Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI LÀNG LỤA VẠN PHÚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.2 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
=====000=====

TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ MÔI TRƯỜNG
Đề tài:
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
NƯỚC TẠI LÀNG LỤA VẠN PHÚC
Nhóm 19 – Lớp KTE404.3
1. Lê Phương Anh
2. Nguyễn Thị Hồng Giang
3. Đinh Thị Hồng Hạnh
4. Phạm Thế Hùng
5. Nguyễn Thị Nhung
6. Bùi Thị Thu
7. Lương Mạnh Thắng
8. Tạ Quốc Việt
Giảng viên hướng dẫn

1311110068
1311110166
1311110220
1311110273
1311110518
1311110656
1311110613
1311110772
ThS. Trần Minh Nguyệt

Hà Nội, tháng 11 năm 2015
MỤC LỤC



1


Làng nghề là giải pháp phát triển kinh tế nông thôn rất có hiệu quả. Làng nghề giải quyết
được vấn đề lao động dư thừa và lao động trong thời gian nông nhàn. Bên cạnh những dấu hiệu
đáng mừng trong sự phát triển làng nghề Việt Nam là một nỗi lo lắng và day dứt không kém về
nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các làng nghề. Qua khảo sát 52 làng nghề điển hình hiện nay trong
cả nước, 46% làng nghề có môi trường bị ô nhiễm nặng nề, 27% ô nhiễm vừa và 27% ô nhiễm nhẹ.
Đáng báo động là mức độ ô nhiễm môi trường tại các làng nghề có xu hướng gia tăng theo thời
gian.
Dựa trên thực tế đó, Nhóm 19 quyết định nghiên cứu về đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến
ô nhiễm nguồn nước tại làng lụa Vạn Phúc” theo phương pháp định lượng. Đề tài này gồm năm
chương:
-

Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Các quan điểm trước đây về ô nhiễm nguồn nước tại làng lụa Vạn Phúc
Chương 3: Thựa trạng các yếu tố ảnh hưởng ô nhiễm nguồn nước tại làng lụa Vạn Phúc
Chương 4: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng ô nhiễm nguồn nước tại làng lụa Vạn Phúc
Chương 5: Nhận xét, giải pháp và gợi ý chính sách
Nhóm 19 xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và góp ý của Thạc sĩ Trần Minh Nguyệt

trong quá trình thực hiện đề tài này!

2


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN:


I.
Các khái niệm:
1. Ô nhiễm môi trường nước:
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học – sinh học
của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với
con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và
quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất. Ô nhiễm
nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công nghiệp, các chất ô
nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm.

2. Phân loại ô nhiễm môi trường nước
2.1. Ô nhiễm tự nhiên:
Là do mưa tan, lũ lụt, gió bão, … hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật,
kể cả xác chết của chúng gây nên. Lụt lội, mưa tan có thể gây ra ô nhiễm do nó có thể khuấy
động những chất dơ bẩn ở các cống, rãnh, chất thải độc hại ở các bãi rác, khu phế thải,… Khi
cây cối, sinh vật chết đi chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm
vào đất, sau đó ngấm vào mạch nước ngầm gây ra ô nhiễm. Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự
nhiên tuy có thể nghiêm trọng nhưng không diễn ra thường xuyên, và cũng không phải
nguyên nhân chính gây ra suy thoái chất lượng nước toàn cầu.

2.2. Ô nhiễm nhân tạo:
Là do quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh
hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước. Ô nhiễm nhân tạo có thể là
kết quả của các hoạt động sinh hoạt, đời sống hàng ngày của con người, có thể là do hoạt
động công nghiệp, nông và ngư nghiệp gây nên.

- Ô nhiễm từ sinh hoạt: Thực tế ở nhiều vùng, nước thải cũng như rác thải không được
xử lý một cách cẩn thận, gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước trầm trọng. Nước thải
sinh hoạt nếu không được xử lý sẽ quay trở lại vòng tuần hoàn của nước. Do đó bệnh
tật sẽ có điều kiện để lây lan và gây ra ô nhiễm môi trường. Nước thải không được xử

lý chảy vào sông rạch ao hồ gây ra sự thiếu hụt oxy làm nhiều loài động thực vật
dưới nước không thể tồn tại được. Không chỉ có vậy, các bãi rác cũng là nơi chứa
đựng sự ô nhiễm rất cao. Các bãi rác, khu phế thải nếu không được xử lý triệt để thì
nước từ các khu này sẽ theo nước mưa chảy vào các ao, hồ gần khu dân cư, hoặc

3


ngấm vào nguồn nước ngầm gây ra ô nhiễm. Thực tế theo thống kê tình hình xử lý rác
thải ở các khu đô thị vẫn còn yếu kém. Trung bình mỗi ngày ở những vùng này thải ra
hơn 20000 tấn rác thải rắn nhưng chỉ thu gom và đưa ra ngoài bãi rác được trên 60%

-

tổng lượng chất thải.
Ô nhiễm từ hoạt động công nghiệp: Có nhiều hoạt động công nghiệp là nguyên nhân
dẫn tới tình trạng ô nhiễm nguồn nước. Đầu tiên có thể kể đến là hoạt động sản xuất.
Ở Việt Nam hiện nay có, 298 khu công nghiệp và 878 cụm công nghiệp. Tuy nhiên có
nhiều khu công nghiệp chưa hoàn thiện các công trình thu gom, xử lý chất thải tập
trung. Nhiều khu công nghiệp đã có trạm xử lý nước thải nhưng chưa hoạt động
thường xuyên, nước thải sau khi xử lý chưa đạt quy chuẩn. Tiêu biểu như tại Hà Nội
có tới 3.000 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phát sinh chất thải công nghiệp nhưng chỉ
có gần 200 đơn vị đăng ký quy trình xử lý nghiêm túc; tỷ lệ chất thải nguy hại được
xử lý chỉ chiếm 20 đến 25% số còn lại trôi nổi và lẫn vào rác sinh hoạt. Tại TP. Hồ
Chí Minh có tới gần 50% các doanh nghiệp cơ sở sản xuất có phát sinh khí thải ra
môi trường chưa trang bị hệ thống xử lý nước thải. Đây là một trong những nguyên
nhân gây ra ô nhiễm nước ở các khu đô thị, các vùng dân cư lân cận các khu công
nghiệp. Đặc biệt nước thải các ngành công nghiệp nhuộm, chế biến thực phẩm, hóa
chất có hàm lượng các chất gây ô nhiễm cao, không được xử lý mà thải trực tiếp vào
hệ thống thoát nước đã làm cho nguồn nước bị ô nhiễm nặng. Ngoài ra cũng phải kể

đến các hoạt động như khai thác khoáng sản, chế biến hợp kim cũng gây ra vấn đề ô

-

nhiễm nguồn nước.
Ô nhiễm từ hoạt động y tế: Chất thải từ các bệnh viện có thể là chất thải từ các phòng
phẫu thuật, phòng xét nghiệm, phòng thí nghiệm, từ các nhà vệ sinh, khu giặt là, rửa
thực phẩm, bát đĩa…, cũng có thể là chất thải từ các hoạt động sinh hoạt của bệnh
nhân, người nuôi bệnh và những cán bộ công nhân viên làm việc trong bệnh viện.
Chất thải y tế rất nguy hiểm do nó có khả năng lan truyền rất mạnh các vi khuẩn gây
bệnh. Chất thải bệnh viện cũng chứa vô số loại vi trùng, virus và các mầm bệnh khác.
Tuy nguy hiểm như vậy song loại chất thải này lại không được nhiều cơ sở y tế quan
tâm, xử lý cẩn thận. Theo Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế), Mức độ gia tăng
lượng nước thải y tế năm 2011 so với năm 2000 là hơn 20%. Hầu hết các bệnh viện
do Bộ Y tế quản lý đã được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tuy nhiên, tại
các bệnh viện thuộc sở y tế địa phương quản lý hay các bệnh viện thuộc ngành khác
quản lý, cũng như các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân nằm rải rác, phần lớn chưa có
hệ thống xử lý nước thải. Trong khi đó, nước ta có hơn 13.640 cơ sở y tế, khám chữa

4


bệnh. Mỗi ngày, các đơn vị này thải ra khoảng 120.000 m3 thải y tế, trong khi đó, chỉ

-

có 53,4% trong tổng số bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải y tế.
Ô nhiễm từ hoạt động nông, ngư nghiệp: Trong hoạt động nông nghiệp, thuốc trừ sâu,
phân bón trong trồng trọt đều chứa các chất hóa học độc hại cho môi trường. Những
chất độc hại này sẽ ngấm vào nguồn nước va gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường

nước nếu thuốc trừ sâu, phân bón không được sử dụng và xử lý đúng cách. Đa số
người nông dân không có kho riêng để bảo quản thuốc trừ sâu. Thuốc trừ sâu xong
khi dùng xong, thậm chí có nhiều người còn vất luôn tại bờ ruộng. Ngoài ra trong
hoạt động chăn nuôi, các chất thải từ gia súc, gia cầm cũng là một tác nhân gây ô
nhiễm. Còn trong hoạt động ngư nghiệp, ô nhiễm môi trường nước đến từ việc thức
ăn, nước trong hồ, ao nuôi lâu ngày bị phân hủy không được xử lý tốt mà xả ra sông
suối, biển gây ô nhiễm nguồn nước. Các chất thải nuôi trồng thủy sản là nguồn thức
ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, các chất tồn dư sử dụng như hóa chất và chất kháng
sinh, các loại khoáng chất. Ngoài ra ở nhiều cơ sở chế biến thủy hải sản, trong quá
trình chế biến cũng đã xả ra môi trường toàn bộ lượng chất thải, bao gồm cả hóa chất,

chất bảo quản.
3. Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm nguồn nước nói riêng đã và đang gây ra
những hậu quả nặng nề cho đời sống nhân loại. Trước hết, ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng
trực tiếp đến môi trường. Ô nhiễm nước trước hết tác động đến sự tồn tại và phát triển của các
loài sinh vật nước, làm cho chúng không có nơi sinh sống, một số vùng còn làm các loài sinh
vật nước chết hàng loạt. Nhiều loài thủy sinh do hấp thụ các chất độc trong nước, thời gian lâu
ngày sẽ gây nên biến đổi trong cơ thể, có nhiều trường hợp còn làm các loài thủy sinh chết.
Ngoài ra ô nhiễm môi trường nước còn gây ra các hiện tượng như thủy triều đen, thủy triều đỏ,
… ảnh hưởng đến các loài sinh vật và cả đời sống con người. Hậu quả nghiêm trọng mà ô
nhiễm môi trường nước gây ra không chỉ dừng ở đó. Ô nhiễm nước còn ảnh hưởng nặng nề
đến sức khỏe con người. Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các
bệnh cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư…
ngày càng tăng. Số liệu thống kê của Bộ Y tế cho thấy, gần một nửa trong số 26 bệnh truyền
nhiễm có nguyên nhân liên quan đến nguồn nước bị ô nhiễm. Điển hình là bệnh tiêu chảy cấp,
dịch tả, thương hàn, đau mắt đỏ, các bệnh về đường tiêu hóa, viêm gan A, viêm não, ung
thư… Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loại bệnh tình nghi là
do dùng nước bẩn. trong mọi sinh hoạt. Theo kết quả điều tra của Trung tâm Quy hoạch và
Điều tra tài nguyên nước ( Bộ Tài nguyên- Môi trường), đến nay cả nước có 37 làng “ung

thư”.

5


II.

Phát triển làng nghề truyền thống tại Việt Nam và tác động của nó đến môi trường

sinh thái.
1. Sự phát triển làng nghề truyền thống tại Việt Nam.
Làng nghề truyền thống Việt Nam đã có từ hàng trăm năm, gắn liền với bản sắc văn hóa
dân tộc và góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế xã hội của đất nước. Việc hình thành các làng
nghề bắt đầu từ những nghề ban đầu được cư dân tranh thủ làm lúc nông nhàn, những lúc
không phải là mùa vụ chính. Theo thời gian, nhiều nghề phụ ban đầu đã mang lại lợi ích to lớn
và thiết thực cho người dân. Có thể kể đến một số ví dụ như việc làm ra các đồ dùng bằng
mây, tre, lụa… phục vụ sinh hoạt hay đồ sắt, đồ đồng phục vụ sản xuất. Nghề phụ từ chỗ chỉ
phục vụ nhu cầu riêng đã trở thành hàng hóa để trao đổi, đã mang lại lợi ích kinh tế cho người
dân vốn trước đây chỉ trông chờ vào các vụ lúa. Những sản phẩm từ các làng nghề không chỉ
là những vật phẩm sinh hoạt thông thường mà một số còn là những tác phẩm nghệ thuật biểu
trưng của nền văn hoá xã hội, mức độ phát triển kinh tế, trình độ dân trí, đặc điểm nhân văn
của dân tộc. Làng nghề là cả một môi trường văn hoá - kinh tế - xã hội và công nghệ truyền
thống lâu đời. Nó bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật và kĩ thuật truyền từ đời này sang đời
khác, với những sản phẩm có bản sắc riêng của mình, nhưng lại tiêu biểu và độc đáo của cả
dân tộc Việt Nam. Nước ta hiện nay có 1450 làng nghề phân bố tại 58 tỉnh và thành phố trong
cả nước. Sự phát triển của làng nghề truyền thống đã góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho
một số lượng lớn lao động. Các làng nghề ở Việt Nam hiện nay đang thu hút khoảng 11 triệu
lao động thường xuyên và không thường xuyên. Nó khắc phục được tình trạng thất nghiệp tạm
thời của người dân trong thời gian nông nhàn như nghề đan lát, nghề bó chổi, dệt chiếu…
Làng nghề truyền thống cũng đem lại nguồn thu nhập cao hơn là sản xuất nông nghiệp thuần

túy, đặc biệt là khi kết hợp cả sản xuất nông nghiệp và tham gia hoạt động sản xuất của làng
nghề thì thu nhập của họ cao hơn hẳn so với chỉ làm nông nghiệp. Thu nhập của người lao
động ở làng nghề hiện phổ biến khoảng 600.000 - 1.500.000 đồng, cao hơn nhiều so với thu
nhập từ làm ruộng. Tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực có làng nghề cũng thấp hơn mức chung của cả
nước, chỉ chiếm 3,7% trong khi mức bình quân cả nước là 10,4%. Ngoài ra các làng nghề
truyền thống còn đem lại một nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nước thông qua việc xuất khẩu
các mặt hàng này.
2. Tác động của các làng nghề đến môi trường
Bên cạnh việc phát triển của các làng nghề truyền thống, vấn đề ô nhiễm ở các làng
nghề truyền thống cũng là một vấn đề nan giải. Qua khảo sát 52 làng nghề điển hình hiện nay
trong cả nước đã có 46% số làng nghề trong số này môi trường bị ô nhiễm nặng, 27% ô nhiễm

6


vừa. Đáng báo động là mức độ ô nhiễm ở các làng nghề còn đang có xu hướng gia tăng theo
thời gian. Hiện nay, ô nhiễm môi trường ở các làng nghề vẫn tiếp tục có những diễn biến phức
tạp, ngày càng trầm trọng hơn do phụ thuộc vào nhiều loại hình sản xuất, phân bố theo vùng,
miền: Ðối với nước thải, ô nhiễm chất hữu cơ các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm,
chăn nuôi và giết mổ. Hàm lượng các chất ô nhiễm, nhất là COD và BOD5..., vượt quá Quy
chuẩn Việt Nam hàng chục lần. Ðặc biệt là nước thải từ khâu lọc tách bã, tách bột đen của quá
trình sản xuất tinh bột từ sắn, dong riềng có độ pH thấp, hàm lượng BOD5, COD vượt hơn
200 lần. Trong khi đó, ô nhiễm chất vô cơ lại chủ yếu tập trung tại các làng nghề dệt nhuộm,
thủ công mỹ nghệ và mây tre đan, tái chế giấy, nước thải có hàm lượng cặn lớn và chứa nhiều
chất ô nhiễm như dung môi, dư lượng các chất trong quá trình nhuộm, đánh bóng... Môi
trường làng nghề ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề ô
nhiễm môi trường ở làng nghề là việc rác thải của các hộ làm nghề đổ bừa bãi ra môi trường,
nước thải của các hộ làm nghề có hóa chất như axit, sút không được quy hoạch vào khu tập
trung để xử lý mà đổ trực tiếp ra các lòng sông, ao hồ, mương máng. Các hộ đúc, cô phế liệu
chưa xây dựng được các ống khói đạt tiêu chuẩn đã làm ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của

người dân địa phương. Đồng thời, nhận thức của người dân còn thấp, chưa có ý thức chung
trong việc bảo vệ môi trường đã dẫn đến tình trạng làng nghề ô nhiễm nặng.

III.

Làng lụa Vạn Phúc
Làng lụa Vạn Phúc, hay còn gọi là làng lụa Hà Đông, nằm bên bờ sông Nhuệ, thuộc

phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 km. Nổi tiếng với nghề
dệt hơn ngàn năm tuổi, lụa Vạn Phúc làm say đắm du khách thập phương với nhiều mẫu hoa
văn độc đáo và lâu đời bậc nhất Việt Nam.
Tương truyền, khoảng 1.200 năm trước, bà Lã Thị Nga - vợ của tướng quân Cao Biền
nhà Đường theo chồng sang cai quản Giao Châu (tên gọi khi đó của Việt Nam). Trong thời
gian sống ở Vạn Phúc, bà đã dạy dân cách ươm tơ, dệt lụa. Để ghi nhớ công ơn của bà, dân
làng đã tôn bà làm Thành hoàng làng, thờ tại đình làng Vạn Phúc và lấy ngày 10/8 âm lịch
(ngày sinh của bà) và 25/12 âm lịch (ngày mất của bà) làm ngày tế lễ và giỗ tổ hàng năm.
Các sản phẩm của làng lụa Vạn Phúc đều là những tác phẩm nghệ thuật đạt đến độ hoàn
mỹ. Hàng lụa trơn thì mịn óng, mềm mại, nuột nà. Hàng dệt hoa thì mầu sắc khi óng ánh, khi
trang nhã, hoa văn khi chìm, khi nổi. Cũng vì lẽ đó mà lụa Vạn Phúc trước đây từng được chọn
làm chất liệu may quốc phục dưới triều nhà Nguyễn. Các sản phẩm của làng lụa Vạn Phúc rất
đa dạng về màu sắc, phong phú về chủng loại như gấm, lụa, the, sa, xuyến, băng quế, lĩnh,

7


đoạn, đũi, sa tanh, vải... Ngôi làng có tuổi nghề 1.000 năm này đã được công nhận là 'Làng
nghề dệt lụa tơ tằm lâu đời nhất còn duy trì hoạt động đến ngày nay'. Năm 2011, lụa Vạn Phúc
được phong tặng " thương hiệu vàng Thăng Long”. Tháng 11/2013, làng nghề lụa Vạn Phúc
cũng có tên trong danh sách 7 làng nghề truyền thống tiêu biểu của Hà Nội cần được bảo tồn.
Lần đầu tiên lụa Vạn Phúc có mặt trên thị trường quốc tế là tại hội chợ Marseilla (1931)

và được người Pháp đánh giá là loại sản phẩm tinh xảo của vùng Đông Dương thuộc Pháp. Và
từ năm 1990, lụa Vạn Phúc đã được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới như: Pháp, Ba
Lan, Thụy Sỹ, Campuchia…
Tuy nhiên cũng như các làng nghề truyền thống khác của Việt Nam, ở làng nghề Vạn
Phúc cũng tồn tại tình trạng ô nhiễm môi trường khá nghiêm trọng, từ ô nhiễm công nghiệp, ô
nhiễm sinh hoạt đến cả ô nhiễm tiếng ồn. Môi trường sản xuất chật hẹp và mật độ các hộ gia
đình sản xuất cao cùng với việc chất thải làng nghề đang được thải ra và không được xử lý đã
khiến cho môi trường ở đây xuống cấp một cách trầm trọng, đặc biệt là môi trường nước.

8


CHƯƠNG II: CÁC QUAN ĐIỂM TRƯỚC ĐÂY VỀ Ô NHIỄM NƯỚC TẠI LÀNG LỤA
VẠN PHÚC
Vấn đề ô nhiễm môi trường nước ở làng lụa Vạn Phúc đã và đang được nhiều nhà môi
trường quan tâm và nghiên cứu. Trong các quan điểm đó, tổng hợp lại có 2 ý chính là: việc sản
xuất trực tiếp ngay trong khu sinh hoạt là một nguyên nhân chính dẫn đến tình hình ô nhiễm
nghiêm trọng và để giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại đây thì cần đưa các hộ làm nghề vào
điểm công nghiệp tập trung, tách khỏi khu sinh hoạt và xa khu dân cư.

I.

Sản xuất trực tiếp ngay trong khu sinh hoạt dẫn đến tình hình ô nhiễm nghiêm trọng
Hầu hết các hộ gia đình không có khu sản xuất riêng mà sản xuất trực tiếp ngay trong

khu sinh hoạt của gia đình trong điều kiện đất đai ở các làng nghề chật hẹp khiến mức độ ảnh
hưởng trực tiếp của ô nhiễm môi trường gây ra cho người lao động rất lớn. Ngoài ra, chính vì
sản xuất lẫn trong các khu sinh hoạt và không tập trung quy hoạch vào một khu riêng biệt nên
rất khó có thể đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải tập trung. Quá trình dệt, nhuộm, in hoa có sử
dụng hóa chất, thuốc nhuộm như sút, Javen... và rất nhiều nước trong các công đoạn sản xuất.

Ngày trước, các nghệ nhân của làng thường dùng thuốc nhuộm màu hoặc thuốc tẩy trắng từ
những nguyên liệu dân gian như thực vật, lá cây hay các loại hoa quả. Giờ đây người ta đã sử
dụng hóa chất cho việc này. Và đa số các sản phẩm hóa chất này đều là hàng không rõ nguồn
gốc, xuất xứ. Lượng nước thải sau sản xuất không được xử lý, đã thải trực tiếp ra hệ thống
cống rãnh và đổ thẳng xuống hồ ao, sông, ngòi gây ô nhiễm nghiêm trọng tầng nước mặt, mạch
nước ngầm.
II.

Quy hoạch làng nghề gắn với bảo vệ môi trường
Năm 2005, chính quyền địa phương triển khai chính sách quy hoạch đất đai thực hiện

dự án điểm thủ công nghiệp làng nghề, đưa các hộ gia đình tập trung vào một nơi để giải quyết
vấn đề ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tiếng ồn, mở rộng quy mô sản xuất. Với tổng diện tích
13,5 ha khu sản xuất tập trung nằm biệt lập ở rìa làng này dự kiến sẽ được chia cho 22 hộ sản
xuất . Mỗi nhân khẩu sẽ được chia khoảng 10m. Theo quy hoạch, khu sản xuất này sẽ được
chia lô cho các hộ tự xây nhà xưởng và lắp đặt máy móc thiết bị. Sẽ có hai khu vực biệt lập
giành cho sản xuất và bán hàng. Ngôi làng cũ sẽ được cải tạo thành khu du lịch. Đây là chương
trình rất lớn của làng nghề với tổng số vốn đầu tư 60- 70 tỷ đồng cho xây dựng cơ sở hạ tầng.

9


Việc tách riêng khu sản xuất và khu sinh hoạt đã được triển khai. Tình hình ô nhiễm cũng đã
phần nào được cải thiện.

III.

Tổng kết quan điểm
Việc làng lụa Vạn Phúc tách riêng khu sản xuất và khu sinh hoạt đã giúp cho tình hình


ô nhiễm ở nơi đây được cải thiện phần nào. Tuy nhiên, ô nhiễm nguồn nước ở làng lụa Vạn
Phúc vẫn là một vấn đề cần được quan tâm hơn nữa.
Yếu tố hóa chất bị lạm dụng trong quá trình sản xuất, các loại thuốc nhuộm, thuốc tẩy
trắng không rõ nguồn gốc xuất xứ… tác động trực tiếp đến việc giảm sút chất lượng môt
trường nước ở làng nghề Vạn Phúc.
Tóm lại, chất lượng môi trường nước nói riêng và chất lượng môi trường nói chung tại các
làng nghề Vạn Phúc cần được cải thiện để phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững. Các
yếu tố làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường cần được nghiên cứu kĩ lưỡng hơn, đưa ra các
phương thức giúp giảm lượng chất thải ra môi trường

10


CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC
TẠI LÀNG LỤA VẠN PHÚC
Các làng nghề tại Việt Nam nói chung và làng lụa Vạn Phúc nói riêng hiện đang phải đối
mặt với một vấn đề đáng báo động do chính các làng nghề gây ra đó là vấn đề ô nhiễm nguồn nước.
Sự ô nhiễm trầm trọng đã dần bao trùm và phá hủy toàn bộ hệ thống kênh mương, sông, ngòi ở đây.
Theo quan sát thực tế,những con sông chảy qua làng lụa Vạn Phúc đều trở thành những con sông
chết, sinh vật không thể sinh sống được. Nguyên nhân chính gây ra sự ô nhiễm nghiêm trọng này là
do các loại hóa chất và tạp chất được người dân sử dụng trong quá trình sản xuất. Người dân đã sử
dụng nhiều loại hóa chất có chứa sút, jave , ……..trong các công đoạn dệt, nhuộm, in hoa thải trực
tiếp ra hệ thống sông, ngòi, cống mà không qua xử lí. Chất thải này sau nhiều năm không được xử lí
triệt để, ứ đọng khiến nguồn nước bị đổi màu, bốc mùi và ô nhiễm trầm trọng. 100% mẫu chất thải
đều có thông số vượt quá tiêu chuẩn cho phép, nước mặt và nước ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm ở
mức báo động. Theo kết quả các mẫu nước thải của làng lụa Vạn Phúc gần đây nhất do khoa Hoá,
trường Đại học Khoa học Tự nhiên xét nghiệm, phần lớn nguồn nước thải đều chứa những phẩm
màu, hoá chất độc hại với nhiều thành phần như N2CO3, H2O, CH3COOH, H2S cao hơn tiêu
chuẩn cho phép từ 3 - 8 lần. Các loại hóa chất này được các chủ hộ gia đình sau khi nhuộm xong
thải trực tiếp xuống rãnh của làng và nghiêm trọng hơn các thành phần này đang dần nhiễm vào

nguồn nước sinh hoạt của các hộ. Tỷ lệ thuận với lượng hóa chất được sử dụng là lượng nước thải
được thải ra môi trường ở nơi đây. Lượng chất thải dùng trong các khâu dệt lụa, tẩy, nhuộm ở làng
lụa Vạn Phúc khá lớn. Ông Đỗ Văn Sinh - Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Vạn Phúc cho biết: Ở Vạn
Phúc có 22 cơ sở chuyên làm nghề nhuộm và tẩy rửa cho 700 cơ sở tham gia sản xuất lụa. Mỗi năm
cho ra đời khoảng 4.000 - 5.000 m lụa, tương đương khoảng 400 kg lụa. Cứ 10 kg lụa mất 300 gam
hóa chất nhuộm, 30 lít nước tẩy rửa. Mỗi năm, hàng trăm kg hóa chất và hàng nghìn lít nước tẩy rửa
cứ thế xả thẳng ra sông Nhuệ khiến nước ở khu vực này đã ngả sang màu đen đặc. Các loài sinh vật
như cây cối, tôm, cá trong sông đều khó có cơ hội sống sót bởi từ mặt nước đến đáy sông đều ở
mức ô nhiễm đáng báo động.
Bên cạnh hóa chất dùng để nhuộm còn có một tác nhân khác đóng góp vào nguyên nhân gây
ô nhiễm nghiêm trọng làng lụa Vạn Phúc chính là thành phần trong tơ tằm, bởi qua khâu tẩy thải ra
25% tạp chất. 1m lụa có trọng lượng 80g sẽ thải ra ngoài nước 20g tạp chất. Đáng báo động là môi
trường nước ở đây còn bị ô nhiễm bởi lượng nước tẩy nhuộm hàng nghìn mét vải lụa mỗi ngày thải
ra bởi các cụm dân cư. Lượng nước này không qua bất kì khâu xử lí nào và chảy trực tiếp ra hệ
thống cống rãnh khắp làng nghề.

11


12


CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC TẠI
LÀNG LỤA VẠN PHÚC
I. Mô hình biểu diễn mỗi quan hệ các yếu tố ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường nước tại làng
lụa Vạn Phúc
Để đo chất lượng môi trường nước tại làng lụa Vạn Phúc, nhóm chúng em lựa chọn tiêu chí
đánh giá là COD (Chemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy hóa học) - lượng oxy cần thiết để oxy
hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. Như vậy, COD là lượng oxy cần
để oxy hoá toàn bộ các chất hoá học trong nước. Qua nghiên cứu, nhóm trình bày tiểu luận xem xét

thấy các yếu tố tác động đến COD của nguồn nước ở làng nghề Vạn Phúc là lượng hóa chất nhuộm
và sản lượng tơ tằm.
1. Thiết lập mô hình hồi quy mẫu
Yi = B1 + B2X2i + B3X3i + e
Biến phụ thuộc: Yi: COD (Mg/L)
Biến độc lập:
X2i: lượng hóa chất nhuộm (tấn)
X3i: sản lượng tơ tằm (nghìn m2)
X4i: số hộ gia đình dùng hóa chất (hộ)
2. Phân tích kết quả thực nghiệm
Sau khi thu thập dữ liệu ta có bảng sau:

2.1.

Y

X2

X3

X4

10045

95.7

1821

459


10087

99.7

2356

476

10147

100.6

2557

492

10229

105.6

2697

496

10501

115.5

2941


509

10813

123.6

3488

512

11006

135.8

3611

521

11053

138.4

3764

534

11132

152.5


3869

541

11538
Mô hình với Y và X2, X3 và X4

160.6

4428

586

13


Đầu tiên chúng ta sẽ thiết lập mô hình với biến phụ thuộc là Y (COD) và biến độc lập là X 2
(lượng hóa chất nhuộm), X3 (sản lượng tơ tằm), X4 (số hộ dùng hóa chất)
Sử dụng phương pháp ước lượng bình quân nhỏ nhất OLS bằng Grelt cho bảng kết quả như
sau:
Model 2: OLS, using observations 1-10
Dependent variable: y

coefficient std. error

t-ratio p-value

-------------------------------------------------------const

8508.98


1121.57

7.587

0.0003 ***

x2

14.4789

4.78643

3.025

0.0232 **

x3

0.276079

0.163016

1.694

0.1413

x4

- 0.980133


3.05149

-0.3212 0.7590

Mean dependent var 10655.10 S.D. dependent var 524.0618
Sum squared resid
R-squared
F(3, 6)

41939.55 S.E. of regression 83.60577

0.983033 Adjusted R-squared 0.974549
115.8728 P-value(F)

Log-likelihood
Schwarz criterion

0.000011

-55.89638 Akaike criterion

119.7928

121.0031 Hannan-Quinn

118.4650

Excluding the constant, p-value was highest for variable 4
(x3)

Từ đó ta thiết lập được mô hình hồi quy mẫu sau:
Yi = 8508.98 + 14.4789 X2i + 0.276079X3i - 0.980133X4i + e

14


Từ bảng kết quả trên ta thấy P value của X4 bằng 0.7590 > 0,1 nên hệ số B 4 không có ý nghĩa
trong mô hình với mức ý nghĩa 10%.
Điều này cho thấy mô hình này chưa thực sự phù hợp.
2.2.

Mô hình với Y và X2, X3
Mô hình với Y và X2, X3, X4 chưa thực sự phù hợp, tiếp theo chúng ta sẽ bỏ bớt 1 biến X 4 ra

khỏi mô hình:
Sử dụng phương pháp ước lượng bình quân nhỏ nhất OLS bằng Gretl cho bảng kết quả như
sau:
Model 3: OLS, using observations 1-10
Dependent variable: y
coefficient std. error t-ratio p-value
--------------------------------------------------------const
8154.36
184.455
44.21 7.91e-010 ***
x2
14.0600
4.30021 3.270 0.0137 **
x3
0.245519 0.123600 1.986 0.0874 *
Mean dependent var 10655.10 S.D. dependent var 524.0618

Sum squared resid 42660.69 S.E. of regression 78.06653
R-squared
0.982741 Adjusted R-squared 0.977810
F(2, 7)
199.2905 P-value(F)
6.75e-07
Log-likelihood
- 55.98163 Akaike criterion 117.9633
Schwarz criterion

118.8710 Hannan-Quinn

116.9674

Từ đó ta thiết lập được mô hình hồi quy mẫu sau:
Yi = 8154.36 + 14.0600X2i + 0.245519X3i + e
Trong đó:
-

B1 = 8154.36 : hệ số chặn
B2 = 14.0600: trong điều kiện tất cả các yếu tố khác không đổi, khi lượng hóa chất nhuộm

-

thêm 1 tấn thì COD của nguồn nước sẽ tăng 14.0600 mg/l.
B3 = 0.245519: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi sản lượng tơ tằm tăng thêm 1

-

nghìn m2 thì COD của nước sẽ tăng 0.245519 mg/l

R2 = R-squared = 0.982741 cho ta thấy rằng trong 100% sự biến động của biến phụ thuộc là
mức COD thì có 98.2741% là do các biến độc lập ảnh hưởng, còn lại là do sai số ngẫu nhiên

hoặc do các yếu tố bên ngoài mô hình tác động gây ra.
 Kiểm định ý nghĩa của các tham số thống kê
- B2:
H0: B2 = 0: Không có mối liên hệ tuyến tính giữa giữa biến X2 của hệ số B2 với Y

15


H1: B2 0: Có mối liên hệ tuyến tính giữa biến X2 của hệ số B2 và Y.
Theo kết quả hồi quy ta có: P2 = 0.0137 < 0,1 ð Bác bỏ H0.
Vậy với mức ý nghĩa α = 10%, biến X2 có ý nghĩa thống kê trong mô hình.

- B2:
H0: B3 = 0: Không có mối liên hệ tuyến tính giữa giữa biến X3 của hệ số B3 với Y
H1: B3 0: Có mối liên hệ tuyến tính giữa biến X3 của hệ số B3 và Y.
Theo kết quả hồi quy ta có: P3 = 0,0874 < 0,1 ð Bác bỏ H0.
Vậy với mức ý nghĩa α = 10%, biến X3 có ý nghĩa thống kê trong mô hình.

 Nhận xét:
Hệ số tương quan R2 = 0.982741 rất cao cho ta thấy đây là một mô hình khá là đầy đủ và phù hợp.
Trong mô hình này 2 hệ số B 2, B3 có ý nghĩa trong mô hình nên có thể nhận thấy rằng đây là một
mô hình phù hợp.
II. Mối quan hệ giữa ô nhiễm nguồn nước và kinh tế tại làng lụa Vạn Phúc:
Cơ cấu doanh thu của làng gốm Bát Tràng:

Hiện nay sản xuất nông nghiệp chỉ đóng góp tỷ trọng nhỏ (4,33%) cho kinh tế Vạn Phúc và
đang có xu hướng giảm dần vì thu hẹ đất canh tác. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp rất cao (74,1%),

nghề dệt lụa thủ công và dịch vụ hiện nay đang rất phát triển, tạo nguồn thu nhập chính cho cư dân
trong xã. Hoạt động thương mại rất phát triển do kể từ khi chuyển sang dệt bằng máy, số lao động
chân tay giảm, thay vào đó họ chuyển sang hoạt động dịch vụ vì mỗi năm thu hút khoảng 70008000 lượt khách nước ngoài và khoảng 2000 khách trong nước tới đây tham quan mua hàng. Làng
Vạn Phúc nằm trong tour du lịch của công ty du lịch Hà Tây và công ty du lịch Hà Nội.

16


Có thể nói sự phát triển làng nghề đã đem lại sự thay da đổi thịt, đem lại mức sống tương
đối cao cho người dân trong xã. Thu nhập bình quân trong xã vào khoảng: 700000
đồng/người/tháng, có thể nói đây là mức thu nhập tương đối cao so với bình quân cả nước. Có thể
nói vói sự phát triển chung của làng nghề truyền thống Vạn Phúc trong đó yếu tố phát triển kinh tế
đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao mức sống người dân, đáp ứng các nhu cầu ngày
càng cao của xã hội. Là yếu tố đưa cuộc sông của ngừoi dân nông thôn theo kịp với lối sống thành
thị. Tuy nhiên chính yếu tố này cũng là yếu tố thúc đảy quá trình biến đổi không chỉ lối sống làng
quê mà còn biến đổi cả môi trường, không gian cảnh quan làng nghề truyền thống hơn nữa làm cho
cơ sở hạ tầng kỹ thuật bị quá tải…. Làm cho làng quê Việt Nam nói chung và làng nghề truyền
thống Vạn Phúc nói riêng ngày càng mất đi bản sắc truyền thống đặc trưng vốn có của nó. Đây là
mộtt ác động rất tiêu cực trong việc giữ gìn, bảo tồn, tôn tạo các giá trị văn hóa truyền thồng.
Và vấn đề quan trọng cần bàn đến hiện nay đó chính là tác động ngược laị của ô nhiễm môi
trường tới cảnh quan và đặc biệt là sự phát triển kinh tế của làng nghề, sức khỏe của người dân Vạn
Phúc. Với một làng dệt thì nghiêm trọng nhất đó là ô nhiễm nguồn nước bởi vì song song với công
tác dệt đó là khâu nhuộm- một khâu tốn kém nhưng vẫn được tiến hành theo phương thức thủ công
vất vả và gây ô nhiễm lớn nhất. Con kênh chảy qua làng Van Phúc nước đen ngòm vì thuốc nhuộm
Vạn Phúc vốn có truyền thống lâu đời về dệt lụa từ trước tới nay. Đặc biệt, là những năm đầu thập
kỷ 90 các khung dệt thủ công truyền thống được thay thế bằng khung dệt công nghiệp, với sản
lượng tăng gấp nhiều lần so với dệt thủ công. Mặc dù sản xuất công nghiệp (CN), tiểu thủ công
nghiệp (TTCN) ở các làng nghề đạt được những thành tựu đáng kể nhưng do công nghệ lạc hậu,
quy mô nhỏ lẻ nên chưa xử lý được chất thải sau quá trình sản xuất dẫn đến ô nhiễm môi trường rác
thải, nước thải, khí thải ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc của

TP.Hà Đông chuyên sản xuất lụa tơ tằm, vải các loại và in hoa. Sản xuất của các làng nghề ở quy
mô hộ gia đình với các thiết bị máy móc thô sơ, lạc hậu chủ yếu sản xuất trong nước. Các thiết bị đã
lạc hậu chắp vá, không theo một trình tự nào do ghép nhiều công nghệ khác nhau nên khí thải,
nước thải, rác thải sau quá trình sản xuất không được xử lý gây ô nhiễm môi trường. Xã Dương Nội
có 16.500 nhân khẩu, trong đó hơn 2.000 người tham gia nghề dệt nhuộm tại 29 cơ sở sản xuất tập
trung ở hai thôn Ỷ La, La Nội.
Làng lụa Vạn Phúc có 9.420 nhân khẩu, trong đó có gần 3.000 người tham gia nghề dệt và
35 cơ sở chuyên tẩy, nhuộm. Trong quá trình sản xuất có sử dụng hóa chất, thuốc nhuộm để tẩy, in.
Nước thải dịch nhuộm sau các công đoạn sản xuất không qua xử lý đổ thẳng ra cống rãnh và xả
xuống sông Nhuệ gây ô nhiễm nghiêm trọng tầng nước mặt. Tại Vạn Phúc, toàn bộ lượng nước thải
sau tẩy, nhuộm chưa qua xử lý của các hộ làm nghề và Công ty Len hòa với nước thải sinh hoạt
chảy chung vào mương dẫn qua cầu cánh Tiên đổ vào ao Độc Lập rồi xả trực tiếp xuống sông

17


Nhuệ. Vào mùa hè, mùi hôi thối, hắc của nước thải bốc lên nồng nặc từ các mương dẫn ảnh hưởng
rất lớn đến vệ sinh môi trường và sức khỏe người dân xung quanh. Hàm lượng ô xy hóa học COD
trong các công đoạn tẩy nhuộm vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 3-8 lần; độ màu đo được 750 PtCo, vượt tiêu chuẩn nhiều lần. Các chỉ tiêu của nước thải cao chưa được xử lý thải trực tiếp ra hệ
thống ao, sông. Ngoài ô nhiễm do nước thải còn ô nhiễm khí thải, rác thải và tiếng ồn. Rác thải ở
các làng nghề dệt Hà Đông chủ yếu là xơ nhộng, vụn bông, tơ vụn. Tiếng ồn phát sinh ra do vận
hành máy dệt, quấn sợi và do sự va chạm của thoi trong khi dệt, guồng sợi. Khí thải sinh ra từ các
phân xưởng dệt, lò hơi và các lò nấu tẩy nhỏ có dùng than phục vụ quá trình giặt nóng, nấu, sấy,
nhuộm.
Với tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như vậy, trong một vài năm tiếp theo nếu
chính quyền địa phương không đưa ra những biện pháp ngăn chặn kịp thời thì việc phát triển du lịch
của làng nghề sẽ gặp nhiều khó khăn vì cảnh quan môi trường ngày càng xuống cấp. Mặt khác,
những thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra trước hết là thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí
ảnh hưởng đến sức khỏe, bao gồm chi phí khám và thuốc chữa bệnh, tổn thất ngày công lao động do
nghỉ ốm và tổn thất thời gian của người nhà chăm sóc người ốm..

Theo điều tra của tổng cục môi trường thành phố Hà Nội thì một năm có 80% trường hợp
mắc bệnh lỵ và tiêu chảy đều do nguồn nước bị ô nhiễm. Chi phí trực tiếp cho việc khám chữa bệnh
tả, thương hàn, lỵ và sốt rét khoảng 400 tỷ đồng. Thêm vào đó, bệnh liên quan đến ô nhiễm môi
trường còn ảnh hưởng không nhỏ đến người thân, tạo nên chi phí gián tiếp do nghỉ học, nghỉ làm
làm cho cả người bệnh và người chăm sóc làm giảm 20% thu nhập.
Đối với các làng nghề, bên cạnh thu nhập từ việc buôn bán các sản phầm truyền thống thì vẫn phải
duy trì hoạt động canh tác, sản xuất nông nghiệp, dù tỷ trọng trong cơ cấu thu nhập không lớn. Ô
nhiễm môi trường cũng gây thiệt hại không nhỏ về hoạt động sản xuất nông nghiệp và khai thác,
nuôi trồng thủy sản, trong đó sản lượng nuôi cá bè trên sông những năm gần đây đều giảm sút do ô
nhiễm nguồn nước mặt.

CHƯƠNG V: NHẬN XÉT, GIẢI PHÁP VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH
I. Nhận xét:
Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam. Đa số làng nghề đã trải qua lịch sử
hình thành và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Phát
triển làng nghề có vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Tuy nhiên, hiện nay, chất thải

18


của các làng nghề tái chế chất thải như giấy, kim loại, nhựa, dệt nhuộm sử dụng hóa chất công
nghiệp đang là vấn đề hết sức bức xúc gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe người dân. Tình
trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ở Việt Nam nói chung và ở làng lụa Vạn Phúc nói riêng
đã ở mức “báo động đỏ”. Kéo theo nó là những hệ lụy ảnh hưởng không chỉ đến hoạt động sản xuất
mà còn gây tổn hại đến sức khỏe người dân. Chính vì thế công tác bảo vệ môi trường tại làng nghề
Vạn Phúc đang là đòi hỏi cấp thiết. Làm sao để sản xuất có hiệu quả đi đôi với bảo vệ tốt môi
trường là một câu hỏi khó trả lời với các cơ quan chức năng.
II. Một số giải pháp
Hiện nay thành phố Hà Đông cũng đã có những bước đi tích cực nhằm hướng đến mục tiêu phát

triển bền vững cho làng nghề Vạn Phúc.

- Xây dựng làng nghề kết hợp sản xuất du lịch.
Biện pháp này đã được UBND tỉnh Hà Tây phê duyệt nhưng tất cả vẫn chỉ là trên giấy tờ, chưa thấy
triển khai thực hiện. Tại làng nghề cũng đã hình thành hiệp hội làng nghề nhưng hiệp hội này vẫn
chưa phát huy triệt để được các chức năng của mình, vẫn chưa đề xuất được ý kiến của người dân
đến các cấp chính quyền. Mặc dù vậy, định hướng phát triển, xây dựng làng nghề kết hợp với sản
xuất du lịch đã mang lại được nhiều hiệu ứng tích cực thúc đẩy sự phát triển bền vững của làng
nghề. Trong tương lai, hiệp hồi làng nghề cần phát huy thêm các chức năng của mình nhằm khuyến
khích người dân chú trọng hơn việc bảo vệ môi trường sinh thái của làng nghề.
- Xây dựng cụm công nghiệp Vạn Phúc.
Mô hình này thích hợp với các làng nghề tiểu thủ công nghiệp mới. Mô hình sản xuất tập trung ở
gần khu vực làng, xã thuận tiện cho việc quy hoạch tổng thể mà vẫn giữ được lợi thế sản xuất đặc
trưng của làng nghề Vạn Phúc. Chính vì thế, năm 2005, UBND tỉnh Hà Tây đã ra quyết định số
225/2005/QĐ-UB về việc quy hoạch các cụm điểm công nghiệp làng nghề trên địa bàn thành phố
Hà Đông. Quyết định này dự kiến thực hiện triển khai dự án quy hoạch diện tích 13,9ha cho khu
vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp làng nghề Vạn Phúc bao gồm quy hoạch khu vực sản xuất và tiến
hành tẩy nhuộm tập trung để tiến hành xử lí nước thải. Dự án này đã được phòng tài nguyên và môi
trường thành phố cho đi vào triển khai thực hiện.
- Huy động sự hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước
Chính sách vốn do nhà nước thực hiện để quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển sản
phẩm làng nghề đã đạt được một số hiệu quả, tuy nhiên do nguồn ngân sách nhà nước còn eo hẹp và
còn nhiều khoản chi khác để thúc đẩy sự phát triển của đất nước nên Nhà nước đã đưa ra nhiều hoạt
động thu hút tài trợ và kêu gọi đầu tư vào việc phát triển làng nghề dệt lụa Vạn Phúc (quảng bá
thương hiệu lụa Vạn Phúc trên thị trường quốc tế, tổ chức những cuộc triển lãm quy mô lớn,….). Ví
dụ trong những năm gần đây, làng nghề Vạn Phúc cũng đã nhận được sự hỗ trợ của tổ chức JICA
Nhật Bản với chương trình nghiên cứu xử lí ô nhiễm làng nghề bằng cách đặt thử nghiệm một số

19



thiết bị nhỏ tại các gia đình để giảm ô nhiễm môi trường do sử dụng chất tẩy, nhuộm có chứa thành
phần độc hại.
- Thành lập tổ thu gom rác tự quản.
Trước khi kí hợp đồng với Công ty môi trường đô thị, tại một số thôn phường Vạn Phúc đã tổ chức
tổ thu gom rác với mô hình giản đơn.
Rác thải từ các hộ
gia đình

Thu gom vận
chuyển bằng xe
thô sơ

Bãi rác
quy định

Việc thu gom của các tổ vệ sinh được thực hiện dưới sự giám sát của hợp tác xã, trưởng thôn, các tổ
chức đoàn thể và người dân trong thôn. Cuối mỗi năm sẽ tổ chức đánh giá và xem xét hoạt động của
tổ vệ sinh. Bên cạnh đó, hội phụ nữ, Đoàn thanh niên thường tổ chức vận động các phong trào xây
dựng gia đình văn hóa, xây dựng nếp sống lành mạnh, tổ chức các buổi dọn vệ sinh khu vưc lối
xóm.
Bên cạnh những biện pháp mà các cơ quan chức năng đã thực hiện để bảo vệ môi trường sinh thái ở
làng nghệ Vạn Phúc, nhóm em cũng xin đề xuất thêm một số giải pháp như sau:

- Những thế mạnh của làng nghề tiểu thủ công nghiệp được phát huy trong bối cảnh kinh tế hiện
đại: vừa tạo vị thế cho ngành thủ công nghiệp nước nhà, vừa bảo tồn bản sắc dân. Chính vì thế,
không chỉ các cơ quan chức năng mà bản thân người dân cũng cần quan tâm đến việc những vấn
đề bảo vệ môi trường làng nghề. Vì vậy cần phải nâng cao trình độ dân trí cho dân làng nghề để
họ hiểu biết được những tác hại của việc thải chất thải trong quá trình sản xuất ra môi trường.
Cần có những buổi tuyên truyền định kì để người dân có ý thức hơn trong hoạt động sản xuất


-

dệt, nhuộm.
Làm tốt công tác quy hoạch phát triển làng nghề. Cần có những kế hoạch để quy hoạch làng
nghề Vạn Phúc một cách khoa học bằng cách chia thành nhiều khu, mỗi khu đảm bảo thực hiện
chức năng riêng của mình:
+ Khu xử lí nguyên liệu
+ Khu dệt
+ Khu tẩy nhuộm
+ Khu đổ rác thải, nước thải
+ Khu dân cư sinh sống
Để làm được điều đó, phải tiến hành rà soát lại làng nghề trên cơ sở đó xây dựng quy hoạch
phát triển cho làng nghề. Đây là vấn đề hết sức quan trọng, đảm bảo sự phát triển bền vững của

-

làng nghề.
Tăng cường quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng môi trường. Để thực hiện
việc này, bên cạnh việc tuyên truyền, giáo dục ý thức trách nhiệm cho người dân, cần tăng
cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ các hộ, các doanh nghiệp ở làng nghề sử dụng

20


nguyên vật liệu độc hại, gây ô nhiễm môi trường. Muốn thể, cần phải sử dụng những các công
cụ mang tính chất bắt buộc các hộ gây ô nhiễm như xử phạt hành chính, dùng biện pháp răn đe,

-


thu phí nước thải độc……
Cơ quan chức năng của tỉnh cần tăng cường, huy động kinh phí cho sự nghiệp bảo vệ môi
trường, kiểm soát ô nhiễm, quan trắc và phân tích môi trường tại làng nghề Vạn Phúc. Kêu gọi
sự tham gia của người dân, chính quyền, doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước.

21


KẾT LUẬN
Sự phát triển của làng nghề Việt Nam nói chung và làng lụa Vạn Phúc nói riêng có vai trò
quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội hiện nay ở nông thôn. Tuy nhiên, chúng ta cần phải
quan tâm đến những hệ quả xấu từ việc sản xuất và phát triển của làng nghệ. Thực trạng cho thấy
mức độ ô nhiễm nguồn nước, cụ thể là sông Nhuệ, cùng tình hình sức khỏe của người dân tại làng
lụa Vạn Phúc là vấn đề cấp bách đối với chính quyền và cư dân ở đây.
Việc áp dụng các giải pháp cần căn cứ vào tình tình cụ thể của loại hình làng nghề và địa
phương. Đồng thời, công tác bảo vệ môi trường sản xuất tại làng nghề là đòi hỏi cấp bách.
Do sự hạn chế về thời gian và năng lực, đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến ô nhiễm nguồn
nước tại làng lụa Vạn Phúc” còn có những thiếu sót. Nhóm 19 rất mong nhận được sự góp ý bổ
cung của Thạc sĩ Trần Minh Nguyệt.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.
2.
3.
4.


Giáo trình Kinh tế và quản lí môi trường. NXB Thống kê
Tổng cục thống kê. />Sở tài nguyên và môi trường Hà Nội. www.tnmtnd.hanoi.gov.vn/
UNDP. />
23



×