TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đầu tư trực tiếp nước ngoài về lý luận cũng như thực tế đã chứng minh có vai trò
rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia nói chung cũng như
từng địa phương tiếp nhận nói riêng.
Tuy nhiên, trong những năm qua đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên còn tồn tại nhiều hạn chế như: số lượng dự án thu hút được còn ít, quy mô các dự
án nhỏ, cơ cấu của các dự án theo hình thức, theo ngành và lĩnh vực còn chưa thật sự hợp
lý, điều này đã làm hạn chế vai trò của nguồn vốn này đối với sự phát triển kinh tế xã hội
của Thái Nguyên. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài: “ Thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2020” làm đề tài luận văn thạc sỹ
kinh tế, chuyên ngành Kinh tế đầu tư.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bố cục luận văn chia
làm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương 2: Một số vấn đề lý luận về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Chương 3: Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên giai đoạn 2006-2012
Chương 4: Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020
Nội dung cụ thể như sau:
Trong chương 1 “Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài” tác giả đã
trình bày tính cấp thiết và lý do của việc lựa chọn nghiên cứu đề tài: “ Thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2012”. Việc nghiên cứu
đều tài xuất phát từ tầm quan trọng to lớn của nguốn vốn FDI đối với sự phát triển kinh tế
xã hội của địa phương, tuy nhiên thực tế tình hình thu hút nguồn vốn FDI tại Thái
Nguyên trong những năm qua lại khá khiêm tốn. Chính vì vậy, cần phải có một công
trình nghiên cứu cụ thể về tình hình thu hút FDI tại địa phương để có thể đánh giá, tìm ra
những nguyên nhân hạn chế của hoạt động thu hút FDI tại Thái Nguyên và đưa ra những
giải pháp để khắc phục tình trạng trên.
Bên cạnh đó, trong chương này tác giả cũng đã trình bày về mục tiêu nghiên cứu,
phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu của luận văn. Trong đó mục tiêu nghiên
cứu của luận văn hướng tới là hệ thống hóa lý luận về FDI, đánh giá tình hình thu hút
FDI tại địa phương, tìm ra những hạn chế và nguyên nhân để từ đó đưa ra những giải
pháp nhằm tăng cường thu hút FDI tại địa phương. Phươn pháp nghiên cứu được tác giả
sử dụng chủ yếu là các phương pháp định tính như so sánh, phân tích, hỏi ý kiến chuyên
gia kết hợp với một số phương pháp định lượng về thống kê
Ngoài ra, tác giả cũng đã đưa ra một cái nhìn tổng quan về tình hình nghiên cứu
của các công trình liên quan đến đề tài thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tác giả đã có
những nhận xét đó là: Trong những năm qua, mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu
liên quan đến hướng nghiên cứu của đề tài. Tuy nhiên đa phần các đề tài mới chỉ dừng lại
ở việc nghiên cứu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài dưới góc độ chung của cả đất nước,
số công trình nghiên cứu về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên phạm vi địa phương,
cụ thể là trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên còn khá hạn chế. Chính vì vậy, luận văn sẽ đi sâu
vào nghiên cứu thực trạng về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thái Nguyên giai
đoạn 2006 -2012 và tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài tại Thái Nguyên.
Trong chương 2 “Một số vấn đề lý luận về thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài” tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến đầu tư trực tiếp nước
ngoài, từ việc xem xét: Khái niệm, đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài, các lý
thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài, tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với
nước tiếp nhận cũng như xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài và bài học kinh nghiệm của các địa phương khác đối với Thái Nguyên.
Trong đó, tác giả đã đưa ra khái niệm cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài theo
các khái niệm của các tổ chức trên thế giới, theo luật pháp cũng như theo cách nhìn nhận
của chính tác giả.
Luận văn đưa ra và phân tích ưu nhược điểm của một số hình thức chủ yếu của
đầu tư trực tiếp nước ngoài đó là các hình thức:
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh
- Doanh nghiệp liên doanh
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
- Hơ ̣p đồ ng BOT
Để có thể hiểu được nguồn gốc ra đời của đầu tư trực tiếp nước ngoài, luận văn
đưa ra 3 lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đó là các lý thuyết : Lý thuyết lợi ích
cận biên, lý thuyết chu kỳ sống của sản phẩm và lý thuyết chiết trung
Ngoài ra, để có thể hiểu được ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với
nước tiếp nhận. Tác giả cũng đã phân tích tác động của hoạt động này đối với nơi tiếp
nhận trên cả hai phương diện tích cực cũng như tiêu cực. Theo đó:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có ảnh hưởng tích cực đối với nơi tiếp nhận được thể
hiện như sau:
- FDI là nguồn vốn quan trọng góp phần giải quyết khó khăn về thiếu hụt vốn cho
các nước tiếp nhận đầu tư
- FDI tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- FDI tác động tích cực đến phát triển khả năng công nghệ của nước chủ nhà
- FDI góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo việc làm và tăng thu nhập
cho người lao động.
- FDI góp phần làm tăng các nguồ n thu , góp phần cải thiện cán cân thanh toán
quố c tế .
-FDI góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế đấ t nước
Tuy nhiên, đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng gây tác động tiêu cực đến nơi tiếp
nhận như:
- Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể tạo ra một cơ cấu kinh tế bất hợp lí .
- Nếu tiếp nhận tràn lan, không chọn lọc sẽ dẫn đến việc khai thác không hiệu quả
nguồn tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của
nước tiếp nhận
- Các nước đang phát triển, do trình độ chuyên môn, năng lực quản lý kém, các
chính sách có nhiều kẽ hở nên thường bị các nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng
- FDI làm tăng sự phụ thuộc của nước tiếp nhận vào vốn, khoa học kỹ thuật, thị
trường tiêu thụ hàng hóa của các công ty xuyên quốc gia
- Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể gây ra hiện tượng “chảy máu chất
xám”.
- Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài gây ra sự cạnh tranh với các doanh nghiệp
trong nước, có thể khiến các doanh nghiệp trong nước phá sản.
Bên cạnh đó, luận văn cũng đã đưa ra được các yếu tố có ảnh hưởng đến việc thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đứng trên phương diện của cả nước nói chung cũng như
đứng trên góc độ của địa phương. Theo đó, thu hút FDI phụ thuộc vào sự ổn định về
chính trị, kinh tế - xã hội, môi trường kinh tế, sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng,
hiệu quả của các dự án FDI đã triển khai, mối quan hệ kinh tế quốc tế của quốc gia tiếp
nhận, hệ thống pháp luật và các chính sách có liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp
nước ngoài, nguồn lao động, điều kiện tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đối với
từng địa phương thì để cạnh tranh với các tỉnh khác trong thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài, các địa phương phải tạo ra được những lợi thế so sánh của mình. Các lợi thế này
được thể hiện ở thủ tục hành chính, chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư, công tác
xúc tiến đầu tư, công tác hỗ trợ triển khai các dự án
Ngoài ra , Luận văn còn xem xét kinh nghiệm thu hút FDI của 2 địa phương có
những thành tựu trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đó là Hà Nội và Đà Nẵng để từ
đó rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thái Nguyên. Theo đó, để có thể tăng cường thu
hút FDI vào địa bàn tỉnh. Thái Nguyên cần làm tốt những việc sau:
- Tích cực đẩy mạnh hoàn thiện, nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng,
- Coi trọng các nhà đầu tư nước ngoài, coi họ như những đối tác của địa phương
chứ không phải là những đơn vị thuộc quyền quản lý.
- Thủ tục hành chính cần được cải cách theo hướng đơn giản, nhanh chóng hiệu
quả.
- Thực hiện các chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn nhằm thu hút các nhà đầu tư
nước ngoài vào địa phương
- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư
- Chủ động xây dựng đội ngũ lao động đáp ứng nhu cầu lao động của các nhà đầu
tư nước ngoài
- Kiên quyết loại bỏ những dự án đầu tư gây ô nhiễm môi trường, những dự án đầu
tư không hiệu quả nhằm tránh lãng phí nguồn lực của địa phương cũng như bảo vệ hình
ảnh về môi trường đầu tư của tỉnh
- Xây dựng chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài có trọng điểm, phù hợp
với lợi thế cũng như định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng
tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ
Trong chương 3 “ Thực trạng thu hút Luận văn đi vào xem xét điều đầu tư
trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2012” Tác giả đã
trình bày những nét khái quát và đưa ra những nhận về ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên có ảnh hưởng đến tình hình thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài trong giai đoạn 2006-2012
Tiếp sau đó, Luận văn đã đi vào phân tích thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2020 trên 4 khía cạnh đó là: Các
chính sách thu hút vốn FDI, Quy mô và số dự án FDI, Cơ cấu các dự án FDI, Công tác
xúc tiến đầu tư
Theo đó, các chính sách thu hút vốn FDI tại Thái Nguyên được tác giả nhận định
là rất ưu đãi tuy nhiên việc thực hiện các chính sách này còn tồn tại rất nhiều hạn chế, bên
cạnh đó việc cạnh tranh gay gắt trong thu hút FDI giữa các địa phương đã làm giảm đi
đáng kể hiệu quả của những chính sách này trong thu hút FDI vào Thái Nguyên
Về quy mô và số dự án thu hút FDI trong giai đoạn 2006-2012 trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên. Luận văn đã đưa ra được những đánh giá đó là số dự án và quy mô các dự
án FDI thu hút vào Thái Nguyên trong giai đoàn này là thành công hơn so với giai đoạn
trước, với số dự án FDI đầu tư vào Thái Nguyên bằng 48.9% tổng số dự án của cả giai
đoạn 1993-2012, vốn thực hiện trong giai đoạn đạt 147.36 triệu USD chiếm 62% tổng
vốn thực hiện từ trước tới nay. Tình lệ vốn thực hiện/vốn đăng ký của các dự án FDI tại
tỉnh Thái Nguyên cũng khá cao so với mặt bằng chung của cả nước.
Tuy nhiên nếu so sánh với trung bình cả nước và các địa phương khác có
điều kiện về địa lý, diện tích, dân số tương tự có thể nhận thấy rằng vốn FDI đăng
ký cũng như lượng vốn FDI thực hiện hàng năm của địa phương thấp hơn nhiều so
với trung bình một địa phương trên cả nước. Tính trung bình trong giai đoạn mỗi
năm lượng vốn FDI thực hiện trung bình là 21.05 triệu USD chỉ bằng 12% lượng
vốn đầu tư FDI thực hiện trung bình của một địa phương trên cả nước.
Bên cạnh đó, số dự án FDI bị thu hồi và chấm dứt hoạt động trong giai đoạn
2006-2012 tại Thái Nguyên chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng vốn cũng như tổng số dự
án FDI mà địa phương thu hút được. Điều này được đánh giá là sẽ có ảnh tiêu cực đến
hình ảnh về môi trường đầu tư của địa phương.
Về cơ cấu các dự án FDI thu hút trong giai đoạn 2006-2012. Tác giả cũng đã phân
tích về cơ cấu vốn FDI theo các góc độ ngành kinh tế, hình thức đầu tư, đối tác đầu tư.
Qua đó tác giả đã có những nhận định về cơ cấu vốn FDI thu hút trên địa bàn Thái
Nguyên giai đoạn 2006-2012 đó là:
Cơ cấu của các dự án FDI theo ngành kinh tế tại Thái Nguyên trong giai đoạn này
(2006-2012) tương đối giống so với tình hình FDI chung của cả nước với ngành công
nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất tiếp đó là dịch vụ và chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là ngành
nông nghiệp
Theo hình thức đầu tư: Tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên, chỉ mới có 2 hình thức đầu
tư FDI xuất hiện trong đó hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm tỷ trọng
cao hơn với 15 dự án tương ứng với 66 % tổng số dự án toàn giai đoạn, số doanh nghiệp
liên doanh là 8 doanh nghiệp chiếm 34% tổng số dự án. Tuy nhiên nếu xét theo quy mô
vốn thì hai hình thức này không có sự khác biệt lớn với 53% tổng số vốn là thuộc doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài và 47% vốn là thuộc doanh nghiệp liên doanh. Điều này
chứng tỏ trung bình các dự án liên doanh có quy mô vốn lớn hơn so vơi các dự án 100%
vốn nước ngoài
Theo đối tác đầu tư: Trong giai đoạn 2006-2012, các nhà đầu tư trực tiếp nước
ngoài đến Thái Nguyên chủ yếu từ khu vực châu Á, trong đó đặc biệt là các nhà đầu tư
đến từ Trung Quốc và Đài Loan. Tuy nhiên lượng vốn của các dự án này lại tương đối
nhỏ chiếm tỷ trọng thấp. Lượng vốn FDI thực hiện lớn nhất trong giai đoạn lại thuộc về
một dự án của Canada được đăng ký từ giai đoạn trước.
Về công tác xúc tiến đầu tư, luận văn đã đưa ra những nhận định đó là mặc dù đã
có sự quan tâm tới công tác xúc tiến đầu tư thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tuy nhiên
thực trạng công tác này tại Thái Nguyên còn rất yếu và thiếu hiệu quả, chưa đem lại
nhiều chuyển biến tích cực đối với hoạt động thu hút FDI vào địa phương.
Sau khi phân tích thực trạng thu hút FDI tại Thái Nguyên giai đoạn 2006-2012,
Luận văn đã đưa ra những đánh giá về kết quả đạt được cũng như những tồn tại và hạn
chế của hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Theo đó, trong giai đoạn 2006-2012 Thái Nguyên đã đạt được một số thành tựu
nhất định về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đó là: Tổng vốn đầu tư FDI đăng ký
trong giai đoạn đạt 166.33 triệu USD trong đó vốn thực hiện là 147 triệu USD, chiếm 5%
tổng vốn đầu tư của cả tỉnh; Tỷ lệ vốn thực hiện/vốn đăng ký tương đối cao;Cơ cấu vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo hình thức đầu tư đã đạt được sự cân bằng đáng kể
giữa hai hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài là liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài; thiết lập được mối quan hệ với các đối tác châu Á – những đối tác có nhiều
nét tương đồng trong văn hóa, lối sống với Việt Nam.
Tuy nhiên, tình hình thu hút FDI trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn trên vẫn còn tồn
tại nhiều hạn chế trong đó số lượng các dự án cũng như quy mô của các dự án còn rất
khiêm tốn, tình hình triển khai các dự án FDI chậm, số dự án bị rút phép chiếm tỷ lệ cao,
có sự mất cân đối trong cơ cấu đầu tư của các dự án FDI
Giải thích cho những hạn chế trong thu hút FDI tại Thái Nguyên, luận văn đã đưa
được một số nguyên nhân chủ yếu đó là:
+ Công tác quy hoạch chưa hoàn thiện, chồng chéo
+ Hoạt động xúc tiến đầu tư thiếu hiệu quả
+ Công tác quản lý nhà nước còn lỏng lẻo
+ Các rào cản hành chính
+ Hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém
+ Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp
FDI
+ Sự cạnh tranh gay gắt giữa các địa phương trong thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài
Trong chương 4 “ Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020” luận văn đã trình bày
những định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 đó là:
- Xây dựng tỉnh Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế (công
nghiệp, thương mại, du lịch), văn hóa, giáo dục, y tế của Vùng trung du và miền núi Bắc
Bộ
- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2012 - 2020 đạt 11 - 12%/năm; trong
đó, tăng trưởng bình quân của các ngành trong cả thời kỳ 2006 - 2020: nông, lâm nghiệp,
thuỷ sản đạt 5 - 5,5%/năm, công nghiệp - xây dựng đạt 13,5 - 14,5%/năm, dịch vụ đạt
12,5 - 13,5%/năm;
- GDP bình quân đầu người đạt 1.300 - 1.400 USD vào năm 2015 và 2.200 - 2.300
USD vào năm 2020;
- Cơ cấu kinh tế: công nghiệp và xây dựng chiếm 47 - 48%, , dịch vụ chiếm 42 43%, nông nghiệp chiếm 9 - 10% vào năm 2020
- Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 132 triệu USD vào năm 2015 và trên 250 triệu
USD vào năm 2020; tốc độ tăng xuất khẩu bình quân trong cả thời kỳ 2012 - 2020 đạt 15
- 16%/năm.
- Tốc độ tăng dân số tăng bình quân thời kỳ 2012 - 2020 đạt 0,9%/năm
- Phấn đấu tạo việc làm bình quân hàng năm cho ít nhất 15.000 lao động trong thời
kỳ 2012 - 2020; giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 2,5 - 3% vào năm 2020.
Ngoài ra, luận văn đã trình bày quan điểm và định hướng thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến 2020
Theo đó, hệ thống các quan điểm trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên đến 2020 là:
+ Xác định FDI là nguồn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư trong nước
+ Duy trì nhất quán, ổn định, lâu dài các chính sách thu hút FDI.
+ Đa dạng hóa các đối tác đầu tư nước ngoài
+ Đa dạng hoá các hình thức FDI
+ Thu hút FDI đi kèm ổn định chính trị và xã hội
Bên cạnh đó, dựa vào chủ trương và đường lối phát triển tỉnh trong những năm
tiếp theo cũng như tính toán của tác giả, tác giả đã có những dự đoán về nhu cầ u vố n đầ u
tư và đinh
̣ hướng thu hút vố n đầ u tư trực tiế p nướ c ngoài trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
đến năm 2020. Theo đó để đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội, tổ ng nhu cầ u vố n đầ u
tư giai đoa ̣n 2012- 2020 ước tính khoảng 450 ngàn tỷ đồng. Và lượng FDI cần thiết trong
giai đoạn 2011-2020 là 30% tổng vốn đầu tư tức là vào khoảng 135 nghìn tỷ đồng.
Luận văn cũng đã đua ra những định hướng trong thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020. Đó là:
+ Ưu tiên lĩnh vực công nghiệp khai khoáng, công nghiệp chế biến và công nghệ
cao
+ Thu hút có chọn lọc FDI vào khu vực dịch vụ
+ Ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiê ̣p – cụm công nghiệp
+ Ưu tiên dự án vốn lớn và công nghệ hiện đại
Cuối cùng, để có thể khắc phục được những hạn chế cũng như tăng cường hiệu
quả của hoạt động thu hút FDI tại địa phương nhằm đảm bảo đạt được những mục tiêu về
kinh tế xã hội đã đặt ra, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI
vào Thái Nguyên đến năm 2020 đó là:
- Nâng cao chấ t lươ ̣ng quy hoa ̣ch : Thái Nguyên cần xây dựng một quy hoạch thu
hút FDI theo ngành, vùng một cách rõ ràng cụ thể, Viê ̣c quy hoa ̣ch , thu hút vố n đầ u tư
cần phải gắ n với phát huy nô ̣i lực và lơ ̣i thế so sánh của tỉnh , ưu tiên phát triể n các ngành
có thế mạnh ở địa phương
- Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư: xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư dài
hạn và kế hoạch hành động ngắn hạn từng năm trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh và đảm
bảo thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Gắn kết chương
trình xúc tiến đầu tư ở địa phương với chương trình xúc tiến đầu tư của vùng, với chương
trình xúc tiến đầu tư quốc gia để vừa tiết kiệm chi phí vừa đem lại hiệu quả cao hơn. Đa
dạng hóa các phương thức xúc tiến đầu tư trong đó chú trọng vận động và xúc tiến đầu tư
theo các kênh ngoại giao của trung ương, các bộ, ban ngành
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước: Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
đầu tư nước ngoài thì trước tiên địa phương cần cải tiến phương thức làm việc của các
đơn vị quản lý có liên quan. Cần quán triệt tới từng đơn vị, từng cán bộ rằng rằng phải coi
các doanh nghiệp FDI như là những khách hàng của mình trong việc cung cấp các dịch
vụ công
+ Đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính: Thái Nguyên cần tiếp tục cải cách
thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hơn nữa từ quá trình xin cấp giấy chứng nhận
đầu tư, các thủ tục triển khai dự án đầu tư, tiếp tục triển khai cơ chế "một cửa liên thông"
giải quyết các thủ tục đầu tư và triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh
đó cần chú trọng bồi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý cả về năng lực chuyên môn
cũng như đạo đức nghề nghiệp
- Nâng cấp và cải thiện cơ sở hạ tầng của địa phương: Thái Nguyên cần tập trung
xây dựng mới và hoàn thiện dần các công trình trọng điểm trên địa bàn, từ đó làm tăng
sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Thường xuyên tiến hành rà soát đánh giá các
dự án phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng đang triển khai có tác động trực tiếp tới thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Lập danh mục các dự án ưu tiên đầu tư và tập trung
nguồn lực để hoàn thành, sớm đưa vào sử dụng. Bên canh đó, để giải quyết khó khăn về
vốn trong xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng Thái Nguyên cần chủ động xây dựng kế
hoạch thu hút vốn từ các nguồn khác
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Tăng cường giáo dục toàn diện để nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài cả về chất
lượng chuyên môn cũng như kỷ luật của người lao động
- Hoàn thiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trực tiếp nước ngoài: Thái
Nguyên cần tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi đầu tư hiện hành. Rà soát, nghiên
cứu, ban hành và thực hiện các chính sách ưu đãi phù hợp với tình hình thực tế của địa
phương và quy định của nhà nước