Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN PHÚC THỌ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.26 KB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
TẠI HUYỆN PHÚC THỌ - THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Người hướng dẫn

: Nguyễn Khắc Hai

Sinh viên thực hiện

: Khuất Thị Lan

Ngành đào tạo

: Quản trị Nhân lực

Lớp

: 1205.QTND

Khóa học

: 2012-2016

Hà Nội - 03/2016
MỤC LỤC




DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tên viết tắt
TP.Hà Nội
LĐNT
DN
XHCN
LĐ -TB&XH
SXKD
CNH-HĐH
KHKT
THCS
THPT
GDTX

Diễn giải
Thành phố Hà Nội
Lao động nông thôn
Doanh nghiệp
Xã hội chủ nghĩa
Lao động - Thương binh và Xã hội
Sản xuất kinh doanh
Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
Khoa học kĩ thuật
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Giáo dục thường xuyên



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Lao động - việc làm - học nghề đang là vấn đề được Đảng và Nhà nước đặc biệt
quan tâm. Giải quyết việc làm còn là vấn đề nóng bỏng cấp thiết của từng ngành, từng
địa phương, từng gia đình. Vấn đề lao động - việc làm có ảnh hưởng to lớn đến việc
hiện đại hóa của huyện Phúc Thọ. Giải quyết được việc làm cho người lao động sẽ
thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, để đáp ứng được nhu cầu của thị
trường lao động, nhu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội, đòi hỏi lực lượng lao động
đáp ứng đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng. Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn
lao động là hoạt động thường xuyên, đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là với lao động
nông thôn.
Hiện nay, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương,
công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc
làm cho lao động sau đào tạo có nhiều biến chuyển. Công tác đào tạo nghề - giải quyết
việc làm đã và đang đạt được những chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy sự phát
triển kinh tế trong toàn huyện; tuy nhiên, việc đào tạo nghề còn gặp nhiều khó khăn,
trở ngại.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: "Thực trạng và giải pháp
nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Phúc Thọ,
thành phố Hà Nội" làm đề tài báo cáo thực tập của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng công tác đào tạo nghề cho LĐNT và chất lượng đào tạo nghề
cho LĐNT huyện Phúc Thọ -TP.Hà Nội trong những năm gần đây; phân tích, đánh giá
những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT của huyện, từ đó đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT huyện Phúc
Thọ-TP.Hà Nội trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về công tác đào tạo nghề ,các hình thức
đào tạo nghề và việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT;

- Đánh giá thực trạng công tác đào tạo nghề và chất lượng đào tạo nghề cho
LĐNT của huyện Phúc Thọ-TP.Hà Nội trong những năm gần đây;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT của
4


huyện
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho
LĐNT của huyện trong thời gian tới.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn này phân tích thực trạng đào tạo nghề cho người lao động nông thôn tại
huyện Phúc Thọ, phân tích các giải pháp chủ yếu cần thực hiện để nâng cao chất lượng
đào tạo nghề cho huyện Phúc Thọ; đồng thời đưa ra những khuyến nghị đối với chính
sách và địa phương.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở quan điểm duy vật biên chứng của chủ nghĩa
Mác - Lênin. Trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả sử dụng kết hợp cả phương
pháp thu thập, xử lý dữ liệu thứ cấp, phương pháp so sánh, phân tích, giải thích, quan
sát.
Phương pháp thu thập, xử lý dữ liệu thứ cấp được tác giả sử dụng trong nghiên
cứu thông qua việc thu thập và xử lý các dữ liệu có sẵn trong các công trình nghiên
cứu của các tác giả khác. Phương pháp này được tác giả sử dụng cụ thể thông qua việc
thu thập dữ liệu từ Website của Đảng, Nhà nước, Bộ Lao động – Thương binh & Xã
hội.., các báo cáo sơ kết, tổng kết và số liệu của bộ phận Quản lý việc làm; số liệu
thống kê của Phòng Dân số, Tài chính – kế hoạch.
Tuy nhiên, trong khuôn khổ có hạn cả về thời gian và năng lực nghiên cứu , báo
cáo chỉ sử dụng một số phương pháp đặc thù và phù hợp với đối tượng nghiên cứu,
gồm: phương pháp quan sát và phương pháp so sánh, phân tích.
5. Kết cấu của báo cáo thực tập
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của báo cáo thực

tập gồm 03 chương:
- Chương 1: Tổng quan về huyện Phúc Thọ
- Chương 2: Cơ sở lý luận và thực trạng về chất lượng đào tạo nghề cho lao động
nông thôn huyện Phúc Thọ
- Chương 3: Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
nghề cho lao động nông thôn huyện Phúc Thọ

PHẦN NỘI DUNG
5


CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ PHÒNG LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI HUYỆN PHÚC THỌ
1.1. Khái quát chung về Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện
Phúc Thọ
1.1.1. Tóm lược quá trình hình thành và phát triển
Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Phúc Thọ được thành lập năm
1960. Trong quá trình hoạt động và phát triển, phòng đã trải qua nhiều lần thay đổi tên
gọi lẫn chức năng cho phù hợp với nhiệm vụ riêng của mình.
Tiền thân của phòng là phòng Tổ chức - Lao động và Xã hội bao gồm: Ban Tổ
chức chính quyền và phòng Thương binh & Xã hội.
Tháng 10/1987 ban Tổ chức chính quyền và phòng Thương binh & Xã hội sát
nhập thành phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
Tháng 4/1991 do sửa đổi cơ chế, phòng lại được đổi tên là phòng Nội vụ - Lao
động & Xã hội.
Đến tháng 06/2008 phòng được tách riêng ra từ phòng Nội vụ - Lao động & Xã
hội lấy tên là phòng Lao động Thương binh & Xã hội và hoạt động đến bây giờ.
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Phúc Thọ là cơ quan chuyên
môn thuộc UBND huyện Phúc Thọ có chức năng giúp UBND huyện thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, việc làm, dạy nghề, chính sách đối với

người có công, công tác bảo trợ xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, trẻ em… trên địa
bàn huyện. Giúp UBND huyện quản lý, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy
định của pháp luật lao động, việc làm, cứu trợ xã hội, thực hiện các chương trình xóa
đói giảm nghèo đồng thời thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của
Ủy ban nhân dân huyện và theo quy định của pháp luật.
Phòng chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND
huyện, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; đồng thời chịu sự chỉ đạo,
hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Lao động Thương
binh và Xã hội Thành phố Hà Nội.
1.1.2. Vị trí, chức năng của phòng LĐ-TB&XH huyện Phúc Thọ
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân cấp huyện, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; thực hiện một số
6


nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện và theo quy
định của pháp luật.
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài
khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân
dân cấp huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên
môn, nghiệp vụ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
1.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng lao động Thương binh và Xã hội
huyện Phúc Thọ
Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành các quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế
hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm;đề án, chương trình trong lĩnh vực lao động,
người có công và xã hội; cải cách hành chính, xã hội hoá thuộc lĩnh vực quản lý nhà
nước được giao.
Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện dự thảo các văn bản về lĩnh vực lao
động, người có công và xã hội thuộc thẩm quyền ban hµnh của Chủ tịch Ủy ban nhân

dân cấp huyện.
Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án,
chương trình về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trên địa bàn huyện sau khi
được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực lao
động, người có công và xã hội được giao.
Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập
thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn kiểm tra hoạt động của các hội và tổ chức phi Chính
phủ hoạt động trên địa bàn thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội theo
quyđịnh của pháp luật.
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với các cơ sở
bảo trợ xã hội, dạy nghề, giới thiệu việc làm, cơ sở giáo dục lao động xã hội, cơ sở trợ
giúp trẻ em trên địa bàn huyện theo phân cấp, ủy quyền.
Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quản lý nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng niệm, các
7


công trình ghi công liệt sỹ.
Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
Phối hợp với các ngành, đoàn thể xây dựng phong trào toàn dân chăm sóc, giúp
đỡ người có công và các đối tượng chính sách xã hội.
Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách về lao động, người có công và
xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng
phí trong hoạt động lao động, người có công và xã hội theo quy định của pháp luật và
phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu
trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực lao
động, người có công và xã hội.
Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện
nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Lao động Thương binh và Xã hội.

Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ,
khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ,
công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp
luật và phân công, phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của
Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao hoặc theo
quy định của pháp luật.
1.1.4. Cơ cấu tổ chức của phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện
Phúc Thọ
a. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
8


Bộ máy của Phòng LĐTB&XH gồm:
Trưởng phòng Lao động Thương Binh và Xã Hội – là người phụ trách chung.
Dưới trưởng phòng có 02 phó trưởng phòng: một người phụ trách mảng lao động việc
làm,tệ nạn xã hội, người có công, xoá đói giảm nghèo; một người phụ trách mảng bảo
trợ xã hội và công tác trẻ em. Phòng có các cán bộ, chuyên viên phụ trách các mảng
chuyên môn: lao động việc làm, bảo trợ xã hội, người có công, công tác giảm nghèo
và dạy nghề, tệ nạn xã hội và trẻ em, kế toán.

9


Sơ đồ cụ thể như sau:
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY PHÒNG LAO ĐỘNG TB&XH
Trưởng Phòng
LĐ-TB&XH


Phó trưởng phòng

Phó trưởng phòng

Chuyên
phụ
trách mảng
XĐGN
& dạy
viên phụ
trách
mảnn
viênmảng
phụ trách
mảngviệc
bảolàm
trợ

kiêm
quỹ NCC Chuyên
Chuyên
viên
kếthủ
toán
Phòng
1Chuyên
cửa
CVhội
phụ
trách

mảng
& chế
độviên
choviên
HS,SV
Chuyên viênChuyên
phụ trách
lao động,

Ghi chú:
Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ phối hợp
Cơ cấu tổ chức của phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Phúc Thọ theo
mô hình cơ cấu trực tuyến đây là mô hình tổ chức quản lý, trong đó mỗi người cấp
dướichỉ nhận sự điều hành và chịu trách nhiệm trước một người lãnh đạo trực tiếp cấp
trên.
Ưu điểm: của loại tổ chức này là mối quan hệ giữa các nhân viên trong hệ thống
tổ chức được thể hiện theo hệ thống trực tuyến, tức là quan hệ dọc trực tiếp từ người
lãnh đạo cao nhất đến người cấp dưới thấp nhất, người thực hiện công việc chỉ nhận
nhiệm vụ từ một người phụ trách trực tiếp.
10


Nhược điểm: Cơ cấu của phòng là mô hình trực tuyến vì vậy, yêu cầu về người
lãnh đạo rất cao, Trưởng phòng là người phải có kiến thức sâu rộng, có kiến thức
chuyên môn, nghiệp vụ về ngành lao động thương binh và biết cách phân công công
việc phù hợp với các nhân viên trong phòng để công việc đạt được hiệu quả cao nhất.
Bên cạnh đó, mô hình cơ cấu này cũng tạo ra một phần tách biệt công việc giữa các
nhân viên trong phòng đôi khi không tạo ra được sự đoàn kết giữa các nhân viên trong
cơ quan.

b. Nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận trong cơ cấu tổ chức
Trưởng phòng
Trực tiếp quản lý các công việc của phòng, tham mưu giúp UBND huyện thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: lao động, việc làm, dạy nghề, an
toàn xã hội, công tác chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, bảo trợ xã hội,
bảo vệ chăm sóc trẻ em, phòng chống tệ nạn xã hội và bình đẳng giới. Đồng thời chịu
trách nhiệm trước UBND huyện và Nhà nước.
Phó trưởng phòng
Gồm 02 phó trưởng phòng phụ trách các mảng công việc khác nhau.
Phó trưởng phòng thứ nhất: Giúp trưởng phòng quản lý chung công tác chính
sách xã hội; giải quyết việc làm xuất khẩu lao động và dạy nghề; kế toán của phòng.
Khi có vướng mắc phát sinh ở từng bộ phận sẽ báo cáo trực tiếp với phó trưởng phòng
phụ trách để xin ý kiến và kịp thời giải quyết đồng thời để phó trưởng phòng tổng hợp
báo cáo trưởng phòng. Ngoài ra phó trưởng phòng còn giúp trưởng phòng giải quyết
đơn thư khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân về lĩnh vực chính sách xã hội và lao
động việc làm, dạy nghề theo quy định của pháp luật. Chủ trì và phối hợp với các cơ
quan liên quan theo dõi an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ của các doanh
nghiệp trên địa bàn huyện. Đồng thời chịu trách nhiệm trước trưởng phòng.
Phó trưởng phòng thứ hai: Giúp trưởng phòng quản lý chung công tác chính sách
người có công với cách mạng và công tác trẻ em. Khi có vướng mắc phát sinh ở hai bộ
phận này cũng trực tiếp báo cáo phó trưởng phòng phụ trách để xin ý kiến và kịp thời
giải quyết đồng thời phó trưởng phòng cũng tổng hợp báo cáo tình hình hai mảng công
việc với trưởng phòng. Phó trưởng phòng còn phụ trách việc giải quyết đơn thư khiếu
nại, tố cáo của tổ chức, công dân về lĩnh vực người có công theo quy định của pháp
luật. Chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công tác bảo vệ và chăm
11


sóc trẻ em theo quy định. Đồng thời chịu trách nhiệm trước trưởng phòng.
Bộ phận phụ trách lao động - việc làm và dạy nghề:

Tổng hợp, điều tra và nắm bắt tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa
bàn huyện. Hướng dẫn và xác nhận thang bảng lương cho các doanh nghiệp sử dụng
dưới 50 lao động đóng trên địa bàn huyện.
Phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội huyện theo dõi việc cho vay vốn giải
quyết việc làm; vay vốn xuất khẩu lao động… cho lao động trên địa bàn.
Phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra định kỳ việc thực hiện pháp luật lao
động, thực hiện an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ tại các doanh nghiệp
trên địa bàn.
Thực hiện điều tra, nắm bắt nhu cầu học nghề của lao động nông thôn trên địa
bàn huyện. Phối hợp với các đơn vị đủ điều kiện dạy nghề theo quy định của pháp luật
thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn theo Quyết định 1956/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời thường xuyên giám sát, kiểm tra việc thực
hiện dạy nghề của các cơ sở dạy nghề đã ký hợp đồng dạy nghề với phòng LĐ TB&XH.
Bộ phận kế toán
Tổ chức, theo dõi công tác kế hoạch - tài chính, kế toán nguồn kinh phí Trung ương.
Lập dự án thu, chi, tổ chức quản lý chấp hành ngân sách.
Theo dõi, thực hiện chế độ ưu đãi giáo dục cho con em các đối tượng chính sách.
Kiểm tra dự toán, quyết toán, tổng hợp, báo cáo Ngân sách. Thường xuyên kiểm
tra công tác chi trả ở các xã, thị trấn trên địa bàn, đồng thời hướng dẫn nghiệp vụ,
chuyên môn cho đội ngũ cán bộ chi trả, nâng cao nghiệp vụ khi có chế độ chính sách
mới.
Theo dõi, thực hiện, thường xuyên kiểm tra, lưu trữ hồ sơ kế toán.
Bộ phận chính sách xã hội
Điều tra thống kê các đối tượng bảo trợ xã hội như: người tàn tật, người già neo
đơn, trẻ em mồi côi, người tâm thần, nhiễm HIV/AIDS… để đề xuất giải quyết các chế
độ theo Nghị định 13/2010/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định 1515/QĐ-UBND của
Thành phố Hà Nội.
Phối hợp với các cơ quan, ban ngành, các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện các
chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như:
Trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, tặng quần áo ấm cho người khó khăn,
12



người già yếu…
Theo dõi, hướng dẫn thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo. Điều tra,
theo dõi hộ nghèo, cấp, sửa đổi thẻ bảo hiểm y tế hàng năm cho hộ nghèo, hộ cận
nghèo. Thực hiện các chính sách hỗ trợ hộ nghèo theo quy định như: Hỗ trợ kinh phí
nhà ở xuống cấp hư hỏng nặng cho hộ nghèo; hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo; thực hiện
miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh, sinh viên thuộc hộ gia đình
nghèo theo Nghị định 49/NĐ-CP của Chính phủ.
Nghiên cứu đề xuất phương án phòng chống tệ nạn xã hội như: ma túy, mại dâm,
gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn…Trực tiếp theo dõi, quản lý các đối tượng
nghiện ma túy trên địa bàn. Tham mưu cho UBND huyện ra quyết định quản lý cai
nghiện bắt buộc và quản lý sau cai đối với các đối tượng nghiện ma túy…
Bộ phận trẻ em
Điều tra số lượng trẻ em tàn tật, trẻ em mồ côi…Theo dõi, thực hiện công tác bảo
vệ, chăm sóc trẻ em.
Tham mưu cho UBND huyện vận động các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị,
xã hội và cán bộ công chức, công nhân lao động xây dựng Quỹ “Bảo trợ trẻ em”.
Tổng hợp việc cấp thẻ khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi báo cáo cơ quan
chức năng.
Tuyên truyền, vận động và nâng cao năng lực quản lý chương trình ngăn ngừa và
giải quyết tình trạng trẻ em lang thang kiếm sống, trẻ em bị xâm hại tình dục…
Lập thủ tục đề nghị phẫu thuật miễn phí cho những em bị bệnh tim bẩm sinh,
phẫu thuật trả lại nụ cười cho những em bị sứt môi, hở hàm ếch…
Bộ phận chính sách người có công
Trực tiếp theo dõi lập thủ tục đề nghị cấp thẩm quyền giải quyết chính sách người
có công và người thân của họ.
Phối hợp với cơ quan liên quan cấp thẻ BHYT hàng năm cho đối tượng người có
công với cách mạng.
Hàng tháng lập dự toán, tổ chức tiếp cận và chi trả kịp thời cho các đối tượng

chính sách, người có công.
Tham mưu cho UBND huyện vận động các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị,
xã hội và cán bộ công chức, công nhân lao động xây dựng Quỹ “Đề ơn đáp nghĩa”.
Tổ chức, vận động địa phương chăm lo cho thương binh, bệnh binh, thân nhân
13


liệt sỹ có hoàn cảnh khó khăn về đời sống vật chất lẫn tinh thần.
Tổ chức, vận động địa phương chăm sóc tôn tạo các nghĩa trang liệt sỹ và nghĩa
trang nhân dân trên địa bàn huyện.
Thực hiện công tác điều dưỡng người có công, vận động các tổ chức, đơn vị trong và
ngoài nước chăm lo, phụ dưỡng suốt đời cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng…
Ngoài nhiệm vụ được phân công như trên, mỗi cán bộ, công chức còn phải thực
hiện các nhiệm vụ đột xuất do lãnh đạo cơ quan phân công.
Hàng tháng, quý, năm, phòng căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao cho
từng cán bộ, công chức để xem xét, đánh giá phân loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ
của từng người, trên cơ sở đó đề xuất khen thưởng, kỷ luật kịp thời, chính đáng.
Ngoài những nhiệm vụ, chức năng của cán bộ và từng bộ phận nêu trên còn căn
cứ vào những quy định của pháp luật liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của mình,
phối hợp lẫn nhau, vận dụng vào điều kiện công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao.
1.1.5. Mối quan hệ của các bộ phận
Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân huyện và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quyển hạn được
giao và toàn bộ hoạt động của Phòng.
Phó Trưởng phòng giúp Trưởng phòng phụ trách và theo dõi một số mặt công
tác; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật nhiệm vụ được phân
công. Khi Trưởng phòng vắng mặt, Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng ủy nhiệm
điều hành các hoạt động của phòng.
Việc bổ nhệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, đối

với Trưởng phòng, Phó trưởng phòng do chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định
theo quy định của pháp luật và phân cấp của tỉnh.
Các chuyên viên trong phòng chịu trách nhiệm trước lãnh đạo và cơ quan cấp
trên như Ủy ban nhân dân huyện và Sở lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Thái
Nguyên về công vệc được phân công phụ trách, đồng thời tham gia giải quyết công
việc chung của phòng, chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của phòng trước Trưởng
phòng, Ủy ban nhân dân huyện và Sở lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh.
♦ Mối quan hệ công việc giữa cán bộ, công chức, chuyên viên trong phòng được thể
14


hiện như sau:
Các nội dung công việc của phòng được đưa ra thảo luận theo định kỳ hàng tuần,
tháng, quý.
Các chương trình công tác, tháng, quý, sáu tháng và một năm phải có báo cáo cụ
thể trước Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và tất cả các chuyên viên trong phòng về
nội dung công việc được giao phụ trách.
Cán bộ, công chức, chuyên viên trong phòng có nhiệm vụ thực hiện tốt công tác
chuyên môn được giao, nghiên cứu, đề xuất theo dõi, hướng dẫn kiểm tra về công tác
chuyên môn được giao.Chấp hành nghiêm pháp luật của nhà nước, giữ tính bảo mật
trong công tác chuyên môn theo đúng phạm vi trách nhiệm được giao quản lý. Báo cáo
tình hình chuyên kết quả công việc chuyên môn theo quy định của Trưởng phòng, của
cơ quan.
Các chuyên viên, thuộc các bộ phận chuyên môn làm việc trực tiếp với lãnh đạo
phòng và cán bộ lãnh đạo phụ trách công việc có trách nhiệm báo cáo phần công việc
được phân công với Trưởng phòng và cung cấp thông tin cho cán bộ, công chức khác có
liên quan để tạo điều kiện cho các bộ phận chuyên môn hoàn thành tốt công việc được
giao.
Các cán bộ, công chức trong phòng luôn hợp tác phối hợp công việc bình đẳng
và cộng đồng trách nhiệm trước công việc chung của phòng. Thường xuyên trao đổi

kinh nghiệm, thông tin cho nhau và trả lời những vấn đề cần thiết theo yêu cầu, nội
dung công việc của từng bộ phận chuyên môn và từng công chức phụ trách để báo cáo
lãnh đạo phòng được kịp thời và chính xác.
Hàng tháng vào đầu tháng họp toàn bộ cán bộ, công chức trong phòng và giao
ban lãnh đạo hai lần vào đầu tháng và cuối tháng để các đồng chí lãnh đạo phục trách
bộ phận chuyên môn báo cáo, phản ánh tình hình công việc đã làm được và những
công việc trong thời gian tới để trưởng phòng kết luận và giao nhiệm vụ cho các bộ
phận chuyên môn thực hiện.
Khi có công việc cấp bách, khó khăn cần giải quyết các chuyên viên trong phòng
cùng giúp đỡ người phụ trách công tác đó để công việc được diễn ra thuận lợi và giải
quyết nhanh chóng, kịp thời những công việc quan trọng, cần thiết…

15


1.2. Khái quát các hoạt động của công tác quản trị nhân lực
1.2.1. Công tác hoạch định nhân lực
Hoạch định nhân lực là quá trình dự báo nhu cầu về nguồn nhân lực của một tổ
chức để tiến hành các bước tiếp theo nhằm đáp ứng nhu cầu đó.
Hoạch định nguồn nhân lực là một tiến trình đảm bảo cho tổ chức có đủ số
người với những kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc nhằm đạt được mục tiêu
của tổ chức
Như vậy lập kế hoạch nhân lực kéo theo việc dự báo các nhu cầu của tổ chức
trong tương lai về nhân lực và cung cấp nhân lực để đảm bảo rằng tổ chức sẽ có đủ cán
bộ cần thiết vào các thời điểm cần thiết để tạo thuận lợi cho đạt mục tiêu của tổ chức .
Hoạch định nhu cầu nhân lực một cách cụ thể bao gồm:
- Xác định cần bao nhiêu người với trình độ lành nghề thích ứng để thực hiện
các nhiệm vụ hay mục tiêu của tổ chức.
- Xác định lực lượng lao động sẽ làm việc cho tổ chức.
- Lựa chọn các giải pháp để cân đối cung và cầu nhân lực của tổ chức tại thời

điểm thích hợp trong tương lai.
1.2.2. Phân tích công việc
Là một quá trình (bao gồm công việc và thủ tục) nhằm xác định các loại công
việc phải thực hiện, tính chất và đặc điểm của mỗi công việc đó, quyền hạn, trách
nhiệm, kỹ năng thực hiện theo yêu cầu của công việc đó là gì? phức tạp hay đơn giản,
chức trách đảm đương công việc đó là gì? công việc đó đòi hỏi những kỹ năng gì? mà
khi thực hiện công việc cần phải có.
Để tiến hành phân tích công việc người ta thường hay sử dụng các phương pháp
như phương pháp trực quan bằng cách quan sát trực tiếp quá trình hoạt động của nhà
nhân sự - phương pháp phân tích thống kê qua các số liệu thống kê thu thập được về
kết quả và quá trình hoạt động của các loại lao động hiện có, để đánh giá về nhân sự
của cơ quan, đơn vị đó và phương pháp trắc nghiệm.
Phân tích công việc được thực hiện qua 5 bước sau:
Mô tả
công việc

Xác định
công việc

Tiêu
chuẩn
16 về
nhân sự

Đánh giá
công việc

Xếp loại
công việc



1.2.3. Tuyển dụng nhân sự
Quá trình tìm kiếm, lựa chọn nhân sự để đáp ứng nhu cầu lao động của đơn vị
về số lượng, chất lượng và cơ cấu tổ chức trong một thời kỳ nhất định.
Quá trình này có thể được tiến hành theo các bước công việc và trở thành
những thủ tục trong khi tuyển dụng nhân sự như sau:
+ Chuẩn bị tuyển dụng nhân sự cho công việc mà cơ quan văn phòng đang làm.
+ Trên cơ sở phân tích công việc, tiến hành thông báo về việc tuyển dụng nhân
sự.
+ Thu nhận hồ sơ và tiến hành nghiên cứu các hồ sơ của các ứng cử viên.
+ Tổ chức phỏng vấn, sát hạch kiểm tra trình độ năng lực của người dự tuyển.
+ So sánh, lựa chọn và ra quyết định về việc tuyển dụng nhân sự.
1.2.4. Đào tạo và phát triển nhân sự
Đào tạo và phát triển nhân sự là quá trình giảng dạy, hướng dẫn bồi dưỡng,
nhằm nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề, trình độ hiểu biết và các phẩm chất
khác đối với mỗi người nhân viên trong cơ quan văn phòng. Mỗi công việc trong cơ
quan đơn vị đều cần đến một loại lao động có trình độ, chuyên môn ở mức nhất định,
phải có kế hoạch đào tạo cụ thể giúp cho người lao động làm quen với công việc, đúng
chuyên môn, sở trường và thích nghi với công việc được giao. Hoạt động của cơ quan
diễn ra thường xuyên liên tục đòi hỏi các bộ phận nhân sự phải bố trí hợp lý, cân đối
với các yếu tố vật chất và giữa các bộ phận.
17


Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì yêu cầu và đòi hỏi về năng
lực người lao động ngày càng cao, muốn vậy mỗi cơ quan, đơn vị cần coi trọng và
quan tâm chú ý tới vấn đề quản trị nhân sự.
1.2.5. Đãi ngộ nhân sự
Trong quản trị nhân sự đã ngộ nhân sự quyết định sự hăng hái hay không của
người lao động và qua đó ảnh hưởng tới hiệu quả công việc. Đãi ngộ nhân sự có thể

được thông qua.
+ Đãi ngộ vật chất: Thể hiện việc thoả mãn nhu cầu về vật chất của người lao
động qua tiền lương, tiền thưởng và phúc lợi xã hội, đây là một nhu cầu cơ bản của
con người.
+ Đãi ngộ tinh thần: Đó là việc quan tâm đến nhu cầu tinh thần của con người,
thoả mãn nhu cầu tinh thần của con người như: có niềm vui trong công việc, được tôn
trọng và quý trọng, được thăng tiến trong công việc, được quan tâm giúp đỡ, khuyến
khích mỗi khi gặp khó khăn hoặc có sự rủi ro xảy ra đối với bản thân và gia đình họ.
1.2.6. Đánh giá kết quả thực hiện công việc
Trước công việc được giao, các nhà quản trị cần đánh giá đúng mực trung thực
công bằng những thành tích mà người lao động đạt được, động viên khuyến khích kịp
thời, đồng thời rút ra những tồn tại yéu kém để họ có thể tiếp thu và rút ra kinh nghiệm
làm tốt hơn.
Như vậy, yếu tố giúp ta nhận biết được một tổ chức hoạt động tốt hay không
tốt, thành công hay không thành công chính là lực lượng nhân sự của cơ quan, tổ chức
đó – những con người cụ thể với lòng nhiệt tình và óc sáng kiến. Mọi thứ còn lại như:
Máy móc thiết bị, của cải vật chất, công nghệ kỹ thuật đều có thể mua được, học hỏi
được, sao chép được, nhưng con người thì không thể. Vì vậy có thể khẳng định rằng
quản trị nhân sự có vai trò thiết yếu đối với sự tồn tại và phát triển của cơ quan tổ
chức.

18


19


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO
LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN PHÚC THỌ
2.1. Cơ sở lý luận

2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm nghề và đào tạo nghề
a. Khái niệm nghề
Nghề là thuật ngữ để chỉ một hình thức lao động sản xuất nào đó trong xã hội.
Tác giả E.A.Klimov viết: Nghề nghiệp là một lĩnh vực sử dụng sức lao động vật
chất và tinh thần của con người một cách có giới hạn, cần thiết cho xã hội (do sự phân
công lao động xã hội mà có). Nó tạo cho con người khả năng sử dụng lao động của
mình để thu lấy những phương tiện cần thiết cho việc tồn tại và phát triển;
Theo tác giả Nguyễn Hùng thì : Những chuyên môn có những đặc điểm chung,
gần giống nhau được xếp thành một nhóm chuyên môn và được gọi là nghề. Nghề là
tập hợp của một nhóm chuyên môn cùng loại, gần giống nhau. Chuyên môn là một
dạng lao động đặc biệt, mà qua đó con người dùng sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh
thần của mình để tác động vào những đối tượng cụ thể nhằm biến đổi những đối tượng
đó theo hướng phục vụ mục đích, yêu cầu và lợi ích của con người;
Từ điển Tiếng Việt (1998) định nghĩa: Nghề là công việc chuyên làm, theo sự
phân công lao động của xã hội;
Từ các khái niệm trên chúng ta có thể hiểu nghề nghiệp như một dạng lao động
vừa mang tính xã hội (sự phân công xã hội), vừa mang tính cá nhân (nhu cầu bản thân)
trong đó con người với tư cách là chủ thể hoạt động đồi hỏi để thỏa mãn những yêu
cầu nhất định của xã hội và cá nhân.
b. Khái niệm đào tạo nghề
Nghị định 139/2006/NĐ-CP ngày 20/11/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Giáo dục và Bộ luật Lao động về dạy nghề có nêu:
Đào tạo được hiểu là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hình
thành và phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ,…để hoàn thiện
nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo tiền đề cho họ có thể vào đời hành nghề một cách có
năng suất và hiệu quả. Đào tạo được thực hiện bởi các loại hình tổ chức chuyên ngành
nhằm thay đổỉ hành vi và thái độ làm việc của con người, tạo cho họ khả năng đáp ứng
tiêu chuẩn và hiệu quả của công việc chuyên môn.
20



Đào tạo nghề là quá trình trang bị kiến thức nhất định về trình độ chuyên môn
nghiệp vụ cho người lao động để họ có thể đảm nhận một công việc nhất định. Hay nói
cách khác, đó là quá trình truyền đạt, lĩnh hội những kiến thức và kỹ năng cần thiết để
người lao động có thể thực hiện một công việc nào đó trong tương lai.
Ngày 29/11/2006 Quốc hội đã ban hành Luật Dạy nghề số 76/2006/QH11.
Trong đó viết: “ Dạy nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng
và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc
tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học
Qua đó, ta có thể thấy dạy nghề là khâu quan trọng trong việc giải quyết việc
làm cho người lao động, tuy nó không tạo ra việc làm ngay nhưng nó lại là yếu tố cơ
bản tạo thuận lợi cho quá trình tìm việc làm và thực hiện công việc. Dạy nghề giúp cho
người lao động có kiến thức chuyên môn, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp để từ đó họ
có thể xin làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp, hoặc có thể tự tạo ra công việc
sản xuất cho bản thân.
2.1.1.2. Lao động và lao động nông thôn
a. Khái niệm lao động
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người để tạo ra của cải vật chất
và các giá trị tinh thần của xã hội.
Theo khái niệm của Liên hợp quốc thì : “Lao động là tổng thể sức dự trữ, những
tiềm năng, những lực lượng thể hiện sức mạnh và sự tác động của con người vào cải
tạo tự nhiên và cải tạo xã hội”
Hay theo Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) thì : “ Lực lượng lao động là một
bộ phận dân số trong độ tuổi quy định, thực tế có tham gia lao động và những người
không có việc làm đang tích cực tìm kiếm việc làm”.
Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm biến đổi các vật chất tự
nhiên thành của cải vật chất cần thiết cho đời sống của mình. Trong quá trình sản xuất,
con người sử dụng công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động nhằm tạo ra sản
phẩm phục vụ cho lợi ích của con người. Lao động là điều kiện chủ yếu cho tồn tại của

xã hội loài người, là cơ sở của sự tiến bộ về kinh tế, văn hoá và xã hội. Nó là nhân tố
quyết định của bất cứ quá trình sản xuất nào. Như vậy, động lực của quá trình phát
triển kinh tế- xã hội quy tụ lại là ở con người. Con người với lao động sáng tạo của họ
đang là vấn đề trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, phải thực
21


sự giải phóng sức sản xuất, khai thác có hiệu quả các tiềm năng thiên nhiên, trước hết
giải phóng người lao động, phát triển kiến thức và những khả năng sáng tạo của con
người. Vai trò của người lao động đối với phát triển nền kinh tế đất nước nói chung và
kinh tế nông thôn nói riêng là rất quan trọng. Nguồn lao động là toàn bộ những người
trong độ tuổi lao động có khả năng lao động ( theo quy định của Bộ Luật lao động
nước ta: nam có độ tuổi từ 15 đến 60; nữ có độ tuổi từ 15 đến 55). Lực lượng lao động
là bộ phận của nguồn lao động bao gồm những người trong độ tuổi lao động, đang có
việc làm trong nền kinh tế quốc dân và những người thất nghiệp nhưng có nhu cầu tìm
việc làm.
b. Khái niệm về lao động nông thôn
LĐNT là những người thuộc lực lượng lao động và hoạt động trong hệ thống
kinh tế nông thôn.
LĐNT là những người dân không phân biệt giới tính, tổ chức, cá nhân sinh
sống ở vùng nông thôn, có độ tuổi từ đủ 15 tuổi trở lên, hoạt động sản xuất ở nông
thôn. Trong đó bao gồm những người đủ các yếu tố về thể chất, tâm sinh lí trong độ
tuổi lao động theo quy định của Luật lao động và những người ngoài độ tuổi lao động
có khả năng tham gia sản xuất, trong một thời gian nhất định họ hoàn thành công việc
với kết quả đạt được một cách tốt nhất.
2.1.1.3. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Kết hợp từ hai khái niệm về đào tạo nghề và khái niệm LĐNT như đã trình bày
ở trên tôi xin đưa ra khái niệm về đào tạo nghề cho LĐNT như sau: “Đào tạo nghề cho
LĐNT là hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm truyền đạt những kiến thức, kỹ
năng, kỹ xảo của một nghề nào đó cho người lao động ở khu vực nông thôn, từ đó tạo

ra năng lực cho người lao động đó có thể thực hiện thành công nghề đã được đào tạo”.
2.1.1.4. Chất lượng đào tạo nghề
a. Khái niệm chất lượng
Có rất nhiều định nghĩa và cách lí giải khác nhau về khái niệm chất lượng. Có ý
kiến cho rằng chất lượng là sự xuất chúng, tuyệt hảo, là giá trị bằng tiền, là sự biến đổi
về chất và là sự phù hợp với mục tiêu. Có thể thấy quan niệm về chất lượng qua một
số định nghĩa sau:
Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng: Chất lượng là cái làm nên phẩm chất, giá
trị của sự vật hoặc cái tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này khác sự vật kia;
22


Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông thì chất lượng là tổng thể những tính chất,
thuộc tính cơ bản của sự vật (sự việc)...làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với sự
vật (sự việc) khác;
Theo TCVN-ISO8402: Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối
tượng) tạo cho thực thể ( đối tượng) đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra
hoặc nhu cầu tiềm ẩn;
Suy cho cùng: Chất lượng là khái niệm trừu tượng, phức tạp và là khái niệm đa
chiều; nhưng chung nhất đó là khái niệm phản ánh bản chất của sự vật và dùng để so
sánh sự vật này với sự vật khác.
b. Chất lượng đào tạo nghề
Chất lượng đào tạo nghề là một khái niệm đa chiều, không thể trực tiếp đo đếm
và cảm nhận được, nó luôn luôn biến đổi theo thời gian và theo không gian.
Chất lượng đào tạo nghề phản ánh trạng thái đào tạo nghề nhất định và trạng
thái đó thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố tác động đến nó. Nếu như chúng ta không
đánh giá thông qua một hệ thống các chỉ tiêu thì khó có thể biết được chất lượng đào
tạo nghề.
Khái niệm chất lượng đào tạo nghề là để chỉ chất lượng của người lao động
được đào tạo trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp, theo mục tiêu và chương trình đào

tạo xác định trong các lĩnh vực ngành nghề khác nhau, biểu hiện một cách tổng hợp
nhất ở mức độ chấp nhận của thị trường lao động, của xã hội đối với kết quả đào tạo.
Đồng thời, chất lượng đào tạo nghề còn phản ánh kết quả đào tạo của các cơ sở đào tạo
nghề và hệ thống đào tạo nghề.
2.1.2. Đặc điểm của đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Cơ cấu lao động làm nông nghiệp chiếm đến 90% LĐNT do đó mà đặc điểm
của đào tạo nghề cho LĐNT cũng là lao động trong sản xuất nông nghiệp. Vậy nên,
đào tạo nghề cho LĐNT có những đặc điểm sau đây:
Thứ nhất: Đào tạo nghề cho LĐNT có tính thời vụ cao. Sản xuất nông nghiệp
luôn chịu tác động và bị chi phối mạnh mẽ bởi các quy luật sinh học và điều kiện tự
nhiên của từng vùng (khí hậu, đất đai,…). Do đó,quá trình sản xuất mang tính thời vụ
cao, thu hút lao động không đồng đều. Vì vậy đã làm cho việc sử dụng lao động ở các
vùng nông thôn trở nên phức tạp hơn và do đó công tác đào tạo nghề cho LĐNT cũng
mang tính thời vụ cao.
23


Thứ hai: LĐNT rất dồi dào và đa dạng về độ tuổi và có khả năng thích ứng cao.
Do đó việc đào tạo nghề cho nguồn lao động có ý nghĩa rất quan trọng và phức tạp, đòi
hỏi phải có biện pháp tổ chức quản lý đào tạo nghề thực sự tốt để tăng cường lực
lượng lao động cho sản xuất nông nghiệp.
Thứ ba: Đào tạo nghề cho LĐNT có thể đào tạo nhiều ngành nghề, phần lớn
theo hướng cầm tay chỉ việc. Vì : LĐNT đa dạng, ít chuyên sâu, trình độ thấp. Sản
xuất nông nghiệp có nhiều việc gồm các khâu với các tính chất khác nhau. Hơn nữa,
mức độ áp dụng máy móc thiết bị vào sản xuất thấp vì thế mà sản xuất nông nghiệp
đòi hỏi về sức khỏe, sự lành nghề và kinh nghiệm. Mỗi lao động có thể đảm nhận
nhiều công việc khác nhau nên LĐNT ít chuyên sâu hơn lao động trong các ngành
công nghiệp và một số ngành khác. Tổ chức lao động đơn giản, công cụ lao động thô
sơ, vì vậy mà hiệu suất thấp, khó khăn trong việc tiếp thu công nghệ hiện đại.
2.1.3. Vai trò, ý nghĩa của đào tạo nghề cho lao động nông thôn

2.1.3.1. Vai trò của đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Đào tạo nghề cho LĐNT có vị trí, vai trò quan trọng đặc biệt đối với phát triển
vốn con người, nguồn nhân lực, tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho
người lao động; giảm nghèo, thực hiện công bằng, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần
phát triển kinh tế- xã hội bền vững ở khu vực nông thôn.
Nhờ có nền tảng giáo dục đào tạo- trong đó có đào tạo nghề, người lao động có
thể nâng cao được kiến thức và kỹ năng nghề của mình, qua đó nâng cao năng suất lao
động, góp phần phát triển kinh tế. Như vậy có thể thấy, giáo dục đào tạo nghề là một
thành tố và là thành tố quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định phát triển nguồn nhân
lực. Muốn có nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh cao trên thị
trường lao động, song song với các cơ chế chính sách sử dụng có hiệu quả nguồn nhân
lực, cần phải tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nói chung và
đào tạo nghề nói riêng.
2.1.3.2. Ý nghĩa của đào tạo nghề cho lao động nông thôn
a. Ý nghĩa về phát triển kinh tế
Đào tạo nghề cho LĐNT góp phần giải quyết công ăn việc làm cho số LĐNT
nhàn rỗi do không có nghề. Một số do không thi vào các trường đại học, cao đẳng,
trung cấp hoặc do thi trượt, hoàn cảnh không thể có khả năng thi tiếp; một số khác là
bộ đội xuất ngũ trở về địa phương, nông dân bị thu hồi đất để xây dựng các khu công
24


nghiệp. Đối với những LĐNT, người có trình độ văn hóa thấp thì học nghề là biện
pháp duy nhất để nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng, tay nghề cho người lao động vì
họ không thể đáp ứng được các yêu cầu của giáo dục chuyên nghiệp.
Bên cạnh đó, đào tạo nghề sẽ huy động được tối đa lực lượng lao động của xã
hội vào phát triển kinh tế- xã hội, đồng thời phát huy được năng lực, sở trường của
từng người lao động, khai thác tốt hơn các nguồn lực về vốn, tài nguyên thiên nhiên,
khoa học công nghệ…nhờ vậy hiệu quả kinh tế ngày một nâng cao góp phần quan
trọng vào quá trình tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân.

b. Ý nghĩa về chính trị, xã hội
Đào tạo nghề cho LĐNT góp phần quan trọng vào thực hiện mục tiêu “Dân
giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” của Đảng và Nhà nước ta.
Dân muốn giàu trước hết phải có đầy đủ việc làm, sau đó là chất lượng việc làm ngày
một nâng cao, thu nhập của người lao động ngày một tăng.
Đào tạo nghề cho LĐNT góp phần nâng cao trí tuệ,chất lượng lực lượng lao
động, làm giảm các tội phạm về tệ nạn xã hội.
2.1.4. Nội dung nghiên cứu chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn
2.1.4.1. Hình thức đào tạo nghề
- Đào tạo nghề ngắn hạn: Là một loại hình đào tạo có thời gian học tập ngắn
(dưới 12 tháng), kinh phí thấp, chú trọng nhiều đến thời gian thực hành (chiếm khoảng
70% thời gian học), mục đích đào tạo nhằm trang bị cho người học nghề năng lực thực
hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc của một nghề; có
đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ,
tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo
việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
- Đào tạo nghề dài hạn: Thời gian đào tạo nghề dài hạn kéo dài từ 12 tháng trở
lên, được thực hiện tại các trường dạy nghề, chủ yếu đào tạo các lao động có tay nghề
cao nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các ngành lao động công nghiệp.
- Đào tạo nghề tại doanh nghiệp, làng nghề: Là các lớp dạy nghề do doanh
nghiệp, các nghệ nhân tổ chức nhằm đào tạo lao động cho riêng mình hoặc các doanh
nghiệp cùng ngành, cùng lĩnh vực. Chủ yếu là đào tạo nghề cho người lao động mới
được tuyển dụng, đào tạo lại nghề, nâng cao tay nghề, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật
mới. Chương trình đào tạo gồm hai phần: lý thuyết và thực hành sản xuất, phần lý
25


×