Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Bài tập nhóm 7 nhiên liệu cồn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.9 KB, 11 trang )

Bài Tập Nhóm 7
Nhiên Liệu Cồn
-Nhiên liệu cồn là gì:
Chế tạo hoàn toàn từ những thành phần tưởng chừng như bỏ đi, đồng thời
lại vô cùng thân thiện với môi trường, công nghệ đầy tiềm năng này hứa hẹn
sẽ tạo ra bước tiến đột phá cho một trong những nhu cầu cấp thiết nhất trong
xã hội hiện nay.
Trong thời đại hiện nay, chi phí dành cho việc di chuyển và đi lại như bảo trì, sửa
chữa, đặc biệt là nhu cầu cung cấp nhiên liệu đã và đang trở thành một trong những
vấn đề nóng hổi nhất trong phạm vi kể từ những bàn đám phán kinh tế cho đến
cuộc tán gẫu giản đơn hằng ngày.
Tuy nhiên, xã hội không chỉ quan tâm tới khía cạnh kinh tế mà còn ý thức rất rõ rệt
về nguy cơ và rủi ro tiềm ẩn, chực chờ bùng phát thành những cuộc khủng hoảng
hỗn loạn có quy mô toàn cầu, nếu chúng ta chỉ biết dựa dẫm vào một nguồn nhiên
liệu duy nhất từ xăng dầu và khí đốt.
Trước đó rất lâu rồi, từ năm 1826, nhân loại đã khởi động chiến dịch tìm kiếm
những giải pháp sinh học thay thế cho vấn đề ô nhiễm môi trường do nhiên liệu đốt
gây ra. Theo như những ghi chép về quá trình nghiên cứu lĩnh vực trên, một lựa
chọn phù hợp, thỏa mãn phần nào nhu cầu cấp thiết của thế giới, cùng những đặc
tính thân thiện với môi trường chưa từng có trong tiền lệ đã xuất hiện:Ethanol.
Được chế tạo bằng phương pháp tinh chế, biến đổi thành phần thực vật trở thành
năng lượng cần thiết, ethanol đã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong Thế chiến II
khi nhu cầu nổ ra mạnh mẽ; đồng thời ngày càng phổ biến và được nhiều người
biết tới, nhưng vẫn chưa đủ để trở thành nhân tố hàng đầu trên thị trường cung cấp
nhiên liệu, cạnh tranh với các loại hình khác.


Nguyên nhân chính là do giá thành của ethanol thường cao hơn đáng kể so với
xăng chì thông thường. Hơn nữa, hàng tá những doanh nghiệp xăng dầu đã không
thể theo đuổi đến cùng công cuộc nghiên cứu và phát triển, hoàn thiện những đặc
tính của ethanol, mặc dù trước đó đã đưa ra đầy rẫy những lời hứa và tuyên bố


hùng hồn về một viễn cảnh tươi sáng.
Cấu Tạo Của Cồn:
Êtanol, còn được biết đến như là rượu êtylic, ancol etylic, rượu ngũ cốc hay cồn,
là một hợp chất hữu cơ, nằm trong dãy đồng đẳng của rượu metylic, dễ cháy,
không màu, là một trong các rượu thông thường có trong thành phần của đồ uống
chứa cồn. Trong cách nói dân dã, thông thường nó được nhắc đến một cách đơn
giản là rượu.
Êtanol là một ancol mạch thẳng, công thức hóa học của nó là C2H6O hay C2H5OH.
Một công thức thay thế khác là CH3-CH2-OHthể hiện carbon ở nhóm metyl
(CH3–) liên kết với carbon ở nhóm metylen (–CH2–), nhóm này lại liên kết với oxy
của nhóm hydroxyl (–OH). Nó là đồng phân hoá học của đimetyl ête. Ethanol
thường được viết tắt là EtOH, sử dụng cách ký hiệu hoá học thường dùng đại diện
cho nhóm êtyl (C2H5) là Et.

Sản Xuất Cồn:
1. Nguyên liệu tinh bột
- Trên thực tế để sản xuất cồn Etylic về nguyên tắc có thể dùng bất kỳ nguyên liệu
nào chứa đường hoặc Polysaccarit sau thuỷ phân sẽ biến thành đường và lên men
được. Do đó ta có thể dùng cả nguyên liệu giầu Xenluloza để thuỷ phân thành
đường. Tuy nhiên dùng nguyên liệu này kém hiệu quả kinh tế. Trong thực tế điều
kiện sản xuất ở nước ta chỉ dùng nguyên liệu tinh bột và mật rỉ. ở đây tôi chỉ đề
cập đến việc dùng nguyên liệu là tinh bột như sắn, ngô, gạo. . .
a) Sắn: Về cơ bản củ sắn gồm 3 phần chính: vỏ, thịt củ và lõi, ngoài ra còn có
cuống và rễ củ.
- Vỏ sắn gồm có 2 phần là vỏ gỗ và vỏ cùi. Vỏ gỗ có tác dụng bảo vệ củ và chống


mất nước của củ,tuy nhiên vỏ gỗ dễ bị mất khi thu hoạch và vận chuyển. Tỷ lệ vỏ
củ phụ thuộc vào giống sắn, độ già và khối lượng củ thường chiếm khoảng 1,5 đến
2%. Vỏ cùi là một lớp tế bào cứng phủ bên ngoài, thành phần chủ yếu là xenluloza

ngoài ra còn có chứa polyphenol, enzim, và linamarin.
- Phần thịt củ có chứa nhiều tinh bột, protein và các chất dầu, một ít polyphenol,
độc tố và enzim
- Lõi sắn nằm ở tâm củ dọc suốt chiều dài,thành phần chủ yếu là xenluloza. Lõi có
chức năng dẫn nước và các chất dinh dưỡng giữa cây và củ đồng thời giúp thoát
nước khi phơi hoặc sấy sắn.
- Thành phần củ sắn tươi dao động trong giới hạn khá lớn: tinh bột 20 đến 34%,
protein 0,8 đến 1,2%, chất béo 0,3 đến 0,4%, xenluloza 1 đến 3,1%, chất tro
0,54%, polyphenol 0,1 đến 0,3% và nước 60 đến 74,2%. Ngoài ra trong sắn còn
chứa một lượng Vitamin và độc tố. Vitamin trong sắn thuộc nhóm B. Các Vitamin
này sẽ bị mất một phần khi chế biến và nhất là khi nấu trong sản xuất rượu.
- Độc tố trong sắn có tên chung là phazéolunatin gồm 2 glucozit Linamarin và
Lotaustralin. Các độc tố này thường tập chung ở vỏ cùi. Bình thường
phazéolunatin không độc nhưng khi bị thuỷ phân thì các glucozit này sẽ giải phóng
axit HCN.
- Sắn tươi đã thái lát và phơi khô sẽ giảm đáng kể hàm lượng glucozit gây độc kể
trên. Đặc biệt trong sản xuất rượu,khi nấu ở nhiệt độ cao đã pha loãng nước nên
với hàm lượng ít chưa ảnh hưởng đến nấm men. Hơn nữa các muối xyanat khi
chưng cất không bay hơi nên bị loại cùng bã rượu, điều này là rất có lợi trong sản
xuất. Do đó trong sản xuất rượu nguyên liệu tinh bột sắn dùng chủ yếu là sắn lát
khô hoặc sắn dui.
Ngoài sắn khô ta còn dùng gạo tấm và ngô để sản xuất ra cồn có chất lượng cao.
Riêng đối với nguyên liệu ngô trước khi dùng nên tách phôi để ép lấy dầu vừa tiết
kiệm vừa không ảnh hưởng đến lên men.
Quy trình:
- Chuẩn bị dịch đường lên men,bao gồm nghiền và nấu nguyên liệu để thu được
dịch cháo chứa tinh bột hoà tan, dường hoá dịch cháo để biến tinh bột hoà tan
thành đường rồi làm lạnh đến nhiệt độ lên men.
Chuẩn bị men giống và tiến hành lên men dịch đường nhằm chuyển hoá đường
thành rượu và CO2 dưới tác dụng của zymaza nấm men.

Xử lý dịch lên men nhằm tách rượu và các chất dễ bay hơi khỏi giấm chín. Sau đó
đem tinh luyện cồn thô để đượccồn tinh chế.
* Cụ thể các công đoạn tiến hành như sau:
1. Chuẩn bị nguyên liệu.
- Nghiền nguyên liệu mục đích nhằm phá vỡ cấu trúc màng tế bào thực vật để giải
phóng các hạt tinh bột khỏi các mô. Hiện nay ở nước ta thường dùng các loại máy


nghiền búa. Với sắn khô khi nấu ở áp suất thường thì nghiền càng mịn càng tốt.
2. Nấu nguyên liệu.
- Mục đích chủ yếu của việc nấu nguyên liệu là phá vỡ màng tế bào của tinh bột để
biến chúng thành dạng hoà tan trong dung dịch. Quá trình nấu rất quan trọng trong
sản xuất cồn Etylic, các quá trình kỹ thuật tiếp theo tốt hay xấu phụ thuộc rất nhiều
vào kết quả nấu nguyên liệu.
- Quá trình nấu nguyên liệu có thể thực hiện gián đoạn, bán liên tục hoặc liên tục.
- Nấu gián đoạn: Đặc điểm là toàn bộ quá trình nấu được thực hiện trong cùng một
nồi. Phương pháp này có thiết bị và thao tác đơn giản nhưng tốn nhiều hơi đốt do
không sử dụng được hơi thứ và gây tổn thất đường. Quá trình nấu được thực hiện
như sau: Cho nguyên liệu vào nồi,cho toàn bộ nước vào nồi với tỷ lệ 3,5 đến
4lít/kg nguyên liệu tuỳ thuộc vào hàm lượng tinh bột, đậy nắp kín cho máy khuấy
làm việc rồi bắt đầu xông hơi sao cho 45 đến 60 phút thì áp suất trong nồi đạt yêu
cầu. Đối với nguyên liệu đã nghiền thì áp suất đạt yêu cầu khoảng 3 đến 3,5
kg/cm2. Lúc đầu cần phải đuổi hết không khí và khí không ngưng ra cho tới khi
thấy có hơi nước bão hoà thoát ra ở van xả. Thời gian nấu từ 60 đến 70 phút được
tính từ khi đã đạt áp suất yêu cầu,nhiệt độ tương ứng là 135 đến 140 độ C. Khi nấu
có thể cho thêm axit sunfuric loãng với hàm lượng 2 đến 4kg/tấn nguyên liệu sẽ
nấu nhanh chín hơn và chống cho dịch cháo tinh bột ít hoặc không bị lão hoá. Tuy
nhiên nếu cho nhiều sẽ không có lợi do ăn mòn thiết bị và làm giảm hoạt tính của
amylaza.
- Nấu bán liên tục : Đặc điểm của phương pháp này là quá trình nấu được tiến hành

nấu trong 3 nồi khác nhau và chia thành nấu sơ bộ,nấu chín và nấu chín thêm.
Phương pháp này tiết kiệm được hơi đốt và cho năng suất cao đồng thời thời gian
nấu được rút ngắn tuy nhiên phải sử dụng tới 3 nồi để nấu do đó tốn kém cho thiết
bị.
- Nấu sơ bộ được thực hiện trong thiết bị hình trụ. Lúc đầu cho lượng nước 40 đến
50 độ C vào cùng với tỷ lệ 3,5 đến 4lít/kg bột khuấy trộn rồi dùng hơi thứ từ nồi
nấu chín thêm để đun dung dịch bột tới 70 đến 85 độ C và duy trì khoảng 50 đến
60 phút sau đó đưa sang nồi nấu chín.
- Nấu chín tiến hành như trong phương pháp nấu gián đoạn tuy nhiên áp suất và
thời gian nấu ít hơn. áp suất nấu từ 2,8 đến 3,2 kg/cm2, nhiệt độ 130 đến 135 độ C,
thời gian nấu khoảng 60 phút.
- Dịch cháo sau khi nấu chín được đưa sang nồi nấu chín thêm. Nồi nấu chín thêm
có dung tích gấp 3 lần so với nồi nấu chín,nhưng chỉ đổ đầy 2/3 nồi phần còn lại
chứa hơi. áp suất nấu từ 0,5 đến 0,7 kg/cm2, nhiệt độ 105 đến 106 độ C, thời gian
nấu khoảng 50 đến 60 phút. Quá trình nấu chín thêm là quá trình liên tục.
- Hiện nay ở nước ta hầu hết đang sử dụng phương pháp này trong các nhà máy sản
xuất cồn lớn do hiệu quả tốt, thao tác vận hành đơn giản, các thông số công nghệ


không yêu cầu chặt chẽ lắm như : kích thước hạt bột, chất lượng bột…
-Nấu liên tục : Nấu liên tục cho phép có được năng suất cao, tồn hao năng lượng ít
và thời gian nấu được rút ngắn. Tuy nhiên ở phương pháp này đòi hỏi các điều kiện
nghiêm ngặt như về kích thước của bột phải có một tỷ lệ xác định,việc cung cấp
điện, hơi nước,nước phải ổn định. Quá trình nấu liên tục cũng được thực hiện
thông qua 3 giai đoạn thực hiện trong 3 thiết bị khác nhau là : Nấu sơ bộ, nấu chín
và nấu chín thêm.
- Khi điều kiện kỹ thuật cho phép thì phương pháp này là tốt nhất để sử dụng trong
các nhà máy sản xuất cồn do nó mang tính công nghiệp và dễ cơ giới hoá,tự động
hoá.
3. Đường hoá dịch cháo.

- Tinh bột hoà tan trong dịch cháo sau khi nấu xong chưa thể lên men trực tiếp để
thành rượu được. Để lên men được phải trải qua quá trình thuỷ phân do tác dụng
của xúc tác amylaza để thành đường. Quá trình này gọi là đường hoá nó đóng vai
trò quan trọng trong công nghệ sản xuất cồn Etylic,quyết định phần lớn hiệu suất
thu hồi rượu do giảm bớt hoặc gia tăng đường và tinh bột còn sót sau khi lên men.
Trong quá trình đường hoá thì tác nhân đường hoá đóng một vai trò quan trọng. ở
nước ta thường dùng amylaza thu được từ nuôi cấy nấm mốc hoặc các chế phẩm
amylaza nhập về. Hiện nay dùng các chế phẩm nhập ngoại là chính do chất lượng
tốt mà chi phí lại không đắt hơn so với chi phí để tự nuôi cấy. Và chủ yếu là nhập
về từ Đan Mạch
- Quá trình đường hoá dịch cháo nấu có thể thực hiện gián đoạn hay liên tục. Tuy
nhiên về cơ bản thì nó bao gồm các công đoạn sau:
+ Làm lạnh dịch cháo tới nhiệt độ đường hoá.
+ Cho chế phẩm amylaza vào dịch cháo và giữ ở nhiệt độ trên trong thời gian xác
định để amylaza chuyển hoá tinh bột thành dường.
+ Làm lạnh dịch đường hoá tới nhiệt độ lên men.
+ Sau đường hoá nhiệt độ dịch đường là 30 độ C hàm lượng đường đạt 80 đến
100g/l
4. Lên men dịch đường.
- Đường hoá xong dịch đường được làm lạnh đến 28 đến 32 độ C và được đưa vào
thùng lên men( hay còn gọi là thùng ủ) cùng với 10% men giống. ở đây nấm men
sẽ phát triển và dưới tác dụng của nấm men,đường sẽ biến thành rượu và khí
cacbonic cùng nhiều sản phẩm trung gian khác.Đồng thời dưới tác dụng của
amylaza,dextrin tiếp tục biến thành đường và lên men được glucoza và maltoza.
Sau khi lên men xong ta thu được hỗn hợp gồm rượu-nước-bã còn được gọi là
giấm chín.
- Quá trình lên men có thể được thực hiện gián đoạn hay liên tục : Khi lên men
gián đoạn,men giống và dịch đường lúc đầu được bơm song song với nhau vào



thùng, lượng men giống chiếm khoảng 10% so với thể tích thùng lên men,nhưng
dịch đường không bơm đầy thùng ngay mà thời gian đổ đầy một thùng lên men
kéo dài từ 68 giờ để hạn chế sự phát triển của tạp khuẩn. Thời gian lên men là 3
ngày. Lên men gián đoạn có ưu điểm là dễ làm,khi nhiễm tạp khuẩn dễ sử lý tuy
nhiên năng suất thu được từ 1m3 thiết bị thấp.
- Lên men liên tục : Đặc điểm của quá trình lên men liên tục là dịch đường và men
được cho vào thùng đầu – gọi là thùng lên men chính,luôn chứa một lượng lớn tế
bào trong 1ml dịch. Khi đầy thùng đầu thì dịch lên men sẽ chảy tiếp theo sang các
thùng bên cạnh và cuối cùng là thùng chứa giấm chín. Quá trình lên men được tiến
hành như sau: Đầu tiên men giống được phát triển rồi được đưa vào thùng lên men
cấp I,sau đó được đưa sang thùng lên men cấp II rồi mới được đưa sang thùng lên
men chính,sau đó được đưa sang thùng lên men phụ. Vấn đề chủ yếu của lên men
liên tục là phải luôn luôn khống chế số tế bào ở thùng lên men chính khoảng 100
đến 120 triệu/ml. và phải đảm bảo vô trùng.
- Ưu điểm nổi bật của sơ đồ lên men liên tục là dùng một lượng lớn men giống ở
thùng lên men chính nên lên men xảy ra nhanh,hạn chế được phát triển của tạp
khuẩn. Đồng thời nhiều men giống không những áp đảo được tạp khuẩn mà còn
tạo rượu nhanh,hạn chế phát triển của chúng. Mặt khác do độ chua của dịch đường
cao,pH thấp cũng là yếu tố không thuận lợi cho vi khuẩn và nấm men hoang dại.
Sau 24 giờ đã có 78% đường được lên men,trong khi đó ở lên men gián đoạn mới
chỉ đạt 42%.
- Tuy nhiên khi lên men liên tục cần tính toán cẩn thận và có biện pháp công nghệ
phù hợp,nếu không sẽ phản tác dụng,dễ nhiễm khuẩn hàng loạt và sử lý sẽ rất tốn
kém và giảm hiệu suất.
- Nhiệt độ lên men khống chế như sau : Đối với thùng lên men chính nên giữ ở 25
đến 27 độ C thùng lên men phụ từ 27 đến 30 độ C các thùng còn lại 27 đến 28 độ
C. Trong điều kiện làm việc như vậy quá trình lên men sẽ kết thúc sau 60 đến 62
giờ so với lên men gián đoạn là 72 giờ.
Sau quá trình lên men nhiệt độ dấm 34 đến 35 độ C
+ Nồng độ rượu đạt 5 đến 8%V

+ Nồng độ đường sót 3 đến 5g/l
+ Tinh bột sót 4 đến 6g/l
+ pH = 4,8 – 5,2
5. Chưng cất và tinh chế cồn
5. 1. Cơ sở lý thuyết về chưng cất rượu.
Chưng cất là quá trình tách rượu và các tạp chất dễ bay hơi khỏi giấm chín. Kết
quả ta nhận được rượu thô hay cồn thô.
Giấm chín bao gồm các chất dễ bay hơi như : rượu, este, andehyt và một số ancol
có số các bon lớn hơn hai, các ancol này ta gọi là ancol cao phân tử hay dầu fusel
( còn gọi là dầu khét ).


Ngoài ra trong giấm chín còn chứa tinh bột, dextrin, protit, axit hữu cơ và chất
khoáng. Tuy là hỗn hợp nhiều cấu tử nhưng trong thành phần của giấm chín chứa
chủ yếu là rượu Etylic và nước, vì thế khi nghiên cứu người ta xem giấm chín như
hỗn hợp của hai cấu tử.
Quá trình chưng cất rượu có thể dựa vào 2 định luật sau ( do Cônôvalốp và Vrepski
dưa ra):
Định luật I: Thiết lập quan hệ giữa thành phần pha lỏng và pha hơi. ở trạng thái
cân bằng chất lỏng, cấu tử dễ bay hơi trong thể hơi luôn nhiều hơn trong thể lỏng.
Nếu ta thêm cấu tử dễ bay hơi vào dung dịch thì điều đó sẽ dẫn đến làm tăng độ
bay hơi của hỗn hợp, nghĩa là làm giảm nhiệt độ sôi của dung dịch ở áp suất đã
cho. Tuy nhiên độ bay hơi của hỗn hợp chỉ tăng theo nồng độ rượu trong pha lỏng
tới một nồng C% nào đó. Sau đó nếu tiếp tục thêm rượu vào pha lỏng thì độ bay
hơi không tăng nữa mà giảm đi. Lúc này định luật I không còn đúng nữa.
Định luật II: Khi chưng cất và tinh chế ở áp suất khí quyển, ta chỉ có thể nhận
được cồn có nồng độ 97, 2% V. Thành phần hơi thoát ra từ dung dịch phụ thuộc
vào áp suất bên ngoài. Khi tăng áp suất của hệ thống hai cấu tử, cấu tử nào khi bay
hơi đòi hỏi nhiều năng lượng thì hàm lượng tương đối của nó sẽ tăng trong hỗn
hợp đẳng phí. Do đó khi chưng cất rượu trong điều kiện chân không thì có lợi hơn

và có thể thu được rượu với nồng độ cao hơn 97, 2%V phụ thuộc vào độ chân
không.
5. 2. Lý thuyết về tinh chế cồn
Tinh chế hay tinh luyện là quá trình tách các tạp chất khỏi cồn thô và nâng cao
nồng độ cồn.
Cồn thô nhận được sau khi chưng cất còn chứa rất nhiều tạp chất ( trên 50 chất), có
cấu tạo và tính chất khác nhau. Trong đó gồm các nhóm chất như: aldehyt, este,
alcol cao phân tử và các axit hữu cơ. Hàm lượng chung của tất cả các tạp chất
không vượt quá 0, 5% so với khối lượng cồn Etylic. Thành phần tạp chất nói chung
thay đổi phụ thuộc vào nguyên liệu. Có một số tạp chất mang tính đặc thù của từng
nguyên liệu.
Còn sản xuất rượu từ tinh bột thường chứa furfuron và các tạp chất gây vị đắng, đó
là các tecpen. Chất này khó phát hiện bằng phân tích nhưng lại dễ cảm nhận bằng
vị giác.
- Phân loại tạp chất:
Trong việc tinh chế cồn người ta chia tạp chất thành ba loại sự phân loại này chỉ
mang tính quy ước vì tính chất của tạp chất có thể thay đổi tuỳ theo nồng độ cồn
trong tháp.
Tạp chất đầu : Gồm các chất dễ bay hơi hơn rượu Etylic ở nồng độ bất kỳ, nghĩa là
hệ số bay hơi lớn hơn hệ số bay hơi của rượu. Đó là các chất có nhiệt độ sôi thấp
hơn nhiệt độ sôi của rượu Etylic như: aldehyt axetic, axetatetyl, axetat metyl,
formiat etyl, aldehyt butyric.


Tạp chất cuối: Gồm các alcol cao phân tử như alcol amylic, alcol izoamylic,
izobutylic, propylic, izopropylic. ở khu vực nồng độ cao của alcol Etylic, các tạp
chất cuối có độ bay hơi kém hơn so với độ bay hơi của alcol Etylic. ở khu vực
nồng độ Etylic thấp, độ bay hơi của tạp chất cuối có thể nhiều hơn so với alcol
Etylic. Tạp chất cuối điển hình nhất là axit axetic, vì rằng độ bay hơi của nó kém
hơn alcol Etylic ở tất cả mọi nồng độ.

Tạp chất trung gian: có hai tính chất, vừa có thể là tạp chất đầu vừa có thể là tạp
chất cuối. ở nồng độ cao của Etylic nó là tạp chất cuối, ở nồng độ thấp của Etylic
nó lại có thể là tạp chất đầu. Đó là các chất như izobutyrat etyl, izovalerat etyl,
izovalerat izoamil và axetat izoamyl.
Độ bay hơi của tạp chất phụ thuộc chủ yếu vào nồng độ Etylic trong dung dịch.
Nếu hàm lượng tạp chất không lớn thì có thể xem như độ bay hơi của từng tạp chất
riêng biệt không phụ thuộc vào hàm lượng của các tạp chất khác trong dung dịch.
Tạp chất đầu và tạp chất cuối tương đối dễ tách, còn tạp chất trung gian rất khó
tách.

Ứng Dụng Của Cồn:













Trong ngành công nghiệp: hóa chất, nhiên liệu, sơn, hương liệu, phụ gia

xăng dầu:
Được sử dụng sản xuất nhiên liệu sinh học: thông thường trộn lẫn với xăng
để tạo ra xăng E5, E10,… và nhiều tỉ lệ khác.
Được sử dụng trong các sản phẩm chống đông lạnh vì điểm đóng băng thấp.

Được sử dụng như là một dung môi dùng trong ngành công nghiệp in ấn,
sơn, điện tử, dệt may, pha hương liệu công nghiệp,..
Là thành phần quan trọng trong công nghiệp và sử dụng để sản xuất một số
hợp chất hữu cơ khác như: ethyl halogenua, ethyl ester, diethyl ether, acid acetic,
ethylamin ,…
Ứng dụng trong gia đình: tẩy rửa sơn mực, dầu mỡ nhà bếp, nhiên liệu đốt

Trong ngành thực phẩm, đồ uống có cồn:

Khi loại bỏ các tạp chất có hại, ethanol là thành phần chính của đồ uống có
cồn (các loại rượu ở nhiều nồng độ), khi uống ethanol chuyển hóa như một năng
lượng cung cấp chất dinh dưỡng. Nhưng nếu hấp thụ một lượng lớn thì nó lại là
một độc tố gây hôn mê sâu hoặc tử vong nếu nồng độ trong máu vượt quá 0.5%
Dùng trong chế biến thực phẩm, bảo quản thực phẩm
Ngành y tế, dược:
















Cồn Ethanol được sử dụng rộng rãi trong y tế và chống vi khuẩn
Dùng để sản xuất thuốc ngủ vì có thể gây mê, gây buồn ngủ.
Có thể tiệc trùng các thiết bị, dụng cụ, vết thương,… vì nó có khả năng sát
khuẩn cao. Dung dịch thường dùng hiện nay chứa 70%, 90% ethanol. Nó là hiệu
quả trong việc chống lại phần lớn các loại vi khuẩn và nấm cũng như nhiều loại
virus,… Trong sát khuẩn vết thương, việc sử dụng nồng độ nào tùy theo chỉ dẫn
của bác sĩ.
Ngành nước hoa, mỹ phẩm:

Là một dung môi hòa tan một số thành phần trong mỹ phẩm vừa có tác dụng
giữ hương thơm trong các sản phẩm khi sử dụng, nhờ đó hương thơm được giữ lâu
hơn.
Là một dung môi hoàn hảo giúp hòa tan các chất và ngăn ngừa sự kết tinh
của thành phần trong mỹ phẩm. Khả năng này của cồn khiến kết cấu sản phẩm trở
nên nhẹ hơn, đồng thời giúp các dưỡng chất quan trọng thấm nhanh và sâu hơn.
Trong sản xuất, cồn là một thành phần vô cùng hữu ích trong việc bảo quản
và tăng tuổi thọ cho mỹ phẩm , bởi nhờ đặc tính chống khuẩn và khử trùng hữu
hiệu của mình
Là thành phần chủ yếu trong các loại nước hoa cao cấp, nước xịt phòng,
dùng để pha loãng hương

Thực Trạng Của Nhiên Liệu Cồn:
Tại Việt Nam:
Khí sinh học được áp dụng ở nhiều miền quê, bằng cách ủ phân để lấy khí đốt.
Trên thực tế, xăng sinh học E5 đã được lưu hành trên thị trường trong nước từ năm
2010. Từ năm 2011, Việt Nam có chính sách sử dụng xăng sinh học E5 (gồm hàm
lượng Ethanol 5% và 95% xăng thông thường) làm nguyên liệu thay thế cho xăng
A92 truyền thống. Tuy nhiên, nhiều người còn quan ngại vì tính hút nước và dễ
bị oxy hóa của Ethanol có thể làm hư hại buồng đốt nhiên liệu của động cơ.
Để giải đáp nghi ngại này thì một số chuyên gia cho rằng: Do ethanol có trị số

Octan cao tới 109 nên khi pha vào xăng sẽ làm tăng trị số Octane (tăng khả năng
chống kích nổ của nhiên liệu). Thêm vào đó, với hàm lượng ôxy cao hơn xăng
thông dụng, giúp quá trình cháy trong động cơ diễn ra triệt để hơn, tăng công suất,


giảm tiêu hao nhiên liệu, đồng thời giảm thiểu phát thải các chất độc hại trong khí
thải động cơ. Đó là lý do vì sao nhiên liệu xăng sinh học được coi là nhiên liệu của
tương lai, được cả thế giới quan tâm.
Cần lưu ý là nếu sử dụng nhiên liệu xăng có hàm lượng ethanol cao có thể gây ảnh
hưởng đến một số chi tiết kim loại, cao su, nhựa, polymer của động cơ. Tuy nhiên,
với hàm lượng 5% ethanol trong E5 thì các ảnh hưởng này không xảy ra. Việc sử
dụng xăng E5 giúp cải thiện tính năng động cơ, giảm phát thải, mang lại lợi ích cho
người tiêu dùng và xã hội. Quá trình sử dụng E5 rất thuận tiện, không cần phải
điều chỉnh động cơ khi chuyển đổi giữa nhiên liệu E5 và xăng thông thường.
Trên Thế Giới:
Hiện nay có khoảng 50 nước trên thế giới khai thác và sử dụng nhiên liệu sinh học
ở các mức độ khác nhau.
Mỹ sản xuất nhiên liệu sinh học chủ yếu từ hạt bắp, hạt cao lương và thân cây cao
lương ngọt, và củ cải đường. Khoảng 17% sản lượng bắp sản xuất hàng năm ở Hoa
Kỳ dùng để sản xuất etanol. Hoa Kỳ đặt chỉ tiêu saen xuất xăng sinh học để cung
cấp 46% nhiên liệu cho xe hơi năm 2010, 100% vào năm 2012.
Đức là một nước tiêu thụ nhiều nhất xăng sinh học trong cộng đồng EU, trong đó
có khoảng 0,48 triệu tấn ethanol. Nguyên liệu chính sản xuất ethanol là củ cải
đường.
Pháp là nước thứ hai tiêu thụ nhiều ethanol sinh học trong cộng đồng Châu Âu với
mức khoảng 1,07 triệu tấn ethanol và diezel sinh học năm 2006. Công ty Diester
sản xuất diezen sinh học và Téréos sản xuất etanol là hai đại công ty của Pháp.
Thụy Điển có chương trình chấm dứt hoàn toàn nhập khẩu xăng cho xe hơi vào
năm 2020, thay vào đó là tự túc bằng xăng sinh học. Hiện nay, 20% xe ở Thụy
Điển chạy bằng xăng sinh học, nhất là xăng etanol. Để khuyến khích sử dụng xăng

sinh học, chính phủ Thụy Điển không đánh thuế săng sinh học, và trợ cấp xăng
sinh học rẻ hơn 20% so với xăng thông thường.
Ở Ấn Độ, Chính phủ đã có chính sách sử dụng xăng sinh học trong những năm tới.
Ấn Độ gia tăng diện tích trồng cây dầu lai để sản xuất diezel sinh học.


Thái Lan bắt đầu nghiên cứu sản xuất xăng sinh học từ năm 1985. Năm 2011 Thái
Lan thành lập Ủy Ban nhiên liệu sinh học để điều hành và phát triển nghiên cứu.
Xăng sinh học đã bắt đầu bán ở các trạm xăng từ 2003.



×