Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện mỹ lộc đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-----------------------------------

NINH THỊ THANH TÂM

HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH
NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN MỸ LỘC ĐẾN NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HÀ NỘI - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-----------------------------------

NINH THỊ THANH TÂM

HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH
NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN MỸ LÔC ĐẾN NĂM 2020
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. PHẠM CẢNH HUY



HÀ NỘI - 2016


Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu
thực sự của cá nhân tác giả, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến
thức kinh điển, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa
học của Tiến sĩ Phạm Cảnh Huy, Giảng viên Viện Kinh tế và Quản lý, Trường
Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Các số liệu và những kết quả trong luận văn là trung thực, các đánh giá,
kiến nghị đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm, chưa từng được công bố
dưới bất cứ hình thức nào trước khi trình, bảo vệ và công nhận bởi “Hội Đồng
đánh giá luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kinh tế ”.
Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên./.

Tác giả

Ninh Thị Thanh Tâm

Ninh Thị Thanh Tâm

Khóa 2014A


Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ VÀ QUẢN LÝ THU THUẾ
ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP ................................................................ 5
1.1. Một số vấn đề cơ bản về thuế................................................................. 5
1.1.1. Khái niệm: ....................................................................................... 5
1.1.2. Bản chất, chức năng của thuế.......................................................... 5
1.1.3. Phân loại thuế, các yếu tố cơ bản cấu thành một sắc thuế .............. 6
1.1.4. Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường .................................. 9
1.2 Quản lý thu thuế và hệ thống chính sách thuế hiện hành tại Việt Nam 12
1.2.1. Quản lý thu thuế ............................................................................ 12
1.2.2. Hệ thống chính sách thuế .............................................................. 16
1.2.3. Các sắc thuế áp dụng đối với loại hình doanh nghiệp: ................. 17
1.3. Quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ................................................ 23
1.3.1. Khái niệm, đặc điểm về quản lý thu thuế...................................... 23
1.3.2. Mục tiêu của quản lý thu thuế ....................................................... 25
1.3.3. Ý nghĩa của quản lý thu thuế ........................................................ 26
1.3.4. Nội dung quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp.......................... 28
1.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu: .................................. 33
1.4.1. Nhân tố bên trong:......................................................................... 33
1.4.2. Các yếu tố về môi trường bên ngoài: ............................................ 37
Kết luận chương I: ........................................................................................ 40


Ninh Thị Thanh Tâm

Khóa 2014A


Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI CÁC
DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỸ LỘC .......................... 41
2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế- xã hội huyện Mỹ Lộc .............................. 41
2.1.1. Khái quát vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ..................................... 41
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội ............................................................. 41
2.1.3. Đặc điểm, tình hình phát triển doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện
Mỹ Lộc. ................................................................................................... 44
2.1.4. Khái quát về tổ chức bộ máy quản lý thu thuế và việc thực hiên
chức năng quản lý thu thuế tại Chi cục thuế huyện Mỹ Lộc .................. 46
2.3. Thực trạng công tác quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp trên địa
bàn huyện Mỹ Lộc từ năm 2011-2015. ....................................................... 52
2.3.1. Về quản lý đối tượng nộp thuế :.................................................... 52
2.3.2 . Lập dự toán thuế: ......................................................................... 59
2.3.3. Tổ chức thu thuế: .......................................................................... 60
2.3.4. Công tác kiểm tra thuế .................................................................. 64
2.3.5. Áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thu thuế ..... 68
2.4. Đánh giá về công tác quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp trên
địa bàn huyện Mỹ Lộc: ............................................................................... 71
2.4.1. Những kết quả đạt được: ............................................................... 71
2.4.2. Những hạn chế .............................................................................. 71
2.4.3. Những khó khăn trong quản lý thu thuế. ...................................... 78

Kết luận chương 2: ........................................................................................ 80
CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI CÁC
DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỸ LỘC .......................... 81
3.1. Định hướng, mục tiêu của chi cục thuế huyện Mỹ Lộc về quản lý thu
NSNN giai đoạn 2015-2020 ........................................................................ 81
3.1.1. Quan điểm phát triển KT-XH của huyện Mỹ Lộc ........................ 81

Ninh Thị Thanh Tâm

Khóa 2014A


Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

3.1.2. Mục tiêu phát triển KT-XH của huyện Mỹ Lộcđến năm 2020..... 81
3.1.3. Mục tiêu của chi cục thuế về quản lý thu ngân sách giai đoạn 20152020 ......................................................................................................... 82
3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với doanh
nghiệp trên địa bàn huyện Mỹ Lộc đến năm 2020...................................... 83
3.2.1. Giải pháp về cơ cấu tổ chức bộ máy: ............................................ 83
3.2.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền hỗ trợ, nâng cao nhận thức của
các doanh nghiệp. .................................................................................... 86
3.2.3. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hạ tầng kỹ thuật tiên tiến
nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lýthu thuế. ................................ 87
3.2.4. Giải pháp về công tác kiểm tra thuế.............................................. 88
3.2.5. Giải pháp về công tác quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế đối với
các doanh nghiệp. .................................................................................... 89
3.2.6. Tăng cường công tác kê khai và kế toán thuế ............................... 90
3.2.7. Tăng cường quản lý thu nhập chịu thuế và thuế TNDN đối với

doanh nghiệp. .......................................................................................... 92
3.2.8. Một số giải pháp khác ................................................................... 93
Kết luận chương 3 ......................................................................................... 98
KẾT LUẬN .................................................................................................... 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ninh Thị Thanh Tâm

Khóa 2014A


Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT

NNT

Người nộp thuế

CNTT

Công nghệ thông tin

GTGT

Giá trị gia tăng

TNDN


Thu nhập doanh nghiệp

TNCN

Thu nhập cá nhân

TTHC

Thủ tục hành chính

CSDL

Cơ sở dữ liệu

CQT

Cơ quan thuế

HTKK

Hỗ trợ kê khai

QLT

Ứng dụng Quản lý thuế

TINC

Ứng dụng đăng ký thuế


QHS

Ứng dụng theo dõi nhận trả hồ sơ thuế

iHTKK

Hệ thống khai thuế qua mạng

TTĐB

Thuế tiêu thụ đặc biệt

CCHC

Cải cách hành chính

NSNN

Ngân sách Nhà nước

TTHT

Tuyên truyền hỗ trợ

ĐTNT

Đối tượng nộp thuế

Ninh Thị Thanh Tâm


Khóa 2014A


Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU
Bảng 2.2: Biên chế công chức chi cục thuế Mỹ Lộc ...................................... 48
Bảng 2.3: Thống kê đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức............................. 50
Bảng 2.4: Thu ngân sách trên địa bàn huyện .................................................. 51
Bảng 2.5: Doanh nghiệp đăng ký thuế Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015
......................................................................................................................... 52
Bảng 2.6: Kết quả công tác tuyên truyền người nộp thuế
Giai đoạn 2011– 2015 ..................................................................................... 55
Bảng 2.7: Kết quả công tác hỗ trợ người nộp thuế Giai đoạn 2011 - 2015 .... 56
Bảng 2.4: Thu ngân sách trên địa bàn huyện .................................................. 59
Hình 2. 8 : Triển khai dự toán đến từng đội thuế năm 2015. ......................... 60
Bảng 2.9. Kết quả hoàn thuế GTGT cho doanh nghiệp giai đoạn 2011 - 2015.... 61
Bảng 2.10: Tình hình nợ đọng thuế giai đoạn 2011 - 2015 ............................ 63
Bảng 2.11: Kết quả kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn giai đoạn
2011 - 2015...................................................................................................... 65
Bảng 2.12: Kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế đối với doanh nghiệp giai đoạn
2011 - 2015...................................................................................................... 67
Bảng 2.13: Các ứng dụng tin học đã triển khai nhằmphục vụ công tác quản lý
thuế .................................................................................................................. 70
Bảng 3.1. Giải pháp về nhóm nhân sự: ........................................................... 85
Bảng 3.2: Về tăng cường công tác đào tạo: .................................................... 86


Ninh Thị Thanh Tâm

Khóa 2014A


Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thuế là nguồn thu chủ yếu, lâu dài là bộ phận quan trọng nhất của ngân
sách nhà nước, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Mục
tiêu quan trọng của nước ta là xây dựng được một hệ thống thuế có hiệu lực và
hiệu quả cao. Điều này không chỉ phụ thuộc vào chính sách thuế hợp lý mà còn
phụ thuộc rất lớn vào công tác quản lý thuế của nhà nước.
Sau hơn 20 năm thực hiện cải cách chính sách thuế và quản lýthu thuế,
ngành thuếđã có những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã
hội, góp phần hoàn thành các nhiệm vụ phát triển màĐảng và Nhà nước đãđề ra.
Hệ thống chính sách thuế tương đối hoàn chỉnh, đảm bảo bao quát đầy đủ các
nguồn thu và phù hợp với nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
Quản lýthu thuế từng bước được chuyên môn hoá, phát huy tốt vai trò, trách
nhiệm của cá nhân và tập thể trong quản lý thu nộp thuế, bảo đảm tính công
khai, minh bạch, dân chủ và đổi mới.
Cục thuế tỉnh Nam Định được thành lập năm 1990, Chi cục thuế huyện Mỹ
Lộc trực thuộc Cục thuế tỉnh Nam Định trong nhiều năm đều hoàn thành nhiệm
vụ thu NSNN.Cùng với ngành thuế cả nước, ngành thuế Nam Định luôn quan
tâm tới công tác quản lýthu thuế trên địa bàn. Công tác tổ chức quản lýthu thuế
từng bước được cải cách, hiện đại hoá, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán
bộ công chức thuế ngày càng được nâng lên, kết quả thu ngân sách nhà nước

năm sau luôn cao hơn năm trước. Tuy nhiên, theo đánh giá chung thì công tác
quản lýthu thuếđối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Mỹ Lộc còn bộc lộ
một số tồn tại, đó là: Tình trạng nộp thuế chưa phản ánh đúng quy mô SXKD
của doanh nghiệp, còn nhiều doanh nghiệp có hành vi gian lận trốn thuế, chiếm
đoạt tiền thuế của Nhà nước; việc bố trí sắp xếp lực lượng cán bộ công chức làm
công tác kiểm tra còn ít do vậy chưa phát hiện được nhiều trường hợp vi phạm

Ninh Thị Thanh Tâm

Trang 1

Khóa 2014A


Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

pháp luật về thuếđể ngăn chặn xử lý kịp thời; công tác tuyên truyền hướng dẫn
chính sách pháp luật thuế cho người nộp thuế có lúc còn đại khái; còn tồn tại một
bộ phận công chức thuế chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc quản lýthu
thuế theo hướng hiện đại hóa ngành thuế.Chính sách thuế chưa bao quát hết
mọi nguồn thu trong nền kinh tế, chưa đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế,
tình trạng thất thu còn nhiều, bộ máy thu thuế còn cồng kềnh, hiệu quả chưa
cao. Việc nghiên cứu để hoàn thiện tìm những giải pháp đổi mới, cải tiến quy
trình, thủ tục cũng nhưđề xuất đổi mới pháp luật, để làm tăng thêm hiệu lực,
hiệu quả của công cụ thuế trở nên rất cần thiết.
Hiện nay xu thế hội nhập kinh tế trong khu vực và thế giới tiến tới toàn cầu
hoá là tất yếu khách quan. Theo đó hội nhập quốc tế về thuế ngày càng rộng và
sâu nhằm khuyến khích đầu tư, tự do hoá thương mại trên toàn thế giới. Ngoài

việc phải xây dựng hệ thống chính sách thuế tương thích thì quản lýthu thuế phải
được cải cách và hiện đại hoá theo các chuẩn mực quản lýthu thuế quốc tế nhằm
tạo điều kiện thuận lợi để thu hút mạnh mẽđầu tư nước ngoài vào Việt Nam và
khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, tạo môi trường
thuận lợi đồng nhất về thuếđể phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Những yếu tố nêu trên đặt ra một yêu cầu cấp thiết phải nâng cao hiệu
quả quản lý thu thuế nói chung, và hiệu quả quản lý thu thuế đối với các
doanh nghiệp nói riêng nhằm tăng thu cho Ngân sách nhà nước đồng thời bắt
kịp với sự phát triển và mở rộng hội nhập của các ngành kinh tế trong khu vực
khi mà chúng ta ký kết hiệp định TPP – hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái
Bình Dương. Được công tác tại ngành thuế, qua thực tế ở Chi cục thuế và các
phòng chức năng của Cục thuế, có cơ hội tìm hiểu thực trạng về công tác
quản lý thuếđối với doanh nghiệp, tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện quản lý
thu thuế đối với các doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện Mỹ Lộc đến
năm 2020” làm đề tài luận văn thạc sĩ.

Ninh Thị Thanh Tâm

Trang 2

Khóa 2014A


Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

2. Mục đích và nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
- Mục đích: Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý
thu thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Mỹ Lộc.

- Nhiệm vụ của luận văn:
+ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận của quản lý thu thuế đối với các
doanh nghiệp.
+ Phân tích đánh giá thực trạng quản lý thu thuế đối với các doanh
nghiệp trên địa bàn huyện.
+ Đề xuất quan điểm, giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục hoàn thiện và tăng
cường quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp tại huyệnđến năm 2020.
- Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu:
+Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý thu thuế đối với các doanh
nghiệp.
+ Phạm vi nghiên cứu của đề tài: địa bàn huyện Mỹ Lộc
Số liệu sử dụng trong 5 năm (2011-2015).
3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Từ những đánh giá về thực trạng, những ưu điểm, khuyết điểm và
nguyên nhân của những tồn tại trong công tác quản lý thu thuế đối với các
doanh nghiệp tạihuyện Mỹ Lộc, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn
thiện công tác quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện
đến năm 2020.
Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho lãnh đạo và các
cán bộ nghiệp vụ ở cơ quan Thuế trong quá trình lập dự toán, phân tích, đánh
giá kế hoạch thu, đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
quản lý thu thuế ở đơn vị. Đảm bảo sự tinh tế trong hành thu; hạn chế đến
mức thấp nhất hiện tượng thất thu thuế; thực hiện công bằng trong điều tiết
thuế ở các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế.

Ninh Thị Thanh Tâm

Trang 3

Khóa 2014A



Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

4. Bố cục của luận văn
Luận văn được kết cấu như sau:
Chương I:Lý luận chung về Thuế và quản lý thu thuế đối với các doanh
nghiệp.
Chương II: Thực trạng công tác quản lý thu thuế đối với các doanh
nghiệp tại Chi cục Thuế Mỹ Lộc.
Chương III:Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp
tạiChi cục Thuế Mỹ Lộcđến năm 2020.

Ninh Thị Thanh Tâm

Trang 4

Khóa 2014A


Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

CHƯƠNG I:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ VÀ QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. Một số vấn đề cơ bản về thuế

Ra đời, tồn tại cùng với Nhà nước từđóđến nay thuếđã trải qua một quá trình
phát triển lâu dài, quan niệm về thuế cũng thay đổi và không ngừng hoàn thiện.
1.1.1. Khái niệm:
Thuế là khoản đóng góp bắt buộc theo luật của mỗi tổ chức, cá nhân đối
với nhà nước, không hoàn trả trực tiếp ngang giá, nhưng được dùng để trang
trải các chi phí vì lợi ích chung của toàn dân như: quốc phòng, an ninh, giao
thông, giáo dục, y tế…
1.1.2. Bản chất, chức năng của thuế
1.1.2.1 Bản chất của thuế
Bản chất của thuếđược thể hiện bởi các thuộc tính bên trong, vốn có của
thuế. Những thuộc tính đó có tính ổn định tương đối qua từng giai đoạn phát
triển và biểu hiện thành những đặc trưng riêng của thuế, qua đó giúp ta phân
biệt giữa thuế với các công cụ tài chính khác. Những đặc trưng đó là:
(1) Tính bắt buộc: là thuộc tính cơ bản vốn có của thuếđể phân biệt giữa
thuế với các hình thức động viên tài chính khác của NSNN.
(2) Tính không hoàn trả trực tiếp: Tính chất không hoàn trả trực tiếp
của thuếđược thể hiện ở chỗ thuếđược hoàn trả gián tiếp cho người nộp thuế
thông qua các dịch vụ công cộng của Nhà nước.
(3) Tính pháp lý cao: Thuế là một công cụ tài chính có tính pháp lý cao.
Điều này được quyết định bởi quyền lực chính trị của Nhà nước. Nhà nước
làmột tổ chức chính trị, đại diện cho quyền lợi của giai cấp thống trị, thi hành
các chính sách do giai cấp thống trịđặt ra để cai trị xã hội. Vì vậy, để bắt buộc
các công dân “tự nguyện” nộp thuế thì Nhà nước phải sử dụng đến quyền lực
của mình, quyền lực ấy được thể hiện bằng luật pháp.
Ninh Thị Thanh Tâm

Trang 5

Khóa 2014A



Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

1.1.2.2. Chức năng của thuế:
Chức năng của một sự vật hay một đối tượng nào đó là sự thể hiện công
dụng vốn có của nó. Đối với một phạm trù kinh tế chức năng phản ánh bản
chất sự tác động của nó, là một phương thức đặc biệt biểu hiện những đặc tính
vốn có của phạm trù. Cũng như bản chất, chức năng cũng có tính ổn định
tương đối trong suốt thời gian tồn tại của sự vật hay đối tượng.
Thuế không những là một phạm trù kinh tế, mà còn là phạm trù tài
chính. Do đó, thuế không chỉ mang trong mình những thuộc tính chung vốn
có của các quan hệ tài chính, mà còn biểu hiện những đặc trưng, hình thức
vận động và các chức năng riêng bắt nguồn từ tổng thể các mối quan hệ tài
chính.
Cho đến nay trên các sách báo kinh tế trong nước cũng như trên thế giới
cũng chưa có sự thống nhất trong việc đưa ra số lượng các chức năng của thuế
và tên gọi của chúng, nhưng thông qua quá trình ra đời, tồn tại và phát triển
của thuế, chúng ta thấy thuế luôn thực hiện hai chức năng cơ bản: Chức năng
huy động nguồn lực tài chính cho Nhà nước và chức năng điều tiết kinh tế.
1.1.3. Phân loại thuế, các yếu tố cơ bản cấu thành một sắc thuế
1.1.3.1. Phân loại thuế
Phân loại thuế là việc sắp xếp các loại thuế trong hệ thống pháp luật
thuế thành những nhóm khác nhau theo những tiêu thức nhất định. Tuỳ thuộc
vào mục tiêu, yêu cầu của từng giai đoạn phát triển KT-XH mà cơ cấu và nội
dung các Luật thuế có khác nhau. Cũng tuỳ thuộc vào cơ sở, mục đích phân
định, thông thường thuếđược phân loại theo các tiêu thức sau:
- Căn cứ vào tính chất của nguồn tài chính động viên vào NSNN,
thuếđược phân làm 2 loại: thuế trực thu và thuế gián thu.

+ Thuế trực thu là loại thuếđánh trực tiếp thu nhập hoặc tài sản của
người nộp thuế. Tính chất trực thu thể hiện ở chỗ người nộp thuế theo quy

Ninh Thị Thanh Tâm

Trang 6

Khóa 2014A


Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

định của pháp luật đồng thời là người chịu thuế. Thuế trực thu trực tiếp động
viên, điều tiết thu nhập của người chịu thuế. Ở nước ta thuộc loại thuế này
gồm: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế sử dụng đất
nông nghiệp,...
+ Thuế gián thu là loại thuế không trực tiếp đánh vào thu nhập và tài sản
của người nộp thuế màđánh một cách gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa và
dịch vụ. Tính chất gián thu thể hiện ở chỗ người nộp thuế và người chịu thuế
không đồng nhất với nhau. Thuế gián thu là một bộ phận cấu thành trong giá
cả hàng hoá, dịch vụ do chủ thể hoạt động SXKD nộp cho Nhà nước nhưng
người tiêu dùng lại là người phải chịu thuế. Ở nước ta thuộc loại thuế này bao
gồm: Thuế GTGT, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt...
Sự phân loại thuế thành thuế gián thu và thuế trực thu có ý nghĩa quan
trọng trong việc xây dựng chính sách pháp luật thuế.
- Căn cứ vào đối tượng đánh thuế. Theo cách phân loại này thuếđược
chia thành: Thuếđánh vào hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ như thuế
GTGT, thuếđánh vào sản phẩm hàng hoá như thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu

thụ đặc biệt. Thuếđánh vào thu nhập như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế
thu nhập cá nhân. Thuếđánh vào tài sản như thuế nhàđất, thuếđánh vào việc
khai thác hoặc sử dụng một số tài sản quốc gia như thuế tài nguyên, thuế sử
dụng đất, lệ phí, phí.
Các loại thuế trên được áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau để vừa phát
huy tác dụng riêng của từng loại thuế, vừa hỗ trợ, bổ sung cho nhau nhằm thực
hiện một cách tổng hợp các mục tiêu và vai trò của hệ thống pháp luật thuế.
1.1.3.2. Các yếu tố cơ bản cấu thành một sắc thuế
Sắc thuế là một hình thức cụ thểđược quy định bằng một văn bản pháp
luật, dưới hình thức luật, pháp lệnh hoặc các chếđộ thuế. Trong một văn bản
pháp luật về thuế thông thường chứa đựng các yếu tố cơ bản sau đây

Ninh Thị Thanh Tâm

Trang 7

Khóa 2014A


Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

(1) Tên gọi của sắc thuế
Mỗi sắc thuếđều có một tên gọi nhằm phân biệt giữa các hình thức thuế
khác nhau, đồng thời phản ánh những tính chất chung nhất của hình thức
thuếđó. Trong nhiều trường hợp, tên gọi của sắc thuếđã hàm chứa nội dung,
mục đích và phạm vi điều chỉnh của sắc thuếđó. Chẳng hạn, “thuế thu nhập cá
nhân” là thuếđánh vào thu nhập của cá nhân; “thuế giá trị gia tăng” đánh vào
phần giá trị tăng thêm của hàng hoá và dịch sau mỗi chu kỳ luân chuyển hàng

hoá và dịch vụ qua từng giai đoạn.
(2) Đối tượng nộp thuế
Trong một luật thuế thường quy định rõ ai phải nộp thuế và người
đóđược gọi làđối tượng nộp thuế. Đối tượng nộp thuế có thể là thể nhân hoặc
pháp nhân màđược luật pháp xác đinh có trách nhiệm phải nộp thuế cho Nhà
nước và gọi là người nộp thuế. Do tồn tại cơ chế chuyển dịch gánh nặng của
thuế nên người nộp thuế không đồng nhất với người chịu thuế tức là người
chịu gánh nặng của thuế.
(3) Đối tượng chịu thuế
Đối tượng chịu thuế chỉ rõ thuếđánh vào cái gì (hàng hoá, thu nhập hay
tài sản…). Mỗi một luật thuế có một đối tượng chịu thuế riêng, chẳng hạn đối
tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá và dịch vụ sản xuất và tiêu dùng trong
nước; Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng
có tính chất đặc biệt; Đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp là thu nhập
từ hoạt động kinh doanh; Đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân là thu nhập
của các cá nhân.
(4) Cơ sở tính thuế
Cơ sở tính thuế là một bộ phận của đối tượng chịu thuếđược xác định
làm căn cứ tính thuế. Do đối tượng chịu thuế là thu nhập, hàng hoá hay tài
sản, do đó cơ sở tính thuế chính là thu nhập chịu thuế, giá trị của hàng hoá

Ninh Thị Thanh Tâm

Trang 8

Khóa 2014A


Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

hoặc giá trị của tài sản. Tuy nhiên, đối tượng chịu thuế thường rộng hơn cơ sở
tính thuế, bởi vì tồn tại mức tối thiểu không phải nộp thuế, miễn giảm thuế.
Một cơ sở thuế, sau khi tính và nộp một loại thuế tương ứng có thể trở thành
cơ sở của một loại thuế khác.
(5) Mức thuế
Mức thuế thể hiện mức độđộng viên của Nhà nước so với cơ sở tính thuế
vàđược thể hiện dưới hình thức thuế suất hay định suất thuế.
Trong một luật thuế, thuế suất là linh hồn của sắc thuế, mang trong mình
gánh nặng của thuế, thể hiện nhu cầu cần tập trung nguồn lực tài chính và
biểu hiện chính sách điều tiết KT-XH của Nhà nước, đồng thời cũng là mối
quan tâm hàng đầu của người nộp thuế. Vì vậy, việc xác định thuế suất trong
một luật thuế phải coi trọng lợi ích của quốc gia và chúý thích đáng đến lợi
ích của người nộp thuế, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tập trung và tích tụ
trong việc sử dụng công cụ thuế.
Mức thuếđược thể hiện dưới 2 hình thức: Mức tuyệt đối và mức tương đối.
Tuỳ theo từng sắc thuế mà người ta áp dụng các phương pháp đánh thuế
khác nhau tương ứng với nhiều mức thuế khác nhau. Thông thường có 4 loại
mức thuếđó là: Mức thuế thống nhất; Mức thuếổn định; Mức thuế luỹ tiến;
Mức thuế luỹ thoái.
(6) Miễn thuế, giảm thuế
Miễn giảm thuế là yếu tố ngoại lệđược quy định trong một số sắc thuế.
Thực chất đó là số tiền thuế mà người nộp thuế phải nộp cho Nhà nước, song
vì những lý do KT-XH mà Nhà nước quy định cho phép không phải nộp toàn
bộ (miễn thuế) hoặc chỉ nộp một phần (giảm thuế) trong số tiền thuếđó.
1.1.4. Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường
1.1.4.1. Thuế là khoản thu chủ yếu của Ngân sách nhà nước
Để có một nền tài chính quốc gia lành mạnh chủ yếu phải dựa vào nguồn


Ninh Thị Thanh Tâm

Trang 9

Khóa 2014A


Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

thu từ nội bộ nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt đối với nước ta hiện nay, các
khoản viện trợ giảm xuống nhiều thì thuế phải trở thành nguồn thu chủ yếu
của Ngân sách quốc gia, là một bộ phận cơ bản của chính sách tài chính quốc
gia. Sau hơn 20 năm đổi mới, tình hình kinh tế nước ta có nhiều chuyển biến
tích cực. Ngân sách Nhà nước được thu từ nhiều nguồn khác nhau: từ thuế,
phí lệ phí, viện trợ nước ngoài, tín dụng, nhưng thuế và phí, đặc biệt là thuế là
nguồn thu chủ yếu, là bộ phận cơ bản của nền tài chính quốc gia. Ở Việt Nam
vai trò của thuế trong tổng thu ngân sách chiếm tỷ trọng lớn ngày càng tăng
qua các năm. (Hình 1.1).
Số thu ngân sách hàng năm, năm sau đều cao hơn năm trước đáp ứng
được nhu cầu chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, góp phần tích lũy cho
Ngân sách và chi trả nợ vay, như vậy thuếđã góp phần tích cực trong việc
tăng thu Ngân sách. Tỷ lệđộng viên GDP vào Ngân sách Nhà nước ngày càng
tăng trong đó mức động viên thuế và phí chiếm vai trò quan trọng.
Với cơ cấu nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, hệ thống thuếđược áp
dụng thống nhất, đồng bộ giữa các thành phần kinh tếđã bao quát toàn bộmọi hoạt
động SXKD, thuếđã hoàn thành được nhiệm vụ tập trung tích lũy ngân sách đảm
bảo cho yêu cầu chi của Nhà nước về chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển.
1.1.4.2. Thuế là công cụ quản lýđiều tiết vĩ mô nền kinh tế

Thuế là một công cụ sắc bén của Nhà nước để quản lý kinh tế - xã hội
với chức năng chủ yếu làđảm bảo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước vàđiều
tiết vĩ mô nền kinh tế, hướng dẫn tiêu dùng khuyến khích sản xuất phát triển
theo định hướng của Nhà nước.
Một trong những yêu cầu có tính nguyên tắc là chính sách thuế phải phù
hợp với chiến lược phát triển kinh tế trong từng thời kỳ. Do vậy, bằng các sắc
thuế khác nhau áp dụng đối với từng ngành, từng lĩnh vực khác nhau. Nhà
nước điều chỉnh quy môđầu tư vào các ngành, các lĩnh vực khác nhau.

Ninh Thị Thanh Tâm

Trang 10

Khóa 2014A


Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Thực hiện cân đối hàng - tiền, cân đối cung- cầu ở tầm vĩ mô, hình thành
cơ cấu kinh tế hợp lý giữa các ngành, các vùng lãnh thổ giữa trung ương và
địa phương đáp ứng nhu cầu sản xuất tiêu dùng tích lũy trong toàn bộ nền
kinh tếquốc dân. Đây là điều kiện quan trọng ổn định để thúc đẩy tốc độ phát
triển của nền kinh tế.
Thông qua pháp luật thuế Nhà nước xác định đúng đắn cơ cấu và quan
hệ giữa các sắc thuế, quy định chính xác, hợp lýđối tượng nộp thuế, chếđộ
miễn giảm, phương pháp quản lý thuế đểđảm bảo việc thu đúng, thu đủđồng
thời khuyến khích những hoạt động SXKD cần thiết cho xã hội, khuyến khích
những thành phần kinh tế cần thiết, các doanh nghiệp SXKD có hiệu quả.

Đồng thời hạn chế, thu hẹp những ngành nghề, những mặt hàng cần thiết phải
hạn chế kể từ sản xuất đến tiêu dùng xã hội theo định hướng của chiến lược
phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Thuế góp phần khuyến khích việc
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái đồng thời khuyến
khích việc khai thác, sử dụng một cách tiết kiệm có hiệu quả tài nguyên thiên
nhiên, vật tư trong nước.
Bằng các quy định phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, thuế
không những khuyến khích được hoạt động xuất khẩu hàng hoá nội địa, từđó
thúc đẩy sản xuất phát triển đồng thời thuếđã tạo điều kiện tốt cho quan hệ
hợp tác quốc tế trong khu vực và quốc tế. Mở rộng, phát triển đầu tư hợp tác
quốc tế thông qua chính sách khuyến khích đầu tư và xuất nhập khẩu.
1.1.4.3. Thuế góp phần bảo đảm bình đẳng giữa mọi người nộp thuế và
góp phần thực hiện công bằng xã hội
Hệ thống chính sách thuếđược áp dụng thống nhất đối với mọi thành
phần kinh tế, mọi ngành nghề và các tầng lớp dân cư. Các đối tượng nộp thuế
bình đẳng về quyền và nghĩa vụđối với việc nộp thuế, không một ai có những
đặc quyền đặc lợi riêng. Chính sách thuế không phân biệt, ưu tiên hay hạn chế

Ninh Thị Thanh Tâm

Trang 11

Khóa 2014A


Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

giữa các thành phần kinh tế. Mọi tổ chức, cá nhân đều phải chịu sựđiều chỉnh

giống nhau của pháp luật thuế.
Thực hiện chức năng phân phối lại thu nhập quốc dân bằng các sắc thuế
và các mức thuế suất khác nhau đối với từng lĩnh vực, từng mức thu nhập,
Nhànước thực hiện việc điều tiềt thu nhập giữa các thành phần kinh tế và các
cá nhân trong xã hội. Bằng cách đó, Nhà nước thu hẹp, rút ngắn khoảng cách
chênh lệch quá mức về thu nhập giữa các bộ phận trong xã hội. Người có thu
nhập cao phải nộp thuế nhiều, người có thu nhập thấp nộp thuế thu nhập ít.
Đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp , các cá nhân SXKD giỏi, có hiệu
quả bằng cách thừa nhận các khoản thu nhập hợp pháp của họ.
Trong điều kiện kinh tế chưa phát triển, ý thức pháp luật, tính tự giác của
phần lớn người nộp thuế chưa cao. Đểđảm bảo sự công bằng về nghĩa vụ nộp
thuế thì một việc hết sức quan trọng là phải tăng cường công tác quản lý thuế.
Thông qua việc kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật thuế phát hiện và
xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật thuế. Từ yêu cầu đó trong mọi
luật thuếđều quy định rõ các biện pháp xử phạt, cưỡng chế. Nhờđó thuếđã góp
phần tích cực trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của các tổ chức, cá nhân
trong xã hội, góp phần vào việc thực hiện công bằng xã hội.
1.2 Quản lý thu thuế và hệ thống chính sách thuế hiện hành tại Việt
Nam
1.2.1. Quản lý thu thuế
- Khái niệm: Quản lý thu thuế là quá trình tổ chức, triển khai thực hiện
hệ thống chính sách thuế của cơ quan thuế và các đối tượng liên quan. Quản
lýthu thuếáp dụng với việc quản lý các loại thuế, phí, lệ phí; tiền thuêđất, thuê
mặt nước; tiền sử dụng đất; thu từ khai thác tài nguyên khoáng sản và các
khoản thu khác thuộc NSNN do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy
định của pháp luật.

Ninh Thị Thanh Tâm

Trang 12


Khóa 2014A


Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Quản lý thu thuế là một trong những hoạt động quảnlý hành chính nhà
nước nhằm thực hiện các mục tiêu đặt ra cho thuế trên cơ sở tổchức bộ máy
quản lýthu thuế theo mô hình quản lý phù hợp từng thời kỳ phát triển kinhtế xã hội. Quản lýthu thuếđược thực hiện bằng các quy trình nghiệp vụ cụ thể
theocác nguyên tắc nhất định trên cơ sở thông tin có chất lượng thu được từ
hệthốngbảo đảm thông tin quản lýthu thuế nhằm phát huy hiệu lực và hiệu
quả của cơchếhành thu.
- Nội dung chủ yếu của hoạt động quản lýthu thuế:
+ Quản lý người nộp thuế: quản lý tất cả các tổ chức, cá nhân thuộc
người nộp thuế về số lượng, quy mô, ngành nghề, địa bàn kinh doanh, các
hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các yếu tố khác liên quan đến việc
xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế. Yêu cầu chủ yếu của nội dung này
là phải đảm bảo quản lýđầy đủ các đối tượng thuộc diện nộp thuế và các hoạt
động thuộc diện chịu thuế của họ, quản lý chặt nguồn thu, không bỏ sót nguồn
thu, hạn chếđến mức thấp nhất hiện tượng thất thu thuế do không quản lýđầy
đủ người nộp thuế.
+ Quản lý căn cứ tính thuế: quản lý tình hình sản xuất kinh doanh thực tế
của người nộp thuế, từ các yếu tố như doanh thu, trị giá hàng hoá, dịch vụ
mua vào, các chi phí sản xuất kinh doanh và quá trình thực hiện chếđộ sổ sách
kế toán, hoáđơn chứng từ. Yêu cầu chủ yếu của nội dung này làđảm bảo tính
chính xác khi xác định số thuế phải nộp, phản ánh được thực trạng sản xuất
kinh doanh của người nộp thuế và tình hình chấp hành các chính sách của nhà
nước trong sản xuất, kinh doanh.

+ Quản lý quá trình thu nộp thuế: từ khâu tính thuế, kê khai thuế, nộp
thuếđến quyết toán và xử lý quyết toán thuế. Thực hiện nội dung này phải
đảm bảo người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình một cách
chính xác, nhanh chóng, kịp thời vàđầy đủ.

Ninh Thị Thanh Tâm

Trang 13

Khóa 2014A


Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

+ Quản lý việc thực hiện miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế: đảm bảo việc
thực hiện miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế phải đúng đối tượng theo quy định,
hạn chế các hiện tượng lợi dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước để gian lận
thuế và phát huy cao nhất hiệu quả của các chính sách Nhà nước trong việc ưu
đãi, giải quyết khó khăn và mục tiêu khuyến khích hoạt động sản xuất kinh
doanh trong việc miễn, giảm và hoàn thuế.
+ Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: thực hiện phân loại nợ thuế thành
các nhóm nợ nhằm xác định được nguyên nhân, tình trạng, tuổi nợ của từng
khoản nợ thuế, từđó áp dụng các biện pháp quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ
thuế có hiệu quả
+ Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra: kịp thời phát hiện ra các sai sót,
các hiện tượng cố tình vi phạm chính sách thuế của các đối tượng liên quan
đểcó biện pháp hướng dẫn, ngăn ngừa, xử lý thích hợp đảm bảo hệ thống
thuếđược chấp hành một cách nghiêm túc và hiệu quả cao.

+ Tổ chức công tác kế toán, thống kê thuế: cung cấp các thông tin cần
thiết cho quá trình thực hiện hoạt động quản lýthu thuếở tất cả các khâu phục
vụ cho lãnh đạo cũng như các bộ phận liên quan đểđưa ra các giải pháp quản
lý phù hợp và cung cấp các cơ sởđể xem xét, đánh giá hiệu quả của hoạt động
quản lýthu thuếđể có sự thay đổi, bổ sung, sửa đổi kịp thời.
- Quy trình quản lý thuế: là cách thức, trình tự thực hiện các nội dung
của hoạt động quản lý thu thuế. Các dữ liệu đầu vào như thông tin về người
nộp thuế, tờ khai thuế, các chứng từ liên quan đến việc nộp tiền thuế, các kết
quả thanh tra, kiểm tra, các quyết định xử lý về thuế,... sẽđược các bộ phận
liên quan như kiểm tra, tính thuế, ghi sổ thuế, thực hiện kế toán, thống kê thuế
xử lý trên phần mềm ứng dụng tập trung TMS. Cuối cùng, các bộ phận này sẽ
ban hành các thông báo, báo cáo, quyết định liên quan đến các thông tin, dữ
liệu đầu ra để chuyển cho người nộp thuế.

Ninh Thị Thanh Tâm

Trang 14

Khóa 2014A


Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

- Ứng dụng tin học trong hoạt động quản lý thu thuế
+ Khái niệm: Ứng dụng tin học vào hoạt động quản lý thu thuế là việc
thiết kế các chương trình phần mềm theo đúng các nội dung và trình tự của
hoạt động quản lý thu thuếđể thu nhận, tính toán, xử lý và cung cấp thông tin
cần thiết cho hoạt động quản lý và việc áp dụng các phương tiện kỹ thuật để

thực hiện các mục đích của chương trình đãđược thiết kế. Cùng với sự phát
triển của CNTT, ngành thuếđãứng dụng và triển khai nhiều các chương trình
ứng dụng vào hoạt động quản lý thu thuế.
- Các chương trình ứng dụng tin học trong hoạt động quản lý thu thuế
+ TINC- chương trình quản lý vềđăng ký thuế cấp mã số thuế, điều
chỉnh thông tin người nộp thuế cho các tổ chức cá nhân. Đây là chương trình
quản lý thông tin về người nộp thuế, trạng thái hoạt động của người nộp thuế.
Chương trình được liên kết với các ngành (Sở kế hoạch đầu tư, Kho bạc, Hải
quan) và các phần mềm ứng dụng khác nhằm quản lý thống nhất về người
nộp thuế trên phạm vi toàn quốc.
+ QLT- chương trình quản lý thuế: Chương trình tổng hợp, trợ giúp cho
cán bộ thuế, cơ quan thuế trong việc nhập tờ khai, tính thuế, kế toán thuế, theo
dõi tình hình nộp thuế của người nộp thuế và các thông tin tổng hợp báo cáo
phục vụ công tác của ngành thuế. Ngoài ra chương trình còn được liên kết về
mặt số liệu với các ngành như: Kho bạc, Hải Quan; liên kết với các chương
trình QNT (quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế), NTK (nhập tờ khai bằng mã
vạch hai chiều), QHS (theo dõi hồ sơ khai thuế của người nộp thuế),
QLT_TNCN (chương trình quản lý thuế TNCN) ...
+ QNT- chương trình quản lý nợ thuế: thực hiện quản lý vấn đề nợđọng
tiền thuế, nợđọng tiền phạt vi phạm hành chính, tiền truy thu thuế và tính phạt
chậm nộp đối với các khoản tiền nợđọng.
+ QHS- chương trình quản lý hồ sơ thuế: quản lý việc nộp tờ khai thuế;

Ninh Thị Thanh Tâm

Trang 15

Khóa 2014A



Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

quản lý thời gian nhận và trả kết quả xử lý các hồ sơ nộp tại cơ quan thuế như
hồ sơ hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, đăng ký mã số thuế, thay đổi thông tin
đăng ký thuế,…
+ NTK- chương trình nhập tờ khai bằng việc quét mã vạch trên tờ khai
do người nộp thuế khai và in trên phần mềm HTKK (phần mềm HTKK được
cơ quan thuế cung cấp miễn phí cho người nộp thuếđể khai thuế theo tờ khai
mã vạch 2 chiều), tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thuế trong việc nhập dữ
liệu từ tờ khai tháng, quý, năm và được liên kết với các phần mềm khác.
+QLT_TNCN - chương trình quản lý thuế TNCN: là hệ thống quản lý
dữ liệu về thuế TNCN tập trung. Quản lý vấn đề nợđọng tiền thuế, nợđọng
tiền phạt vi phạm hành chính, tiền truy thu thuế và tính tiền thuế chậm nộp
đối với các khoản tiền nợđọng về thuế TNCN.
+TMS: Hệ thống quản lý thuế tập trung trên toàn quốc: Lưu trữ tất cả
mọi thông tin, hạch toán, nghĩa vụ của người nộp thuế.
+IHTKK: Ứng dụng kê khai thuế điện tử
1.2.2. Hệ thống chính sách thuế
Cơ sở nộp thuế đều bắt nguồn từ thu nhập, song do yêu cầu của quá trình
tái sản xuất, thu nhập vận động qua một chu trình kinh tế và thay đổi hình thái
biểu hiện của nó.
Trong nền kinh tế thị trường, thu nhập luân chuyển trong một vòng khép
kín: người lao động nhận được tiền công, dùng tiền công này để mua hàng hoá,
dịch vụ của các công ty, các công ty lại dùng số tiền thu được để trả lãi cho vốn
đầu tư, tiền thuêđất đai, tiền công, chi phí nguyên vật liệu, hàng hóa...và những
thành phần này chi tiêu dưới nhiều dạng để mua hàng hoá, dịch vụ. Chính sự
biến đổi đa dạng này đã tạo ra khả năng đánh thuế của Chính phủ trên sự luân
chuyển của dòng thu nhập khép kín. Trong dòng luân chuyển đó nảy sinh các cơ

sở khác nhau, do đó xuất hiện các hình thức thuế khác nhau.

Ninh Thị Thanh Tâm

Trang 16

Khóa 2014A


Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Hệ thống thuế là tổng hợp các hình thức thuế khác nhau mà giữa chúng
có mối quan hệ mật thiết với nhau để thực hiện các nhiệm vụ nhất định của
nhà nước trong từng thời kỳ.
Hiện nay ở nước ta hệ thống chính sách thuế bao gồm các Luật thuế chủ
yếu sau:
- Thuế môn bài
- Thuế giá trị gia tăng
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế thu nhập cá nhân
- Thuế tiêu thụđặc biệt
- Thuế xuất nhập khẩu
- Thuế tài nguyên
- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
- Thuế bảo vệ môi trường
1.2.3. Các sắc thuế áp dụng đối với loại hình doanh nghiệp:
1.2.3.1. Thuế giá trị gia tăng
Thuế GTGT là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch

vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
- Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá, dịch vụ dùng cho SXKD và
tiêu dùng.
- Đối tượng nộp thuế GTGT là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT hoặc nhập khẩu hàng hoá thuộc diện chịu
thuế GTGT.
- Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất. Giá tính thuế
GTGT được quy định cụ thể tại Điều 7 Luật thuế GTGT áp dụng cho từng
loại hàng hoá, dịch vụ.
Luật thuế GTGT của Việt Nam hiện nay quy định các mức thuế suất là:

Ninh Thị Thanh Tâm

Trang 17

Khóa 2014A


×