Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Nhận định và bài tập môn Luật Tố tụng dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.77 KB, 16 trang )

ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN
LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
Theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015; Lưu hành nội bộ;
Sinh viên phải chuẩn bị nội dung trả lời trước khi bắt đầu mỗi buổi thảo luận

CHUYÊN ĐỀ 1
KHÁI NIỆM VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT TTDS,
ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÁC CHỦ THỂ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
I/ Trả lời đúng sai, nêu căn cứ pháp lý, giải thích?
1/ Hội thẩm nhân dân phải tham gia tất cả các phiên tòa dân sự sơ thẩm.
2/ Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp bắt buộc phải tham gia tất cả phiên tòa dân sự.
3/ Khi giải quyết vụ án dân sự, Tòa án chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện.
4/ Người chưa thành niên không thể trở thành người làm chứng trong tố tụng dân sự.
5/ Khi có đương sự là người dân tộc, người nước ngoài tham gia tố tụng, bắt buộc phải có
người phiên dịch cho họ.
6/ Thư ký Tòa án có quyền chủ trì phiên hòa giải tại Tòa án.
7/ Thẩm phán không được tham gia xét xử nhiều lần cùng một vụ án dân sự
8/ Người ký tên trong đơn khởi kiện là nguyên đơn trong vụ án dân sự.
9/ Người không gây thiệt hại cho nguyên đơn không thể trở thành bị đơn.
10/ Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố tại phiên tòa sơ thẩm.
II/ Bài tập
Câu 1/ Chị Tiên kết hôn với anh Sỹ năm 1985, không có con chung. Do mâu thuẫn vợ
chồng trầm trọng nên chị Tiên nộp đơn khởi kiện xin ly hôn, đơn này được Tòa án có thẩm quyền
đã thụ lý vụ án. Trong đơn khởi kiện, chị Tiên yêu cầu được được ly hôn, được nuôi 3 con chung,
không yêu cầu anh Sỹ cấp dưỡng, yêu cầu được chia 50% giá trị tài sản chung là căn nhà trị giá
khoảng 7 tỷ tại quận 8 hiện anh chị và các con đang ở, yêu cầu anh Sỹ phải trả số nợ chung 2 tỷ
đồng cho chủ nợ là ông Hùng. Hỏi:
a. Xác định tư cách của đương sự?
b. Nguyên đơn, bị đơn có quyền ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng không?
Câu 2/ Ông Tuấn, bà Hà có 4 người con gồm: Hùng cư trú quận 1, Dũng cư trú quận 5, Kiên
cư trú tại Hoa Kỳ, Cường cư trú tại Nhật Bản. Tháng 1/2014, anh Hùng khởi kiện yêu cầu anh


Dũng phải chia căn nhà do cha mẹ chết để lại, không có di chúc, nhà tọa lạc tại quận 9, hiện anh
1


Dũng đang cho Công ty TNHH Hoàng Vũ và anh John (quốc tịch Anh) thuê. Tòa án có thẩm
quyền đã thụ lý vụ án. Hỏi:
a/ Xác định tư cách đương sự?
b/ Bắt buộc phải có người phiên dịch trong vụ án trên không?
c/ Nếu anh Dũng bị câm điếc thì Tòa án xử lý thế nào?
Câu 3/ Bà Lan cho ông Tú vay 300tr, không lãi suất, để mở cửa hàng bán thức ăn gia súc,
thời hạn 2 năm, có hợp đồng tay ngày 10/10/2012. Do ông Tú không trả nợ vay, ngày 20/9/2013,
bà Lan khởi kiện ông Tú đến Tòa án có thẩm quyền yêu cầu xét xử buộc ông Tú trả nợ vay 300tr,
không yêu cầu trả lãi. Sau khi Tòa án thụ lý vụ án, ông Tú có đơn yêu cầu bà Lan trả 40tr tiền
thức ăn gia súc bà Lan mua từ tháng 1/2012 đến tháng 7/2013 chưa trả, được Tòa án chấp nhận
giải quyết trong cùng vụ án do bà Lan khởi kiện. Hỏi:
a/ Xác định tư cách của đương sự?
b/ Việc Tòa án giải quyết yêu cầu của ông Tú trong cùng vụ án do bà Lan khởi kiện là đúng
pháp luật không?
c/ Giả sử Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án là cháu rể của ông Tú. Theo quy định
của pháp luật, bà Lan cần làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
d/ Ông Tú có quyền ủy quyền cho Luật sư tham gia tố tụng không?

2


CHUYÊN ĐỀ 2
THẨM QUYỀN DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
I/ Trả lời đúng sai, nêu căn cứ pháp lý, giải thích?
1/ Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ luôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp tỉnh.
2/ Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn là Tòa án nơi bị đơn cư trú.

3/ Tòa án cấp huyện không có quyền thụ lý, giải quyết tranh chấp lao động.
4/ Tranh chấp về bất động sản luôn do Tòa án cấp tỉnh nơi có bất động sản giải quyết.
5/ Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền phúc thẩm vụ án dân sự.
6/ Tranh chấp phát sinh giữa hai tổ chức có đăng ký kinh doanh là tranh chấp kinh doanh,
thương mại.
7/ Tòa án cấp huyện không có quyền thụ lý, giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại
Việt Nam bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài.
8/ Sau khi vụ án được thụ lý, thẩm quyền của Tòa án không thay đổi.
9/ Vụ việc dân sự có đương sự ở nước ngoài luôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
cấp tỉnh.
10/ Tranh chấp về thẩm quyền giữa Tòa án quận 1 và Tòa án quận 2 do Tòa án nhân dân
thành phố Hồ Chí Minh giải quyết.
II/ Bài tập
Câu 1/ Chị N (cư trú quận 1) nộp đơn khởi kiện xin ly hôn anh M (cư trú quận 2). Anh chị
có 02 con chung là K 4 tuổi và H 10 tuổi, có tài sản chung gồm: 1 căn nhà tại quận 3, hiện anh chị
đang cho bà O thuê (thời hạn thuê còn 2 năm), 1 căn nhà tại quận 4 hiện chị N đang kinh doanh
thuốc tây, 1 căn nhà tại quận 5 anh M làm cửa hàng mỹ nghệ và quyền sử dụng đất đất 100m 2 tại
Biên Hòa, Đồng Nai.
Chị N yêu cầu Tòa án giải quyết cho chị được ly hôn với anh M, được nuôi 02 con không
yêu cầu anh M cấp dưỡng, được chia 1 căn nhà tại quận 4 để ở và kinh doanh thuốc tây, các tài
sản khác chị cho anh M trọn quyền sở hữu. Anh M phản đối toàn bộ yêu cầu của chị N. Hỏi:
a/ Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp?
b/ Xác định tư cách đương sự?
c/ Xác định Tòa án có thẩm quyền thụ lý vụ án trên?
d/ Sau khi vụ án được thụ lý, anh M sang Thái Lan cư trú. Thẩm quyền của Tòa án giải
quyết vụ án thay đổi như thế nào?
Câu 2/ Bà Hồng cư trú tại quận 6 khởi kiện anh Nam cư trú tại Thủ Đức, anh Long cư trú tại
Biên Hòa, Đồng Nai, yêu cầu bồi thường tiền chữa trị cho con bà là cháu Tuấn 10t (cư trú tại quận
7), số tiền 12tr, do hai anh này đã có hành vi gây thương tích cho cháu Tuấn. Hỏi:
a/ Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp?

3


a/ Bà Hồng có quyền nộp đơn khởi kiện tại những Tòa án nào?
b/ Xác định tư cách đương sự?

4


CHUYÊN ĐỀ 3
ÁN PHÍ, LỆ PHÍ, CHI PHÍ TỐ TỤNG DÂN SỰ;
CHỨNG CỨ, CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
I/ Trả lời đúng sai, nêu căn cứ pháp lý, giải thích?
1/ Tòa án chỉ thụ lý vụ án khi đương sự đã nộp tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm.
2/ Đương sự không được Tòa án chấp nhận yêu cầu phải chịu án phí sơ thẩm.
3/ Chi phí giám định do người yêu cầu giám định chịu.
4/ Chi phí cho người làm chứng do bị đơn chịu.
5/ Tại phiên tòa phúc thẩm, nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì nguyên đơn không phải
chịu án phí phúc thẩm.
6/ Tòa án ra quyết định định giá tài sản khi có yêu cầu của đương sự
7/ Tại phiên tòa sơ thẩm, đương sự có quyền giao nộp chứng cứ.
8/ Biên bản xem xét, thẩm định tại chỗ bắt buộc phải có đầy đủ chữ ký (hoặc lăn tay, điểm
chỉ) của tất cả các đương sự trong vụ án.
9/ Di chúc là chứng cứ trong vụ án dân sự.
10/ Đương sự được miễn án phí sơ thẩm dân sự đương nhiên được miễn án phí phúc thẩm
dân sự.
II/ Bài tập
Câu 1/ Ông Nam khởi kiện ông Hùng yêu cầu Tòa án giải quyết chia thừa kế là căn nhà do
cha mẹ chết để lại. Bản án sơ thẩm tuyên xử như sau: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Nam;
xác định di sản thừa kế là căn nhà tọa lạc tại địa chỉ (…), có giá trị được định giá là 6 tỷ đồng;

phân chia như sau: ông Nam (nguyên đơn) được nhận 1 tỷ đồng, ông Hùng (bị đơn) được nhận 2
tỷ đồng, ông Lâm (người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, là em út của nguyên đơn, bị đơn) được
nhận 3 tỷ đồng (…).
Ông Nam kháng cáo, yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án, chia đều giá trị căn nhà
cho 3 đồng thừa kế, mỗi người 2 tỷ đồng. Bản án phúc thẩm tuyên xử không chấp nhận đơn kháng
cáo của ông Nam, tuyên giữ nguyên bản án sơ thẩm. Hỏi:
a/ Tính án phí sơ thẩm theo bản án sơ thẩm?
b/ Tính án phí sơ thẩm và án phí phúc thẩm theo bản án phúc thẩm?
Câu 2/ Nhà chị Mai và nhà anh Tuấn liền kề nhau. Anh Tuấn sửa nhà. Sau đó nhà chị Mai bị
nứt. Theo chị Mai, nhà của chị bị nứt là do việc sửa nhà của anh Tuấn gây ra. Chị yêu cầu anh bồi
thường 50tr nhưng anh không đồng ý (vì cho rằng nhà chị Mai bị nứt do nhà chị được xây dựng
trên nền móng yếu). Chị Mai đã khởi kiện anh Tuấn đến tòa án có thẩm quyền, yêu cầu xét xử
buộc anh Tuấn phải bồi thường thiệt hại là 50tr. Tòa án thụ lý vụ án, trưng cầu giám định theo yêu
cầu của chị Mai, chi phí giám định là 5 triệu đồng. Kết quả giám định xác định: nhà chị Mai có 2
vết nứt, do tác động của việc sửa nhà của anh Tuấn. Hỏi:
5


a. Chị Mai phải chứng minh những vấn đề gì? Bằng các chứng cứ nào?
b. Bản án sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của chị Mai, buộc anh Tuấn bồi thường cho
chị Mai số tiền 50tr. Chi phí giám định đương sự nào chịu?

6


CHUYÊN ĐỀ 4
BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI,
TẠM ĐÌNH CHỈ, ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ
I/ Trả lời đúng sai, nêu căn cứ pháp lý, giải thích?
1/ Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ

tục phúc thẩm.
2/ Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải thực hiện biện pháp bảo đảm.
3/ Tòa án chỉ ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sau khi đạ thụ lý vụ án.
4/ Tòa án không có quyền tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
5/ Nếu nguyên đơn chết, Tòa án phải đình chỉ giải quyết vụ án.
6/ Đương sự có quyền làm đơn đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án.
7/ Tại phiên tòa sơ thẩm, nếu nguyên đơn rút toàn bộ đơn khởi kiện thì Tòa án phải đình chỉ
giải quyết vụ án.
8/ Khi vụ án bị đình chỉ giải quyết, người khởi kiện không có quyền khởi kiện lại.
9/ Quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có hiệu lực thi hành
ngay.
10/ Tòa án phải đình chỉ giải quyết vụ án nếu người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chết.
II/ Bài tập
Câu 1/ Anh Nam khởi kiện yêu cầu anh Hùng trả lại nhà căn nhà anh Hùng đang quản lý, sử
dụng tại quận 9, vì cho rằng anh Hùng được anh Nam cho ở nhờ, anh Hùng đã làm thủ tục hợp
thức hóa căn nhà mang tên anh Hùng. Sau khi Tòa án thụ lý vụ án, nhận thấy anh Hùng treo bảng
bán nhà, có nhiều người đến hỏi mua nhà nên anh Nam làm đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời cấm anh Hùng bán căn nhà tranh chấp, được Tòa án chấp nhận ra quyết
định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời: cấm anh Hùng bán nhà.
a/ Nhận xét về quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp này?
b/ Anh Hùng có quyền gì đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa
án nêu trên?
Câu 2/ Ngày 10/10/2012, Công ty A ký hợp đồng với Công ty B, nội dung: Công ty A thi
công ép cọc toàn bộ công trình Kiên Lương Plazza, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang cho
Công ty B, thời hạn hợp đồng 01 năm, giá trị hợp đồng: tính theo số mét cọc thực tế, đơn giá
90.000đ/m. Sau khi Công ty A ép cọc giai đoạn 1 xong thì Công ty B đơn phương chấm dứt hợp
đồng. Công ty A khởi kiện yêu cầu Công ty B thanh toán khối lượng đã thi công 4.700m, tương
đương 423tr. Hỏi:
a/ Giả sử tại phiên hòa giải, nguyên đơn và bị đơn thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp
và không yêu cầu Tòa án giải quyết bằng bản án, quyết định. Tòa án xử lý tình huống này như thế

nào?
7


b/ Giả sử hòa giải không thành nên Tòa án mở phiên tòa để xét xử. Tại phiên tòa sơ thẩm,
nguyên đơn đưa ra yêu cầu buộc bị đơn phải bồi thường 100tr do bị đơn đơn phương chấm dứt
hợp đồng. Tòa án xử lý tình huống này như thế nào?

8


CHUYÊN ĐỀ 5
THỦ TỤC SƠ THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ
I/ Trả lời đúng sai, nêu căn cứ pháp lý, giải thích?
1/ Tòa án phải trả lại đơn khởi kiện nếu thời hiệu khởi kiện đã hết.
2/ Nếu đương sự không sử dụng được tiếng Việt thì Tòa án phải dịch toàn bộ bản án cho
đương sự.
3/ Trước khi xét xử sơ thẩm, Tòa án phải tiến hành hòa giải tất cả các tranh chấp trong vụ
án.
4/ Tại phiên tòa sơ thẩm, đương sự có quyền rút một phần yêu cầu khởi kiện.
5/ Thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm là 15 ngày làm việc.
6/ Tòa án chỉ ra quyết định trưng cầu giám định khi đương sự yêu cầu.
7/ Việc thay đổi Thư ký Tòa án có thể diễn ra tại phiên tòa sơ thẩm.
8/ Nếu người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt Hội đồng xét xử phải
hoãn phiên tòa sơ thẩm.
9/ Tại phiên tòa sơ thẩm, nguyên đơn có quyền tranh luận với người bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của bị đơn.
10/ Thẩm phán có quyền gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử không quá 1 tháng.
11/ Hội đồng xét xử sở thẩm vụ án dân sự phải có hội thẩm nhân dân tham gia.
12/ Khi đương sự không đồng ý, Tòa án không được xét xử vụ án dân sự theo thủ tục rút

gọn.
II/ Bài tập
Câu 1/ Ngày 25/6/2007, Công ty ABC ký với Công ty XYZ hợp đồng số 06, nội dung:
Công ty ABC cung cấp, lắp đặt cho Công ty XYZ dây chuyền thiết bị hoàn chỉnh, chuyển giao
công nghệ chế biến tinh bột khoai mì, công suất chế biến 80 tấn bột mì/ngày, thời gian hoàn thành
30/4/2008, giá trị hợp đồng 28 tỷ; thanh toán 20 tỷ ngay khi ký hợp đồng, thanh toán 8 tỷ sau khi
nghiệm thu. Hai bên đã lập biên bản nghiệm thu ngày 25/6/2008. Nhưng phía Công ty XYZ vẫn
chưa thanh toán số tiền 8 tỷ đồng với lý do hoạt động sản xuất kinh doanh đang gặp khó khăn.
Công ty ABC khởi kiện Công ty XYZ yêu cầu thanh toán đủ 8 tỷ đồng ngay khi bản án có
hiệu lực pháp luật, được Tòa án thụ lý vụ án. Hỏi:
a/ Tòa án triệu tập đương sự tham gia hòa giải ngày 15/02/2009. Đại diện bị đơn vắng mặt
nhưng có nhân viên đến nộp cho Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải văn bản trình bày ý kiến của bị
đơn có nội dung xin vắng mặt tại phiên hòa giải và chấp nhận toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn.
Có căn cứ để Tòa án lập biên bản hòa giải thành không? Tại sao?
b/ Giả sử hòa giải không thành. Tại phiên tòa sơ thẩm, bị đơn yêu cầu được trả số nợ 8 tỷ
trong 8 tháng (1 tỷ/tháng), được nguyên đơn chấp nhận. Tòa án giải quyết tình huống này như thế
nào?
9


c/ Đại diện Viện kiểm sát có bắt buộc tham gia phiên tòa sơ thẩm này không? Tại sao?
d/ Giả sử nguyên đơn và bị đơn đều làm đơn đề nghị xét xử vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm,
Tòa án xử lý như thế nào?
e/ Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp?
Câu 2/ Ngày 21/7/2013, Công ty A ký hợp đồng với Công ty B với nội dung: Công ty A san
lắp toàn bộ mặt bằng khu công nghiệp Lê Minh Xuân, trị giá hợp đồng 5 tỷ, thanh toán làm 5 đợt,
theo tiến độ thi công công trình. Công ty A đã thi công xong giai đoạn 4 của công trình, nhận 3 tỷ
đồng (là giá trị thi công giai đoạn 1, 2, 3; còn giai đoạn 4 chưa thanh toán) thì Công ty B đơn
phương chấp dứt hợp đồng. Công ty A khởi kiện yêu cầu Công ty B thanh toán 1 tỷ đồng giá trị
thi công giai đoạn 4, được Tòa án thụ lý vụ án. Hỏi:

a/ Tại phiên hòa giải, bị đơn đề nghị Tòa án hoãn phiên hòa giải để bị đơn làm thủ tục yêu
cầu người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Đề nghị này có được Tòa án chấp nhận không? Tại
sao?
b/ Giả sử tại phiên tòa sơ thẩm, nguyên đơn rút toàn bộ đơn khởi kiện, Tòa án giải quyết vụ
án như thế nào?

10


CHUYÊN ĐỀ 6
THỦ TỤC PHÚC THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ
I/ Trả lời đúng sai, nêu căn cứ pháp lý, giải thích?
1/ Người đại diện theo ủy quyền của đương sự không có quyền kháng cáo thay đương sự.
2/ Thời hạn kháng nghị phúc thẩm bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án.
3/ Nguyên đơn không kháng cáo thì không có quyền rút đơn khởi kiện.
4/ Chủ tọa phiên tòa có quyền hoãn phiên tòa phúc thẩm để đương sự mời người làm chứng.
5/ Tòa án cấp phúc thẩm phải triệu tập tất cả đương sự của vụ án tham gia phiên tòa phúc
thẩm.
6/ Tòa án cấp phúc thẩm không có quyền xét xử lại toàn bộ vụ án đã được Tòa án cấp sơ
thẩm giải quyết.
7/ Biện pháp khẩn cấp tạm thời không được áp dụng ở giai đoạn xét xử phúc thẩm.
8/ Nội dung của bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm không có hiệu lực thi
hành.
9/ Ở giai đoạn xét xử phúc thẩm, Tòa án không có quyền công nhận sự thỏa thuận hợp pháp,
tự nguyện của các đương sự.
10/ Nếu người kháng cáo vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm thì Hội đồng xét xử đình chỉ xét
xử phúc thẩm.
11/ Phiên tòa phúc thẩm theo thủ tục rút gọn đơn giản hơn phiên tòa phúc thẩm theo thủ tục
thông thường.
12/ Tòa án không được tiến hành hòa giải tại phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự.

II/ Bài tập
Câu 1/ Công ty A khởi kiện Công ty B với yêu cầu phải bồi thường số tiền 50tr do: ngày
02/3/2011 Công ty A gửi cho Công ty B 1 bưu kiện mang số TB 276683 bên trong là 1 máy đo
nồng độ cồn, nơi nhận là Trung tâm đo lường Việt Nam. Do nhân viên phát bưu kiện bị tai nạn
nên làm thất lạc bưu kiện trên. Công ty B đề nghị bồi thường 10tr nhưng Công ty A không đồng
ý. Bản án sơ thẩm chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Hỏi:
a/ Bị đơn kháng cáo không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, chỉ đồng ý bồi
thường 10tr. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị đơn đưa ra ý kiến bị đơn sẽ bồi thường cho nguyên đơn
40tr và yêu cầu nguyên đơn phải rút toàn bộ đơn khởi kiện tại phiên tòa phúc thẩm, không yêu
cầu Tòa án giải quyết tranh chấp. Nếu bạn là nguyên đơn, bạn đồng ý với ý kiến của bị đơn
không, tại sao?
b/ Giả sử khi đọc hồ sơ vụ án, Thẩm phán phụ trách giải quyết vụ án phát hiện biên bản hòa
giải được lập nhưng không có chữ ký của Thẩm phán và thư ký của Tòa án cấp sơ thẩm. Vậy có
căn cứ để Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy án sơ thẩm không?
11


Câu 2/ Chị Mai khởi kiện yêu cầu anh Bình phải trả 02 tháng tiền nhà bằng 20 triệu (tháng
11 + tháng 12/2014). Bản án sơ thẩm của TAND huyện X tuyên xử: buộc anh Bình phải trả số
tiền thuê nhà tháng 12/2014 cho chị Mai là 10 triệu đồng, không chấp nhận yêu cầu đòi tiền thuê
nhà tháng 11/2014, vì không có chứng cứ. Chị Mai kháng cáo với yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm
xét xử lại vụ án, buộc anh Bình trả đủ số tiền thuê nhà còn nợ là 20 triệu đồng. Hỏi:
a/ Sau khi thụ lý phúc thẩm, anh Bình làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết buộc chị Mai phải
trả lại cho anh số tiền 5 triệu đồng mà anh Bình đã bỏ ra để sửa chữa nhà trong thời gian thuê.
Hãy cho biết hướng giải quyết của Tòa án trong trường hợp này?
b/ Giả sử tại phiên tòa phúc thẩm, chị Mai rút đơn kháng cáo. Theo quy định của pháp luật,
Tòa án phải giải quyết vụ án như thế nào?

12



CHUYÊN ĐỀ 7
THỦ TỤC ĐẶC BIỆT XEM XÉT LẠI BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH
ĐÃ CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT;
THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ
I/ Trả lời đúng sai, nêu căn cứ pháp lý, giải thích?
1/ Trong việc dân sự không có hòa giải.
2/ Quyết định giải quyết việc dân sự có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc
thẩm.
3/ Người yêu cầu giải quyết việc dân sự có quyền yêu cầu thay đổi Thẩm phán giải quyết
việc dân sự.
4/ Nếu Viện kiểm sát đề nghị, Tòa án phải triệu tập người làm chứng tham gia phiên họp
giải quyết việc dân sự.
5/ Hội đồng tái thẩm có quyền hủy toàn bộ bản án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị tái
thẩm.
6/ Thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm là 3 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực
pháp luật.
7/ Người yêu cầu giải quyết việc dân sự không có nghĩa vụ chứng minh.
8/ Tất cả đương sự phải tham dự phiên tòa giám đốc thẩm.
9/ Người đã kháng nghị giám đốc thẩm có quyền thay đổi, bổ sung quyết định kháng nghị.
10/ Khi có yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân
tối cao phải xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
II/ Bài tập
Câu 1/ A (cư trú tại quận 9) khởi kiện yêu cầu B và C (cùng cư trú tại quận Thủ Đức) tranh
chấp về di sản thừa kế do cha mẹ (ông K, bà H) chết để lại, không có di chúc, di sản là căn nhà
quận 12, trị giá 4 tỷ. Ngày 12/4/2013, Tòa án ra Bản án sơ thẩm tuyên xử: xác định di sản là căn
nhà tọa lạc tại quận 12, trị giá 3,6 tỷ, chia đều cho A, B, C mỗi người thừa kế 1/3 giá trị căn nhà.
Không có kháng cáo, kháng nghị bản án sơ thẩm.
Đầu năm 2014, D (định cư tại Lào) về Việt Nam biết được sự việc tranh chấp đã được Tòa
án giải quyết xong. D có giấy tờ chứng minh ông K và bà H có 04 con chung gồm: A, B, C, D.

Hỏi: Trong tình huống trên D cần tiến hành thủ tục gì để bảo vệ quyền lợi cho chính mình? Nêu
cụ thể về trình tự, thủ tục?
Câu 2/ Công ty dịch vụ bảo vệ An Ninh ký hợp đồng cung cấp dịch vụ bảo vệ cho Công ty
TNHH AK, phí dịch vụ 15tr/tháng, thời hạn hợp đồng từ 01/01/2010 đến 30/6/2015. Từ tháng
5/2011 đến tháng 9/2011, Công ty AK không thanh toán phí dịch vụ cho Công ty An Ninh. Nên
ngày 10/10/2011, Công ty An Ninh ngừng cung cấp dịch vụ bảo vệ, đã khởi kiện yêu cầu Công ty
AK trả tiền phí dịch vụ là 15tr x 5 tháng = 75tr.
13


Dù được triệu tập hợp lệ 02 lần nhưng bị đơn vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm, bản án sơ thẩm
đã tuyên xử chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Không có kháng cáo, kháng
nghị phúc thẩm. Sau đó, bị đơn phát hiện thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm có Hội thẩm nhân
dân A là sui gia với Thẩm phán chủ tọa phiên tòa (con gái của Thẩm phán kết hôn với con trai của
một Hội thẩm nhân dân A).
Hỏi: Bị đơn cần tiến hành thủ tục gì để bảo vệ quyền lợi cho chính mình?
III.VĂN BẢN PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ, GIÁO TRÌNH
-

BLTTDS 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 hết hiệu lực vào 1/7/2016

-

BLTTDS 2015 có hiệu lực từ 1/7/2017

-

Văn bản hướng dẫn thi hành: chú ý văn bản đã hết hiệu lực

STT


Viết tắt

1

BLTTDS

2

Nghị quyết số
60/2011/QH12 ngày
29/3/2011

Nghị quyết số 60/2011/QH12 ngày 29/3/2011 của Quốc hội v/v
thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng
dân sự

Nghị quyết số
02/2012/NQ-HĐTP
ngày 03/12/2012

Nghị quyết số 02/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội
đồng Thẩm phán TAND tối cao v/v hướng dẫn thi hành một số
quy định của Nghị quyết số 60/2011/QH12 ngày 29/3/2011 của
Quốc hội v/v thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ
luật Tố tụng dân sự

Nghị quyết số
03/2012/NQ-HĐTP
ngày 03/12/2012


Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội
đồng Thẩm phán TAND tối cao v/v hướng dẫn thi hành một số
quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ
luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự

Nghị quyết số
04/2012/NQ-HĐTP
ngày 03/12/2012

Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội
đồng Thẩm phán TAND tối cao v/v hướng dẫn thi hành một số
quy định về “Chứng minh và chứng cứ” của Bộ luật Tố tụng dân
sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Bộ luật Tố tụng dân sự

6

Nghị quyết số
05/2012/NQ-HĐTP
ngày 03/12/2012

Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội
đồng Thẩm phán TAND tối cao v/v hướng dẫn thi hành một số
quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án
cấp sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ
sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng
dân sự


7

Nghị quyết số

Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội

3

4

5

Viết đầy đu
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011

14


06/2012/NQ-HĐTP
ngày 03/12/2012

đồng Thẩm phán TAND tối cao v/v hướng dẫn thi hành một số
quy định trong Phần thứ ba “Thủ tục giải quyết vụ án dân sự tại
Tòa án cấp phúc thẩm” của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa
đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
Tố tụng dân sự

8

Nghị quyết số

03/2006/NQ-HĐTP
ngày 08/7/2006

Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 v/v hướng
dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

9

Nghị quyết số
02/2005/NQ-HĐTP
ngày 27/4/2005

Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP ngày 27/4/2005 của Hội đồng
thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số
quy định tại Chương VIII “Các biện pháp khẩn cấp tạm thời”
của Bộ luật Tố tụng dân sự

10

Thông tư liên tịch số
04/TTLTVKSNDTCTANDTC ngày
01/8/2012

Thông tư liên tịch số 04/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày
01/8/2012 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân
dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố
tụng dân sự về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng
dân sự


11

Thông tư liên tịch số
03/2013/TTLTTANDTCVKSNDTC ngày
15/10/2013

Thông tư liên tịch số 03/2013/TTLT-TANDTC-VKSNDTC
ngày 15/10/2013 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án
nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định về thủ tục
giám đốc thẩm, tái thẩm và thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết
định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao của Bộ
luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự

12

Pháp lệnh Án phí, lệ
phí Tòa án 2009

Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12 ngày 27/02/2009 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội về án phí, lệ phí tòa án

13

Luật phí và lệ phí
2015

14

Nghị quyết số

01/2012/NQ-HĐTP
ngày 13/6/2012

Nghị quyết số 01/2012/NQ-HĐTP ngày 13/6/2012 của Hội đồng
thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật
về án phí, lệ phí Tòa án

15

Nghị quyết số
02/2015/NQ-HĐTP
ngày 15/01/2015

Nghị quyết 02/2015/NQ-HĐTP sửa đổi Nghị quyết 01/2012/NQHĐTP hướng dẫn áp dụng quy định của pháp luật về án phí, lệ
phí toà án do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban
hành

16

Ban hành ngày 25/11/2015, có hiệu lực: 01/7/2017

Pháp lệnh số
Pháp lệnh số 02/2012/UBTVQH13 ngày 28/3/2012 của Ủy ban
02/2012/UBTVQH13 Thường vụ Quốc hội về chi phí giám định, định giá; chi phí cho
15


ngày 28/3/2012

người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng dân sự


17

Thông tư liên tịch số
01/2012/TTLTTANDTCVKSNDTC-BTP
ngày 18/9/2012

Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP
ngày 18/9/2012 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân
dân tối cao và Bộ Tư pháp về hướng dẫn thực hiện trách nhiệm
bồi thường của nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng
hành chính

18

Thông tư liên tịch số
01/2014/TTLTTANDTCVKSNDTC-BTP
ngày 06/01/2014

Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP
ngày 06/01/2014 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát
nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp v/v hướng dẫn thi hành Điều
32a của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự

19

Nghị quyết số
01/2014/NQ-HĐTP
ngày 20/3/2014


Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20/3/2014 của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số
quy định Luật Trọng tài thương mại

20

Giáo trình

Bình luận những điểm mới trong Bộ luật tố tụng dân sự năm
2015 (Chủ biên: PGS. TS. Nguyễn Thị Hoài Phương; NXB
Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, 2016)

21
22

23

Luật TCTAND 2014 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014
Luật TCVKSND
2014

Các luật khác

Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014
Bộ luật lao động 2012, Bộ luật Dân sự 2015, Luật Doanh nghiệp,
Luật Thương mại, Luật Trọng tài thương mại, Luật Phá sản, Luật
Công chứng, Luật Thi hành án dân sự, Luật Đất đai, Luật Báo
chí,….


16



×