ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN VĂN MƢỜI
QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC
TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN THANH HÀ
TỈNH HẢI DƢƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN VĂN MƢỜI
QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC
TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN THANH HÀ
TỈNH HẢI DƢƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60.14.01.14
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Minh Hiền
HÀ NỘI - 2015
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ......................................................................................................i
Danh mục viết tắt ............................................................................................ii
Mục lục............................................................................................................iii
Danh mục các bảng .........................................................................................vi
Danh mục các hình ..........................................................................................vii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI
NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CỦA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ..........................................................7
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .................................................................7
1.1.1. Những nghiên cứu ngoài nước ..............................................................7
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước ..............................................................8
1.2. Một số khái niệm cơ bản ..........................................................................12
1.2.1. Quản lý ..................................................................................................12
1.2.2. Đội ngũ giáo viên ..................................................................................17
1.2.3. Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên.....................................................18
1.3. Giáo dục trung học cơ sở và đội ngũ giáo viên trường THCS ................20
1.3.1. Vị trí, vai trò của giáo dục THCS .........................................................20
1.3.2. Vị trí, vai trò của giáo viên trường THCS ............................................20
1.3.3. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trường THCS ........................................21
1.4. Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Giáo dục và Đào tạo ...........................23
1.4.1. Chức năng .............................................................................................23
1.4.2. Nhiệm vụ - quyền hạn ...........................................................................23
1.5. Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các trường THCS của Phòng
GD&ĐT theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực ..............................................27
1.5.1. Lập quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên..........................................27
1.5.2. Tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên ................................................27
1.5.3. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ..................................................29
1.5.4. Đánh giá giáo viên ................................................................................33
1.5.5. Tạo cơ chế, thực hiện chế độ, chính sách, tạo động lực phát
triển đội ngũ giáo viên ....................................................................................34
i
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển đội ngũ giáo viên ở
các trường THCS ............................................................................................36
1.6.1. Yếu tố khách quan.................................................................................36
1.6.2. Yếu tố chủ quan ....................................................................................37
Tiểu kết chƣơng 1 ..........................................................................................39
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
GIÁO VIÊN CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CỦA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THANH HÀ TỈNH
HẢI DƢƠNG .................................................................................................40
2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội - giáo dục huyện Thanh Hà
tỉnh Hải Dương................................................................................................40
2.1.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế xã hội........................40
2.1.2. Khái quát chung về giáo dục đào tạo huyện Thanh Hà ........................42
2.2. Khái quát tình hình giáo dục THCS huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương ..........
42
2.2.1. Quy mô giáo dục ...................................................................................42
2.2.2. Chất lượng giáo dục ..............................................................................43
2.2.3. Cơ sở vật chất nhà trường .....................................................................43
2.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên các trường THCS huyện Thanh Hà ..........49
2.3.1. Số lượng ................................................................................................49
2.3.2. Cơ cấu ...................................................................................................51
2.3.3. Chất lượng .............................................................................................52
2.4. Thực trạng quản lý phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường
THCS huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương ........................................................57
2.4.1. Lập quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên..........................................57
2.4.2. Tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên ................................................59
2.4.3. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ..................................................62
2.4.4. Đánh giá giáo viên ................................................................................66
2.4.5. Tạo cơ chế, thực hiện chế độ, chính sách, tạo động lực phát
triển đội ngũ giáo viên ....................................................................................70
2.5. Đánh giá thực trạng ..................................................................................73
2.5.1. Những thành công .................................................................................73
2.5.2. Hạn chế .................................................................................................73
2.5.3. Nguyên nhân của thực trạng .................................................................74
ii
Tiểu kết chƣơng 2 ..........................................................................................76
Chƣơng 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
GIÁO VIÊN CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CỦA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THANH HÀ TỈNH
HẢI DƢƠNG .................................................................................................77
3.1. Những định hướng đề xuất biện pháp ......................................................77
3.1.1. Định hướng phát triển giáo dục - đào tạo huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương ............
77
3.1.2. Định hướng phát triển đội ngũ giáo viên huyện Thanh Hà tỉnh
Hải Dương .......................................................................................................78
3. 2. Những nguyên tắc đề xuất các biện pháp ...........................................................
78
3.2.1. Đảm bảo tính mục đích .........................................................................78
3.2.2. Đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ .......................................................78
3.2.3. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển .......................................................79
3.2.4. Đảm bảo tính thực tiễn và khả thi .........................................................79
3.3. Đề xuất các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên ở các trường THCS
huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương ................................................................................
79
3.3.1. Biện pháp 1: Chú trọng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên
THCS đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục THCS trong giai đoạn mới ..................
79
3.3.2. Biện pháp 2: Đổi mới tuyển dụng giáo viên theo hướng phân cấp
quản lý và đảm bảo chất lượng tuyển dụng ................................................................
83
3.3.3. Biện pháp 3: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục THCS ..........
86
3.3.4. Biện pháp 4: Thực hiện đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp .............
92
3.3.5. Biện pháp 5: Tạo cơ chế, chính sách, chế độ, tạo động lực khuyến
khích sự phát triển của đội ngũ giáo viên THCS........................................................
96
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp ..............................................................99
3.5. Khảo nghiệm nhận thức về tính cấp thiết và tính khả thi của các
biện pháp đề xuất ............................................................................................
101
103
Tiểu kết chƣơng 3 ..........................................................................................
104
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...............................................................
1. Kết luận .......................................................................................................
104
2. Khuyến nghị ................................................................................................
105
108
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................
112
PHỤ LỤC .......................................................................................................
iii
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang bước vào thời kì hội nhập, thời đại của khoa học kĩ
thuật tiên tiến với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam về cơ bản trở
thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Một trong những nhân tố
làm nên thắng lợi của thời kì hội nhập quốc tế đó là yếu tố “con người”. Con
người là nguồn nhân lực, là một trong ba khâu đột phá của chiến lược phát
triển KT - XH giai đoạn 2011 - 2020.
Về lí luận và thực tiễn, ĐNGV luôn được xem là lực lượng nòng cốt
của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, là nhân tố quyết định đến việc nâng cao
chất lượng giáo dục. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa VIII cũng xác định: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất
lượng giáo dục”. Chính vì lẽ đó, muốn phát triển giáo dục và đào tạo phải
chăm lo xây dựng và phát triển ĐNGV. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã
khảng định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu; Phát triển, nâng cao
chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực, phát triển khoa
học, công nghệ và kinh tế tri thức”. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn
2011 - 2020 xác định: “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là
nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược và phát triển đội ngũ nhà giáo,
cán bộ QLGD là giải pháp then chốt để thực hiện chiến lược”. Nghị quyết số 29NQ/TW, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (khóa XI) về “Đổi
mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH- HĐH trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã khảng
định vai trò của đội ngũ giáo viên và đề ra giải pháp: “Phát triển đội ngũ nhà giáo
và cán bộ QLGD, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT”.
Trong mỗi nhà trường THCS, ĐNGV luôn là một trong những nhân tố
quan trọng nhất góp phần quyết định sự phát triển nhà trường, bởi chính họ là
người tổ chức thực hiện có hiệu quả các khâu của quá trình dạy học, giáo dục
và phát triển chuyên môn, phát triển nhà trường.
1
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục THCS có vị trí quan trọng
góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Mục tiêu giáo dục THCS nhằm giúp HS củng cố và phát triển những kết quả
của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu
biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, trung cấp,
học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. Vì vậy, đội ngũ giáo viên THCS có
vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo, trong thời
kỳ CNH - HĐH đất nước ta hiện nay.
Trước những yêu cầu phát triển của huyện Thanh Hà, ngành GD&ĐT
không ngừng được đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện tốt các
mục tiêu giáo dục trên địa bàn huyện cho đến năm 2020, góp phần đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH của thành phố
Hải Dương cũng như của đất nước.
Đội ngũ GV THCS của huyện Thanh Hà tuy đã có những bước phát
triển mạnh mẽ về quy mô và trình độ đào tạo cơ bản nhưng so với yêu cầu đổi
mới dạy học và giáo dục còn nhiều bất cập, nguyên nhân chính của thực trạng
này là: công tác quản lí, tuyển chọn, sử dụng, chính sách đãi ngộ, đào tạo, bồi
dưỡng ĐNGV... còn hạn chế. Vì vậy, việc phát triển ĐNGV THCS nhằm đáp
ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT cần được quan tâm nghiên cứu một cách đầy
đủ, khoa học và có hệ thống.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên một yêu cầu cần thiết đó
là: phải có những giải pháp mang tính chiến lược và có những biện pháp cụ
thể để phát triển ĐNGV các trường THCS đồng bộ về cơ cấu, nâng cao về
chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ. Đặc biệt là năng lực chuyên môn để từ đó
nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục của các trường THCS trên địa bàn
huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Trong những năm qua, tuy đã có nhiều
công trình, luận văn nghiên cứu về phát triển ĐNGV THCS ở các tỉnh, thành
phố nhưng hiện nay chưa có luận văn nào nghiên cứu về phát triển ĐNGV
THCS ở huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương.
2
Xuất phát từ cơ sở lý luận và đòi hỏi thực tiễn đó, tác giả chọn đề tài luận
văn có nội dung vận dụng lí luận quản lí giáo dục, quản lí nguồn nhân lực vào
giải quyết một vấn đề mang tính thực tiễn của công tác quản lí phát triển ĐNGV
THCS. Đề tài luận văn được biểu đạt với tiêu đề: “Quản lý phát triển đội ngũ
giáo viên các trường Trung học cơ sở huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương”.
2. Câu hỏi nghiên cứu
- Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THCS theo tiếp cận lý luận nào là
phù hợp?
- Thực trạng đội ngũ giáo viên và quản lý phát triển đội ngũ giáo viên
các trường THCS của Phòng GD&ĐT huyện Thanh Hà hiện nay như thế nào?
- Phòng GD&ĐT cần có những biện pháp nào để phát triển đội ngũ giáo
viên các trường THCS huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương trong bối cảnh hiện nay?
3. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu nghiên cứu đề xuất và áp dụng các biện pháp quản lý phát triển đội
ngũ giáo viên trường THCS huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương theo tiếp cận
quản lý nguồn nhân lực, tập trung vào việc lập quy hoạch, đổi mới tuyển dụng
theo hướng phân cấp quản lý, tổ chức đào tạo bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn,
hoàn thiện cơ chế đãi ngộ tạo động lực cho sự phát triển, thực hiện đánh giá
giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp sẽ phát triển được đội ngũ giáo viên đủ về
số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo về chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục THCS của huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay.
4. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý phát triển đội ngũ giáo
viên trường THCS, đề xuất các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên
các trường THCS của Phòng GD&ĐT huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
5. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
5.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường THCS.
3
5.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các trường THCS của
Phòng GD&ĐT huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các
trường THCS huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương theo tiếp cận quản lý nguồn
nhân lực và tiếp cận chuẩn nghề nghiệp GV THCS.
- Chủ thể thực hiện các biện pháp là Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện
Thanh Hà tỉnh Hải Dương.
6.2. Về địa bàn nghiên cứu
Huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương có 26 trường THCS nhưng do điều
kiện về thời gian nên chúng tôi chỉ chọn 13 trường THCS đặc trưng, tiêu biểu
đại diện cho các trường trên địa bàn huyện để nghiên cứu đó là các trường:
THCS thị trấn Thanh Hà, THCS Thanh Khê, THCS Thanh Sơn, THCS Thanh
Hồng, THCS Việt Hồng, THCS Tân Việt, THCS Thanh Hải, THCS Tiền Tiến,
THCS Tân An, THCS Quyết Thắng, THCS Liên Mạc, THCS Thanh Xuân và
THCS An Lương.
6.3. Về khách thể khảo sát thực trạng
Khách thể khảo sát thực trạng là cán bộ Phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng,
Phó hiệu trưởng, giáo viên THCS huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương.
Số lượng khách thể khảo sát là: 195 người.
6.4. Về thời gian nghiên cứu
- Thời gian khảo sát thực trạng: Từ năm 2012.
- Biện pháp đề xuất áp dụng cho tầm nhìn đến năm 2020.
7. Nhiệm vụ nghiên cứu
7.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các
trường THCS của Phòng GD&ĐT.
4
7.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên các trường
THCS của Phòng GD&ĐT huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương.
7.3. Đề xuất các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các trường
THCS của Phòng GD&ĐT huyện Thanh Hả tỉnh Hải Dương.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu các văn kiện của Đảng và Nhà nước về định hướng phát
triển Giáo dục - Đào tạo và đổi mới giáo dục.
- Nghiên cứu các văn bản pháp quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở
Giáo dục và Đào tạo Hải Dương, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Hà
có liên quan đến vấn đề quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THCS.
- Nghiên cứu các tài liệu lý luận về quản lý giáo dục, tâm lý giáo dục,
tài liệu sư phạm, các báo cáo khoa học có liên quan đến vấn đề được nghiên
cứu để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
- Nghiên cứu các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan, tài liệu
và giáo trình đào tạo, bồi dưỡng về quản lý giáo dục.
8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
8.2.1. Phương pháp điều tra: Tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi đối với cán bộ
quản lý, cán bộ Phòng giáo dục, Ban giám hiệu, giáo viên các trường THCS
khảo sát nhằm thu thập thông tin về thực trạng đội ngũ giáo viên và quản lý
phát triển đội ngũ giáo viên các trường THCS của Phòng GD&ĐT huyện
Thanh Hà tỉnh Hải Dương. Từ đó phân tích tổng hợp, đánh giá thực trạng vấn
đề nghiên cứu.
8.2.2. Phương pháp phỏng vấn, trao đổi: Phỏng vấn trao đổi với giáo viên,
một số hiệu trưởng và cán bộ Phòng GD&ĐT huyện Thanh Hà.
8.2.3. Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến các chuyên gia để khảo
nghiệm tính cấp thiết và khả thi của biện pháp đề xuất trong đề tài.
8.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Phương pháp nhằm chọn điển hình
để khái quát hóa, hệ thống hóa kinh nghiệm quản lý phát triển đội ngũ giáo
viên THCS.
5
8.2.5. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu các sản
phẩm hoạt động của Phòng GD&ĐT và của đại diện giáo viên các trường
THCS huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương.
8.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Xử lý số liệu bằng thống kê toán học để thống kê, tổng hợp, số liệu thu
thập được từ nhiều nguồn khác nhau giúp cho việc nghiên cứu đạt được hiệu
quả cao và đảm bảo độ tin cậy.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo
và phụ lục, luận văn có cấu trúc gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các
trường THCS của Phòng GD&ĐT
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các trường
THCS của Phòng GD&ĐT huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương
Chƣơng 3: Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các trường
THCS của Phòng GD&ĐT huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương
6
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2004), Chỉ thị số 40- CT/TW về việc xây
dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục.
2. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lí giáo dục, Tài liệu
giảng dạy, Trường Cán bộ quản lí, Hà Nội.
3. Đặng Quốc Bảo (1998), “Một số suy nghĩ về chiến lược phát triển đội ngũ
CBQL giáo dục phục vụ công cuộc đổi mới Giáo dục - Đào tạo” Kỉ yếu Hội
thảo Khoa học CBQL giáo dục trước yêu cầu CNH - HĐH.
4. Đặng Quốc Bảo. Nền giáo dục phát triển nhân văn và trường học thân thiện:
quan điểm và giải pháp, Tập bài giảng. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Những vấn đề Chiến lược phát triển Giáo
dục và Đào tạo trong thời kì CHN - HĐH, Nxb Giáo dục Hà Nội.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Công văn số 5277/TCCB 28/6/2004 về việc
thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW, Hà Nội.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ trường trung học cơ sở, trường
trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Nxb Giáo dục
Hà Nội.
8. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Chiến lược
phát triển giáo dục 2001 - 2010, Hà Nội.
9. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Chiến lược
phát triển giáo dục 2011 - 2020, Hà Nội.
10. Chính phủ (2005), Đề án nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lí giáo dục, Hà Nội.
11. Vũ Đình Chuẩn (2008), Phát triển ĐNGV tin học trường THPT theo quan
điểm chuẩn hóa và xã hội hóa, Luận án tiến sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
12. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Đại cương khoa học quản lý.
Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010.
7
13. Christian Batal (2002), Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực Nhà nước,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trang 257.
14. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
15. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
17. Đại học Quốc gia Hà Nội, Chất lượng giáo dục và vấn đề đào tạo giáo
viên. Kỷ yếu Hội thảo khoa học.
18. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và Phát triển nguồn nhân lực trong thế
kỉ XXI, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
19. Trần Ngọc Giao (2013), Chuẩn hiệu trưởng và yêu cầu năng lực đổi mới
quản lí trường học, Tài liệu tập huấn Nâng cao chất lượng đào tạo GV
THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nềna gáo dục Việt Nam.
20. Trần Bá Hoành (2001), Chất lượng giáo viên, Tạp chí giáo dục, (16),
Hà Nội.
21. Trần Bá Hoành (2004), “Xu hướng phát triển việc đào tạo GV”, Tạp chí
Thông tin Khoa học Giáo dục.
22. Trần Bá Hoành (2010), “Những yêu cầu mới về nghiệp vụ sư phạm trong
chuẩn nghề nghiệp GV trung học”, Hội thảo Khoa học nâng cao chất
lượng nghiệp vụ sư phạm cho các trường ĐHP, Hà Nội.
23. Nguyễn Thanh Hoàn (2003), Chất lượng giáo viên và những chính sách
cải thiện chất lượng giáo viên, Tạp chí phát triển giáo dục, (2), Hà Nội,
trang 6-9.
24. Bùi Minh Hiền (chủ biên) năm 2009 - Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo,
Quản lí giáo dục, Nxb ĐHSP, Hà Nội.
25. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003), Người giáo viên thế kỷ XXI: Sáng tạo - hiệu
quả, Tạp chí dạy và học ngày nay (7), Hà Nội.
8
26. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004), “Nghề và nghiệp của GV”, Tạp chí Khoa học
Giáo dục, (112), Hà Nội.
27. Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Trần Thị Bạch Mai (2009), Quản lí nguồn nhân lực
Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
28. Nguyễn Lộc (2010), “Một số vấn đề lý luận về phát triển nguồn nhân
lực”, Tạp chí Khoa học Giáo dục,(2), Hà Nội.
29. Đặng Bá Lãm (2002), “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD”,
Bài giảng môn học, Việt Khoa học Giáo dục, Hà Nội.
30. Đặng Bá Lãm (2003), Giáo dục Việt Nam những thập niên đầu thế kỉ
XXI, Chiến lược phát triển, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
31. Đặng Bá Lãm (chủ biên), (2005), Quản lí nhà nước về giáo dục- Lí luận
và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
32. Michel Develay (1994), Một số vấn đề về đào tạo giáo viên, (Bản dịch
của Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Phan Hữu Chân - 1998), Nxb Giáo dục Hà
Hội, trang 69.
33. Nguyễn Dương Việt (2003), Một số ý kiến về chất lượng giáo dục, Trung
tâm thông tin quản lý giáo dục, Hà Nội, trang 3.
34. Tạ Ngọc Tấn (2012), Phát triển GD&ĐT - Nguồn nhân lực, nhân
tài- Một số kinh nghiệm của thế giới, Nxb Chính trị- Hành chính, Hà Nội.
35. Từ điển Giáo dục học (2001), Nxb Từ điển Bách khoa.
36. V.I.Lê Nin (1976), Bàn về giáo dục, Nxb Sự thật, Hà Nội, trang 241.
37. Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển Tiếng việt, Trung tâm Từ điển học
Hà Nội.
9