Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ ở Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.76 MB, 46 trang )

Báo cáo kiến tập

Khoa Văn thư - Lưu trữ
MỤC LỤC

Sinh viên: Lê Thanh Thảo

Lớp: ĐH. Lưu trữ học 13B


Báo cáo kiến tập

Khoa Văn thư - Lưu trữ
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Chữ cái viết tắt

Nội dung đầy đủ

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

QPPL

Quy phạm pháp luật

Sinh viên: Lê Thanh Thảo

Lớp: ĐH. Lưu trữ học 13B



Báo cáo kiến tập

Khoa Văn thư - Lưu trữ
A. PHẦN MỞ ĐẦU

Ông cha ta có câu “ Học đi đôi với hành” quả là không sai. Việc học
những kiến thức trên ghế nhà trường đã giúp em mở mang về tầm quan trọng
cũng như chính các cô đã truyền lửa cho sinh viên chúng em thêm yêu nghề
hơn. Tuy vậy, khi được bắt tay vào thực hành cái ngành, cái nghề mình đang học
em càng cảm nhận rõ hơn tầm quan trọng của ngành mình, và ghi nhớ sâu hơn
những gì đã được học, làm nhiều thành quen, làm lâu sẽ nhớ.
Sau đợt kiến tập tuy không dài, chỉ vẻ vẹn gần 3 tuần nhưng đã đọng lại
trong chính bản thân em đó là tập thử sức mình thực hành với những kiến thức
mình đã được học, để xem mình đã tiếp thu được bao nhiêu? Cách vận dụng đã
đúng hay chưa? Quan trọng hơn hết tình yêu nghề của một đứa sinh viên còn
đang bỡ ngỡ trước ngưỡng cuộc đời bắt đầu trỗi dậy và mong muốn gắn bó với
nghề như những nhà giáo dạy mình đã làm. Đó chính là mục đích cũng như ý
nghĩa lớn lao nhất mà em cảm nhận được.
Là một sinh viên năm ba còn ngồi trên ghế nhà trường, kinh nghiệp sống
còn ít, chưa có kinh nghiệp vào nghề vì vậy mà khó khăn đó là một điều hiển
nhiên khó tránh khỏi đối với không chỉ bản thân em mà còn ở nhiều các bạn sinh
viên khác nữa. Nhất là đối với một cơ quan Bộ- Bộ Nông Nghiệp và Phát triển
Nông thôn, số lượng người ra vào nhiều, số lượng công việc và áp lực công việc
vô cùng lớn vì thế đã có một khoảng thời gian em phải thúc đẩy chính bản thân
phải tập làm quen dần.. Tuy nhiên ngoài những khó khăn kể trên, em cũng gặp
được một số thuận lợi như những gì mình được học áp dụng gần như tuyệt đối
vào thực tiễn, vì vậy mà những bỡ ngỡ ban đầu cũng nhanh chóng biến mất bởi
chính sự tận tình vả chỉ dẫn của các cô ( chú), các anh ( chị) trong cơ quan đã
giúp em dần dần làm quen hơn với nơi mình đang kiến tập.

Em xin chân thành cảm ơn Ban Gíam hiệu và Khoa Văn thư – Lưu trữ đã
tạo điều kiện cho em có cơ hội đi kiến tập, áp dụng nghành nghề của mình vào
thực tiễn, truyền lửa cho em trong suốt bài giảng, không chỉ dạy cho chúng em
kiến thức mà còn dạy cả những bước đi đầu tiên để mai sau ra đời.
Kế đến, em xin cảm ơn Lãnh đạo Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông
Sinh viên: Lê Thanh Thảo

3

Lớp: ĐH. Lưu trữ học 13B


Báo cáo kiến tập

Khoa Văn thư - Lưu trữ

thôn đã tạo điều kiện cho em và các bạn có cơ hội được kiến tập tại cơ quan,
cảm ơn các cô ( chú), các anh ( chị) phòng Văn thư – Lưu trữ đã tận tình chỉ bảo
cho em từng bước trong công việc. Tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt đợt kiến
tập này.
Em xin chân thành cảm ơn!

B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Giới thiệu vài nét về Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
1.1. Lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ
chức của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1.1.1. Lịch sử hình thành
Tiền thân của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là Bộ Canh nông,
thành lập ngày 14 tháng 11 năm 1945, trên cơ sở Nha Nông-Mục-Thủy lâm
thuộc Bộ Kinh tế quốc gia. Bộ trưởng đầu tiên là ông Cù Huy Cận.

Sau khi kiểm soát hoàn toàn miền Bắc, tháng 2 năm 1955, chính phủ Việt
Sinh viên: Lê Thanh Thảo

4

Lớp: ĐH. Lưu trữ học 13B


Báo cáo kiến tập

Khoa Văn thư - Lưu trữ

Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập Bộ Nông lâm, thay cho Bộ Canh nông cũ.
Đến cuối năm 1960 tách Bộ Nông lâm thành 4 tổ chức: Bộ Nông nghiệp, Bộ
Nông trường, Tổng cục Thủy sản và Tổng cục Lâm nghiệp. Đến tháng 12 năm
1969, Bộ Lương thực và Thực phẩm được thành lập trên cơ sở hợp nhất Tổng
cục Lương thực với ngành Công nghiệp chế biến thực phẩm tách từ Bộ Công
nghiệp nhẹ ra. Bộ trưởng đầu tiên là ông Ngô Minh Loan.
Ngày 1 tháng 4 năm 1971, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa phê chuẩn việc thành lập Ủy ban Nông nghiệp Trung ương trên cơ
sở hợp nhất Bộ Nông nghiệp, Bộ Nông trường và Ban quản lý hợp tác xã sản
xuất nông nghiệp.
Năm 1976, Ủy ban Nông nghiệp Trung ương được đổi tên lại thành Bộ
Nông nghiệp với Bộ trưởng là ông Võ Thúc Đồng. Đồng thời, Bộ Hải sản cũng
được thành lập trên cơ sở của Tổng cục Thủy sản, do Phó thủ tướng Võ Chí
Công kiêm Bộ trưởng; và Bộ Lâm nghiệp được thành lập trên cơ sở của Tổng
cục Lâm nghiệp, do ông Hoàng Văn Kiểu làm Bộ trưởng.
Tháng 1 năm 1981, Bộ Lương thực và Thực phẩm giải thể, thành lập 2 Bộ
mới là Bộ Lương thực và Bộ Công nghiệp Thực phẩm. Đến tháng 7 cùng năm,
Bộ Thủy sản được thành lập trên cơ sở Bộ Hải sản.

Ngày 16 tháng 2 năm 1987, Hội đồng Nhà nước ra Nghị quyết số 782 NQ
HĐNN 7 về việc thành lập Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm trên cơ
sở sáp nhập 3 Bộ: Nông nghiệp, Lương thực và Công nghiệp thực phẩm.
Từ ngày 3/10-28/10/1995, tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khoá 9 thông
qua Nghị định về việc thành lập Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên cơ
sở hợp nhất 3 Bộ: Bộ Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm
và Bộ Thủy lợi.
Ngày 31 tháng 7 năm 2007, Quốc hội Việt Nam ra Nghị quyết nhập Bộ
Thủy sản vào Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ
Căn cứ vào Nghị đinh 199/2013/NĐ Quy định chức năng, nhiêm vụ,
quyền hạn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đã quy định rõ chức
năng, nhiệm vụ quyền hạn của Bộ như sau:
Điều 1. Vị trí và chức năng
Sinh viên: Lê Thanh Thảo

5

Lớp: ĐH. Lưu trữ học 13B


Báo cáo kiến tập

Khoa Văn thư - Lưu trữ

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan của Chính phủ, thực
hiện chức năng quản lý nhà nước các ngành, lĩnh vực: Nông nghiệp, lâm nghiệp,
diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn trong phạm vi cả nước;
quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi
quản lý của Bộ.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các nhiệm vụ, quyền
hạn theo quy định tại Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012
của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
1. Trình Chính phủ các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án
pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị
định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm
của Bộ đã được phê duyệt và các nghị quyết, cơ chế, chính sách, dự án, đề án,
văn bản quy phạm pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo
phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Trình Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn,
năm năm, hàng năm và các dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc ngành,
lĩnh vực do Bộ quản lý.
3. Trình Thủ tướng Chính phủ các dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn
bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Thủ tướng Chính phủ.
4. Phê duyệt chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển các ngành,
lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo phân cấp và ủy quyền của Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ.
5. Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia,
quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật; tổ chức xây dựng tiêu chuẩn
quốc gia về quản lý ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó.
6. Công bố, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, đánh giá, tổng hợp
báo cáo và chịu trách nhiệm thực hiện các cơ chế, chính sách, chiến lược, quy
Sinh viên: Lê Thanh Thảo

6

Lớp: ĐH. Lưu trữ học 13B



Báo cáo kiến tập

Khoa Văn thư - Lưu trữ

hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Bộ.
7. Kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành có liên
quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; nếu phát hiện
những quy định do các cơ quan đó ban hành có dấu hiệu trái với các văn bản
quy phạm pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý thì xử lý theo quy định
của pháp luật.
8. Về quản lý đầu tư, xây dựng:
a) Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đầu tư, xây dựng chuyên
ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp
luật; thẩm định về nội dung các báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo
nghiên cứu khả thi các chương trình, dự án thuộc ngành, lĩnh vực; phê duyệt và
quyết định đầu tư các dự án thuộc thẩm quyền của Bộ theo quy định của pháp
luật;
b) Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giám sát, đánh giá các chương trình, dự
án đầu tư, xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ theo quy định của
pháp luật;
c) Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư thuộc phạm vi
quản lý ngành, lĩnh vực của Bộ theo quy định của pháp luật.
9. Về nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi):
a) Chỉ đạo xây dựng, kiểm tra thực hiện quy hoạch phát triển vùng cây
trồng, vùng chăn nuôi tập trung, sản xuất nông sản thực phẩm an toàn; kế hoạch

sử dụng, bảo vệ và cải tạo nâng cao độ phì đất nông nghiệp; chống xói mòn, sa
mạc hóa và sạt lở đất;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện sử dụng ngân sách cho các chương trình
phòng, chống, khắc phục hậu quả dịch bệnh trên động vật, thực vật;
c) Chỉ đạo thực hiện về cơ cấu cây trồng, vật nuôi; kỹ thuật gieo trồng,
chăn nuôi, thu hoạch, bảo quản và tổng kết, đánh giá thực hiện kế hoạch sản
Sinh viên: Lê Thanh Thảo

7

Lớp: ĐH. Lưu trữ học 13B


Báo cáo kiến tập

Khoa Văn thư - Lưu trữ

xuất trồng trọt, chăn nuôi hàng năm;
d) Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giống cây trồng
nông nghiệp, giống vật nuôi nông nghiệp, phân bón, thức ăn chăn nuôi, bảo vệ
và kiểm dịch thực vật, thú y theo quy định của pháp luật.
10. Về lâm nghiệp:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quy định của Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách phát triển lâm nghiệp; quy chế quản lý
rừng; chế độ quản lý, bảo vệ những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp,
quý hiếm và danh mục những loài thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm
theo quy định của pháp luật;
Chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành liên quan quản lý hệ thống rừng đặc
dụng, bảo vệ hệ sinh thái rừng, các loài sinh vật rừng theo quy định của pháp
luật;

Trình Thủ tướng Chính phủ xác lập quy hoạch hệ thống và chuyển mục
đích sử dụng khu rừng phòng hộ, khu rừng đặc dụng có tầm quan trọng quốc gia
hoặc liên tỉnh;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp,
thủy sản kết hợp trong rừng phòng hộ;
c) Chỉ đạo thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo quy
định của pháp luật;
d) Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về quản lý rừng, phát
triển rừng, bảo vệ rừng, sử dụng rừng; khai thác, chế biến lâm sản; giống cây
trồng lâm nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
11. Về diêm nghiệp:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra kỹ thuật sản xuất, thu hoạch và tổng kết,
đánh giá thực hiện kế hoạch sản xuất hàng năm;
b) Ban hành và kiểm tra thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (không
bao gồm muối y tế), quy trình về sản xuất, chế biến bảo quản muối và các sản
phẩm của muối.
12. Về thủy sản:
Sinh viên: Lê Thanh Thảo

8

Lớp: ĐH. Lưu trữ học 13B


Báo cáo kiến tập

Khoa Văn thư - Lưu trữ

a) Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách phát triển thủy sản sau
khi được cấp có thẩm quyền quyết định;

b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các quy định về quản lý các
khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa có liên quan tới nguồn lợi thủy
sản theo phân công của Chính phủ;
c) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch khai thác, bảo vệ và phát
triển nguồn lợi thủy sản của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quy chế
quản lý về khai thác, bảo vệ phát triển nguồn lợi thủy sản sau khi được cấp có
thẩm quyền phê duyệt;
d) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quy hoạch vùng nuôi trồng
thủy sản tập trung; phòng, chống dịch bệnh thủy sản;
đ) Quy định danh mục các loài thủy sản cần được bảo tồn, bảo vệ, cần
được tái tạo; các biện pháp bảo vệ môi trường các hệ sinh thái thủy sản, bảo tồn
quỹ gen, đa dạng sinh học thủy sản theo quy định của pháp luật;
e) Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với kiểm ngư theo quy định
của pháp luật;
g) Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động thủy
sản theo quy định của pháp luật về thủy sản.
13. Về thủy lợi:
a) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về quy hoạch phòng, chống
lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều, đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp và
kiên cố hóa đê điều; quản lý, bảo vệ đê, hộ đê và sử dụng đê điều quy định tại
Luật đê điều và theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai
quy định tại Luật đê điều, Luật phòng, chống thiên tai và quy định khác của
pháp luật;
c) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công
trình thủy lợi theo quy định của pháp luật;
d) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện chiến lược, quy hoạch thủy lợi;
chiến lược phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai sau khi được Chính phủ phê
Sinh viên: Lê Thanh Thảo


9

Lớp: ĐH. Lưu trữ học 13B


Báo cáo kiến tập

Khoa Văn thư - Lưu trữ

duyệt;
đ) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện
về quy hoạch thủy lợi phục vụ nông nghiệp, phục vụ đa mục tiêu gắn với các
ngành kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật;
e) Phê duyệt quy hoạch thủy lợi, cấp nước sạch nông thôn liên quan từ hai
tỉnh trở lên, hệ thống công trình thủy lợi và các công trình thủy lợi có tính chất
kỹ thuật phức tạp hoặc quy mô lớn trong một tỉnh phục vụ phòng, chống lũ, lụt,
tiêu úng, cấp nước; phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn; cải tạo đất; phòng,
chống sạt lở ven sông, ven biển, cấp thoát nước nông thôn theo quy định của
pháp luật;
g) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc phê duyệt quy hoạch thủy lợi, hệ
thống công trình thủy lợi, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trong
phạm vi cấp tỉnh theo quy định của pháp luật;
h) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc lập kế hoạch xây dựng, quản lý khai
thác, sử dụng và bảo vệ các công trình cấp, thoát nước nông thôn;
i) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn đập, các hồ chứa
nước thủy lợi theo quy định của pháp luật; thực hiện nhiệm vụ thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Bộ quy định tại Luật tài nguyên nước và quy định khác
của pháp luật.
14. Về phát triển nông thôn:
a) Chỉ đạo, triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng

nông thôn mới; chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo theo phân công của
Chính phủ;
b) Tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch chuyển dịch
cơ cấu kinh tế và chương trình tổng thể phát triển nông thôn; chiến lược phát
triển ngành nghề, làng nghề nông thôn gắn với hộ gia đình và hợp tác xã trên địa
bàn cấp xã;
c) Chủ trì, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện bố trí dân cư, di dân tái
định cư các công trình thủy lợi, thủy điện; bố trí ổn định dân cư các vùng thiên
tai, đặc biệt khó khăn, biên giới hải đảo, vùng nước biển dâng do tác động của
Sinh viên: Lê Thanh Thảo

10

Lớp: ĐH. Lưu trữ học 13B


Báo cáo kiến tập

Khoa Văn thư - Lưu trữ

biến đổi khí hậu, di cư tự do, vùng xung yếu, rất xung yếu của rừng phòng hộ,
rừng đặc dụng; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện công tác định canh, bố trí
dân cư trong nông thôn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước;
d) Thực hiện các chương trình, dự án xây dựng công trình kỹ thuật hạ
tầng nông thôn theo phân công của Chính phủ.
15. Về doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế tập thể, tư nhân
khác:
a) Trình Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ kinh
tế hộ, trang trại, kinh tế hợp tác trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý

nhà nước của Bộ;
Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành có liên quan xây
dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ và định hướng phát triển doanh
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định đối với ngành, nghề
kinh doanh, dịch vụ có điều kiện theo danh mục do Chính phủ quy định và xử lý
hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền;
c) Thực hiện quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước
theo phân công, phân cấp của Chính phủ đối với các công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu và phần vốn nhà nước đầu tư
vào các doanh nghiệp khác được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp
và theo quy định của pháp luật.
16. Về chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh nông sản, lâm sản,
thủy sản và muối:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quy hoạch, chương trình, cơ
chế, chính sách phát triển lĩnh vực chế biến gắn với sản xuất và thị trường các
ngành hàng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; chính sách phát triển cơ
điện nông nghiệp, ngành nghề, làng nghề gắn với hộ gia đình và hợp tác xã sau
khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá tình hình phát triển chế biến đối
Sinh viên: Lê Thanh Thảo

11

Lớp: ĐH. Lưu trữ học 13B


Báo cáo kiến tập

Khoa Văn thư - Lưu trữ


với các ngành hàng và lĩnh vực cơ điện, ngành nghề, làng nghề nông thôn, bảo
quản sau thu hoạch thuộc phạm vi quản lý của Bộ;
c) Hướng dẫn việc vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu các loại hàng hóa
thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, muối.
17. Quản lý dự trữ quốc gia về giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật,
thuốc thú y và hàng hóa khác theo phân công của Chính phủ.
18. Về khoa học và công nghệ:
a) Chỉ đạo hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ trong các
ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; cơ chế, chính sách về
nông nghiệp, nông dân và nông thôn;
b) Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về công nghệ cao
trong nông nghiệp theo quy định của pháp luật công nghệ cao.
19. Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về khuyến nông
theo quy định của pháp luật về khuyến nông.
20. Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng, an
toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thủy sản và muối quy định tại Luật an
toàn thực phẩm, Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật tiêu chuẩn và quy
chuẩn kỹ thuật và theo quy định của pháp luật.
21. Về bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học:
a) Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ
quản lý theo quy định của pháp luật;
b) Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đa dạng sinh học,
an toàn sinh học thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý theo quy định của pháp
luật;
c) Chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu,
nước biển dâng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân công của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
22. Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến

thương mại, xúc tiến đầu tư các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước
Sinh viên: Lê Thanh Thảo

12

Lớp: ĐH. Lưu trữ học 13B


Báo cáo kiến tập

Khoa Văn thư - Lưu trữ

của Bộ.
23. Kiểm định kỹ thuật an toàn các máy, thiết bị, vật tư, các chất đòi hỏi
nghiêm ngặt về an toàn lao động trong các hoạt động thuộc các ngành, lĩnh vực
quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
24. Thực hiện hợp tác quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế trong các
ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp
luật.
25. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của
Bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; đề xuất hoặc quyết định theo thẩm quyền
việc thực hiện phân cấp quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực.
26. Về quản lý tổ chức, hoạt động dịch vụ công:
a) Trình Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách về cung ứng dịch vụ
công; thực hiện xã hội hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ công thuộc ngành,
lĩnh vực quản lý của Bộ;
b) Trình Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch mạng lưới tổ chức sự nghiệp,
dịch vụ công;
c) Hướng dẫn việc thực hiện chính sách, pháp luật và hỗ trợ cho các tổ

chức thực hiện các hoạt động sự nghiệp dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực
quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
27. Thực hiện nhiệm vụ quản lý đối với hội, tổ chức phi chính phủ hoạt
động trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy
định của pháp luật.
28. Thực hiện nhiệm vụ quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế công chức,
vị trí việc làm, số lượng viên chức; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ,
chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức thuộc
diện Bộ quản lý và thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ quy định tại Luật
cán bộ, công chức, Luật viên chức và theo quy định của pháp luật.
29. Thực hiện nhiệm vụ quản lý về thi đua, khen thưởng theo quy định
của pháp luật.
Sinh viên: Lê Thanh Thảo

13

Lớp: ĐH. Lưu trữ học 13B


Báo cáo kiến tập

Khoa Văn thư - Lưu trữ

30. Thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh
vực theo quy định của pháp luật.
31. Thực hiện nhiệm vụ quản lý về công nghệ thông tin, thống kê thuộc
phạm vi quản lý nhà nước của Bộ quy định tại Luật công nghệ thông tin, Luật
thống kê và theo quy định của pháp luật.
32. Quản lý tài chính, tài sản và nguồn lực khác được giao và tổ chức thực

hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.
33. Thường trực quốc gia về công tác phòng, chống lụt, bão; kế hoạch bảo
vệ và phát triển rừng; xây dựng nông thôn mới; nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn; chống sa mạc hóa; quản lý buôn bán quốc tế các loài động, thực vật
hoang dã nguy cấp quý hiếm; phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm theo quy
định của pháp luật.
34. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ giao hoặc theo quy định của pháp luật.
1.1.3. Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Kế hoạch.
2. Vụ Tài chính.
3. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
4. Vụ Hợp tác quốc tế.
5. Vụ Pháp chế.
6. Vụ Tổ chức cán bộ.
7. Vụ Quản lý doanh nghiệp.
8. Văn phòng Bộ.
9. Thanh tra Bộ.
10. Cục Trồng trọt.
11. Cục Bảo vệ thực vật.
12. Cục Chăn nuôi.
13. Cục Thú y.
14. Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối.
Sinh viên: Lê Thanh Thảo

14

Lớp: ĐH. Lưu trữ học 13B



Báo cáo kiến tập

Khoa Văn thư - Lưu trữ

15. Cục Quản lý xây dựng công trình.
16. Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn.
17. Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản.
18. Tổng cục Lâm nghiệp.
19. Tổng cục Thủy sản.
20. Tổng cục Thủy lợi.
21. Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn.
22. Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn I.
23. Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II.
24. Trung tâm Tin học và Thống kê.
25. Báo Nông nghiệp Việt Nam.
26. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tại Điều này, các đơn vị quy định từ Khoản 1 đến Khoản 20 là các tổ
chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các đơn vị quy định
từ Khoản 21 đến Khoản 26 là các tổ chức sự nghiệp công lập phục vụ chức năng
quản lý nhà nước của Bộ.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính
phủ: Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục
Thủy lợi, Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục Thủy sản; ban hành danh sách các tổ
chức sự nghiệp công lập khác thuộc Bộ.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Bộ, không bao
gồm các đơn vị quy định tại các Khoản 18, 19 và 20 Điều này.
Vụ Tổ chức cán bộ được tổ chức 06 phòng; Vụ Khoa học, Công nghệ và
Môi trường được tổ chức 05 phòng; Vụ Hợp tác quốc tế được tổ chức 04 phòng;
Vụ Pháp chế được tổ chức Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính.

Cục Bảo vệ thực vật, Cục Thú y được thành lập Chi cục.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức văn phòng Bộ
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Căn cứ vào Quyết định 618/QĐ-BNN-TCCB Quy định chức năng,
Sinh viên: Lê Thanh Thảo

15

Lớp: ĐH. Lưu trữ học 13B


Báo cáo kiến tập

Khoa Văn thư - Lưu trữ

nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của văn phòng Bộ như sau :
Điều 1. Vị trí và chức năng
1. Văn phòng Bộ là tổ chức thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn có chức năng tham mưu tổng hợp về chương trình, kế hoạch công tác và
phục vụ các hoạt động của Bộ; giúp Bộ trưởng tổng hợp, theo dõi, đôn đốc các
cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Bộ;
Tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; quản lý cơ sở vật
chất - kỹ thuật, tài sản, kinh phí hoạt động, bảo đảm phương tiện, điều kiện làm
việc phục vụ chung cho hoạt động của Bộ và công tác quản trị nội bộ.
2. Văn phòng Bộ có con dấu riêng để giao dịch, được mở tài khoản theo
quy định của pháp luật.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Xây dựng, theo dõi và đôn đốc việc thực hiện chương trình, kế hoạch
công tác của Bộ, của Lãnh đạo Bộ và các nhiệm vụ được Lãnh đạo Bộ giao cho
các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; tham mưu, tổng hợp báo cáo công tác chỉ đạo

điều hành của Bộ; đầu mối theo dõi việc thực hiện các nghị quyết liên tịch, quy
chế phối hợp giữa Bộ với các cơ quan, địa phương.
2. Chủ trì hoặc phối hợp chuẩn bị, tổ chức các cuộc họp, làm việc, tiếp
khách, các chuyến đi công tác của Lãnh đạo Bộ; thông báo ý kiến kết luận, giao
nhiệm vụ của Lãnh đạo Bộ.
3. Chủ trì hoặc phối hợp xây dựng bộ Quy chế công vụ của Bộ; hướng
dẫn, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện sau khi được ban hành.
4. Xây dựng các quy định và văn bản hướng dẫn; kiểm tra, đôn đốc việc
thực hiện công tác văn thư, lưu trữ đối với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; thực
hiện các nhiệm vụ về hành chính, văn thư, lưu trữ, thông tin của cơ quan Bộ
theo quy định.
5. Xây dựng các quy định và văn bản hướng dẫn về hoạt động truyền
thông; chủ trì hoặc phối hợp thực hiện các hoạt động thông tin và truyền thông
về nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật;
Tổng hợp tình hình hoạt động tuyên truyền của các báo, tạp chí và ấn
phẩm khác của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; đầu mối cung cấp thông tin đối
với các cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức, cá nhân theo quy định và phân
công của Bộ trưởng.
6. Đầu mối tổ chức thực hiện công tác triển lãm của Bộ và tham gia thực
Sinh viên: Lê Thanh Thảo

16

Lớp: ĐH. Lưu trữ học 13B


Báo cáo kiến tập

Khoa Văn thư - Lưu trữ


hiện các hoạt động về tổ chức hội chợ theo phân công của Bộ trưởng.
7. Chủ trì xây dựng lịch sử truyền thống của ngành.
8. Quản lý, tổ chức thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công
tác chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo Bộ (quản lý hệ thống Văn phòng điện tử của
Bộ; trang tin điện tử của Văn phòng Bộ); đầu mối quản lý, vận hành hệ thống
phòng họp truyền hình, quản lý các thiết bị thông tin - truyền thông của các cơ
quan, đơn vị sử dụng kinh phí hành chính do Văn phòng Bộ quản lý.
9. Quản lý cơ sở vật chất, kỹ thuật, tài sản; bảo đảm phương tiện và điều
kiện phục vụ làm việc chung của cơ quan Bộ.
10. Thực hiện công tác lễ tân, khánh tiết, tang lễ theo quy chế của Bộ.
11. Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ trật tự, an toàn, phòng chống cháy
nổ, quân sự, tự vệ, y tế, vệ sinh môi trường và đảm bảo cảnh quan trong cơ quan
Bộ.
12. Phối hợp hoàn chỉnh hồ sơ giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hưởng lương từ
Văn phòng Bộ.
13. Tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ thuộc nhiệm vụ được giao
theo quy định.
14. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Cơ quan đại diện Văn phòng Bộ tại
thành phố Hồ Chí Minh.
15. Về tổ chức bộ máy, biên chế công chức, vị trí việc làm, số lượng
người làm việc, chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen
thưởng, kỷ luật:
a) Trình Bộ trưởng dự thảo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Văn phòng Bộ; đề án thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức thuộc
Văn phòng Bộ theo quy định;
b) Ban hành Quy chế làm việc của Văn phòng Bộ; Quyết định quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức trực thuộc Văn phòng Bộ
(riêng các tổ chức có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng phải có ý kiến
thẩm định bằng văn bản của Bộ trước khi ký ban hành); quy chế/điều lệ tổ chức

và hoạt động của các tổ chức trực thuộc Văn phòng Bộ; Quyết định thành lập Tổ
công tác của Văn phòng Bộ theo quy định của pháp luật;
c) Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo các tổ chức
trực thuộc Văn phòng Bộ theo phân cấp của Bộ trưởng và quy định pháp luật;
Sinh viên: Lê Thanh Thảo

17

Lớp: ĐH. Lưu trữ học 13B


Báo cáo kiến tập

Khoa Văn thư - Lưu trữ

d) Quy định thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu các tổ chức
thuộc Văn phòng Bộ;
đ) Xây dựng, trình Bộ đề án vị trí việc làm; quản lý biên chế công chức
theo ngạch, số lượng viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong các tổ chức
hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Văn phòng Bộ theo quy định của pháp luật;
e) Quyết định giao biên chế công chức hành chính nhà nước; biên chế
công chức và số lượng viên chức sự nghiệp; hợp đồng lao động 68/2000/NĐ-CP
cho các đơn vị trực thuộc Văn phòng Bộ trên cơ sở quyết định giao biên chế
công chức và số lượng người làm việc hàng năm của Bộ;
g) Quyết định cử công chức, viên chức, người lao động đi học tập, công
tác ở nước ngoài theo phân cấp quản lý cán bộ của Bộ;
h) Thực hiện các biện pháp cụ thể để tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành
chính trong các đơn vị thuộc Văn phòng Bộ;
i) Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và các Trường Cán bộ quản lý Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn của Bộ để thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng

chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức, viên chức thuộc nhiệm vụ của Văn
phòng Bộ theo quy định của pháp luật;
k) Thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng, khen thưởng, kỷ luật, quản lý
công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Văn phòng
Bộ theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ.
16. Thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm
trong thực thi công vụ theo quy định của pháp luật; Thực hiện các nội dung cải
cách hành chính theo chương trình, kế hoạch của Bộ và phân công của Bộ
trưởng.
17. Về quản lý tài chính, tài sản:
a) Trình Bộ dự toán ngân sách hàng năm của Văn phòng Bộ;
b) Quản lý và tổ chức thực hiện các nguồn kinh phí hành chính, sự nghiệp
phục vụ hoạt động của cơ quan Bộ; quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài
sản và các nguồn lực khác được giao theo phân cấp quản lý của Bộ trưởng và
quy định của pháp luật.
18. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và phân công,
phân cấp của Bộ trưởng.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo Văn phòng Bộ:
Sinh viên: Lê Thanh Thảo

18

Lớp: ĐH. Lưu trữ học 13B


Báo cáo kiến tập

Khoa Văn thư - Lưu trữ


a) Lãnh đạo Văn phòng Bộ có Chánh Văn phòng và các Phó Chánh Văn
phòng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn
nhiệm theo quy định;
b) Chánh Văn phòng Bộ điều hành hoạt động của Văn phòng Bộ, chịu
trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trước
pháp luật về toàn bộ hoạt động của Văn phòng Bộ; bố trí công chức, viên chức
và người lao động phù hợp với nhiệm vụ được giao và đề án vị trí việc làm đã
được phê duyệt;
c) Phó Chánh Văn phòng giúp Chánh Văn phòng theo dõi, chỉ đạo một số
mặt công tác theo phân công của Chánh Văn phòng và chịu trách nhiệm trước
Chánh Văn phòng, trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
2. Các Phòng chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Phòng Hành chính;
b) Phòng Tổng hợp;
c) Phòng Truyền thông;
d) Phòng Kế toán;
đ) Phòng Quản trị và Y tế;
e) Phòng Tin học;
g) Phòng Lưu trữ;
h) Phòng Bảo vệ;
i) Cơ quan đại diện Văn phòng Bộ tại thành phố Hồ Chí Minh;
k) Đoàn xe.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập:
a) Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp;
b) Trung tâm Dịch vụ thương mại nông nghiệp phía Nam.
4. Phòng có Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng; Trung tâm có Giám đốc,
Phó Giám đốc được bổ nhiệm, miễn nhiệm theo phân cấp quản lý cán bộ của Bộ
và quy định của pháp luật.
5. Công chức, viên chức và người lao động của Văn phòng Bộ chịu trách
nhiệm trước Chánh Văn phòng và trước pháp luật về việc thi hành nhiệm vụ

được giao, có nghĩa vụ và quyền lợi theo quy định của pháp luật.
1.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của bộ phận văn
thư, lưu trữ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Căn cứ vào Quyết định số 468/QĐ-VP, Q uy định về chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và tổ chức của phòng Văn thư – Lưu trữ của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn ngày 28 tháng 4 năm 2016:
Sinh viên: Lê Thanh Thảo

19

Lớp: ĐH. Lưu trữ học 13B


Báo cáo kiến tập

Khoa Văn thư - Lưu trữ

Điều 1. Vị trí và chức năng
Phòng Văn thư – Lưu trữ là đơn vị thuộc Văn phòng Bộ, có chức năng
giúp Chánh Văn phòng Bộ tham mưu cho Bộ trưởng quản lý công tác văn thư,
lưu trữ của các vụ, văn phòng, thanh tra, cục, tổng cục và các tổ chức tương
đương, các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ và thực hiện công tác văn thư,

1.

lưu trữ của Bộ, của Văn phòng Bộ.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Gíup Chánh Văn phòng Bộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a, Xây dựng, trình Bộ ban hành các chế độ, quy định về văn thư, lưu trữ;
b, Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật

và của Bộ về công tác văn thư, lưu trữ;
c, Xây dựng, tổ chức thực hiện các đề án, dự án, chương trình, quy hoạch,
kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, hàng năm về công tác văn thư, lưu trữ;
d, Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, sáng kiến vào công tác
văn thư, lưu trữ;
đ, Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư, lưu trữ cho công
chức,viên chức của Bộ
e, Thực hiện chế độ báo cáo đột xuất, báo cáo định kỳ và báo cáo thống
kê tổng hợp về công tác văn thư, lưu trữ và tài liệu lưu trữ theo quy định;
g, Quản lý máy photocopy thuộc nhiệm vụ của Văn phòng Bộ.
h, Xây dựng Kế hoạch và thực hiện mua báo, tạp chí theo quy định.
i, Thực hiện sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng về công tác văn thư,
lưu trữ.

2.

Thực hiện công tác văn thư
a, Quản lý văn bản đi, văn bản đến;
b, Quản lý sổ sách, cơ sở dữ liệu về văn bản;
c, Quản lý, sử dụng con dấu của Bộ, Văn phòng Bộ và các loại con dấu
khác được giao;
d, Hướng dẫn công chức lập hồ sơ, giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ
quan;

3.

đ, Thực hiện chế độ báo cáo, báo cáo thống kê cơ sở về công tác văn thư.
Thực hiện công tác lưu trữ
a, Thu thập hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan;
Sinh viên: Lê Thanh Thảo


20

Lớp: ĐH. Lưu trữ học 13B


Báo cáo kiến tập

Khoa Văn thư - Lưu trữ

b, Quản lý tài liệu lưu trữ điện tử, hướng dẫn lập hồ sơ, tài liệu điện tử;
c, Phân loại, chỉnh lý, xác định giá trị tài liệu; thực hiện các thủ tục tiêu
hủy tài liệu hết giá trị;
d, Bố trí kho bảo quản và thực hiện nghiệp vụ bảo quản tài liệu;
đ, Tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ;
e, Giao nộp hồ sơ, tài liệu thuộc diện nộp lưu vào Trung tâm lưu trữ quốc
gia;
g, Thực hiện chế độ báo cáo, báo cáo thống kê cơ sở về công tác lưu trữ
4.

và tài liệu lưu trữ.
Công tác khác
a, Thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm
trong thực thi công vụ theo quy định của pháp luật; thực hiện ứng dụng công
nghệ thông tin, cải cách hành chính trong lĩnh vực công tác thuộc nhiệm vụ của
phòng.
b, Quản lý, sử dụng các nguồn lực được trang bị để thực hiện nhiệm vụ
của phòng theo quy định.
c, Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện dự toán kinh phí hàng năm theoo quy
định.

d, Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chánh Văn phòng giao.

Sinh viên: Lê Thanh Thảo

21

Lớp: ĐH. Lưu trữ học 13B


Báo cáo kiến tập

Khoa Văn thư - Lưu trữ

Chương 2: Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ ở Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn
2.1. Hoạt động quản lý
2.1.1. Đối với công tác văn thư
Nhận thức rõ tầm quan trọng của các văn bản, giấy tờ, một phần do đặc
thù là một Bộ lớn, có nhiều đơn vị là 3 Bộ trước đây nên khối lượng công việc
và các văn bản phát hành cũng như các công văn đến, công văn đi , các công
việc phải xử lý trong ngày vô cùng lớn. Công tác văn thư được coi là một trong
những công việc quan trọng, đảm bảo cho hoạt động vận hành của Bộ. Vì thế mà
lãnh đạo Bộ NN&PTNT đã ban hành một số văn bản quy định quy chế làm việc
-

đối với công tác văn thư như sau:
Quy chế tiếp nhận, xử lý và quản lý văn bản (ban hành kèm theo Quyết định số
484/QĐ-BNN/VP ngày 12/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển

-


Nông thôn)
Công văn số 1526/BNN-VP ngày 06/3/2008 Quy định đưa văn bản Quy phạm

-

pháp luật trên trang điện tử của Bộ
Thông tư 50/2013/TT-BNNPTNT ngày 19/11/2013 về việc ban hành quy định
trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực

-

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Văn bản số 3529/BNN-VP ngày 16/8/2006 về gửi văn bản quy phạm pháp luật
đến Công báo và Website Chính phủ.
Mô hình tổ chức công tác văn thư theo hình thức tập trung. Tất cả các văn
bản được tập trung tại văn thư Bộ. Bên cạnh đó Phụ trách công tác văn thư tại
phòng văn thư – lưu trữ Bộ có 10 công chức, trong đó: 01 Trưởng phòng là ông
Nguyễn Hồng Tiến, phụ trách cả hai hoạt động văn thư và lưu trữ.
2.1.2. Đối với công tác lưu trữ
Bộ NN&PTNT là một bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, trong quá trình
thực hiện chức năng quản lý nhà nước đã sản sinh ra một khối lượng tài liệu
tương đối lớn, vì thế mà việc ban hành các văn bản quy định quy chế về công
tác lưu trữ để đảm bảo tính thống nhất cũng như quản lý chặt chẽ tài liệu là việc

-

cần thiết. Điển hình như :
Quy chế về công tác lưu trữ (ban hành kèm theo Quyết định 484/QĐ-BNN-VP
Sinh viên: Lê Thanh Thảo


22

Lớp: ĐH. Lưu trữ học 13B


Báo cáo kiến tập

Khoa Văn thư - Lưu trữ

ngày 12/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về ban
-

hành bộ quy chế công cụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)
Quyết định 371/QĐ-BNN-VP về việc ban hành Quy định khai thác, sử dụng tài

-

liệu lưu trữ của Bộ
Hiện nay, Bộ mới triển khai kế hoạch số 8521/KH-BNN-VP về công tác văn
thư, lưu trữ giai đoạn 2016-2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
từ đó thiết lập quản lý chặt chẽ hơn đối với công tác văn thư lưu trữ, điển hình là
công tác lưu trữ của Bộ.
Phụ trác công tác lưu trữ gồm có 04 công chức đều có trình độ Đại học,
tham mưu cho Chánh Văn phòng thực hiện chức năng quản lý và thực hiện
nghiệp vụ công tác lưu trữ của Văn phòng nói riêng và của Bộ nói chung.
2.2. Hoạt động nghiệp vụ
2.2.1. Công tác văn thư
Công tác soạn thảo và ban hành văn bản
Vì khối lượng công việc lớn, nhiều lĩnh vực phải quản lý, vì thế hàng năm

Bộ NN&PTNT phải soạn thảo và ban hành khá nhiều văn bản. Trung bình một
năm, Bộ ban hành khoảng 20.000 văn bản. Các văn bản do các Cục, Vụ, Văn
phòng soạn thảo bình quân trong 1 tháng khoảng 100 văn bản các loại, không kể

-

-

các giấy tờ khác. Các loại văn bản do Bộ soạn thảo và ban hành gồm:
Các văn bản do lãnh đạo Bộ ký:
+ Văn bản QPPL
+ Quyết định cá biệt,
+ Công văn hành chính,
+ Chỉ thị, thông tư,
+ Văn kiện hợp tác quốc tế,
Các văn bản do lãnh đạo Cục, Vụ ký:
+ Công văn hành chính,
+ Quyết định cá biệt,
+ Xác nhận trên giấy tờ, văn bản
Bộ NN&PTNT đã có những quy định chặt chẽ về quy trình soạn thảo và
ban hành văn bản . Những quy định này được nêu cụ thể trong Quyết định số
484/QĐ-BNN-VP ngày 12/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn , Quy chế tiếp nhận, xử lý và quản lý văn bản được kèm theo quy
định, và công tác soạn thảo, ban hành văn bản được thể hiện rõ trong điều 8,
Sinh viên: Lê Thanh Thảo

23

Lớp: ĐH. Lưu trữ học 13B



Báo cáo kiến tập

Khoa Văn thư - Lưu trữ

điều 9 của Quy chế này:
Điều 8: Hình thức, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản
1.

Hình thức, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản
a, Hình thức, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản QPPL được thực hiện
theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật và hướng
dẫn của Bộ Tư pháp.
b, Hình thức, thể tức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính được thực
hiện theo quy định của pháp luật về văn bản hành chính và hướng dẫn của Bộ

2.
-

Nội Vụ.
Tên viết tắt và ký hiệu của các đơn vị trong văn bản
Tên viết tắt và ký hiệu của các đơn vị trong văn bản của Bộ thực hiện theo

-

hướng dẫn của Chánh văn phòng Bộ.
Tên viết tắt và ký hiệu của các đơn vị, bộ phận trực thuộc đơn vị do Thủ trưởng
đơn vị quy định.
Điều 9: Soạn thảo văn bản


-

Văn bản do một đơn vị soạn thảo
a, Trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị soạn thảo
Giao nhiệm vụ cụ thể cho một công chức, hoặc một nhóm công chức soạn thảo

-

theo đúng kế hoạch, nội dung và thời gian.
Tổ chức thảo luận trong tập thể lãnh đạo đơn vị đối với những văn bản có liên

1.

quan đến chính sách, chiến lược, kế hoạch dài hạn, chương trình, dự án cấp Nhà
-

nước và cấp Bộ;
Tổng hợp, giải trình việc tiếp thu các ý kiến tham gia;
Đề nghị mức độ mật, khẩn, phạm vi lưu hành của văn bản;
Chỉ đạo hoàn chỉnh dự thảo, hồ sơ trình ký, ký trình lãnh đạo Bộ;
Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về nội dung của văn bản.
b, Trách nhiệm của người soạn thảo

-

Soạn thảo văn bản theo đúng yêu cầu nội dung, thời hạn, thể thức và kỹ thuật

-

trình bày của văn bản;

Đề xuất mức độ mật, khẩn của văn bản;
Lấy ý kiến của các đơn vị liên quan theo quy định hoặc theo yêu cầu của thủ

-

trưởng đơn vị;
Chịu trách nhiệm trước thủ trưởng đơn vị về nội dung chuyên môn được giao,

-

tính pháp lý, thể thức và kỹ thuật trình bày của văn bản;
Trong trường hợp vấn đề phức tạp, quan trọng, công hcuwsc được phân công
Sinh viên: Lê Thanh Thảo

24

Lớp: ĐH. Lưu trữ học 13B


Báo cáo kiến tập

Khoa Văn thư - Lưu trữ

soạn thảo cần chủ động đề xuất, xin ý kiến thủ trưởng đơn vị hoặc đề nghị thủ
trưởng đơn vị chủ động xin ý kiến lãnh đạo Bộ trước khi dự thảo văn bản.
2. Văn bản do một đơn vị chủ trì phối hợp với một hoặc nhiều đơn vị
soạn thảo
a) Trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị chủ trì:
- Phân công trách nhiệm soạn thảo cho các đơn vị phối hợp;
- Thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này.

b) Trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị phối hợp:
- Cử người có đủ năng lực tham gia soạn thảo;
- Chịu trách nhiệm về nội dung chuyên môn do đơn vị tham gia.
c) Trách nhiệm của người chủ trì, tổng hợp và người tham gia phối hợp
soạn thảo văn bản: thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 điều này.
3. Việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật thực hiện theo quy định
của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn
thi hành Luật và Thông tư hướng dẫn về quy định trình tự, thủ tục soạn thảo, ban
hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông
thôn.
Quản lý văn bản đi
Việc quản lý văn bản đi, đến là công việc quan trong của Văn phòng. Số
lượng văn bản đi, đến, nội dung, quá trình xử lý sẽ phản ánh toàn bộ hoạt động
của cơ quan Bộ, công việc đó được thực hiện trực tiếp ở văn thư.
Đối với văn bản đi: Văn bản đi là văn bản do chính cơ quan Bộ xây dựng
và ban hành. Các văn bản phát hành dưới danh nghĩa của Bộ (do cán bộ chuyên
môn các Cục, Vụ… soạn thảo) đều phải được chuyển lên văn thứ để lấy số,
đóng dấu và vào sổ. Trung bình một ngày các Cục, Vụ, Thanh tra, Văn phòng
soạn thảo khoảng gần 100 văn bản các loại. Mỗi năm Bộ phát hành khoảng
15000 văn bản. Để quản lý một khối lượng văn bản phát hành lớn như vậy, hàng
ngày văn thư quản lý Văn bản đi phải nhập vào máy các văn bản phát hành trong
ngày để cuối buổi báo cáo lãnh đạo. Trang web đó được lưu hành nội bộ trong
Bộ và có mật khẩu riêng, khi nhập văn bản phải ghi rõ số ký hiệu, tên loại, trích
Sinh viên: Lê Thanh Thảo

25

Lớp: ĐH. Lưu trữ học 13B



×