Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Tìm hiểu kiến thức bản địa trong sử dụng một số loài cây lâm sản ngoài gỗ để làm thuốc của dân tộc sán chí tại xã yên lạc huyện phú lương tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 66 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------o0o----------

TRẦN THỊ THU HUẾ
TÌM HIỂU KIẾN THỨC BẢN ĐỊA TRONG SỬ DỤNG MỘT SỐ LOÀI CÂY
LÂM SẢN NGOÀI GỖ ĐỂ LÀM THUỐC CỦA DÂN TỘC SÁN CHÍ TẠI XÃ
YÊN LẠC, HUYỆN PHÚ LƢƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Nông lâm kết hợp

Lớp

: K43 - NLKH

Khoa

: Lâm nghiệp

Khoá học

: 2011 – 2015


Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Thu Hoàn

Thái Nguyên - 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “Tìm hiểu kiến thức bản địa
trong sử dụng một số loài cây lâm sản ngoài gỗ để làm thuốc của dân tộc
Sán chí tại xã Yên Lạc, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên” là công trình
nghiên cứu khoa học của bản thân tôi, công trình được thực hiện dưới sự
hướng dẫn của ThS. Nguyễn Thị Thu Hoàn trong thời gian từ tháng 02/2015
đến 24/05/2015. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong khóa luận đã
được nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu và kết quả nghiên cứu
trình bày trong khóa luận là quá trình điều tra thực địa hoàn toàn trung thực,
nếu có sai sót gì tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và mọi hình thức kỷ luật
của khoa và nhà trường đề ra.
Thái nguyên, tháng 05 năm 2015
XÁC NHẬN CỦA GVHD

Ngƣời viết cam đoan

Đồng ý cho bảo vệ kết quả
trước hội đồng khoa học!

Th.S. Nguyễn Thị Thu Hoàn

Trần Thị Thu Huế


XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Xác nhận đã sửa chữa sai sót sau khi hội đồng đánh giá chấm.
(Ký, họ và tên)


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, thực tập là giai đoạn sinh viên có điều kiện tiếp xúc với thực tế, đây
là thời gian để sinh viên làm quen với công tác điều tra nghiên cứu, áp dụng
những kiến thức lý thuyết với thực tế nhằm củng cố kiến thức của bản thân,
tích lũy được nhiều kinh nghiệm bổ ích phục vụ cho công việc chuyên môn
sau này. Đồng thời đó là thời gian quý báu cho tôi có thể học tập nhiều hơn từ
bên ngoài và cả kiến thức chuyên môn và không chuyên môn như giao tiếp,
cách nhìn nhận công việc đó như thế nào.
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp và giáo viên hướng dẫn tôi đã tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu kiến thức bản địa trong sử dụng một số
loài cây lâm sản ngoài gỗ để làm thuốc của dân tộc Sán chí tại xã Yên Lạc,
huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.”
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã nỗ lực hết mình, tôi cũng đã
nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
trường. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới các ban ngành, đoàn
thể, các vị lãnh đạo xã Yên Lạc, huyện Phú Lương đã tạo mọi điều kiện cho
tôi thu thập thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu, sự đóng góp ý kiến
của thầy cô, bạn bè về kiến thức và tinh thần để tôi hoàn thành đề tài này.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo ThS. Nguyễn Thị Thu Hoàn
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm đề tài.
Do trình độ bản thân còn hạn chế nên việc nghiên cứu đề tài vẫn không

tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy
cô giáo và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 24 tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Trần Thị Thu Huế


iii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất của xã Yên Lạc năm 2014 .......................... 13
Bảng 3.1. Khung phân tích phương pháp tiến hành nghiên cứu..................... 23
Bảng 4.1: Các loài lâm sản ngoài gỗ dạng cỏ............................................... 25
Bảng 4.2. Các loài lâm sản ngoài gỗ dạng cây bụi ......................................... 28
Bảng 4.3 : Các loài lâm sản ngoài gỗ dạng cây dây leo ............................... 30
Bảng 4.4: Các loài lâm sản ngoài gỗ dạng cây gỗ ........................................ 32
Bảng 4.5 : Các loài lâm sản ngoài gỗ dạng cây kí sinh, phụ sinh ................. 34
Bảng 4.6. Các loài lâm sản ngoài gỗ chữa bệnh bệnh thường gặp ................. 35
Bảng 4.7: Mô tả đặc điểm hình thái và sinh thái của một số loài cây cỏ tiêu
biểu được người Sán chí sử dụng làm thuốc ................................................... 36
Bảng 4.8: Mô tả đặc điểm hình thái và sinh thái của một số loài cây gỗ tiêu
biểu được người Sán chí sử dụng làm thuốc ................................................... 39


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN


BPSD

Bộ phận sử dụng

ĐDSH

Đa dạng sinh học

DSKHHGD

Dân số kế hoạch hóa gia đình

LSNG

Lâm sản ngoài gỗ

MTS

Môi trường sống

TCN

Trước công nguyên

TN

Tự nhiên

UBND


Ủy ban nhân dân

VN

Vườn nhà

WHO

Tổ chức y tế thế giới

WWF

Quỹ thiên nhiên thế giới

YHCT

Y học cổ truyền

YHHĐ

Y học hiện đại


v

MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề.................................................................................................... 1
1.2.Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 3

1.2.1.Mục tiêu chung ......................................................................................... 3
1.2.2.Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài. ...................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu ...................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 4
PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................ 5
2.1. Trên thế giới ............................................................................................... 5
2.1.1. Lịch sử sử dụng cây cỏ làm thuốc của các dân tộc trên thế giới ............ 5
2.1.2. Hiện trạng tài nguyên thuốc trên thế giới. .............................................. 7
2.2. Ở Việt Nam ................................................................................................ 7
2.2.1. Lược sử các nghiên cứu về cây thuốc Việt Nam .................................... 7
2.2.2. Hiện trạng tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam.......................................... 9
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................ 11
2.3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 11
2.3.2. Đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội....................................................... 15
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 21
3.1 Đối tương nghiên cứu................................................................................ 21
3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành ................................................................ 21
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 21
3.3.1. Điều tra loài thành phần, loài cây sử dụng làm thuốc........................... 21


vi

3.3.2. Mô tả được đặc điểm, hình thái, sinh thái của một số loài cây LSNG
được sử dụng làm thuốc .................................................................................. 21
3.3.3. Ứng dụng kiến thức bản địa trong việc sử dụng các loài LSNG làm thuốc. . 21
3.3.4. Những thuận lợi và khó khăn hiện tại của người Sán chí trong việc sử
dụng các loài LSNG làm thuốc ....................................................................... 22

3.3.5. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao công tác bảo tồn các loài LSNG
và các bài thuốc của đồng bào dân tộc Sán chí. .............................................. 22
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 22
3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 22
3.4.2. Phương pháp xử lý thông tin ................................................................. 24
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ........ 25
4.1. Kết quả điều tra trong sử dụng loài cây Lâm sản ngoài gỗ làm thuốc..... 25
4.2. Đặc điểm hình thái và phân bố của một số cây tiêu biểu được người Sán
chí sử dụng phổ biến để làm thuốc.................................................................. 36
4.2.1. Loài cây cỏ ............................................................................................ 36
4.2.2. Loài thân gỗ..................................................................................................... 39

4.2.3. Loài cây bụi, dây leo ............................................................................. 41
4.3. Những ứng dụng kiến thức bản địa trong việc sử dụng các loài LSNG làm
thuốc ................................................................................................................ 42
4.3.1. Kiến thức bản địa trong việc khai thác và chế biến các loài LSNG để
làm thuốc của đồng bào dân tộc Sán chí ......................................................... 42
4.3.2. Các loài LSNG có trong thành phần các bài thuốc chủ yếu ................. 44
4.4. Những thuận lợi và khó khăn hiện tại của người Sán chí trong việc sử
dụng các loài LSNG làm thuốc ....................................................................... 50
4.4.1. Những thuận lợi..................................................................................... 50
4.4.2. Những khó khăn .................................................................................... 50


vii

4.4.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác bảo tồn các loài
LSNG và các bài thuốc của đồng bào dân tộc Sán chí. ................................ 51
4.5. Các giải pháp nhằm nâng cao công tác bảo tồn các loài LSNG và các bài
thuốc của đồng bào người Sán chí. ................................................................. 52

4.5.1. Những cây thuốc cần được ưu tiên bảo tồn và giải pháp bảo tồn những
loài cây thuốc đó ............................................................................................. 52
4.5.2. Các bài thuốc cần được lưu giữ và bảo tồn ........................................... 52
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 53
5.1. Kết luận .................................................................................................... 53
5.2.Kiến nghị ................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

Phần 1
Mở đầu
1.1 Đặt vấn đề
Lịch sử hình thành và phát triển xã hội loài người gắn liền với tự
nhiên nói chung và lâm sản ngoài gỗ ( LSNG) nói riêng.
LSNG không những góp phần qua trọng về kinh tế xã hội mà còn có
giá trị lớn đối với sự giàu có của hệ sinh thái và sự đa dạng sinh học của rừng.
Đã từ rất lâu LSNG được sử dụng đa mục đích trong nhiều lĩnh vực của đời
sống xã hội như làm dược liệu, đồ trang sức, đồ gia dụng, hàng thủ công mỹ
nghệ, thực phẩm …, do vậy chúng đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống
của nhân dân.
Cây thuốc dân gian từ lâu đã được nhiều người quan tâm đến. Đây là
nguồn tài nguyên có giá trị thiết thực cho cộng đồng các địa phương trong
việc phòng chữa bệnh, ngoài ra còn có giá trị trong việc bảo tồn nguồn gen
cung cấp cho lĩnh vực dược học.
Cho đến nay Việt Nam vẫn được đánh giá là nước có nguồn tài
nguyên đa dạng và phong phú, trong đó có tài nguyên cây thuốc. Thêm đó
nước ta có 54 dân tộc anh em trong đó có tới 53 dân tộc anh em sống ở những
vùng sâu vùng xa từ hàng ngàn năm trước đây, trong quá trình đấu tranh sinh

tồn mỗi dân tộc đã tích lũy được những kinh nghiệm trong việc sử dụng cây
cỏ quanh nơi sinh sống để chăm sóc sức khỏe và làm thuốc cho cộng đồng, đó là
một trong những ưu thế lớn trong việc sử dụng tài nguyên thực vật trong đó có
nguồn tài nguyên cây thuốc góp phần nâng cao đời sống và sức khỏe con người.
Việt nam được coi là một trong những trung tâm đa dạng sinh học của
thế giới, có tiềm năng phát triển LSNG ở khu vực châu Á, hiện có 1,6 triệu ha
rừng đặc sản; các nhà khoa học đã phát hiện ra hơn 7000 loài thực vật thì có


2

tới hơn 1/2 là LSNG, trong đó có 3830 loài cây thuốc, 500 loài có tinh dầu,
620 loài nấm, 820 loài tảo, 186 loài thục vật đặc hữu chỉ có ở Việt Nam, 823
loài thục vật đặc hữu chỉ có ở Đông Dương và với 3/4 diện tích đất tự nhiên là
đồi núi nên nước ta có nhiều tiềm năng về rừng (Viện Dược Liệu, 2002)[12]..
Trước đây, khi sống trong điều kiện giao thông đi lại khó khăn và cộng
đồng dân tộc Sán Chí tại huyện Phú Lương sống phụ thuộc chủ yếu vào rừng,
vì vậy họ đã có những kinh nghiệm, kiến thức quý báu trong việc sử dụng các
loài cây rừng để tạo nên các bài thuốc nhằm chưa bệnh tật thường ngày mà họ
gặp phải. Ngày nay, giao thông đi lại thuận tiện sự giao lưu với cộng đồng
người bên ngoài thuận tiện hơn, đời sống người dân nơi đây dần được cải
thiện, sức khỏe người dân được y tế xã huyện chăm sóc, họ chuyển dần sang
sử dụng thuốc Tây từ trạm xá nên việc sử dụng cây thuốc ít đi, mặt khác kinh
nghiệm sử dụng cây thuốc tập trung chủ yếu ở người già, người lớn tuổi vì
vậy những bài thuốc này có thể bị lãng quên.
Hiện nay, nguồn tài nguyên rừng đang bị suy giảm nghiêm trọng, kéo
theo đa dạng sinh học cũng bị giảm nghiêm trọng trong đó có cả cây thuốc
bản địa có giá trị chưa kịp nghiên cứu cũng đã mất dần, vì vậy việc nghiên
cứu phát hiện và bảo tồn tiến đến sử dụng bền vũng tài nguyên cây thuốc bản
địa là một vấn đề rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Vấn đề đặt ra là làm

thế nào để ghi nhận và gìn giữ vốn kiến thức quý báu trong việc sử dụng cây
thuốc, bài thuốc của cộng đồng dân tộc Sán chí tại huyện Phú Lương, tỉnh
Thái Nguyên.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi tiến hành đề tài: “Tìm hiểu
kiến thức bản địa trong sử dụng một số loài cây lâm sản ngoài gỗ để làm
thuốc của dân tộc Sán chí tại xã Yên Lạc, huyện Phú Lương, tỉnh Thái
Nguyên”.


3

1.2.Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1.Mục tiêu chung
Nghiên cứu kiến thức bản địa trong việc sử dụng một số cây LSNG
để làm thuốc của dân tộc Sán chí tại xã Yên Lạc, huyện Phú Lương, tỉnh
Thái Nguyên.
1.2.2.Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.
- Điều tra thành phần loài cây sử dụng làm thuốc.
- Mức độ khai thác và sử dụng các loài cây để làm thuốc.
- Kiến thức bản địa trong việc sử dụng các loài LSNG làm thuốc
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao công tác bảo tồn các loài LSNG và
các bài thuốc của đồng bào dân tộc Sán Chí trong địa bàn nghiên cứu.
1.3. Ý nghĩa của đề tài.
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
Giúp cho sinh viên :
- Biết cách vận dụng kiến thức đã học vào rèn luyện về kĩ năng điều tra,
tổng hợp và phân tích số liệu, tiếp thu và học hỏi những kinh nghiệm từ thực tế.
- Củng cố kiến thức cơ sở cũng như kiến thức chuyên nghành, tạo điều
kiện tốt hơn để phục vụ công tác bảo vệ môi trường.

- Sự thành công của đề tài là cơ sở để nâng cao được phương pháp làm
việc có khoa học có cơ sở, giúp cho sinh viên nâng cao kỹ năng tổng hợp, bố
tri thời gian hợp lý trong công việc.
- Đề tài sau khi hoàn thành có thể làm tài liệu tham khảo cho nhưng
nghiên cứu sau đó và là cơ sở cho việc sử dụng bền vững nguồn cây thuốc của
cộng đồng.


4

1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Kết quả của đề tài sẽ góp phần nâng cao được sự quan tâm của người
dân đến các vấn đề liên quan đến các loài thực vật để làm thuốc nhằm bảo tồn
nguồn kiến thức bản địa.


5

PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Trên thế giới
2.1.1. Lịch sử sử dụng cây cỏ làm thuốc của các dân tộc trên thế giới
Từ lâu các loài cây cỏ đã chiếm thành phần chính trong các loại thuốc
ở các nước đang phát triển và dần dần lan rộng khắp thế giới.
Vì con người đã đấu tranh để bảo vệ sức khỏe trên các lĩnh vực ô
nhiễm môi trường và giảm thiểu căng thẳng, chữa bệnh bằng các loại thuốc
phối hợp với hệ thống phòng vệ của cơ thể. Một cuộc cách mạng đã diễn ra,
hiện nay khoảng 10 triệu người đã sử dụng các loài dược thảo giúp duy trì sự
khỏe mạnh cho tinh thần và thể lực. Số người đến tham khảo ý kiến các
chuyên viên dược thảo và các nhà áp dụng liệu pháp thiên nhiên ngày càng

gia tăng. Ngày càng nhiều các chứng minh khoa học cho thấy các loại thuốc
dược thảo có thể dùng để chữa bệnh có hiệu quả tương đương với các loại
thuốc chính thống, nhưng lại có ít tác dụng phụ hơn.
Tính chất đa dạng và hoàn hảo của một số cây cỏ kết hợp với các liệu
pháp chữa trị mang lại kết quả thật đáng ngạc nhiên. Khoảng 70.000 loài cây
cỏ từ địa y đến các loài cây cao chót vót, từ thực vật bậc thấp đến bậc cao vào
lúc này hay lúc khác đều được sd vào mục đích y học. Ngày nay, các loại
thuốc dược thảo của phương tây vẫn còn sử dụng hàng trăm loài cây cỏ có
nguồn gốc từ châu Âu và các châu lục khác trên thế giới. Trong y học
Ayurveda (y học cổ truyền Ấn Độ) có khoảng 2.000 loài cây cỏ có công dụng
làm thuốc, và trong danh mục dược phẩm của người Trung Quốc có hơn
5.700 loại thuốc cổ truyền, hầu hết đều có nguồn gốc từ cây cỏ.
Có khoảng 500 loài dược thảo được dùng trong y học chính thống, tuy
nhiên chúng rất ít khi được sử dụng. Nói chung, cây cỏ thường là những vật


6

liệu khởi đầu của quá trình tách chiết hoặc tổng hợp các loại thuốc của y học
chính thống.
Ví dụ: Digoxin, thuốc dùng chữa bệnh tim được tách chiết từ loại cây
Mao địa hoàng thường và loại thuốc viên ngừa thai được tổng hợp từ các
phần tử có trong cây khoai mỡ dại.
Trong một số trường hợp khi nghiên cứu về dược thảo, lĩnh vực khoa
học đã dễ dàng bỏ quên khá nhiều về các phần tử hoạt tính của chúng, tác
dụng và các ứng dụng tiềm năng mới của chúng, vì hiện tại chúng ta chỉ biết
về công dụng đặc hiệu của một loại cây thông qua cách sử dụng cổ truyền.
Hơn thế nữa, ngay cả khi một loại cây đã được nghiên cứu kĩ, các phương
thuốc thảo dược cũng quá phức tạp và đa dạng đến nỗi hiện nay hầu như ko
xác định được đó là loại thuốc chữa bệnh gì để có thể đưa ra lời khuyên cũng

như cách sử dụng chúng. Đôi khi trong lĩnh vực cổ truyền, mặc dù chỉ dựa vào
kinh nghiệm của các chuyên viên nhưng đã đưa ra những kiến thức sâu sắc về
cách sử dụng tốt nhất cho các loài dược thảo, những điều mà các nhà khoa học đã
bỏ quên. Tóm lại, dược thảo là một lĩnh vực khoa học và nghệ thuật.
Từ thời xa xưa, các loại thảo mộc đã được đánh giá cao do chúng có
khả năng làm giảm đau các vết thương và chữa bệnh, ngày nay chúng ta vẫn
còn dựa vào những đặc tính chữa bênh của các loài thảo mộc để bào chế
khoảng 75% các loại thuốc. Trải qua hàng thế kỉ, các cộng đồng người trên
khắp thế giới đã phát triển những phương thuốc cổ truyền của họ làm cho các
cây thuốc và công dụng của chúng trở nên có ý nghĩa. Một số phương thuốc
và cách chữa bệnh có vẻ lạ lung và thần bí, một số phong tục khác có vẻ duy
lí và có thể hiểu được. nhưng tất cả những phong tục này đều thể hiện sự nỗ
lực để vượt qua bệnh tật, khổ đau và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hàng ngàn loại cây sinh trưởng trên khắp thế giới đều có nhiều công
dụng y học, chúng chứa những thành phần hoạt chất có tác động trực tiếp lên


7

cơ thể, được dùng trong việc bào chế cả dược thảo lẫn các loại thuốc thông
thường. Chúng có những lợi ích mà Tây y thường ko có, giúp con người
chống lại bệnh tật và hỗ trợ cho cơ thể phục hồi sức khỏe.
2.1.2. Hiện trạng tài nguyên thuốc trên thế giới.
V.V.Arsimovich… đã nghiên cứu thành công công trình “ phương
pháp nghiên cứu hóa inh – sinh lý cây thuốc”. Công trình này là cơ sở cho
việc sử dụng và chế biến cây thuốc đạt hiệu quả tối ưu nhất, tận dụng tói da
công dụng của các loại cây thuốc. Các tác giả A.F.Hammemen,
M.D.Choupinxkaia và A.A. Yátsenko đã đưa ra giá trị của từng cây thuốc
trong tập sách “ giá trị cây thuốc”.
2.2. Ở Việt Nam

2.2.1. Lược sử các nghiên cứu về cây thuốc Việt Nam
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhất là sau khi miền bắc được giải
phóng năm 1954, các nhà khoa học Việt Nam có nhiều thuận lợi trong việc sưu
tầm, nghiên cứu các cây cỏ được sử dụng làm thuốc trên cả nước.
Trong thời kì kháng chiến các nhà khoa học Việt Nam đã bước đầu thống
kê, hệ thống lại, tìm hiểu số lượng, khu phân bố các loại cây thuốc. Công việc
này được tiến hành trong suốt một thời gian dài với sự tham gia của nhiều nhà
khoa học đầu ngành : Đỗ Tất Lợi, Vũ Văn Chuyên, Võ Văn Chi…
Trong các nghiên cứu về cây thuốc Việt Nam có một công trình nghiên cứu
điển hình như: Cuốn sách (Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi
gồm 6 tập được in từ năm 1962 - 1965. Tác giả đã trình bày khoảng 430 loài cây
thuốc thuộc 116 họ, đã thống kê các cây thuốc, ông đã ghi chép mộtcách tỉ mỉ
các thông tin: Đặc điểm nhận biết, đặc tính sinh học và sinh tháihọc, phân bố địa
lí, công dụng. cách dùng của các dân tộc có sử dụng vị thuốcnày, các công trình
khoa học trên thế giới đã công bố có liên quan đến cây thuốc. theo I.I.
Brekhman, A.S. Hammerman, I.V. Gruxvitxki, A.A. Taxenko - Khmelepxki


8

(1967) nhận xét bộ sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất
Lợi có thể sánh ngang với bất kì một công trình nào khác về dược liệu nhiệt đới
(Đỗ Tất Lợi, 2006) [4].
“Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” có một ý nghĩa quan trọng trong
nền y dược học Việt Nam. Cuốn sách được các nhà khoa học và nhân dân đón
nhận rất lớn. Từ khi xuất bản đầu tiện năm 1962 - 1965 đến năm 2006 cuốn sách
đã được tái bản 14 lần, trong quá trình tái bản cuốn sách có chỉnh sửa bổ sung
ngày càng hoàn thiện các thông tin cập nhật và hình ảnh minh họa về cây thuốc.
Cuốn “Tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc” của Vũ Văn Chuyên, xuất bản
năm 1966. cuốn sách đã tóm tắt được hầu hết các đặc điểm của các họ cócây

thuốc ở Việt Nam. Tác giả đã mô tả đầy đủ các thông tin về: Tên khoa học, tên
phổ thông, đặc điểm nhận biết chung, khu vực phân bố của từng họ cây thuốc.
Đây là việc có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn đầu của công tác nghiên cứu
về hệ thực vật cây thuốc Việt Nam.
Cuốn sách “Từ điển cây thuốc Việt Nam” của Võ Văn Chi, xuất bản năm
1997. tác giả đã thống kê, mô tả chi tiết về tên khoa học, tên phổ thông, tên địa
phương, các đặc điểm nhận biết, đặc tính sinh học và sinh thái học, phân bố địa
lý, công dụng cách dùng của các dân tộc có sử dụng vị thuốc này, các công trình
khoa học trên thế giới đã công bố có liên quan đến cây thuốc… của 3.200 loài
cây thuốc mọc tự nhiên ở Việt Nam và các cây thuốc được du nhập gây trồng ở
Việt Nam. Cuốn sách mô tả sinh động hình ảnh các cây thuốc bằng các hình vẽ
và ảnh mầu.
Các công trình khoa học: “Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, “Tóm tắt đặc
điểm các họ cây thuốc” và “Từ điển cây thuốc Việt Nam” là những tài liệu cẩm
nang tra cứu cần thiết cho cán bộ giảng dạy và nghiên cứu về cây thuốc cho các
nhà khoa học, cán bộ, sinh viên, học sinh và những ai quan tâm đến việc tìm
hiểu tài nguyên cây thuốc Việt Nam.


9

Ngoài ra có rất nhiều các công trình khoa học được công bố có liên quan tới
nguồn tài nguyên cây thuốc Việt Nam: “Cây cỏ có ích Việt Nam” gồm 4 tập của
Võ Văn Chi, Trần Hợp xuất bản năm 1999; “Từ điển thực vật thông dụng” tập I
tập II của Võ Văn Chi xuất bản năm 2003…
2.2.2. Hiện trạng tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm diện tích
hẹp nhưng kéo dài do đó đã tạo nên những khí hậu khác nhau theo vĩ tuyến và
độ cao, là nơi hội tụ và phát triển một quần thể thực vật hết sức phong phú.
Cây thuốc là một thực vật được hình thành trong môi trường đó nên cây

thuốc Việt Nam rất phong phú và đa dạng về số lượng và chủng loại.
Công tác điều tra nghiên cứu của Viện Dược liệu - Bộ Y tế ở tất các
địa phương trên toàn quốc kết quả điều tra từ năm 1961 đến cuối năm 2004,
đã ghi nhận ở nước ta có 3.948 loài cây thuốc, thuộc 307 họ của 9 ngành thực
vật kể cả nấm có công dụng làm thuốc. trong đó có trên 90% tổng số loài cây
thuốc mọc tự nhiên (Nguyễn Tập, 2007) [5].
Hiện nay đã thống kê được gần 300 loài cây thuốc mọc tự nhiên ở rừng
thường xuyên được khai thác với khối lượng từ 10.000 - 20.000 tấn mỗi năm,
cung cấp thị trường trong nước và xuất khẩu. các cây thuốc đang được khai
thác với khối lượng lớn như : Vằng đắng (Coscinium fenestratum), Thiên niên
kiện (Homalomena spp.), Cẩu tích (Cibotium barometz), Hoàng đằng
(Fibraurea recisa Pierre), Chè dây (Ampelopsis cantoniensis)… phần lớn các
cây thuốc trên được đưa vào sử dụng trực tiếp trong nền YHCT. Một số loài
được đưa vào chiết xuất hoạt chất để dùng làm thuốc như: Thanh hao
(Artemisia annua) chiết artemisinin làm thuốc chữ sốt rét, Bình vôi (Stephania
spp.) chiết xuất L. tetrahydro palmatin làm thuốc an thần, giảm đau; Kim tiền
thảo (Desmodium styracifolium) chiết saponin làm thuốc chữa sỏi thận…(
Nguyễn Tập, 2007) [5].


10

Với 3.948 loài cây thuốc đã biết hiện nay vẫn còn có nguồn tài nguyên
cây thuốc của các dân tộc thiểu số sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam vẫn chưa
thống kê được đầy đủ có bao nhiêu loài cây thuốc (ngoài 3.948 loài cây thuốc
đã thống kê), sự phân bố và sử dụng của chúng. Nước ta cũng chưa thể thông
kê được chính xác có bao nhiêu loài đã bị mất và đang bị đe dọa tuyệt chủng.
Trong bài báo “Sử dụng tài nguyên cây thuốc - sự chia sẻ công bằng vàư
hợp lý ” (2004) tác giả Trần Công Khánh đã làm rõ nét đặc trưng của cây
thuốc dân gian. Cùng một cây thuốc với dân tộc này thì rất quý nhưng với dân

tộc khác thì nó không có giá trị, cũng cùng một loại cây thuốc đó mỗi dân tộc
lại có một cách dùng chữa trị các bệnh khác nhau như vậy có thể nói giá trị và
cách sử dụng cây thuốc của mỗi dân tộc rất đặc trưng và khác nhau.
Hiện nay ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu về các kinh
nghiệm truyền thống y học dân gian của các dân tộc ít người nhưng còn mang
tính thăm dò sưu tầm là chính : “Nghiên cứu về kinh nghiệm phòng chữa
bệnh của dân tộc Mường Thanh Hóa, Nghệ An” (Phó Đức Thành, 1930),
“Kinh nghiệm của người Dao Ba Vì” (Phó Đức Thuần, Đỗ Thị Phương,
1996), “Kinh nghiệm của người Dao Đà Bắc - Hòa Bình” (Trần Hồng Hạnh,
1997)… (Phó Đức Thuần, 2005) [1].
Tư liệu hóa tài nguyên cây thuốc của tất cả các cộng đồng dân tộc
Việt Nam là vấn đề cấp thiết hiện nay để bảo tồn tính đa dạng sinh học cây
thuốc và tri thức sử dụng cây thuốc của các cộng đồng. Tri thức sử dụng cây
thuốc của các cộng đồng dân tộc thì có nhiều nhưng cho đến nay chưa có một
người nào, một dân tộc miền núi nào của nước ta tự đến cơ quan nhà nước
đăng kí bản quyền sở hữu trí tuệ về tri thức đó. Đây thực sự là nguồn tài sản
có giá trị nếu biết cách quản lý thì nguồn tài nguyên tri thức này sẽ mang lại
cuộc sống sung túc cho các dân tộc có hoạt động làm thuốc và việc khai thác,
sử dụng rừng bền vững.


11

2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên
2.3.1.1. Vị trí địa lý
Yên lạc Là một xã vùng cao nằm phía Đông huyện Phú Lương cách
trung tâm huyện 5 km, vị trí địa lý của xã như sau:
- Phía Bắc giáp xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn
- Phía Nam giáp xã Tức Tranh, xã Phấn Mễ

- Phía Đông giáp xã Phú Đô và xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ
- Phía Tây giáp xã Yên đổ, Xã Động Đạt
Yên Lạc có tổng diện tích tự nhiên là 4.288,02 ha, dân số có 4282 nhân
khẩu, 1134 hộ và được chia thành 23 xóm, địa bàn dân cư sống tập trung, là
xã có diện tích khá rộng so với các xã trong vùng.
2.3.1.2. Địa hình
Là xã có địa hình tương đối phức tạp phần lớn là đồi núi, xen kẽ là
những cánh đồng lòng chảo tạo nên địa hình nhấp nhô lượn sóng, đồi bát úp,
ruộng bậc thang có hướng dốc từ phía Tây Bắc về phía Đông Nam, độ dốc lớn
và có nhiều sông suối. Do địa hình khá phức tạp như vậy nên còn những hạn
chế cho sản xuất nông nghiệp của nhân dân trong xã, nhưng lại có nhiều tiềm
năng để phát triển lâm nghiệp, kinh tế vườn đồi. Là xã gần trung tâm huyện
và có đường liên xã đi qua thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của địa
Phương.
2.3.1.3. Khí hậu thủy văn
* Khí hậu
Do nằm trong vành đai Bắc bán cầu nên khí hậu của xã Yên Lạc cũng
có những đặc trưng của khí hậu miền núi phía Bắc đó là khí hậu nhiệt đới gió
mùa. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 năm trước đến
tháng 3 năm sau.


12

* Thủy văn
Mạng lưới thủy văn của xã Yên Lạc đa dạng, bao gồm hệ thống ao hồ,
đập giữ nước .
- Nhiệt độ:Theo số liệu của trạm quan trắc trong một số năm gần đây
(từ năm 2006 trở về trước) cho thấy nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng
từ 220C – 230C các tháng nóng nhất là: 5,6,7,8, nhiệt độ lên khoảng 360C –

370C, nhưng trong những năm gần đây do ảnh hưởng của “Biến đổi khí hậu”,
sự nóng lên của trái đất làm nhiệt độ thay đổi khá phức tạp, mùa đông nhiệt
độ giảm xuống tới 70C - 90C tháng lạnh nhất vào tháng 12 và tháng 1,2 gây
rét đậm rét hại; mùa hè nhiệt độ lên tới 390C – 400C.
- Lượng mưa: Được chia thành hai mùa rõ rệt, từ tháng 10 đến tháng 3
năm sau là mùa ít mưa, từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm là mùa mưa nhiều.
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.600mm đến 1.900mm/năm.
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm bình quân từ 80 - 85%, độ ẩm cao nhất tập
trung vào các tháng 5,6,7. Độ ẩm thấp nhất tập trung vào các tháng 10,11,12.
Sương mù xuất hiện ít thường thấy vào các tháng 11,12. Ngoài ra một số năm
có hiện tượng sương muối kèm theo giá rét.
- Gió : Hướng gió chủ đạo: gió Đông Nam về mùa hè, gió Đông Bắc
về mùa đông. Vận tốc gió trung bình 2m/s.
- Bức xạ nhiêt: Tổng số giờ nắng trong năm khoảng 1600 giờ - 1800
giờ/năm.
Nhìn chung khí hậu thời tiết của xã Đồng Thịnh mang đặc trưng của
miền núi phía Bắc thích hợp cho sự phát triển đa dạng về sinh học, phù hợp
cho phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau: cây ăn quả, cây chè, cây lâm
nghiệp, cây lương thực,


13

2.3.1.4. Các nguồn tài nguyên
* Tài nguyên đất:
Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất của xã Yên Lạc năm 2014

STT

Loại đất




Diện Tích

Tỷ lệ

hiện có

(%)

(ha)
Tổng diện tích đất tự nhiên

1.255,60

100

1152.94

91.82

292.79

23.32

0.00

0.00


1

NNP

Đất nông nghiệp

1.1

DLN

Đất lúa nước

1.2

LUN

Đất trồng lúa nương

1.3

HNK Đất trồng cây hàng năm còn lại

22.15

1.76

1.4

CLN


Đất trồng cây lâu năm

289.89

23.09

1.5

RPH

Đất rừng phòng hộ

1.6

RDD Đất rừng đặc dụng
DBT

Trong đó: Khu bảo tồn thiên nhiên

1.7

RSX

Đất rừng sản xuất

1.8

NTS

Đất nuôi trồng thuỷ sản


1.9

NKH Đất nông nghiệp khác

2

PNN

2.1

CTS

2.2

CQP

2.3

CAN Đất an ninh

2.4

SKK

2.5
2.6

Đất phi nông nghiệp


0.00
19.20

1.53
0.00

469.30

37.38

59.61

4.75
0.00

70.96

5.65

0.49

0.04

0.00

0.00

0.00

0.00


Đất khu công nghiệp

0.00

0.00

SKC

Đất cơ sở sản xuất kinh doanh

0.68

0.05

SKX

Đất sản xuất vật liệu xây dựng

Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công
trình sự nghiệp
Đất quốc phòng

0.00


14

gốm sứ
2.7


SKS

Đất cho hoạt động khoáng sản

0.00

2.8

DDT

Đất di tích danh thắng

0.00

2.9

DRA Đất xử lý, chôn lấp chất thải

2.10 TTN

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

2.11 NTD

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

0.00
0.00
3.74


2.12 SMN Đất có mặt nước chuyên dùng

0.30
0.00

2.13 SON

Đất sông, suối

14.29

1.14

2.14 DHT

Đất phát triển hạ tầng

51.76

4.12

2.15 PNK

Đất phi nông nghiệp khác

3

DCS


Đất chƣa sử dụng

4

DDL Đất khu du lịch

5

DNT Đất khu dân cƣ nông thôn
ONT

Trong đó: Đất ở tại nông thôn

0.00
0.51

0.04
0.00

31.20

2.48

31.20

2.48

(Nguồn: Theo số liệu thống kê của ban địa chính xã Yên Lạc năm 2014)
Yên Lạc là một xã có tổng diện tích khá lớn, địa hình xã tương đối đa
dạng và phức tạp, chủ yếu là đồi núi đất có độ dốc lớn. Người dân địa phương

chủ yếu sản xuất nông nghiệp là chính do vậy diện tích đất sản xuất nông
nghiệp chiếm phần lớn trong tổng diện tích tự nhiên của xã. Diện tích đất
nông nghiệp là 1152,94 ha chiếm 91,82%. Trong đó diện tích đất trồng lúa
nước là: 292,79 ha chiếm 23,32%, còn đất trồng cây lâu năm cũng khá lớn:
289,89 ha chiếm 23,09%, đất rừng sản xuất là: 469,30 ha chiếm 37,38% trong
tổng diện tích đất nông nghiệp toàn xã. Ngoài ra còn có các loại đất phi nông
nghiệp khác chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã.
* Các loại tài nguyên khác
- Tài nguyên nước:


15

+ Nguồn nước mặt phục vụ sản xuất: Nguồn chính phục vụ sản xuất
nông nghiệp rất phong phú bởi vị trí của xã được thiên nhiên ưu đãi có nhiều
hồ ao và suối chảy qua. Diện tích mặt nước chiếm gần 73,9 ha. Chất lượng
nước chưa đạt tiêu chuẩn vệ sinh, đặc biệt là sau mỗi đợt mưa lũ.
+ Nguồn nước ngầm: Hiện tại chưa có khảo sát về trữ lượng nước ngầm
trên địa bàn xã, qua khảo sát sơ bộ tại các hộ dùng giếng khơi chất lượng khá
tốt. Toàn xã hiện nay có 93,85% người dân dùng nước giếng khơi, nước tự
chảy và 6,15% người dân dùng nước giếng khoan. Mực nước ngầm có độ sâu
khoảng 20 – 30m đây là nguồn nước sạch đảm bảo chất lượng phục vụ cho
sinh hoạt của người dân.
- Tài nguyên rừng:
+ Tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã: 488,50 ha chiếm 38,90% diện
tích đất tự nhiên toàn xã
+ Đất rừng sản xuất là: 469,30 ha
+ Đất rừng đặc dụng do người dân quản lý là: 19,20 ha...
Đánh giá chất lượng rừng: Các loài cây bản địa, cây nguyên sinh cổ thụ
trong rừng còn rất ít do khai thác nhiều năm, rừng Đồng Thịnh hiện nay chủ

yếu là rừng trồng thuần loài, cây trồng phần lớn là keo tai tượng; rừng tự
nhiên, hỗn giao còn rất ít, các loại cây dược liệu, chim thú,... đã cạn kiệt dần,
giá trị sinh thủy và điều tiết nguồn nước, giá trị sinh thái của rừng xã Đồng
Thịnh không cao.
2.3.2. Đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội
2.3.2.1. Văn hóa
* Văn hóa
Thực hiện cuộc vận động toàn dân đại đoàn kết xây dựng đời sống văn
hoá ở khu dân cư đã được cấp uỷ, chính quyền thường xuyên quan tâm chỉ
đạo, các đoàn thể như thanh niên, hội phụ nữ đã phối hợp với các ban ngành


16

trong xã phát động nhiều phong trào hoạt động nhân các ngày lễ lớn của đất
nước bằng các hoạt động văn hoá thể thao thiết thực.
Trong xã hiện nay có 19/23 xóm đã có nhà văn hoá và đất để xây dựng
nhà văn hoá, tuy nhiên cơ sở vật chất nói chung còn nghèo nàn chưa đáp ứng
được nhu cầu vui chơi giải trí của nhân dân.
* Giáo dục đào tạo
Yên Lạc có đầy đủ 3 cấp học trong hệ thống giáo dục ở cơ sở. Xã có 2
trường Mầm non, 2 trường Tiểu học và 1 trường Trung học cơ sở, hiện nay xã
Yên Lạc có trường tiểu học đó đạt chuẩn quốc gia. trong 2 năm qua đã có
nhiều tiến bộ nhất định, đã hoàn thành phổ cập giáo dục chất lượng dạy và
học được nâng lên. Về cơ sở vật chất được sự quan tâm của Nhà nước và thực
hiện công tác xã hội hoá giáo dục, do vậy cơ sở vật chất của các trường đang
được quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất cho sự nghiệp giáo dục của xã, hiện
nay đã có một hệ thống trường lớp tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ tạo điều
kiện tốt cho công tác dạy và học. Phong trào thi đua dạy tốt học tốt trong các
trường liên tục được duy trì, số lượng học sinh lên lớp không ngừng tăng lên

chứng minh công tác giáo dục đang được coi trọng.
2.3.2.2. Kinh tế
Cùng với các địa phương khác, xã Yên Lạc trong những năm gần đây đã
có những bước tăng trưởng kinh tế nhất định. Tuy nhiên trong cơ cấu thì nông
- lâm nghiệp vẫn là cốt lõi.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân năm từ 8 - 10% trong đó:
+ Nông nghiệp tăng bình quân 6,0%
+ Tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ngành nghề tăng bình quân 12%.
- Tổng thu nhập bình quân trong 2 năm 4,5 triệu đồng/người/năm.
* Tình hình phát triển nông nghiệp
- Nghành trồng trọt:


17

Hiện nay sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp là ngành sản xuất chính chiếm
tỷ trọng lớn trong tỷ trọng của xã trong đó sản xuất lương thực là chính nhằm
đảm bảo nhu cầu lương thực và một phần cung cấp cho thị trường khu vực.
Tận dụng những lợi thế về đất nông nghiệp, lâm nghiệp, nguồn nhân
lực trong xã, nhân dân xã đã nỗ lực phấn đấu phát huy những tiềm năng sẵn
có của địa phương đa tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp, nâng diện
tích đất nông nghiệp bằng biện pháp nâng hệ số sử dụng đất do vậy đã có
những kết quả nhất định. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành
nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay là 60% tổng sản lượng lương thực cây
có hạt năm 2010 đạt 2,276,5 tấn. Bình quân đầu người đạt 558 kg.
- Nghành chăn nuôi:
Đồng Thịnh trong những năm gần đây cũng như các xã khác trong huyện
đang dần có sự đầu tư vào các ngành chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi đại gia súc.
* Tình hình phát triển công nghiệp và dịch vụ
- Yên Lạc là một xã thuần nông, hiện nay các ngành nghề chưa phát triển

không đáp ứng được nhu cầu tại chỗ phục vụ các mặt trong đời sống kinh tế xã hội hiện nay của nhân dân trong xã. Cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nói chung hiện nay trong xã đã hình thành những nghề phụ như: Sửa chữa cơ
khí phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, kinh doanh vận tải, chế biến nông lâm
sản thu hút khoảng 150 lao động tham gia, các ngành nghề này quy mô vẫn
còn nhỏ và ở phạm vi hẹp, tỷ lệ trong cơ cấu kinh tế còn hạn chế, chỉ chiếm từ
6 - 8%.
- Thương mại và dịch vụ:
Hiện nay trên địa bàn xã đã xuất hiện nhiều cơ sở kinh doanh bán tạp
hóa, vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi,... góp phần làm tăng thu nhập cho
người dân và đáp ứng được các nhu cầu mua bán trao đổi hàng hoá trong
nhân dân.


×