Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Công tác xóa đói giảm nghèo tại huyện văn chấn tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (714.37 KB, 64 trang )

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................1
MỤC LỤC.................................................................................................................... 1
PHỤ LỤC..................................................................................................................... 3
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................1
BẢNG CHÚ THÍCH TỪ VIẾT TẮT.........................................................................2
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................3

1.Lý do chọn đề tài........................................................................................3
2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................4
3. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................4
5. Kết cấu của đề tài báo cáo thực tập tốt nghiệp..........................................5
PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................................6
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ UBND HUYỆN VĂN CHẤN....................................6

1.1 Vị trí pháp lý,nhiệm vụ và quyền hạn.....................................................6
1.1.1Vị trí pháp lý..........................................................................................6
1.1.2Nhiệm vụ, quyền hạn.............................................................................6
1.2Cơ cấu tổ chức..........................................................................................7
1.3Quá trình phát triển và phương hướng hoạt động trong thời gian tới của
UBND huyện Văn Chấn..............................................................................11
1.1.1Quá trình hình thành và phát triển.......................................................11
1.1.2Phương hướng phát triển trong thời gian tới.......................................14
1.4Tổng quan về công tác quản trị nhân lực...............................................15
1.4.1. Hệ thống chính sách quản lý CB, CC................................................15
1.4.2. Bộ phận chuyên trách về quản lý CB, CC.........................................16
1.4.3. Thực tiễn các hoạt động chức năng về quản lý CB, CC....................16
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM
NGHÈO TẠI HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI............................................22



2.1 Cơ sở lý luận về công tác xóa đói giảm nghèo......................................22
2.1.1 Quan niệm về đói nghèo và xóa đói giảm nghèo...............................22
2.1.2Những nhân tố tác động đến đói nghèo và xóa đói giảm nghèo.........23
2.2Thực trạng công tác Xóa đói giảm nghèo tại huyện Văn chấn...............25
2.2.1 Điều kiên tự nhiên, kinh tế- xã hội.....................................................25
2.2.1.1 Điều kiện tự nhiên...........................................................................25
2.2.1.2 Kinh tế- xã hội.................................................................................26
2.2.2Thực trạng nghèo đói và xóa đói giảm nghèo tại huyện Văn Chấn....28
2.2.2.1 Thực trạng nghèo đói và những nguyên nhân chủ yếu....................28
2.2.2.2 Thực trạng về xóa đói giảm nghèo tại huyện Văn Chấn.................33
2.2.3Đánh giá chung....................................................................................45
2.2.3.1Những mặt đạt được.........................................................................45
2.2.3.2Những tổn tại, khó khăn trong công tác XĐGN...............................46
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO
CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN VĂN CHẤN....................48

3.1. Phương hướng, chủ trương của Nhà nước về xóa đói giảm nghèo......48
3.1.1 Quan điểm, mục tiêu tổng quát của chương trình quốc gia về XĐGN
.....................................................................................................................48
3.1.2 Định hướng, mục tiêu XĐGN của huyện Văn Chấn..........................48
3.2 Một số giải pháp xóa đói giảm nghèo...................................................53
3.3 Một số khuyến nghị...............................................................................57
3.3.1 Đối với chính quyền địa phương........................................................57
3.3.2 Đối với lãnh đạo huyện Văn Chấn.....................................................57
3.3.3 Đối với bản thân người nghèo............................................................58
PHẦN KẾT LUẬN....................................................................................................59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................60
PHỤ LỤC................................................................................................................... 61



PHỤ LỤC


LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một yêu cầu bắt buộc với sinh viên. Một mặt là yêu cầu,
nhưng mặt khác cũng là một giai đoạn hết sức ý nghĩa, giúp sinh viên bước đầu tiếp
cận với công việc thực tế.
Để chúng tôi có thể nắm chắc kiến thức và tiếp cận với thực tế nhà trường đã tạo
điều kiện cho chúng tôi thực tập và làm báo cáo. Sau hơn 2 tháng thực tập tôi nhận
được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong trường các cô chú trong phòng Lao
động- Thương binh và xã hội huyện Văn Chấn. Cho đến nay báo cáo thực tập của tôi
đã hoàn thành nhưng do những hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm tìm hiểu thực tế
chưa có nhiều nên báo cáo thực tập của tôi còn nhiều sai sót. Tôi rất mong nhận được
sự chỉ đạo và những ý kiến đóng góp của các thầy cô để bài báo cáo kiến tập của tôi có
thể tiếp cận thực tế trong công tác quản trị nhân lực và có những kinh nghiệm phục vụ
cho quá trình làm việc sau này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy giáo Đoàn Văn Tình đã giúp đỡ tôi trong quá
trình kiến tập vừa qua.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn anh Hoàng Qúy Trọng và các anh chị trong
phòng Lao động- Thương binh và xã hội huyện Văn Chấn đã giúp đỡ tôi trong quá
trình thực tập tại UBND huyện Văn Chấn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Văn Chấn, ngày 18 tháng 3 năm 2016
Sinh viên
Vũ Thị Phương

1



BẢNG CHÚ THÍCH TỪ VIẾT TẮT
XĐGN
UBND
DTTS

Xóa đói giảm nghèo
Uỷ ban nhân dân
Dân tộc thiểu số

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Nghèo đói là một vấn đề mang tính toàn cầu. Những năm gần đây nhờ có chính
sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã có những bước chuyển
mình rất quan trọng. Đặc biệt là vào năm 2006 nước ta đã chính thức là thành viên thứ
150 của tổ chức thương mại WTO. Những nhân tố đó đã làm cho nền kinh tế Việt
Nam tăng trưởng nhanh, đại bộ phận đời sống nhân dân đã được nâng lên một cách rõ
rệt. Song, một bộ phận không nhỏ dân cư đặc biệt là dân cư vùng sâu, vùng sa, vùng
cao,…. Đang chịu cảnh nghèo đói, chưa đảm bảo được điều kiện tối thiểu của đời sống
như ăn, ở, mặc, đi lại, ….. Chính vì vậy, sự phân hóa giàu nghèo ở nước ta ngày càng
diễn ra mạnh mẽ.
Huyện Văn chấn là một huyện miền núi thuộc tỉnh Yên Bái, phần lớn dân số là
dân nhập cư và đồng bào dân tộc thiểu số, đây là vùng có điều kiện kinh tế xã hội
chậm phát triển, tỷ lệ hộ đói nghèo và thiếu việc làm cao so với mặt bằng trong
tỉnh.Việc thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm trên địa
bàn huyện trong thời gian qua đã thu được kết quả quan trọng cùng những chuyển biến
tích cực, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều tồn tại, khó khăn cần khắc phục nhằm
đưa nhân dân thoát khỏi đói nghèo và có việc làm ổn định.

Xác định được “nút thắt” và hiểu rõ tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ nên
UBND huyện Văn Chấn đã đề ra các chủ trương, biện pháp tập trung phát triển nguồn
nhân lực gắn với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, thúc đẩy
kinh tế- xã hội phát triển bền vững. Theo đó, huyện đã tập trung sắp xếp tổ chức bộ
máy, xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo và quản lý từ huyện đến cơ
sở, đảm bảo đúng tiêu chuẩn, vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, lối sống,
có kiến thức và năng lực công tác thực tiễn.
Văn Chấn Yên Bái là một trong những huyện sớm triển khai thực hiện chương
trình xóa đói giảm nghèo. Uỷ ban nhân dân huyện đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo
xóa đói giảm nghèo từ các huyện đến các xã, giành nhiều khân sách đầu tư cơ sở hạ
tầng xã nghèo, lập quỹ cho vay Xóa đói giảm nghèo, xây dựng các mô hình xóa đói
giảm nghèo,…
Với lý do trên và qua tìm hiểu thực tế về các chủ trương chính sách của Đảng
và Nhà nước về công tác Xóa đói giảm nghèo ở huyện Văn Chấn- Yên Bái. Kết hợp

3


với việc nghiên cứu số liệu về thu thập, việc làm, đời sống vật chất, tinh thần của hộ
nghèo nói riêng và của nhân dân trong huyện nói chung. Với tư cách là một sinh viên
thực tập trong huyện, tôi nhận thấy vấn đề nghèo đói của huyện cần phải có những
bước đi thật chính xác mới có thể khắc phục được. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tàithực
tập là: “ Công tác xóa đói giảm nghèo tại huyện Văn Chấn- tỉnh Yên Bái” .
Do phạm vi nghiên cứu và thời gian tìm hiểu có hạn nên đề tài thực tập không
thể tránh được những hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của giảng
viên hướng dẫn thực tập tốt nghiệp và các cô các chú công tác tại phòng Lao độngThương Binh và Xã hội huyện Văn Chấn- tỉnh Yên Bái đã hướng dẫn tôi trong suốt
quá trình thự c hiện đề tài thực tập tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu



Hệ thống hoá và làm rõ cơ sở lý luận về công tác xoá đói giảm nghèo.



Phân tích, đánh giá thực trạng và nguyên nhân đói nghèo.



Nghiên cứu các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đói nghèo.



Đề xuất các định hướng và giải pháp chủ yếu giảm nghèo bền vững ở xã Trà

Tân
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
-Tìm hiểu và làm rõ thực trạng, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đói nghèo ở
huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
- Làm rõ nội dung các chính sách đề án trợ giúp cho người nghèo
-Công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện Văn Chấn cùng với sự tham gia của các
chủ thể.
-Những nhận xét, đánh giá về công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện Văn Chấn
2014-2015 , đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị nhằm đảm bảo cho công tác xóa
đói giảm nghèo được đi sâu, đi sát với cuộc sống của hộ gia đình cần được hỗ trợ và
đạt được hiệu quả cao, góp phần công tác cóa đói giảm nghèo của cả nước.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài trong quá trình nghiên cứu tôi có sử dụng một số phương
pháp sau:
-Phương pháp nghiên cứu chung đây là phương pháp tổng quát gồm quan điểm
duy vật biện chứng duy vật lịch sử để thấy rõ các hiện tượng kinh tế-xã hội trong trạng

thái vận động và có các mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nó cho phép phân tích, đánh

4


giá một cách khách quan các vấn đề nghiên cứu như cơ cấu kinh tế của địa phương, cơ
sở vật chất kỹ thuật có ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ cấu kinh tế đó, phong tục
tập quán liên quan trực tiếp và gián tiếp đến XĐGN
- Phương pháp thu thập, thống kê, phân tích các số liệu , thông tin liên quan đến
công tác XĐGN
-Nguồn thông tin từ các quy định về chính sách XĐGN của trung ương, của
tỉnh, huyện và các Nghị quyết của Đảng bộ- HĐND huyện, kế hoạch báo cáo cảu
UBND huyện về công tác XĐGN.
5. Kết cấu của đề tài báo cáo thực tập tốt nghiệp
Ngoài mục lục, bảng biểu, chú thích từ viết tắt, phần mở đầu, danh mục tài liệu
tham khảo, phụ lục báo cáo thực tập có kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan về Uỷ ban nhân dân huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
Chương 2. Cơ sở lý luận và thực trạng về công tác Xóa đói giảm nghèo tại
huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
Chương 3. Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao công tác Xóa đói
giảm nghèo tại huyện Văn Chấn.

5


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ UBND HUYỆN VĂN CHẤN
1.1 Vị trí pháp lý,nhiệm vụ và quyền hạn
1.1.1 Vị trí pháp lý
Theo quy định tại luật, “Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan

chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu
trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên. Uỷ ban
nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà
nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện
chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực
hiện các chính sách khác trên địa bàn. Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý
nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ
máy hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở”. Với vị trí đó phần nào thể hiện tầm
quan trọng của UBND trong việc thực thi pháp luật, các nghị quyết của HĐND và đảm
bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước ở địa phương; nhiệm vụ, quyền hạn theo quy
định của Hiến pháp, Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003, các quy định của Uỷ
ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và sự phân công, phân cấp quản lý của UBND
tỉnh. UBND huyện là cơ quan hành chính nhà nước cấp trên của UBND 31 xã, thị trấn
thuộc huyện Văn Chấn. UBND huyện Văn Chấn thực hiện chế độ sử dụng một con
dấu Quốc huy. Số lượng, cơ cấu các thành viên UBND huyện thực hiện theo quy định
của chính phủ và UBDN tỉnh.
1.1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn
Căn cứ vào quy định chung về nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp quận,
huyện, thị xã, tỉnh thuộc tỉnh tại mục 2, chương IV, Luật số 11/2003/QH11 ngày
26/11/2003 của Quốc hội nước CHXHCNVN về tổ chức HĐND và UBND; nhiệm vụ,
quyền hạn của UBND huyện Yên Thủy được quy định một số ngành sau:
- Trong lĩnh vực kinh tế;
- Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy lợi và đất đai;
- Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp;
- Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải;
- Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch;
- Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hóa, thông tin và thể dục thể thao;

6



- Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường;
- Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội;
- Trong việc thực hiện chính sác dân tộc và chính sách tôn giáo;
- Trong việc thi hành pháp luật;
- Trong việc xây dựng chính quyền và quản lí địa giới hành chính;
(Được quy định tại: Mục 2, chương IV, Luật số 11/2003/QH11 ngày
26/11/2003 của Quốc hội nước CHXHCNVN về tổ chức HĐND và UBND)
1.2 Cơ cấu tổ chức
THƯỜNG TRỰC UBND HUYỆN VĂN CHẤN
TT
1
2
3
4

Họ và tên
Hồ Đức Hợp
Đặng Duy Hiển
Vũ Lê Thành Anh
Nông Ích Chân

Chức vụ
Chủ tịch UBND
Phó chủ tịch UBND
Phó chủ tịch UBND
Phó chủ tịch UBND

Điện thoại
0293.874.045

0293.877.886

UỶ VIÊN UBND HUYỆN VĂN CHẤN
TT
1
2
3
4

Họ và tên
Hoàng Trọng Thắng
Vũ Quốc Đông

Chức vụ
Trưởng phòng Nội Vụ
Chánh Văn phòng HĐND &

Điện thoại
0293874748
0293874047

Lê Quốc Tuấn
Hoàng Trọng Huy

UBND huyện
Chỉ huy trưởng BCHQS huyện
Chánh Thanh tra huyện

0293874023
0293874056


Sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND huyện Văn Chấn
Chủ tịch UBND huyện

7


P.Chủ tịch UBND huyện

P.Chủ tịch UBND huyện

Phụ trách khối Văn hóaXã hội

Phụ trách khối kinh tế

Văn phòng HĐND&UBND
P.Nội vụ
P.Phòng nông nghiệp và PTNT

P.Chủ tịch UBND huyện
Phụ trách khối Nông- Lâm
nghiệp

Nhà khách UBND
huyện
Đài truyền thanhtruyền hình huyện

P.Dân tộc
Trạm khuyến nông
P kinh tế hạ tầng

P. LĐ-TB&XH
P.Tư pháp
P.tài chính kế hoạch

Trung tâm dạy nghề
và giáo dục thường
xuyên
Văn phòng đăng ký
đất đai

P.văn hóa và thông tin
P.giáo dục và đào tạo
P. tài nguyên và môi trường

Ban quản lý nước
sạch và vệ sinh
môi trường

P.Y tế
Thanh tra huyện
1. Văn phòng HĐND&UBND
Tham mưu tổng hợp cho HĐND và UBND về: Hoạt động của HĐND và
UBND; tham mưu cho Chủ tịch UBND về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch UBND;
cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của HĐND và UBND và các cơ quan
nhà nước ở địa phương; bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của HĐND và
UBND; trực tiếp quản lý và chỉ đạo hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, tổ

8



chức trên tất cả các lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện, chuyển
hồ sơ đến các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện giải quyết và nhận kết quả để
trả cho cá nhân, tổ chức; giúp UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công
tác dân tộc.
2. Phòng Nội Vụ
Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Tổ
chức bộ máy; vị trí việc làm; biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức trong các
cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức
danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập;
tiền lương đối với CB, CC, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành
chính, đơn vị sự nghiệp công lập; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa
giới hành chính; CB, CC, viên chức; CB, CC phường và những người hoạt động
không chuyên trách ở cấp phường; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà
nước; tôn giáo; công tác thanh niên; thi đua - khen thưởng.
3. Phòng Tài Chính – Kế Hoạch
Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về; Tài
chính; kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp và thống nhất quản lý các
vấn đề về doanh nghiệp, hợp tác xã, kinh tế tư nhân.
4. Phòng Giáo Dục & Đào Tạo
Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:
Chương trình và nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán
bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em;
quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo.
5. Phòng Văn Hóa và Thông Tin
Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Văn
hóa; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; quảng cáo; bưu chính; viễn thông; công nghệ
thông tin; phát thanh truyền hình; báo chí; xuất bản; thông tin cơ sở; thông tin đối
ngoại; hạ tầng thông tin.


9


6. Phòng Y Tế
Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Y tế
dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; sức khỏe
sinh sản; trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số
- kế hoạch hóa gia đình.
7. Phòng Tài Nguyên và Môi Trường
Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Đất
đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; môi trường.
8. Phòng Tư Pháp
Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Công
tác xây dựng và thi hành pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật, kiểm tra, xử lý văn bản
quy phạm pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính, phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa
giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý, nuôi con nuôi, hộ tịch, chứng thực, bồi thường nhà nước
và các công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật; quản lý công tác thi hành
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
9. Phòng Kinh Tế và Hạ Tầng
Phòng Kinh tế và Hạ tầng là cơ quan chuyên môn trực thuộc Uỷ ban nhân dân
huyện, có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện quản lý nhà
nước về: công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; thương mại; xây dựng; phát triển đô thị;
kiến trúc, quy hoạch xây dựng; vật liệu xây dựng; nhà ở và công sở; hạ tầng kỹ thuật
đô thị (gồm: cấp, thoát nước vệ sinh môi trường đô thị, công viên, cây xanh, chiếu
sáng, rác thải, bến, bãi đỗ xe đô thị); giao thông; khoa học và công nghệ trên địa bàn
huyện;
10. Phòng Nông Nghiệp và PTNN
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ
ban nhân dân huyện; tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng
quản lý nhà nước ở địa phương về: nông nghiệp; lâm nghiệp; thuỷ lợi; thuỷ sản; phát

triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ; kinh tế trang trại nông thôn; kinh tế hợp tác xã
nông, lâm, ngư, gắn với ngành nghề, làng nghề ở nông thôn và thực hiện một số nhiệm
vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân huyện và theo quy định của
pháp luật, bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành, lĩnh vực công tác ở địa phương

10


1. Thanh Tra Huyện
Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Công
tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý nhà nước của UBND
huyện; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng,
chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
2. Phòng Lao Động – TBXH
Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Việc
làm; dạy nghề; lao động, tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt
buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao động; người có
công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn
xã hội.
3. Phòng Dân Tộc
Phòng Dân tộc là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện có
chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về công tác dân tộc
1.3 Quá trình phát triển và phương hướng hoạt động trong thời gian tới
của UBND huyện Văn Chấn
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

11



Ngày 12 tháng 8 năm 1991, tỉnh Yên Bái được tái lập từ tỉnh Hoàng Liên Sơn;
chuyển 2 huyện Bảo Yên và Văn Bàn về tỉnh Lào Cai quản lý. Khi tách ra, tỉnh Yên
Bái có 8 đơn vị hành chính gồm thị xã Yên Bái và 7 huyện: Lục Yên, Mù Cang Chải,
Trạm Tấu, Trấn Yên, Văn Bàn, Văn Chấn, Yên Bình.
Huyện Văn Chấn là huyện miền núi, tổng diện tích tự nhiên 120.758,5 ha,
chiếm 17% diện tích toàn tỉnh. Huyện nằm ở phía Tây Nam tỉnh Yên Bái, phía Bắc
giáp huyện Mù Cang Chải, phía Đông giáp huyện Văn Yên và Trấn Yên, phía Tây
giáp huyện Trạm Tấu, phía Nam giáp tỉnh Sơn La. Văn Chấn cách trung tâm chính trị
– kinh tế – văn hoá tỉnh 72 km; cách thị xã Nghĩa Lộ 10 km; cách Hà Nội 200 km, có
đường quốc lộ 32 chạy dọc theo chiều dài của huyện, là cửa ngõ đi vào thị xã Nghĩa
Lộ, huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, huyện Phù Yên, Bắc Yên tỉnh Sơn La và tỉnh Lai
Châu. Đường quốc lộ 37 chạy qua 4 xã, đây là điều kiện thuận lợi cho giao lưu phát
triển kinh tế với các huyện trong tỉnh và các tỉnh Sơn La, Phú Thọ, Lai Châu.
Huyện Văn Chấn, có 31 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn (03 thị trấn và 28
xã). Xã Sơn Thịnh đồng thời là huyện lỵ. Dân số 150.191 người, gồm 18 dân tộc anh
em cùng sinh sống: Kinh, Thái, Tày, Mường, Dao, H'Mông, Nùng, Hoa, Khơ Mú, Phù
Lá, Bố Y... Trong đó dân tộc Kinh chiếm 34,3%, Thái chiếm 23,4%, Tày chiếm
17,1%, Dao chiếm 9%, Mông chiếm 7,1%, Mường chiếm 7%, các dân tộc khác chiếm
2,1%, chia thành 3 vùng cư trú; vùng ngoài đại đa số dân tộc Tày;vùng đồng bằng đa
số đồng bào Thái, đồng bào Kinh và Mường; vùng cao chủ yếu dân tộc Dao, H'Mông.
Mật độ dân số 121 người/km2.
Nguồn lao động của huyện là 113.728 người, trong đó: Lao động trong độ tuổi
là 105.102 người, chiếm 70 % dân số trung bình toàn huyện, với lực lượng lao động
đông đảo chính là nguồn lực, tiềm năng phát triển kinh tế của huyện.
Tổng diện tích tự nhiên của huyện Văn Chấn là 120.758,50 ha. Trong đó:
- Đất nông nghiệp là 109.926,94 ha, chiếm 91,03% tổng diện tích tự nhiên;
- Đất phi nông nghiệp là 5.518,69 ha; chiếm 4,57% tổng diện tích tự nhiên;
- Đất chưa sử dụng là 5.312,87 ha; chiếm 4,40% tổng diện tích tự nhiên.
Là một huyện miền núi, một địa danh lịch sử lâu đời, có vị trí địa lí thuận lợi,
điều kiện tự nhiên đa dạng, truyền thống văn hóa phong phú, giàu bản sắc. Văn Chấn

có cánh đồng Mường Lò cái nôi của văn hoá vùng Tây Bắc, nhiều cảnh đẹp như hang
Thẳm Han, Thẳm Thoóng, Thẳm Lé; suối nước nóng Bản Bon, Bản Hốc, khu du lịch

12


sinh thái Suối Giàng với văn hoá truyền thống của người Mông vẫn giữ nguyên nét
đẹp thuần khiết của văn hoá bản địa và rừng chè shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi.
Văn Chấn có đèo Lũng Lô nổi tiếng trong kháng chiến chống Pháp, có di tích “Thành
Viềng Công” huyền thoại, có “Nặm tốc tát” gắn với đời sống tâm linh của người Thái
cổ, những sản vật như: Nếp Tú Lệ, gạo Mường Lò, chè cổ thụ tuyết shan Suối Giàng,
…. là điều kiện để phát triển ngành du lịch.
UBND huyện văn chấn được thành lập năm 1997 đặt trụ sở tại trung tâm xã
Sơn thịnh cùng với sự phát triển đến nay UBND huyện đã có 13 cơ quan chuyên môn :
Văn phòng HĐND&UBND;
Phòng Nội Vụ;
Phòng Tư pháp;
Tranh tra huyện;
Phòng Tài chính- kế toán;
Phòng Tài nguyên –môi trường;
Phòng Lao động- Thương binh vã xã hội;
Phòng Văn hóa và Thông tin;
Phòng Giáo dục và Đào tạo;
Phòng Y tế;
Phòng Nông nghiệp và PTNT;
Phòng Dân tộc;
Phòng Kinh tế và Hạ tầng;
09 đơn vị sự nghiệp;
Trung tâm Dạy nghề và GDTX;
Trạm Khuyến nông;

Văn phòng đăng kí đất đai và PTQĐ;
Đài truyền hình-Truyền thanh huyện;
Ban Quản lý nước sạch và VSMT;
Nhà khách UBND huyện;
Ban đại diện hội người cao tuổi huyện;
Sự nghiệp kinh tế mới.
Với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, nhân viên có trình độ cao, chuyên môn giỏi đã
góp phần vào sự phát triển của cơ quan và đáp ứng nhu cầu công việc hàng ngày.

13


1.1.2 Phương hướng phát triển trong thời gian tới
a) Cải cách thể chế.
Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) thuộc thẩm quyền của
địa phương; đổi mới quy trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL nhằm tăng cường
công tác quản lý; tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích cho các thành phần kinh tế đầu
tư phát triển sản xuất, kinh doanh, thu hút lao động, giải quyết việc làm, thực hiện các
chính sách xã hội…góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện; bảo đảm
các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu khác nhau trong nền kinh tế.
b) Cải cách thủ tục hành chính.
Đẩy mạnh thực hiện đơn giản hoá TTHC theo kế hoạch và chỉ đạo của Chính
phủ, của tỉnh. Trong giai đoạn 2011-2015, một số lĩnh vực trọng tâm cần tập trung cải
cách TTHC là: Đầu tư; đất đai; xây dựng; sở hữu nhà ở; thuế; xuất khẩu; nhập khẩu; y
tế; giáo dục; lao động; bảo hiểm; khoa học; công nghệ và một số lĩnh vực khác theo
yêu cầu cải cách trong từng giai đoạn.
Cải cách TTHC giữa các cơ quan hành chính Nhà nước, các ngành, các cấp và
trong nội bộ từng cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương. Thủ tục hành chính liên
quan đến cá nhân, tổ chức được cải cách cơ bản theo hướng gọn nhẹ, đơn giản.
Công khai, minh bạch tất cả các TTHC bằng các hình thức thiết thực và thích

hợp; thực hiện thống nhất cách tính chi phí mà cá nhân, tổ chức phải bỏ ra khi giải
quyết TTHC tại cơ quan hành chính Nhà nước; duy trì và cập nhật cơ sở dữ liệu quốc
gia về TTHC.
c) Cải cách tổ chức bộ máy.
Tiến hành rà soát về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và biên chế
hiện có của các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp thuộc huyện; trên cơ sở đó
điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, sắp xếp lại các cơ quan, đơn vị
nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trống về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
cho phù hợp với yêu cầu quản lý đa ngành, đa lĩnh vực.
Đẩy mạnh phân cấp quản lý giữa UBND huyện với xã, thị trấn, đảm bảo tương
ứng giữa nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm, đồng bộ với nguồn lực, phù hợp với
năng lực của cán bộ, công chức; đồng thời, đề cao vai trò chủ động, tinh thần trách
nhiệm, nâng cao năng lực, tránh đùn đẩy trách nhiệm giữa các ngành, các cấp.

14


c) Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có
bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tuỵ phục vụ nhân dân
thông qua các hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, có hiệu quả, đồng thời nâng cao
trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức,
viên chức.
Thực hiện đúng quy định về tuyển dụng công chức, đảm bảo công khai, minh
bạch, công bằng, chọn người có đủ tiêu chuẩn, phẩm chất đạo đức, năng lực vào bộ
máy Nhà nước; bố trí, phân công nhiệm vụ phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường
của công chức, viên chức.
Đổi mới nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên
chức; thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng theo các hình thức: Hướng dẫn tập sự trong
thời gian tập sự; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, viên chức; bồi dưỡng

theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; bồi dưỡng bắt buộc kiến thức, kỹ năng tối
thiếu trước khi bổ nhiệm và bồi dưỡng hàng năm.
d) Cải cách tài chính công.
Sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện; thực
hiện cân đối ngân sách cho đầu tư phát triển; dành nguồn lực cho con người như chính sách
tiền lương và an sinh xã hội; phấn đấu giảm dần bội chi ngân sách. Tiếp tục đổi mới cơ chế,
chính sách tài chính đối với doanh nghiệp Nhà nước.
Thực hiện phân cấp tài chính và ngân sách, kinh phí phù hợp với chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của từng phòng ban thuộc huyện.
1.4 Tổng quan về công tác quản trị nhân lực
1.4.1. Hệ thống chính sách quản lý CB, CC
Hệ thống chính sách về quản lí CB, CC được quy định cơ bản trong luật CB,
CC 2008/QH12 trong đó quy định nhiệm vụ, quyền hạn của CB, CC và các nguyên tắc
quản lí nói chung. Cùng với luật CB, CC 2008 còn có các Nghị định của chính phủ,
các Thông tư của Bộ Nội vụ và các văn bản hướng dẫn thi hành, chính sách quản lí
CB, CC.
Thực hiện theo các văn bản pháp luật hiện hành tại UBND huyện Yên Thủy
thực hiện theo các quy định của pháp luật cùng với đó thực hiện theo ý kiến chỉ đạo
của UBND tỉnh có chính sách quản lí và sử dụng CB, CC hiệu quả trong hoạt động

15


nhiệm vụ quản lí công.
1.4.2. Bộ phận chuyên trách về quản lý CB, CC
Tại UBND huyện Yên Thủy Chủ tịch UBND là người đứng đầu và ra các quyết
định quản lí về CB, CC tại cơ quan, phòng Nội vụ có trách nhiệm tham mưu, quản lí
về mặt hồ sơ, thực hiện công tác chuyên môn trong công tác quản lí CB, CC tại
UBND. Văn phòng HĐND&UBND có chức năng tham mưu cho Chủ tịch UBND về
các vấn đề chung cùng với đó phối hợp với Phòng Nội vụ thực hiện công tác quản lí

CB, CC tại UBND huyện Yên Thủy. Các phòng ban liên quan phối hợp thực hiện theo
đề xuất của Phòng Nội và được Chủ tịch UBND ra quyết định.
1.4.3. Thực tiễn các hoạt động chức năng về quản lý CB, CC
a) Công tác tuyển dụng công chức
Công tác tuyển dụng tạiUBND huyện Yên Thủy đã thực hiện công tác tuyển
dụng công chức theo các bước như sau:
Bước 1: Xác định nhu cầu tuyển dụng: Định kỳ hàng năm, các phòng chuyên
môn, đơn vị trực thuộc UBND huyện Yên Thủy căn cứ vào tình hình thực tế của đơn
vị mình đánh giá nhu cầu công việc, vị trí công tác của từng chức danh, đề xuất nhu
cầu tuyển dụng.
Bước 2: Lập kế hoạch tuyển dụng: Căn cứ đề xuất nhu cầu tuyển dụng của các
phòng gửi lên, phòng Nội vụ huyện tổng hợp, lập kế hoạch tuyển dụng, sau đó trình
Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy xem xét, sau đó gửi lên Sở Nội vụ tỉnh Hòa Bình
thẩm định.
Bước 3: Thông báo tuyển dụng, tiếp nhận hồ sơ: Khi có thông báo của Sở Nội
vụ Tỉnh Hòa Binh, phòng Nội vụ thực hiện theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND huyện
Yên Thủy thông báo tuyển dụng công chức trên các phương tiện thông tin đại chúng
và tiếp nhận hồ sơ dự tuyển.
Bước 4: Thi tuyển hoặc xét tuyển: Trường hợp thi tuyển: UBND huyện Yên
Thủy nộp danh sách và hồ sơ dự tuyển lên Sở Nội vụ tỉnh Hòa Bình để thực hiện thi
tuyển theo quy định hiện hành. UBND huyện thông báo lịch tổ chức ôn tập, thi tuyển,
số báo danh, ca thi trong kỳ tuyển dụng công chức.Trường hợp xét tuyển: Hội đồng
tuyển dụng UBND họp xét hồ sơ dự tuyển và lập biên bản họp hội đồng tuyển dụng.
Bước 5: Thông báo kết quả:Trường hợp thi tuyển: Căn cứ thông báo kết quả
trúng tuyển của Sở Nội vụ; UBND huyện Yên Thủy ra quyết định tuyển dụng vào làm

16


việc theo quy định. Trường hợp xét tuyển: Căn cứ kết quả họp xét, Trưởng phòng Nội

vụ lập danh sách những người đủ điều kiện tuyển dụng trình Chủ tịch UBND huyện
Yên Thủy phê duyệt và báo cáo Sở Nội vụ kết quả tuyển dụng theo quy định phân cấp
(gửi văn bản đề nghị Sở Nội Vụ tiếp nhận, điều động công chức theo phân cấp của
UBND huyện).
Bước 6: Hoàn thiện các thủ tục, lưu hồ sơ: Phòng Nội vụ hoàn thiện hồ sơ và
đưa vào lưu trữ.
Trong năm 2016, UBND huyện Yên Thủy đã gửi đề nghị thẩm định cơ cấu biên
chế hành chính 2016 là 3 người lên Sở Nội vụ tỉnh thầm định
b) Công tác kế hoạch biên chế CB, CC
Hàng năm, UBND huyện Yên Thủy có trách nhiệm lập kế hoạch biên chế công
chức, kế hoạch số lượng người làm việc hàng năm của các cơ quan, đơn vị sự nghiệp
công lập thuộc thẩm quyền quản lý của UBND huyện theo hướng dẫn của Sở Nội vụ
tỉnh Hòa Bình. Nội dung của kế hoạch biên chế công chức hàng năm gồm: báo cáo kết
quả sử dụng biên chế công chức được giao của năm trước liền kề; kèm theo biểu mẫu
thống kê, tổng hợp số liệu biên chế công chức hiện có theo hướng dẫn của Sở Nội vụ
tỉnh Hòa Bình. Xác định số lượng biên chế công chức. Giải pháp thực hiện kế hoạch
biên chế công chức sau khi được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt, dự kiến
nguồn công chức bổ sung, thay thế, thực hiện chính sách tinh giảm biên chế và dự toán
kinh phí để thực hiện.
Phòng Nội vụ có trách nhiệm tham mưu, chuẩn bị nội dung thực hiện và Chủ
tịch UBND huyện căn cứ tình hình thực tế, căn cứ theo chỉ tiêu được giao hang năm
và ra quyết định tuyển dụng, kế hoạch biên chế CB, CC tại UBND huyện Yên Thủy.
c) Công tác xác định vị trí việc làm
Xác định vị trí việc làm cho CB, CC tại UBND huyện Yên Thủy trong những
năm qua đã tổ chức triển khai thực hiện xác định vị trí việc làm và cơ cấu ngạch, bậc
đối với công chức ở các phòng chuyên môn được thực hiện theo hướng dẫn tại Nghị
định số 36/2013/NĐ-CP, ngày 22-4-2013 của Chính phủ và Thông tư số 05/2013/TTBNV của Bộ Nội vụ về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức…Sử dụng phương
pháp tổng hợp giữa phương pháp phân tích tổ chức, mô tả công việc với phương pháp
thống kê, rà soát thực tế, xác định vị trí việc làm được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Từng CB, CC thực hiện theo nguyên tắc chỉ kê khai những công việc


17


thường xuyên, liên tục, ổn định, lâu dài, lặp đi lặp lại có tính chu kỳ. Tại bảng kê khai
này, công chức phải ước tính tỷ lệ phần trăm thời gian thực hiện công việc, khối lượng
công việc hoàn thành, các điều kiện cơ sở vật chất bảo đảm thực hiện công việc và các
yêu cầu về năng lực cần có của công việc.
Bước 2: Từ bảng liệt kê toàn bộ công việc của tất cả công chức, tiến hành phân
nhóm công việc vào 3 nhóm lớn gồm nhóm công việc quản lý điều hành, nhóm công
việc chuyên môn nghiệp vụ và nhóm công việc hỗ trợ phục vụ.
Bước 3: Tiếp đó là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến vị trí việc làm bao gồm:
tính chất, đặc điểm, độ phức tạp công việc; quy mô, phạm vi, đối tượng quản lý; quy
trình chuyên môn nghiệp vụ, xử lý công việc; chế độ làm việc, cách thức tổ chức công
việc; mức độ hiện đại hóa công sở; yêu cầu về hiệu quả, hiệu lực quản lý, chất lượng
công việc; thực trạng đội ngũ CB, CC; các yếu tố mang tính đặc thù của ngành, lĩnh
vực…
Bước 4: Trên cơ sở bảng thống kê công việc và nhận định các yếu tố ảnh
hưởng, thực hiện đánh giá thực trạng đội ngũ công chức, việc sử dụng và mức độ hoàn
thành nhiệm vụ của đội ngũ CB, CC, đánh giá sự phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, sự
phù hợp của việc phân công, bố trí, sử dụng và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng
người. Việc đánh giá này là căn cứ để xác định biên chế hiện tại là đủ, thừa hay thiếu
so với các vị trí việc làm đã được xây dựng ở trên, từ đó có kế hoạch tuyển dụng mới,
tinh giản hay tiếp tục duy trì biên chế hiện có.
Bước 5: Sau đó là các bước xây dựng bản mô tả công việc đối với từng vị trí
việc làm (gồm các nhiệm vụ chính phải làm, tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc,
kết quả sản phẩm, điều kiện làm việc) và khung năng lực của từng vị trí công việc
(gồm các năng lực và kỹ năng cần có) để từ đó xác định ngạch công chức tương ứng
với vị trí việc làm.
d) Công tác bố trí và sử dụng CB, CC

Tại UBND huyện Yên Thủy công tác bố trí và sử dụng CB, CC là quá trình bố
trí lại CB, CC trong nội bộ tổ chức để nhằm đưa đúng người vào đúng việc. Bố trí, sử
dụng CB, CC bao gồm điều động, luân chuyển, công tác, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ
chức, miễn nhiệm công chức.
Theo yêu cầu nhiệm vụ, và theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng CB, CC trong tổ
chức mà trong những năm qua UBND huyện Yên Thủy cũng đã thực hiện điều động,

18


luân chuyển, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại CB, CC trong cơ quan căn cứ theo quy định của
Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ về quy định tuyển dụng,
sử dụng và quản lý công chức.
e) Công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC
Đào tạo, bồi dưỡng CB, CC là quá trình truyền thụ kiến thức, kỹ năng về
chuyên môn, nghiệp vụ dưới các hình thức khác nhau cho CB, CC phù hợp với yêu
cầu giải quyết có chất lượng công việc được các cơ quan nhà nước giao. Đào tạo, bồi
dưỡng CB, CC giữ vai trò bổ trợ, tăng cường kiến thức, kỹ năng để người CB, CC có
đủ năng lực đáp ứng hoạt động quản lý, điều hành.
Trong những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC tại UBND huyện
Yên Thủy cũng được tiến hành thực hiện theo đúng quy trình như sau:
Bước 1: Rà soát chất lượng đội ngũ CB, CC và xác định nhu cầu đào tạo, bồi
dưỡng: Trên cơ sở đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng CB, CC của những năm trước
đó, đánh giá yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ công việc của CB, CC, đánh giá thực trạng
trình độ, năng lực của CB, CC, từ đó, UBND huyện Yên Thủy xác định nhu cầu đào
tạo, bồi dưỡng CB, CC.
Bước 2: Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng: Căn cứ vào hướng dẫn của Ban Tổ
chức Tỉnh ủy và Sở Nội vụ tỉnh Hòa Bình, UBND huyện chỉ đạo phòng Nội vụ huyện
là đơn vị chủ trì, phối hợp với các phòng liên quan để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng CB, CC, sau đó phòng Nội vụ báo cáo UBND huyện xét duyệt và tổng hợp

thành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chung của toàn huyện. Sau đó UBND huyện sẽ gửi
công văn đến UBND tỉnh Hòa Bình, Ban Tổ chức Tình Uỷ Hòa Bình, Ban tuyên giáo
Tình Uỷ Hòa Bình, Sở Nội vụ tỉnh Hòa Bình, Sở Tài chính tỉnh Hòa Bình để xin đề
nghị xem xét, phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CB, CC.
Bước 3: Xét duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng: Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với
Ban Tổ chức Thành ủy, Sở Tài chính và các sở liên quan tổ chức thẩm định kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng CB, CC của các cơ quan, đơn vị, tiếp đó trình UBND tỉnh ra quyết
định giao chỉ tiêu kế hoạch và kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CB, CC cho từng cơ quan,
đơn vị.
Bước 4: Tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng: Căn cứ vào kế hoạch đã được phê duyệt, UBND huyện chỉ đạo phòng Nội vụ
phối hợp với các phòng liên quan, triển khai, tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng CB,

19


CC.
Bước 5: Đánh giá đào tạo, bồi dưỡng: Sau khi kết thúc hoạt động đào tạo, bồi
dưỡng CB, CC của một năm thì UBND huyện Yên Thủy sẽ đánh giá, báo cáo kết quả
thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC trong năm đó, đồng thời đề ra kế hoạch
và kinh phí đào tạo, bồi dưỡng dự kiến của năm tiếp theo.
Trong giai đoạn từ 2011- 2015 UBND huyện Yên Thủy thưc hiện 2179 lượt
đào tào, bồi dưỡng cho CB, CC, viên chức thuộc quản lí UBND huyện Yên Thủy.
f) Công tác đánh giá CB, CC
Hàng năm, UBND huyện Yên Thủy đều thực hiện đánh giá CB, CC sau 1 năm
thực hiện công việc của CB, CC theo quy định tại Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày
09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại CB, CC và theo hướng dẫn của Sở
Nội vụ tỉnh Hòa Bình.
Công tác đánh giá thực hiện công việc được tiến hàng vào 6 tháng cuối năm,
công tác đánh gí thực hiện công việc được triển khai đồng bộ với toàn bộ cán bộ công

chức cho từng ngạch và bậc và có những tiêu chuẩn phù hợp, riêng đối với cán bộ lãnh
đạo còn có thêm lấy phiếu tín nhiệm của toàn bộ CB, CC trong cơ quan. Kết quả của
việc đánh giá thực hiện công việc tại cơ quan sẽ triển khai vào việc bổ nhiệm, bãi
nhiệm, luân chuyển và đánh giá thi đua khen thưởng hàng năm.
Ngoài ra công tác đánh giá thực hiện công việc tại UBND huyện Yên Thủy còn
được thực hiện bởi Đảng Ủy huyện Yên Thủy bằng công tác đánh giá hiệu quả hoạt
động làm việc của Đảng viên.
g) Công tác tiền lương
Tiền lương là số tiền trả cho CB, CC một cách cố định và thường xuyên theo
một đơn vị thời gian (tháng, năm). Chế độ tiền lương đối với CB, CC được Nhà nước
quy định từ trước thông qua hệ thống thang bảng lương. CB, CC khi được tiếp nhận và
bố trí vào một vị trí làm việc đã có sẵn mức lương quy định mà không có sự thỏa thuận
nào.
Căn cứ theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP quy định về chế độ tiền lương đối
với CB, CC, UBND huyện Yên Thủy thực hiện chế độ tiền lương đối với CB, CC cụ
thể như sau: Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy,
Trưởng, phó phòng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND được trả lương theo hình
thức trả lương theo chuyên môn cộng với phụ cấp chức vụ. Các CB, CC được trả

20


lương theo chế độ tiền lương chuyên môn nghiệp vụ. Theo đó, CB, CC có đủ điều
kiện, tiêu chuẩn, vị trí công tác phù hợp với ngạch và nằm trong cùng ngành chuyên
môn, thì căn cứ vào thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch hoặc được xem xét cử đi
thi nâng ngạch.
h) Công tác thi đua khen thưởng
Công tác thi đua khen thưởng được UBND huyện Yên Thủy rất chú trọng và
quan tâm, hàng năm vào cuối năm tổng kết công tác thực hiện cuối năm bằng kết quả
đánh giá thực hiện công việc, bằng kết quả đạt được và đề xuất của trưởng các phòng

ban khi gửi lên lãnh đạo UBND huyện Yên Thủy xem xét sẽ tiến hành đánh giá công
tác thi đua của các CB, CC trong cơ quan và đưa ra kết quả và danh sách các CB, CC
đạt hiệu quả hoạt động tốt trong thời gian quan. Dựa vào kết quả thành tích của mỗi
CB, CC mà sẽ có mức thi đua khen thưởng khác nhau như tuyên dương, tặng quà và
đạt kết quả cao hơn sẽ đề bạt thăng tiến.
Công tác thi đua khen thưởng như một sự ghi nhận những cống hiến và đóng
góp của CB, CC tại UBND huyện Yên Thủy, thể hiện được sự quan tâm và đánh giá
trung thực của ban lãnh đạo thể hiện sự công bằng công tác đánh giá năng lực điều này
sẽ giúp CB, CC sẽ thực hiện công việc hiệu quả hơn và đánh giá được năng lực làm
việc chung của cơ quan.

21


Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI
GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI
2.1 Cơ sở lý luận về công tác xóa đói giảm nghèo
2.1.1 Quan niệm về đói nghèo và xóa đói giảm nghèo
Những quan niệm chung về nghèo đói
Đói nghèo là một hiện tượng kinh tế xã hội mang tính chất toàn cầu. Nó
không chỉ tồn tại ở các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển, mà nó còn tồn tại ngay
tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên,
thể chế chính trị xã hội và điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia mà tính chất, mức độ
nghèo đói của từng quốc gia có khác nhau. Nhìn chung mỗi quốc gia đều sử dụng một
khái niệm để xác định mức độ nghèo khổ và đưa ra các chỉ số nghèo khổ để xác định
giới hạn nghèo khổ. Giới hạn nghèo khổ của các quốc gia được xác định bằng mức thu
nhập tối thiểu để người dân có thể tồn tại được, đó là mức thu nhập mà một hộ gia
đình có thể mua sắm được những vật dụng cơ bản phục vụ cho việc ăn, mặc, ở và các
nhu cầu thiết yếu khác theo mức giá hiện hành.
Tại hội nghị bàn về xoá đói giảm nghèo do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc Thái

Lan tháng 9.1993 đã đưa ra khái niệm về nghèo đói như sau: Đói nghèo là tình trạng
một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con
người đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục
tập quán của các địa phương. Theo định nghĩa này thì mức độ nghèo đói ở các nước
khác nhau là khác nhau. Theo số liêu của ngân hàng thế giới thì hiện nay trên thế giới
có khoảng 1,3 tỷ người sống dưới mức nghèo khổ, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ
em.
Khái niệm về đói nghèo ở Việt Nam.
Ở nước ta căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội và mức thu nhập của nhân dân
trong những năm qua thì khái niệm đói nghèo được xác định như sau:
Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có những điều kiện thoả mãn những
nhu cầu tối thiểu và cơ bản nhất trong cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống
của cộng đồng xét trên mọi phương diện.
Một cách hiểu khác: Nghèo là một bộ phận dân cư có mức sống dưới ngưỡng
quy định của sự nghèo. Nhưng ngưỡng nghèo còn phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể của
từng địa phương, từng thời kỳ cụ thể hay từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội cụ thể

22


×