CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG VÀ THẢO LUẬN
MÔN LUẬT HIẾN PHÁP VIỆT NAM
A. MỤC TIÊU MÔN HỌC VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Mục tiêu môn học: Thời lượng: 3 đơn vị học trình (30 ca - 45 tiết tín chỉ: 42
tiết lý thuyết, 08 tiết thảo luận và 2 tiết ôn thi hết môn). Giúp sinh viên nắm và hiểu
được những kiến thức cơ bản về Luật Hiến pháp Việt Nam:
- Lịch sử lập hiến Việt Nam;
- Vị trí, vai trò của các bộ phận trong hệ thống chính trị;
- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân;
- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam;
- Tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước trong Bộ máy nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.
II. Tài liệu học tập:
1. Hệ thống văn bản Hiến pháp Việt Nam
2. Giáo trình Luật HPVN – Đại học Luật Hà Nội
3. Xây dựng và bảo vệ Hiến pháp – Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam (sách
chuyên khảo), Nxb Giáo dục.
4. Giáo trình Bầu cử trong nhà nước pháp quyền – TS.Vũ Văn Nhiêm – NXB
Đại học Quốc gia, năm 2011.
B. GIẢNG LÝ THUYẾT (21 CA = 42 TIẾT) VÀ
THẢO LUẬN (CHIA 2 NHÓM THẢO LUẬN, MỖI NHÓM 4 CA = 8 TIẾT)
Bài 1: KHÁI QUÁT VỀ LUẬT HIẾN PHÁP
VÀ HIẾN PHÁP VIỆT NAM (8 tiết – 4 ca)
I.
Khái quát về Luật Hiến pháp Việt Nam
1. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh
2. Quy phạm và quan hệ Luật Hiến pháp
3. Nguồn của Luật Hiến pháp và vị trí của Luật Hiến pháp trong hệ thống
pháp luật Việt Nam
II.
Khái quát về Hiến pháp
1. Sự ra đời và phát triển của Hiến pháp
2. Khái niệm và các dấu hiệu đặc trưng
III. Khái quát về lịch sử lập hiến Việt Nam
1. Tư tưởng lập hiến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
2. Hiến pháp năm 1946
3. Hiến pháp năm 1959 (sinh viên tự nghiên cứu để chuẩn bị thảo luận lần 1)
4. Hiến pháp năm 1980 (sinh viên tự nghiên cứu để chuẩn bị thảo luận lần 1)
5. Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001)
Bài 2: CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ (4 tiết – 2 ca)
I.
Khái niệm và một số nội dung cơ bản của chế độ chính trị
II.
Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Đảng cộng sản Việt Nam
2. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên
Thảo luận lần 1
(2 ca, chia 2 nhóm: mỗi nhóm 1 ca)
Lưu ý: Sinh viên phải chuẩn bị những nội dung thảo luận sau đây trước khi đến
lớp:
1. So sánh nội dung của 4 bản hiến pháp.
2. Quyền lực nhà nước và các hình thức nhân dân thực hiện quyền lực
nhà nước.
Bài 3: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
(4 tiết – 2 ca)
I. Khái niệm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
II. Các nguyên tắc hiến định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
1. Tôn trọng quyền con người
2. Quyền và nghĩa vụ công dân do Hiến pháp và luật quy định
3. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân
4. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
III. Các nhóm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp hiện
hành.
1. Nhóm quyền và nghĩa vụ chính trị
2. Nhóm quyền tự do dân chủ và tự do cá nhân
3. Nhóm quyền và nghĩa vụ kinh tế - văn hóa - xã hội
Bài 4: KHÁI QUÁT VỀ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC (4 tiết – 2 ca)
I.
Khái niệm về bộ máy nhà nước
1. Định nghĩa bộ máy nhà nước và cơ quan nhà nước
2. Phân loại cơ quan nhà nước
II.
Các nguyên tắc hiến định về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước
1. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và
phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền
2.
3.
4.
5.
lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Nguyên tắc Đảng lãnh đạo
Nguyên tắc tập trung dân chủ
Nguyên tắc pháp chế XHCN
Nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết dân tộc.
Bài 5: CHẾ ĐỘ BẦU CỬ (2 tiết – 1 ca)
I.
Khái niệm và bản chất của chế độ bầu cử
II.
Các nguyên tắc bầu cử
1.
Nguyên tắc phổ thông
2.
Nguyên tắc bình đẳng
3.
Nguyên tắc bầu cử trực tiếp
4.
Nguyên tắc bỏ phiếu kín.
Thảo luận lần 2
(2 ca, chia 2 nhóm: mỗi nhóm 1 ca)
Lưu ý: Sinh viên phải chuẩn bị những nội dung thảo luận sau đây trước khi
đến lớp:
1. Mô hình bộ máy nhà nước qua bốn bản Hiến pháp.
2. Tiến trình một cuộc bầu cử theo pháp luật hiện hành.
1 Ấn định ngày bầu cử
2 Thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử
3 Hội đồng bầu cử
4 Ủy ban bầu cử
5 Tổ bầu cử
6 Sự tham gia của các cơ quan hữu quan
7 Về kinh phí hoạt động
8 Phân chia đơn vị bầu cử
9 Xác định khu vực bỏ phiếu
10 Lập danh sách cử tri
11 Giới thiệu ứng cử viên
12 Hiệp thương lập danh sách ứng cử viên
13 Vận động bầu cử
14 Bỏ phiếu
15 Kiểm phiếu
16 Xác định kết quả bầu cử
17 Công bố kết quả bầu cử
18 Bầu cử thêm, bầu bổ sung
Bài 6: QUỐC HỘI (6 tiết – 3 ca)
I.
Vị trí, tính chất pháp lý
II.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
III.
Cơ cấu tổ chức
IV.
Kỳ họp Quốc hội
V.
Quy chế pháp lý của ĐBQH
Bài 7: CHỦ TỊCH NƯỚC (2 tiết – 1 ca)
I. Vị trí, tính chất pháp lý
II. Nhiệm vụ, quyền hạn
Bài 8: CHÍNH PHỦ (4 tiết – 2 ca)
I. Vị trí, tính chất, chức năng
II. Cơ cấu tổ chức
III. Hình thức hoạt động
Thảo luận lần 3
(2 ca, chia 2 nhóm: mỗi nhóm 1 ca)
Lưu ý: Sinh viên phải chuẩn bị những nội dung thảo luận sau đây trước khi đến
lớp:
1. Vấn đề đổi mới Quốc hội (UBTVQH, các Ủy ban, Hội đồng dân tộc)
2. Vấn đề đổi mới Chủ tịch nước.
3. Vấn đề đổi mới cơ cấu tổ chức của Chính phủ.
4. Mối quan hệ pháp lý giữa Quốc hội, Chủ tịch nước với Chính phủ.
MỘT SỐ ĐIỂM MỚI VỀ VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG CỦA CHÍNH PHỦ TRONG HIẾN PHÁP
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Nguyễn Phước Thọ
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
Chớnh ph l trung tõm b mỏy nh nc. Ci cỏch hnh chớnh l trng tõm ca ci cỏch b mỏy
nh nc.
Vi tớnh nng ng c quy nh bi nn kinh t th trng, hot ng ca Chớnh ph cú tỏc
dng thỳc y hot ng ca b mỏy nh nc. Chớnh ph cú chc nng c bn l thc thi Hin phỏp v
phỏp lut, hoch nh v iu hnh chớnh sỏch quc gia, t chc thc hin phõn b ngõn sỏch, qun lý v
phỏt huy tt c cỏc ngun lc ca quc gia. L c quan cú trỏch nhim t chc thc hin phỏp lut, Chớnh
ph bo m qun lý th trng, qun lý xó hi, bo m quyn t do, dõn ch, quyn con ngi, quyn
cụng dõn; duy trỡ v bo m trt t cng cng.
So vi Hin phỏp nm 1992, quy nh ca Hin phỏp nc Cng hũa xó hi ch ngha Vit Nam
(Hin phỏp nm 2013) v v trớ, tớnh cht, chc nng, nhim v, quyn hn, cng nh v c ch thc
hin quyn lc ca Chớnh ph u cú nhng sa i, b sung theo tinh thn i mi theo hng, cao
v trớ, vai trũ l c quan hnh chớnh nh nc cao nht ca nc Cng hũa xó hi ch ngha Vit Nam;
bo m tớnh c lp tng i, tng cng tớnh ch ng, linh hot, sỏng to v tớnh dõn ch phỏp
quyn trong t chc v hot ng ca Chớnh ph.
Chớnh ph ( cỏc nc thng gi l Ni cỏc) l mt thit ch va mang tớnh cht chớnh tr, va
mang tớnh cht hnh chớnh nh nc. Chớnh ph l ng lc chớnh ca b mỏy nh nc hin i. Trong
iu kin phỏt trin nn kinh t th trng nh hng xó hi ch ngha v ch ng, tớch cc hi nhp
quc t, yêu cầu về nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý hành chính nhà nớc đối vi đời sống kinh tế
xã hội trở nên ngày càng đa dạng và khú khn, phc tp, đòi hỏi phải phát huy mạnh mẽ v trớ vai trò
hnh chớnh nh nc cao nht nc Cng hũa xó hi ch ngha Vit Nam ca Chớnh ph trong qun lý
nh nc i vi cỏc mt i sng kinh t - xó hi ca t nc . Chớnh ph phải có đủ quyền lực và có
khả năng sử dụng quyền lực một cách ch ng, sỏng to, linh hoạt, nhanh nhạy để thc hin tt vai trũ
kin to phỏt trin, qun lý iu hnh hiu lc, hiu qu cỏc mt i sng kinh t - xó hi ca t nc,
ch ng hi nhp quc t.
Ni dung ca iu 94 Hin phỏp nm 2013 gm 2 on, trong ú on th nht quy nh khỏi
quỏt ng thi c tớnh cht, v trớ v chc nng ca Chớnh ph:Chớnh ph l c quan hnh chớnh nh
nc cao nht ca nc Cng ho xó hi ch ngha Vit Nam, thc hin quyn hnh phỏp, l c quan
chp hnh ca Quc hi. õy l quy nh quan trng, cha ng quan im, nhn thc va cú tớnh k
tha, va mang tinh thn i mi v tớnh cht, v trớ v chc nng ca Chớnh ph c hin nh. Ni
dung v tinh thn quy nh ti on u ca iu 94 ny iu u tiờn ca Chng VII v Chớnh ph mang ý ngha rt quan trng, va th hin tớnh k tha Hin phỏp 1946, Hin phỏp nm 1959, Hin phỏp
năm 1980 và Hiến pháp năm 1992, vừa đổi mới có tính đột phá; chi phối mang tính quyết định đối với
toàn bộ nội dung các quy định của Chương này.
1. Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp
Bên cạnh việc kế thừa Hiến pháp năm 1992 (tiếp tục khẳng định Chính phủ là cơ quan hành chính
nhà nước cao nhất nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan chấp hành của Quốc hội) Hiến
pháp năm 2013 đã bổ sung một quy định mới, quan trọng nhất, đó là Chính phủ thực hiện quyền hành
pháp. Quy định Chính phủ thực hiện quyền hành pháp bao hàm cả vị trí của Chính phủ trong phân công
thực hiện quyền lực nhà nước, và chức năng hành pháp của Chính phủ.
Nói Chính phủ thực hiện quyền hành pháp, trước hết là nói đến việc phân công quyền lực (phân
quyền) giữa các nhánh quyền lực nhà nước, theo đó, Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập
pháp, Chính phủ thực hiện quyền hành pháp, Tòa án nhân dân thực hiện quyền tư pháp. Giữa 3 cơ quan
(3 nhánh quyền lực) này có sự phối hợp và kiểm soát lẫn nhau trong việc thực hiện quyền lực được trao .
Nói cách khác, trong cơ cấu quyền lực nhà nước thống nhất, Chính phủ thực hiện quyền hành pháp,
tương ứng với quyền lập hiến, lập pháp thuộc về Quốc hội và quyền tư pháp thuộc về Tòa án nhân dân.
Sự phân công quyền lực này vừa bảo đảm tính thống nhất, vừa bảo đảm tính phối hợp và kiểm soát lẫn
nhau, trên cơ sở hướng tới sự cân bằng và bảo đảm sự thông suốt của quyền lực. Đây là bước tiến có
tính đột phá trong lịch sử lập hiến ở nước ta. Tuy nhiên, việc phân công quyền lực này không phải là
phân chia quyền lực, không phải là tam quyền phân lập, cân bằng và đối trọng như trong các nhà nước
tư sản.
Về mặt lý luận, chức năng hành pháp của Chính phủ thường được thực thi qua các hoạt động chủ
yếu sau: (i) hoạch định và điều hành chính sách quốc gia chính sách; (ii) dự thảo và trình Quốc hội các dự
án luật; (iii) ban hành các kế hoạch, chính sách cụ thể và văn bản dưới luật để các cơ quan hành chính nhà
nước thực thi các chủ trương, chính sách và luật đã được Quốc hội thông qua; (iv) quản lý, điều hành vĩ
mô, hướng dẫn, điều hành và giám sát việc thực hiện kế hoạch, chính sách, chủ trương; (vi) thiết lập trật tự
công (trật tự hành chính) trên cơ sở các quy định của luật; (v) phát hiện, điều tra, xử lý vi phạm theo thẩm
quyền hoặc/và yêu cầu tòa án xét xử theo trình tự thủ tục tư pháp.
Nội hàm và ý nghĩa của quy định Chính phủ thực hiện quyền hành có thể hiểu cụ thể như sau:
- Chính phủ thực hiện quyền hành pháp không có nghĩa là toàn bộ quyền hành pháp được phân
công cho Chính phủ đảm nhiệm. Cũng như ở các nước khác, ở nước ta, Chính phủ được Hiến pháp phân
công thực hiện quyền hành pháp, nhưng trên lý thuyết cũng như trong thực tiễn, không phải tất cả quyền
hành pháp được trao cho Chính phủ. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, quyền hành pháp được
phân chia giữa Chủ tịch nước và Chính phủ. Bên cạnh một số quyền hạn thuộc về lập pháp và tư pháp, thì
nhiều quyền hạn của Chủ tịch nước hiện nay là thuộc về hành pháp như quyền thay mặt nước về đối nội
và đối ngoại, quyền thống lĩnh các lực lượng vũ trang, quyền ra lệnh tổng động viên, ban bố tình trạng
khẩn cấp… Tuy nhiên, Hiến pháp vẫn trao phần lớn quyền hành pháp cho Chính phủ;
- Được Hiến pháp trao cho quyền hành pháp, Chính phủ có tính chất, vị trí và chức năng mới là
cơ quan thực hiện hành pháp. Điều này mang lại cho Chính phủ một vị thế mới trong bộ máy nhà
nước, bảo đảm tính độc lập tương đối hơn trong quan hệ với cơ quan lập pháp và cơ quan tư pháp.
Theo đó, tạo cơ sở tăng cường tính chủ động, linh hoạt và tính sáng tạo của Chính phủ trong hoạt
động, đồng thời, thiết lập tiền đề khách quan cho việc Chính phủ có thể kiểm soát đối với cơ quan lập
pháp và cơ quan tư pháp. Với chức năng thực hiện quyền hành pháp, Chính phủ thực hiện việc hoạch
định và điều hành chính sách quốc gia, tổ chức thực hiện Hiến pháp và pháp luật để duy trì và bảo vệ
trật tự cộng cộng, bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo vệ quyền con người, quyền công dân .
Cụ thể hóa chức năng hành pháp, tại Điều 96, Hiến pháp năm 2013 đã quy định khái quát các
nhiệm vụ, quyền hạn quan trọng của Chính phủ như sau:
- Khẳng định vai trò hoạch định chính sách của Chính phủ, “Đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc
hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn…”.
- Quy định rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong việc tổ chức thi hành Hiến pháp và
pháp luật (khoản 1);
- Thi hành các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của Nhân
dân (khoản 3)…
Bên cạnh quyền trình dự án luật, Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung quyền ban hành văn bản
pháp quy của Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ như một nhiệm vụ, quyền hạn độc
lập của chức năng hành pháp tại Điều 100: “Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang bộ ban hành văn bản pháp luật để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiểm tra việc
thi hành các văn bản đó và xử lý các văn bản trái pháp luật theo quy định của luật”.
2. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam
Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam có nghĩa là Chính phủ nắm quyền thống nhất quản lý điều hành các mặt đời sống kinh tế - xã hội
của đất nước, trước hết là quyết định những vấn đề về chủ trương, cơ chế, chính sách, thể chế quản lý
hành chính nhà nước. Có vị trí cao nhất nước về mặt quản lý hành chính, nên chức năng hành chính của
Chính phủ phải bao quát toàn bộ các công việc quản lý hành chính nhà nước của đất nước, của cả bộ
máy nhà nước và hệ thống chính trị. Các quyết định của Chính phủ phải được tất cả các cơ quan, tổ chức
trong xã hội, trong hệ thống chính trị, bộ máy nhà nước tôn trọng và chấp hành nghiêm túc.
Quy định Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất là phản ánh một trật tự trong tổ
chức và hoạt động của nền hành chính nhà nước, đề cao tính thống nhất, thông suốt, có hiệu lực, hiệu
quả trong hoạt động quản lý, điều hành mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội. Chính phủ là thiết chế có
thẩm quyền cao nhất đối với hệ thống hành chính nhà nước.
Hiến pháp năm 2013 có nội dung kế thừa Hiến pháp năm 1992, đó là quy định “Chính phủ là cơ
quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Nhưng vị trí của
quy định này có sự điều chỉnh rất mới về kỹ thuật lập hiến, được đưa lên vị trí đầu tiên trong nội dung
quy định của Hiến pháp về tính chất, vị trí, chức năng của Chính phủ. Đây là sự kế thừa kỹ thuật lập hiến
của Hiến pháp năm 1946, bảo đảm sự đồng bộ, logic với quy định về Quốc hội (là cơ quan quyền lực nhà
nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) và về Tòa nhân dân dân (Tòa án nhân dân
tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Mặt khác, việc Hiến
pháp năm 2013 không kế thừa cách quy định của Hiến pháp 1992 về vấn đề này1, là một bước chuyển
rất cơ bản trong nhận thức về phân công quyền lực, về vị trí, vai trò của Chính phủ trong các mối quan
hệ quyền lực. Việc điều chỉnh về mặt kỹ thuật lập hiến này cho thấy, so với các Hiến pháp năm 1959,
Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp mới đã nhấn mạnh và đề cao tính chất, vị trí,
chức năng của Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. Điều này có một ý nghĩa rất quan trọng, ít nhất là trên 4 khía cạnh sau đây:
(1) Định hình rõ hơn việc phân công quyền lực giữa Chính phủ, Quốc hội và Tòa nhân dân dân tối
cao. Theo đó, ngoài việc phân công rõ thực hiện quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp,
lần lượt cho Quốc hội, Chính phủ và Tòa án nhân dân tối cao, thì giữa 3 cơ quan này còn còn có sự phân
biệt rất rõ về tính chất, có vị trí ngang nhau: Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng
1
đặt lên hàng đầu, nhấn mạnh tính chất, vị trí của Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
(2) Việc phân định rõ ràng hơn trên đây về tính chất, vị trí trong phân công quyền lực tạo cho
Chính phủ có vị trí độc lập hơn, do vậy sẽ chủ động, linh hoạt và sáng tạo hơn trong hoạt động. Qua đó,
Hiến pháp mới đã đề cao tính hành động, tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong tổ chức thực thi chức
năng, thẩm quyền của Chính phủ. Đây chính là cơ sở Hiến định xác lập vai trò kiến tạo phát triển của
Chính phủ.
(3) Tạo cơ sở hiến định bảo đảm tính trật tự của hệ thống hành chính nhà nước, bảo đảm tính
thống nhất, thông suốt của nền hành chính quốc gia, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính. Với tính
chất và vị trí là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
Chính phủ là thiết chế có thẩm quyền hành chính cao nhất không chỉ đối với hệ thống hành chính nhà
nước mà còn đối với cả hệ thống chính trị. Chính phủ có chức năng quản lý nhà nước thống nhất đối với
tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội của đất nước; quản lý thống nhất nền hành chính quốc gia.
Tính chất hành chính nhà nước cao nhất nước của Chính phủ chi phối không những mối quan hệ
của Chính phủ với hệ thống hành chính mà còn các mối quan hệ giữa Chính phủ với các cơ quan lập
pháp, hành pháp, với các tổ chức trong hệ thống chính trị nói chung. Theo đó, về mặt hành chính nhà
nước, Chính phủ có vị trí và thẩm quyền cao nhất, các quyết định của nó có giá trị trong toàn quốc. Tất
cả các cơ quan tổ chức trong hệ thống chính trị, các tổ chức và cá nhân trong xã hội phải tôn trọng và
chấp hành. Đồng thời, bảo đảm cho Chính phủ có quyền chủ động, linh hoạt, phát huy tính sáng tạo
trong quản lý điều hành.
(4) Vượt lên trên hết, đó là việc quay trở lại với tư tưởng của Hồ Chí Minh được thể hiện trong
Hiến pháp năm 1946 là “Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân”. Một chính quyền
mạnh trước hết phải được thể hiện ở một Chính phủ mạnh, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ mạnh thì Đảng
mạnh, Chính phủ mạnh thì Quốc hội mạnh và cơ quan tư pháp mạnh. Đó là không chỉ một nguyên lý
chung, mà còn là thực tiễn rất sinh động của Việt Nam.
3. Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội
Từ Hiến pháp 1959, lần đầu tiên tính chất, vị trí Hội đồng Chính phủ được quy định là cơ quan
chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Đến Hiến pháp năm 1980, với thiết chế Hội đồng
Bộ trưởng, quy định này tiếp tục được kế thừa và phát triển theo hướng tập quyền hơn 2. Hiến pháp
2
“Hội đồng Bộ trưởng là Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan chấp hành và hành chính
nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất” (Điều 104)
1992 đã sự điều chỉnh nhất định, xác định Chính phủ "là cơ quan chấp hành của Quốc hội", thể hiện tiến
nhận thức quan trọng về mối quan hệ giữa Quốc hội với Chính phủ.
Tính chất, vị trí và chức năng của Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội suy cho cùng là
việc Chính phủ chấp hành và tổ chức thi hành các đạo luật, các nghị quyết của Quốc hội; là thể hiện tính
chịu trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ trước Quốc hội; là cơ
sở cho việc thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội đối với Chính phủ; là bảo đảm sự gắn bó chặt
chẽ giữa Chính phủ và Quốc hội, bảo đảm tính thống nhất trong việc thực hiện quyền lập pháp và hành
pháp. Và trên hết là thể hiện đúng nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối
hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan duy nhất do cử tri cả nước bầu ra, là cơ quan
đại biểu cao nhất của nhân dân. Chính phủ có trách nhiệm phải tuân thủ và thực hiện các luật, nghị
quyết của Quốc hội, báo cáo công tác trước Quốc hội, chịu trách nhiệm giải trình trước Quốc hội về việc
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân công.
Với quy định khái quát “Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất nước Cộng hòa
xã hội chủ nghiã Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, cơ quan chấp hành của Quốc hội”, Hiến
pháp đã đồng thời thể hiện tính chất, vị trí, chức năng của Chính phủ trên 3 phương diện: hành
chính nhà nước, hành pháp, chấp hành của Quốc hội, gắn bó chặt chẽ với nhau. Chính vì vậy, cả về
nhận thức và thực tiễn, các chức năng của Chính phủ (hành chính nhà nước, hành pháp và chấp
hành) có sự đan xen, quan hệ chặt chẽ với nhau, khó phân biệt, tách bạch.
4. Về mối quan hệ giữa Chính phủ với các cơ quan khác
Mối quan hệ giữa Chính phủ với các cơ quan khác cũng thể hiện vị trí của Chính phủ trong thực
thi quyền lực được phân công.
Trước hết là trong mối quan hệ giữa Chính phủ với Quốc hội, Hiến pháp năm 2013 đã bỏ quy
định về thẩm quyền của Quốc hội quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, tạo điều kiện cho
Chính phủ và các chủ thể khác chủ động, linh hoạt trong việc đề xuất xây dựng luật, pháp lệnh; phân
định rõ hơn phạm vi chính sách và các vấn đề quan trọng do Quốc hội và Chính phủ quyết định trong
một số lĩnh vực (như Quốc hội quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước, quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia…, còn Chính phủ có
thẩm quyền ban hành các chính sách, biện pháp cụ thể để quản lý, điều hành các lĩnh vực).
Về mối quan hệ trong lĩnh vực điều ước quốc tế (đàm phán, ký kết, gia nhập và tổ chức thực
hiện điều ước quốc tế), Hiến pháp năm 2013 đã tạo lập sự phân công khoa học, hợp lý nhiệm vụ, quyền
hạn của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Quốc hội “phê chuẩn,
quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ
quyền quốc gia, tư cách thành viên của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức quốc tế và khu
vực quan trọng, các điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và các
điều ước quốc tế khác trái với luật, nghị quyết của Quốc hội” (khoản 4 Điều 70); Chủ tịch nước “quyết định
đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước; trình Quốc hội phê chuẩn, quyết định gia nhập
hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế quy định tại khoản 14 Điều 70; quyết định phê chuẩn , gia nhập
hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế khác nhân danh Nhà nước” (khoản 6 Điều 88); Chính phủ “Tổ
chức đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước; quyết định
việc ký, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ, trừ điều
ước quốc tế trình Quốc hội phê chuẩn quy định tại khoản 14 Điều 70” (khoản 7 Điều 96); Thủ tướng
Chính phủ “quyết định và chỉ đạo việc đàm phán, chỉ đạo việc ký, gia nhập điều ước quốc tế thuộc nhiệm
vụ, quyền hạn của Chính phủ; tổ chức thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên” (khoản 5 Điều 98).
Mối quan hệ giữa Chính phủ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội được
quy định tạo Điều 101 Hiến pháp năm 2013. Về nguyên tắc, các vấn đề liên quan đến mối quan hệ làm
việc của các thiết chế nhà nước không quy định trong Hiến pháp. Tuy nhiên, do tính đặc thù của hệ
thống chính trị nước ta, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội có vị trí, vai trò quan
trọng đối với hoạt động của Chính phủ cũng như của cả bộ máy nhà nước nói chung, nhằm phát huy sức
mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng trong quản lý điều hành các mặt đời
sống kinh tế - xã hội của đất nước.
Nội dung quy định của Điều 101 của Hiến pháp năm 2013 kế thừa Điều 111 Hiến pháp năm
1992. Điều chỉnh quan trọng nhất về mặt kỹ thuật là nội dung quy định được đặt ở điều cuối cùng của
Chương về Chính phủ; khác với Hiến pháp năm 1992, nó được quy định tại Điều thứ 3 của Chương này.
Điều này không phải là hạ thấp mối quan hệ của Chính phủ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức
chính trị - xã hội mà là để bảo đảm tính hợp lý, lôgíc trong quy định các vấn đề về tổ chức bộ máy, theo đó
các vấn đề về mối quan hệ công tác và chế độ làm việc được quy định cuối cùng, sau các quy định về tính
chất, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức.
Về sự tham dự phiên họp Chính phủ của người đứng đầu Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam và cơ quan trung ương các tổ chức chính trị - xã hội lần đầu tiên được quy định tại Hiến pháp
năm 19803 với 2 điểm đáng chú ý: (1) Sự không bình đẳng trong việc tham dự phiên họp Chính phủ, theo
đó Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam (nay là Tổng liên đoàn lao động Việt Nam) được quyền tham dự;
còn người đứng đầu Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội khác
thì được mời tham dự; (2) Điều kiện được mời tham dự là “khi cần thiết”.
So với Hiến pháp năm 1980, thì việc tham dự phiên họp Chính phủ của người đứng đầu Ủy ban
Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương các tổ chức chính trị - xã hội được Hiến
pháp năm 2013 quy định phù hợp hơn với tính chất và nội dung mối quan hệ giữa Chính phủ với các tổ
chức này, đó là mối quan hệ phối hợp và giám sát, phản biện xã hội trên những vấn đề có liên quan.
Với vị trí, tính chất và thẩm quyền, trách nhiệm được giao, Chính phủ là nơi khởi nguồn của tất
cả các chủ trương, chính sách của Nhà nước. Sự tham dự của Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội trong các phiên họp Chính phủ khi bàn
về những vấn đề quản lý có liên quan đến vai trò và trách nhiệm của các tổ chức này là để Chính phủ có
điều kiện trao đổi, lắng nghe, tham khảo ý kiến của các tổ chức đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp,
chính đáng của các tầng lớp nhân dân, của xã hội dân sự trước khi quyết định các chủ trương, chính
sách, góp phần bảo đảm tính đúng đắn, phù hợp của các chủ trương, chính sách, và sự đồng thuận xã
hội. Đồng thời, qua tham dự phiên họp Chính phủ, thông qua các đại diện của mình, Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội có cơ hội để trực tiếp thực hiện vai trò giám sát và phản biện
xã hội đối với những chủ trương, chính sách của Chính phủ ngay trong quá trình Chính phủ thảo luận
trước khi được thông qua
5. Về trách nhiệm của Chính phủ
Về vấn đề trách nhiệm của Chính phủ, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục kế thừa quy định của Hiến
pháp năm 1992: “Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy
ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước”.
Trách nhiệm của Chính phủ trước Quốc hội là trách nhiệm tập thể, và đó là trách nhiệm chính
trị (không phải trách nhiệm pháp lý), trách nhiệm đối với việc thực thi quyền lực được trao. Quốc hội
bầu ra Thủ tướng Chính phủ và phê chuẩn các thành viên Chính phủ do Thủ tướng đề nghị không phải
3
“ Chủ tịch Tổng công đoàn Việt Nam có quyền tham dự hội nghị Hội đồng bộ trưởng.
Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người phụ trách chính của các đoàn thể nhân
dân trong Mặt trận được mời tham dự hội nghị Hội đồng Bộ trưởng khi cần thiết” (Điều 106).
Quốc hội trao quyền lực cho Chính phủ, nhưng điều này tạo ra sự gắn bó chặt chẽ giữa Quốc hội và
Chính phủ. Chính phủ là một tập thể. Quyền lực của Chính phủ xuất phát từ Hiến pháp. Nhân dân thông
qua Hiến pháp trao quyền lực cho Chính phủ. Chính phủ được trao quyền lực của Nhân dân thì phải chịu
trách nhiệm trước Nhân dân, mà biểu hiện cụ thể và trước hết là chịu trách nhiệm trước Quốc hội - cơ
quan đại biểu cao nhất của nhân dân, là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, chịu trách nhiệm trước
Quốc hội tức là chịu trách nhiệm trước Nhân dân. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội cũng là
biểu hiện của mối quan hệ chặt chẽ giữa Chính phủ với Quốc hội trong phân công và kiểm soát quyền
lực. Điều này khác với chế độ cộng hòa tổng thống, nơi mà việc phân chia và đối trọng quyền lực là
phương tiện chủ yếu để kiểm soát quyền lực, bảo đảm cho quyền lực không bị lạm dụng. Quyền lực nhà
nước được phân chia cho 3 nhanh lập pháp, hành pháp và tư pháp, độc lập và tách biệt nhau. Cả Tổng
thống và các Bộ trưởng đều không phải là thành viên của Quốc hội, nên không phải chịu trách nhiệm
trước Quốc hội.
Trách nhiệm của Chính phủ phải báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội,
Chủ tịch nước là thực hiện trách nhiệm giải trình trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch
nước. Thông qua báo cáo công tác của Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch
nước thực hiện việc giám sát, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý
điều hành của Chính phủ. Đây cũng là yêu cầu bảo đảm công khai, minh bạch hoạt động quản lý điều
hành của Chính phủ.
Như vậy, thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên Chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), kế thừa Hiến pháp năm 1992
và trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, quy định của Hiến pháp năm
2013 đã thể hiện rõ tinh thần tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ,
xây dựng Chính phủ mạnh, hệ thống hành chính nhà nước thống nhất, thông suốt,
hiệu lực và hiệu quả, phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Phù hợp
với tính chất, vị trí, chức năng của Chính phủ, cũng như của Thủ tướng Chính phủ
và của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đã được đổi mới, hoàn thiện hơn
theo hướng, phát huy vai trò, trách nhiệm của tập thể Chính phủ, đồng thời đề cao
và xác định rõ hơn thẩm quyền, trách nhiệm cá nhân của Thủ tưởng Chính phủ, của
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ trong quản lý, điều hành.
6. Nhận xét chung
So với Hiến pháp năm 1992, trong Hiến pháp năm 2013, tính chất, vị trí, chức năng của Chính
phủ đều có những sửa đổi, bổ sung theo tinh thần đổi mới nhằm xây dựng Chính phủ mạnh, hiện đại,
dân chủ, pháp quyền, thống nhất quản lý vĩ mô các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc
phòng, an ninh và đối ngoại của đất nước.
Cùng với việc lần đầu tiên chính thức khẳng định tính chất, vai trò của Chính phủ thực hiện
quyền hành pháp, Hiến pháp mới đã có một số sửa đổi, bổ sung quan trọng cả về phạm vi và nội dung
quyền hành pháp của Chính phủ. Với quy định tại khoản 1 và 2 Điều 96 4 của Hiến pháp mới, quyền hành
pháp của Chính phủ đã được bổ sung, đổi mới, hoàn thiện, phù hợp với bản chất, chức năng của quyền
hành pháp hiện đại: hoạch định, điều hành chính sách quốc gia và tổ chức thi hành các đạo luật.
Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt toàn bộ nội dung sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện nội dung và cơ chế
thực hiện quyền hành pháp và hành chính của Chính phủ trong Hiến pháp năm 2013 là làm rõ hơn và đề
cao vị trí, vai trò, chức năng của Chính phủ trong phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực; đề cao
tính dân chủ pháp quyền trong tổ chức và hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước
theo hướng minh bạch, theo pháp luật, được kiểm soát và bảo đảm tính thống nhất, thông suốt trong
thực hiện quyền lực./.
Hà nội, tháng 01 năm 2015
Bài 9: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN
4
Khoản 1 “Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ
Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước”
Khoản 2: “Đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định hoặc quyết định
theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định...”
(4 tiết – 2 ca)
I. Hội đồng nhân dân
1. Vị trí, tính chất, chức năng
2. Cơ cấu tổ chức
3. Kỳ họp HĐND
II. Ủy ban nhân dân
1. Vị trí, tính chất, chức năng
2. Cơ cấu tổ chức
3. Hình thức hoạt động
Bài 10: TÒA ÁN NHÂN DÂN VÀ
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN (4 tiết – 2 ca)
I.
Tòa án nhân dân
1. Vị trí và chức năng
2. Hệ thống tổ chức
3. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của TAND
a. Nguyên tắc xét xử ở Tòa án do Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân thực hiện
b. Nguyên tắc khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm độc lập, chỉ tuân theo pháp
luật
c. Nguyên tắc Tòa án chỉ xét xử tập thể và quyết định theo đa số
d. Nguyên tắc Tòa án xét xử công khai trừ trường hợp do luật định
e. Nguyên tắc Tòa án xét xử theo nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng
trước pháp luật
f. Nguyên tắc Tòa án phải đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo
II. Viện kiểm sát nhân dân
1. Vị trí và chức năng
2. Hệ thống tổ chức
3. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của VKSND
a. Nguyên tắc độc lập
b. Nguyên tắc tập trung thống nhất trong ngành
Thảo luận lần 4
(2 ca, chia 2 nhóm: mỗi nhóm 1 ca)
Lưu ý: Sinh viên phải chuẩn bị những nội dung thảo luận sau đây trước khi đến
lớp:
1. Mối quan hệ pháp lý giữa Quốc hội, Chính phủ với chính quyền địa
phương.
2. Định hướng đổi mới Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (mô hình Hội
đồng nhân dân, vấn đề nhất thể hóa chủ tịch Ủy ban nhân dân với bí thư cấp
ủy, vấn đề bầu trực tiếp chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã).
3. Định hướng đổi mới Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân
Hệ thống cuối môn học (2 tiết – 1 ca)
C. HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ ĐIỂM MÔN HỌC:
1. Điểm bộ phận 30%: Giáo viên phụ trách cho làm một bài kiểm tra bất kỳ
hoặc làm tiểu luận ( trong quá trình giảng và thảo luận giáo viên có thể cho thêm
điểm thưởng, điểm chuyên cần) . Điểm bộ phận phải được công bố và giải quyết
mọi khiếu nại vào ngày hệ thống cuối môn học.
2. Điểm thi hết môn 70%:
a. Có các lớp sau đây sẽ thi vấn đáp: CLC và HC (sẽ có bộ đề thi vấn
đáp riêng).
b. Các lớp còn lại sẽ thi viết: GV giảng lý thuyết lớp nào sẽ ra đề thi
lớp đó (thời gian làm bài 90 phút, không sử dụng tài liệu).