nhân tự
phát. Vậy mà các lò than thổ phỉ, cứ hôm nay bị các đơn vị kiểm tra đánh sập,
hôm sau, chủ lò lại tu sửa, khai thác tiếp. Lò này bị đánh sập, lò kia mọc thêm
ra. Tỉnh phải tổ chức hàng loạt chiến dịch ráo riết “truy quét” nhiều năm mới
tàm tạm yên. Nạn TTT bây giờ, núp dưới một số dự án ma, được phê duyệt hẳn
hoi. Các ông chủ, các dự án ma đã “lắm gạo, bạo tay” lại nhiều mưu mô, xảo
thuật… Các cơ quan chức năng hành chính và luật pháp của tỉnh, đặc biệt là
TĐTVN - đơn vị được Nhà nước giao, quản lý, khai thác cả một vùng tài nguyên
khổng lồ quốc gia - cần kiểm tra, giám sát thường xuyên trên địa bàn các dự án,
phát hiện sớm những sai phạm, để có ngay những biện pháp xử lý rắn, giữ
nghiêm kỷ cương, phép nước… thì nạn TTT trái phép, mới có thể có chiều hướng
chấm dứt.

6



B. Phân tích
I. Tình hình thực tế:
Tài nguyên thiên nhiên là một lợi thế mà tự nhiên đã dành tặng cho mỗi
quốc gia, dân tộc. Một đất nước có nguồn tài nguyên giàu có sẽ có nhiều điều
kiện thuận lợi để phát triển kinh tế một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn. Đó là
một ân huệ mà chỉ quốc gia nào may mắn mới có được. Và điều đó còn có ý
nghĩa hơn rất nhiều trong hoàn cảnh hiện tại, khi nhu cầu tiêu thụ năng lượng
cũng như tài nguyên của con người ngày một tăng cao cũng là khi nguồn tài
nguyên trên thế giới đang ngày càng cạn kiệt. Con người đã sử dụng tài nguyên
một cách triệt để, luôn lạm dụng sự ban phát ấy mà làm giàu cho bản thân mình.
Một khi tính ích kỉ đã chi phối thì không gì có thể ngăn cản được cơn thèm khát
danh lợi của bất kì kẻ hám lợi nào. Có một nhà Triết học đã nói: “bản tính của
con người là hám lợi…”, và điều đó gây ra vô số hậu quả cho thiên nhiên cũng
như cho chính sự sống của con người. Thiên nhiên ưu ái cho con người, nhưng
con người lại không hề “đối đãi” tử tế lại “lòng tốt” đó. Một khi đã không kiềm
chế được mình thì sẽ để lại hậu quả cực kì ghê ghớm, không chỉ cho hiện tại mà
còn cho tương lai.
Tài nguyên khoáng sản của nước ta vô cùng phong phú và đang đóng vai trò
rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, rất
nhiều cá nhân, doanh nghiệp đang lợi dụng những sơ hở trong việc quản lí, khai
thác tài nguyên khoáng sản mà khai thác bừa bãi, “hốt” triệt để của cải của quốc
gia một cách “tự nhiên” nhất có thế. Bài báo này là một ví dụ điển hình và cũng
là lời cảnh tỉnh sâu sắc cho tất cả chúng ta về thực trạng khai thác khoáng sản (cụ
thể là than_vàng đen của dân tộc), cùng những mánh khóe hạ đẳng nhưng tinh vi
của những kẻ vì lời lãi mà bất chấp tất cả.
7



II. Phân tích tác phẩm
1. Nội dung
a. Chủ đề
Một chủ đề không hề mới nhưng cũng chưa bao giờ cũ. Khai thác tài
nguyên một cách bừa bãi đang là một vấn nạn đáng được pháp luật can thiệp.
Tuy nhiên, việc sử dụng pháp luật để vạch trần bộ mặt của những kẻ đang lợi
dụng chính pháp luật để “gây án” thì là một điều rất khó. Phải có một cái gì đó
dũng cảm lên tiếng và lột bộ mặt giả dối của những kẻ đang “ăn cắp có pháp
luật”. Một khi sự thật đã được phơi bày trước công chúng, một khi nhân dân đã
hiểu được thực hư bản chất thì pháp luật phải can thiệp. Và để có được điều kiện
cần là phơi bày sự thật thì điều đó đồng nghĩa với việc báo chí có mặt.
Tạ Kim Hùng, một nhà báo suốt đời đi tìm công lý. Qua tác phẩm này, ông
dám đứng dậy tuyên chiến với đám người đang dùng pháp luật để bao che cho
những hành động quá đỗi ích kỉ. Lộ liễu như “vải thưa che được mắt dân chúng”.
Từ quá khứ, hiện trạng cho đến cách giải quyết nạn “than tận thu”, ông đã soi cho
dân chúng và chính quyền tỏ ngọn nguồn, hành động và hướng đi để lấy lại công
bằng. Công chúng đang cần một người làm họ hiểu, tin và dám đứng về phía
công lý. Tạ Kim Hùng đã làm điều đó.
Đồng thời, đây cũng là một lời cảnh báo đúng lúc cho những kẻ có liên
quan. Tài nguyên của quốc gia không thể dễ dàng bị “cướp trắng” như thế. Trên
đất nước còn có những con người dám đứng lên để kêu gọi công lý quay trở về.
b. Đề tài
Đề tài rộng: Tác giả viết về đề tài khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi
và bất hợp pháp. Một vấn đề gây tranh cãi từ rất lâu và chưa bao giờ hạ nhiệt.
Càng nói nhiều thì càng thấy nhiều mảng tối và bất cập trong chuyện khai thác tài
nguyên thiên nhiên ở nước ta (cụ thể trong bài là khai thác than).
8


Đề tài hẹp: Tác phẩm đã cho công chúng hiểu và nhìn rõ thực trạng khai thác

than bừa bãi của những tên thổ phỉ trước kia và của một số doanh nghiệp ma hiện
nay tại Quảng Ninh. Đồng thời, cũng nêu được những khó khăn, nguy hiểm và ảnh
hưởng không tốt của công việc này đối với thiên nhiên cũng như con người, đặc biệt
là người dân sống xung quanh và những người thợ trực tiếp tham gia.
Đề tài mà tác giả thể hiện là đề tài khách quan, trung thực và mang đậm tính
nhân văn. Đề tài gây nhiều chú ý và giúp ích cho pháp luật giải quyết vấn đề. Đề
tài khoanh vùng phản ánh tuy nhiên không hạn chế nội dung và những vấn đề mà
nó đề cập đến. Không những phản ánh hiện trạng khai thác than và ảnh hưởng
của nó đến thiên nhiên cũng như con người, mà còn cho thấy được khe hở trong
pháp luật và trong cách giải quyết vấn đề của các ban ngành liên quan.
c. Sự kiện
“…ba năm trở lại đây, vùng than Quảng Ninh lại xuất hiện nạn loạn than
mới: Loạn “than tận thu” (TTT) qua các dự án làm vườn đồi, nuôi trồng thủy
sản… trá hình. Loạn “than thổ phỉ” xưa, phần lớn do tự phát, trái pháp luật.
Chủ các lò than thổ phỉ nơm nớp lo lò bị các cơ quan thanh, kiểm tra đánh sập.
Người đào thuê than canh cánh sợ, lò bị đánh sập, chủ lò bỏ trốn, họ bị quỵt tiền
công. Nhưng nạn TTT trá hình bây giờ thì khác, vì chủ các dự án ma có giấy
phép trong tay và rất nhiều xảo thuật, như người làm xiếc.” Đây là sự kiện mở
màn cho vấn đề mà tác giả đang muốn đề cập đến. Sự kiện này định hướng nhận
thức cho đọc giả và mở màn cho một chuỗi các sự kiện có liên quan tiếp theo.
Đây là căn nguyên của hiện tượng đáng chê trách này. Nó cho chúng ta thấy sự
phát triển và mánh khóe “ăn cắp” tài nguyên đất nước của những tên trộm mang
mác “doanh nghiệp” ngày càng tinh vi và qui mô ngày càng lớn. Chúng “hốt” tài
sản của quốc gia theo cách thản nhiên nhất có thể. Dấu hỏi chấm trong đầu đọc
giả (“Công chúng đặt câu hỏi: Liệu 5 tổ chức và 2 hộ gia đình vừa bị đình chỉ
trên, có phải mới chỉ là phần nổi của một tảng băng trôi? Dưới tảng băng trôi
9


ấy, còn núp bao nhiêu ông chủ các lò than thổ phỉ mới tái sinh và các ông chủ có

dự án ma, đang lợi dụng có bùa dự án vườn đồi, nuôi trồng thủy sản… để moi
khoét tài nguyên bất hợp pháp, thu lợi? Và ngay cả những đơn vị vừa bị đình chỉ
hoạt động, có tái vi phạm không? Họ đã bỏ ra nhiều tỷ đồng, mua sắm hàng loạt
thiết bị khai thác than đắt tiền, giờ chịu bỏ xó sao? Lối thoát nào cho họ?” ) sẽ
được tác giả lí giải và đưa ra câu trả lời thỏa đáng nhất.
“Lợi dụng chủ trương hoàn toàn đúng đắn, việc UBND tỉnh Quảng Ninh
phê duyệt cho các đơn vị, cá nhân thuê đất rừng, lập trang trại, Cty qua các dự
án làm vườn đồi, trồng rừng, đào ao, hồ nuôi trồng thủy sản… một số người
cũng vờ lập dự án. Nội dung dự án phù hợp với định hướng của tỉnh. Nhưng khi
dự án đã được phê duyệt, Cty đã có tư cách pháp nhân, đất rừng đã được giao…
họ lặng lẽ thuê người khảo sát địa chất, tính toán trữ lượng than có trong đất
được thuê. Xong, các ông chủ cho ngay máy móc, xúc phăng mặt đồi, rồi dùng
hàng chục xe vận tải cỡ lớn, chớp chảo khai thác than là chính. Họ thản nhiên
khai thác than ồ ạt và công khai, bởi lẽ, theo quy định của tỉnh: “Trong quá trình
thực thi dự án (gạt đồi, đào ao, hồ… nếu có than, chủ các dự án được tận thu
than, bán cho các đơn vị của Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt
Nam (xin viết tắt là TĐTVN).” Có thể nói, đây là một sự kiện quan trọng trong
tác phẩm. Nó lí giải được phần nào nguyên do các “doanh nghiệp ma” lại có thể
“đường đường chính chính” khai thác than như thế. Vì cái lợi đó mà rất nhiều
người đã lợi dụng khe hở trong vấn đề quản lí của chính quyền để làm giàu cho
bản thân.
“Do sự phản ảnh của người dân, do kiến nghị của một số chủ trang trại,
vườn đồi, nuôi trồng thủy sản… làm ăn chân chính, vừa qua, Công an Quảng
Ninh, Sở Tài nguyên môi trường, các cơ quan chức năng của tỉnh cùng ngành
than đã mở số đợt kiểm tra tại hiện trường, đối với một số chủ dự án cố tình vi
phạm các quy định của tỉnh…Và, UBND tỉnh đã ra Quyết định số 332, đình chỉ
10


hoạt động khai thác, tận thu than của 5 tổ chức và 2 hộ gia đình trên địa bàn thị

xã Cẩm Phả. Quyết định trên đã là biện pháp hữu hiệu, chấm dứt nạn loạn TTT
chưa?”. Đây là một sự kiện đánh thẳng vào tâm lí của đọc giả. Con người dễ bị
đồng tiền thao túng và che mờ đi lí trí. Do vậy những mánh khóe của các công ty,
doanh nghiệp ma đang ngày đêm hút than của tổ quốc kia hoàn toàn có đủ trình
độ để thoát khỏi những đợt kiểm tra trên. Và các lực lượng chức năng liệu đã thật
sự làm hết khả năng của mình hay chưa? Đó là những điều chưa được làm sáng
tỏ. Và sự kiện này là móc nối với phần cuối của tác phẩm.
d. Hệ thống chi tiết
Hệ thống chi tiết xác thực, khách quan giúp người đọc hình dung rõ hơn về
tư tưởng và nội dung của bài viết.
“…nhiều con suối cạn kiệt, nước đen như bồ hóng.Dòng sông Diễn Vọng nguồn nước chính ngày ấy, cung cấp nước cho thành phố Hạ Long và thị xã than
Cẩm Phả, mùa mưa, nước thường đỏ như máu vì đất từ các lò than thổ phỉ trút
xuống ào ào.Một dạo, nước máy trong vòi chảy ra, có cả lông gà, lông chó. Mùa
khô đến, lòng sông cạn khô, phơi ra toàn sỏi đá. Có chỗ, đám cửu vạn đào than
dùng ngay lòng sông làm sân bóng đá…”, “Môi trường những vùng đất có than
đang bị tàn phá khốc liệt… vì những ngọn đồi, vạt đất rừng bị san gạt nham nhở,
những dòng suối bị vùi lấp thảm hại”, “ Dưới thung xa, hàng trăm công nhân
của Cty đang làm việc. Những ngày trời mưa, từng mảng đất trên cao thấm xũng
nước, do bị xúc gạt vô tội vạ, có thể sạt lở, trút xuống, thậm chí cuốn theo cả
máy gạt, xe vận tải đang vận hành, gây tai nạn khôn lường cho người lao
động.”…Một loạt các chi tiết được tác giả dẫn ra từ đầu cho đến cuối bài viết cho
thấy, thảm kịch mà con người đang gây ra cho thiên nhiên và cho chính bản thân
mình qua việc khai thác than bừa bãi thật quá khôn lường. Từ thiên nhiên cho
đến đồng loại, vừa “hút máu thiên nhiên vừa hút máu dân lao động”. Tàn sát

11


thiên nhiên là hủy hoại chính mình. Và cái hủy hoại đó thật đáng chê trách hơn
nữa vì nó xuất phát từ lòng tham của chính con người.

Cái gốc của mọi vấn đề luôn nằm ở bản chất hám lợi của con người. “Than
bây giờ gần đúng nghĩa vàng đen. Thị trường đang “sốt” than như chợ sớm
chuộng tôm tươi.”. Đây là chi tiết dẫn người đọc tới câu trả lời mà đó là hiển
nhiên trong qui luật sống.
“Lấy cớ trồng mới và tu bổ rừng trồng cũ, họ đưa hàng chục thiết bị, máy
gạt, máy xúc, ô tô trọng tải 15 tấn vào, mê mải khai thác than, đến mức, lấp
phẳng cả vườn ao và nhiều ha rừng trồng, đang khép tán của chủ trang trại Hiệp
Vân đã xây dựng gần mười năm trước, đúng định hướng của tỉnh, đang phát
triển rất tốt, khiến chủ hộ này phải lao đao, đi khiếu kiện khắp nơi”. “….Văn
bản này không được ông Bí thư Tỉnh ủy đồng ý và UBND tỉnh cũng không phê
duyệt. Nhưng CTTN vẫn tiến hành khai thác than vào cả lộ vỉa G9 của Cty mỏ
Mông Dương và thu về những khoản lợi khổng lồ, nhiều tỷ đồng.”, “Những đầu
nậu, những đường dây mua, bán than cỡ lớn, núp dưới nhiều danh nghĩa, đang
hoạt động ráo riết, gây náo loạn vùng than.” Một số chi tiết cho ta thấy, vì thỏa
mãn cơn khát lợi mà những công ty, doanh nghiệp trên đã làm đủ mọi việc, từ
“hợp pháp giả” cho tới bất hợp pháp, miễn sao được thỏa mãn “vét của đất”. Ví
dụ điển hình, cụ thể, và vô cùng xác thực để làm rõ và thuyết phục hoàn toàn đọc
giả trong vấn đề mà tác giả đang muốn đề cập đến. Sự giận giữ và oán trách đang
lan tỏa trong từng câu chữ của bài viết. Cũng như tâm trạng của chính đọc giả khi
đọc xong tác phẩm, tác giả tha thiết một sự công bằng được pháp luật trả lại,
cùng một sự trừng trị thích đáng cho những trò ghê tởm mà các công ty ma đã
làm ra vì đồng tiền, không hề màng tới lợi ích chung của quốc gia, đồng loại và
cả với chính tư cách và đạo đức công dân của mình.

2. Hình thức
a. Thể loại
12


Đây là bài phóng sự thuộc thể loại phản ánh. Đối tượng nhận thức và phản

ánh của thể loại bài phản ánh là các sự kiện, vấn đề mang tính thời sự, có ý nghĩa
đối với đời sống xã hội. Cái riêng của thể loại này là ở mức độ của tính thời sự.
Bài phản ánh chủ yếu phản ánh vấn đề, sự kiện đã tương đối định hình, cho phép
nhà báo có thể thấy được một cách khá đầy đủ các bình diện, khía cạnh, các mối
quan hệ phong phú cũng như tính chất, logic vận động của chúng.
Phóng sự là một thể loại báo chí đặc biệt trong các thể loại báo chí. Nó
mạnh dạn mở ra những bí mật cảu sự thật về các vấn đề nằm ẩn sâu trong xã hội.
Dưới một bài phóng sự, Tạ Kim Hùng đã đâm một nhát dao khá sâu vào thực
trạng khai thác than tại Quảng Ninh và xuất sắc hơn cả, ông đã khiến mọi người
đều phải suy nghĩ và nhìn nhận lại vấn đề một cách có trách nhiệm. Không phải
ai cũng dám công khai đứng về phía công lý như tác giả. Dám xả thân, dám tìm
kiếm, dám đấu tranh…vì công bằng đó là Tạ Kim Hùng.
b. Kết cấu
Tác phẩm có một kết cấu hoàn thiện. Từ đầu đề thu hút và rõ ràng-> Sapo
hấp dẫn -> Tên tác giả có uy tín -> Nội dung toàn diện -> Kết thúc trọn vẹn. Tất
cả tạo nên một tác phẩm thành công và đầy ý nghĩa. Nêu bật được tư tưởng và
thông tin mà tác giả muốn truyền đạt tới đọc giả một cách đầy đủ, sâu sắc và
thuyết phục nhất. Kết cấu hợp lý là một trong những yếu tố quan trọng góp
phần tạo nên sự thành công của tác phẩm.
c. Ngôn ngữ
Ngôn ngữ trong tác phẩm báo chí hay bất kì một tác phẩm nào khác cũng
đóng vai trò rất quan trọng. Ngôn ngữ mang ý nghĩa, thông tin đồng thời cũng
truyền tải thông điệp và tư tưởng của tác giả đến người đọc. Ngôn ngữ phù hợp,
gần gũi và vốn từ giàu có thì tác phẩm đã thành công một nửa.

13


Nói về ngôn ngữ của tác giả, nhà văn Dương Hướng, người đã gắn bó với
tác giả rất nhiều năm, có nhận xét: “Ông là nhà văn mà không cầu kì về câu chữ,

màu mè văn hoa. Ông viết toàn những câu chuyện thật trăm phần trăm.” Và điều
đó cũng được thể hiện rõ nét trong tác phẩm. Ngôn ngữ dân dã và rất ngắn gọn,
phù hợp với tất cả các đối tượng người đọc.
Hệ thống vốn từ của ông trong tác phẩm thật sự rất phong phú. Ông lồng thơ
vào trong báo: “Xưa, loạn “than thổ phỉ”
Nay loạn “than tận thu”
Hay những đề mục nhỏ rất vần và thú vị, nhưng cũng không kém phần sâu
sắc, lột tả đầy đủ bộ mặt của lũ người giả “ma”: “Phỉ tạm lỉnh ra, ma lại tới”, “
Khoác áo ngư ông, chiếm sông đãi vàng”, “Muốn ma lùi bước, phép nước
phải nghiêm”…
Câu chữ trong tác phẩm nhiều khi hài hước, để lại ấn tượng mạnh trong lòng
người đọc. Ví dụ: “Nuôi trồng thủy sản, làm vườn đồi… chưa thấy lợi đâu,
nhưng mới san gạt, đào ao, nhiều vỉa than nục nạc đã phơi trờ trờ ra đó, lại
được phép “tận thu”, còn gì béo bở hơn, không hót?”, “Mục tiêu của dự án,
“quên đi”, hót than là chính.”… Một chút ngang tàn nhưng trung thực đã nêu
cao được tinh thần chống lại cường quyền của tác giả. Ông không ngại ngần dành
tặng những “tên cướp trắng của cải của đất nước” những câu chấm biếm đầy sắc
sảo và hả hê. Đánh trúng tâm lí của chúng và xoáy sâu sự thật cũng như ý nghĩ
vào suy nghĩ của người đọc, đây là một thành công rất lớn của tác giả.

14


C. Đánh giá
I. Ưu điểm
Từ nội dung đến hình thức của tác phẩm đều hợp lý và hoàn thiện. Tác
phẩm đã có đầy đủ tiêu chuẩn của tác phẩm báo chí hay, đặc sắc.
Tác giả đã làm được điều mà không phải ai cũng làm được và dám
làm. Truyền được tất cả hiện thực của việc khai thác than tận thu trái pháp luận
cũng như đã bày tỏ được cảm xúc, lập trường của mình tới người đọc. Hơn nữa,

qua tác phẩm, tác giả cũng đã đấu tranh vì lẽ phải và cũng hướng người đọc đi
theo công bằng.
Một tác phẩm để lại rất nhiều ấn tượng và suy nghĩ trong lòng người đọc.

II. Nhược điểm
Tác giả mới đưa ra hướng giải quyết chung mà vẫn chưa đưa ra được cách
giải quyết vấn đề cho cuộc sống sinh hoạt của nhân dân quanh vùng khai thác
than. Khi “nước máy trong vòi chảy ra, có cả lông gà, lông chó”,”những cánh
rừng bạt ngàn bị tàn phá để moi khoét than, nhiều con suối cạn kiệt, nước đen
như bồ hóng”, “ Những con đường chở than lầy lội, sâu ngập bánh xe, chồng
chéo lên nhau, biến nhiều vùng đất rừng như bãi bom B52 hủy diệt khổng lồ.”
“Những ngày trời mưa, từng mảng đất trên cao thấm xũng nước, do bị xúc gạt vô
tội vạ, có thể sạt lở, trút xuống, thậm chí cuốn theo cả máy gạt, xe vận tải đang
vận hành, gây tai nạn khôn lường cho người lao động”. Đây vẫn là một nỗi lo,
một trong những vấn đề gây đau đầu cho tất cả chúng ta.

III. Rút ra bài học
Bài học nhận thức:
Tài nguyên thiên nhiên là một phần tất yếu và có vai trò vô cùng quan
trọng đối với nền kinh tế của một đất nước và ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống
con người. Tự nhiên đã ưu ái cho nước ta một nguồn tài nguyên đa dạng và giàu
15


có, trong đó có các mỏ than ở Quảng Ninh. Thị trường hiện nay đang rất
thèm khát nguồn tài nguyên đáng giá này, bởi vậy đã rất nhiều người không
kìm nén được nỗi khát khao danh lợi và thói ích kỉ muôn đời trong chính bản
thân mình để làm mọi cách có được chúng. Từ cá nhân cho đến các hộ gia
đình và cả các công ty, doanh nghiệp, bất chấp pháp luật, bất chấp mọi hậu
quả. Thật đáng lên án.

Thiên nhiên mang đến cho con người điều kiện để sống, để phát triển
nhưng con người lại sử dụng những điều kiện ấy một cách lạm dụng. Một khi đã
không kiềm chế được cảm xúc, “hành hạ” thiên nhiên để “moi danh lợi” thì con
người sẽ phải trả giá.
“Con người phải yêu thương lẫn nhau”, phương châm sống đó từ xưa đến
nay chưa bao giờ được phát huy một cách triệt để. Nếu xưa kia địa chủ hà hiếp.
bóc lột nông dân, chủ nô ngược đãi nô lệ thì trước mắt chúng ta đang hiện lên
chính cái cảnh đè bẹp, chèn ép đồng loại tương tự. Chủ mặc kệ khó khăn, mặc kệ
hiểm nguy. Công nhân phải sống và làm việc trong ổ bệnh tật, trong cảnh đen
đuốc cả năm, trong điều kiện làm việc đầy rẫy những rủi ro. Biết mà vẫn không
thể không làm. Đó là cái giá của sự sống.
Phải biết lên án, đứng dậy đấu tranh để mang về công lý. Pháp luật có khe
hở thì con người phải làm đủ mọi cách để lấp kín những khe hở đó. Để không
còn những hiện tượng đau lòng xảy ra.
Bài học kinh nghiệm:
Để thành công trong bất kì lĩnh vực nào, thì trước hết phải tôn trọng chính
lĩnh vực mà mình đang theo đuổi. Cụ thể trong lĩnh vực báo chí, tiêu chí khách
quan, trung thực là điều hiển nhiên không thể thiếu. Và quan trọng là những
người làm báo phải luôn đứng về phía công lý, đòi lại công bằng cho nhân dân và
luôn bảo đảm đạo đức nghề nghiệp, lập trường luôn luôn giữ vững.

16


Khi tìm hiểu một vấn đề nào đó phải đi sâu, phân tích mọi khía cạnh và đa
chiều. Từ nguyên nhân đến hướng giải quyết, từ quá khứ đến hiện tại và tương
lai, từ cái nhìn bao quát đến cụ thể.
Nếu không dám đi sâu vào hiện thực cuộc sống tàn khốc, không dám dùng
ngòi bút đấu tranh với những thế lực xấu mạnh hơn mình thì không thể thành
công. Và khi đó giá trị của nghề báo sẽ chỉ là con số không. Đã là một người định

hướng tư tưởng, một người của công chúng thì dù vất vả, gian nan đến mấy cũng
không thể chùn bước một khi đã quyết tâm đem công bằng về cho xã hội.

17



×