HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC IV
-------------------------
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP
CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Tên đề tài:
NHÀ Ở XÃ HỘI TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Họ và tên học viên: Nguyễn Thanh Tại
Lớp: Cao cấp lý luận chính trị A37-CT
Cần Thơ, tháng 09 năm 2015
MỤC LỤC
i
Trang ii
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt:.................................................................vi
Danh mục bảng và hình.......................................................................................vii
MỞ ĐẦU
1
CHƯƠNG 1. Tổng quan về xây dựng nhà ở xã hội..............................................3
1.1 Một số khái niệm...............................................................................................3
1.1.1 Các khái niệm liên quan đến nhà ở.....................................................................3
1.1.2 Nhà ở xã hội........................................................................................................3
1.1.3 Người thu nhập thấp............................................................................................4
1.2 Kinh nghiệm giải quyết vấn đề NƠXH ở nước ngoài.....................................4
1.2.1 Kinh nghiệm giải quyết vấn đề NƠXH tại Mỹ...................................................4
1.2.2 Kinh nghiệm phát triển NƠXH tại Singapore....................................................5
1.2.3 Nhận xét và rút bài học kinh nghiệm..................................................................6
1.3 Tình hình xây dựng NƠXH ở Việt Nam..........................................................6
1.4 Tình hình xây dựng NƠXH ở TP. Cần Thơ....................................................7
1.4.1 Thực trạng chung về nhà ở tại TPCT..................................................................7
1.4.2 Thực trạng NƠXH tại thành phố Cần Thơ.........................................................7
1.4.3 Tình hình xây dựng nhà ở, nền đất thương mại tại Cần Thơ...........................10
1.5 Nhận xét, đánh giá...........................................................................................10
1.6 Những vấn đề tồn tại.......................................................................................11
1.7 Những vấn đề cần nghiên cứu.........................................................................12
CHƯƠNG 2. Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng nhà ở xã hội tại thành phố Cần
Thơ................................................................................................14
2.1 Điều kiện tự nhiên-khí hậu.............................................................................14
2.1.1 Vị trí địa lý.........................................................................................................14
2.1.2 Địa hình.............................................................................................................14
ii
Trang iii
2.1.3 Địa chất..............................................................................................................15
2.1.4 Thủy văn............................................................................................................15
2.1.5 Khí tượng...........................................................................................................15
2.2 Đặc điểm kinh tế và xu hướng phát triển......................................................15
2.2.1 Thực trạng tình hình kinh tế..............................................................................15
2.2.2 Dự báo tăng trưởng kinh tế...............................................................................16
2.3 Đặc điểm xã hội và xu hướng phát triển........................................................16
2.3.1 Quy mô gia đình................................................................................................16
2.3.2 Cơ sở về văn hoá lối sống.................................................................................16
2.3.3 Các vấn đề xã hội..............................................................................................17
2.3.4 Đặc điểm phân bố dân cư..................................................................................17
2.3.5 Nhu cầu về tâm lý, nhu cầu sử dụng NƠXH tại TPCT....................................17
2.4 Nhu cầu xây dựng NƠXH của TP. Cần Thơ.................................................18
2.4.1 Cơ sở dự báo phát triển nhà ở của thành phố Cần Thơ....................................18
2.4.2 Nhu cầu NƠXH cụ thể của TPCT.....................................................................19
2.5 Cơ sở pháp lý...................................................................................................19
CHƯƠNG 3. Một số phương hướng_giải pháp xây dựng NƠXH tại TP. Cần
Thơ đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030......................................21
3.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển NƠXH.....................................................21
3.2 Định hướng phát triển NƠXH gắn với phát triển đô thị của TPCT............22
3.3 Các chỉ tiêu đặt ra............................................................................................22
3.4 Định hướng nguồn lực phát triển NƠXH......................................................23
3.5 Các giải pháp cơ bản để thực hiện Đề án.......................................................23
3.5.1 Công tác tuyên truyền, vận động......................................................................23
3.5.2 Hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách............................................................24
iii
Trang iv
3.5.3 Giải pháp phát triển và đảm bảo quỹ đất..........................................................26
3.5.4 Giải pháp về kiến trúc quy hoạch......................................................................26
3.5.5 Giải pháp bố trí mặt bằng..................................................................................29
3.5.6 Giải pháp về kết cấu, công nghiệp hóa xây dựng NƠXH................................29
3.5.7 Giải pháp về vốn................................................................................................30
3.5.8 Giải pháp từ việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.....................31
CHƯƠNG 4. Tổ chức thực hiện...........................................................................32
4.1 Các bước triển khai cụ thể của Đề án............................................................32
4.1.1 Gia đoạn đến năm 2020.....................................................................................32
4.1.1 Giai đoạn sau 2020 đến năm 2030....................................................................32
4.2 Kinh phí cho thực hiện Đề án.........................................................................32
4.3 Dự kiến cơ cấu nguồn vốn:.............................................................................33
4.4 Tổ chức thực hiện............................................................................................33
4.5 Phân công trách nhiệm....................................................................................34
4.5.1 Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ...................................34
4.5.2 Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân quận, huyện...............................................34
4.5.3 Sở Xây dựng......................................................................................................34
4.5.4 Sở Tài nguyên và Môi trường...........................................................................35
4.5.5 Sở Kế hoạch và Đầu tư......................................................................................35
4.5.6 Sở Tài chính.......................................................................................................36
4.5.7 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.............................................................36
4.5.8 Sở Nội vụ...........................................................................................................36
4.5.9 Sở Giao thông - Vận tải.....................................................................................36
4.5.10 Các đơn vị: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Công an thành phố và Sở Cảnh
sát Phòng cháy chữa cháy.............................................................................36
iv
Trang v
4.5.11 Ban Quản lý các khu Chế xuất và Công nghiệp Cần Thơ..............................36
4.5.12 Mặt trận Tổ quốc thành phố và các đơn vị thành viên...................................36
KẾT LUẬN
38
KIẾN NGHỊ 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................40
v
Trang vi
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt:
(Hình 1.1)
Xem hình 1 chương 1
(Bảng 1.1)
Xem bảng 1 chương 1
BĐKH
Biến đổi khí hậu
DN
Doanh nghiệp
ĐBSCL
Đồng bằng sông Cửu Long
HDB
Cơ quan Phát triển nhà ở - Housing & Development Board
KCN
Khu công nghiệp
KCX
Khu chế xuất
KDC
Khu dân cư
KĐT
Khu đô thị
NĐT
Nhà đầu tư
TNT
Thu nhập thấp
NƠXH
Nhà ở xã hội
TĐC
Tái định cư
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
TP.
Thành phố
TPCT
Thành phố Cần Thơ
TW
Trung ương
UBND
Ủy ban nhân dân
vi
Trang vii
Danh mục bảng và hình
Hình 1.1. Nhà ở xã hội ở Mỹ. (Nguồn: voapa.org)................................................5
Hình 1.2. Khu NƠXH Pinnacle @ Duxton, Singapore. (nguồn: Kienviet.net). . .6
Hình 1.3. Khu chung cư đường Ngô Hữu Hạnh, tp. Cần Thơ.............................9
Hình 1.4. Khu nhà ở xã hội công ty Hồng Loan, nam Cần Thơ...........................9
Hình 1.5. khu ký túc xá trường Đại Học Cần Thơ..............................................10
Hình 1.6. Khu nhà ở cán bộ trường Đại Học Cần Thơ.......................................10
Hình 1.7. Chung cư KDC Phát Triển Nhà, tp. Cần Thơ....................................10
Hình 1.8. Chung cư KDC Phát Triển Nhà, tp. Cần Thơ....................................10
Hình 2.9. Bản đồ hành chính thành phố Cần Thơ và mối liên hệ vùng.............14
Hình 2.10. Các biểu đồ khí hậu............................................................................15
Bảng 2.11. Nhu cầu sử dụng nhà ở và công năng cơ bản các loại nhà cho các
nhóm đối tượng xã hội.................................................................18
Bảng 2.12. Nhu cầu NƠXH cho các nhóm đối tượng xã hội...............................19
Bảng 2.13. Danh mục văn bản pháp lý của Chính phủ và địa phương ban hành
.......................................................................................................20
Hình 3.14. Sơ đồ cấu trúc đô thị thành phố Cần Thơ đến năm 2030................22
Hình 3.15. Các địa điểm thích hợp xây dựng NƠXH ở quận Ninh Kiều...........28
Hình 3.16. Các địa điểm thích hợp xây dựng NƠXH ở quận Cái Răng............28
Hình 3.17. Các địa điểm thích hợp xây dựng NƠXH ở quận Bình Thủy..........28
Hình 3.18. Các địa điểm thích hợp XD NƠXH ở quận Ô Môn và Thốt Nốt.....28
Bảng 3.19. Qui mô đề xuất các khu NƠXH ở TPCT...........................................29
Hình 3.20. MB căn hộ 01 phòng...........................................................................29
vii
Trang viii
Hình 3.21. MB căn hộ 2 phòng.............................................................................29
Hình 3.22. MB căn hộ 3 phòng.............................................................................29
Hình 3.23. MB căn hộ tập thể...............................................................................29
Hình 3.24. Giải pháp công nghiệp hóa xây dựng.................................................30
Bảng 4.25. Số lượng căn hộ tăng thêm giai đoạn đến 2020, tầm nhìn 2030.......33
viii
Trang 1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn Đề án:
Việt Nam là một trong những nước có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa
cao, vì vậy, dù muốn hay không thì hiện tượng phân hóa giàu nghèo tại các đô thị
lớn đang diễn ra rất rõ. Ngoài ra, việc đảm bảo tương đối nhu cầu nhà ở của toàn
dân là trách nhiệm, là việc làm nhân văn của chế độ xã hội chủ nghĩa chúng ta.
Thành phố Cần Thơ (TPCT) đã và đang xây dựng nhiều nhà ở xã hội
(NƠXH) rải rác khắp thành phố, tuy nhiên, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và
sự thừa cung phân khúc nhà ở cao cấp, nhà ở thương mại thì vấn đề nhà ở phân
khúc thu nhập thấp - giá rẻ vẫn là một thách thức chưa có được lời giải thỏa đáng.
Chính vì thế việc lựa chọn đề tài “Nhà ở xã hội tại thành phố Cần Thơ” là
sự mong muốn đóng góp hướng tiếp cận nhiều mặt, từ chính sách, địa điểm, qui
hoạch, thiết kế, công nghệ xây dựng… nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của thực
tiển về NƠXH ở TPCT trong giai đoạn hiện nay và đề xuất phương hướng phát
triển bền vững trong tương lai.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của Đề án:
Phân tích và đánh giá các điều kiện đặc thù tự nhiên và hiện trạng về NƠXH ở
Tp.Cần Thơ.
Phân tích, hệ thống hóa các cơ sở khoa học và dự báo về nhu cầu và mô hình
NƠXH trong tương lai nhằm đưa ra những giải pháp phù hợp nhất cho NƠXH ở
TP. Cần Thơ theo hướng phát triển đô thị bền vững.
Mục tiêu cuối cùng là đáp ứng được nhu cầu NƠXH tại TPCT
3. Ý nghĩa của vấn đề lựa chon:
Nhà ở là một trong những nhu cầu cơ bản của mỗi người vì không chỉ là nơi
trú ngụ, đảm bảo an toàn cho cuộc sống mà còn là tài sản có giá trị của mỗi cá nhân,
hộ gia đình vừa là nơi tái sản xuất sức lao động, phát huy nguồn lực con người.
Cải thiện nâng cấp nhà ở, nơi ở và nâng cao đời sống của nhân dân luôn là một
trong những nhiệm vụ thường xuyên của Đảng, Nhà nước và xã hội. Giải quyết tốt
vấn đề nhà ở trong đó có NƠXH là tiền đề quan trọng góp phần trực tiếp nâng cao
đời sống của người dân, thực hiện mục tiêu giảm nghèo, từng bước ổn định xã hội,
tiến tới phát triển bền vững đô thị theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
4. Phạm vi nghiên cứu của Đề án:
- Đối tượng: Các chủ trương, chính sách về NƠXH, thành phần dân cư được
thụ hưởng NƠXH, các không gian cảnh quan, giải pháp xây dựng dành cho NƠXH
trong khu vực đô thị TPCT.
- Không gian: Địa bàn đô thị của TPCT.
- Thời gian: Từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
5. Phương pháp nghiên cứu:
1
Trang 2
Kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp khảo sát thực địa,
chụp ảnh; phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu; tiếp cận, phỏng vấn
chuyên gia; phương pháp quy nạp, đối chiếu, so sánh và phương pháp dự báo để
nghiên cứu đề án.
2
Trang 3
CHƯƠNG 1.
Tổng quan về xây dựng nhà ở xã hội
1.1 Một số khái niệm.
1.1.1
Các khái niệm liên quan đến nhà ở.
Theo Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 định nghĩa các khái niệm liên quan đến
nhà ở như sau:
Nhà ở: là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh
hoạt của hộ gia đình, cá nhân.
Nhà ở riêng lẻ: là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền
sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở
liền kề và nhà ở độc lập.
Nhà chung cư: là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang
chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử
dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây
dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn
hợp để ở và kinh doanh.
Nhà ở thương mại: là nhà ở được đầu tư xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê
mua theo cơ chế thị trường.
Nhà ở công vụ: là nhà ở được dùng để cho các đối tượng thuộc diện được ở
nhà công vụ theo quy định của Luật Nhà ở thuê trong thời gian đảm nhận chức vụ,
công tác.
Nhà ở để phục vụ tái định cư: là nhà ở để bố trí cho các hộ gia đình, cá nhân
thuộc diện được tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở, bị giải tỏa nhà ở theo quy
định của pháp luật.
Nhà ở xã hội: là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được
hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở.
1.1.2
Nhà ở xã hội.
Tại nhiều quốc gia phát triển, người ta coi NƠXH là nhà ở dành cho các đối
tượng không có khả năng chi trả cho nơi cư trú của mình.
Ở Việt Nam, thì trong quan điểm của Luật Nhà ở năm 2014 thì nhà ở nào có
sự hỗ trợ của Nhà nước thì được coi là NƠXH.
Có 10 nhóm đối tượng sẽ được ưu tiên giải quyết NƠXH, bao gồm:
1. Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người
có công với cách mạng;
2. Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;
3. Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng
bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;
4. Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
3
Trang 4
5. Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu
công nghiệp;
6. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân
chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân
đội nhân dân;
7. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công
chức, viên chức;
8. Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81
của Luật Nhà ở;
9. Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học
sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập;
10. Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà
ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất
ở.
1.1.3
Người thu nhập thấp.
Theo quan điểm của ngân hàng thế giới và UNDP, người thu nhập thấp là
những người chi tiêu ít nhất 66% thu nhập cho ăn uống để tồn tại. 34% thu nhập
còn lại dành cho nhà ở, văn hoá, giáo dục, y tế, đi lại....
Ở Việt Nam, người thu nhập thấp là các cá nhân có thu nhập chưa đến mức
đóng thuế thu nhập (tổng thu nhập - 9 triệu đồng – (3,6 triệu x số người phụ thuộc)).
1.2 Kinh nghiệm giải quyết vấn đề NƠXH ở nước ngoài.
1.2.1
Kinh nghiệm giải quyết vấn đề NƠXH tại Mỹ.
Chính phủ Mỹ bắt đầu các chương trình hỗ trợ cho sự phát triển của loại hình
NƠXH từ những năm đầu thế kỷ 20. Loại hình nhà ở này không chỉ trực tiếp phục
vụ cho nhóm dân cư có địa vị thấp trong xã hội mà còn mang nhiều mục đích quan
trọng khác như: nơi sản xuất vũ khí cho quân đội trong thời kỳ chiến tranh, tạo ra
việc làm trong thời kỳ Đại khủng hoảng những năm 1930, là giải pháp hữu hiệu cho
tình trạng bất ổn dân sự thời kỳ những năm 1960...
Có 3 nguyên nhân chính liên quan đến tầm quan trọng của chính sách nhà ở
mà Chính phủ Mỹ đặt lên hàng đầu: Thứ nhất, nhà ở là tài sản đơn lẻ có giá trị nhất
đối với bất kỳ gia đình hoặc cá nhân nào. Thứ hai, sự lựa chọn hình thức và địa
điểm cư trú của người dân có tác động qua lại đến việc phân bổ và phát triển hạ
tầng đô thị. Thứ ba, chính phủ Mỹ coi trọng tác động của tiêu dùng nhà ở đến các
tiêu dùng và dịch vụ khác.
Về chính sách: Trong rất nhiều chính sách về nhà ở được áp dụng, 2 nhóm
chính sách có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của mô hình nhà ở giá rẻ. Đó là chính
sách thuế và chính sách trợ cấp cho người thuê nhà:
Luật thuế liên bang: ưu đãi thuế đối với cá nhân có khả năng tài chính trong
việc mua nhà và ưu đãi thuế đối với các chủ đầu tư của các dự án nhà thuê giá rẻ.
4
Trang 5
Trợ cấp cho người thuê nhà: chương trình hỗ trợ nhà ở áp dụng chương trình
“giá thuê nhà trung bình”: Các hộ gia đình tham gia vào các dự án nhà thuê giá rẻ
trả 30% thu nhập của họ cho chi phí thuê nhà. Phần chênh lệch sẽ được Nhà nước
trả cho chủ đầu tư thông qua Phiếu lựa chọn (Voucher).
Đối với Mỹ, chính sách là yếu tố chính quyết định chính trong sự thành công
về phát triển NƠXH.
Hình 1.1. Nhà ở xã hội ở Mỹ. (Nguồn: voapa.org)
1.2.2
Kinh nghiệm phát triển NƠXH tại Singapore.
Từ một đất nước có tới 70% hộ gia đình sống trong khu ổ chuột, đến nay
Singapore là nước nổi tiếng về giải quyết tốt vấn đề NƠXH cho người dân, hiện tại
có 91% người dân nước này được sở hữu nhà, trong đó có tới 83% đang ở nhà giá
thấp.
Về chính sách: Chính phủ Singapore đã thành lập Cơ quan Phát triển nhà ở
(HDB), có nhiệm vụ giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch; tái định cư, quy hoạch
các khu phố mới; thiết kế, xây dựng và phân phối các căn hộ; trợ cấp và cho vay đối
với người mua nhà ở với giá phải chăng. Số tiền lỗ của HDB sẽ được Chính phủ hỗ
trợ bằng vốn ngân sách hoặc trích từ Quỹ tiết kiệm Trung ương.
Quỹ tiết kiệm Trung ương (CPF): phụ trách các tổ chức tuyển dụng lao động
đóng 13% và người lao động đóng 20% tổng số lương hàng tháng vào quỹ như một
khoản tiết kiệm theo lãi suất ngân hàng để sử dụng mua nhà. Người dân có quyền
dùng số tiền trên để mua nhà, thanh toán viện phí, chi phí học lên cao và được trả
lãi. Những người dân đóng góp vào CPF được Chính phủ hỗ trợ mua nhà giá rẻ hơn
hai lần và những người này có thể bán những căn hộ của mình theo giá thị trường.
Singapore được coi là nước phát triển chương trình nhà ở tốt nhất trên thế
giới: cơ quan quyền lực tạo ra nhà ở và phân phối sản phẩm đến đúng đối tượng. Hệ
thống nhà ở của Singapore được chia ra làm 2 loại: nhà ở bình dân (Public housing)
và nhà ở tư nhân (Private housing). Nhà ở bình dân do Cơ quan Phát triển nhà ở
(Housing & Development Board - HDB) xây dựng những căn hộ chung cư chất
lượng với giá phải chăng để cung cấp cho người dân. Cơ quan này đến nay đã cung
cấp nhà ở cho hơn 85% dân số Singapore, trong đó có 95% số người dân đã sở hữu
những căn nhà này, chỉ có khoảng 5% là thuê.
5
Trang 6
Để chống đầu cơ, Singapore đã đưa ra hàng loạt biện pháp mới vào đầu tháng
1-2011 đó là giảm tỷ lệ cho vay tối đa mua nhà từ 70% xuống còn 60% giá trị căn
nhà, đánh thuế bán bất động sản tăng từ 3 năm lên 4 năm; đồng thời tăng thuế đối
với người bán 16%, 12%, 8% và 4% tương ứng từ năm thứ nhất đến năm thứ 4.
Hình 1.2. Khu NƠXH Pinnacle @ Duxton, Singapore. (nguồn: Kienviet.net)
1.2.3
Nhận xét và rút bài học kinh nghiệm.
Tất cả các nước đều có chính sách xây dựng và phát triển loại hình NƠXH cho
số lượng lớn người dân có nhu cầu về nhà ở nhưng do thu nhập không thể tự mua
nhà để ở nếu không được chính phủ hỗ trợ.
Các chương trình NƠXH với mục đích chính là tạo ra chỗ ở với giá thành rẻ,
đáp ứng nhu cầu sử dụng cho người dân.
1.3 Tình hình xây dựng NƠXH ở Việt Nam.
Trên địa bàn toàn quốc hiện nay có hơn 124 dự án NƠXH đang được triển
khai với quy mô xây dựng khoảng 78.700 căn, trong đó: 85 dự án NƠXH cho người
thu nhập thấp (NTNT), quy mô xây dựng trên 51.895 căn hộ, tổng mức đầu tư
khoảng 23.822 tỷ đồng; 39 dự án NƠXH cho công nhân, quy mô xây dựng khoảng
27.000 căn hộ, tổng mức đầu tư khoảng 6.850 tỷ đồng (theo báo cáo tổng kết năm
2013-2014 của Bộ Xây dựng). Hàng loạt các dự án phát triển NƠXH được triển
khai không chỉ mang ý nghĩa kinh tế, chính trị, góp phần đảm bảo an sinh xã hội,
hướng tới người nghèo, tạo điều kiện để người nghèo có nhà ở, mà còn góp phần
quan trọng tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản (BĐS).
Một số dự án NƠXH có quy mô lớn đã được triển khai phải kể đến như: Đề án
NƠXH tại Bình Dương (của Tổng công ty Becamex IDC) với quy mô 64.000 căn
hộ, đáp ứng chỗ ở cho trên 125.000 người, đã hoàn thành 4.700 căn; Dự án nhà ở
công nhân khu công nghiệp (KCN) Nhơn Trạch, Đồng Nai (Tổng công ty IDICO)
có quy mô 3.500 căn, đáp ứng 8.000 công nhân; Dự án khu NƠXH tại Đặng Xá,
Gia Lâm, Hà Nội (Tổng công ty Viglacera) có quy mô 1.139 căn, đáp ứng 4.000
người,... Chỉ tính riêng từ đầu năm 2013 đến nay, đã có 15 dự án NƠXH được triển
khai xây dựng mới, trong đó TP. Hà Nội khởi công 06 dự án, TP. Đà Nằng 03 dự
án,...). Ngoài ra, còn nhiều dự án NƠXH đang trong giai đoạn hoàn tất thủ tục
chuẩn bị đầu tư để triển khai trong thời gian tới..
Theo kết quả rà soát, đến hết năm 2015 trong khu vực đô thị cả nước có
khoảng 1.740 nghìn người có khó khăn về nhà ở (diện tích bình quân dưới 5 m²) và
khoảng 1.715 nghìn công nhân có nhu cầu có chỗ ở ổn định.
6
Trang 7
Mặc dù nhu cầu NƠXH của người dân còn rất lớn nhưng NƠXH vẫn đang
trong tình trạng vừa thừa, vừa thiếu, cung không đáp ứng đủ cầu. Các lý do là: giá
nhà vẫn khá cao so với mặt bằng chung của xã hội, vị trí xây dựng chưa hợp lý so
với nhu cầu của người dân ...
1.4 Tình hình xây dựng NƠXH ở TP. Cần Thơ.
1.4.1
Thực trạng chung về nhà ở tại TPCT.
Kết quả đánh giá hiện trạng nhà ở của thành phố Cần Thơ được thực hiện từ
ngày 10 tháng 7 đến ngày 20 tháng 7 năm 2014, ghi nhận:
1.4.1.1 Số lượng căn hộ và chất lượng nhà
Toàn thành phố có 300.000 căn hộ, tỷ lệ là nhà ở riêng lẻ do người dân tự xây
cất 234.600 căn hộ chiếm tỉ lệ khoảng 78,2%. Trong số này, nhà kiên cố chiếm
41,8% tương đương 125.400 căn hộ (khu vực đô thị 32,3%, khu vực nông thôn
9,5%); nhà bán kiên cố và khung gỗ chiếm 56,6% tương đương 169.800 căn hộ
(khu vực đô thị có 24,3%, khu vực nông thôn 32,3%); và nhà đơn sơ chiếm 1,6%
tương đương 4.800 căn hộ (khu vực đô thị có 0,8%, khu vực nông thôn có 0,8%) 1.
Nhà có công trình phù hợp vệ sinh trên toàn địa bàn thành phố khoảng 68%.
1.4.1.2 Diện tích xây dựng nhà ở
Tổng diện tích đất xây dựng của toàn thành phố là 20,4 triệu m 2 (khu vực đô
thị 13,3 triệu m2 và khu vực nông thôn 7,1 triệu m2.
Diện tích đất xây dựng bình quân là 68,5 m 2/hộ (cụ thể nhà ở trong khu dân cư
bình quân 78,0 m2/hộ, nhà ở biệt lập ngoài khu dân cư bình quân 73,6 m 2/hộ và nhà
ở công bình quân 17,7 m2/hộ).
Diện tích xây dựng bình quân/người đạt 18,4 m 2/người. Diện tích xây dựng
bình quân ở nông thôn là 72,7 m2/hộ, khu vực đô thị là 65,3 m2/hộ.
Tổng diện tích sàn toàn thành phố 24,24 triệu m 2 (khu vực đô thị 16,49 triệu
m2, nông thôn 7,75 triệu m2).
Diện tích sàn bình quân toàn thành phố đạt 19,5 m2/người (khu vực đô thị 20,2
m2/người, nông thôn 18,8 m2/người). Có sự khác biệt giữa các loại hình nhà ở, cụ
thể nhà ở trong các khu dân cư bình quân 22,7 m2/người; nhà ở biệt lập ngoài khu
dân cư 20,3 m2/người và nhà ở công 11,0 m2/người.
1.4.2
Thực trạng NƠXH tại thành phố Cần Thơ
Hiện nay TPCT đã chuyển sang kêu gọi đầu tư xã hội hóa, xóa bao cấp nhà ở
theo chủ trương chung và tạo điều kiện cho cán bộ công chức lẫn người dân thành
phố có chỗ ở bằng chính sách NƠXH hiện hành, bước đầu đã có một số kết quả
nhất định.
Đến thời điểm tháng 4 năm 2015 có 7 khu chung cư đang sử dụng có tổng
diện tích khoảng 43.772,52m2, với khoảng 827 hộ đang sinh sống. Ngoài ra, còn có
2 dự án xây dựng Nhà ở cho NTNT chính thức được công nhận với khoảng: 735
1
Nhà kiên cố là nhà xây, hệ chịu lực khung, dầm, sàn, mái bê tông cốt thép, xây bao che bằng gạch.
Nhà bán kiên cố và khung gỗ là nhà xây kết hợp với gỗ, lợp bằng các loại vật liệu ngói, Fibroximăng, tôn,
Nhà đơn sơ là nhà có kết cấu chịu lực bằng gỗ tạp mái lợp bằng vật liệu lá các loại
7
Trang 8
căn nhà liên kế 2 tầng diện tích khoảng 50.715m 2 và 5 khối chung cư cao 7 tầng bao
gồm 350 căn hộ có diện tích từ 33m2 đến 66m2 do công ty Hoàng Quân Cần Thơ
đầu tư; khoảng 280 căn hộ có diện tích từ 30m 2 đến 53m2 với tổng diện tích sàn sử
dụng khoảng 3.860m2 do công ty Hồng Loan đầu tư (có hỗ trợ vay 30 tỷ từ nguồn
vốn 30.000 tỷ đồng của chính phủ). Hiện đã bắt đầu xét bán với giá từ 7 - 8 triệu
đồng/m2 cho các đối tượng thu nhập thấp.
1.4.2.1 Nhà ở sinh viên:
Toàn địa bàn thành phố có khoảng 20 trường Đại học, Cao Đẳng và Trung cấp.
Các trường có đầu tư xây dựng ký túc xá cho sinh viên gồm Đại học Cần Thơ, Cao
đẳng Kinh tế Kỹ thuật, Cao đẳng Cần Thơ, Đại học Tây Đô, Cao đẳng Kinh tế Đối
ngoại, Cao đẳng Cơ Điện và Nông nghiệp Nam Bộ, Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật
và Cao đẳng Y tế. Hiện có 04 dự án Khu nhà ở sinh viên của Trường Đại học Cần
Thơ, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ, Trường Cao đẳng Cần Thơ và
Trường Đại học Nam Cần Thơ đã hoàn thành và đưa vào sử dụng với tổng diện tích
sàn xây dựng đáp ứng cho hơn 7.304 sinh viên đang học tập và lưu trú trên địa bàn
(đạt 36,89% so với nhu cầu chỗ ở khoảng 19.800 sinh viên với khoảng 2.400 phòng,
bố trí 08 sinh viên/phòng). Số sinh viên không có nhu cầu ở thì tự túc thuê nhà trọ
bên ngoài.
1.4.2.2 Nhà ở công nhân:
Theo số liệu thống kê, trên địa bàn thành phố có các khu công nghiệp bao gồm
Trà Nóc 1 và Trà Nóc 2, Hưng Phú 1, Hưng Phú 2A, Hưng Phú 2B, Bắc Ô Môn và
Ô Môn với hiện trạng khoảng 30.800 công nhân đang làm việc. Nhu cầu nhà ở của
công nhân trên địa bàn thành phố giai đoạn 2015-2020 khoảng 5.400 chỗ ở (tương
đương 675 căn hộ); nhu cầu đến năm 2030 là khoảng 13.400 chỗ ở. Hiện tại thành
phố chưa triển khai thực hiện xây dựng nhà ở cho công nhân nên phần lớn công
nhân có nhu cầu nhà ở phải thuê nhà trọ do cá nhân tự đầu tư xây dựng cho thuê.
Các chủ đầu tư vẫn đang hoàn tất thủ tục xin đầu tư xây dựng dự án (hiện chỉ có
một chủ đầu tư đang triển khai thực hiện dự án dự kiến xây dựng 522 phòng, đáp
ứng nhu cầu chỗ ở cho trên 4.100 người; dự kiến khởi công cuối năm 2015 và hoàn
thành vào cuối năm 2016). Thực tế các dự án nhà ở cho công nhân chậm triển khai
do chi phí đầu tư lớn, trong khi công nhân làm việc theo hợp đồng thời vụ nên các
doanh nghiệp ít quan tâm đến việc xây dựng nhà ở cho công nhân.
1.4.2.3 Nhà ở công vụ:
Trên địa bàn thành phố Cần Thơ quản lý và sử dụng 153 căn hộ công vụ với
diện tích 7.039,92 m2 được bố trí cho cán bộ, quân nhân chuyên nghiệp được điều
động theo yêu cầu công tác và giáo viên được cử đến các xã vùng sâu, vùng xa, điều
kiện đi lại khó khăn. Bên cạnh đó, nhà ở công vụ cũng phục vụ nhu cầu chỗ ở cho
các cán bộ, công chức thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã
hội được điều động, luân chuyển theo yêu cầu công tác làm việc trên địa bàn thành
phố Cần Thơ. Trên địa bàn thành phố Cần Thơ không có trường hợp thuê nhà ở do
không bố trí làm nhà công vụ.
1.4.2.4 Nhà ở người thu nhập thấp:
Theo số liệu điều tra năm 2014 của Sở Xây dựng, thành phố Cần Thơ có trên
7.200 cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước có thu
8
Trang 9
nhập thấp cần chỗ ở. Trên địa bàn thành phố có nhiều chủ đầu tư quan tâm đăng ký
đầu tư dự án nhà ở cho người thu nhập thấp, nhưng hiện chỉ có 01 đơn vị thực hiện
xây dựng thí điểm với tổng diện tích sàn xây dựng 13.639,2 m2, tổng số 288 căn,
đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho khoảng 1.008 người. Hiện tại trong lĩnh vực xây dựng
nhà ở người thu nhập thấp, các chủ đầu tư gặp khó khăn trong tiếp cận gói hỗ trợ
30.000 tỷ đồng của Chính phủ. Bên cạnh đó, thành phố cũng đang xem xét hồ sơ
của các doanh nghiệp đăng ký đầu tư dự án nhà ở người thu nhập thấp.
1.4.2.5 Nhà ở cụm tuyến dân cư vùng ngập lũ:
Năm 2014, thành phố Cần Thơ có 03 cụm dân cư vùng ngập lũ với diện tích
hơn 11,7 ha bố trí chỗ ở cho 458 căn hộ có nhu cầu. Hiện đã hoàn thành công tác
tôn nền và hạ tầng kỹ thuật của 03 cụm nhà ở vùng ngập lũ, bố trí được chỗ ở cho
51 hộ (đạt 12,3% so với tổng số nhu cầu 458 căn).
1.4.2.6 Nhà ở theo chính sách hỗ trợ hộ nghèo, nhà Đại đoàn kết:
Theo số liệu điều tra của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố, số
hộ nghèo có khó khăn về nhà ở 11.861 hộ, đã xây dựng mới được 7.250 căn hộ
(61,1%), còn lại 4.611 hộ (38,9%).
1.4.2.7 Nhà ở cho người có công với cách mạng:
Đã hoàn thành 50% trong tổng số 1.640 hộ đối tượng có nhu cầu, tương đương
với 820 căn nhà (số liệu hiện trạng năm 2014).
Một số hình ảnh các tòa nhà chung cư được xem là NƠXH như:
-
Khu chung cư đường Ngô Hữu Hạnh. (Hình 1 .3).
-
Khu NƠXH công ty Hồng Loan, nam Cần Thơ.(Hình 1 .4)
-
Ký túc xá sinh viên trường Đại Học Cần Thơ.(Hình 1 .5)
-
Khu nhà ở cán bộ trường Đại Học Cần Thơ.(Hình 1 .6)
-
Khu chung cư Phát triển nhà, đường Võ Văn Kiệt.( Hình 1 .7, Hình 1 .8)
-
Nhà công vụ của Bộ Chỉ Huy quân sự TP. Cần Thơ.
Hình 1.3. Khu chung cư đường Ngô
Hữu Hạnh, tp. Cần Thơ.
Hình 1.4. Khu nhà ở xã hội công ty Hồng
Loan, nam Cần Thơ
9
Trang 10
Hình 1.5. khu ký túc xá trường Đại
Học Cần Thơ.
Hình 1.6. Khu nhà ở cán bộ trường Đại
Học Cần Thơ.
Hình 1.7. Chung cư KDC Phát Triển
Nhà, tp. Cần Thơ.
Hình 1.8. Chung cư KDC Phát Triển Nhà,
tp. Cần Thơ.
1.4.3
Tình hình xây dựng nhà ở, nền đất thương mại tại Cần Thơ
Theo số liệu thống kê tình hình tồn kho bất động sản, tính đến 30/3/2015 toàn
thành phố có 26 dự án nhà ở và lô nền với tổng diện tích đất theo quy hoạch là 887,5
ha. Trong đó:
+ Nhà ở thương mại xây dựng với diện tích 386,43 ha
+ Nhà ở xã hội xây dựng với diện tích 3,3 ha
Nhà ở, nền thương mại đã xây dựng xong chưa bán: 10.826 căn hộ_nền, ước
tính giá trị số vốn của căn hộ, nhà, nền chưa bán khoảng 3.669 tỷ đồng (trong đó, căn
hộ chung cư nhỏ hơn 70 m2 là 480 căn; căn hộ chung cư lớn hơn 70 m 2 là 422 căn;
nhà thấp tầng 269 căn; đất nền làm nhà ở 9.655 căn)
- Còn lại 5.279 căn, nền chưa xây dựng, diện tích 520.790 m2.
1.5 Nhận xét, đánh giá
Về tổ chức quy hoạch, kiến trúc: Vị trí chưa phù hợp, hình thành theo nhu cầu
nằm rãi rác gần các khu công nghiệp, khu thương mại, khu giáo dục; Qui mô hầu
hết là nhóm NƠXH, nằm phân tán, phân khu chức năng chưa hợp lý; Hạ tầng xã hội
yếu kém thiếu hoặc không có công trình tiện ích công cộng như chợ, nhà trẻ…; Hạ
tầng kỹ thuật khu NƠXH còn bất cập; Diện tích sử dụng eo hẹp, tiện nghi sử dụng
10
Trang 11
kém, điều kiện thông gió chiếu sáng hạn chế, chưa chú ý đến tổ chức không gian
công cộng bên trong tòa nhà.
Về quản lý sử dụng: Bất cập trong công tác quản lý chất lượng nhà do nhà
nước đầu tư: vệ sinh kém, chất lượng nhà kém, quản lý vận hành, ít bảo trì sửa chữa
... gây xuống cấp nhanh, bất tiện cho sinh hoạt cho người dân ở trong NƠXH.
Mặc dù được xây dựng với mục đích phục vụ các đối tượng thu nhập thấp
nhưng qua thực tế, so với mức thu nhập tại Cần Thơ thì giá thành vẫn còn cao, hầu
như họ phải ở thuê nhiều năm mới có thể mua được căn hộ, trong số 827 căn hộ của
7 chung cư đang sử dụng hiện chỉ có 306 căn hộ được bán, 521 căn hộ vẫn còn cho
thuê.
Tất cả các dự án nhà ở thu nhập thấp trên địa bàn thành phố đến thời điểm này
vẫn được thi công bằng phương pháp xây dựng truyền thống. Cách thức xây dựng
đối với các loại NƠXH tại Cần Thơ hiện nay là chưa phù hợp, các dự án xây chậm
do thi công toàn bộ tại công trường, vừa mất nhiều thời gian, vừa tốn nhiều nhân
công và chất lượng các hạng mục của công trình cũng khó kiểm soát, dê gây lãng
phí là số lượng căn hộ tăng chậm, giá thành tăng do lãng phí nhân công và thời
gian.
Qua thống kê, ngoài khu chung cư cao tầng của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai
không dùng cho đối tượng thu nhập thấp và một số khu tập thể trước đây hiện đã sử
dụng ổn định. Hiện nay các chung cư 7 khu chung cư và 2 dự án đang thực hiện của
công ty Hoàng Quân và công ty Hồng Loan xây dựng cho NTNT, tổng diện tích sàn
sử dụng khoảng 131.447,52m2, khả năng cung cấp chỗ ở cho khoảng 2.192 hộ gia
đình. Trong khi nhu cầu về nhà ở thu nhập thấp là rất lớn, đến năm 2008 đã khoảng
4.008 căn hộ, hàng năm trung bình tăng thêm khoảng gần 10%, đến thời điểm hiện
nay tổng nhu cầu theo khảo sát khoảng 7.200 căn hộ (gấp hơn 3,5 lần so với cung
ứng).
1.6 Những vấn đề tồn tại.
1.6.1.1 Cơ chế chính sách phát triển nhà ở
Kể từ sau khi Nhà nước có chính sách xóa bỏ cơ chế bao cấp về nhà ở thì các
dự án nhà ở của thành phố mới chỉ tập trung vào việc khuyến khích đầu tư xây dựng
nhà ở thương mại để tăng nguồn cung cho thị trường mà chưa quan tâm nhiều đến
các cơ chế ưu đãi nhằm phát triển NƠXH giá rẻ cho người nghèo, người có thu
nhập thấp tại khu vực đô thị, nên có một bộ phận lớn người dân gặp khó khăn về
nhà ở nhưng không có điều kiện về tài chính để tạo lập chỗ ở.
Văn bản pháp lý: Mặc dù Chính phủ đã ban hành một số chính sách để khuyến
khích đầu tư xây dựng NƠXH giá rẻ cho người nghèo, người có thu nhập thấp tại
đô thị, nhưng trên thực tế việc triển khai thực hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
TPCT cũng chưa đưa ra nhiều các văn bản pháp lý quy định cụ thể hơn về điều kiện
đặc thù của địa phương, ưu đãi chưa đủ để tạo thuận lợi cho việc phát triển NƠXH
nhằm khuyến khích các doanh nghiệp, các cá nhân tham gia đầu tư xây dựng loại
nhà ở này.
1.6.1.2 Giá nhà ở tăng cao gây ảnh hưởng đến việc mua nhà ở của người dân
11
Trang 12
Trong giai đoạn thị trường bất động sản gặp khó khăn, mặc dù giá nhà đã giảm
mạnh, nguồn cung cấp dồi dào nhưng thực tế giá nhà ở nói chung và NƠXH nói
riêng thường tăng gấp 3-4 lần so với tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người,
đồng thời khoảng cách giữa tốc độ tăng giá nhà, đất và tốc độ tăng thu nhập ngày
càng xa nên thực tế đại đa số người dân vẫn rất khó có đủ nguồn tài chính để mua
nhà ở tại khu vực đô thị.
Vốn đầu tư: ngoài nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ (gói ưu đãi 30.000 tỷ),
thành phố chưa tạo được những quỹ ưu đãi đầu tư cho địa phương, chưa thu hút
được các nguồn vốn tài trợ phúc lợi xã hội trong nước và quốc tế cho NƠXH.
1.6.1.3 Quy hoạch phát triển đô thị gắn với NƠXH
Chưa có quy hoạch phát triển cho mạng lưới NƠXH, việc này gây khó khăn
trong việc định hướng phát triển bền vững, trong công tác triển khai các bước đầu
tư ban đầu, lựa chọn vị trí, lựa chọn mô hình ... cho NƠXH. Kiến trúc chưa phù hợp
với lối sống của người dân và đặc thù của TPCT. Thành phố có đặc thù nhà ở ven
kênh, rạch nhiều khu vực đô thị chưa có hệ thống hạ tầng chưa hoàn chỉnh, hiện
đang thực hiện các dự án nâng cấp đô thị như nâng cấp đường, nâng cấp hẻm, cải
thiện hệ thống thoát nước, chiếu sáng, di dời các nhà ở lụp xụp.
Quỹ đất sạch: Thành phố có rất ít quỹ đất sạch dành cho việc phát triển
NƠXH. Các nhà đầu tư thường phải tự lựa chọn khu đất và tự thực hiện công tác
giải tỏa đền bù.
1.7 Những vấn đề cần nghiên cứu.
+ Cần phải có hệ thống các văn bản pháp lý quy định cụ thể và rõ ràng nhằm
tạo thuận lợi cho việc phát triển NƠXH ở TPCT.
+ Cần phải có các cơ chế và chính sách ưu đãi về đầu tư, thuế, giá đất, ... nhằm
thu hút đầu tư. Cần phải tạo được quỹ đất sạch dành riêng cho NƠXH.
+ Đối với NƠXH (cũ) cần phải rà soát, khu, nhóm NƠXH nào phù hợp quy
hoạch chung thì đưa ra phương án quy hoạch chỉnh trang, cải tạo hoặc khu NƠXH
nào phá vỡ quy hoạch chung thì có thể xem xét biện pháp phá dỡ - tái định cư, giải
quyết từng bước, từng bước một những vướn mắc tồn tại NƠXH của thành phố, góp
phần chỉnh trang đô thị.
+ Đối với NƠXH mới: Căn cứ dự báo nhu cầu nhà ở, đề xuất quy hoạch đồng
bộ hệ thống NƠXH trên quy mô toàn thành phố, chọn vị trí, số lượng khu NƠXH
mới, các thành phần chức năng, qui mô NƠXH. Theo đó, cần phải chú ý về các điều
kiện đặc thù của TPCT như: cảnh quan, sông nước, khí hậu ... và không gian sống
phải phù hợp với điều kiện xã hội và thói quen của người dân Cần Thơ.
+ Về tổ chức không gian bên trong căn nhà: Cải tạo không gian bên trong
NƠXH (cũ), giải quyết vướng mắc về diện tích sử dụng, tiện nghi sử dụng, từng
bước nâng cao điều kiện sống của người dân. Đặc biệt là tổ chức không gian công
cộng bên trong tòa nhà. Đối với NƠXH mới, tùy từng loại nhà mà tổ chức không
gian bên tuân thủ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn.
12
Trang 13
+ Về giá nhà ở: Tận dụng các chính sách ưu đãi của Nhà nước, áp dụng công
nghệ xây dựng hiện đại nhằm đẩy nhanh tiến độ, Modul hóa, lắp ghép…nhằm giảm
giá thành phù hợp với mức thu nhập của cư dân thu nhập thấp.
+ Về quản lý sử dụng: nâng cao công tác quản lý chất lượng nhà, vệ sinh,
chăm sóc cảnh quan, quản lý vận hành, bảo trì sửa chữa...
13
Trang 14
CHƯƠNG 2.
Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng nhà ở xã hội tại thành
phố Cần Thơ
2.1 Điều kiện tự nhiên-khí hậu.
2.1.1
Vị trí địa lý
Hình 2.9. Bản đồ hành chính thành phố Cần Thơ và mối liên hệ vùng
Về vị trí địa lý, TPCT nằm giữa khu vực ĐBSCLvề phía Tây sông Hậu, phía
Bắc giáp tỉnh An Giang và Đồng Tháp, phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang, phía Đông
giáp tỉnh Vĩnh Long, phía Tây giáp Kiên Giang.
Về kinh tế - xã hội, TPCT đã và đang là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị
và xã hội của vùng ĐBSCL. Dân số 1.232.260 người, diện tích tự nhiên là
140.896ha và mật độ 875 người/km2 .
2.1.2
Địa hình.
Địa hình TPCT khá bằng phẳng đặc trưng của địa hình đồng bằng Sông Cửu
Long, cao độ tự nhiên khá thấp. Trong đô thị có nhiều sông rạch nhỏ chằng chịt nối
với các tuyến chính.
Các dự án NƠXH cần quan tâm đến yếu tố sông nước, nhằm khai thác không
gian thoáng đãng, cảnh quan sinh động ... và ngay cả ánh sáng và thông gió cho
công trình. Việc này sẽ tạo sự hấp dẩn nhằm tạo môi trường sống tốt cho các thành
phần thu nhập thấp đô thị đồng thời góp phần tạo nên bản sắc đô thị.
14
Trang 15
2.1.3
Địa chất.
Địa chất đặc trưng của vùng châu thổ Sông Cửu Long, có cao độ tự nhiên thấp
và do ảnh hưởng của thủy triểu biển đông nên có mực nước ngầm mạch nông. Đây
là vùng đất có nền yếu, cường độ chịu tải thấp từ 0,2-0,5 kg/cm².
Do ảnh hưởng của địa chất, các công trình trong đô thị thường là thấp tầng
nhằm tiết kiệm chi phí gia cố móng. Khi xây dựng các công trình NƠXH, cần phải
tính toán kinh tế và hiệu quả đầu tư về mối tương quan giữa chi phí gia cố móng và
vấn đề tiết kiệm đất xây dựng.
2.1.4
Thủy văn.
Chế độ thủy văn Sông Hậu được theo dõi tại trạm Cần Thơ vào các tháng
trong năm như sau: Mực nước cao nhất: +1,95m. Mực nước thấp nhất: -1,31m.
Tầng đỉnh lũ cao nhất: +1,95m (cao độ Hòn Dấu). TPCT chịu ảnh hưởng trực tiếp
chế độ thủy văn của Sông Hậu và hệ thống kênh rạch bao quanh. Do gần biển và
nền đất thấp, độ dốc dòng chảy nhỏ và ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ thủy triều
Biển Đông (bán nhật triều).
Các ao hồ, sông rạch bị san lấp, làm cho đô thị xuất hiện hiện tượng ngập lụt
trong vài năm gần đây và ngày càng trầm trọng thêm do tác động của biến đổi khí
hậu. NƠXH cần quan tâm đến vấn đề ngập lụt, cần có các giải pháp hữu hiệu khác
ngoài công tác tôn nền.
2.1.5
Khí tượng.
Biểu đồ độ ẩm_lượng mưa
Biểu đồ nhiệt độ_giờ nắng
Hình 2.10. Các biểu đồ khí hậu
Do ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu, công tác quy hoạch và xây dựng cần
chú trọng đến hướng nhà nhằm tránh hướng nắng xấu và đón gió.
Do độ ẩm không khí cao nên các công trình thường tôn cao nền tầng trệt hơn
nền sân rất nhiều nhằm tránh ẩm và ngăn hiện tượng mao dẩn cho tường và nền
nhà. Mái nhà thường là mái dốc nhằm thoát nhanh nước mưa và hầm mái có giá trị
cách nhiệt cho các khu vực bên dưới. Vấn đề thông gió tự nhiên thường được quan
tâm trong xây dựng đô thị.
2.2 Đặc điểm kinh tế và xu hướng phát triển.
2.2.1
Thực trạng tình hình kinh tế
Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế thành phố chuyển dịch theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng dần khu vực thương mại dịch vụ, công
15
Trang 16
nghiệp và xây dựng, giảm dần khu vực nông nghiệp. Giá trị sản xuất ngành công
nghiệp (giá so sánh 2010) tăng từ 55.644 tỷ đồng năm 2009 lên ước đạt 91.482 tỷ
đồng năm 2014, thành phố có 08 khu công nghiệp tập trung với tổng diện tích quy
hoạch 2.364 ha, trong đó đất công nghiệp 1.590 ha, với 212 dự án còn hiệu lực, thuê
564,9 ha đất công nghiệp với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1.894 triệu USD.
2.2.2
Dự báo tăng trưởng kinh tế
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo
Quyết định số 1533/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 2013 mục tiêu phát triển kinh tế
- xã hội thành phố Cần Thơ là: xây dựng thành phố Cần Thơ trở thành thành phố
văn minh, hiện đại, mang đặc trưng sông nước, cơ bản trở thành thành phố công
nghiệp trước năm 2020; là trung tâm kinh tế - xã hội, trung tâm giáo dục - đào tạo
và khoa học - công nghệ, trung tâm y tế và văn hóa, thể thao của vùng ĐBSCL; là
đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế; là địa bàn
trọng điểm giữ vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh của vùng ĐBSCL và của cả
nước; đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của toàn vùng ĐBSCL.
Mục tiêu cụ thể:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt khoảng 16%/năm giai đoạn 2011 2015, trong đó khu vực III tăng 17%/năm, khu vực II tăng 17,5%/năm, khu vực I
tăng 2,7%/năm; tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 15%/năm giai đoạn 2016 2020, trong đó khu vực III tăng 15,3%/năm, khu vực II tăng 16%/năm, khu vực I
tăng 2,5%/năm; tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 10,5%/năm giai đoạn 2021
- 2030, trong đó khu vực III tăng 10,9%/năm, khu vực II tăng 10,4%/năm, khu vực I
tăng 2%/năm.
- GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 3.200 USD, năm 2020 đạt
6.480 USD, năm 2030 đạt 14.200 USD.
2.3 Đặc điểm xã hội và xu hướng phát triển.
2.3.1
Quy mô gia đình
Các thành phần xã hội có trình độ văn hóa cao như: Cán bộ, công chức, viên
chức nhà nước, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, người lao động trí óc ... thường
có quy mô gia đình nhỏ chỉ từ 1-2 con. Ngoài ra, còn có một số lượng không nhỏ có
quy mô gia đình có 3 thế hệ, đây là truyền thống gia đình đặc trưng của người Việt
Nam và TPCT. Các thành phần xã hội có trình độ văn hóa thấp thường có quy mô
gia đình lớn với nhiều thế hệ và con cái đông.
Tuy nhiên, theo khảo sát thì các gia đình trung bình có 4 người và gia đình có
3 người trong hộ chiếm tỷ lệ trên 50%, điều này ảnh hưởng đến việc bố trí diện tích
NƠXH cho phù hợp, ví dụ như dự kiến bố trí căn hộ có diện tích khoảng 30-70m 2
cho gia đình có 2 - 4 người.
2.3.2
Cơ sở về văn hoá lối sống
Người dân Cần Thơ có thể khái quát về lối sống như sau:
-
Sống gần gũi thiên nhiên.
16
Trang 17
-
Sống nửa thành thị, nửa nông thôn.
-
Chưa có thói quen sống chung cư, nhất là chung cư cao tầng.
- Văn hóa lối xóm, không thích khép kín, cần có hàng xóm.
- Kết hợp ở với làm kinh tế cá thể: mua bán bách hóa, giải khát, gia công may
mặc, đan lát,...
- Hướng đến sống công nghiệp như là điều tất yếu do mưu sinh và dịch chuyển
lao động nông nghiệp ra thành thị.
- Một bộ phận sinh viên đại học các nơi trong thành phố ra trường không quay
về quê mà ở lại làm việc nên có nhu cầu chỗ ở.
2.3.3
Các vấn đề xã hội
Vấn đề an sinh xã hội như việc chăm lo cho người dân, sinh ra và lớn lên tại
thành phố; người dân trong vùng sản xuất nông nghiệp chuyển sang lao động phi
nông nghiệp tại chỗ khi đô thị hóa các vùng nông thôn (chuyển từ huyện thành
quận: Ô Môn, Thốt Nốt); người dân các tỉnh lân cận đến thành phố để học tập, công
tác, sinh sống và tìm kiếm việc làm,...
Người nghèo đô thị có đời sống khó khăn, không chỗ ở, lấn chiếm vỉa hè,
kênh rạch, bãi bồi,. gây mất vệ sinh môi trường, trật tự trị an, bệnh tật,.
Các dự án đầu tư khi thực hiện phải thu hồi đất làm xáo trộn đời sống cư dân
tại chỗ, việc di dân vào các khu tái định cư khiến khả không sinh sống phù hợp, họ
sẽ bán lại nhà và tiếp tục sống lang thang.
Đô thị xuống cấp, môi trường ô nhiễm khiến sức khỏe người dân thành phố bị
ảnh hưởng dẫn đến bệnh tật gây quá tải bệ nh viện,...
2.3.4
Đặc điểm phân bố dân cư
Mật độ dân số khu vực nội thành năm 2010 đạt 2.471 người/km 2. Có sự chênh
lệch về phát triển đô thị giữa các quận: Quận đô thị trung tâm Ninh Kiều mật độ dân
số cao (gần 7.500 người/km2), các hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa và kết cấu hạ
tầng mang tính đô thị rõ nét, trong khi các quận Ô Môn, Cái Răng, Bình Thủy mật
độ dân số còn rất thấp chỉ từ 1.050 - 1.350 người/km2 (trừ khu vực trung tâm và
phần ven quốc lộ 1A, quốc lộ 91), phần lớn địa bàn vẫn còn mang dáng dấp nông
thôn, ngay trong quận Ninh Kiều, vẫn có sự khác biệt về mật độ giữa các phường
trung tâm (Tân An, Thới Bình, An Nghiệp, An Hội, An Cư, An Phú, An Lạc) và các
phường ngoại vi (An Bình, An Khánh, Hưng Lợi).
2.3.5
Nhu cầu về tâm lý, nhu cầu sử dụng NƠXH tại TPCT
NƠXH có chức năng chính là ở và sinh hoạt hàng ngày của các đối tượng xã
hội trong thành phố.
Qua phân tích về tâm lý, sở thích sử dụng nhà ở, tập quán sử dụng nhà ở, xu
hướng, nhu cầu sử dụng nhà ở xã hội của người dân thành phố Cần Thơ, nhận thấy
từ nay đến năm 2030, người dân vẫn ưa chuộng nhà liên kế thấp tầng vì nhà liên kế
có công năng cơ bản là vừa ở, vừa mua bán, phục vụ mưu sinh hàng ngày, xác lập
quyền sở hữu nhà và đất, dễ chuyển nhượng (căn nhà sinh lợi khá cao), dễ cải tạo và
17