Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

LỄ CẤP SẮC CỦA DÂN TỘC DAO ĐỎ VÀ MỘT SỐ Ý NGHĨA NHÂN SINH ( QUA TRƯỜNG HỢP Ở XÃ THÁI HỌC, HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.5 KB, 34 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA TRIẾT HỌC
-------------------

BÁO CÁO KHOA HỌC
Đề tài:
LỄ CẤP SẮC CỦA DÂN TỘC DAO ĐỎ VÀ MỘT SỐ Ý NGHĨA NHÂN
SINH
(QUA TRƯỜNG HỢP Ở XÃ THÁI HỌC, HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH
CAO BẰNG)

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. ĐỖ THỊ HÒA HỚI
Sinh viên: Lý Tòn Nhất
Trần Thị Thắm
Lớp:

K58- Triết Học
Hà Nội – 03/1016

1


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành bài báo cáo khoa học về “Lễ cấp sắc của người Dao Đỏ
và một số ý nghĩa nhân sinh” là một quá trình đòi hỏi sự dày công tìm tòi, khám
phá và nghiên cứu tài liệu, nhiều nhóm Dao khác nhau... Vì vậy, ngoài sự nỗ lực
của bản thân, chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô PGS.TS.
ĐỖ THỊ HÒA HỚI đã hướng dẫn đề tài cho chúng tôi tạo điều kiện cung cấp cho
chúng tôi những tư liệu quý báu.
Tuy nhiên vì điều kiện thời gian có hạn, cùng những hạn chế về mặt kiến thức


bài báo cáo của chúng tôi còn nhiều thiếu sót.Vì vậy, rất mong quý thầy cô cùng
bạn đọc đóng góp ý kiến để bài báo cáo của chúng tôi được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2016
Sinh viên thực hiện:
Lý Tòn Nhất
Trần Thị Thắm

2


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................................................2
LỄ CẤP SẮC CỦA DÂN TỘC DAO ĐỎ VÀ MỘT SỐ Ý NGHĨA NHÂN SINH (QUA TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ Ở XÃ
THÁI HỌC, HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG)...................................................................................4
A.PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................................................4
1.Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................................................................4
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ LỄ CẤP SẮC CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ XÃ THÁI HỌC HUYỆN NGUYÊN BÌNH TỈNH
CAO BẰNG...................................................................................................................................................8
1.1.Khái quát về người Dao đỏ xã Thái Học, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng........................................8
1.2.1.Tên gọi của lễ cấp sắc.....................................................................................................................9
Chương 2: MỘT SỐ GIÁ TRỊ VĂN HÓA , Ý NGHĨA NHÂN SINH THỂ HIỆN QUA LỄ CẤP SẮC Ở XÃ THÁI HỌC.
................................................................................................................................................................... 22

3


LỄ CẤP SẮC CỦA DÂN TỘC DAO ĐỎ VÀ MỘT SỐ Ý NGHĨA
NHÂN SINH (QUA TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ Ở XÃ THÁI HỌC,

HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG)
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dân tộc Dao phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng cao biên giới phía Bắc Việt Nam
như Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn. Dân tộc Dao có nhiều nhóm
địa phương, như: Dao Quần trắng, Dao quần chẹt, Dao Tiền, Dao Thanh Y, Dao
Lô Gang, Dao Đỏ...và có nhiều tên gọi khác: Mán, Động, Trại, Đại Bản, Tiểu Bản.
Việt Nam ta với 54 tộc người anh em là 54 bản sắc văn hóa khác nhau, đã tạo
nên bản sắc của dân tộc Việt Nam vừa đa dạng và độc đáo. Trong đó, dân tộc Dao
là một trong những dân tộc thiểu số có dân số đứng thứ 9, sinh sống chủ yếu là
vùng đồi núi. Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, người Dao đã sáng tạo
ra những giá trị văn hóa vô cùng đặc sắc. Đó là một nền “Văn hóa núi rừng” đậm
đà bản sắc góp phần làm cho nền văn hóa Việt Nam thêm phong phú đa dạng. Dân
tộc Dao lưu giữ khá nhiều phong tục hay, độc đáo trong đó có lễ cấp sắc, đối với
đồng bào Dao, lễ cấp sắc là rất quan trọng. Trong quá trình lao động sinh sống,
người Dao đã tiếp thu hiểu biết thêm về ý nghĩa của lễ cấp sắc. Lễ cấp sắc của
người Dao đỏ ở xã Thái Học là một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng quan trọng làm
nên nét đặc sắc trong văn hóa người Dao, đồng thời trong đó cũng chứa đựng
những ý nghĩa nhân sinh cao cả.
Do vậy trong khuôn khổ Hội thảo Khoa Học sinh viên nhóm nghiên cứu đã
mạnh dạn chọn đề tài “Lễ cấp sắc của dân tộc Dao đỏ và một số ý nghĩa nhân
sinh (Qua trường hợp cụ thể ở xã Thái Học, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao
4


Bằng)”. Nhằm mục đích góp phần làm rõ một nét giá trị văn hóa của một nhóm
người Dao nhất định mà mình có điều kiện tìm hiểu.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việc nghiên cứu về dân tộc Dao ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên
cứu đề cập đến các lĩnh vực khác nhau trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của

tộc người Dao. Lễ cấp sắc của người Dao đã được một số nhà nghiên cứu đề cập
đến. Tuy các công trình nghiên cứu của một số nhà nghiên cứu đã miêu tả và phân
tích tương đối đầy đủ và rõ nét về tục cấp sắc của người Dao ở Việt Nam, đa số các
nghiên cứu đều quan tâm đến việc miêu tả lễ tục cấp sắc. Việc nghiên cứu lễ cấp
sắc của người Dao ở một địa bàn cụ thể là xã Thái Học chưa đưa các tác giả có
điều kiện đi sâu. Bài nghiên cứu này với hy vọng có thể bổ sung nguồn tư liệu về
lễ cấp sắc của người Dao đỏ ở xã Thái Học nhằm góp phần nghiên cứu về dân tộc
Dao nói chung và nhóm Dao đỏ xã Thái Học nói riêng.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài này nhằm tìm hiểu về nội dung tiến trình lễ
cấp sắc của dân tộc Dao đỏ tại xã Thái Học và từ đó làm rõ giá trị nhân sinh, đưa ra
những ý nghĩa cụ thể.
Với đề tài này gồm có 4 nhiệm vụ cần phải thực hiện là:
Nêu lên những nét khái quát về nhóm người Dao đỏ trên cơ sở vị trị địa lý,
điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa của xã Thái Học.
Khảo sát, phân tích tiến hành tìm hiểu quá trình diễn biến của lễ cấp của người
Dao đỏ ở xã Thái Học.

5


Đưa ra những ý nghĩa giá trị văn hóa trong lễ cấp sắc của nhóm người Dao đỏ
tại một địa bàn cư trú xã Thái Học, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
Chỉ ra được thực trạng và một số vấn đề đặt ra đối với phong tục lễ cấp sắc ở
hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tìm hiểu về lễ cấp sắc của người Dao đỏ xã Thái Học,
huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng và giá trị nhân sinh của chúng. Từ việc khảo
sát trên các phương diện tiến trình lễ cấp sắc như: thầy cấp sắc, người cấp sắc.
Phạm vi nghiên cứu: Lễ cấp sắc của người Dao ở xã Thái Học, huyện Nguyên

Bình, tỉnh Cao Bằng
Phạm vi khảo sát: thực hiện tại các xóm của Xã Thái Học nơi mà 100% dân số
xã là người Dao đỏ.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận để thực hiện đề tài: Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để xem xét đánh giá các sự vật, hiện tượng
trong quá trình nghiên cứu những vấn đề lễ tục của văn hóa tộc người, đồng thời
chỉ ra ý nghĩa nhân sinh.
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu đề tài này được thực hiện bằng nhiều
phương pháp khác nhau. Trong đó người viết chủ yếu sử dụng các phương pháp
khảo sát, điền dã dân tộc học qua khảo sát thực tế, quan sát thu thập tài liệu tại địa
phương; tiến hành điều tra xã hội học, phỏng vấn các thầy cúng ,… Bên cạnh đó
còn sử dụng các phương pháp triết học giá trị, triết học trên cơ sở tài liệu sẵn có từ
các nguồn sách báo, tạp chí trong các thư viện và nguồn tài liệu từ mạng internet,

6


văn phòng truyền thống trường Đại học Khoa Học Xã Hội-Nhân Văn để khái quát
chỉ ra một số giá trị nhân sinh qua lễ cấp sắc.
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài nhằm cung cấp thêm tư liệu hiểu biết về nhân sinh quan về người Dao
đỏ tại xã Thái Học.
Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng bổ sung làm tài liệu tham khảo trong
việc nghiên cứu giá trị nhân sinh trong văn hóa Dao nói chung và với nhóm Dao
đỏ tại các địa bàn xã Thái Học
7. Bố cục của đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài
được thực hiện trong 2 chương và 7 tiết


7


B. NỘI DUNG
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ LỄ CẤP SẮC CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ XÃ THÁI
HỌC HUYỆN NGUYÊN BÌNH TỈNH CAO BẰNG.
1.1.

Khái quát về người Dao đỏ xã Thái Học, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao
Bằng.

1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Xã Thái học là một xã thuộc huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng, xã này có vị
trí địa lý : phía Bắc giáp xã Bình Lãng (Thông Nông), xã Công Trừng (Hòa An),
phía Đông giáp xã Công Trừng (Hòa An), xã Bắc Hợp, phía Nam giáp xã Minh
Thanh, thị trấn Nguyên Bình, phía Tây giáp thị trấn Nguyên Bình.
Trên địa bàn xã Thái Học có một số ngọn núi như Lũng Vẹn, Kéo Lũng Tan.
Xã Thái Học có diện tích 19,51 km² . Dân số năm 1999 là 1.700 người.Mật độ
dân cư đạt 87 người/km².Xã Thái Học được chia thành các xóm: Cốc Căng, Lũng
An, Bản Chang, Lũng Chang, Lũng Pán, Lũng Rảo, Lũng Phùng, Quang Đâu,
Quang Noọc, Lũng Ỉn, Pác Tu, Lũng Vài.
1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Xét về kinh tế xã hội của nhóm người Dao đỏ ở xã Thái Học. Người dân ở đây
chủ yếu sống bằng nghề làm nông với công việc chính của mình là trồng ngô,
trồng lúa , khoai, sán…Điểm đặc biệt thứ hai là vùng đất ở chủ yếu là núi đá , đất
đai khô khan, thiếu nước, do vậy cây trồng năng suất thu hoạch không được cao,
chăn nuôi khó khăn.
Xét về mặt xã hội điểm đầu tiên cần nói đó là trình độ dân trí còn rất thấp, chịu
sự chi phối ảnh hưởng của Nho giáo, các phong tục tập quán của người Dao từ
8



trước cho đến ngày nay. Thứ hai do đường xá đi lại khó khăn , những người tri
thức mang chữ về bản cũng rất khó khăn , đây cũng là một phần ảnh hưởng đến
trình độ dân trí người dân ở đây.
1.1.3. Khái quát về đời sống văn hóa ở xã Thái Học
Như chúng ta đã biết mỗi một dân tộc có một nền văn hóa riêng và phong phú ,
đa dạng. Dân tộc Dao đỏ cũng vậy nền văn hóa cũng rất đa dạng , mỗi một nhóm
Dao lại có một phong tục tập quán mang giá trị văn hóa riêng , với người Dao đỏ ở
xã Thái Học cũng có những phong tục có giá trị nhất định có thể lưu giữ từ đời này
đến đời khác mai sau và mãi mãi. Đối với nhóm Dao đỏ xã Thái Học, huyện
Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng về các phong tục tập quán như lễ cưới , lễ cấp sắc, lễ
ăn hỏi… vẫn giữ được nét truyền thống chưa có sự thay đổi nhiều mặc dù hiểu biết
của con người đã cao hơn.
1.2.

Tên gọi lễ cấp sắc và một số quy định trong lễ

1.2.1. Tên gọi của lễ cấp sắc
Tộc người Dao nói chung và Dao đỏ nói riêng, trong quá trình hoạt động lao
động sinh sống đã hình thành và lưu giữ được nhiều phong tục giá trị văn hóa như :
Đám ma, lễ cưới hỏi , lễ cấp sắc….Trong đó lễ cấp sắc là một trong những nghi lễ
lớn nhất và được người Dao đỏ rất coi trọng. Về tên gọi của nó vẫn còn là vấn đề
phức tạp, gây nhiều tranh luận . Tên gọi “lễ cấp sắc” được chủ yếu các nhà dân tộc
học sử dụng. Thuật ngữ này xuất phát từ chỗ cho rằng người được cấp sắc là người
trải qua lễ cấp sắc, được thầy cúng cho một bản sắc ghi bằng chữ Nôm Dao với nội
dung là lai lịch của người thụ lễ, lý do thụ lễ, các điều giáo huấn… Bản sắc này
giống như “chứng chỉ” cho phép người đã qua cấp sắc được cúng bái hoặc chữa
bệnh, chính thức được công nhận là người đã trưởng thành và có một vị thế nhất
định trong cộng đồng đó. Ngoài tên “cấp sắc”, còn có xuất hiện một số tên gọi

9


khác như lễ: “cấp tinh”, “lập tịch”, “cấp tính”… Cấp tinh ở đây được hiểu là làm
sạch những tội lỗi trên con người đó, còn về cấp tính và lập tịch qua thực tế theo
cách hiểu của tôi đó chính là lễ nhập họ, đặt tên mới cho một thành viên nào đó
trong gia đình phù hợp với ngôi thứ trong dòng họ. (ví dụ:Bố tôi là Lý Kiềm đến
đời tôi sẽ là Lý Vần tiếp đến đời con tôi Lý Dào….).Về lễ cấp sắc khi ta bàn về tên
gọi thì cần thấy rằng ở mỗi địa phương và các nhóm Dao khác nhau sẽ có những
tên gọi khác nhau . Vì vậy, tên gọi lễ cấp sắc rất đa dạng , ngay bản thân nhóm dân
tộc Dao đỏ xã Thái Học, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng đã có nhiều cách gọi
khác nhau:
Thứ nhất là, lễ 3 đèn được gọi là “Qúa Tăng”, hay còn một số người thì gọi là “
Púa ừ Góng” . Tuy nhiên từ “Qúa Tăng” được sử dụng nhiều hơn, cách hiểu hai từ
này dịch theo tiếng dân tộc thì nó cũng không có gì phức tạp, (quá nghĩa là qua ,
vượt qua, còn chữ Tăng nghĩa là đèn (đèn ở đây chỉ có đèn dầu hoặc là nến dùng
để thắp sáng). Vậy, Qúa Tăng nghĩa là trải qua lễ soi đèn(thắp đèn) trong quá trình
cấp sắc.
Thứ hai là lễ cấp sắc ở cấp bậc cao hơn được gọi là “Tẩu sai” tức là lễ cấp
chứng chỉ cho người thăm gia làm lễ cấp sắc để sau này có tài giỏi có thể cúng bái
được thì được phép làm thầy cúng.( có thể so sánh nó như là bằng đại học của các
sinh viên , sinh viên sau một quá trình học tập được cấp bằng ra trường sau này có
thể trở thành cán bộ ở các cấp bậc khác nhau phụ thuộc vào năng lực của chính
mình). Lễ cấp sắc cũng tương tự như vậy. Ngoài ra ở người Dao Đỏ còn có một tên
gọi khác để chỉ lễ cấp sắc là “Mài sai tía” (có thầy cúng bậc cao đỡ đầu). Như vậy
tên gọi của lễ cấp sắc khá phong phú, điều này cho thấy lễ cấp sắc là một nghi lễ
rất phức tạp và có một ý nghĩa tương đối quan trọng trong đời sống văn hoá, xã hội
và tinh thần của người Dao.

10



1.2.2. Một số các quy định trong lễ cấp sắc
Trong các lễ khác của người Dao đỏ đều có các quy định riêng nhưng thực hiện
đúng như các quy định đưa ra thì ít khi thực hiện được. Còn đối với các quy định lễ
cấp sắc thì người Dao đỏ rất tôn trọng và luôn thực hiện đúng , vì mọi người cho
đó là vận mệnh cả cuộc đời mình và một điều đặc biệt nữa là những quy định đó
không phải là một quy định bình thường (quy định rất linh) nếu ai vi phạm thì
người đó tất yếu phải nhận lấy hậu quả từ thần linh cúng bái. Do vậy ở nghi lễ này
ở cả thầy cấp sắc lẫn người được cấp sắc đều phải tuân theo các quy định cụ thể
như sau:
Quy định với thầy cấp sắc
Những thầy cấp sắc khi được một gia đình tổ chức làm lễ cấp sắc sau khi đã
nhận lời làm vào ngày tháng thời gian cụ thể thì đều phải tránh những điều như
sau.
Thứ nhất là gần đến ngày làm lễ cấp sắc các thầy cúng cần phải trai giới trong
thời gian một tuần cần tuyệt đối tuân thủ . Phải kiêng điều này vì người dao quan
niệm rằng chính điều này sẽ dẫn đến làm lễ không linh (kết quả không tốt).
Thứ hai là trong thời gian diễn ra lễ thì tuyệt đối không trêu gái, không đánh
bài bạc, không văng tục , cãi nhau . Đặc biệt là những con lợn chuẩn bị cho lễ được
thịt ,đánh tiết canh để sẵn nhưng chưa được phép ăn nếu con lợn đó chưa được đưa
lên cúng bái tổ tiên.
Thứ ba là nếu gia đình mình có thờ cùng tổ tiên với gia đình người được cấp
sắc thì cả gia đình nhà thầy đều phải chịu kiêng 21 ngày không quan hệ tình cảm
nam nữ , chặt cây, kiêng ít hơn 28 ngày so với người cấp sắc.

11


Quy định với người cấp sắc

Ngoài những quy định với thầy cấp sắc thì người cấp sắc còn phải thực hiện
nhiều quy định hơn
Thứ nhất là, trước khi diễn ra buổi lễ thì tất cả gia đình và những thành viên
thăm gia làm lễ cấp sắc bắt đầu thực hiện công việc tìm chăn chiếu quần áo nam nữ
để riêng và tách ra nam một bên nhà nữ một bên nhà để chuẩn bị cho buổi lễ diễn
ra.
Thứ hai là, trong quá trình diễn ra buổi lễ , đây là thời gian phải kiêng nhiều
điều nhất :
Điều thứ nhất, khi thầy cúng đã vào đến nhà thực hiện màn chào hỏi tổ tiên ,
sau đó ăn bữa cơm (bữa cơm ở đây có thể là sáng, trưa, chiều , tối) và sau bữa cơm
đó thầy cúng bắt đầu làm việc thì tất cả các thành viên đều phải mặc đúng trang
phục của mình , nam nữ mỗi người một bên giữ nghiêm cẩn không nói chuyện bàn
tán với nhau, không trêu đùa , cười tươi với những người đến xem lễ (khác giới).
Điều thứ hai, trong quá trình diễn ra lễ khi thầy cúng bắt đầu làm việc cúng tế
thì tất cả những người thăm gia làm lễ đều phải ăn chay. Ăn chay ở đây rất đặc biệt
, những món ăn chỉ có cơm trắng , rau luộc hoặc xào nhưng tuyệt đối không dính
mỡ ( món ăn chỉ có 2 gia vị muối cộng mì chính). Phải thực hiện như vậy cho đến
buổi cuối cùng của lễ các thầy cúng cho phép mới được ăn cơm bình thường trở
lại.
Điều thứ ba, trong thời gian diễn ra lễ người thụ lễ không được uống rượu say
mà nói nhảm.
Điều thứ tư, khi thầy cúng yêu cầu làm gì đều phải thực hiện theo đúng không
làm trái quy định.
12


Thứ ba là, sau khi kết thúc làm lễ cần phải thực hiện các quy định sau:
Một là trong vòng 7 ngày kể từ ngày kết thúc lễ cấp sắc các gia đình thăm gia
lễ cấp sắc đều không được quét nhà , rác rưởi trong nhà không dọn , không vứt
( bẩn vẫn cứ thế ở) sau 7 ngày đó thì được quét và đổ gọn một chỗ, sau đó đốt

sạch.
Hai là kiêng 49 ngày không được phép chặt cây, chỉ được phép chặt bỏ đi
những dây leo trên thân cây. Người Dao quan niệm đây là việc làm tốt loại bỏ
những cái xấu để cái tốt phát triển để bảo vệ sự sống.
Ba là kiêng 21 ngày không cầm kim khâu( dành cho nữ) và 49 ngày vợ chồng (
nam nữ) không có quan hệ tình cảm với nhau.
Thứ tư là sau khi cấp sắc xong và mãi về sau này phải kiêng một điều rất quan
trọng đó là không được thịt chó , thịt chó vẫn được ăn nhưng tuyệt đối ăn không
được nói đó là món thịt chó mà gọi nó là một món ăn khác như là vịt hay bò...
( điểm này rất quan trọng hiện tại thì tôi đã được chứng kiến một số người không
tin tưởng sau khi làm lễ xong một thời gian sau họ nghĩ đó là điều bình do vậy họ
thịt chó ăn nói thoải mái , nhưng chỉ sau vài hôm hoặc ngay hôm sau lập tức bị đau
răng, ốm yếu , lần một như thế có thể không tin nhưng nhiều lần mà đều như vậy
với nhiều người thì điều đó là thật. Cứ mỗi lần ai vi phạm điều này đều bị như vậy
và phải gọi thầy cúng tiếp tục về giải thì mới khỏi được bệnh đau răng này
Các Quy định về lễ vật cúng tế, thời gian, địa điểm của lễ cấp sắc.
Để thực hiện được lễ cấp sắc từ 3 đèn cho đến bậc cao là “Tẩu sai” thì lễ vật
cúng tế phải chuẩn bị rất nhiều. Các lễ vật cúng tế chủ yếu là : lợn, gà , gạo, rượu,
giấy . Quy định với những vật này đều phải chuẩn bị sao cho đầy đủ không được
phép vay mượn người khác. Đối với thời gian và địa điểm diễn ra lễ cấp sắc sẽ phụ

13


thuộc vào những gia đình cùng nhau tổ chức thực hiện lễ cấp sắc, thời gian có thể
diễn ra vào tháng 11,12 hoặc tháng giêng đầu năm (còn phụ thuộc một phần là xem
được ngày lành tháng tốt). Địa điểm diễn ra lễ thì thường sẽ chọn nhà nào phù hợp
tổ chức làm lễ và chọn một nơi khô thoáng làm sàn cho việc lên sàn.
1.3.


Tiến trình thực hiện cấp sắc của người Dao đỏ

1.3.1. Công việc chuẩn bị cho lễ cấp sắc
Để làm được lễ cấp sắc thì công việc chuẩn bị rất là phức tạp, khó khăn cần có
nhiều thời thực hiện, thời gian ngắn nhất có thể chuẩn bị được là từ 1-2 năm, thậm
chí còn kéo dài hơn nữa. Việc đầu tiên phải chuẩn bị là nuôi con lợn dùng cho việc
tế lễ. Cùng với việc nuôi lợn phải tích cực sản xuất để có nhiều lương thực, thực
phẩm phục vụ cho những ngày lễ. Khâu chuẩn bị tiếp theo là may, thêu lễ phục cho
người thụ lễ. Cách may, trang trí lễ phục của người Dao đỏ rất công phu và khác
với các nhóm người khác. Các công việc như làm ghế để người thụ lễ ngồi khi thụ
lễ, tu sửa kiểm tra những nhạc cụ hoặc các vật dụng khác có liên quan.(tất cả ở
khâu thứ hai nếu gia đình nào không có điều kiện chuẩn bị được đều có thể đi
mượn những người đã làm trước đây). Gần đến ngày thụ lễ, gia đình làm lễ cần
tiến hành giã gạo, cất rượu, mua hương sắm giấy dó để làm tiền âm phủ, chuẩn bị
nến hoặc dầu đốt đèn thật kỹ lưỡng, đầy đủ. Sau đó cử người đi thông báo lại một
lần cho thầy cúng kể cả người giúp việc, để họ biết rằng gia đình đã chuẩn bị được
để buổi lễ diễn ra. Số thầy cúng được mời đến phải bằng số cấp bậc của nghi lễ.
Nghĩa là lễ cấp sắc 3 đèn thì cần mời 3 thầy cúng,đó là ở cấp bậc thấp nhất. Còn ở
cấp bậc cao thì số thầy cúng cần mời là 12 thầy , ngoài ra các thầy cúng chính sẽ
mời thêm 3 thầy phụ giúp việc cho mình như viết sách , rót rượu …Ngoài thầy
cúng ra cần mời thêm 3 người đã từng qua lễ cấp sắc về độ tuổi già có uy tín để
làm bếp , làm giấy, thổi kèn, sáo.( 3 người này cũng được gọi là 3 thầy cúng) . Như

14


vậy công việc chuẩn bị đòi hỏi phải có thời gian và cả gia đình phải chuẩn bị nhiều
thứ.
1.3.2. Các nghi thức chính của lễ cấp sắc
Ở người Dao đỏ, xã Thái Học theo như những gì tôi đã từng trải qua và được

nhìn thấy (chứng kiến), đặc biệt là khi làm bài nghiên cứu này tôi nhận được sự
trợ giúp của các thầy cúng (sư phụ) trước đây đã từng làm cho gia đình tôi và một
số gia đình khác) với những ý kiến đóng góp chia sẻ và nói về quá trình diễn ra
được một lễ cấp sắc thì cho thấy lễ diễn ra rất nhiều công đoạn bao gồm nhiều
phần khác nhau liên tiếp nhau. Nhưng để tóm gọn lại có thể chia tiến trình diễn ra
nghi lễ gồm có 3 phần:
Phần thứ nhất là phần Mở đầu của lễ cấp sắc : bao gồm nhiều phần nhỏ như
thầy cúng đến nhà, đưa trò đi ngủ, cắm cây trúc , mặc áo, treo tranh. Sau đó đi vào
nghi lễ chính.
Phần thứ hai là phần lên sàn: bao gồm thầy cúng gọi trời, gọi trò lên, xuống
nửa thang, bêu iến (nghĩa là trao sức mạnh , lời nguyền), múa truyền thống, lễ Pút
Tồng trên đường về nhà gần đến nhà.
Phần cuối cùng là phần giải tán lễ , tuyên bố kết thúc
Đối với phần mở đầu phần này chiếm tương đối nhiều thời gian. Trong tổng số
thời gian diễn ra lễ thì phần này chiếm lấy một nửa, sau khi các sư phụ (thầy cúng)
đến gia đình làm lễ họ bắt đầu thực hiện chào hỏi tổ tiên và treo các túi đựng tranh
lên bàn thờ. Thời gian tiếp các thầy cúng và mọi người đến xem cùng gia đình sẽ
nghỉ ngơi chuẩn bị cho một bữa cơm ăn thật no. Khi cơm đã xong công việc của
nghi lễ bắt đầu diễn ra:

15


Đầu tiên các thầy cúng cùng với những người thầy phụ giúp mình sẽ viết
những trang sách cho việc làm lễ bằng chữ Nho, Thầy bếp chuẩn bị thịt mổ lợn để
cúng tế . Mọi việc sau một thời gian đã xong xuôi thì thầy cúng chính (thầy cấp
cao nhất) sẽ cúng mở đầu với ý nghĩa là tẩy đi những dơ bẩn những điều xấu trong
nhà ra bên nhằm cho nghi lễ diễn ra tốt đẹp nhất. Khâu thiếp theo các thầy cúng sẽ
trang trí bàn cúng, treo tranh thờ. Công việc cho Thầy bếp lúc này là để 2 bàn
cúng ở gian giữa của nhà đối diện với cửa chính, trên bàn cúng có một bát hương,

5 chén nhỏ để rót rượu mời các thần linh, 1 bát gạo trên bắt gạo có để giấy( tiền
âm) 1 bát nước hương bưởi (bát nước để vài ba lá bưởi bên trong). Riêng bàn cúng
của ông thầy cúng thứ nhất có thêm 3 bát con, trong mỗi bát đựng một ít dầu và có
bấc để đốt soi sáng người thụ lễ. Phía trên cửa chính gian giữa nhà là nơi diễn ra
các chi tiết của lễ cấp sắc, ở trên tường phía sau bàn cúng treo các bộ tranh thờ của
người Dao do thầy cúng mang đến. Kể từ thời điểm này tất cả mọi người trong gia
đình phải tuân thủ một số tập quán kiêng kị khá nghiêm ngặt như các quy định đã
nêu trên đối với thầy và trò. Tiếp theo 2 thầy cúng chủ trì mặc lễ phục để cúng
mời các tổ tiên, thần phật và các thần linh khác đến dự lễ. Trong nghi thứ này và
các nghi lễ tiếp theo thầy cúng chủ trì thứ nhất và thầy cúng chủ trì thứ 2 chỉ được
phép cúng ở bàn cúng của mình, còn trên bàn thờ tổ tiên để bày các lễ vật. Ngoài
việc cúng Bàn Vương, cúng tổ tiên, thần chăn nuôi… các thầy cúng còn phải cúng
để mời các thần linh của mình như ma của các thầy cấp sắc, các loại âm binh được
cấp sắc, các thần linh được vẽ trong tranh thờ… Sau lễ cúng này, anh em họ hàng
cùng múa những bài múa cổ truyền về tổ tiên trong tiếng chiêng, trống và chuông
nhạc đệm làm cho không khí rộn ràng như trong ngày hội. Tiếp đến, 2 thầy cúng
tiếp tục cúng để xin phép các thần linh phù hộ và chứng kiến lễ soi đèn cho người
thụ lễ. Sau đó, người ta đặt một cái ghế giữa nhà cho người thụ lễ ngồi, thầy cúng
thứ nhất đọc lại lịch của anh ta và yêu cầu các thần linh cởi bỏ những sự dốt nát
trong người thụ lễ và thay vào đó là sự thông minh. Tiếp theo, người giúp việc đốt
16


3 cái bấc trong 3 bát dầu đã được đặt sẵn ở trên bàn cúng để cho hai thầy cúng đặt
lên đỉnh đầu và hai vai của người thụ lễ. Khi đèn được đặt lên người thụ lễ thì có
người khác giữ đèn để khỏi đổ, hai thầy cúng vừa đi vừa múa vòng quanh người
thụ lễ khoảng từ 10 đến 15 vòng đọc những bài mo, những lời tốt đẹp nhất cho
người thụ lễ. Các nghi lễ tiếp theo là hạ đèn, đặt pháp danh, cúng dụng cụ cúng bái
và cấp âm binh cho người thụ lễ. Những nghi lễ này diễn ra trang nghiêm vì đó là
mục đích của lễ cấp sắc. Lần lượt, thầy cúng thứ nhất, thầy cúng thứ hai mỗi người

bốc một ít gạo ở bàn cúng và cầu khấn âm binh cùng các thần ma của các thầy cấp
sắc cho mình trước đây rồi dùng tay hất về phía người thụ lễ, người thụ lễ có
nhiệm vụ nâng vạt áo để hứng. Hai thầy cúng tiếp tục quay lại bàn cúng mỗi thầy
ngậm lấy một ít nước hương bưởi trong mồm rồi đạp chân phải phun nước về phía
những người đang ngồi thụ lễ hô lấy các câu thần chú thật to. Sau khi thực hiện
xong các nghi lễ trên, người thụ đèn được coi là “người lớn” bởi vì anh ta được thụ
đèn, được cấp âm binh và các vật dụng để cúng bái, đặc biệt là mang pháp danh và
có ma tổ sư của nghề cúng phù trợ giúp đỡ.
Bước cúng Bàn Vương ông tổ người Dao. Đầu tiên là bày bàn cúng, làm lễ
cúng mời các bậc tổ tiên và Bàn Vương đến dự lễ. Sự chuẩn bị được bắt đầu bằng
việc thịt 2 con lợn và làm sạch để bày lên bàn cúng, cắt giấy bản để làm tiền âm
phủ. Bàn để cúng Bàn Vương được đặt ở trong nhà nơi đối diện với cửa chính chỗ
sát vách ngăn giữa gian khách và gian buồng, còn bàn cúng thứ hai thì đặt ngay
trước bàn thờ tổ tiên. Các lễ vật đặt trên bàn cúng gồm có một con lợn móc hàm
chưa luộc, để úp sấp trên bàn, 5 chén nhỏ rót rượu, 1 bát nước lã, 1 bát gạo, 1 bát
hương và nhiều tiền âm phủ. Khi chuẩn bị xong thày cúng thứ nhất mặc lễ phục
mời bậc thần linh và tổ tiên đến dự lễ. Đồng thời những người tham gia cấp sắc
đứng thành hàng ở phía sau thầy cúng để vái chào các bậc tổ tiên và thần linh.
Tiếp theo là hát và đọc thơ cho các bậc tổ tiên nghe. Người ta đặt thêm một bàn

17


cúng ở gần bàn cúng Bàn Vương để bày 4 bát thịt chín (chủ yếu là dùng lòng mề
gà) , 1 chai rượu,4 chiếc bát cơm,4 đôi đũa và 1 quyển sách cúng. Hai thầy cúng
chủ trì, thày cúng múa và 3 người đàn ông khác được mời đến ngồi vào bàn đọc
thơ được ghi chép trong quyển sách cúng. Quá trình này kéo dài khoảng 4 giờ đến
5 giờ hồ tùy vào số lượng người thăm gia làm lễ đông hay ít. Sau khi cúng cầu các
bậc tổ tiên và các thần linh phù hộ cho gia đình, đốt vàng mã và đưa tiễn thần linh
thì kết thúc lễ cúng Bàn Vương, đồng thời chuyển sang phần tiếp theo.

Phần thứ hai, là phần lên sàn, ở phần này rất quan trọng. Chính phần này có
nhiều điểm rất tích cực mang tính giáo dục cao nhưng chứa trong nó cũng có
những hạn chế nhất định. Đánh giá điểm tích cực hay tiêu cực thì nhóm nghiên cứu
sẽ tiếp tục trình bày ở phần cuối. Công việc chính của phần này là nhóm nghiên
cứu sẽ nói về những nghi thức chính mà các thầy cúng cùng với trò của mình phải
thực hiện để hoàn thiện lễ cấp sắc. Ở phần cúng bái này tất cả mọi thứ đều được
chuẩn bị ở ngoài trời chứ không còn diễn ra ở trong nhà như phần đầu nữa . Đầu
tiên về chuẩn bị, thầy bếp sẽ cử những người thanh niên khỏe mạnh đi ra ngoài
chặt cây dựng sàn , sàn được dựng lên phải chắc và cao . Trên sàn cắm lấy hai cây
trúc thẳng ( đẹp, nhỏ) dài độ 3-5m , trên ngọn cây trúc treo lấy 1 dây vải trắng dài
khoảng 1,5m. Sau khi đã chuẩn bị xong khâu này các thầy cúng sẽ đến làm việc ,
các thầy cúng thổi “tù và”, bắt đầu đọc hát gọi trời. Khi đã hoàn tất quá trình gọi
trời những vị thần tối cao để chứng giám thì các thầy cúng tiếp tục gọi những
người cấp sắc (học trò) lên sàn. Sau khi các học trò đã lên sàn đầy đủ và thực hiện
cúng bái kết thúc thì khâu tiếp theo là các thầy cúng tiếp tục đưa học trò xuống nửa
thang tiếp tục đọc và hát sau đó học trò mới được phép xuống dưới mặt đất . Khi
học trò xuống hết thì các thầy cúng chuyển sang làm bước tiếp theo là gọi những
thầy phụ mình cùng với các thanh niên biết nhảy múa (Piáo Tổ Thầy Lào) thực
hiện nhảy múa cùng tiếng thổi kèn, tiếng trống, chiêng… thời gian kéo dài khoảng

18


1giờ. Màn nhảy múa đã xong , mọi người cùng nhau nghỉ ngơi trong chốc lát để
thầy cúng chuẩn bị cho phần Bêu Iến (trao sức mạnh, công bố , lời nguyền). Phần
này thời gian diễn ra rất lâu , các thầy cúng cho gọi tất cả những người tham gia
cấp sắc, bao gồm cả nam lẫn nữ đến xếp hàng theo thứ tự từ cấp bậc trên xuống
dưới (những ai đã có vợ chồng thì sẽ phải đứng gần nhau). Khi đã xếp xong tất cả
mọi người đều phải buộc tấm vải ngang qua thắt lưng nhằm để nâng lên hứng lấy
đồ mà các thầy cúng ở trên sàn thả xuống. Đồng thời mọi người đều phải quỳ

xuống, lúc này tất cả các thầy cúng trên sàn cùng nhau đọc những bài văn dài,
những điều tốt, những lời được cho là sức mạnh của thần linh giúp con người ,
những lời tuyên bố chín chắn, những quy định dành cho con người. Khi đọc gần
xong các thầy sẽ thả các đồ vật từ trên sàn xuống cho từ trò một cho đến tất cả đều
được nhận hết, hai thầy chính sẽ đứng ra đọc thêm một bài văn dài 3-4 trang giấy
với mục đích là tuyên bố tất cả mọi điều sẽ trở thành hiện thực , đồng thời khuyên
mỗi con người phải tôn trọng nó , làm đúng trách nhiệm bổn phận của mình. Ví
dụ : Trong giai đoạn đọc lời cúng này theo các thầy cúng có một quan niệm rất tiêu
biểu và họ tin ở điều đó , rằng sau khi làm lễ cấp sắc với những đôi vợ chồng đã
ngồi quỳ dưới sàn, thì các thầy cúng sẽ thông báo với thần linh , với trời đất , tổ
tiên chính thức họ là vợ chồng của nhau. Và người Dao đỏ có quan niệm rằng qua
lễ cấp sắc sau khi đã tuyên bố như thế thì họ sẽ không thể bỏ nhau được , không
thể cưới thêm một vợ hoặc một chồng khác , vì có bỏ nhau đi lấy người khác đi
nữa nhưng sau khi chết thì linh hồn vẫn tìm về với người trước đây đã cùng mình
quỳ dưới sàn tuyên bố là vợ, là chồng , họ cho rằng thần linh, trời đất chứng giám
điều đó nên linh hồn không thể vi phạm điều đó được. Do vậy, hiện nay người Dao
đỏ chúng tôi có một số rất nhỏ phải sống trong cô đơn vì quá tin tưởng vào những
điều giáo huấn trong lễ cấp sắc . Chẳng hạn một người vợ khoảng 25 tuổi, chồng vì
ko may mắn phải lìa cuộc sống, nếu cô gái đó đã trải qua lễ cấp sắc cùng với chồng

19


của mình thì gần như không mấy ai để ý đến , tìm đến xây dựng lại gia đình cùng
cô ta và ngược lại.
Như vậy phần lên sàn đến đây đã kết thúc , mọi người dọn dẹp đi về nhà chuẩn
bị cho phần tiếp theo . Nhưng trên đường đi về nhà, còn có một mục nhỏ nữa cũng
rất quan trọng đó là khi về gần đến nhà các thầy cúng sẽ làm lễ “Pút Tồng” cho các
học trò của mình . Trên đường về sẽ có những bếp lửa được đốt sẵn cho các thầy
để các thầy đọc thần chú Pút Tồng cho học trò của mình (phần này sẽ có những

người lên được Tồng và cũng có người không lên), với những ai lên được họ sẽ bắt
đầu nổi da gà , người lạnh toát, run lẩy bẩy ngay lúc này với đống lửa đốt cháy
than đỏ rực , lửa cháy hừng hực , người này vẫn nhảy vào lửa lăn từ bên này qua
bên kia (lăn đi lăn lại) dường như sức nóng của lửa không có tác dụng. Lúc này các
thầy cúng phải tiếp tục đọc thần chú để người này đi ra khỏi lửa và tỉnh lại. Đồng
thời người Dao đỏ chúng tôi cũng quan niệm rằng người nào mà Pút Tồng được thì
người đó có thể giao tiếp với thần linh, tổ tiên và điều này trong một một lễ cấp sắc
rất khó xảy ra , có lễ không có lấy một ai, có lễ thì có một người, hai người.
Phần cuối cùng đó là giải tán nghi lễ, tuyên bố kết thúc. Khi phần lên sàn kết
thúc cùng với phần nhỏ là lễ Pút Tồng trên đường về nhà . Khi về đến nhà mọi
người nghỉ ngơi , uống nước , rượu sau một thời gian làm nghi lễ mệt mỏi . Sau ít
phút nghi ngơi các thầy cúng tiếp tục công việc của mình là cúng bái , lúc này mọi
việc đã gần kết thúc , các thầy cúng cúng bái thêm một lúc cùng với những điệu
múa tiếng trống chiêng . Còn công việc của Thầy bếp là phải chuẩn bị một bữa
cơm bày ra chính giữa căn nhà , gần sát với cửa chính, bữa cơm này không phải
chuẩn bị nhiều , người Dao quan niệm đó chính là bữa cơm tượng trưng, ăn có lệ,
thể hiện sự tôn kính với tổ tiên , các vị thần linh (người ta gọi đây là bữa cơm: ăn
cơm thần linh) , khi các thầy cúng bái được lúc lâu thì Thầy chính sẽ gọi tất cả các

20


trò lên ăn bữa cơm được cúng đó bữa ăn này chỉ diễn ra trong vòng 5-10p là kết
thúc.
Kết thúc bữa ăn cơm thần linh, các thầy cúng một lần rót rượu đốt giấy tờ mời
các vị thần linh , tổ tiên đến các sư thầy đã cấp sắc cho mình để nói lời cảm ơn cho
sự chứng giám với những điều quy ước mà con người phải thực hiện trong cuộc
sống. Đồng thời lúc này các thầy cúng cũng sẽ tuyên bố kết thúc nghi lễ , tiến hành
chúc tất cả người thăm gia cấp sắc( học trò) đều đặt được những gì mình mong
muốn , quan trọng hơn là mình đã chính thức trở thành người lớn có vị trí cấp bậc

trong dòng tộc, có pháp danh riêng cho mình, thuận lợi cho mọi công việc làm của
mình với tổ tiên như thắp hương, cúng bái…
Như vậy, sự chuẩn bị qua các bước của một lễ cấp sắc rất phức tạp, nó gồm rất
nhiều nghi lễ nhỏ, yêu cầu và đòi hỏi rất cao, đòi hỏi cần thực hiện nghiêm ngặt,
thiêng liêng, nghiêm trang trong tiến trình diễn ra lễ. Đồng thời, mỗi nghi lễ cấp
sắc diễn ra với các điệu nhảy thể hiện sự tổng hòa của các loại hình nghệ thuật như
âm nhạc, múa trong nghi thức tôn giáo bản địa. Các nghi lễ thể hiện đặc thù, đặc
trưng văn hóa của người Dao đỏ, làm phong phú thêm tinh hoa truyền thống của
cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam nói chung và cũng có những ý nghĩa nhất định ,
mang giá trị văn hóa riêng của một nhóm người Dao đỏ xã Thái Học nói riêng.

21


Chương 2: MỘT SỐ GIÁ TRỊ VĂN HÓA , Ý NGHĨA NHÂN SINH THỂ
HIỆN QUA LỄ CẤP SẮC Ở XÃ THÁI HỌC.
2.1.

Quan niệm về sự trưởng thành con người.
Con người khi chuyển sang tuổi trưởng thành được đánh dấu bởi các dấu hiệu

thay đổi về thể chất trong cơ thể, thay đổi về tính cách và đánh dấu bởi một nghi lễ
theo tập tục truyền thống của dân tộc. Đối với dân tộc Dao đỏ thì họ cho rằng bước
sang giai đoạn trưởng thành, các cô gái bắt đầu biết quan tâm nhiều đến thêu thùa,
may mặc, trang điểm để làm đẹp cho mình, biết e thẹn trước người khác giới, nói
năng e dè, kín đáo. Còn các chàng trai không còn mải mê chơi cù, đánh đáo mà đã
biết đi chơi chợ, chơi hội hè, tập thổi sáo, tập hát những bài hát giao duyên truyền
thống để đối đáp trong các ngày hội… Ngoài những dấu hiệu về tâm sinh lý nói
trên, người Dao nói chung và người Dao đỏ nói riêng còn có một lễ tục đánh dấu
sự trưởng thành của các chàng trai đó là thực hiện lễ tục cấp sắc. Lễ cấp sắc chính

là bước ngoạt chuyển đổi lớn của các chàng trai Dao. Người Dao chúng tôi quan
niệm rằng, nếu không trải qua được lễ cấp sắc thì mãi mãi về sau này về với cát bụi
thì vẫn là một đứa trẻ chưa trưởng thành, chưa có vị thế trong dòng tộc . Đặc biệt
là người Dao đỏ thường hay thờ tổ tiên 9 đời , trong những lần cúng bái tổ tiên thì
những người đã qua cấp sắc sẽ được mời gọi trước . Đối với những người chưa trải
qua lễ cấp sắc mà đã mất khi gia đình cúng bái sẽ được mời sau cùng và cũng có
thể đến đời cháu họ sẽ không thờ anh ta nữa. Vì người Dao quan niệm rằng anh ta
chưa cấp sắc chưa có vị thế , vì vậy không thể để anh ta dẫn dắt hay phúc lợi cho
gia đình vì anh ta là trẻ con chưa chưa trưởng thành , chưa thể làm được việc cao
trọng đại.
Trên đây là quan điểm về sự trưởng thành của Dao đỏ , qua đó cho thấy lễ cấp
sắc đối với người Dao giữ một vị trí vai trò rất quan trọng trong cuộc đời mỗi con
22


người . Đồng thời cũng thể hiện được niềm tin vào con người trưởng thành, có
cuộc sống , niềm tin ở tương lai.
2.2.

Quan niệm về thế giới tâm linh thể hiện ở lễ cấp sắc
Đối với người Dao đỏ ở xã Thái Học các yếu tố về đời sống tâm linh phong

tục, tập quán cũng có những quan điểm riêng biệt nhất định so với các nhóm Dao
khác. Về thế giới quan người Dao đỏ quan niệm thế giới có 3 tầng, tầng trên là nơi
sống của các vị thần (trời) đấng tối cao, tầng giữa là quê hương của con người sống
, tầng dưới cùng (lòng đất) là thế giới của người lùn (còn có một cách gọi khác
là: Người bọ ngựa). Quan điểm về Thế giới và sự sống họ đều cho rằng do một ông
thần tạo ra đó là Ông Trời ông trời này cũng tạo ra các vị thần linh khác nhau cai
quản ở các lĩnh vực khác nhau . Chẳng hạn ở tầng trên trời cao nhất có Ngọc
hoàng, các thần khác: thần sấm, thần sét… tầng thế giới người sống có thổ công,

thổ địa, thần lúa gạo… Ngoài ra còn có các loại ma và tổ tiên sau khi qua đời đều
tồn tại linh hồn.
Đối với người Dao đỏ dù chưa được cấp sắc nhưng từ nhỏ đã được bố mẹ anh
chị dạy bảo cần phải tránh không làm dơ bẩn, ăn uống mất vệ sinh, đặc biệt là
người nhỏ tuổi hơn khi mời người lớn ăn như hoa quả, thức ăn phải đảm bảo sạch
sẽ, không bị bẩn vì người Dao quan niệm rằng tất cả những hành động đó sẽ có
ông trời chứng giám, vi phạm nhiều sẽ phải chịu sự trừng phạt. Do vậy cho đến
ngày nay người Dao chúng tôi luôn sợ nhất ba vị thần tối cao là: Ông trời, Thần
Sấm, Thần Sét, luôn có ý thức tránh sự ô nhiễm về thức ăn.
Mặc dù cho rất nhiều loại thần linh và ma nhưng người Dao phân ra làm hai
loại: tà và lành. Những thần linh và ma là lành khi giáng phúc lành, giúp đỡ con
người, gia súc như thần lúa gạo, thổ công, thổ địa. Loại ác là những con ma thường
tác quái với con người, làm hại vật nuôi và cây trồng như ma núi, ma sông, ma
23


suối, ma của những người chết không bình thường. Như vậy để đảm bảo cho cuộc
sống an cư người Dao phải cúng tế cầu nguyện các thần linh và ma lành che chở,
làm lễ trừ bỏ ma ác. Nhưng chỉ có những người sau lễ cấp sắc mới có thể tiến hành
các lễ như thế. Xong lễ cấp sắc, người thụ lễ được cấp các loại dụng cụ dùng để
cúng bái, các thủ thuật để xin sự che chở từ ma lành, các loại âm binh bảo vệ người
được cấp sắc hoặc các thủ thuật phòng trừ tà ma. Vậy nên con người cần phải khép
mình tuân theo các chuẩn mực, quy tắc trong xã hội mới có thể được làm lễ cấp sắc
để được coi là đã trưởng thành, đủ tư cách, năng lực đảm nhận trách nhiệm làm
người.
Trong Lễ cấp sắc còn quan niệm về cái chết của con người. Họ cho rằng con
người sinh ra vào giờ phút , ngày tháng năm nào sẽ được trời ghi lại và quyết định
đến vận mệnh sống chết cùng với những kiếp nạn của con người. Cuộc đời con
người chấm dứt là do trời ban không ngoại trừ kể cả bệnh tật , họ cho đó chính là
số phận của con người. Đồng thời người Dao luôn quan niệm và tin vào cái chết

không phải là hết mà chính là thay đổi một sự sống mới, bắt đầu lại một cuộc sống
ở thế giới bên kia. Người Dao đỏ chúng tôi cho rằng con người chết đi thể xác về
với cát bụi, linh hồn sẽ được siêu thoát, ngôi mộ chính là ngôi nhà mới của linh
hồn , đối với người đã được cấp sắc “Tẩu sai” khi chết đi linh hồn sẽ được lên trời
con người họ sẽ không còn đau khổ nữa , họ sẽ có một cuộc sống hạnh phúc và
tiếp tục làm phúc , phù hộ giúp đỡ con cháu gia đình trong cuộc sống. Còn nếu
chưa được cấp sắc họ chưa đủ trưởng thành, có chết thì linh hồn cũng chỉ là những
đứa trẻ con chưa được mọi người coi trọng.
2.3.

24

Tính giáo dục được thể hiện trong lễ cấp sắc


Lễ cấp sắc là một nghi lễ được người Dao đỏ rất coi trọng và luôn giữ gìn nó
với mục đích giúp đưa con người trưởng thành , được cộng đồng người thừa nhận .
Trong đó, lễ cấp sắc có tính giáo dục rất cao.
Trước hết, là qua lễ cấp sắc con người được thụ hưởng sự giáo dục về cội
nguồn, truyền thống điều mà bất cứ ở dân tộc nào cũng cần có. Trong lễ cấp sắc,
hình ảnh tổ tiên, nguồn gốc dân tộc, quá trình thiên di, phát triển được hiện lên một
cách sinh động thông qua lời kể, sự diễn xướng điêu luyện của các thầy cúng. Điều
đó được diễn ra ở một "thời điểm thiêng"," không gian thiêng ", được tái hiện với
tần suất cao trong đời sống. Đời người Dao đỏ tính ra có bao nhiêu lần dự lễ cấp
sắc, thì có bấy nhiêu lần bài học ấy được nhắc lại trong điều kiện thu hút sự tập
trung cao độ, thiêng liêng, tự giác của mỗi người, vì thế hiệu quả giáo dục là rất
cao. Cứ với những lần có các gia đình tổ chức lễ cấp sắc như vậy thì lại thu hút rất
đông đảo người thân, bạn bè, hàng xóm , làng giềng đến xem và học hỏi , ghi ơn về
tổ tiên, trao truyền giá trị văn hóa truyền thống.
Tính giáo dục về văn hóa truyền thống của lễ cấp sắc đặc biệt được biểu hiện

ở những lời hát, nói, điều răn dạy, trong điều giáo huấn tuyệt đối người thụ lễ
kiêng kị làm không làm việc ác. Chẳng hạn các điều cấm và những điều nguyện:
Đối với các điều cấm:
Cấm con người không giết sinh giới
Cấm con không được chửi thần trời, đất, mặt trăng.
Cấm con không ham sắc, ham tài.
Cấm con không gian dâm.
Cấm con không trọng giàu, khinh nghèo.

25


×