Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại huyện yên bình, tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.31 KB, 56 trang )

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC.................................................................................................................... 1
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................5
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................6
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................7

1.Lý do chọn đề tài..............................................................................1
2.Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................2
3.Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................2
4.Phạm vi nghiên cứu..........................................................................2
5.Phương pháp nghiên cứu..................................................................2
6.Đóng góp của đề tài..........................................................................3
7.Kết cấu báo cáo................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................................4
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN YÊN BÌNH VÀ
CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA CƠ QUAN..........................................5

1.1.Khái quát về Phòng Nội vụ huyện Yên Bình................................5
1.1.1.Khái quát về huyện Yên Bình....................................................5
1.1.2.Khái quát về Phòng Nội vụ huyện Yên Bình.............................6
1.1.2.1.Vị trí, chức năng......................................................................6
1.1.1.1.Nhiệm vụ, quyền hạn..............................................................7
1.1.1.2.Cơ cấu tổ chức.........................................................................7
1.2.Khái quát về công tác quản trị nhân lực của cơ quan....................8
1.2.1.Về tổ chức, bộ máy....................................................................8
1.2.2.Về quản lý và sử dụng biên chế công chức, số lượng người làm
việc trong đơn vị hành chính, sự nghiệp công lập.........................................9


1.2.3.Về quản lý vị trí vệc làm và cơ cấu chức danh công chức, viên


chức...............................................................................................................9
1.2.4.Về công tác xây dựng chính quyền..........................................10
1.2.5.Vềcán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và
những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.................................11
1.2.6.Về cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức..11
1.2.7.Về công tác văn thư, lưu trữ.....................................................11
1.2.8.Về công tác tôn giáo.................................................................12
1.2.9.Về công tác thi đua, khen thưởng.............................................12
1.2.10. Về công tác thanh niên..........................................................12
1.2.11.Về những công tác khác.........................................................12
1.3. Mối quan hệ công tác.................................................................13
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC................15
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ...............................15
TẠI HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI.............................................................15

2.1. Cơ sở lý luận về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
.....................................................................................................................15
2.1.1. Hệ thống các khái niệm...........................................................15
2.1.2. Mục tiêu của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 17
2.1.3. Các chỉ tiêu xác định và đánh giá cán bộ, công chức..............18
2.1.3.1. Tiêu chuẩn xác định cán bộ, công chức...............................18
2.1.3.2. Tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức....................................18
2.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Yên
Bình, tỉnh Yên Bái.......................................................................................19
2.2.1. Đặc điểm của cán bộ, công chức cấp xã.................................19


2.2.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Yên
Bình.............................................................................................................20
2.2.2.1. Về số lượng, cơ cấu..............................................................20

2.2.2.2. Về chất lượng.......................................................................22
2.2.2.3. Về sức khỏe..........................................................................25
2.2.2.4. Về khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao......................25
2.2.2.5. Về phẩm chất, đạo đức công vụ...........................................26
2.2.3. Đánh giá chung về thực trạng chất lượng cán bộ, công chức
cấp xã của huyện Yên Bình.........................................................................27
2.2.3.1. Ưu điểm và nguyên nhân.....................................................27
2.2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân......................................................28
2.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã huyện
Yên Bình, tỉnh Yên bái................................................................................30
2.3.1. Xác định nhu cầu đào tạo........................................................30
2.3.2. Xác định mục tiêu đào tạo.......................................................30
2.3.3. Lựa chọn đối tượng đào tạo....................................................31
2.3.4. Xây dựng chương trình đào tạo...............................................32
2.3.5. Lựa chọn phương pháp đào tạo...............................................33
2.3.6. Xác định chi phí cho đào tạo, bồi dưỡng................................33
2.4. Các yếu tổ ảnh hưởng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức cấp xã huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái........................................34
2.4.1. Cơ sở vật chất của huyện phục vụ cho công tác đào tạo, bồi
dưỡng...........................................................................................................34
2.4.2. Đội ngũ giảng viên..................................................................34
2.4.3. Nguồn kinh phí........................................................................35


2.5. Đánh giá về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp
xã tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái...........................................................35
2.5.1. Những kết quả đạt được..........................................................35
2.5.2. Những tồn tại...........................................................................36
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN YÊN

BÌNH, TỈNH YÊN BÁI.............................................................................................38

3.1. Vai trò của cán bộ, công chức cấp xã.........................................38
3.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
cấp xã...........................................................................................................39
3.3.Phương hướng về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã
tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái trong thời gian tới.................................39
3.4. một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức cấp xã huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái................................................41
3.5. Một số khuyến nghị....................................................................43
KẾT LUẬN................................................................................................................46
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................49


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài báo cáo này Tôi đã nhận được sự giảng dạy, hướng dẫn,
giúp đỡ, góp ý nhiệt tình của các Thầy cô tại Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội, các Cô,
Chú, Anh, Chị tại phòng Nội vụ huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái và sự hỗ trợ từ gia đình.
Trước hết, Tôi xin chân thành cảm ơn các quý Thầy Cô tại Trường Đại Học
Nội Vụ Hà Nội đã tận tình giảng dạy truyền thụ kiến thức cho Tôi trong thời gian học
tập tại Trường, đặc biệt là các thầy cô giảng dạy môn chuyên nghành Quản trị nhân
lực tại Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực của Trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các Cô, Chú, Anh, Chị Phòng Nội vụ huyện
Yên Bình, tỉnh Yên Bái đã giành thời gian, công sức hướng dẫn, góp ý cho Tôi hoàn
thành báo cáo này.
Tôi rất biết ơn gia đình đã hỗ trợ, khuyến khích tôi trong suốt thời gian học tập
vừa qua.
Mặc dù tôi đã cố gắng hết khả năng để hoàn thành báo cáo song vì thời gian
thực tập hạn hẹp và kiến thức bản thân còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh
khỏi những thiếu sót do vậy rất mong nhận được sự góp ý quý báu của các thầy cô để

bài báo cáo được hoàn chỉnh hơn.
Yên Bái, ngày 19 tháng 03 năm 2016.
Sinh viên
Trần Thị Nhị


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
UBND
HĐND
CBCC
CC
VC
ĐTBD

Ủy ban nhân dân
Hội đồng nhân dân
Cán bộ, công chức
Công chức
Viên chức
Đào tạo, bồi dưỡng


PHẦN MỞ ĐẦU


1.

Lý do chọn đề tài

Chính quyền cấp xã, phường, thị trấn (hay còn gọi là chính quyền cấp xã) có vị

trí hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị - hành chính, là cầu nối trực tiếp của hệ
thống chính quyền nhà nước với nhân dân, thực hiện hoạt động quản lý nhà nước trên
các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương theo
thẩm quyền được phân cấp, đảm bảo cho các chủ chương, đường lối, chính sách của
đảng, pháp luật của nhà nước, được triển khai thực hiện trong cuộc sống.
Đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) cấp xã có vai trò hết sức quan trọng trong
xây dựng và hoàn thiện bộ máy chính quyền cơ sở, trong hoạt động thi hành công vụ.
Hiệu lực, hiệu quả của chính quyền cấp xã nói riêng và hệ thống chính trị nói chung
xét đến cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả công tác của đội
ngũ CBCC cấp xã, vì vậy việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã vững vàng
về chính trị, văn hóa, có đạo đức lối sống trong sạch, có trí tuệ, kiến thức và trình độ
năng lực để thực thi chức năng, nhiệm vụ theo đúng pháp luật, bảo vệ lợi ích hợp pháp
của cá nhân, tổ chức và phục vụ nhân dân… là một trong những nhiệm vụ trọng tâm
của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị.
Đảng và Nhà nước ta đã xác định công tác cán bộ là khâu quan trọng nhất có ý
nghĩa quyết định tới chất lượng và hiệu quả công việc, là khâu then chốt trong sự
nghiệp cách mạng, là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào những thành
công trong sự nghiệp đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “Cán bộ là những
người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu và thi
hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu
rõ, để đặt chính sách cho đúng”.
Huyện Yên Bình là một huyện miền núi với gần 80% dân số trong ngành nông
nghiệp, lực lượng lao động dồi dào nhưng trình độ còn có phần hạn chế.Trong những
năm gần đây được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực của các ban ngành,
các lãnh đạochất lượng đội ngũ công chức cán bộ cấp xã tại huyện Yên Bình đã có
nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên bên cạnh những thành quả đạt được thì vẫn còn
có nhiều thách thức đặt ra yêu cầu cần phải có những giải pháp thiết thực để nâng cao
chất lượng đội ngũ này, nâng cao hiệu quả trong công tác hành chính nhà nước cũng
như phục vụ nhân dân.


1


Do vậy Tôi đã chọn đề tài “Đào tạo và bồi dưỡng Cán bộ, Công chức cấp xã
tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái”để làm rõ thực trạng chất lượng đội ngũ CBCC cấp
xã tại huyện Yên Bình, tỉnh yên Bái và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng chất lượng
đội ngũCBCC cấp xã tại huyện để bộ máy chính quyền địa phương hoạt động có hiệu
quả.
2.

Mục tiêu nghiên cứu

Từ những nghiên cứu cơ sở lý luận về đào tạo, bồi dưỡng CBCC để đánh giá
thực trạng chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã tại huyện Yên Bình từ đó đưa ra những
quan điểm, mục tiêu, giải pháp khắc phục thực trạng và phương hướng thực hiện nâng
cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã tại huyện để thực thi công vụ, cải cách hành
chính có hiệu quả phục vụ tốt cho nhân dân.
3.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Phân tích cơ sở lý luận và tính cấp thiết phải đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã
huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
Khảo sát thực trạng chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã huyện Yên Bình, tỉnh
Yên Bái sau đó phân tích những tích cực, hạn chế còn tồn tại trong đội ngũ CBCC cấp
xã huyện Yên Bình và tìm ra nguyên nhân của những vấn đề đó.
Đưa ra những giải pháp và khuyến nghị với các bên liên quan nhằm nâng cao
chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
4.


Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về mặt không gian: Phòng nội vụ huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
Phạm vi về mặt thời gian: Từ năm 2012 đến năm 2016.
Phạm vi về mặt nội dung: Đề tài nghiên cứu về thực trạng và giải pháp nâng
cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
5.

Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện bài báo cáo Tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
Phương pháp quan sát thực tế: Quan sát việc thực hiện công việc thực tế tại
Phòng Nội vụ huyện Yên Bình từ đó có cái nhìn tổng quát và khách quan về công tác
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Yên Bình.
Phương pháp thu thập, xử lý thông tin: Thu thập các tài liệu về công tác đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại Phòng Nội vụ huyện Yên Bình từ đó nghiên cứu

2


và xử lý các thông tin đưa vào bài báo cáo.
Phương pháp thống kê số liệu: Thống kê lại các số liệu từ thực tế để thấy được
thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Yên Bình và chất
lượng của công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Yên
Bình tỉnh yên Bái.
Phương pháp phân tích, tổng hợp thông tin: Phân tích thông tin từ đó rút ra
những điểm mạnh, điểm hạn chế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức
cấp xã và đưa ra những đóng góp, giải pháp thiết thực cho công tác đào tạo bồi dưỡng

cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Yên Bình ngày càng hoàn thiện và nâng cao chất
lượng.
6.

Đóng góp của đề tài

Về lý luận: Hệ thống lại và nghiên cứu, phân tíchcác cơ sở lý luận, quan điểm,
triết lý của Đảng, Nhà nước ta về công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã và các
tiêu chí đánh giá chất lượng CBCC của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái nói riêng nhằm
áp dụng vào thực tiễn làm rõ được thực trạng vấn đề.
Về thực tiễn: Làm rõ thực trạng chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã tại huyện Yên
Bình, tỉnh Yên Bái từ đó thấy được những tích cực và hạn chế trong đội ngũ này và
tìm ra nguyên nhân, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã.
7.

Kết cấu báo cáo

Ngoài các phần mục lục, bảng chú thích viết tắt, phần mở đầu, phần kết luận,
danh mục tài lệu tham khảo thì bài báo cáo gồm có 3 chương:
Chương 1: Khái quát về Phòng Nội vụ huyện Yên Bình và công tác Quản trị
nhân lực của cơ quan.
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực trạng về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức cấp xã tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
Chương 3: Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.

3


PHẦN NỘI DUNG


4


CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN YÊN BÌNH VÀ
CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA CƠ QUAN
1.1. Khái quát về Phòng Nội vụ huyện Yên Bình
1.1.1. Khái quát về huyện Yên Bình
Yên Bình là huyện miền núi nằm ở phía đông nam tỉnh Yên Bái, trung tâm
huyện cách thành phố Yên Bái 8Km về phía đông nam, cách thủ đô Hà Nội 170Km về
phía tây bắc, phía đông nam giáp huyện Đoan Hùng của tỉnh Phú Thọ, phía tây nam
giáp thành phố Yên Bái, phía tây bắc giáp thành phố Yên Bái, huyện Trấn Yên và
Huyện Văn yên, phía đông bắc giáp huyện Hàm Yên của tỉnh Tuyên Quang, phía bắc
giáp huyện Lục Yên, trên địa bàn có tuyến quốc lộ 70 từ Hà Nội đi Yên Bái và đi Lào
Cai chạy qua trung tâm và một số xã của huyện.
Huyện Yên Bình có tổng diện tích tự nhiên là 77.319,67 ha trong đó diện tích
đất nông nghiệp có 57.690,43 ha chiếm 74,61% tổng diện tích tự nhiên, Do huyện
cóhồ Thác Bà trên 15.000 ha diện tích là mặt nướcvà rất nhiều đảo lớn nhỏ nên khí
hậu vùng này mang tính chất vùng hồ: mùa đông ít lạnh, mùa hè mát mẻ, thuận lợi cho
việc phát triển nông, lâm nghiệp, trồng rừng phòng hộ và rừng nguyên liệu; trồng cây
công nghiệp chè, cao su, cây ăn quả và là tiềm năng để phát triển ngành nuôi trồng
thuỷ sản, phát triển du lịch dịch vụ. Với tiềm năng sẵn có là những hang động hùng vĩ
trên hồ Thác Bà và hàng ngàn đảo lớn nhỏ với phong cảnh hữu tình, thêm vào đó
huyện có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội miền tây bắc nên từ năm
2006 Tổng cục Du lịch Việt Nam đã điều chỉnh quy hoạch phát triển Du lịch Việt Nam
đến năm 2017, xây dựng hồ Thác Bà trở thành khu du lịch chuyên đề cấp quốc gia,
cùng với quá trình xây dựng cơ sở vật chất khu du lịch hồ Thác Bà hứa hẹn là điểm du
lịch đầy hấp dẫn của tỉnh Yên Bái.
Huyện Yên Bình có 26 đơn vị hành chính cấp cơ sở gồm 24 xã và 2 thị trấn (1
thị trấn trung tâm huyện lỵ), trong đó có 1 xã vùng cao và 6 xã đặc biệt khó khăn. Các

đơn vị này được phân bố thành 4 vùng: Vùng trung tâm huyện có 4 xã và Thị trấn Yên
Bình; Vùng Tây hồ gồm 9 xã dọc quốc lộ 70; vùng hạ huyện có 6 xã và thị trấn Thác
Bà; vùng thượng huyện có 9 xã nằm ở phía Đông và đông bắc hồ Thác Bà với dân số
trong toàn huyện là 107.398 người, lực lượng lao động xã hội 45.037 người, trong đó
lực lượng lao động nông thôn chiếm 76,5%.Huyện có 5 dân tộc chính cùng sinh sống
là: Dân tộc Kinh chiếm 56,1% dân số toàn huyện; dân tộc Tày chiếm 17,1%; dân tộc
Dao chiếm 15,8%; dân tộc Cao Lan (Sán Chay) chiếm 6,8%; dân tộc Nùng chiếm
3,5%; Ngoài ra, ở Yên Bình còn có một số thành phần dân tộc ít người khác cùng sinh

5


sống chiếm 0,1%.
Là địa phương có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, là đầu mối giao lưu kinh tế quan
trọng của tỉnh Yên Bái và Lào Cai với Hà nội, là cửa ngõ của vùng Tây Bắc và cũng là
nơi có những danh lam thắng cảnh hùng vĩ. Do vậy, từ một huyện vùng núi còn nhiều
khó khăn Yên Bình đã vận dụng được những điều kiện tự nhiên giàu đẹp của mình để
dần chuyển mình phát triển kinh tế xã hộiđưa đời sống người dân ngày càng được cải
thiện và nâng cao.
1.1.2. Khái quát về Phòng Nội vụ huyện Yên Bình
Sự hình thành và phát triển của Phòng Nội vụ huyện Yên Bình: trước năm 2005
phòng Nội vụ được hợp nhất với phòng Lao động – Thương binh và Xã hội và có tênlà
Phòng Tổ chức – Lao động thương binh và Xã hội, từ năm 2005 - 2008 được đổi tên
thành Phòng Nội vụ - Lao động thương binh và Xã hội, từ năm 2008trở đi thực hiện
Nghị định 14/2008/NĐ của Chính phủ, phòng Nội vụ -Lao động thương binh và Xã
hộiđược tách ra thành 2 phòng riêng biệt là phòng Nội vụ và phòng Lao động –
Thương binh và Xã hội cho đến nay.
Tên cơ quan: Phòng Nội vụ huyện Yên Bình.
Địa chỉ: Tổ 10, thị trấn Yên Bình – huyện Yên Bình – tỉnh Yên Bái.
Trưởng phòng: Lê Anh Lâm.

Số điện thoại: 0293 885 332.
Fax: 029 885 142.
1.1.2.1. Vị trí, chức năng
Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện có chức năng tham
mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tổ
chức bộ máy; vị trí việc làm; biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức trong các
cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức
danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập;
tiền lương đối với CBCC, VC, lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính,
đơn vị sự nghiệp công lập; cả cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành
chính; CBCC, VC; CBCC cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp
xã; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua – khen
thưởng; công tác thanh niên.
Phòng Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chấp hành
sự lãnh đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công
chức và công tác của UBND cấp huyện, đồng thời chấp hành sự chỉ đạo, kiểm tra,
hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội vụ.

6


1.1.1.1. Nhiệm vụ, quyền hạn
Trình UBND cấp huyện các văn bản hướng dẫn về công tác nội vụ trên địa bàn
và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.
Trình UBND, Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy
hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực
hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước
được giao.
Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau
khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp

luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của UBND cấp huyện và theo
quy định của pháp luật.
1.1.1.2. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ cơ cấu tổ chức Phòng Nội vụ huyện Yên Bình:
Trưởng
Trưởng phòng
phòng

Lê Anh
Anh Lâm
Lâm

Phó
Phó trưởng
trưởng phòng
phòng

Phó
Phó trưởng
trưởng phòng
phòng

Phó
Phó trưởng
trưởng phòng
phòng


Hà Quốc

Quốc Trung
Trung

Trần
Trần Thế
Thế Công
Công

Bùi
Bùi Nguyên
Nguyên Đức
Đức

Chuyên viên

Chuyên viên

Chuyên viên

Chuyên viên

Nguyễn Thị

Lương Thái Sơn

Hoàng Hải Yến

Nguyễn Ánh Tuyết

Phương Thảo


7


Tổ chức và biên chế:
Về tổ chức:Phòng Nội vụ có trưởng phòng, không quá 3 Phó Trưởng phòng và
các công chức thực hiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ.
Trưởng phòng Nội vụ chịu trách nhiệm trước UBND cấp huyện, Chủ tịch
UBND cấp huyện và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn được giao và toàn bộ hoạt động của Phòng Nội vụ; có trách nhiệm báo cáo trước
UBND, chủ tịch UBND cấp huyện và Giám đốc Sở Nội vụ cấp tỉnh về tổ chức, hoạt
động của cơ quan mình; báo cáo công tác trước HĐND và UBND cấp huyện; phối hợp
với người đứng đầu cơ quan chuyên môn, các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội cấp huyện giải quyết những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của mình.
Phó Trưởng phòng nội vụ giúp Trưởng phòng phụ trách và theo dõi một số mặt
công tác; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được
phân công, khi Trưởng phòng vắng mặt một Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng
Ủy nhiệm điều hành các hoạt động của phòng.
Công chức là chuyên viên của Phòng Nội vụ thực hiện các công việc thuộc
chuyên môn của mình và những nhiệm vụ khác do lãnh đạo giao cho và chịu trách
nhiệm trước lãnh đạo và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, biệt phái, đánh giá, khen thưởng, kỷ
luật, miễn nhiệm, cho từ chức và thực hiện chế độ, chính sách khác đối với Trưởng
phòng, Phó Trưởng phòng Phòng Nội vụ do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định
theo quy định.
Biên chế: Biên chế công chức của Phòng Nội vụ do Chủ tịch UBND huyện
quyết định trong tổng biên chế công chức của huyện đã được cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
Việc bố trí công tác đối với CC của Phòng Nội vụ phải căn cứ vào vị trí việc
làm, tiêu chuẩn ngạch công chức và phẩm chất, trình độ, năng lực của CC.

1.2. Khái quát về công tác quản trị nhân lực của cơ quan
1.2.1. Về tổ chức, bộ máy
Trình UBND, Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành văn bản quy định cụ thể
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Phòng Nội vụ theo quy định và theo
hướng dẫn của UBND tỉnh.

8


Tham mưu giúp UBND huyện trình cấp có thẩm quyền quyết định việc thành
lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện.
Thẩm định về nội dung đối với dự thảo văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và tổ chức các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc
UBND cấp huyện.
Thẩm định đề án thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập
thuộc thẩm quyền quyết định của UBND cấp huyện theo quy định của pháp luật và
theo phân cấp của UBND tỉnh.
Tham mưu, giúp UBND cấp huyện trong việc trình UBND cấp tỉnh quyết định
thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND cấp huyện
theo quy định của luật chuyên ngành.
Thẩm định việc thành lập, kiện toàn, sáp nhập, giải thể các tổ chức phối hợp
liên ngành thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND cấp huyện theo quy định
của pháp luật.
1.2.2. Về quản lý và sử dụng biên chế công chức, số lượng người làm việc
trong đơn vị hành chính, sự nghiệp công lập
Thẩm định, trình UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện kế hoạch biên
chế CC, kế hoạch số lượng người làm việc hàng năm của các cơ quan, đơn vị sự
nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện để UBND cấp huyện
trình UBND tỉnh theo quy định.
Trình Chủ tịch UBND cấp huyện giao biên chế công chức, giao số lượng người

làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Giúp UBND cấp huyện hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng biên chế CC,
số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp cong lập theo quy định của pháp luật.
Tổng hợp, báo cáo biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các cơ
quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
1.2.3. Về quản lý vị trí vệc làm và cơ cấu chức danh công chức, viên chức
Trình UBND cấp huyện ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, tổ
chức, đơn vị thuộc UBND cấp huyện quản lý xây dựng đề án vị trí việc làm, cơ cấu
chức danh CC, VC hoặc đề án điều chỉnh vị trí việc làm, cơ cấu chức danh công chức,
viên chức theo quy định của pháp luật và theo chỉ đạo, hướng dẫn của UBND tỉnh.
Giúp UBND cấp huyện đôn đốc, theo dõi, thẩm định, tổng hợp việc xây dựng

9


đề án vị trí việc làm, cơ cấu chức danh CC, VC hoặc đề án điều chỉnh vị trí việc làm,
cơ cấu chức danh CC, VC trong các cơ quan, tổ chức, dơn vị thuộc thẩm quyền quản
lý của UBND cấp huyện để trình UBND tỉnh thẩm định; UBND cấp huyện tổng hợp
danh mục vị trí việc làm, cơ cấu chức danh CC, VC của huyện để trình UBND tỉnh
theo quy định.
Trình UBND cấp huyện thực hiện việc sử dụng, quản lý vị trí việc làm và cơ
cấu chức danh CC, VC trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc UBND cấp huyện
theo quy định, theo phân cấp hoặc ủy quyền cua UBND tỉnh.
1.2.4. Về công tác xây dựng chính quyền
Tham mưu, giúp UBND cấp huyện trong việc tổ chức và hướng dẫn công tác
bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu HĐND các cấp trên địa bàn theo quy định
của pháp luật và hướng dẫn của UBND tỉnh.
Giúp UBND cấp huyện trình HĐND cấp huyện bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm
Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên khác của UBND cấp huyện theo quy định
của pháp luật.

Trình Chủ tịch UBND cấp huyện phê chuẩn kết quả bầu cử, phê chuẩn việc
miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên UBND cấp xã theo quy định.
Giúp UBND cấp huyện trình Chủ tịch UBND tỉnh phê chuẩn kết quả bầu cử,
phê chuẩn việc miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên UBND cấp huyện theo quy định của
pháp luật.
Xây dựng, trình UBND cấp huyện đề án liên quan đến việc thành lập, giải thể,
nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, đổi tên đơn vị hành chính, phân loại
đơn vị hành chính trong địa bàn để UBND cấp huyện trình cấp có thẩm quyền xem
xét, quyết định.
Tham mưu, giúp UBND cấp huyện hướng dẫn và triển khai tổ chức thực hiện
các đề án, văn bản liên quan đến công tác địa giới hành chính, phân loại đơn vị hành
chính sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Giúp UBND cấp huyện trong việc quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới
hành chính của huyện theo quy định của pháp luật.
Tham mưu, giúp UBND cấp huyện hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo việc
thực hiện pháp luật về dân chủ ở xã, phường, thị trấn, ở cơ quan hành chính, đơn vị sự
nghiệp công lập, ở doanh nghiệp trên địa bàn và việc thực hiện công tác dân vận của

10


chính quyền theo quy định.
Tham mưu, trình UBND cấp huyện trong việc hướng dẫn, thành lập, giải thể,
sáp nhập và kiểm tra, tổng hợp, báo cáo về hoạt động của thôn, tổ dân phố trên địa bàn
huyện theo quy định; thực hiện việc bồi dưỡng công tác cho cấp trưởng, cấp phó của
thôn, tổ dân phố theo quy định.
Tham mưu, giúp UBND cấp huyện chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra UBND cấp xã
trong việc xây dựng, thực hiện các văn bản, đề án liên quan đến công tác xây dựng
nông thôn mới theo phân công của UBND cấp huyện và theo quy định của pháp luật.
1.2.5. Vềcán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và những

người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
Trình UBND cấp huyện quyết định việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý việc làm,
điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cho từ chức, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng,
kỷ luật, đánh giá, thôi việc, nghỉ hưu, thực hiện chế độ tiền lương, chế độ đãi ngộ và
các chế độ, chính sách khác đối với CBCC,VC thuộc thẩm quyền quản lý của UBND
cấp huyện theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh.
Thực hiện công tác quản lý hồ sơ, công tác đào tạo, bồ dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ, kiến thức quản lý đối với CBCC,VC, CBCC cấp xã theo quy định của pháp
luật, theo phân cấp quản lý của UBND tỉnh và hướng dẫn của Sở Nội vụ.
Giúp UBND cấp huyện thực hiện việc tuyển dụng, quản lý công chức cấp xã;
thực hiện chế độ, chính sách đối với CBCC cấp xã và những người hoạt động không
chuyên trách ở cấp xã theo quy định.
1.2.6. Về cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức
Trình UBND cấp huyện triển khai, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn
cùng cấp và UBND cấp xã thực hiện công tác cải cách hành chính, cải cách chế độ
công vụ, CC ở địa phương.
Trình UBND cấp huyện các biện pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, đẩy
mạnh cải cách chế độ công vụ, CC trên địa bàn huyện.
Thực hiện công tác tổng hợp, báo cáo về cải cách hành chính, cải cách chế độ
công vụ, CC ở địa phương theo quy định.
1.2.7. Về công tác văn thư, lưu trữ
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chế độ, quy định về văn thư, lưu trữ của
Nhà nước và của tỉnh đối với các cơ quan, tổ chức ở cấp huyện và xã theo quy định

11


của pháp luật.
Thực hiện công tác báo cáo, thống kê về văn thư, lưu trữ theo quy định của
pháp luật.

1.2.8. Về công tác tôn giáo
Giúp UBND cấp huyện chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo và công tác tôn
giáo trên địa bàn.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp để thực hiện nhiệm vụ
quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn theo phân cấp của UBND cấp tỉnh và theo
quy định của pháp luật.
Tham mưu giúp UBND cấp huyện giải quyết những vấn đề cụ thể về tôn giáo
theo quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của Sở Nội vụ.
1.2.9. Về công tác thi đua, khen thưởng
Tham mưu, đề xuất với UBND cấp huyện tổ chức các phong trào thi đua và
triển khai thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nước trên địa bàn
huyện; làm nhiệm vụ thường trực của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng cấp huyện.
Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, nội dung thi đua, khen
thưởng trên địa bàn huyện; xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ thi đua, khen thưởng
theo quy định của pháp luật.
1.2.10. Về công tác thanh niên
Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược,
chương trình, kế hoạch phát triển thanh niên và công tác thanh niên.
Hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh niên và công
tác thanh niên theo quy định; giải quyết những vấn đề liên quan đến thanh niên, công
tác thanh niên theo quy định và theo phân cấp.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và các tổ chức khác của thanh niên
trong việc thực hiện hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền thực hiện cơ chế, chính sách đối
với thanh niên và công tác thanh niên theo quy định.
1.2.11.Về những công tác khác
Giúp UBND cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động của
hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện trên địa bàn theo quy định của pháp luật và theo ủy quyền
của Chủ tịch UBND tỉnh.


12


Trình UBND cấp huyện ban hành các văn bản hướng dẫn về công tác nội vụ
trên địa bàn; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác nội vụ đối với các cơ
quan, đơn vị ở cấp huyện và UBND cấp xã.
Thực hiện việc kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, xử lý theo thẩm quyền hoặc
báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm về công tác nội vụ trong địa bàn huyện
theo quy định.
Thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí theo quy định của pháp luật và phân công của UBND cấp huyện.
Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện và
Giám đốc Sở Nội vụ về tình hình, kết quả triển khai công tác nội vụ trên địa bàn.
Tổ chức triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống
thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về công tác nội vụ trên địa bàn
huyện.
Quản lý vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch CC trong cơ quan
Phòng Nội vụ theo quy định của pháp luật.
Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản của Phòng Nội vụ theo quy
định của pháp luật và theo phân cấp của UBND cấp huyện.
Giúp UBND cấp huyện quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
UBND xã, phường, thị trấn về công tác nội vụ và các lĩnh vực công tác khác được giao
trên cơ sở quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của Sở Nội vụ.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của UBND huyện và theo quy
định của Pháp luật.
1.3. Mối quan hệ công tác
Đối với Sở Nội vụ tỉnh:
Phòng Nội vụ chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn,
nghiệp vụ của Sở Nội vụ tỉnh Yên Bái, đảm bảo sự thống nhất trong quản lý ngành.
Trưởng phòng Nội vụ có trách nhiệm báo cáo về tình hình hoạt động, về công tác

chuyên môn, nghiệp vụ theo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Sở Nội vụ.
Đối với UBND huyện:
Phòng Nội vụ chịu sự chỉ đạo trực tiếp và quản lý về tổ chức, biên chế và toàn
bộ hoạt động theo sự chỉ đạo của UBND huyện. Trưởng phòng Nội vụ có trách nhiệm
báo cáo theo quy định và tham mưu, đề xuất với UBND huyện về các vấn đề quản lý

13


nhà nước trong lĩnh vực công tác do phòng Nội vụ phụ trách trên địa bàn huyện.
Phòng Nội vụ có trách nhiệm là cầu nối giữa Sở Nội vụ tỉnh và UBND huyện
trong việc phối hợp để tổ chức thực hiện các chủ trương, thống nhất nội dung, biện
pháp thực hiện, hướng dẫn chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác
theo quy định của pháp luật.
Đối với các cơ quan chuyên môn, đơn vị của huyện:
Mối quan hệ giữa phòng Nội vụ với các cơ quan chuyên môn, đơn vị của huyện
là mối quan hệ phối hợp trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Khi
thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có liên quan đến cơ quan chuyên
môn, đơn vị để thực hiện và ngược lại, phòng Nội vụ có trách nhiệm phối hợp thực
hiện, cung cấp thông tin, tài liệu,… có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của phòng
cho cơ quan chuyên môn, đơn vị của huyện khi có yêu cầu.
Đối với UBND cấp xã:
Mối quan hệ giữa phòng Nội vụ với UBND cấp xã là mối quan hệ phối hợp tổ
chức thực hiện nhiệm vụ liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực công
tác.
Tóm lại, huyện Yên Bình là một huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái song lại có
một vị trí quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh, với vị trí địa lý thuận lợi
và vùng hồ Thác Bà cùng nền văn hoá độc đáo của đồng bào các dân tộc bên cạnh
những giá trị nhân văn là các truyền thuyết thắm đậm bản sắc đã đem lại nhiều hiệu
quả kinh tế cho địa phương.

Để phát triển địa phương ngày càng giàu đẹp bên cạnh những thuận lợi về yếu
tố địa lý, tự nhiên thì con người cũng là một nhân tố rất quan trọng để tự nâng cao
cuộc sống của mình, sau một thời gian dài hình thành và phát triển phòng Nội vụ
huyện Yên Bình đã được thành lập là một cơ quan độc lập thuộc UBND huyện Yên
Bình với vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình đã tham mưu cho lãnh
đạo huyện, giúp UBND huyện quản lý đội ngũ CBCC của huyện và thực hiện những
chính sách đối với CBCC góp phần quan trọng trong quản lý hệ thống nhân sự hành
chính nhà nước.

14


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
TẠI HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI
2.1. Cơ sở lý luận về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
2.1.1. Hệ thống các khái niệm
Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng:
Đào tạo là quá trình tác động đến con người, làm cho người đó lĩnh hội và nắm
vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo…một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó
thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công lao động nhất định, góp
phần của mình vào việc phát triển xã hội, duy trì và khai hóa nền văn minh của loài
người.
Bồi dưỡng làquá trình cập nhật hóa kiến thức còn thiếu hoặc đã lạc hậu, bổ túc
nghề nghiệp, đào tạo thêm hoặc củng cố các kỹ năng nghề nghiệp theo các chuyên đề.
Các hoạt động này nhằm tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội để củng cố và mở
mang một cách có hệ thống những tri thức, kỹ năng chuyên môn, nghề nghiệp sẵn có
để lao động có hiệu quả hơn.
Đào tạo, bồi dưỡng CBCC là những hoạt động có tổ chức được thực hiện trong
khoảng thời gian xác định nhằm đem đến sự thay đổi trong hành vi nghề nghiệp của

con người, là công tác xuất phát đòi hỏi khách quan của công tác cán bộ nhằm xây
dựng đội ngũ CBCC đáp ứng yêu cầu quản lý trong từng giai đoạn.
Như vậy, đào tạo, bồi dưỡng CBCC có thể được hiểu là tổng thể các hoạt động
học tập mà tổ chức cung cấp cho người lao động. Các hoạt động này có thể diễn ra
trong giờ hành chính, vào ban ngày, buổi tối, hay vào các ngày nghỉ tùy theo, nó có
thể chỉ diễn ra vài giờ, cũng có thể trong vài năm để bù đắp những thiếu hụt về kiến
thức, năng lực, trình độ chuyên môn chuẩn bị cho những sự thay đổi của tổ chức trong
tương lai.
Theo khoản 3, điều 63 luật cán bộ, công chức quy định thì:
Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã phải căn cứ vào tiêu chuẩn
của từng chức vụ, chức danh, yêu cầu nhiệm vụ và phù hợp với quy hoạch cán bộ,
công chức.
Chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã do cơ quan có thẩm quyền
của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính phủ quy định.

15


Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã do ngân sách nhà nước
cấp và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
Khái niệm cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp xã:
Theo điều 4 luật Cán bộ, công chức quy định thì:
“Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ,
chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ
chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ( gọi
chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp
huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”.
“Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức
vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính
trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội

nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng;
trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan
chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của
Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (gọi chung là đơn vị sự
nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công
chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vi sự nghiệp công lập thì lương được
đảm bảo từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”.
“Cán bộ xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được
bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực HĐND, UBND, Bí thư, Phó Bí
thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội”.
Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây:
-

Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy.
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân.
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có

hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam.
- Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
“Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh
chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương
từ ngân sách nhà nước”.

16



Công chức cấp xã có các chức danh sau đây:
-

Trưởng Công an.
Chỉ huy trưởng Quân sự.
Văn phòng – thống kê.
Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc

địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã).
- Tài chính – kế toán.
- Tư pháp – hộ tịch.
- Văn hóa – xã hội.
 Cán bộ, công chức cấp xã bao gồm cả cán bộ, công chức được luân chuyển,
điều động biệt phái về cấp xã.
 Công chức cấp xã do cấp huyện quản lý.
2.1.2. Mục tiêu của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
Theo Quyết định 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ Tướng Chính phủ về
việc phê duyệt đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016
– 2025 có các mục tiêu cơ bản là:
Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng góp
phần xây dựng đội ngũ CBCC chuyên nghiệp có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực,
đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước và hội nhập quốc
tế.
Xây dựng hệ thống thể chế thống nhất, đồng bộ cho hoạt động đào tạo, bồi
dưỡng CBCC phù hợp với điều kiện của địa phương và yêu cầu hội nhập quốc tế, hệ
thống chính sách khuyến khích CBCC học tập và tự học để không ngừng nâng cao
trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao.
Tổ chức hệ thống quản lý và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBCC gọn nhẹ, khoa
học, phù hợp với mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng.
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực hoạt động thực hiện nhiệm vụ,

công vụ của CBCC:
Thứ nhất, đến năm 2020, 100% CBCC cấp xã có trình độ chuyện môn từ trung
cấp trở lên; 90% công chức cấp xã có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí đảm
nhiệm.
Thứ hai, hàng năm, ít nhất 60% CBCC cấp xã được bồi dưỡng, cập nhật kiến
thức, kỹ năng, phương pháp, đạo đức công vụ.
Thứ ba, đến năm 2025, 100% CBCC người dân tộc Kinh công tác tại vùng có
đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống sử dụng được ít nhất một thứ tiếng dân tộc tại địa

17


bàn công tác.
2.1.3. Các chỉ tiêu xác định và đánh giá cán bộ, công chức
2.1.3.1. Tiêu chuẩn xác định cán bộ, công chức
Theo luật cán bộ, công chức năm 2008 thì tiêu chuẩn xác định CBCC chức là:
Thứ nhất, là công dân Việt Nam và từ 18 tuổi trở lên.
Thứ hai, có lí lịch rõ ràng, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt.
Thứ ba, có đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ.
Thứ tư, có trình độ văn hóa, chuyên môn phù hợpvới chức vụ, chức danh.
Thứ năm, được bầu cử, phê chuẩn hoặc tuyển dụng, bổ nhiệm vào làm việc
trong biên chế chính thức của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội.
Thứ sáu, được xếp vào một ngạch trong hệ thống ngạch bậc của công chức do
Nhà nước quy định.
Thứ bảy, được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.
2.1.3.2. Tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức
Hiện nay tiêu chí của CBCC Việt nam vừa phải có “phần cứng” đáp ứng nhu
cầu phát triển lâu dài của đất nước, từng bước theo kịp trình độ phát triển của khu vực
và thế giới, đồng thời phải có “phần mềm” phù hợp với điều kiện thực tế của của đội
ngũ CBCC Việt nam hiện nay. Để thực hiện chiến lược trên, Đảng ta xác định tiêu chí

chung của CBCC trong thời kỳ mới là:
Thứ nhất,về phẩm chất chính trị phảicó tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tuỵ phục
vụ nhân dân kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực
hiện đường lối của Đảng có hiệu quả, chính sách, pháp luật của nhà nước.
Thứ hai,về phẩm chất, đạo đức công vụ phải cần kiệm, liêm chính, chí công vô
tư, không tham nhũng và kiênquyết đấu tranh chống tham nhũng là những phẩm chất
không thể thiếu của mỗi người CBCC, có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực, không cơ
hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.
Thứ ba,về trình độ năng lực phải có sự hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm,
đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, có trình độ văn hóa, trình
độ chuyên môn nghiệp vụ, đủ năng lực tổ chứcđể làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu
cầu, nhiệm vụ được giao.
Thứ tư,về tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của CBCC
thì có 4 mức độ để đánh giá CBCC là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt

18


×