Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Công tác xoá đói giảm nghèo tại uỷ ban nhân dân xã xuân lai huyện yên bình tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.92 KB, 49 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................3
6. Ý nghĩa của đề tài......................................................................................3
7. Kết cấu đề tài.............................................................................................4
CHƯƠNG I:................................................................................................................. 5
TỔNG QUAN VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ XUÂN LAI.......................................5

1.1. Khái quát chung về Ủy Ban Nhân Dân xã Xuân Lai.............................5
1.1.1. Khái quát về qúa trình hình thành và phát triển của Uỷ Ban Nhân
Dân xã Xuân Lai............................................................................................5
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân xã Xuân Lai.............................6
1.1.2.1. Vị trí, chức năng...............................................................................6
1.1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn:.......................................................................7
1.1.3. Cơ cấu tổ chức hoạt động....................................................................9
1.1.3.1. Cơ cấu nguồn nhân lực của UBND xã về các mặt...........................9
1.1.3.2. Cơ cấu tổ chức................................................................................11
1.1.3.3. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.......................................11
1.1.3.4. Mối quan hệ giữa các phòng ban....................................................13
1.1.3.5. Khái quát các hoạt động của công tác quản trị nhân lực tại UBND
xã Xuân Lai.................................................................................................13
1.2. Cơ sở lý luân về xoá đói giảm nghèo...................................................15
1.2.1. Khái niệm..........................................................................................15
1.2.1.1. Khái niệm về nghèo đói..................................................................15
1.2.1.2. Quan niệm về nghèo đói ở Việt nam..............................................16
1.2.1.3. Quan điểm xóa đói giảm nghèo và đặc điểm của chương trình xóa


đói giảm nghèo quốc gia..............................................................................16
1.2.1.4. Một số khái niệm liên quan............................................................17
1.3. Ảnh hưởng của công tác xoá đói giảm nghèo ở xã Xuân Lai..............18
CHƯƠNG II............................................................................................................... 21
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI.......................21
UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ XUÂN LAI.....................................................................21

2.1. Thực trạng nghèo đói tại xã Xuân Lai..................................................21
2.1.1. Giai đoạn 2012-2015.........................................................................21
2.2. Nguyên nhân dẫn đến nghèo đói..........................................................27
2.2.1. Nguyên nhân lịch sử khách quan.......................................................27
2.2.2. Nguyên nhân chủ quan......................................................................28
2.2.3. Nguyên nhân nghèo đói tại xã Xuân Lai Huyện Yên Bình Tỉnh Yên
Bai................................................................................................................29
2.3. Thực trạng công tác XĐGN tại xã........................................................30


2.3.1. Tình hình thực hiên công tác XĐGN................................................30
2.3.1.1. Công tác chỉ đạo.............................................................................30
2.3.1.2. Các chính sách hỗ trợ người nghèo................................................32
2.3.1.3. Các dự án góp phần tham gia vào công tác XĐGN........................33
2.4. Kết quả cụ thể đạt được........................................................................34
2.5. Những tồn tại, hạn chế trong công tác xóa đói giảm nghèo.................36
2.5.1. Những tồn tại, hạn chế.......................................................................36
2.5.2. Nguyên nhân tồn tại...........................................................................36
CHƯƠNG III.............................................................................................................38
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC........................38
XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO........................................................................................38

3.1.Những giải pháp để thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo.........38

3.1.1. giải pháp về quy hoạch định hướng phát triển..................................38
3.1.2. Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.........38
3.1.3. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng..........................................................38
3.1.4. Chính sách xã hội..............................................................................39
3.1.5. Chính sách tín dụng...........................................................................39
3.1.6. Chính sách hỗ trợ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ cho người
nghèo...........................................................................................................40
3.1.7. Công tác y tế, dân số và kế hoạch hoá gia đình.................................40
3.1.8. Bài trừ các tệ nạn xã hội....................................................................40
3.2. Những kiến nghị và đề xuất..................................................................41
3.2.1. Đối với chính quyền địa phương.......................................................41
3.2.2. Đối với Đảng và Nhà nước................................................................42
KẾT LUẬN................................................................................................................43
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................45


LỜI MỞ ĐẦU
Thực tập là một phần không thể thiếu trong quá trình đào tạo của nhà trường,
bao giờ cũng vậy khi kết thúc một khoá học là lúc sinh viên chúng em rất háo hức
được vận dụng những kiến thức của mình vào thực tế, đồng thời cũng là bước khởi đầu
cho việc thực hiện công việc sau này của bản thân. Thực tập là một cơ hội rất tốt để
sinh viên chúng em làm quen với thực tế để không còn bỡ ngỡ hơn khi bước vào đời,
là hành trang mà chúng em đã cố gắng trang bị cho mình trong một thời gian dài rèn
luyện và phấn đấu, một ngành nghề do chính mình lựa chọn. Được nhà trường, Khoa
đã giúp đỡ tạo điều kiện tổ chức cho sinh viên chúng em đi thực tập cùng với sự đồng
ý của UBND xã Xuân lai để em được thực tập tại cơ quan, đã phần nào giúp chúng em
có thêm kiến thức, rút ra được nhiều bài học và kinh nghiệm trong cuộc sống, để em
có một khởi đầu tốt khi bước ra trường.
Đế có được kết quả đáng quý này là nhờ vào sự giúp đỡ nhiệt tình từ nhà
trường và đơn vị nơi em đến thực tập, nhờ đó em có cơ hội để nâng cao sự hiểu biết

của mình, trau dồi thêm vốn kiến thức quý báu cho bản thân. Vì vậy em muốn gửi lời
cảm ơn chân thành nhất tới quý thầy, cô trong trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội, các
thầy, cô khoa Tổ chức và quản lý nhân lực và anh, chị tại cơ quan em thực tập đã giúp
đỡ em trong quá trình thực tập, cũng như đã cung cấp số liệu giúp em hoàn thành tốt
bài báo cáo của mình.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn
cũng như kiến thức và khả năng của em còn hạn chế cho nên bài báo cáo thực tập của
em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của
quý thầy, cô và các anh chị trong cơ quan kiến tập để bài báo cáo của em được hoàn
thiện hơn.

Sinh viên
Nông Văn Ngọc


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6

Từ viết tắt
UBND
XĐGN
UBMTTQ
HĐND
CSXH

LĐTBXH

Nội dung viết tắt
Uỷ ban nhân dân
Xoá đói giảm nghèo
Uỷ ban mặt trận tổ quốc
Hội đồng nhân dân
Chính sách xã hội
Lao động thương binh xã hội.


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở Việt nam công tác xoá đói giảm nghèo là một trong những vấn đề mà Đảng
và Nhà nước đặc biệt quan tâm trong thời kỳ hiện nay khi mà đất nước đang đổi mới,
kinh tế đang có những khởi sắc rõ rệt thì một bộ phận dân cư vẫn đang sống trong
cảnh nghèo đói, cuộc sống chật vật khó khăn không được tiếp cận với các dịch vụ xã
hội, Họ thiệt thòi về mọi thứ, không được học hành, tuổi còn cắp sách đến trường đã
phải lam lũ kiếm sống, không được đến trường như bao đứa trẻ khác, không có tương
lai, cuộc sống của họ chỉ là kiếm được bữa ăn để sống qua ngày, cuộc sống hằng ngày
vất vả như thế họ đã không được cảm thông vậy mà bị một bộ phận dân cư xa lánh,
ghẻ lạnh nhìn họ bằng ánh mắt khinh bỉ. Những con người có một cuộc sống nghèo
đói họ rất cần những tấm lòng, sự quan tâm của Nhà nước của những người bên cạnh
họ giúp họ vươn lên trong cuộc sống thoát khỏi cảnh nghèo đói.
Ở nước ta, ngay từ những ngày đầu cách mạng, Hồ Chủ Tịch đã luôn luôn chăm
lo đến đời sống của nhân dân, Bác nói: “Hễ dân đói là Đảng và Chính phủ có lỗi, hễ
dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi, hễ dân ốm đau bệnh tật là Đảng và Chính phủ có
lỗi, hễ dân không được học hành là Đảng và Chính phủ có lỗi”. Người coi đói cũng là
một loại giặc nguy hiểm như giặc dốt và giặc ngoại xâm. Vì vậy, ngay sau khi Cách
mạng tháng Tám thành công, người đã sớm phát động cuộc vận động thi đua ái quốc,

kêu gọi toàn dân bằng nhiều phương pháp, cách thức khác nhau để giúp nhân dân thoát
khỏi nạn đói năm 1945 như tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, nhường cơm xẻ áo,
quyên góp gạo cứu đói…Theo Người, xóa đói giảm nghèo là: ''Làm cho người nghèo
thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người giàu thì giàu thêm”. Tiếp thu những tư tưởng
đó, Đảng và Nhà nước ta đã coi xóa đói giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu. Các chương trình hỗ trợ hộ nghèo như chương trình 135, 167…
Của Đảng và Nhà Nước từng bước được triển khai đến từng địa phương, tuy đã đạt
được những thành tựu quan trọng, góp phần từng bước nâng cao đời sống của người
dân, nhưng trong quá trình triển khai vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn, thử thách nên
hiệu quả việc thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo đạt được chưa cao.
Xuân Lai là một xã thuộc đối tượng vùng 135( vùng đặc biệt khó khăn) nằm ở
phía đông Hồ Thác Bà – Huyện yên Bình – Tỉnh yên Bái. Với diện tích tự nhiên là
28870ha, dân số là 2988 khẩu, với 663 hộ, với 5 dân tộc anh em sinh sống, thu nhập

1


bình quân đầu người còn thấp, kết cấu hạ tầng còn kém chưa được trang bị đầy đủ,
Xuân lai nằm trong khu vực nông thôn nên giao thông đi lại khó khăn đây cũng là lý
do kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế con người cũng như ở xã.
Xoá đói giảm nghèo là một chính sách xã hội giúp cải thiện đời sống phát triển
con người, đảm bảo đời sống bình thường cho các thành viên trong xã hội, tạo cơ hội
cho họ tiếp cận với các dịch vụ xã hội, tham gia vào công cuộc phát triển kinh tế - xã
hội của nước nhà và hiện nay trên địa bàn xã đã và đang thực hiện công tác xoá đói
giảm nghèo.
Thông qua các lý do trên và qua tìm hiểu về thực tế trong qúa trình thực tập tại
xã em thấy công tác xoá đói giảm nghèo trên địa bàn xã đã có nhiều đổi mới và hoàn
thành tốt các chương trình với kết quả cao. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tốt vẫn
còn nhiều hạn chế, thiếu thốn, cần phải có tổ chức, có kế hoạch thực hiện rõ ràng,
chính xác để đảm bảo người dân nghèo trong xã ai cũng nhận được sự giúp đỡ từ các

chương trình đề có thể vươn lên thoát khỏi nghèo đói. Và đề tài mà em chọn để nghiên
cứu và thực hiện làm báo cáo thực tập là: "Công tác xoá đói giảm nghèo tại Uỷ ban
nhân dân xã Xuân Lai huyện Yên Bình Tỉnh Yên Bái”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác xoá đói giảm nghèo tại địa bàn xã
Xuân lai Huyện Yên Bình Tỉnh yên Bái, Nghiên cứu thực trạng của công tác xoá đói
giảm nghèo tại địa bàn xã ,đề tài đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả việc thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo đối với địa phương, góp
phần thực hiện mục tiêu giảm tỉ lệ đói nghèo ở xã Xuân lai xuống mức thấp nhất trong
thời gian tới.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Công tác xoá đói giảm nghèo là nhiệm vụ hàng đầu không chỉ riêng của Nhà
nước nói chung mà còn là nhiệm vụ của xã Xuân lai nói riêng, bởi vì xoá đói giảm
nghèo không chỉ mang lại cho người dân cuộc sông ấm no hạnh phúc, một xã hội lành
mạnh bền vững mà còn giúp đất nước phát triển toàn diện về mọi mặt kinh tế, chính
trị, văn hoá, xã hội, giảm các tệ nạn xã hội, giúp người dân cân bằng được cuộc sống,
có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ xã hội, tham gia vào việc bảo về tổ quốc phát triển
đất nước giàu mạnh.
Tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng công tác xoá đói giảm nghèo tại xã

2


Xuân lai Huyện yên Bình Tỉnh yên Bái, đồng thời chỉ ra được nguyên nhân của thực
trạng đó. Và hiểu rõ được tình trạng đói nghèo của nơi mình đang sinh sống, lí do tại
sao lại đói nghèo.
Đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả việc thực
hiện công tác xoá đói giảm nghèo tại địa bàn xã trong thời gian tới.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về công tác xoá đói giảm nghèo của UBND

xã Xuân Lai.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về công tác xoá đói giảm nghèo của UBND xã
Xuân Lai giai đoạn 2012-2016.
Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu tại UBND xã Xuân Lai.
Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu về công tác xoá đói giảm nghèo của
UBND xã Xuân Lai.
Thời gian của đối tượng nghiên cứu: từ năm 2012 – 2016
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đã dựa trên tài liệu về lịch sử hình thành, số
liệu về công tác xóa đói giảm nghèo của UBND xã đã thực hiện được trong các năm.
Phương pháp phân tích – tổng hợp: Phân tích các tài liệu trong sách, các tài
liệu liên quan đến quá trình thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo trong các giai đoạn
đã thực hiện được của UBND xã.
Phương pháp thu thập và xử lý thông tin, kết hợp với phương pháp lý luận thực
tiễn, logic và một số phương pháp khác như: phương pháp liệt kê, so sánh.
6. Ý nghĩa của đề tài
Ý Nghĩa lý luận: Cung cấp tri thức về lý thuyết về công tác xóa đói giảm nghèo,
các số liệu kết quả đạt được của cơ quan thực hiện được.
Ý nghĩa đối với bản thân: Đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của chính mình,
về vấn đề phát triển nguồn nhân lực của địa phương. Đây cũng là cơ hội giúp bản thân
em có dịp đi sâu vào thực tế và rút kinh nghiệm cho bản thân phục vụ củng cố cho
kiến thức chuyên nghành của mình.
Ý nghĩa đối với cơ quan, tổ chức: Để đánh giá đúng về việc thực hiện công tác
xoá đói giảm nghèo trên địa bàn xã Xuân Lai. Những vấn đề nói tới trong bài báo cáo
sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về thực trạng đang diễn ra của công tác xoá đói giảm

3


nghèo. Đồng thời là tài liệu giúp cơ quan có những cái nhìn mới và có thêm nhiều định

hướng để đổi mới công tác xoá đói giảm nghèo của xã.
Đã góp phần làm sáng tỏ và hệ thống hoá một số khái niệm liên quan đến vấn
đề xoá đói giảm nghèo như nghèo, đói, đói nghèo, chuẩn nghèo, chính sách xóa đói
giảm nghèo ở nước ta. Đồng thời, làm rõ những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta
về vấn đề xóa đói giảm nghèo.
7. Kết cấu đề tài.
Bài báo cáo này gồm 3 phần:
Chương I: Tổng quan về UBND xã Xuân Lai huyện Yên Bình Tỉnh Yên Bái.
Chương II: Thực trạng công tác xoá đói giảm nghèo trên địa bàn xã.
Chương III: Những kiến nghị, giải pháp công tác xoá đói giảm nghèo tại xã
Xuân Lai.

4


CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ XUÂN LAI
1.1. Khái quát chung về Ủy Ban Nhân Dân xã Xuân Lai
Tên cơ quan: Công sở Uỷ Ban Nhân Dân xã Xuân Lai.
Địa chỉ: Thôn trung tâm xã Xuân Lai – Huyện yên Bình – Tỉnh yên Bái.
Số điện thoại: 0293883084
1.1.1. Khái quát về qúa trình hình thành và phát triển của Uỷ Ban Nhân
Dân xã Xuân Lai.
Xuân Lai là đơn vị thuộc huyện yên Bình Tỉnh yên Bái là xã thuộc đối tượng
135 (vùng đặc biệt khó khăn) nằm ở phía đông Hồ thác Bà. Theo bản đồ 364, việc
phân chia địa giới hành chính của xã xuân lai được ký giáp gianh với các xã bạn như
sau: Phía đông nam giáp với Xã Yên Thành, phía đông bắc giáp với Xã Hồng Đức và
Bằng Cốc huyện Hàm Yên Tỉnh Tuyên Quang, phía bắc giáp với Xã Mỹ Gia, Cẩm
Nhân, phía tây Giáp Hồ Thác Bà và Xã Mông Sơn.
Xã có diện tích tự nhiên là: 28870 ha trong đó: Đất nông nghiệp là: 12037 ha,

đất lâm nghiệp là: 1874 ha, đất chuyên dùng là: 627,97 ha, đất ở là: 15,95 ha, đất chưa
sử dụng là: 0. ( số liệu năm 2015 )
Xã có địa hình khá phức tạp, chủ yếu là đồi núi có dãy Núi Ngàng, điểm cao
nhất là 471 mét, có xã Mỹ Gia – Cẩm Nhân cùng tựa lưng vào, địa bàn của xã nằm
trên trục đường Vĩnh Kiên – Yên thế chạy qua.
Xã Xuân lai qua quá trình hình thành và phát triển về các mặt như kinh tế, văn
hóa, giáo dục, đã đóng góp không ít vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của xã, và
công cuộc phát triển kinh tế của đất nước. Cho đến nay Xã Xuân Lai có tổng số dân là
663 hộ với 2988 khẩu, trong đó có 5 dân tộc anh em sinh sống là: Kinh (83 hộ/438
khẩu), Tày (303 hộ/1411 khẩu), Nùng (78 hộ/271 khẩu), Dao (108 hộ/502 khẩu), Cao
Lan (58 hộ/366 khẩu). Xuân Lai chủ yếu là người dân gốc bản địa sinh sống từ lâu đời
tại quê hương, họ tự xây dựng và lập nghiệp nền kinh tế cuộc sống của mình, nên
khung cảnh tự nhiên của nơi đây rất ảm đạm, ít có các phong trào, không có lễ hội,
không có nghề nghiệp truyền thống công việc chính nuôi sống họ là trồng trọt, chăn
nuôi nên mức sống của họ không cao ít giao lưu tiếp xúc với các xã nên họ không học
hỏi được nhiều kinh nghiệm sống cũng như kinh nghiệm để phát triển kinh tế.
Xã Xuân Lai theo bản đồ 364 thì nằm ở phía đông Hồ Thác Bà, cách trung tâm

5


huyện khoảng 70km, trung tâm thành phố là 80km, từ đời nhà Lê (1823) là xã Bình
Hanh lúc đó là xã rộng lớn hơn bây giờ, có Khuổi Hanh và Làng Bình. Xã thuộc tổng
Cảm Nhân, Châu Thụ Vật – xã có cánh đồng khá màu mỡ như Ca Mác, Cốc Hóp, Fay
Lèng, Ngòi Mọn, Cây Đa, Cây Tre, Xuân Lai. Xã có hai con suối chính là Ngòi Hanh
và đầu Ngòi ẩm chạy ra ẩm Phước. Chính vì địa hình hiểm chở, giao thông đi lại khó
khăn cho nên người dân ở đây sinh sống ở đây bằng nghề nông nghiệp, Xuân Lai là
một xã miền núi chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và chịu ảnh hưởng
của các đợt gió mùa như: Gió mùa đông bắc thường xuất hiện vào tháng 11 hàng năm
mang theo cái giá rét của mùa đông, thường xuyên có gió đông nam mát mẻ, gió phơn

tây nam với cái nắng nóng thường xuất hiện vào mùa hè,...làm cho khí hậu ở đây càng
trở nên khắc nghiệt. Làm cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân gặp nhiều
khó khăn, mùa màng thất thu, do khí hậu khắc nghiệt nên cũng xuất hiện nhiều loại
bệnh dịch. Về tài nguyên thiên nhiên thì nghèo nàn, trình độ dân trí còn thấp, các
ngành nghề truyền thống không đa dạng, đó là một trong những khó khăn không nhỏ
của xã Xuân Lai.
Tuy nhiên, không vì điều kiện kinh tế khó khăn mà người dân trong xã không
cố gắng, họ vẫn nổ lực để phát triển kinh tế, và cho đến nay tỷ lệ hộ nghèo đã giảm
xuống đáng kể, kinh tế cũng có phần khởi sắc hơn về đời sống lẫn tinh thần và vật chất
của người dân cũng được cải thiện, góp phần xây dựng phát triển đất nước, cố gắng
thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và nhà nước. Bên cạnh những hộ gia đình đã
đổi mới phát triển được thì còn một bộ phận dân cư trên địa bàn xã sống trong cảnh
nghèo đói, hầu hết con cái trong gia đình họ không được cắp sách đên tr ường, phải đi
làm kiếm sống, tự nuôi bản thân.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân xã Xuân Lai
1.1.2.1. Vị trí, chức năng
UBND xã Xuân Lai hoạt động trên cơ sở Luật tổ chức Hội đồng nhân dân – Uỷ
ban nhân dân ban hành ngày 26/11/2003 và quy chế hoạt động của Uỷ ban nhân dân xã, là
cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Yên Bình có tư cách pháp nhân, có con dấu
riêng và tài khoản riêng. UBND xã có chức năng quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh
tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn đồng thời chịu sự chỉ đạo hướng
dẫn của UBND huyện. Ngoài ra xã còn nhiều trách nhiệm quản lý các địa phương trong
xã giúp các thôn phát triển kinh tế - xã hội nắm vững các chủ trương chính sách của Đảng

6


và Nhà nước, đảm bảo duy trì mối quan hệ mật thiết với nhân dân.
1.1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn:
Trình kế hoạch, dự án của địa phương lên UBND huyện phê duyệt, các chương

trình thuộc phạm vi xử lý của xã. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật,
quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án, các chương trình cần được phê duyệt, tuyên truyền,
hướng dẫn, kiểm tra, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi được giao.
UBND xã có nhiệm vụ, quyền hạn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
hàng năm trình HĐND cùng cấp thông qua để trình lên UBND huyện phê duyệt tổ
chức thực hiện kế hoạch đó.
Lập dự toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách
địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách, dự toán điều chỉnh ngân sách địa
phương trong điều kiện cần thiết và lập quyết toán ngân sách địa phương trình HĐND
cùng cấp quyết định và báo cáo UBND huyện, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp.
Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng của xã trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện. Việc quản lý đóng góp phải công khai,
có kiểm tra giám sát chặt chẽ và đảm bảo sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo
quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã được thể hiện cụ thể trong các lĩnh vực
sau:
Trong lĩnh vực nông nghiệp - lâm nghiệp:
UBND xã tổ chức các buổi hướng dẫn việc tiến hành thực hiện các chương
trình, kế hoạch đề án khuyến khích phát triển và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công
nghệ vào sản xuất và hướng nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi,
trong sản xuất theo kế hoạch, phòng trừ dịch bệnh đối với cây trồng và vật nuôi để
đảm bảo hiệu quả kinh tế, thực hiện tu bổ, bảo vệ rừng, phòng chống, khắc phục các
thiên tai, bão lũ, hạn hán gây thiệt hại mùa màng của người dân, ngăn chặn và xử lý
các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ rừng, tài nguyên, tổ chức quản lý, bảo vệ,
kiểm tra giám sát đề bảo đảm các tài nguyên được khai thác phù hợp.
Trong lĩnh vực xây dựng gia thông vận tải:
UBND xã tổ chức thực hiện xây dựng, tu sửa đường giao thông trong xã theo
phân cấp, quản lý, kiểm tra, giám sát việc xây dựng, cấp giấy phép cho việc xây dựng
các công trình trong xã theo quy định của pháp luật, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm


7


phạm gây hư hại các tuyến đường giao thông và các công trình cơ sở hạ tầng khác
trong xã theo quy định của pháp luật.
Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội:
UBND xã lên kế hoạch thực hiện đào tạo phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa
phương, tổ chức các lớp bổ túc bồi dưỡng văn hoá để đảm bảo người dân trong xã am
hiểu được phần nào về lợi ích của công tác dáo dục, tổ chức kiểm tra hoạt động của
nhà trường, lớp mẫu giáo, trường mầm non ở địa phương, phối hợp với UBND cấp
huyện quản lý, giám sát trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn xã. Tổ chức
các chương trình y tế, dân số, kế hoạch hoá gia đình, kỹ năng chăm sóc sức khoẻ hằng
ngày, giữ gìn vệ sinh, phòng chống dịch bệnh để đảm bảo cuộc sống an toàn lành
mạnh cho người dân trong xã. Vận động bà con tham gia các chương trình văn hoá,
thể dục thể thao, giải trí để tạo không khí gần gũi thân thiện kết nối người dân lại với
nhau tạo sự đoàn kết, tổ chức các hoạt động từ thiện giúp đỡ các gia đình khó khăn
trong thôn, bản.
Trong việc thi hành các quy định pháp luật:
Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật tới các hộ gia đình trong địa phương,
giải quyết, xử lý công bằng phù hợp các hành vi vi phạm pháp luật thuộc phạm vi
quyền hạn của xã. Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tổ chức hoà giải, tố cáo và
kiến nghị của dân đúng thẩm quyền. Phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức thi hành
án theo quy định của pháp luật.
Trong lĩnh vực dân tộc và tôn giáo:
Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, UBND xã có
nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn thực hiện chính sách dân tộc chính sách tôn giáo, tôn
trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân ở địa phương, không ép buộc.
Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và thi hành pháp luật
ở địa phương:
UBND xã tổ chức tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phong toàn dân, xây

dựng làng xã trong khu vực phòng thủ địa phương, thực hiện công tác nghĩa vụ quân
sự tuyển quân theo kế hoạch, tổ chức các lớp huấn luyện quân nhân dự bị, và quân
nhân tự vệ ở địa phương, tổ chức kiểm tra, giám sát để đảm bảo an ninh, trật tự an toàn
xã hội tại địa phương, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, phòng chống tội phạm. Ngoài ra
UBND xã còn thực hiên một số nhiệm vụ khác như: quản lý hộ khẩu thường trú, đăng

8


ký tạm trú tạm vắng,...
1.1.3. Cơ cấu tổ chức hoạt động
1.1.3.1. Cơ cấu nguồn nhân lực của UBND xã về các mặt
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Hệ thống chính trị đội ngũ cán bộ của xã
Xuân Lai về đảng bộ có 105 đồng chí, có 27 chi bộ trong đó: 11 chi bộ nông thôn, 15
chi bộ nhà trường, 01 chi bộ cơ qua.
Có 5 tổ chức chính trị xã hội: Uỷ ban mặt trận tổ quốc, Hội nông dân, Hội cựu
chiến binh, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Các cơ quan sự nghiệp gồm có: Trường trung học cơ sở, trường tiểu học,
trường mầm non, trạm y tế.
Đội ngũ cán bộ công chức, lực lượng lao động tại UBND xã Xuân Lai có 16
cán bộ biên chế , 12 cán bộ làm việc theo hợp đồng lao động hoạt động trong các mặt
như: Công tác Đảng, công tác chính quyền, các đoàn thể, các ngành của xã.
Bảng 1. Đội ngũ cán bộ công chức làm công tác trong UBND xã
STT Họ và tên

1

Lương

2


Mạnh Hùng
Hoàng

3

Phượng Vỹ
Nguyễn Văn

4

Thương
Nông
Thị

5
6
7
8
9

Năm

Giới

sinh

tính

Chức vụ công Trình độ

Văn
Học vấn
tác
hóa

1959

Nam

Bí thư

10/10

1962

Nam

Chủ Tịch

10/10

1976

Nam

Phó Chủ Tịch

12/12

1983


Nữ

Văn phòng

12/12

Nam

Tư pháp

12/12

Nam

Địa chính

12/12

Nam

Văn phòng

12/12

Nữ

Văn hóa

12/12


Nam

Phó quân sự

12/12

Hảo
Ma Văn Lân 1976
Đăng Đông
1976
Đoàn
Nông Ngọc
1990
Kế
Phạm Thị
1978
Yến
Hoàng Văn
1980
Thái

9

Cao đẳng

Thời
gian
công
tác

10

Đại học tại 7
chức
Đại học

6

Cao đẳng

3

Trung cấp
Trung cấp

5
5

Cao đẳng

5

Cao đẳng

3

Cao đẳng

6



10

Nguyễn Chí

11

Thường
Lương
Mạnh Tuấn

12

Nông Quốc
Hoàn

13

Triệu Ngọc

14

Thiện
Nông Ngọc

15

Khanh
Nguyễn Văn


16

Chung
Nguyễn Thị
Ân

1973

Nam

1986

Nam

1988

Nam

1976

Nam

1960

Nam

1989

Nam


1970

Nữ

Phó công an

Trưởng

công

an xã
Lao

động

12/12
12/12

Cao đẳng

4

Trung cấp

5

Cao đẳng

4


Cao đẳng

4

Sơ cấp

5

Cao đẳng

9

Sơ cấp

5

thương binh – 12/12
xã hội
Mặt trận

tổ

quốc
Chủ Tịch cựu
chiến binh
Bí thư đoàn
Chủ tịch hội
phụ nữ

12/12

10/10
12/12
12/12

( Nguồn tài lệu tổng hợp năm 2015)
Nhận Xét:
Qua bảng tổng hợp đội ngũ cán bộ làm công tác cứu trợ xã hội của xã Xuân
Lai, và qua số liệu được biết về số cán bộ biên chế, cán bộ làm việc theo hợp đồng lao
động thì hiện nay có 28 cán bộ làm việc trong UBND xã, qua đó rút ra được một số
nhận xét về độ tuổi, trình độ, giới tính như sau:
Về giới tính: Theo số liệu thống kê thì số cán bộ nam làm việc trong UBND xã
xuân lai là 14 cán bộ (tính cả cán bộ làm việc theo hợp đồng lao động) và có 13 cán bộ
nữ (tính cả cán bộ làm việc theo hợp đồng lao động). Như vậy, số lượng lao động
chênh lệc về giới tính không quá nhiều, số lượng cán bộ nam và cán bộ nữ có tỉ lệ
ngang bằng nhau.
Về độ tuổi: Đội ngũ cán bộ làm việc trong UBND xã, về độ tuổi không chênh
lệch nhau quá nhiều, hiện nay có đội ngũ cán bộ trẻ chiếm nhiều hơn. Và mục tiêu về
nguồn nhân lực làm việc trong cơ quan là trẻ hóa nguồn nhân lực lao động.
Về trình độ: Đại học: 2, cao đẳng: 8, Trung cấp: 4, sơ cấp: 2. ( Số liệu chưa tính
các lao động làm việc theo hợp đồng lao động )
Theo số liệu thì các cán bộ đang trong thời gian hợp đồng lao động lại có bằng
cấp, trình độ chiếm cao hơn so với các cán bộ thuộc biên chế của xã, chính điều này
mô hình trẻ hóa lao động của UBND xã sẽ được thực hiện, và góp phần làm tăng thêm
trình độ nghiệp vụ, và làm việc có hiệu quả hơn cho cơ quan tổ chức.

10


1.1.3.2. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1. Tổ chức bộ máy hoạt động của UBND xã Xuân Lai


Chủ Tịch UBND


Phó Chủ Tịch xã

Ban địa
chính
xây
dựng

Ban lao
động
thương
binh xã
hội

Ban
công
an

Ban kế
toán tài
chính

Ban
văn
hóa
xã hội



pháp
hộ
tịch

Văn
phòng

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao tổ chức bộ máy của xã gồm có 3 thành
phần chủ trốt: 01 Bí thư xã, 01 Chủ tịch xã, 01 Phó Chủ tịch, còn có 7 phòng, ban giúp
việc cho UBND xã.
Chủ tịch là người đứng đầu trong bộ máy cơ quan quyền lực của xã chịu trách
nhiệm về các vấn đề quản lý kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh - quốc phòng, cũng là
người quyết định các vấn đề mang tính chiến lược và đảm bảo thực hiện các chính
sách của Đảng và Nhà nước tới nhân dân.
Phó Chủ tịch xã là nghững người giúp việc cho Chủ tịch trong các vấn đề như
quản lý các bộ phận, các lĩnh vực đôn đốc, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện công
việc của cán bộ, đưa ra các ý kiến nhằm tham mưu giúp việc cho Chủ tịch và thay mặt
chủ tich giải quyết một số vấn đề khi Chủ tịch vắng mặt hoặc được Chủ tịch giao phó
trong phạm vi trách nhiêm, quyền hạn của mình.
1.1.3.3. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

11


Phòng địa chính - xây dựng : Là văn phòng tổ chức thực hiện chỉ đạo và kiểm
tra việc quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới và bản đồ địa giới xã các đơn vị hành chính trong
xã. Là phòng ban quản lý mặt bằng trên địa bàn xã, xây dựng hệ thống giao thông các
cơ sở hạ tầng trong xã, tổ chức quản lý công trình giao thông đường bộ và đường thuỷ
tại địa phương, tổ chức kiểm tra,giám sát, bảo vệ công trình giao thông để đảm bảo an

toàn giao thông cho người dân trong xã, thực hiện quản lý các dự án đầu tư, khai thác
sử dụng các công trình kết cấu cơ sở hạ tầng khu dân cư nông thôn, quản lý thực hiện
các chính sách về nhà ở, đất ở cho nhân dân.
Ban lao động thương binh xã hội:Là cơ sơ chuyên môn trực thuộc UBND xã và
quản ly chuyên môn của Phòng LĐ - TBXH huyện, tham mưu giúp UBND xã thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về LĐ - TBXH, về các dịch vụ công thuộc quản lý
của UBND xã theo quy đinh của pháp luật, Thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn theo sự
uỷ quyền của UBND xã và Phòng LĐ - TBXH huyện, Chịu sự quản lý về tổ chức,
biến chế về công tác của UBND cấp xã, đồng thời chịu sự chỉ đạo hướng dẫn kiểm tra
chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng LĐ - TBXH huyện.
Ban công an: Là bộ phận quản lý phụ trách công tác an ninh trật tự ở xã. Nhằm
đảm bảo an toàn về mặt chính trị và xã hội, xây dựng lực lượng công an nhân dân
vững mạnh, chỉ đạo công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, xây dựng phong trào
quần chúng nhân dân bảo vệ an ninh trật tự an toàn xã hội, thực hiện các quy định của
pháp luật vể quản lý hộ khẩu và việc cư trú, đi lại của người nước ngoài tại địa
phương.
Ban kế toán - tài chính: Là bộ phận phụ trách công tác tài chính - kế toán tại địa
phương. Lập dự toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn xã, lập dự toán thu, chi
ngân sách tại địa phương, điều chỉnh ngân sách địa phương khi cần thiết, quyết toán
ngân sách của cấp trình lên HĐND cùng cấp xem xét, thu các khoản đóng góp của
nhân dân và mức huy động vốn trình HĐND quyết định. Kế toán trực tiếp chịu trách
nhiệm trích quỹ trả lương, tính lương cho cán bộ công chức trong xã.
Ban văn hoá - xã hội: Là phòng chịu trách nhiêm quản lý các hoạt đông văn hoá
- xã hội trên địa bàn xã, tổ chức các chương trình văn hoá bổ ích, tuyên truyền hoạt
động văn hoá thể dục thể thao đến bà con trong xã. Tổ chức thực hiên công tác tu bổ,
bảo tồn các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, thực hiên các chính sách bảo hộ lao
động, bảo hiểm xã hội, bảo trợ xã hội, công tác xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sông

12



nhân dân, hướng dẫn thực hiện công tác thiện, nhân đạo chăm lo sức khỏe người dân,
tuyên truyền giáo dục giới tính và sinh đẻ có kế hoạch cho bà con.
Ban tư pháp - hộ tịch: Chỉ đạo việc thi hành hiến pháp, luật, các văn bản quy
phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND cùng cấp, tổ
chức tuyên truyền giáo dục pháp luật địa phương, tổ chức tiếp dân giải quyết khiếu nại
tố cáo và kiến nghị của công dân nếu nằm trong thẩm quyền giải quyết , chỉ đạo công
tác công chứng, chứng thực sử dụng con dấu hợp lý có hiệu quả theo quy định luật.
Văn phòng: Là bộ phận chuyên môn giúp việc cho UBND xã. có chức năng
tham mưu tổng hợp giúp UBND xã tổ chức các hoạt động chung trong xã, chịu sự
quản lý của văn phòng UBND huyện. Văn phòng UBND xã kiểm soát thủ tục hành
chính, chủ trì phối hợp với các cơ quan cấp trên tiến hành chuẩn bị nội dung, phục vụ
phiên bản họp, trực tiếp tham gia tiếp dân, đảm bảo cơ sở vật chất, cung cấp thông tin
phục vụ cho việc lãnh đạo, chỉ đạo, điêu hành UBND xã, xây dựng ban hành các văn
bản thuộc thẩm quyền của văn phòng UBND xã theo quy định của pháp luật.
1.1.3.4. Mối quan hệ giữa các phòng ban
Quan hệ chỉ đạo: Mọi mệnh lệnh chỉ đạo của Chủ tịch UBND xã đều được các
phong ban chấp hành nghiêm túc đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật. Cán
bộ, công chức có thể đề đạt, trình bày ý kiến đề xuất với Chủ tịch UBND xã để đảm
bảo công bằng trong quá trình công tác, đây là mối quan hệ đơn phương.
Quan hệ chức năng: Đây là mối quan hệ giữa các phòng chức năng với nhau.
Nguyên tắc của mối quan hệ này là phải thực hiện hoàn thành tốt các nhiệm vụ được
giao, phải có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, đây là mối quan hệ
song phương.

1.1.3.5. Khái quát các hoạt động của công tác quản trị nhân lực tại UBND
xã Xuân Lai
Công tác hoạch định nhân lực: Hoạch định nhân lực là một trong những công
tác không thể thiếu của UBND xã Xuân Lai, nó được diễn ra 3-5 năm 1 lần, hoạch
định nhân lực để biết được cán bộ, công chức phù hợp với từng lĩnh vực chuyên môn

không những vậy có thể phát hiện được những yếu kém để tổ chức bồi dưỡng. Thông
qua công tác này UBND xã đã có những chuyển biến mới khởi đầu cho sự phát triển

13


trên địa phương mình.
Công tác phân tích công việc: Phân tích công việc là một phần không thể thiếu
trong công tác nhân lực, làm tốt công tác này sẽ tạo điều kiện cho việc sắp xếp công
việc cho cán bộ, công chức trong UBND xã, lên kế hoạch và phân tích công việc là
bước tạo đà mạnh nhất để cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện hoàn thành được nội
dung công việc của mình theo hướng chính xác và đạt kết quả cao nhất.
Công tác tuyển dụng nhân lực: Tuyển dụng nhân lực là một phần công việc
trong việc quản lý nguồn nhân lực của tổ chức. Tuyển dụng, tuyển chọn đúng người đã
góp phần tạo điều kiện cho việc hoàn thành nhiệm vụ tốt cũng đem lại những chuyển
biến tích cực cho sự phát triển của đơn vị. Tuyển đúng người, đúng vị trí đảm nhận và
hoàn thành công việc trong thời gian quy định, không gặp phải tình trạng cán bộ, công
chức không có khả năng đảm nhận công việc được giao.
Công tác bố trí sắp xếp nhân lực: Trên cơ sở biên chế và cơ cấu công chức được
giao. UBND xã xây dựng phương án bố trí cán bộ, công chức cho các phòng ban và
thực hiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ lãnh đạo các phòng ban, đơn vị sự
nghiệp theo đúng các quy định hiện hành, từng bước bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức
phù hợp với trình độ đào tạo và năng lực làm việc.
Công tác lập kế hoạch: Hàng tháng, hàng quý, hàng năm UBND xã đều giao
cho các phòng ban báo cáo công tác hoạt động về các mặt hoạt động của Ủy ban, để từ
đó lập ra kế hoạch đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác trong thời gian tới.
Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: UBND xã Xuân Lai xây dựng
công khai kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực, để nâng cao trình độ chất
lượng của cán bộ công chức. Bằng cách hàng năm xã còn cử những cán bộ, công chức
đào tạo, bồi dưỡng thêm nghiệp vụ phục vụ cho hoạt động tổ chức. Công tác đào tạo

năm sau đều cao hơn, phát triển hơn năm trước về cả số lượng lẫn chất lượng, nội
dung đào tạo phù hợp với thực tế. Đồng thời UBND xã cũng đưa ra kế hoạch sử dụng
kinh phí để tiến hành đào tạo từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu khác.
Công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc: Đây là hoạt động diễn ra thường
xuyên và liên tục tạo động lực thúc đẩy cán bộ, công chức phấn đấu rèn luyện bản thân
nâng cao hiệu quả công việc tại cơ quan, tổ chức.
Quan điểm trả lương cho người lao động: Để đảm bảo công tác trả lương diễn
ra hiệu quả trong thực tế, UBND xã đã thực hiện tri trả lương cho cán bộ, công chức

14


theo các quan điểm sau: Trả lương theo đúng quy định của pháp luật, các chính sách
tiền lương đã được Nhà nước quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, chế độ
trả lương theo vị trí, chức danh công việc rõ ràng, các chế độ phụ cấp được tri trả kèm
với tiền lương.
Quan điểm về các chương trình phúc lợi: UBND xã Xuân Lai trả lương cho cán
bộ, công chức theo trình độ, nghạch, bậc lương. UBND xã luôn có các chương trình,
chính sách nâng cao đời sống cán bộ, công chức về cả vật chất lẫn tinh thần: Tuyên
dương, khen thưởng, trao tặng những tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc, tổ chức
các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao giao lưu giữa các phòng ban với
nhau.
Công tác giải quyết các mối quan hệ lao động: Đối với cán bộ, công chức làm
việc ở UBND xã Xuân Lai nếu có những hành vi trái với quy định của cơ quan đề ra
đều dựa vào Luật lao động để xử lý công bằng, nghiêm minh.
1.2. Cơ sở lý luân về xoá đói giảm nghèo
1.2.1. Khái niệm
1.2.1.1. Khái niệm về nghèo đói
Nghèo là một tình trạng thiếu thốn về phương diện như thu nhập thiếu do bị
thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu những nhu cầu cơ bản hằng ngày của cuộc sống, là

những thành viên dễ bị tổn thương trong xã hội.
Tại hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen Đan Mạch năm 1995 đã đưa ra một định nghĩa cụ thể hơn về nghèo đói như sau: “
Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn 1 đôla (USD) mỗi ngày cho mỗi
người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại ”.
Tại hội nghị về xoá đói giảm nghèo ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
ESCAP: Nghèo đói là một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn các nhu
cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được thừa nhận tuỳ theo trình độ
phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán ở địa phương, Nghèo đói bao gồm
nghèo đói tương đối và nghèo đói tuyệt đối.
Nghèo tương đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư, một cá nhân có thu nhập
thấp hơn mức thu nhập, mức sống trung bình của xã hội, do đó họ thiếu thu nhập để
tạo thu nhập, thiếu tài sản để tiêu dùng và dễ bị tổn thương khi gặp rủi ro.
Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng thiếu hụt những điều kiện tối thiểu để duy trì

15


cuộc sống, tiếp cận các nhu cầu, các vấn đề về dinh dưỡng, giáo dục và dịch vụ y tế.
Việc xác định đối tượng là nghèo hay không phải dựa trên chuẩn nghèo của quốc gia
và thế giới.
Theo quan điểm của ngân hàng thế giới WB (World bank): Ngưỡng nghèo là mốc
mà nếu cá nhân hay hộ gia đình có thu nhập nằm dưới mốc này thì bị coi là nghèo.
Ngưỡng nghèo là yếu tố chính yếu để quy định thành phần nghèo của một quốc gia.
Theo WB thì đói nghèo là những hộ không có khả năng chi trả cho số hàng hoá
lương thực của mình đủ cung cấp 2.100 calori mỗi người mỗi ngày. Tóm lại những
quan niệm về đói nghèo nêu trên đều phản ánh ba khía cạnh chủ yếu của người nghèo
đó là: Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư, không được
thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người, thiếu cơ hội lựa
chọn và tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng.
1.2.1.2. Quan niệm về nghèo đói ở Việt nam

Khái niệm về nghèo đói ở Việt nam: Là tình trạng một bộ phận dân cư có mức
sống tối thiểu dưới ngưỡng quy định của sự nghèo. Nhưng ngưỡng nghèo còn được
phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể của từng địa phương, từng thời kỳ cụ thể hay từng giai
đoạn phát triển kinh tế xã hội cụ thể của từng địa phương hay từng quốc gia.
Nghèo: là tình trạng của một bộ phận dân cư chỉ có khả năng thoả mãn một
phần các nhu cầu cơ bản của con người và có mức sống ngang bằng mức sống tối
thiểu của cộng đồng xét trên mọi phương diện.
Đói: là tình trạng của một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối
thiểu, không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống, nhu cầu cơ bản của con
người gồm 3 yếu tố và phân chia thành hai loại đó là 3 nhu cầu thiết yếu: ăn, mặc, ở và
5 nhu cầu sinh hoạt hằng ngày: văn hoá, giáo dục, y tế, đi lại, giao tiếp.
Xoá đói giảm nghèo: Là tổng thể các biện pháp chính sách của Nhà nước và xã
hội hay là của chính những đối tượng thuộc diện nghèo đói, nhằm tạo điều kiện để họ
có thể tăng thu nhập, thoát khỏi tình trạng thu nhập không đáp ứng được nhu cầu tối
thiểu trên cơ sở chuẩn nghèo được quy định theo từng địa phương, khu vực, quốc gia.
1.2.1.3. Quan điểm xóa đói giảm nghèo và đặc điểm của chương trình xóa
đói giảm nghèo quốc gia
Quan điểm xóa đói giảm nghèo: Xoá đói giảm nghèo là sự nghiệp cách mạng
của toàn dân, là một chính sách xã hội cơ bản là hướng ưu tiên trong toàn bộ các chính

16


sách kinh tế và xã hội. Phát triển kinh tế đi đôi với thực hiện xóa đói giảm nghèo bền
vững, gắn xóa đói giảm nghèo với phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, kinh tế
hộ, dịch vụ, ngành nghề, lồng ghép xóa đói giảm nghèo với các chương trình mục tiêu
quốc gia và an ninh xã hội. Xác định rõ các vùng trọng điểm, các hoạt động ưu tiên để
tập trung nguồn lực đầu tư có hiệu quả. Gắn xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc
làm với thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Tạo cơ hội và điều kiện cho người nghèo
hộ nghèo, xã nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, phát huy nội lực là chủ yếu

đồng thời tăng cường sự hợp tác quốc tế.
Đặc điểm cơ bản của chương trình xóa đói giảm nghèo: Chương trình xóa đói
giảm nghèo do chính phủ triệu tập chỉ đạo và bố trí vốn đầu tư hàng năm từ ngân sách
nhà nước, chương trình có bộ máy và cơ chế quản lý, điều hành thống nhất từ trung
ương đến các xã. Đối tượng hỗ trợ của chương trình là người nghèo, hộ nghèo, xã
nghèo (xã nghèo được xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu ở xã bao gồm: đường
giao thông, trường học, trạm y tế, điện sinh hoạt, nước sinh hoạt, thuỷ lợi nhỏ, chợ).
1.2.1.4. Một số khái niệm liên quan
Các khái niệm:
Hộ nghèo: là tình trạng là tình trạng của một số hộ gia đình chỉ thỏa mãn một
phần nhu cầu tối thiểu của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình
của cộng đồng xét trên mọi phương diện.
Theo Quyết định số 09/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của thủ tướng Chính phủ ban
hành chuẩn nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 như sau:
Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000
đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống.
Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000
đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống.
Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000
đồng/người/tháng.
Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000
đồng/người/tháng.
Chuẩn nghèo thay đổi theo thời gian chứ không cố định, căn cứ vào tình hình
phát triển kinh tế - xã hội, địa phương nào có đủ điều kiện sau đây có thể nâng chuẩn
nghèo lên để phù hợp với tình hình thực tế của địa phương đó:

17


Thu nhập bình quân đầu người cao hơn thu nhập bình quân của cả nước, có tỷ

lệ hộ nghèo thấp hơn tỷ lệ hộ nghèo trung bình của cả nước.
Xã nghèo: Theo quyết định số 30/2012/QĐ-TTg ngày 18/07/2012 của Thủ
tướng Chính phủ ban hành Quyết định về tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã
thuộc vùng dân tộc miền núi giai đoạn 2012 - 2015.
Xã đặc biệt khó khăn là xã có đủ 3 tiêu chí sau:
Có đủ 2 điều kiện sau: Tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo từ 55% trở lên, trong đó
tỷ lệ hộ nghèo phải từ 25% trở lên,.
Có ít nhất 2 trong 3 yếu tố sau: Trên 80% lao động chưa qua đào tạo nghề, trên
50% số nhà chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh, trên 30% hộ thiếu nước sinh hoạt về sinh.
Có ít nhất 2 trong 3 điều kiện sau: Trên 20% số hộ thiếu đất sản xuất, trên 50%
diện tích đất canh tác có nhu cầu tưới tiêu nhưng chưa được tưới.
Có 1 trong 2 yếu tố sau: Chưa có cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư
thôn bản, dưới 10% số hộ làm phi nông nghiệp.
Có đủ 2 điều kiện sau: Chưa có đường giao thông từ thôn đến trung tâm xã
được bê tông hoá theo tiêu chí nông thôn mới.
Có ít nhất 1 trong 3 yếu tố sau: Chưa có đủ phòng học cho các lớp mẫu giáo
theo quy định, trên 30% số hộ chưa có điện sinh hoạt, chưa có nhà sinh hoạt cộng
đồng đạt chuẩn.
1.3. Ảnh hưởng của công tác xoá đói giảm nghèo ở xã Xuân Lai
Trong những năm qua, cùng với tăng trưởng kinh tế tương đối ổn định, hàng loạt
các chính sách xóa đói giảm nghèo được triển khai đồng bộ ở tất cả các địa phương với đa
nguồn kinh phí, đã cải thiện đáng kể diện mạo nghèo đói ở các vùng miền trong cả nước,
đặc biệt là khu vực miền núi hải đảo. Bộ mặt các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn đã có sự
thay đổi đáng kể, nhất là về hạ tầng cơ sở phục vụ cho phát triển sản xuất hàng hoá. Trên
thực tế mà chúng ta thấy được những thiệt hại và tổn thất mà nghèo đói gây ra đối với
Việt nam cũng như ở địa phương, chúng ta có thể khẳng định được tầm quan trọng của
công tác xoá đói giảm nghèo. Nghèo đói nó kìm hãm sự phát triển của nước ta thế cho
nên nếu như nạn nghèo đói được đẩy lùi thì hầu hết cải thiện được đời sống nhân dân nói
riêng và là bước ngoặt cho sự phát triển kinh tế nói chung.
Xã Xuân Lai là một xã nghèo nằm trong huyện nghèo của tỉnh Yên Bái cũng có

những hoàn cảnh, cũng có những số phận nghèo khổ cuộc sống của họ gặp rất nhiều khó

18


khăn, thực tế cho thấy khi người dân không có đủ điều kiện tối thiểu cho cuộc sống của
họ thật sự vất vả, họ chỉ có một mục đích duy nhất là duy trì cuộc sống ngoài ra không
có mục đích nào khác đề phát triển. Dân gian có câu truyền nhau rằng "Không ai giàu ba
họ, không ai khó ba đời" vậy mà cuộc sống của người dân nơi đây có đến cả mấy đời
vẫn bị cái vòng luẩn quẩn của nghèo đói bám lấy, họ không biết cách nào để thoát nghèo
trong tiềm thức cũng như suy nghĩ của họ hằng ngày chỉ là làm cách nào để ngày mai có
việc để làm kiếm được đồng tiền ít ỏi để trang trải cho cuộc sống. Thực tế cho thấy cuộc
sống ở người dân nơi đây chiếm đa số là những người sinh sống chủ yếu bằng nghề
nông nghiệp, họ chỉ biết ngày qua ngày làm việc để nuôi sống bản thân mình và nuôi
sống gia đình. Trong khi đó mỗi năm người dân có hai vụ mùa, chủ yêu trồng những cây
lương thực như: lúa, lạc, đỗ… những thứ này giường như không thể đáp ứng được nhu
cầu của họ, một phần phải trông chờ vào thiên nhiên, nếu thiên nhiên thuận lợi thì sẽ đủ
lương thực để phục vụ nhu cầu, nếu như thiên nhiên không tốt thì sẽ mất mùa, và gây ra
tình trạng nghèo đói. Nghèo đói không chỉ là 1 vấn đề cấp bách cần được giải quyết của
mỗi địa phương mà nó là mục tiêu hàng đầu của Nhà nước ta, trong suốt những thập kỷ
qua, tình trạng nghèo đói vẫn diễn ra làm cho cuộc sống của người dân gặp rất nhiều
khó khăn vất vả, nó để lại những hậu quả nghiêm trọng, tệ nạn xã hội ngày càng nhiều
vì không được đến trường, không có kiến thức, không hiểu được những tác hại mà tệ
nạn xã hội để lại, đây cũng là một quy luật của cái nghèo. Đây là những thách thức đối
với toàn xã hội, nó tác động vào nhận thức của mỗi con người từ đó kìm hãm sự phát
triển của nển kinh tế xã hội. Cho nên công tác xoá đói giảm nghèo rất cần thiết và đòi
hỏi phải duy trì trong suốt thời gian dài để đảm bảo cuộc sống người dân được cân bằng,
ổn định hơn.
Xoá đói giảm nghèo là chương trình quốc gia và được triển khai đến tất cả các
địa phương khó khăn trên cả nước, đây không chỉ là nhiệm vụ, là trách nhiệm mà đây

còn là mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tâm huyết cả đời của Bác là chăm lo
cho đời sống vật chất, tinh thần các đồng bào, Người từng nói " Tôi chỉ có một ham
muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn
toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành", trước lúc
đi xa người vẫn đặc biệt lưu ý về vấn đề này Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn " Đảng
cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hoá, nhằm không ngừng nâng
cao đời sống của nhân dân". Vì vậy trách nhiệm của cán bộ, Đảng viên, nhất là những

19


người lãnh đạo phải thực hiện tốt công tác xoá đói giảm nghèo đảm bảo an sinh xã hội.
Mục đích lớn nhất mà chương trình cần giải quyết chính là làm thế nào để cuộc sống
của người dân lên bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình. Hiện nay chương trình
XĐGN đã được diễn ra và đang thực hiện ở tất cả các xã, thị trấn, huyện trên cả n ước
chương trình này không chỉ đem lại cho người nghèo cuộc sống tốt đẹp hơn mà nó còn
có tác động tích cực đến sự phát triển của kinh tế xã hội. Từ những phân tích trên
chúng ta có thể hiểu và kết luận lại rằng công tác XĐGN rất quan trọng và thực sự cần
thiết cho sự phát triển của đời sống nhân dân.

20


CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI
UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ XUÂN LAI
2.1. Thực trạng nghèo đói tại xã Xuân Lai
Trong những năm qua, cùng với tăng trưởng kinh tế cao và tương đối ổn định,
hàng loạt các chính sách xóa đói giảm nghèo được triển khai đồng bộ ở tất cả các địa
phương với các nguồn kinh phí của nhà nước, đã cải thiện đáng kể diện mạo nghèo đói

ở các vùng miền trong cả nước, đặc biệt là khu vực miền núi hải đảo. Đời sống, kinh tế
các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn đã có sự thay đổi đáng kể, nhất là về cơ sở hạ tầng
phục vụ cho sự phát triển Kinh tế, văn hóa, xã hội của xã Xuân Lai – Huyện Yên Bình
– Tỉnh Yên Bái nói chung và các Tỉnh, Huyện, Xã trong cả nước nói riêng. Tuy có sự
phát triển về kinh tế nhưng cho đến nay tỉ lệ hộ ngèo ở xã còn cao chiếm khoảng 55%
tất cả các thôn trong xã, như vậy con số này tương đối cao.
2.1.1. Giai đoạn 2012-2015
Việc phân loại hộ nghèo theo tiêu chí mới, bắt đầu áp dụng vào giai đoạn 2011
- 2013. Như vậy để có thể thấy được tình trạng đói nghèo của xã từ năm 2012-2014
như thế nào và hiệu quả của chương trình XĐGN có thực sự như thực tế hay không thì
cần phân tích số liệu và hộ nghèo năm 2012 - 2014.
Phân loại hộ nghèo theo chỉ tiêu mới: Theo quyết định số 09/QĐ-TTg ngày
30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo, hộ cận nghèo áp dụng
giai đoạn 2011-2015 như dưới đây. Tuy nhiên phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể của từng
địa phương trong toàn quốc gia mà chuẩn nghèo mới có thể thay đổi.
Bảng 2. Chỉ tiêu phân loại hộ nghèo theo tiêu chí mới áp dụng cho các địa
phương trong nước. (Theo đơn vị: đồng).
Chỉ tiêu
Khu vực nông thôn
Khu vực thành thị

2000
100.000
150.000

2006
220.000
260.000

2013

400.000
500.000

Qua bảng trên ta thấy được mức thu nhập để xác định tăng trưởng từ năm 2005
đến 2013 rất đáng kể. Việc thu nhập tăng là do đời sống nhân dân tăng lên, các chính
sách của nhà nước được đầu tư sâu rộng, mức lương tối thiểu tăng nhanh qua các năm.
Chính vì vậy trên cơ sở quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 09/QĐ-TTg ngày
30/01/2011. Xã Xuân Lai – Huyện Yên Bình – Yên Bái phân loại hộ nghèo theo tiêu

21


×