Tải bản đầy đủ (.pdf) (418 trang)

CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.58 MB, 418 trang )

CHƢƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỐNG NGHỆ CẤP NHÀ NƢỚC KX-07
ĐỀ TÀI KX-07-02

CÁC GIÁ TRỊ
TRUYỀN THỐNG
VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM
HIỆN NAY
Tập II

Chủ biên
Phan Huy Lê
Vũ Minh Giang

HÀ NỘI 1996


CHƢƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỐNG NGHỆ CẤP NHÀ NƢỚC KX-07
ĐỀ TÀI KX-07-02

CÁC GIÁ TRỊ
TRUYỀN THỐNG
VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM
HIỆN NAY
Tập II

Chủ biên
Phan Huy Lê
Vũ Minh Giang

HÀ NỘI 1996



MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................... 7
NỘI DUNG CỦA TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM ...................................................... 8
CHUNG VÀ RIÊNG TRONG TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM ................................ 31
TÌM HIỂU NHỮNG MẶT HẠN CHẾ VÀ TIÊU CỰC TRONG DI SẢN TRUYỀN
THỐNG CỦA DÂN TỘC TA ................................................................................................. 55
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA Ý THỨC CÁ NHÂN QUA CÁC MẪU NGƢỜI VĂN HÓA
.................................................................................................................................................. 96
LÀNG XÃ CỔ TRUYỀN CỦA NGƢỜI VIỆT, TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VÀ KẾT
CẤU KINH TẾ - XÃ HỘI ..................................................................................................... 126
GIÀ LÀNG TRONG XÃ HỘI TÂY NGUYÊN........................................................ 149
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ XỬ LÝ TƢ LIỆU 140 ĐỊA BẠ NĂM 1805 CỦA HÀ
ĐÔNG CŨ ............................................................................................................................. 166

5


MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG GIÁ TRỊ ĐƢỢC PHẢN ÁNH TRONG HƢƠNG ƢỚC
CẢI LƢƠNG CỦA CÁC LÀNG THUỘC HUYỆN CHƢƠNG MỸ ĐẦU THẾ KỶ 20 ..... 196
QUAN NIỆM VÌ ĐỘC LẬP QUỐC GIA CỦA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN:
TRƢỜNG HỢP PHAN BỘI CHÂU VÀ FUKUZAMA YUKICHI ..................................... 244
TÍNH CỘNG ĐỒNG - ĐẶC TRƢNG NỔI BẬT CỦA CON NGƢỜI VÀ XÃ HỘI
NHẬT BẢN ........................................................................................................................... 289
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA NÔNG THÔN HÀN QUỐC ........................................ 307

6



LỜI NÓI ĐẦU
'' Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay'' Tập I đã giới thiệu một số
kết quả nghiên cứu về truyền thống Việt Nam của đề tài KX-07-02 thuộc chương trình khoa
học công nghệ nhà nước KX-07 "Con người Việt Nam, mục tiêu và động lực phát triển kinh
tế- xã hội''.
Nay tập II tiếp tục công bố những kết quả nghiên cứu về truyền thống và những cơ sở
tạo nên truyền thống Việt Nam với những bài viết về '' Nội dung của truyền thống Việt Nam''
Vũ Minh Giang, " Cái chung và cái riêng trong truyền thống văn hóa của các cộng đồng cư
dân Việt Nam'' Củ Phan Đại Doãn, "Tìm hiểu những mặt hạn chế và tiêu cực trong di sản
truyền thống của dân tộc'' của Trương Hữu Quýnh, ''Sự phát triển của ý thức cá nhân qua
các mẫu người văn hóa'' của Đỗ Lai Thúy,'' Làng xã cổ truyền của người Việt, tiến trình lịch
sử và kết cấu kinh tế- xã hội'' của Phan Huy Lê, "Già làng trong xã hội Tây Nguyên'' của Chu
Thái Sơn.
Trong tập này còn công bố kết quả khai thác và xử lý hai nguồn tư liệu liên quan đến
truyền thống. Đó là bài "Phân tích kết quả xử lý 140 địa bạ năm 1805 vùng Hà Đông cũ'' của
Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang và bài ''Một số định hướng giá trị được phản ánh trong hương
ước cái hương của các làng thuộc huyện Chương Mỹ đầu thế kỷ 20'' của Nguyễn Quang
Ngọc.
Cũng trong tập này, để so sánh và có cơ sở sánh với một số nước vùng Đông á,
Chúng tôi giới thiệu bài "Quan

7


Niệm về độc lập quốc gia của Việt Nam và Nhật Bản trường hợp Phan Bội Châu bà
Fukuzeama'' của Vĩnh Sính, bài Tính cộng đồng, đặc trưng nổi bật của con người và xã hội
Nhật Bản của Đặng Xuân Kháng và bài " Một số đặc điểm của nông thôn Hàn Quốc '' của
Jeong Nam Song.
Chúng tôi giới thiệu những kết quả nghiên cứu trên là nhằm trao đổi thông tin bởi các
đề tài khác của chương trình KX-07 và mong nhận được những ý kiến phê bình thảo luận

của các bạn đồng nghiệp và của bạn đọc.
GS Phan Huy Lê
Chủ nhiệm đề tài KX-07-02

8


NỘI DUNG CỦA TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM
Vũ Minh Giang*

I. VẤN ĐỀ KHÁI NIỆM
Trong tiếng Việt, truyền thống là. từ đƣợc dùng khá rộng rãi. Có thể gắn cụm từ
truyền thống với các loại hình cộng đồng. Chẳng hạn nhƣ có thể nói tới truyền thống gia
đình, dòng họ, truyền thống của một địa phƣơng, của một vùng hay rộng ra, của cả một dân
tộc, thậm chí cả một khu vực rộng lớn nhƣ truyền thống châu Á, truyền thống Phƣơng Đông
... Ngƣời ta cũng có thể nói tới truyền thống hình thành trong một lĩnh vực nào đó nhƣ truyền
thống văn hóa, truyền thống chống ngoại xâm ... Thế nhƣng, khi sử dụng cụm từ truyền thống
ngƣời ta thƣờng ít hoặc không quan tâm tới nội hàm của khái niệm, cho nên khi nói tới truyền
thống của một cộng đồng nào đó hoặc về một lĩnh vực nào đó thì thƣờng đồng nhất truyền
thống với lịch sử ( hay đúng hơn là những mặt, khía cạnh tích cực trong lịch sử ) của cộng
đồng ấy hoặc lĩnh vực ấy. Thực ra truyền thống đƣợc hình thành trong quá trình lịch sử
nhƣng không phải là lịch sử.
Dựa vào cuốn từ điển do A. de Rhodes soạn năm 1651, chúng ta biết rằng ở thời kỳ
này ngƣời châu Âu dùng từ nối đời, nối truyền của tiếng Việt để giải nghĩa chữ

* PGS. TS. Sử học, Đại học Quốc gia Hà Nội

9



Traditio trong tiếng La tinh ( nghĩa đen là " truyền lại ", từ gốc của chữ Tradition
trong nhiều ngôn ngữ châu Âu mà nay ta thƣờng dùng từ truyền thống để dịch sang tiếng Việt
)1. Nhƣ vậy là ở giữa thế kỷ 17 ngƣời Việt Nam quan niệm truyền thống là những gì đƣợc
truyền từ đời này sang đời khác.
Cụm từ truyền thống đang đƣợc dùng thông dụng trong tiếng Việt hiện đại là một từ
Hán - Việt, do đó nó không thể không chịu ảnh hƣởng về mặt ngữ nghĩa của tiếng Trung
Quốc. Trong các từ điển của Trung Quốc, từ này đƣợc định nghĩa nhƣ sau : " truyền thống là
sức mạnh của tập quán xã hội đƣợc lƣu truyền lại từ lịch sử. Nó tồn tại ở các lĩnh vực chế độ2
, tƣ tƣởng, văn hóa, đạo đức. Truyền thống có tác động khống chế vô hình đến hành vi xã hội
của con ngƣời. Truyền thống là biểu hiện tính kế thừa của lịch sử "3.
Để hiểu rõ hơn, có thể dẫn ra đây sự giải thích ý nghĩa của từ truyền thống trong một
cuốn Bách khoa từ điển : " Đó là những yếu tố của đi tồn văn hóa, xã hội truyền tù đời này
qua đời khác và đƣợc lƣu giữ trong các xã hội, giai cấp và nhóm xã hội trong một quá trình
lâu dài. truyền thống đƣợc thể hiện trong chế định xã hội, chuẩn mực của hành vi, các giá trị,
tu tƣởng, phong tục tập quán và lối sống ... Truyền thống tác động khống đến mọi xã hội và
tất các mọi lĩnh vục trong đời sống xã hội "4.
Từ những điều nêu trên có thể thấy truyền thống không đồng nhất với tất cả những
gì đã diễn ra mà chỉ là những yếu tố đƣợc di tồn lại. Truyền thống là cái hiện hữu nhƣng
lại vô hình. Nó tồn tại thông qua sự khống chế các

10


hành vi xã hội của con người. Đặc tính này khiến cho việc nghiên cứu những nội dung của
truyền thống là công việc hết sức khó khăn. Vì vậy, để xác định nhũng nội dung của truyền
thống Việt Nam phải nhìn toàn bộ tiến trình lịch sử dân tộc để tìm ra những di tồn với tƣ cách
là những yếu tố khách quan có tác động khống chế vô hình đến những hành vi xã hội của
ngƣời Việt.

II. NHỮNG NỘI DUNG CỦA TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

Với những chế định về khái niệm truyền thống nhƣ đã nêu ở trên, có thế thấy truyền
thống đƣợc hình thành do những yếu tố thƣờng xuyên tác động đến cuộc sống của ngƣời
Việt. Do phải đối phó với những tác động đó, nhiều phẩm chất của ngƣời Việt đƣợc truôi rèn,
nhiều thói quen trở thành tập quán và tính cách đƣợc định hình. Lối ứng xử của một cộng
đồng cƣ dân thực chất là sự thích ứng vô thức và hữu thức đối với tác động lặp đi lặp lại của
ngoại cảnh. Vì vậy, cách tiếp cận của chúng tôi để tìm ra những nội dung của truyền thống là
xem xét những nhân tố hằng xuyên tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội để từ đó tìm ra
những hệ quả đƣợc coi là truyền thống. Những hệ quả này không phải là sản phẩm của những
tác động đơn lẻ của yếu tố này hay yếu tố khác mà là kết quả có tính chất tổng hợp. Tuy
nhiên, để dễ nhận diện, có thể xem xét nội dung của truyền thống theo từng nhân tố có tác
động; chính trong việc hình thành nên truyền thống đó.

II.1. Môi trƣờng tự nhiên và điều kiện địa lý
II.1.1.Trong muôn vàn những yếu tố địa lý tác động đến cuộc sống hằng ngày, môi
trƣờng sông - nƣớc phải

11


đƣợc coi là một yếu tố đặc biệt quan trọng, đã có tác động không nhỏ tới việc hình thành một
số truyền thống của ngƣời Việt. Dựa vào những chứng cứ khảo cổ học, chúng ta có thể biết
đƣợc địa bàn sinh tụ chủ yếu của các cƣ dân Việt cổ là lƣu vực hai con sông lớn : sông Hồng
và sông Mã. Các mũi khoan thăm dò địa chất đã thấy dấu vết trầm tích biến tuổi chừng 2 3000 năm ở nhiều nơi thuộc đồng bằng Bắc bộ. Sự vắng bóng hoàn toàn các di tích khảo cổ
thời đại đồ đá mới ở vùng Thái Bình, Nam Định cùng với nhiều "di tích côn sò điệp ở ven
biển Quỳnh Lƣu cách xa bò biển hiện nay tới 10 km cho phép nghĩ rằng cách đây vài, ba
nghìn năm, biển còn ăn rất sâu vào đất liền. Địa bàn cƣ trú chủ yếu của tổ tiên ngƣời Việt là
một vùng đất mới đƣợc bồi lấp, nằm giữa một bên là núi cao tạo bởi chân dãy Hymalava và
một bên là biển cả. Địa bàn đó là nơi giao tiếp giũa núi và biển thông qua mƣa lũ hằng năm.
Điều kiện tự nhiên đó đã tạo nện một hệ thống sông ngòi thoát nƣóc dày đặc , có dạng hình
nan quạt,, xoè ra ở phía hạ nguồn. Khi những cƣ dân sinh sống ở đây chƣa có khả năng đắp

đê ngăn nƣớc thì mùa mƣa lũ hằng năm nƣớc tràn ra khắp mọi chỗ trũng, tạo nên vô số đầm,
hồ quanh năm đọng nƣớc. Những cứ liệu địa lý trên cho chúng ta hình dung khái quát về địa
hình mà tổ tiên ngƣời Việt đã từng sinh sống, làm ăn suốt nhiều thiên niên kỷ là một địa hình
chi chít sông ngòi, đầm hồ dày đặc. Địa hình đó đã tác động đến cuộc sống hàng ngày của
con ngƣời. Các di tích khảo cổ học cho chúng ta biết rằng tất cả các địa điểm cƣ trú thời cổ
đều năm trên các gò bãi cao có nƣớc bao quanh. Nƣớc tạo nên biên giới thiên nhiên quy định
cụ thể tùng vùng đất. Sông - nƣớc là môi trƣờng sinh sống của ngƣời Việt Nam. Từ xa xƣa,
khái niệm về quê hƣơng xứ sở, tổ quốc của ngƣời Việt đƣợc thể hiện bằng tên của môi

12


trƣờng gắn chặt với cuộc sống của mình : NƢỚC. Dấu vết của môi trƣờng sông nƣớc đã in
khá đậm lên cách tƣ duy của ngƣời Việt. Có thể thấy rất nhiều từ, hình ảnh về nƣớc hoặc liên
quan đến nƣớc đƣợc sử dụng trong tiếng Việt để khái quát cho nhũng tình huống, trạng thái
hoặc những ứng xử phổ biến. Chẳng, hạn nhƣ ngƣời Việt có thể khái quát cho tất cả nhũng
hiện tƣợng không biết lo xa, chuẩn bị trƣớc, đến khi tình huống xảy đến thì phải xử lý một
cách gấp gấp, vội vàng bằng một thành ngữ quen thuộc "nƣớc đến chân mới nhảy". Hoặc để
diễn đạt mọi trƣờng hợp cố gắng đến mức cao nhất nhằm làm một việc gì đó mặc dù khả
năng làm đƣợc rất mong manh, ngƣời ta có thể dùng ngạn ngũ " còn nƣớc còn tát "... Nhiều
truyền thống đã đƣợc hình thành do tác động của hoàn cảnh địa lý này.

Biểu hiện của những truyền thống đó có thể tìm thấy trong hầu hết các mặt của đời
sống xã hội, những giá trị văn hóa và ngay cả trong một số sở trƣờng của ngƣời Việt. Nếu
nhƣ ăn, mặc, ở, đi lại là những nhu cầu tối cần thiết của con ngƣời và cũng chính ở những
lĩnh vực nay bản sắc văn hóa truyền thống đƣợc biểu hiện rõ nhất thì có thế thấy ngay rằng
đối với ngƣời Việt chất đạm chủ yếu trong thúc ăn truyền thống là thủy sản. Có thể tìm thấy
trong các di chi khảo cổ học vô số những dấu tích của các động vật ở nƣớc nhƣ vỏ sò, vỏ ốc,
xƣong cá v.v..., trong khi đó xƣơng động vật thƣờng rất hiếm hoi. Nhà ở truyền thống của
ngƣời Việt là sàn , chủ yếu là để phòng nƣớc ngập. Ngoài ra, rất đông ngƣời Việt còn có thói

quen ở thuyền. Những điểm tụ cƣ nhƣ vậy gọi là vạn. Đến tận thế kỷ XVIII - XIX, hiện
tƣợng cƣ trú trên thuyền, coi thuyền là nhà còn rất phổ biến. Ngƣời phƣơng Tây từng đã có
nhận xét : " Họ ( chỉ ngƣời Việt - VMG ) rất thích ở nƣớc,

13


thích ở trên nƣớc hơn là ở trên cạn. Cho nên phần nhiều sông ngòi thì đầy thuyền . Những
thuyền đó thay cho nhà của của họ. Thuyền rất sạch sẽ, ngay cả khi họ nuôi gia súc trong đó
"5. Giao thông thời cổ - trung đại ở Việt Nam chủ yếu là giao thông đƣờng thủy. Sông ngòi
trở thành những con đƣờng đi lại chính. Phƣơng tiện đi lại truyền thống của ngƣời Việt là
thuyền, bè. Về phƣơng diện văn hóa tinh thần, ngƣời Việt có vô số nhũng tín ngƣỡng, lễ nghi
liên quan đến sông nƣớc nhƣ thờ thủy thần, tục xăm mình, lễ hội đua thuyền ... Ngay đến nhƣ
làn điệu chèo - một loại hình văn nghệ truyền thống rất đặc trƣng cho ngƣời Việt - cũng gắn
rất chặt với những sinh hoạt trên thuyền. Có thể nói ngƣời Việt có một truyền thống văn hóa
sông - nước và Quen với sông nước, thạo nghề sông nước, có tư duy của một cư dân sông
nước là một nội dung quan trọng của truyền thống Việt Nam. Nhờ có truyền thống này mà
ngƣời Việt có khả năng đối phó rất linh hoạt với mọi tình thế và có lối ứng xử mềm dẻo phù
hợp với hoàn cảnh sống gần // trên sông nƣớc. Điều hiếm thấy ở nhũng cƣ dân thuần túy
nông nghiệp.
II.1.2. Khi xét đến yếu tố địa lý và điều kiện tự nhiên, có thể thấy rõ Việt Nam là một
xứ sở có những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nông nghiệp. Trƣớc hết và chủ yếu
phải nói đến tiềm năng dồi dào của đất đai. Độ phì của đất cao và diện tích đất canh tác có
điều kiện để phát triển. Khác với các quốc gia vùng Đông Á nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc là
những nƣớc quỹ dự trữ đất đai giành cho nông nghiệp bị cạn kiệt từ rất sớm, ở Việt Nam chỉ
riêng sông Hồng với hàng trăm tỷ m3 nƣớc chở nặng phù sa đổ ra biển đã khiến cho cho đồng
bằng ngày càng đƣợc mở rộng. Do còn có điều kiện để khai hoang tăng thêm

14



diện tích canh tác, nông nghiệp Việt Nam luôn luôn tìm thấy lối thoát mỗi khi khủng hoảng
xuất hiện. Chính vì vậy mà ngƣời Việt đã lựa chọn nông nghiệp là làm nghề sống chính của
mình suốt mấy nghìn năm và đã từng tạo dựng nên một văn minh nông nghiệp có thời tỏa
sáng khắp khu vực Đông Nam Á. Và cũng chính vì vậy mà ngƣời Việt bị trói chặt vào kinh tế
nông nghiệp. Cho đến nay ba hằng số lớn của lịch sử dân tộc : kinh tế nông nghiệp, cƣ dân
nông dân, xã hội nông thôn vẫn là những chỉ số quan trọng để nhận diện ngƣời Việt Nam. Do
đó những căn tính nông dân, những đặc trưng của một xã hội nông nghiệp có ảnh hưởng rất
lớn đến tất cả mọi truyền thống Việt Nam.
II.1.3. Bên cạnh những thuận lợi, thiên nhiên Việt Nam luôn đặt ra cho con ngƣời
muôn vàn những thử thách hiểm nghèo, hay gây ra những tai biến bất thƣờng nhất là các hiện
tƣợng mƣa theo mùa tạo ra lũ lụt, bão tố, ẩm thấp gây sâu bệnh tàn hại mùa màng... Bằng trí
sáng tạo, tinh thần quả cảm và sức mạnh tập thể ngƣời Việt đã vƣợt qua mọi thử thách đó.
Cuộc đấu tranh vật lộn với thiên nhiên cùng với những cuộc chiến đấu kiên cƣờng bảo vệ sự
tồn vong của giống nòi ( sẽ nói trong phần sau ) đã tạo nên truyền thống không chùn bước
trước khó khăn và biết cố kết cộng đồng, tạo nên sức mạnh để vượt qua thử thách.
II.1.4. Nói tới vai trò của điều kiện tự nhiên của Việt Nam không thể không nói những
tác động đặc biệt của vị trí địa lý. Nằm ở khu vực tiếp xúc giữa nhiều nền văn hóa và có vị trí
chiến lƣợc cực kỳ quan trọng, Việt Nam luôn luôn bi xô đập bởi các biến cố khu vực và của
thế giới. Tính

15


cách dễ thích ứng và nhạy cảm phần nhiều đƣợc hình thành do tác động của yếu tố này . Đó
cũng có thể coi là một nội dung của truyền thống Việt Nam. Cũng do nằm ở vị trí giao tiếp và
sụ phân bố địa lý, Từ lâu Việt Nam đã là một quốc gia có nhiều cộng đồng sắc tộc với"
những đặc trƣng văn hóa khác nhau. Nhƣng mặc dù vậy, ngƣời Việt (Kinh ) luôn luôn đóng
vai trò chủ thể vì số lƣợng đông và trình độ phát triển kinh tế xã hội cao hơn hẳn so với các
công đồng dân tộc anh em khác. Đặc điểm trên đây đã tạo nên truyền thống đa dạng trong

văn hóa nhưng hướng tâm vào văn hóa chủ thể - văn hóa Việt.

II.2. Tác động của quá trình lao động sản xuất
Đối với bất kỳ một nền văn hóa nào, sản xuất ra của cải vật chất bao giờ cũng đuợc
coi là thành tố quan trọng nhất. Nó quy định đặc điểm; tính cách của một cộng đồng cƣ dân
và nội dung của nhũng truyền thống cơ bản. ở Việt Nam hoạt động lao động sản xuất ra của
cải vật chất chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nƣớc. Do hoàn cảnh tự nhiên, lao động nông
nghiệp ở Việt Nam rất cần tới sức mạnh tập thể. Để thích ứng với cuộc sống sản xuất đó, một
loại công xã nông thôn (làng) đã xuất hiện và tồn tại rất lâu dài trong lịch sử. Sau lũy tre làng
biết bao nhiêu truyền thống đã đƣợc hình thành.

II.2.1.Trƣớc hết đó là truyền thống cộng đồng mà mặt tích cực của nó là đoàn kết,
tương trợ giúp đỡ nhau trong cuộc sống hằng ngày cũng nhƣ trong lúc gặp khó khăn, hoạn
nạn. Khởi nguyên của truyền thống này là sự nƣơng tựa vào nhau của các thành viên cộng
đồng và của mỗi thành viên với tập thể để làm ăn và sinh sống. Đồng

16


bằng các con sông của Việt Nam có độ phì cao, đất đai màu mỡ những rất khó khai thác. Lũ
lụt hằng năm, hạn hán hay xảy ra và muôn vàn bất trắc thiên nhiên nhƣ bão tố, dịch bệnh ...
của một xứ sở nhiệt đới gió mùa khiến con ngƣời phải cố kết nhau lại. Chứng cứ lịch sử cho
thấy ngƣời Việt đã khai phá ruộng đất theo phƣơng thức tập thể và vì vậy, đất đai canh tác
trong suốt một thời gian lịch sử rất dài thuộc về sở hữu tập thể. Tuy nhiên do đặc điểm của
loại hình nông nghiệp trông lúa nƣớc, ngay từ đầu hình thức sản xuất theo theo hộ gia đình
nhỏ đã đƣợc xác lập nhƣ một mô hình tổ chức lao động hợp lý. Những đặc điểm này của sản
xuất nông nghiệp đã ảnh hƣởng rất lớn đến việc hình thành các truyền thống. Đoàn kết, tƣơng
trợ nhau và nguyên tắc cá nhân tồn tại trong sự phụ thuộc vào cộng đồng dần trở thành một
tập tục có cơ chế kinh tế - xã hội bảo đảm.
Một trong những chỉ báo quan trọng giúp ta có thể hình dung đƣợc truyền thống là

những tổng kết dân gian, đƣợc xàng tuyển qua nhiều thế hệ. Trong ý nghĩa đó, số lƣợng
những câu ca dao tục ngữ nói về một vấn đề nào đó cũng phản ánh mức độ quan tâm và ý
thức của con ngƣời đối với lĩnh vực đó. Công trình nghiên cứu gần đây nhằm phân tích định
lƣợng ca dao, tục ngữ cho thấy trong số 4075 câu cao dao, tục ngữ do Nguyễn Văn Ngọc tập
hợp7 có 1634 câu có thể xếp vào loại hình " nói về các quan hệ xã hội". Trong số đó chỉ riêng
về quan hệ cộng đồng đã có tới 641 câu,chiếm 79,23 %. Điều đó hẳn nói lên rằng trong muôn
vàn các khía cạnh của quan hệ xã hội, tâm thức của ngƣời Việt chủ yếu giành cho các quan
hệ cộng đồng.
Nét đặc biệt của truyền thống cộng đồng Việt Nam

17


là bên cạnh mối quan hệ giữa cá nhân với các cộng đồng lớn nhƣ làng, nƣớc, cộng đồng gia
đình, dòng họ đóng vai trò hết sức quan trọng. Theo phân tích thống kê, những câu ca dao,
tục ngữ nói về quan hệ gia đình, dòng họ chiếm tới trên 77 % toàn bộ những câu nói về quan
hệ xã hội. Không phải ngẫu nhiên mà những ngƣời phƣơng Tây đến Việt Nam vào thế kỷ
XIX và đầu thế kỷ này đã đƣa ra nhận xét :" Tinh thần gia đình là đặc tính cơ bản nhất của
con ngƣời Việt Nam thuộc tất cả mọi tầng lớp. Đối vói họ, gia đình là tất cả" 8. Hoặc " Gia
đình là cơ sở, là hạt nhân của xã hội An Nam. Đó là một trực trung tâm mà mọi lợi ích, mọi ý
nghĩ đều quay xung quanh nó " 9.
Có thể nhận thấy rằng trong truyền thống cộng đồng Việt Nam, ít thấy những quan hệ
trực tiếp giữa cá nhân với các cộng đồng lớn mà thƣờng là quan hệ trách nhiệm giữa các cấp
cộng đồng. Một gia đình (hay rộng ra là một gia tộc) có trách nhiệm với xóm làng, làng có
trách nhiệm với nƣớc và ngƣợc lại Do đó, suy cho cùng, một cá nhân bình thƣờng chỉ có vai
trò trong khuôn khổ gia đình họ mà thôi, còn ra đến cộng đồng lớn, cá nhân luôn luôn "
không là cái gì ". Cũng chính vì thế mà nói đến truyền thống tƣơng trợ, giúp đỡ nhau cũng
thƣờng thể hiện ở cấp gia đình trở lên. Cùng với đặc điểm này, tính chất của cộng đồng cƣ
dân Việt đã góp phần làm nên nhiều truyền thống tín ngƣỡng liên quan đến gia đình, dòng tộc
mà tiêu biểu nhất là truyền thống thờ cúng tổ tiên. P.Ory đã rất có lý khi đƣa ra nhận xét: "

Đối với ngƣời dân An Nam, cái có tính chất truyền thống nhất và thiêng liêng nhất chính là
đạo thờ cúng tổ tiên " 10
Tuy nhiên, cộng đồng đóng Vai trò tạo nên sức

18


mạnh tập thể của ngƣời Việt là làng xã. Nếu nhƣ gia đình là đơn vị cố kết các cá nhân thì làng
là đơn vị tụ cƣ đƣợc hình thành do nhu cầu cố kết các gia đình, họ tộc trong quá trình chinh
phục thiên và tổ chức lao động sản xuất. Các quan hệ cộng đồng làng xã đƣợc bảo lƣu khá
lâu bền trƣớc hết là do nó có cơ sở kinh tế đảm bảo. Ruộng công làng xã ở Việt Nam là một
hiện tƣợng kinh tế khá đặc biệt đã từng đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Loại hình sở
hữu ruộng đất này tồn tại khá lâu dài ở Việt Nam. Cho đến tận thế kỷ XIX, trong tổng số
ruộng đất canh tác ở Việt Nam còn có tới gần 20 % diện tích là công điên11. Đó là hiện tƣợng
hiếm thấy, ngay cả ở châu Á. Trong cơ cấu sở hữu ruộng công hầu nhƣ làng nào cũng có một
phần ruộng đất riêng của mình nhằm đảm bảo các hoạt động của làng. Đó là bệ đỡ kinh tế
cho cả một thiết chế cộng đồng làng xã. Để đảm bảo cho sự vận hành của cơ chế, hầu nhƣ
làng nào cũng có những quy định riêng gọi là hƣơng ƣớc. Làng thực sự là một đơn vị có tổ
chức khá chặt chẽ và đóng vai trò chính yếu trong việc bảo vệ và củng cố mối quan hệ cộng
đồng. Trong ý nghĩa nguyên khai, cộng đồng làng xã là tổ chức bảo vệ lợi ích của các thành
viên và vì vậy nó đƣợc mọi ngƣời thừa nhận và góp phần củng cố. Tinh thần đoàn kết, tƣơng
trợ cũng đƣợc thể hiện chủ yếu và đậm nét trong phạm vi làng. Có thể thấy tình làng, nghĩa
xóm của ngƣời Việt là sự mở rộng quan hệ gia đình. Ngƣời ta quan niệm làng nhƣ một gia
đình lớn mà mỗi thành viên có trách nhiệm quan tâm giúp đỡ nhau, bênh vực nhau trong
những lúc cần thiết. Do đó mỗi thành viên trong làng đều có ý thức bảo vệ danh dự của cộng
đồng làng xã.
Từ một truyền thống đƣợc hình thành trong cuộc sống lao động và sản xuất, đoàn kết,
tƣơng trợ đƣợc nhân

19



lên, trở thành một chuẩn mực đạo lý, một giá trị thiêng liêng của dân tộc khi ngƣời Việt luôn
phải đối mặt với thảm họa xâm lăng của ngoại bang, phải cố kết nhau lại để bảo tồn giống
nòi.
II.2.2 Gắn liền với truyền thống cộng đồng là truyền thống dân chủ làng xã. Để duy
trì những quan hệ cộng đồng, cách ứng xử đƣợc coi nhƣ chuẩn mục là cá nhân phải hòa mình
vào tập thể và ngƣợc lại cơ chế quản lý làng xã phải đƣợc tổ chức sao cho đảm bảo đƣợc
quyền bình đẳng của các thành viên. Biểu hiện rõ nét của truyền thống này là quyền đƣợc
tham gia bầu chọn ra những ngƣời đại diện, tham gia vào bộ máy quản lý làng xã. Những
ngƣời thay mặt tập thể để điều hành công việc chung phải là những ngƣời có uy tín, tiêu biểu
cho tình thần đoàn kết, đƣợc tập thể kính trọng và tin yêu. Trƣớc những quyết định hệ trọng,
dân làng đƣợc hỏi ý kiến. Trong cơ chế này, " luật pháp " của làng là những phong tục tập
quán, tục lệ đƣợc hình thành trong một quá trình lâu dài. Công cụ điều chỉnh hành vi của các
cá nhân trong cộng đồng chủ yếu là du luận, nhũng lời đồn đại, thái độ khích lệ hoặc chê cƣời
của dân làng. Trong những trƣờng hợp đặc biệt, làng áp dựng biện pháp phạt vạ hoặc một số
hình thức bêu xấu, làm nhục trƣớc tập thể ngƣời vi phạm nghiêm trọng lệ làng. Nhƣ vậy là
tập thể có vai trò rất quan trọng đối với quá trình " lập pháp " và " hành pháp " cũng nhƣ đối
với việc xét xử trong làng nên dân làng dễ dàng thừa nhận những chuẩn mục đó là của mình.
Trong truyền truyền thống dân chủ làng xã Việt Nam có những biểu hiện khá độc đáo. Thông
thƣờng dƣới thời phong kiến phụ nữ và ngƣời nghèo là những lớp ngƣời bị coi thƣờng và hầu
nhƣ không có quyền hành gì trong kinh tế và xã

20


hội. Thế nhƣng qua một số công trình nghiên cứu gần đây có thế thấy rằng trong bộ máy
quản lý làng xã có khoảng 30% là những ngƣời hoàn toàn không có ruộng đất tƣ hữu là hiện
tƣợng khá phổ biến ở đồng bằng Bắc bộ đầu thế kỷ XIX. Cùng thời điểm đó con số trên dƣới
20% các chủ sở hữu là phụ nữ cũng Tất đáng đƣợc lƣu ý12. Các chuyên gia về Trung Quốc,

Nhật Bản và Triều Tiên cho biết, ở các nƣớc này không có hiện tƣợng tƣơng tự nhƣ vậy.
Tuy nhiên cũng phải thấy rằng dân chủ làng xã nói tới ở đây là một hình thức dân chủ
sơ khai. Thực chất của thiết chế dân chủ này là một hình thức tự quản nên các thành viên
giám sát lẫn nhau trở thành một yêu cầu tự nhiên và là biện pháp quan trọng để duy trì kỷ
cƣơng. Phƣơng thức này chứa đựng tiềm tàng hai khuynh hƣớng cực đoan. Khuynh hƣớng
thú nhất là tạo ra tâm lý giám sát thái quá biến thành sự can thiệp của tập thể vào quá trình
phát triển của cá thể, nhất là trong hoàn cảnh bình quân chi phối mọi quan hệ trong làng xã.
Khuynh hƣớng thứ hai là khi dƣ luận không còn đƣợc coi trọng thì những hành vi tự do, tùy
tiện (vô chính phủ ) rất dễ nảy sinh.
II.23. Cuộc sống gắn bó nhiều đời với sản xuất nông nghiệp khiến cho ngƣời Việt
luôn có điều kiện gần gũi với thiên nhiên, hòa đồng với thiên nhiên, tạo nên truyền thống giản
dị. chất phác, ƣa đơn giản, ghét cầu kỳ, xa hoa. Trải qua nhiều thế hệ gắn bó với thiên nhiên
cùng với những giá trị vật chất và tinh thần do sức sáng tạo của tập thể sản sinh ra là những
yếu tố quan trọng góp phần dung dƣỡng tâm hồn và tình cảm của ngƣời Việt Nam. Cũng nhờ
đặc điểm này mà ngƣời Việt có tấm lòng rộng mở và giàu cảm xúc lãng mạn. Trong một
công trình

21


nghiên cứu về tài năng trẻ Việt Nam, cá số liệu thống kê cho thấy trong số 11 lĩnh vực mà các
tài năng trẻ đã biểu hiện thì văn hóa là lĩnh vực có tần số xuất hiện cao nhất 13.
II.2.4. Nhƣng mặt khác, sản xuất nông nghiệp với nhũng điều kiện thô so đòi hỏi con
ngƣời phải lao động vất vả, cực nhọc. Đặc biệt là trong điều kiện của thiên nhiên Việt Nam
nắng lắm, mƣa nhiều, ầm thấp nên hay có hạn hán, lũ lụt và dịch bệnh. Quá trình vật lộn với
những khó khăn thủ thách đó để lao động sản xuất và tạo dựng cuộc sống đã rèn đức nên
truyền thống cần cù, chịu thương chịu khó, giỏi chịu đựng gian khổ. Thậm chí chịu khổ còn
trở thành một lối nghĩ, một triết lý sống đƣợc nhiều ngƣời chấp nhận. Có thể bắt gặp không ít
những thành ngữ dân gian nhƣ " đói sạch, rách thơm " hay triết lý " an bần, lạc đạo " ... trong
ngôn ngữ của ngƣời Việt.

II.2.5. Trƣớc khi bƣớc vào thời kỳ định cƣ lấy trồng lúa nghề sản xuất chính, tổ tiên
của ngƣời Việt hoàn toàn không trải qua hình thức kinh tế du mục nhƣ nhiều dân tộc ở châu
Âu và bắc Á. Do đó gần nhƣ thiếu hẳn một truyền thống kén chọn thủ lĩnh từ những ngƣời tài
giỏi. Đặc trƣng nổi bật của nông nghiệp trồng lúa là tính ổn định của quy trình sản xuất và
phẩm chất đƣợc đề cao là dày dạn kinh nghiệm, thông thạo thời tiết, mùa màng. Phẩm chất
này chỉ thƣờng có ở những ngƣời lớn tuổi. Do đó có vai trò lớn trong sản xuất và trong đời
sống xã hội ở các làng quê là các" lão nông tri điền những ngƣời'' sống lâu lên lão làng ".
Truyền thống trọng tuổi tác, trọng người già đƣợc hình thành, chủ yếu là do vậy. Nhƣng
cũng xuất phát từ truyền thống này lại nảy sinh vấn đề quyền lực ngƣời già mà các nhà
nghiên cứu thƣờng gọi là ―lão

22


quyền”. Ảnh hƣởng của loại quyền lực này nhiều khi có ảnh hƣởng tiêu cực đến vai trò và vị
trí xã hội của tầng lớp những ngƣời trẻ tuổi.
II.2.6. Cũng do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp truyền thống, ngƣời sản xuất
không quen hạch toán kinh tế . Đối với kinh tế nông nghiệp truyền thống hầu nhu mọi tƣ liệu
vật chất phục vụ cho sản xuất đều có sẵn trong tay ngƣời nông dân, giống má thì dành từ mùa
thu hoạch trƣớc cho vụ sau, phân bón thì có sẵn trong chuồng lợn và đặc biệt không bao giờ
họ tính toán đến công sức của mình bỏ ra . Sự lo toan chủ yếu chỉ tập trung vào chu trình sinh
trƣởng của cây lúa trong thời gian một vụ . Từ đây đã hình thành một tập tính kém hạch toán,
không quen lường tính xa . Hơn thế, sự thành bại của nông nghiệp hoàn toàn bị phụ thuộc vào
thiên nhiên nên đã tạo ra tâm lý cầu an, cầu may và "ăn xổi ".
II.2.7. Di tồn dƣới dạng tập quán của sản xuất nông nghiệp - một loại hình lao động
tƣơng đối tự do còn đƣợc biểu hiện ở tác phong tùy tiện, kỷ luật không chặt chẽ. Sự thực là vì
sản xuất nông nghiệp không cần tới những tính toán chuẩn xác và sự hiệp đồng thật chặt chẽ .
Hầu hết các cƣ dân nông nghiệp trên thế giới đều có chung đặc tính này. Nhƣng quá trình
công nghiệp hóa với những đòi hỏi khắt khe của sản xuất công nghiệp, lối sống tùy tiện, thiếu
kỷ luật chặt chẽ dân dần đƣợc thay thế bằng tác phong chuẩn xác, có kỷ luật thƣờng đƣợc gọi

là tác phong công nghiệp.Việt Nam chƣa trải qua một thời kỳ công nghiệp hóa nên ảnh
hƣởng của lối sống nông nghiệp còn rất đậm nét trong mọi mặt của đời sống xã hội.

23


II.2.8. Sự tồn tại dai dẳng của chế độ công hữu ruộng đất và các quan hệ làng xã ở
Việt Nam là do những tác động tổng hợp của rất nhiều yếu tố tự nhiên và xã hội và kinh tế
nhƣng trƣớc hết và chủ yếu là do yêu cầu của sản xuất nông nghiệp trong hoàn cảnh của Việt
Nam. Chúng là mảnh đất màu mỡ dung dƣỡng tâm lý bình quân chủ nghĩa và một số hạn chế
vốn có của quan hệ cộng đồng làng xã.

II.3. Tác động hằng xuyên của hoàn cảnh lịch sử
Vị trí địa lý chiến lƣợc của Việt Nam và số phận lịch sử của dân tộc Việt Nam sinh ra
và lớn lên bên cạnh đế chế Trung Hoa lớn, mạnh đã trở thành nhân tố quan trọng tạo ra
những hoàn cảnh lịch sử thƣờng xuyên tác động đến Việt Nam. Thử thách lịch sử hiểm nghèo
đầu tiên mà dân tộc Việt Nam phải trải qua là cuộc đấu tranh kiên cƣờng, bền bỉ chống lại
ách đô hộ và âm mƣu đồng hóa của các triều đại phong kiến Trung Quốc trong suốt hơn 1000
năm Bắc thuộc Rồi tiếp sau đó là những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm liên tục trong
suốt chiều dài của lịch sử. Hầu nhƣ trong tất cả những cuộc chiến tranh ấy ngƣời Việt luôn
phải đọ sức với những kẻ thù lớn và mạnh hơn mình rất nhiều. Hoàn cảnh này đã tạo nên
truyền thống anh dũng quật cường, mưu trí sáng tạo và hun đúc cho mỗi người dân lòng yêu
nước nồng nàn và ý thức tự tôn dân tộc và tinh thần bất khuất, tự lập, tự cường rất cao.
Trên cái nền rộng lớn của những truyền thống nói trên, rất nhiều truyền thống khác
cũng đã đƣợc hình thành. Một trong những biểu hiện dễ thấy là truyền thống sùng bái và thờ
cúng anh hùng. Hầu nhƣ ở bất cứ đâu trên đất

24



nƣớc Việt Nam cũng có thể tìm thấy những đền thờ các nhân vật lịch sử có công lao với dân
tộc. Họ đƣợc nhân dân suy tôn thành những vị thần linh quanh năm đƣợc thờ cúng. Sự cúng
tế các vị thần này ngoài ý nghĩa trân trọng công lao còn hàm ý cầu mong những vị thần - anh
hùng che chở che chở cho dân làng thoát khỏi những hiểm họa chiến tranh và giặc giã vốn
xảy ra rất thƣờng xuyên trên đất nƣớc Việt Nam.
Cũng do tác động của truyền thống chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc, ở Việt Nam đã
hình thành nên truyền thống thƣợng võ - một truyền thống khá đặc sắc của dân tộc.

II.4. Tác động của môi trƣờng văn hóa khu vực
II.4.1. Nói tới tác động văn hóa khu vực, trƣớc hết phải nói tới cơ tầng văn hóa Đông
Nam Á. Tuy ở mỗi nƣớc đều có biến thái riêng nhƣng tất cả các nƣớc Đông Nam Á đều có
một mẫu số chung về văn hóa. Theo đó, cấu trúc tổ chức xã hội truyền thống tƣơng đối lỏng
và khai phóng. Điều này khiến cho truyền thống dân chủ làng xã có điều kiện để tồn tại và
phát triển. Cũng bởi đặc điểm này mà Việt Nam là một dân tộc dễ thích nghi và hội nhập.
II.4.2. Việt Nam ở vào một khu vực giao tiếp của nhiều nền văn hóa, nhƣng quan
trọng nhất là hai nền văn minh lớn của nhân loại : Trung Hoa và Ấn Độ. Dƣới ảnh hƣởng của
văn minh Trung hoa, nhiều yếu tố văn hóa mới đã đƣợc du nhập vào Việt Nam, trong đó ảnh
hƣởng rõ nét nhất là Khổng giáo. Những chuẩn mực Khổng giáo đƣợc hòa trộn và điều chỉnh
bởi các giá trị vốn có của ngƣời Việt

25


đã tạo nên một số truyền thống, trong đó hiếu học là một nội dung quan trọng. Trong các
phẩm chất đƣợc đề cao, đối với ngƣời Việt Nam, đạo hiếu là quan trọng nhất . Cũng do ảnh
hƣởng của văn minh Trung Hoa, ở Việt Nam đã hình thành truyền thống trọng tước, thích
làm quan và coi quan tƣớc là một thang bậc đánh giá sự tiến bộ của một cá nhân.
Ảnh hƣởng đáng kể nhất của văn minh Ấn Độ ở Việt Nam là Phật giáo. Tuy nhiên,
Phật giáo Việt Nam khác rất xa Phật giáo Ấn Độ. Sự truyền bá rộng rãi tƣ tƣởng Phật giáo
cùng với những tính cách của cƣ dân bản địa đã tạo nên truyền thống nhân ái, vị tha và rộng

lượng của người Việt.

III. KẾT LUẬN
Những nội dung của truyền thống Việt Nam đƣợc nêu trên đây chƣa thể coi là đầy đủ,
bởi vì đi sâu vào truyền thống còn phải nghiên cứu kỹ từng mặt, từng lĩnh vực của đời sống
xã hội cũng nhƣ phải xem xét kỹ từng loại hình và cấp độ của tổ chức cộng đồng. Trên đây,
theo chúng tôi, mới chỉ là những nét khái quát chủ yếu của truyền thống Việt Nam, đƣợc hình
thành bởi những tác động cơ bản và thƣờng xuyên nhất. Mặc dù vậy, những nội dung truyền
thống này có ý nghĩa chi phối các nội dung truyền thống khác. Những vấn đề nêu ra ở đây
cũng chƣa nhằm đánh giá, nhận định những mặt tích cực hoặc tiêu cực của các truyền thống,
mà mới là chỉ ra các truyền thống cơ bản cùng với một, số luận giải về nguồn gốc hình thành
và nội dung chủ yếu của các truyền thống đó. Chúng tôi thấy cũng cần phải nhắc lại trong kết
luận này là truyền thống cùng với những nội dung xác định của nó hình thành không phải chỉ
do tác động của một nhân tố riêng biệt nào đó mà luôn luôn là kết quả của những tác động

26


của đa nhân tố. Nhƣng dù thế nào thì trong quá trình hình thành đó cũng có những nhân tố
đóng vai trò chủ đạo. Cách tiếp cận của chúng tôi ở đây, một mặt muốn làm đơn giản sự nhận
diện nội dung của các truyền thống, mặt khác cũng là muốn nhấn mạnh các yếu tố đóng vai
trò chủ đạo trong việc hình thành nội dung của một truyền thống nào đó.
Với những điều đã trình bày ở trên có thể thấy bên cạnh những giá trị cao đẹp của
truyền thống dân tộc mà chúng ta đã đang và sẽ còn phải phát huy mạnh mẽ hơn nữa cũng có
không ít những vấn đề đặt ra từ di sản truyền thống.
1. Trƣớc hết đó là những thói quen, những tập tính và những hạn chế của một cƣ dân
nông nghiệp khi bƣớc vào thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Chúng ta thƣờng hay nói
tới một nhƣợc điểm gây rất nhiều hậu quả tai hại là không có thói quen nhìn xa. Cùng với
nhƣợc điểm này, tâm lý " ăn xổi " cũng chi phối khá mạnh mẽ đến hành vi của ngƣời Việt.
Suy cho cùng những thói quen có tính nhƣợc điểm này là biểu hiện của những tàn dƣ lịch sử.

Nếu không có những nhận thức thật sâu sắc để có những biện pháp khắc phục thật hữu hiệu
thì đây là một cản trở lớn cho sự phát triển. Trong thời đại ngày nay, ngƣời ta trù liệu trƣớc
cho sụ phát triển ít nhất cũng phải tới vài ba chục năm.
2. Nhƣ đã trình bày hạch toán kinh tế vốn là một sở đoản của cƣ dân nông nghiệp. Sở
đoản này có ở ngƣời Việt, khi bƣớc vào nền kinh tế thị trƣờng và cạnh tranh quốc tế, sở đoản
này cần phải cần thấy cho hết để chủ động và khiêm tốn học hỏi để khắc phục dần từng bƣớc.
Vấn đề quan trọng là ở chỗ có nhận thức đƣợc đầy đủ và sâu sắc hay không mà thôi.
3. Đặc biệt có hại cho sự phát triển là tâm lý bình

27


×