Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Đánh giá thực trạng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức tại UBND huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.69 KB, 41 trang )

BÁO CÁO KIẾN TẬP

GVHD: TRỊNH VIỆT TIẾN

LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có thành công nào mà không gắn liền với những sự
hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác.
Trong suốt thời gian kiến tập tại phòng Nội vụ UBND huyện Tĩnh Gia, tỉnh
Thanh Hóa, với sự giúp đỡ của ban lãnh đạo, các anh chị chuyên viên và sự
chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong trường Đại học Nội vụ Hà nội, tôi
đã hoàn thành suất sắc nhiệm vụ được giao. Kết quả được thể hiện qua bài
báo cáo với đề tài “ Đánh giá thực trạng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công
chức tại UBND huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa”.
Để có được những kết quả đó, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô
trong khoa Tổ chức và quản lý nhân lực đặc biệt là thầy Trịnh Việt Tiến là
người trực tiếp hướng dẫn cho tôi trong quá trình kiên tập vừa qua.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến ban lãnh đạo Phòng Nội vụ và anh
Mai Sỹ Hoàng là người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi trong
suốt thời gian kiến tập tại cơ quan, đây là bước đầu cho tôi được học hỏi trong
môi trường làm việc, đúc rút kinh nghiệm cho bản thân phục vụ cho quá trình
học tập và làm việc sau này.
Mặc dù đã cố gắng và nỗ lực để hoàn thành báo cáo kiến tập nhưng do
thiếu kinh nghiệm và kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế nên trong quá
trình thực hiện không tránh khỏi những khiếm khuyết và sai sót. Tôi rất mong
nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của quý thầy cô, ban lãnh đạo và các
anh chị trong phòng Nội vụ huyện Tĩnh Gia để bài báo cáo của tôi được hoàn
thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tĩnh Gia, ngày 15 tháng 5 năm 2016
Sinh viên


Hồ Thị Huế

SVTH: HỒ THỊ HUẾ


BÁO CÁO KIẾN TẬP

GVHD: TRỊNH VIỆT TIẾN

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài:..................................................................................................................1
2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................................1
3. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................................2
5. Ý nghĩa của báo cáo...............................................................................................................2
6. Bố cục của báo cáo................................................................................................................2

PHẦN NỘI DUNG..........................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ UBND HUYỆN TĨNH GIA, PHÒNG
NỘI VỤ HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HÓA...................................3
1.1. Tổng quan về Ủy ban nhân dân huyện Tĩnh Gia.................................................................3
1.1.1. Giới thiệu chung về huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.....................................................3
1.1.2. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của UBND huyện Tĩnh Gia...............................3
1.1.3. Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Tĩnh Gia.....................................................................5
1.1.4. Chức năng, nhiệm vụ chung của UBND huyện Tĩnh Gia................................................8
1.1.4.1. Vị trí, chức năng...........................................................................................................8
1.1.4.2. Nhiệm vụ, quyền hạn...................................................................................................8
1.2. Tổng quan về phòng Nội vụ..............................................................................................11
1.2.1. Vị trí, chức năng............................................................................................................11

1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn.................................................................................................12
1.2.3. Cơ cấu tổ chức...............................................................................................................12

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ BỒI
DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI UBND HUYỆN TĨNH GIA.......14
2.1. Cơ sở lí luận về công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức...................................14
2.1.1. Khái niệm đào tạo và bồi dưỡng....................................................................................14
2.1.2. Khái niệm cán bộ, công chức.........................................................................................14

SVTH: HỒ THỊ HUẾ


BÁO CÁO KIẾN TẬP

GVHD: TRỊNH VIỆT TIẾN

2.1.3. Mục tiêu của công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức....................................15
2.1.4. Vai trò của công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức.......................................16
2.1.5. Hình thức đào tạo...........................................................................................................16
2.1.6. Quy trình của công tác đào tạo, bồi dưỡng.....................................................................17
2.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức tại UBND huyện Tĩnh Gia...................................17
2.2.1. Về số lượng và cơ cấu....................................................................................................17
2.2.2 Về chất lượng.................................................................................................................18
2.3. Thực trạng công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức tại UBND huyện Tĩnh Gia 20
2.3.1. Xác định về nhu cầu đào tạo..........................................................................................20
2.3.2. Nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng................................................................21
2.3.3. Hình thức đào tạo...........................................................................................................22
2.3.4. Quy trình công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức của UBND huyện Tĩnh Gia
.................................................................................................................................................23
2.3.5. Kết quả đạt được............................................................................................................23

2.3.6. Một số đánh giá hiệu quả công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức tại UBND
huyện Tĩnh Gia........................................................................................................................26
2.3.6.1. Những ưu điểm...........................................................................................................26
2.3.6.2. Những tồn tại..............................................................................................................27
2.3.7. Nguyên nhân của những tồn tại.....................................................................................28
2.3.7.1. Nguyên nhân khách quan............................................................................................28
2.3.7.2. Nguyên nhân chủ quan................................................................................................28

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC
TẠI UBND HUYỆN TĨNH GIA..................................................................30
3.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo bồi dưỡng CBCC tại tỉnh Thanh Hóa trong
giai đoạn hiện nay....................................................................................................................30
3.1.1. Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng.................................................................30
3.1.2. Về phía UBND huyện Tĩnh Gia.....................................................................................30

SVTH: HỒ THỊ HUẾ


BÁO CÁO KIẾN TẬP

GVHD: TRỊNH VIỆT TIẾN

3.1.3 Về phía cán bộ, công chức..............................................................................................33
3.2 Một số khuyến nghị...........................................................................................................33

KẾT LUẬN....................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................36

SVTH: HỒ THỊ HUẾ



BÁO CÁO KIẾN TẬP

GVHD: TRỊNH VIỆT TIẾN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT

NGHĨA ĐẦY ĐỦ

UBND

ỦY BAN NHÂN DÂN

ĐTBD

ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG

CBCC

CÁN BỘ CÔNG CHỨC

HĐND

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

QLNN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC


KTXH

KINH TẾ XÃ HỘI

VBQPPL
QĐCCP
CNH - HĐH

SVTH: HỒ THỊ HUẾ

VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP
LUẬT
QUYẾT ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ
CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN
ĐẠI HÓA


BÁO CÁO KIẾN TẬP

GVHD: TRỊNH VIỆT TIẾN

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong thời kỳ đổi mới mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, đã đặt ra cho
chúng ta rất nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng gặp không ít những thách
thức. Trước tình hình đó đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải xây dựng một đội
ngũ CBCC từ trung ương đến địa phương đủ phẩm chất và bản lĩnh chính trị,
có năng lực về lý luận, pháp luật, chuyên môn, có nghiệp vụ hành chính và
khả năng thực tiễn để đưa nước ta vượt qua những khó khăn, thách thức để có

thể đưa nước ta tiến xa hơn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt
trong bối cảnh hiện nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ
càng đòi hỏi nhân lực bộ máy Nhà nước phải nâng cao năng lực trí tuệ quản
lý, năng lực điều hành và xử lý công việc thực tiễn. Do đó, hoạt động công tác
ĐTBD đội ngũ CBCC được đặt ra cấp thiết hơn.
Hiện nay, các cơ quan quản lý Nhà nước cũng đã quan tâm hơn đến
việc đào tạo bồi dưỡng CBCC. Tuy nhiên, nhiều nơi việc tổ chức đào tạo, bồi
dưỡng CBCC chưa phù hợp với chức năng công việc. Những hạn chế đó xuất
phát từ lý do các cơ quan, tổ chức chưa có một kế hoạch ĐTBD hợp lý gây ra
lãng phí về thời gian, tiền của và cả nguồn nhân lực.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác ĐTBD cán bộ, công chức
đối với sự phát triển của đất nước.UBND huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa đã
rất quan tâm đến công tác đào tạo và bồi dưỡng CBCC xác định đó là một yếu
tố cơ bản để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước.
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu thực tế trong thời gian kiến tập tại
phòng Nội vụ huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa tôi xin trình bày về thực trạng
công tác ĐTBD cán bộ, công chức tại UBND huyện Tĩnh Gia và đưa ra một
số ý kiến đánh giá, kiến nghị, giải pháp mang tính cá nhân về công tác này
qua đề tài: "Đánh giá thực trạng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức tại UBND
huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa".
2. Đối tượng nghiên cứu

SVTH: HỒ THỊ HUẾ

1


BÁO CÁO KIẾN TẬP

GVHD: TRỊNH VIỆT TIẾN


Nghiên cứu về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại
UBND huyện Tĩnh gia.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Tại UBND huyện tĩnh gia
- Về thời gian: Từ năm 2015 đến nay
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phỏng vấn, quan sát.
- Phương pháp đọc, phân tích tài liệu.
- Phương pháp thống kê, phân tích và đánh giá số liệu.
5. Ý nghĩa của báo cáo
Báo cáo góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức. Đánh giá một cách sát thực về thực trạng của công tác ĐTBD
cán bộ, công chức tại UBND huyện Tĩnh Gia trong năm qua. Trên cơ sở đó
tìm ra những ưu nhược điểm, hạn chế còn tồn tại và đưa ra những kiến nghị
giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác ĐTBD cán bộ, công chức tại
UBND huyện Tĩnh Gia trong thời gian tới.
6. Bố cục của báo cáo
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của đề tài gồm 3
chương:
Chương 1: Tổng quan về UBND huyện Tĩnh Gia, Phòng Nội Vụ huyện
Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa.
Chương 2: Thực trạng về công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công
chức tại UBND huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
Chương 3: Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức tại UBND huyện
Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa.

SVTH: HỒ THỊ HUẾ


2


BÁO CÁO KIẾN TẬP

GVHD: TRỊNH VIỆT TIẾN

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ UBND HUYỆN TĨNH GIA,
PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HÓA
1.1. Tổng quan về Ủy ban nhân dân huyện Tĩnh Gia
1.1.1. Giới thiệu chung về huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa
Tĩnh Gia nằm ở phía đông nam tỉnh Thanh Hoá, phía bắc giáp tỉnh
Quảng Xương và Nông Cống, phía tây giáp huyện Như Thanh, phía nam giáp
huyện Quỳnh Lưu( Nghệ An), phía đông giáp biển. Diện tích tự nhiên của
huyện 458,28 km2, dân số trung bình 214,972 người, mật độ dân số 469
người/km2; dân số thành thị là 4681 người, dân số nông thôn là 210291
người; tỉ lệ tăng tự nhiên là 0,81%.
1.1.2. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của UBND huyện Tĩnh Gia
Đêm ngày 19 sang rạng sáng ngày 28 tháng 8 năm 1945, hàng vạn quần
chúng và tự vệ các tổng Sen Trì, Tuần La, Vân Trai, Yên Thái, Vân Trường
tiến về bao vây Dinh phủ Tĩnh Gia. Tri phủ Vũ Thế Hùng đem nộp toàn bộ ấn
tín, tài liệu đầu hàng cách mạng.
Sáng ngày 20 tháng 8 năm 1945, quần chúng và tự vệ trong huyện tập
trung tại sân vận động huyện chào đón Uỷ ban Nhân dân cách mạng lâm thời
huyện Tĩnh Gia. Đồng chí Lê Huy Tuần, Chủ tịch lâm thời huyện tuyên bố
xoá bỏ chính quyền thực dân phong kiến, thành lập Uỷ ban Nhân dân lâm thời
huyện gồm 5 đồng chí:
Đồng chí:


Lê Huy Tuần:

Chủ tịch

Đồng chí:

Nguyễn Hữu Vơn:

Phó Chủ tịch

Đồng chí:

Lường Côi:

Uỷ viên phụ trách quân sự

Đồng chí:

Lê Ngọc Cấn:

Phụ trách Văn phòng

Đồng chí:

Phan Huy Châu:

Phụ trách Tài chính.

SVTH: HỒ THỊ HUẾ


3


BÁO CÁO KIẾN TẬP

GVHD: TRỊNH VIỆT TIẾN

Đến tháng 04 năm 1946, nhân dân trong toàn huyện được thể hiện
quyền làm chủ thực sự của mình trong việc lựa chọn những đại biểu xứng
đáng vào hội đồng nhân dân các cấp trên quê hương Tĩnh Gia. Với sự tín
nhiệm cao của các tầng lớp nhân dân, những cán bộ có đủ trình độ, năng lực
phẩm chất được bầu vào Uỷ ban Hành chính các cấp. Uỷ ban Nhân dân hành
chính huyện (nay là UBND huyện) được thành lập thay thế cho Uỷ Ban nhân
dân lâm thời. Đồng chí Lê Huy Tuần, nguyên là chủ tịch Uỷ ban Nhân dân
lâm thời được bầu làm chủ tịch huyện (Uỷ ban Nhân dân hành chính cấp xã
cũng được kiện toàn và thay thế cho 54 Uỷ ban Nhân dân lâm thời các xã
trước đây).
Trải qua các thời kỳ cùng với sự phát triển chung của đất nước, từ 5 cán
bộ chủ chốt ban đầu, Uỷ ban nhân dân huyện Tĩnh Gia đã có thêm các phòng
ban chức năng (tổng số 14 phòng ban - phần cơ cấu tổ chức) tham mưu và
thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Kinh tế - văn hoá xã hội.

SVTH: HỒ THỊ HUẾ

4


BÁO CÁO KIẾN TẬP

GVHD: TRỊNH VIỆT TIẾN


1.1.3. Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Tĩnh Gia
Chủ tịch UBND
huyện

Phó chủ tịch UBND
phụ trách lĩnh vực
văn hóa – xã hội

Văn
phòng
HĐND
UBND
huyện

Phó chủ tịch UBND
phụ trách lĩnh vực
đất đai, xây dựng

Phòng
Nội vụ

Phòng
Công
thương

Phòng
Nông
nghiệp và
phát triển

nông thôn

Phòng y
tế

SVTH: HỒ THỊ HUẾ

Thanh tra
huyện

Phó chủ tịch UBND
phụ trách lĩnh vực
kinh tế - tài chính

Phòng
Tài
chính Kế
hoạch

Phòng
Tư pháp

Phòng
Giáo dục
và Đào
tạo

Phòng
Văn hóa
và Thông

tin

Phòng Lao
động
-Thương
binh và Xã
hội

Phòng
Tài
nguyên
môi
trường

5


BÁO CÁO KIẾN TẬP

GVHD: TRỊNH VIỆT TIẾN

UBND huyện Tĩnh Gia gồm 12 cơ quan chuyên môn. Mặc dù mỗi cơ
quan chuyên môn có một chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng tất cả đều có
chung một mục tiêu là góp phần đảm bảo sự chỉ đạo,quản lý thống nhất trong
bộ máy hành chính Nhà nước, cùng thực hiện các chủ trương, biện pháp phát
triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách
khác trên địa bàn huyện.
Phòng Nội vụ: Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng
quản lý hành chính Nhà nước các lĩnh vực: Tổ chức, biên chế các cơ quan
hành chính, sự nghiệp Nhà nước, cải cách hành chính, chính quyền địa

phương, địa giớ hành chính, cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước, cán bộ
công chức xã, phường, thị trấn, tổ chức phi Chính phủ, văn thư - lưu trữ nhà
nước, tôn giáo, thi đua - khen thưởng.
Phòng Tư pháp: Giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà
nước về: Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, kiểm tra, xử lý văn
bản quy phạm pháp luật, phổ biến pháp luật, chứng thực hộ tịch, trợ giúp pháp
lý và các công tác tư pháp khác.
Phòng Tài chính - Kế hoạch: Giúp UBND huyện thực hiện chức năng
quản lý Nhà nước về: Tài chính, tài sản, kế hoạch và đầu tư, tổng hợp thống
nhất về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân.
Phòng Tài nguyên và Môi trường: Giúp UBND huyện thực hiện chức
năng quản lý Nhà nước về: Tài nguyên đất, tài nguyên nước, khoáng sản, môi
trường, khí tượng, thủy văn, đo đạc bản đồ và biển(đối với những địa phương
có biển).
Phòng Lao động thương binh và Xã hội: Giúp UBND huyện thực hiện
chức năng quản lý Nhà nước về: Lao động, việc làm, dạy nghề, tiền công, tiền
lương, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, người có công, bảo vệ và chăm sóc
trẻ em, phòng chống tệ nạn xã hội.

SVTH: HỒ THỊ HUẾ

6


BÁO CÁO KIẾN TẬP

GVHD: TRỊNH VIỆT TIẾN

Phòng Văn hóa và Thông tin: Giúp UBND huyện thực hiện chức năng
quản lý Nhà nước về: Văn hóa, du lịch, thể dục, thể thao, bưu chính viễn

thông và internet, công nghệ thông tin, báo chí, xuất bản.
Phòng Y tế: Giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước
về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân gồm: Y tế cơ sở, y tế dự phòng,
khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo hiểm y
tế.
Thanh tra huyện: Giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà
nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý
Nhà nước của UBND huyện, phòng chống tham nhũng theo quy định của
pháp luật.
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Giúp UBND huyện thực
hiện chức năng quản lý Nhà nước về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy
sản, phát triển nông thôn,phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông thôn,
làng nghề nông thôn trên địa bàn.
Phòng Giáo dục: Giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà
nước về các lĩnh vực giáo dục bao gồm: Mục tiêu, chương trình và nội dung
giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, tiêu chuẩn cơ sở vật
chất, thiết bị trường học, quy chế thi cử và đảm bảo chất lượng giáo dục.
Văn phòng HĐND&UBND: Tham mưu tổng hợp cho UBND huyện về
hoạt động của UBND, tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện về chỉ đạo và
điều hành, cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của
HĐND,UBND và các cơ quan Nhà nước ở địa phương, đảm bảo cơ sở vật
chất, kỹ thuật cho hoạt động của HĐND và UBND.
Phòng Công thương: Giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý
Nhà nước về công thương ở địa phương.

SVTH: HỒ THỊ HUẾ

7



BÁO CÁO KIẾN TẬP

GVHD: TRỊNH VIỆT TIẾN

1.1.4. Chức năng, nhiệm vụ chung của UBND huyện Tĩnh Gia
1.1.4.1. Vị trí, chức năng
UBND huyện Tĩnh Gia do HĐND bầu ra, là cơ quan chấp hành của
HĐND, là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Chịu trách nhiệm
trước HĐND cùng cấp và cơ quan Nhà nước cấp trên.
UBND huyện Tĩnh Gia chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật,
các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND cùng
cấp nhằm đảm bảo thực hiện chủ trương, biện pháp, kinh tế xã hội, củng cố
quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn. Bên cạnh
đó UBND huyện Tĩnh Gia thực hiện chức năng QLNN ở địa phương, góp
phần đảm bảo sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy Nhà nước từ
Trung ương đến địa phương.
UBND huyện Tĩnh Gia là cơ quan được tổ chức và hoạt động theo
nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng
cường pháp chế XHCN, ngăn chặn và chống các biểu hiện tiêu cực khác của
CBCC trong bộ máy chính quyền địa phương.
1.1.4.2. Nhiệm vụ, quyền hạn
Căn cứ theo quy định của Nhà nước, UBND huyện Tĩnh Gia là cơ quan
QLNN ở địa phương, có nhiệm vụ, quyền hạn trong các lĩnh vực: Kinh tế,
nông - lâm - ngư - nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại,
dịch vụ, xây dựng giao thông vận tải, giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin
và thể dục thể thao, khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường, quốc
phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội…
- Trong lĩnh vực kinh tế:
+ Xây dựng kế hoạch phát triển KTXH hàng năm trình HĐND cùng
cấp thông qua để trình UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt; tổ chức và kiểm tra

việc thực hiện kế hoạch đó;

SVTH: HỒ THỊ HUẾ

8


BÁO CÁO KIẾN TẬP

GVHD: TRỊNH VIỆT TIẾN

+ Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn và lập dự toán điều
chỉnh ngân sách địa phương; quyết toán ngân sách địa phương;
+ Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương; hướng dẫn, kiểm tra UBND
xã, thị trấn xây dựng và thực hiện ngân sách;
+ Phê chuẩn kế hoạch KTXH của xã, thị trấn.
- Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy sản và đất
đai:
+ Xây dựng, trình HĐND cùng cấp thông qua các chương trình khuyến
khích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp ở địa phương và tổ
chức thực hiện các chương trình đó;
+ Chỉ đạo UBND xã, thị trấn thực hiện các biện pháp chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp, bảo vệ rừng, trồng rừng và khai thác lâm
sản, phát triển ngành, nghề đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản;
+ Thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, giải quyết các tranh
chấp đất đai, thanh tra đất đai theo QĐCPL;
+ Xây dựng quy hoạch thuỷ lợi; tổ chức bảo vệ đê điều, các công trình
thuỷ lợi vừa và nhỏ; quản lý mạng lưới thuỷ nông trên địa bàn theo QĐCPL.
- Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
+ Tham gia với UBND tỉnh trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch

phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện;
+ Xây dựng và phát triển các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
dịch vụ ở các xã, thị trấn;
+ Tổ chức thực hiện xây dựng và phát triển các làng nghề truyền thống,
sản xuất sản phẩm có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu;
- Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải:
+ Tổ chức lập, trình duyệt hoặc xét duyệt theo thẩm quyền quy hoạch
xây dựng địa điểm dân cư trên địa bàn;

SVTH: HỒ THỊ HUẾ

9


BÁO CÁO KIẾN TẬP

GVHD: TRỊNH VIỆT TIẾN

+ Quản lý, khai thác, sử dụng các công trình giao thông và kết cấu hạ
tầng cơ sở theo sự phân cấp;
+ Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và kiểm tra việc thực
hiện pháp luật về xây dựng…
- Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch:
+ Xây dựng, phát triển mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch;
+ Kiểm tra việc thực hiện các quy tắc về an toàn và vệ sinh trong hoạt
động thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn;
+ Kiểm tra việc chấp hành quy định của Nhà nước về hoạt động thương
mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn.
- Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin và thể dục thể
thao:

+ Xây dựng các chương trình, đề án phát triển văn hoá, giáo dục, thông
tin, thể dục thể thao, y tế, phát thanh trên địa bàn huyện và tổ chức thực hiện
sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các QĐCPL về phổ cập giáo dục;
+ Quản lý các công trình công cộng được phân cấp; hướng dẫn các
phong trào; bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hoá và danh
lam thắng cảnh do địa phương quản lý;
+ Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế; quản lý các trung tâm y
tế, trạm y tế; chỉ đạo và kiểm tra việc bảo vệ sức khoẻ nhân dân; phòng,
chống dịch bệnh;
+ Kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động của các cơ sở
hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở in, phát hành xuất bản phẩm;
+ Tổ chức, chỉ đạo việc dạy nghề, giải quyết việc làm cho người lao
động; tổ chức thực hiện phong trào xoá đói, giảm nghèo;
- Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường:

SVTH: HỒ THỊ HUẾ

10


BÁO CÁO KIẾN TẬP

GVHD: TRỊNH VIỆT TIẾN

+ Thực hiện các biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ phục
vụ sản xuất và đời sống nhân dân ở địa phương;
+ Tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường; phòng, chống, khắc phục hậu
quả thiên tai, bão lụt;
+ Tổ chức thực hiện các QĐCPL về tiêu chuẩn đo lường và chất lượng

sản phẩm;
- Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội:
+ Tổ chức phong trào quần chúng tham gia xây dựng lực lượng vũ
trang và quốc phòng toàn dân; chỉ đạo việc xây dựng và huấn luyện lực lượng
dân quân tự vệ;
+ Tổ chức đăng ký, khám tuyển nghĩa vụ quân sự; quyết định việc nhập
ngũ, giao quân, việc hoãn, miễn thi hành nghĩa vụ quân sự và xử lý các
trường hợp vi phạm theo QĐCPL;
+ Tổ chức thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây
dựng lực lượng công an nhân dân huyện vững mạnh, bảo vệ bí mật nhà nước;
+ Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các QĐCPL về quản lý hộ khẩu,
quản lý việc cư trú;
+ Tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân tham gia phong trào bảo
vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
1.2. Tổng quan về phòng Nội vụ
Căn cứ vào Quyết định số 952/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh
Thanh Hóa ngày 1 tháng 4 năm 2009 về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức
của các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Nội vụ. Theo đó, Phòng Nội vụ có
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức như sau:
1.2.1. Vị trí, chức năng
- Vị trí:
Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Tĩnh Gia,

SVTH: HỒ THỊ HUẾ

11


BÁO CÁO KIẾN TẬP


GVHD: TRỊNH VIỆT TIẾN

chịu sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện về tổ chức, biên chế và công tác của
UBND huyện Tĩnh Gia, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra, hướng
dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hóa.
- Chức năng:
Phòng Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được cấp kinh
phí hoạt động và tài khoản tại Kho bạc nhà nước theo quy định.
Phòng Nội vụ huyện Tĩnh Gia có chức năng tham mưu, giúp UBND
huyện thực hiện chức năng quản lí nhà nước, về các lĩnh vực: Tổ chức biên
chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách chính quyền địa
phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ,
công chức phường hội, thị trấn, các tổ chức phi chính phủ, văn thư - lưu trữ,
thi đua - khen thưởng.
1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Trình UBND huyện các văn bản hướng dẫn về công tác nội vụ trên địa
bàn và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.
Trình UBND huyện ban hành quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch
dài hạn và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ
thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.
Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế
hoạch sau khi được phê duyệt.
1.2.3. Cơ cấu tổ chức
Phòng Nội vụ bao gồm:
- Phòng Nội vụ có 01 trưởng phòng, 02 phó trưởng phòng và 03 cán bộ
công chức.

SVTH: HỒ THỊ HUẾ

12



BÁO CÁO KIẾN TẬP

GVHD: TRỊNH VIỆT TIẾN

Sơ đồ cơ cấu Phòng Nội vụ:
TRƯỞNG PHÒNG

PHÓ PHÒNG

CHUYÊN
VIÊN

PHÓ PHÒNG

CHUYÊN
VIÊN

CHUYÊN
VIÊN

+ Trưởng Phòng Nội vụ: Lê Năng Lương: Chịu trách nhiệm trước
UBND, Chủ tịch UBND cấp huỵên và trước pháp luật về việc thực hiện chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và toàn bộ hoạt dộng của phòng trực
tiếp phụ trách các lĩnh vực.
+ Phó trưởng phòng: Là người giúp Trưởng phòng phụ trách và theo
dõi một số mặt công tác và được ủy quyền thực hiện một số công việc cụ thể
khi trưởng phòng vắng mặt. Cụ thể:
+ Phó trưởng phòng 01: Trần Hoàng Gia: Quản lí cán bộ, công chức,

viên chức và tổ chức chính quyền;
+ Phó trưởng phòng 02: Dương Thị Hằng: Quản lí dân tộc, tông giáo.
+ Có 03 chuyên viên: Phòng trực tiếp phụ trách các lĩnh vực theo sự
phân công của trưởng phòng.

SVTH: HỒ THỊ HUẾ

13


BÁO CÁO KIẾN TẬP

GVHD: TRỊNH VIỆT TIẾN

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ BỒI
DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI UBND HUYỆN TĨNH GIA
2.1. Cơ sở lí luận về công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức
2.1.1. Khái niệm đào tạo và bồi dưỡng
Khái niệm Đào tạo, theo điểm 1, Điều 5 Nghị định số 18/2010/NĐ-CP
ngày 05 tháng 03 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức
thì: “Đào tạo là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ
năng theo quy định của từng cấp học, bậc học”. Đào tạo được hiểu là quá
trình tác động đến con người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững
những tri thức, kỹ năng một cách có hệ thống, chuẩn bị cho người đó thích
nghi với cuộc sống và khả năng nhận sự phân công nhất định, hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao.
Khái niệm bồi dưỡng theo điểm 2, Điều 5 Nghị định số 18/2010/NĐCP ngày 05 tháng 03 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công
chức thì: “Bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ
năng làm việc”. Như vậy, bồi dưỡng là học tập để nâng cao kỹ năng và năng
lực liên quan đến nhiệm vụ đang làm trên cơ sở của mặt bằng kiến thức đã

được đào tạo trước đó, nhằm gia tăng khả năng hoàn thành nhiệm vụ của cơ
quan, tổ chức và cá nhân cán bộ, công chức.
Tóm lại, trong lĩnh vực hành chính, đào tạo bồi dưỡng CBCC là hoạt
động của cơ quan quản lý CBCC, của cơ sở đào tạo bồi dưỡng nhằm trang bị
và nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc, phẩm chất đạo đức cho CBCC theo
tiêu chuẩn quy định của từng ngạch, từng chức vụ của cán bộ, công chức.
2.1.2. Khái niệm cán bộ, công chức
Theo Điều 4 của Luật cán bộ, công chức năm 2008 thì cán bộ, công
chức được định nghĩa như sau:
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn bổ nhiệm giữ

SVTH: HỒ THỊ HUẾ

14


BÁO CÁO KIẾN TẬP

GVHD: TRỊNH VIỆT TIẾN

chức vụ chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt
Nam, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương( sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh( sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng
lương từ ngân sách nhà nước.
Công chức là công dân Việt Nam, được quyền tuyển dụng bổ nhiệm
vào nghạch, chức vụ, chức danh của Đảng cộng sản Việt Nam, nhà nước. Tổ
chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, trong cơ quan , đơn
vị thuộc quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên
nghiệp, công nhân quốc phòng, trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân

mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy quản lý,
lãnh đạo của cơ quan sự nghiệp công lập thì lương được đảm bảo từ quỹ
lương của đơn vị sự ngiệp công lập theo quy định của pháp luật.
2.1.3. Mục tiêu của công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức
- Trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản, bổ sung kiến thức
chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý nhằm xây dụng đội ngũ CBCC Nhà nước
thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ; trung thành với chế độ XHCN, tận tuỵ
với công vụ; có trình độ, quảnlý tốt, đáp ứng yêu cầu của việc kiện toàn và
nâng cao hiệu quả của bộ máy Nhà nước; thực hiện chương trình cải cách một
bước nền hành chính Nhà nước.
- Đào tạo, bồi dưỡng CBCC Nhà nước theo tiêu chuẩn của từng ngạch
công chức và chức danh cán bộ quản lý đã được Nhà nước ban hành nhằm
khắc phục về cơ bản những khiếm khuyết, hẫng hụt hiện nay để thực thi công
vụ, đảm bảo yêu cầu công việc, và tạo nguồn nhân lực thường xuyên cho các
cơ quan Nhà nước, bao gồm thi tuyển công chức, đào tạo tiền công vụ, đào
tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm, thi nâng ngạch, bậc công chức.

SVTH: HỒ THỊ HUẾ

15


BÁO CÁO KIẾN TẬP

GVHD: TRỊNH VIỆT TIẾN

2.1.4. Vai trò của công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức
Trong giai đọan hiện nay, công tác đào tạo - bồi dưỡng CBCC hiện nay
có những vai trò sau đây:
- Đào tạo và bồi dưỡng CBCC nhằm phục vụ cho sự nghiệp CNH HĐH đất nước, đào tạo - bồi dưỡng CBCC có trình độ chuyên môn, nghiệp

vụ, có năng lực, phẩm chất sẽ góp phần thúc đẩy sự nghiệp CNH - HĐH đất
nước.
- Đào tạo và bồi dưỡng CBCC nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc
cải cách hành chính.
- Tạo ra một đội ngũ CBCC vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ, có
năng lực, phẩm chất, tinh thần trách nhiệm, say mê với công việc tận tụy phục
vụ nhân dân, có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Xây dựng một đội ngũ CBCC năng động, nhạy bén, linh hoạt, có khả
năng thích nghi với môi trường làm việc hiện đại, khả năng giải quyết công
việc nhanh góp phần thúc đẩy sự phát triển của huyện.
2.1.5. Hình thức đào tạo
Theo quy định tại Điều 22 của Quy chế đào tạo, bồi dưỡng CBCC thì
các hình thức cơ bản tổ chức đào tạo, bồi dưỡng CBCC là tập trung, bán tập
trung, tại chức
 Đào tạo tập trung
Bao gồm cả tập trung dài hạn và ngắn hạn, thời gian từ 6 tháng đến 1
năm; đối với lớp dài hạn, thời gian từ 2 đến 3 năm. Học viên theo học sẽ
không phải đảm nhận công việc ở cơ quan và tập trung theo học liên tục theo
thời gian đã quy định. Hình thức này thường áp dụng cho các đối tượng
CBCC trẻ, dự nguồn trong nguồn quy hoạch.
 Đào tạo tại chức
Học viên vừa tham gia khóa học, vừa đi làm. Mỗi năm tập trung 3 - 4

SVTH: HỒ THỊ HUẾ

16


BÁO CÁO KIẾN TẬP


GVHD: TRỊNH VIỆT TIẾN

đợt, mỗi đợt 1- 3 tháng. Hình thức này thường áp dụng cho các đối tượng lớn
tuổi, không có điều kiện đào tạo tập trung và cho cả CBCC đang công tác.
2.1.6. Quy trình của công tác đào tạo, bồi dưỡng.
Quy trình đào tạo bồi dưỡng bao gồm:
Xác định nhu cầu đào tạo

Đánh giá đào tạo

Lập kế hoạch đào tạo

Thực hiện kế hoạch đào tạo

2.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức tại UBND huyện Tĩnh Gia
2.2.1. Về số lượng và cơ cấu
Theo báo cáo chất lượng, số lượng cán bộ công chức năm 2015 cán bộ,
công chức trong biên chế của UBND huyện là 126 người.
Về cơ cấu:
 Theo giới tính
Bảng 2.1: Đặc điểm cơ cấu theo giới tính của CBCC tại UBND huyện
Tĩnh Gia
Giới tính
Nam
Nữ

Số lượng (người)
78
48
( Nguồn: Phòng Nội vụ)


Tỉ lệ(%)
62
38

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy cơ cấu về giới tính của độ ngũ cán bộ ,
công chức tại UBND chưa thoát khỏi tình trạng chênh lệch, thiếu cân đối giữa
giới tính nam và nữ. Số lượng cán bộ, công chức nữ là 38% trong khi đó số

SVTH: HỒ THỊ HUẾ

17


BÁO CÁO KIẾN TẬP

GVHD: TRỊNH VIỆT TIẾN

lượng cán bộ, công chức nam là 62% ít hơn 20%. Tuy nhiên, nếu so sánh với
năm 2011 thì số lượng cán bộ công chức nữ đã tăng từ 16 người lên 48 người
trong năm 2015, tỉ lệ tăng từ 20% lên 38%, điều đó chứng tỏ sự quan tâm của
Đảng, chính phủ, của huyện đối với cán bộ công chức là nữ giới, đảm bảo
điều kiện học tập và công tác cho cán bộ, công chức nữ.
 Theo độ tuổi
Bảng 2.2: Đặc điểm cơ cấu theo độ tuổi của CBCC tại UBND huyện
Tĩnh Gia
Độ tuổi
Dưới 30
Từ 30 – 50
Trên 50


Số lượng (người)
37
65
24

Tỉ lệ (%)
29
52
19
(Nguồn: phòng Nội vụ)

Qua bảng số liệu ta thấy đội ngũ cán bộ, công chức UBND huyện ngày
càng được trẻ hóa. Lực lượng cán bộ, công chức tuổi dưới 30 chiếm 29% điều
này rất khả quan cho lực lượng lãnh đạo trong tương lai. Độ tuổi 30 tới 50
chiếm 52%, đây vẫn là lực lượng nòng cốt cho công tác phát triển hiện nay tại
huyện, độ tuổi trên 50 chiếm tỉ lệ ít hơn. Điều này phù hợp với tiến trình phát
triển hiện nay, bởi vì lực lượng lao động trẻ của huyện ngày càng tăng, công
tác đào tạo bồi dưỡng đã xây dựng được một lực lượng lớn trí thức trẻ năng
động có thể đảm đương nhiều chức vụ công tác quan trọng và có triển vọng
trong tương lai.
2.2.2 Về chất lượng
 Trình độ chuyên môn

SVTH: HỒ THỊ HUẾ

18


BÁO CÁO KIẾN TẬP


GVHD: TRỊNH VIỆT TIẾN

Bảng 2.3: Chất lượng CBCC theo trình độ chuyên môn tại UBND
huyện Tĩnh Gia
Trình độ
Thạc sĩ
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp

Số lượng
7
102
4
13
 (Nguồn: phòng Nội vụ)

Tỉ lệ(%)
6
81
3
10

Thông qua bảng số liệu ta thấy đa số cán bộ, công chức cấp huyện có
trình độ đại học và trên đại học. Đây là con số khả quan đáp ứng yêu cầu công
việc và công cuộc cải cách hành chính.
Số lượng trung cấp chiếm 10%, đây là con số ít. Tuy nhiên để đảm bảo
chất lượng công việc thì cần phải có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng để nâng cao
trình độ cho 10% số lượng cán bộ công chức này.

 Trình độ lý luận chính trị
Bảng 2.4: Trình độ lý luận của CBCC tại UBND huyện Tĩnh Gia
Trình độ
Số lượng
Tỉ lệ(%)

Cao cấp

Cử nhân

17
13

5
4

Trung cấp và

Chưa qua đào

trương đương
tạo
50
54
40
43
(Nguồn: phòng Nội vụ)

Quan sát bảng số liệu ta thấy tỉ lệ cán bộ công chức được bồi dưỡng
chính trị cấp cao cấp chiếm 13%, cử nhân chỉ chiếm 4%, trung cấp lý luận

chính trị chiếm 40%, số còn lại là 43% không được bồi dưỡng. 43% số cán
bộ, công chức chưa qua bồi dưỡng lý luận chính trị là một con số lớn. Có thể
nói rằng cấp lãnh đạo không quan tâm nhiều tới công tác bồi dưỡng nâng cao
trình độ chính trị, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ công chức trên địa
bàn huyện.
 Trình độ quản lý hành chính
Bảng 2.5: Trình độ quản lý hành chính của CBCC tại UBND huyện

SVTH: HỒ THỊ HUẾ

19


BÁO CÁO KIẾN TẬP

GVHD: TRỊNH VIỆT TIẾN

Tĩnh Gia
Trình độ
Chuyên viên cao cấp
Chuyên viên chính
Chuyên viên
Cán sự

Số lượng
0
8
112
6


Tỉ lệ(%)
0
6
89
5
( Nguồn: phòng Nội vụ)

Từ bảng số liệu này ta có thể thấy trình độ về quản lý hành chính nhà
nước của cán bộ, công chức huyện Tĩnh Gia tương đối cao, đáp ứng được yêu
cầu nhiệm vụ đặt ra trong thời kỳ CNH – HĐH. Tỉ lệ cán bộ, công chức từ
trình độ chuyên viên trở lên chiếm 95%, tuy nhiên chuyên viên cao cấp thì
chưa có và chủ yếu là chuyên viên.
 Trình độ tin học, ngoại ngữ
Bảng 2.6: Trình độ tin học, ngoại ngữ của CBCC tại UBND hyện Tĩnh Gia
Trình độ
Số lượng
Tỉ lệ(%)

Tin học
94
69

Ngoại ngữ
98
72
(Nguồn: phòng Nội Vụ)

Quan sát bảng số liệu ta thấy trình độ tin học ngoại ngữ của cán bộ,
công chức huyện tương đối cao và đồng đều. Bắt kịp với sự phát triển của thế
giới và đặc biệt là công cuộc cải cách hành chính, công tác ứng dụng công

nghệ thông tin đang được phát triển mạnh mẽ ở các cơ quan hành chính nhà
nước. Vì vậy các các cán bộ, công chức cần phải học hỏi để nâng cao về trình
độ tin học và ngoại ngữ, tránh sự lạc hậu, yếu kém so với mặt bằng chung của
xã hội hiện nay.
2.3. Thực trạng công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức
tại UBND huyện Tĩnh Gia
2.3.1. Xác định về nhu cầu đào tạo
Giống như nhiều cơ sở đào tạo khác, trước đây UBND huyện Tĩnh Gia
chưa quan tâm đúng mức tới nhu cầu đào tạo. Do đó, các chương trình đào

SVTH: HỒ THỊ HUẾ

20


×