Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Nạo phá thai ở tuổi vị thành niên tại Hà Nội và sự cần thiết của giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.13 KB, 55 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn tới Ban chủ nhiệm, Hội
đồng khoa học khoa GDCT đã tổ chức Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa
học – nơi chúng em có cơ hội phát huy hết khả năng, giao lưu, học hỏi
thêm nhiều kinh nghiệm cũng như có sự cố gắng để có được một đề tài
nghiên cứu với nội dung mình yêu thích và tâm huyết.
Chúng em xin được gửi lời cảm ơn đặc biệt đến cô Bùi Xuân Anh,
cô đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt quá trình làm đề tài.

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bác Hồ nói: “Một năm khởi đầu bằng mùa xuân, đời người là khởi
đầu bằng tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của đất nước”. Thế hệ trẻ là những
mầm non tương lai của đất nước. Đó là những thanh niên, sinh viên và đặc


biệt là lứa tuổi vị thành niên đầy sức xuân, trí tuệ, sự sáng tạo và nhạy bén
trong thời đại công nghệ hiện nay.
Đầu tư cho giới trẻ sẽ tạo nền tảng vững chắc cho những bước tiến
tích cực ở giai đoạn tiếp theo của đất nước. Những kiến thức và kỹ năng
cần thiết được trang bị ngay còn ở tuổi vị thành niên không những là hành
trang cho cá nhân mỗi em trong tương lai mà còn là cơ sở xây dựng cho gia
đình và xã hội tốt đẹp trong tương lai.
Vị thành niên đang trải qua thời kỳ chuyển tiếp đầy tài năng nhưng
rất mong manh. Vì vậy họ cần được nuôi dưỡng, chăm sóc, được sống
trong môi trường an toàn và thuận lợi để có thể lớn lên và trưởng thành.
Ở Việt Nam trẻ vị thành niên (VTN) là những người từ 10 đến 19
tuổi có khoảng 23,8 triệu người chiếm 31% dân số, con số này sẽ tăng
4,8% trong vòng 10 năm tới và có khoảng 80% vị thành niên và thanh niên
là học sinh. Đây là thời kỳ chuyển tiếp giữa tuổi thơ ấu và tuổi trưởng
thành với những đặc trưng phát triển nhanh về thể chất, tâm sinh lý thể hiện


ở sự tăng trưởng thể lực và trí tuệ.
Ở tuổi vị thành niên, các em phải đối mặt với rất nhiều khó
khăn, cám dỗ…Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay với rất nhiều mặt tác
động của nền kinh tế thị trường, vị thành niên đang là nhóm lứa tuổi chịu
ảnh hưởng không nhỏ về đạo đức, lối sống, một đặc trong những vấn đề
của vị thành niên hiện nay được toàn xã hội đang rất quan tâm hiện nay đó
chính là tỷ lệ nạo phá thai ở lứa tuổi vị thành niên của Việt Nam hiện nay.
Theo thống kê của Hội kế hoạch gia đình Việt Nam là nước có tỷ lệ
nạo phá thai cao nhất Đông Nam Á và là một trong 10 nước có tỷ lệ nạo
phá thai cao nhất thế giới, mỗi năm cả nước có 1,2-1,6 triệu ca nạo phá
thai, trong đó 20% ở lứa tuổi vị thành niên, có những sản phụ chỉ mới 12
tuổi. Đó là chưa kể rất nhiều ca nạo phá thai tại những cơ sở tư nhân,
không thể thống kê và kiểm soát được.
Thực sự là những con số khủng khiếp, rất đáng lo ngại, nó đã phản
ánh thực tại đáng buồn đó chính là sự xuống cấp về đạo đức, sức khỏe, lối
sống của một bộ phận giới trẻ hiện nay. Chính những điều này đã dẫn đến
2


những hậu quả nặng nề về tâm lý cũng như thể chất khi bạn trẻ mang thai
ngoài ý muốn.
Những gương mặt non nớt xuất hiện tại các trung tâm kế hoạch hóa
gia đình ngày càng nhiều. Các em còn quá trẻ, còn chưa đủ điều kiện để có
thể làm một người mẹ, tuổi các em còn phải học tập. Vậy mà chỉ vì một
chút nhẹ dạ, thiếu lý trí và kiến thức cần thiết và sự tò mò về giới tính mà
các em đã phải gánh chịu những hậu quả vô cùng nặng nề và không biết
bao chuyện đau lòng.
Trong khi đó, vấn đề giáo dục giới tính ở nước ta hiện nay vẫn
chưa được các bậc cha mẹ cũng như các nhà giáo dục, các nhà quản lí
xã hội quan tâm đúng mức. Kiến thức sinh sản đối với các em còn quá

hạn chế. Đây cũng là một nguyên nhân không nhỏ dẫn tới tình trạng
đáng lo ngại này.
Hà Nội có 1604 vị thành niên, vị thành niên Hà Nội có điều kiện đề
nắm bắt những cái mới, tiếp cận thông tin nhanh (bao gồm cả thông tin tích
cực và những thông tin tiêu cực), những thông tin trên mạng và các loại
sách báo, ấn phẩm dưới dạng “cẩm nang” được bán rất nhiều tại các của
hàng sách mà nội dung của nó thường kích thích sự tò mò, lái thao hướng
tiêu cực và rất hấp dẫn vị thành niên. Với sự phát triển của xã hội, những
dịch vụ, trung tâm giải trí được mọc lên như trao lưu tại Hà Nội. Đặc biệt
trẻ vị thành niên ở Hà Nội có điều kiện vật chất cao, chất lượng cuộc sống
nâng cao khiến vị thành niên phát triển sớm hơn,…đó chính là những yếu
tố dẫn trẻ vị thành niên ở Hà Nội dễ vướng vào vấn đề mang thai ngoài ý
muốn rồi nạo phá thai.
Mặc dù thành phố Hà Nội tích cực đẩy mạnh công tác chăm sóc sức
khỏe sinh sản cho người dân, phát triển dịch vụ cung ứng các biện pháp
tránh thai đến tận cơ sở nhưng tỷ lệ nạo phá thai, đặc biệt trong lứa tuổi vị
thành niên và thanh niên vẫn còn khá cao chiếm 22,3%.

3


Nạo phá thai ở tuổi vị thành niên, nỗi đau không riêng của lớp trẻ mà
đó còn là nỗi day dứt, đau xót của các bậc làm cha mẹ, nhà trường cũng
như toàn xã hội.
Xuất phát từ thực trạng trên, nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn
tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề nạo phá thai tuổi vị thành niên với đề
tài: “Nạo phá thai ở tuổi vị thành niên tại Hà Nội và sự cần thiết của
giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT hiện nay” làm đề tài
nghiên cứu khoa học.
2. Tình hình nghiên cứu

Nạo phá thai tuổi vị thành niên và những hậu quả của nó hiện nay
đang là vấn đề quan trọng và được toàn xã hội quan tâm. Đây là vấn đề
được sự quan tâm của nhiều hội thảo, hội nghị lớn.
Hội thảo “Yasmin - lựa chọn mới trong ngừa thai” diễn ra ngày
17/01/2010 cũng đã bàn rất nhiều về vấn đề này.
Hội nghị sản phụ khoa Việt Pháp Châu Á Thái Bình Dương lần thứ
10 cũng đã đề cập rất nhiều đến vấn đề. “Tỉ lệ vị thành niên có quan hệ tình
dục thấp hơn so với các nước trong khu vực nhưng do thiếu các kiến thức
về tránh thai và tình dục an toàn nên tỉ lệ nạo phá thai ở vị thành vẫn ngày
càng gia tăng. Học sinh tiếp cận thông tin về giới tính, tình dục chủ yếu qua
bạn bè, phim ảnh, sách báo, Internet, chứ rất ít từ cha mẹ, thầy cô”. Đây là
nội dung chính đã được Hội nghị quan tâm và đưa ra thảo luận.
Sau hội nghị quốc tế về dân số và phát triển tại Cairo (1994) hội
nghị phụ nữ quốc tế tại Bắc Kinh năm 1995 và Hội nghị quốc tế về dân số
và phát triển tại Hà Lan (1999) vấn đề sức khỏe sinh sản và sức khỏe sinh
sản vị thành niên đã được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm .
* Ở Việt Nam
Nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề quan hệ tình dục
từ tuổi 15 không chỉ một lần và không chỉ với một bạn tình.
Trung tâm Nghiên cứu giới gia đình và môi trường trong phát triển
(CGFED) đã đưa ra nhận định và cảnh báo rằng: “Việt Nam là một trong

4


ba nước có tỉ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới, nếu như trong những năm
tới không thực hiện tốt công tác giáo dục giới tính thì tỉ lệ nạo phá thai có
thể tăng lên”.
Các công trình nghiên cứu được công bố trên các tạp chí, tập san, kỷ
yếu hội nghị, hội thảo trong và ngoài nước; các báo cáo tổng kết đề tài, dự

án nghiên cứu và can thiệp đã được nghiệm thu; các luận án tiến sĩ, thạc sĩ
khoa học đã được bảo vệ…Từ năm 2000 trở lại đây, tại trường Đại học sư
phạm Hà Nội đã có một số luận án tiến sĩ, luận án thạc sĩ nghiên cứu về
vấn đề này. Tiêu biểu như:
Hoàng Thị Lợi (2001), “Thực trạng và các biện pháp nâng cao nhận
thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh THPT các huyện miền
núi tỉnh Phú Thọ”, Nxb Giáo dục.
Lê Thị Ngọc Bích, “thực trạng nhận thức và thái độ của học sinh
THPT Hà Nội với giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên – Những giải
pháp trong thời gian tới”.
Trên đây là những con số, những công trình nghiên cứu và những
vấn đề đáng báo động làm cho toàn xã hội phải suy nghĩ, quan tâm đến vấn
đề sức khỏe sinh sản vị thành niên bằng một thái độ nghiêm túc, cẩn trọng,
giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên là một điều cấp bách.
Nhìn chung, tất cả những cuộc Hội thảo đã đề cập rất nhiều đến thực
trạng chung của nạo phá thai nói chung, nạo phá thai ở tuổi vị thành niên
nói riêng cũng như những nguyên nhân và hậu quả của tình trạng này. Qua
đó các Hội nghị này cũng đã có rất nhiều giải pháp được đưa ra để nhằm
hạn chế tình trạng này.
Đây cũng là vấn đề được nhóm em quan tâm lựa chọn làm đề tài
nghiên cứu trong đợt nghiên cứu khoa học lần này. Tuy nhiên, trong phạm
vi nghiên cứu đề tài, nhóm tác giả chú trọng đến việc nghiên cứu các biện
pháp giáo dục sức khỏe sinh sản nhằm hạn chế tình trạng nạo phá thai ở vị
thành niên.

5


3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Vấn đề nạo phá thai ở tuổi vị thành niên
- Vấn đề giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh Trung Học Phổ Thông
3.2 Khách thể nghiên cứu
- Bác sĩ, y tá ở một số Bệnh viện phụ sản và Trung tâm chăm sóc sức
khỏe sinh
sản tại: Hà Nội
- Học sinh một số trường Trung học phổ thông tại: Hà Nội
- Một số trẻ vị thành niên đã từng nạo phá thai tại: Hà Nội
- Gia đình của một số trẻ vị thành niên đã từng nạo phá thai tại: Hà Nội
- Bạn bè, thầy cô giáo trên lớp
- Một số người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội
3.3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Thời gian nghiên cứu: 01/02/2010 đến 01/03/2010
- Không gian nghiên cứu: Trên địa bàn thành phố Hà Nội
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
4.1 Mục đích nghiên cứu
- Chỉ ra được thực trạng nạo phá thai tuổi vị thành niên ở Hà Nội
hiện nay
- Chỉ ra được nguyên nhân dẫn đến tình trạng nạo phá thai ở tuổi vị
thành niên
- Đưa ra giải pháp và áp dụng giáo dục sức khỏe sinh sản cho học
sinh trung học phổ thông nhằm hạn chế vấn đề nạo phá thai ở tuổi vị
thành niên
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Tìm hiểu và làm rõ thực trạng nạo phá thai lứa tuổi vị thành niên ở
Hà Nội hiện nay và sự cần thiết đưa giáo dục sức khỏe sinh sản vào môn
Giáo dục công dân trong trường trung hoc phổ thông.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp phỏng vấn sâu
- Những người công tác tại Bệnh viện phụ sản và trung tâm chăm sóc

sức khỏe sinh sản, học sinh các trường trung học phổ thông, người dân địa
phương: 5trường hợp.
- Trẻ vị thành niên đã từng nạo phá thai, gia đình trẻ vị thành niên: 3
trường hợp.
5.2 Phương pháp quan sát

6


5.3 Phương pháp khảo cứu tài liệu
- Trên Internet
- Trên sách báo
6. Kết cấu của đề tài
Bao gồm 3 phần :
- Mở đầu
- Nội dung
- Kết luận
Chương I : Cơ sở lí luận về sức khỏe sinh sản và giáo dục sức
khỏe sinh sản.
1.1 Cơ sở lí luận chung
1.1.1 Một số khái niệm liên quan sức khỏe sinh sản vị thành niên
1.1.1.1 Sức khỏe sinh sản
- Khái niệm sức khỏe sinh sản
- Nội dung sức khỏe sinh sản
1.1.1.2 Vị thành niên
- Khái niệm vị thành niên
- Đặc điểm tâm sinh lý tuổi vị thành niên
1.1.2 Một số khái niệm liên quan đến giáo dục sức khỏe sinh sản
1.1.2.1 Giáo dục giới tính
- Khái niệm giáo dục giới tính

- Nội dung giáo dục giới tính
1.1.2.2 Giáo dục sức khỏe sinh sản
- Khái niệm giáo dục sức khỏe sinh sản
- Nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản
Chương II : Thực trạng nạo phá thai tuổi vị thành niên ở Hà Nội
hiện nay
2.1 Tình hình nạo phá thai ở Việt Nam hiện nay.
2.2 Tình hình nạo phá thai ở Hà Nội hiện nay.
2.2.1 Thực trạng nạo phá thai ở Hà Nội hiện nay.
2.2.2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nạo phá thai tuổi vị thành niên
ở Hà

Nội hiện nay
* Nguyên nhân chủ quan
- Sự thay đổi về tâm sinh lí trong lứa tuổi này và hiện tượng dậy

thì sớm
- Quan niệm về tình yêu và quan hệ tình dục trước hôn nhân ở tuổi vị
thành niên tại Hà Nội hiện nay
* Nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng nạo phá thai lứa tuổi
vị thành niên tại Hà Nội hiên nay
- Nguyên nhân từ gia đình

7


- Nguyên nhân từ nhà trường
- Nguyên nhân từ xã hội
2.2.3 Hậu quả của tình trạng nạo phá thai lứa tuổi vị thành niên tại
Hà Nội hiện nay

2.2.3.1 Hậu quả về mặt sinh học
2.2.3.2 Hậu quả về mặt tâm lí
2.2.3.3 Hậu quả về mặt kinh tế - xã hội.
Chương III: Áp dụng giáo dục sức khỏe sinh sản để hạn chế tình
trạng nạo phá thai tuổi vị thành niên tại Hà Nội hiện nay
3.1 Một số giải pháp hạn chế tình trạng nạo phá thai tuổi vị
thành niên
3.1.1 Về phía gia đình và nhà trường
3.1.1.1 Về phía gia đình
3.1.1.2 Về phía nhà trường
3.1.2 Về phía xã hội
3.1.2.1 Cấm các dịch vụ nạo phá thai lậu của tư nhân
3.1.2.2 Loại trừ văn hóa phẩm độc hại
3.1.2.3 Phát triển các trung tâm tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản
3.2 Áp dụng việc lồng ghép dạy sức khỏe sinh sản vào môn giáo dục
công dân

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN VÀ GIÁO
DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN
1.1

Cơ sở lí luận chung

1.1.1 Một số khái niệm liên quan sức khỏe sinh sản vị thành niên
1.1.1.1 Sức khỏe sinh sản
* Khái niệm sức khỏe sinh sản

8



Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO): Sức khỏe sinh sản được định
nghĩa là trạng thái khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội của tất cả
những gì liên quan đến hoạt động và chức năng của bộ máy sinh sản chứ
không chỉ đơn thuần là không có bệnh hay khuyết tật ở hệ thống sinh sản.
(Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển – Crio, Ai Cập tháng 9/1994)
* Nội dung sức khỏe sinh sản
Sức khỏe sinh sản có nhiều nội dung khác nhau, trong đó có nội
dung chính là: kế hoạch hóa gia đình, làm mẹ an toàn, phá thai an toàn,
nhiễm khuẩn đường sinh sản (RTI) bao gồm cả các nhiếm khuẩn lây truyền
qua đường tình dục (STI), HIV, dự phòng và điều trị vô sinh, phòng chống
ung thư đường sinh sản, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, chăm
sóc sức khỏe sinh sản người cao tuổi.
- Kế hoạch hóa gia đình
Kế hoạch hóa gia đình là các hoạt động có ý thức của các cặp vợ
chồng để điều chỉnh số sinh, khoảng cách giữa các lần sinh nhằm bảo vệ
sức khỏe, nuôi dạy con có trách nhiệm, phù hợp với các chuẩn mực xã hội
và điều kiện sống của gia đình.
Mục tiêu của chương trình kế hoạch hóa gia đình ở nước ta như sau:
+ Không sinh con trước tuổi 22
+ Khoảng cách giữa các lần sinh 3-5 năm
+ Không sinh con thứ 3
Lợi ích của kế hoach hóa gia đình: Lợi ích đối với người mẹ, lơi ích
đối với người cha, lợi ích đối với người con, lợi ích đối với xã hội.
- Phá thai an toàn
Phá thai an toàn là việc chấm dứt thai nghén một các chủ động cho
những phụ nữ mang thai ngoài ý muốn thông qua thủ thuật nạo phá thai,
hút thai bằng chân không, hoặc phá thai bằng thuốc. Phá thai không được
coi là biện pháp tránh thai nhưng được sử dụng nếu biện pháp tránh thai
thất bại.

9


Các phương pháp phá thai: Có hai phương pháp phá thai chính hiện
đang sử dụng tại Việt Nam là phá thai ngoại khoa và phá thai nội khoa.
- Làm mẹ an toàn
+ Mang thai và sự thay đổi cơ thể mẹ:
Mang thai là một việc hệ trọng của người phụ nữ. Do đó, cần có kế
hoạch khi mang thai. Cần chọn thời điểm thuận lợi về sức khỏe, công việc
và tình hình kinh tế gia đình để khi mang thai bản thân người mẹ được
chăm sóc tốt và khi đứa trẻ ra đời có đủ diều kiện chăm sóc bé tốt nhất.
+ Chăm sóc người mẹ khi mang thai
Trước hết bố mẹ phải chăm lo sức khỏe từ trước khi thụ thai vì sức
khỏe của bố, mẹ có tốt thì mới có trứng và tinh trùng khỏe mạnh, đây là
điều kiện quan trọng để thai nhi khỏe.
Khi có thai cần đi khám thai định kỳ, điều này là hết sức cần thiết để
kịp thời phát hiện những nguy cơ tai biến, đảm bảo an toàn thai nghén và
sinh nở. Khi mang thai người mẹ cần ăn nhiều hơn và ăn nhiều bữa, không
nên sợ ăn nhiều vì thai to, khó đẻ.
Mỗi ngày người mẹ nên ngủ khoảng 9 – 11 tiếng, cần tránh những
vật nặng, đi bộ nhiều tiếng đồng hồ. Khi mang thai người mẹ cần giữ được
tinh thần thoải mái, người mẹ vẫn có thể sinh hoạt tình dục bình thường
nhưng cần hạn chế và nhẹ nhàng hơn nhất là ở cuối thai kỳ.
- Vô sinh
Vô sinh là tình trạng hai vợ chồng đã chung sống và giao hợp thường
xuyên nhưng trong 2 năm mà không thấy thụ thai.
Vô sinh có thể chia thành hai loại:
+ Vô sinh nguyên phát
+ Vô sinh thứ phát
- Bệnh lây truyền qua đường tình dục


10


Bệnh lây truyền qua đường tình dục là bệnh lây từ người này sang
người khác do quan hệ tình dục không an toàn. Nhiễm khuẩn đường sinh
sản là khái niệm rộng hơn bao gồm cả nhiễm khuẩn lây truyền qua đường
tình dục và HIV. Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp là:
lậu, giang mai, chlamydia, mụn rộp Herpes, sùi mào gà…nhiễm vi trùng
qua tiếp xúc với da người bệnh …
- HIV – AIDS
HIV là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người, HIV được lấy từ
những chữ đầu của cụm từ tiếng Anh “Human Immunodficiency
Vius”. Khi vi rút này xâm nhập vào cơ thể nó sẽ làm suy giảm miễn
dịch của cơ thể.
AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.
Đường lây truyền của HIV
HIV lây truyền qua 3 con đường: đường tình dục, đường máu, mẹ
mang thai lây truyền sang con. HIV/AIDS có tác hại rất lớn, khó có thể tính
hết được, cần có những biện pháp cụ thể để phòng tránh nhiễm HIV/AIDS
1.1.1.2 Vị thành niên
* Khái niệm tuổi vị thành niên
Theo quy định của WHO lứa tuổi từ 10 đến 19 được gọi là tuổi vị
thành niên. Đây là giai đoạn có sự biến đổi đột ngột, mạnh mẽ cả về thể
chất lẫn tâm hồn, là giai đoạn chuyển từ trẻ con sang người lớn. Đánh dấu
giai đoạn “hình thành giới tính”. Quá trình biến đổi này gọi là dậy thì và
giai đoạn này được gọi là “vị thành niên”, tức là “không còn trẻ con, nhưng
chưa phải là người lớn”.
Vị thành niên được chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn vị thành niên sớm, tương đương với tuổi thiếu niên.

Nam: 12-14 tuổi; nữ: từ 10 -12 tuổi.
- Giai đoạn giữa vị thành niên – tương đương với tuổi thiếu niên lớn:
Nam: từ 15-17 tuổi; nữ: từ 13-16 tuổi.
- Giai đoạn cuối vị thành niên, tương đương với lứa tuổi đầu thanh
niên:
Nam: từ 18-20 tuổi; nữ: từ 17-19 tuổi.
11


* Những đặc điểm về sinh lý của trẻ vị thành niên.
Ở trẻ vị thành niên diễn ra với sự thay đổi về nội tiết, dinh dưỡng và
cơ thể nói chung. Cơ thể của các bạn nữ phát triển ngày càng nhanh, làm
tăng khoảng thời gian sinh sản của người phụ nữ. Khả năng có con về mặt
sinh học diễn ra sớm hơn khi các em chưa trưởng thành về mặt trí tuệ, tâm
lý và xã hội để có thể làm mẹ.
- Về chiều cao:
Các bạn có thể cao 5 đến 6 cm/năm. Các bạn nữ trong những năm 12,
13 tuổi thường cao nhanh hơn các bạn nam ở tuổi đó, các bạn nam
cao rất nhanh khoảng 15, 16 tuổi và tiếp tục phát triển.
Hệ xương tiếp tục cốt hóa và phát triển mạnh, xương tay và chân
nhanh dài hơn nhưng cơ lại phát triển chậm hơn, chính vì vậy vị thành niên
thường có thân hình mảnh khảnh, gầy, cao và các bạn còn rất vụng về, chân
tay lóng ngóng, làm gì cũng hay đánh đổ, đánh vỡ.
- Hệ cơ
+ Cơ vẫn còn chứa nhiều nước, tỷ lệ khối lượng cơ so với toàn thân
còn thấp nên các em chóng mệt, không có khả năng làm việc lâu.
+ Sự phát triển hệ cơ của trẻ trai khác với trẻ gái báo hiệu sự khác
biệt về giới tính.
+ Vào cuối giai đoạn dậy thì, khối lượng cơ và lực của cơ phát triển
mạnh làm tăng thể lực của các em, đặc biệt là các em trai.

+ Giữa hệ cơ và hệ xương phát triển mất cân đối, xương dài hơn
chân nên sự phối hợp hoạt động giảm sút, thiếu niên hay có những động tác
thừa, sự phối hợp các hoạt động chưa nhịp nhàng, uyển chuyển.
- Về hệ thần kinh
+ Tiếp tục phát triển và hoàn thiện, trọng lượng não của thiếu niên
gần bằng trọng lượng não của người lớn. Kích thước và trọng lượng của vỏ
não trong giai đoạn này không tăng lên bao nhiêu nhưng sự hình thành
những vùng chuyên biệt của người trên vỏ não, đặc biệt ở thùy trán, một
phần ở thùy thái dương và thùy đỉnh diễn ra khá nhanh chóng.
+ Quá trình hưng phấn chiếm ưu thế và mạng tính chất lan tỏa.
+ Thiếu niên hay có những động tác phụ thêm của chân tay, đầu khi
thực hiện một hoạt động nào đó, nhất là các công việc gây căng thẳng cho

12


các em. Do hoạt động của hệ thần kinh thường ở trạng thái không câm
bằng giữa hưng phấn và ức chế nên thiếu niên hoặc bị ức chế hoàn toàn
hoặc có phản ứng rất mạnh mẽ trước một kích thích mạnh, kéo dài.
Ở tuổi này có sự mất cân đối tạm thời giữa tim và mạch. Dung tích
của tim tăng gấp đôi so với lứa tuổi trước, nhưng dung tích của mạch máu
chỉ tăng gấp đôi rưỡi. Tuần hoàn tạm thời rối loạn gây hiện tượng thiếu
máu từng bộ phận trên vỏ não. Chính vì vậy, ở lứa tuổi này hay có hiện
tượng tim đập nhanh, chóng mặt, dễ bị kích động, dễ có tâm trạng thất
thường, hay nổi nóng, hiếu động.
- Sự trưởng thành về mặt sinh dục:
+ Sự phát triển của vị thành niên có những biến đổi căn bản, trong đó
có một hiện tượng đáng chú ý là sự phát dục. Một chức năng sinh lý hoàn
toàn mới bắt đầu xuất hiện. Tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động. Do hoạt
động của tuyến sinh dục, tuyến nội tiết…đã tạo nên sự biến đổi trong cơ thể

của các bạn, nhất là có sự phát triển nhảy vọt về chiều cao và nó thúc đẩy
sự phát triển của các bộ phận sinh dục.
+ Các đặc điểm về giới tính bộc lộ rõ nét.
+ Các tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động.
* Những đặc điểm về tâm lý của trẻ vị thành niên.
Tuổi thiếu niên nỗ lực tìm kiếm sự độc lập, tách khỏi sự quản lý
kiểm soát của gia đình. Trẻ em ở tuổi này hay phê phán cha mẹ chúng, đó
cũng có thể là một cách làm giảm đi quyền lực đặc trưng của cha mẹ.
Nhưng các em rất cần cha mẹ với tư cách là chỗ dựa tin cậy, chỗ tranh
luận, có thể bằng cách này các em ít nhiều thỏa mãn nhu cầu được làm
người lớn, được đối xử như người lớn.
Tuổi thiếu niên lớn nỗ lực tìm kiếm những quan hệ ngoài gia đình,
hướng tới những người bạn đồng lứa. Tuổi này có nhu cầu đặc biệt về
tình bạn, cảm nhận được những tinh tế trong tình bạn. Nhu cầu tình
bạn trở thành cấp thiết và quan trọng nhất, đặc biệt là nhu cầu về
người bạn khác giới: các em rất lo sợ cô đơn, sợ bị bạn tẩy chay…Bạn
không phải là người cùng chơi, cùng hoạt động, cùng sở thích hứng

13


thú…mà là đối tượng để tâm tình, chia sẻ những bất an để nhận xét
phê phán, đồng nhất mình với bạn.
Tuổi thiếu niên tràn đầy xúc cảm, dễ xúc động, khó kiềm chế xúc
cảm bộc phát, dễ tổn thương. Trạng thái tình cảm của các em thất thường,
không ổn định,thoắt vui rồi lại thoắt buồn, khó kiểm soát xung tính, dễ bị
kích động, dễ nổi nóng, dễ nản ở con trai,…dễ khóc, dễ tủi thân ở con gái.
Đây là lứa tuổi phát triển những xúc cảm yêu đương: dễ rung động trước
người bạn khác giới, các em có ý thức rõ rệt về giới tính và quan tâm đến
đời sống tình dục của người lớn, có nhu cầu cao về sự hấp dẫn quyến rũ

tình dục, nhưng cũng dễ nhầm lẫn giữa bản năng tình dục, xúc cảm yêu
đương với tình yêu, thường có những bồng bột, nông nổi nhất thời, như là
chúng rất dễ bị mụ mị bởi mối tình học trò vụng dại. Các em có nhu cầu
thử nghiệm muốn khám phá các năng lực trong quan hệ tình dục và có
không ít những vấp ngã. Có không ít những chàng trai hay các cô gái tuổi
này thích những hành động “anh hùng” phiêu lưu, mạo hiểm, nhưng lại
không hiểu và lường trước được những hậu quả có thể có của những hành
vi của mình, vì vậy hay liều lĩnh hành động bất chấp những hậu quả, nhầm
lẫn giữa sự bất cần trong nhất thời với quan niệm về tự lập.
Lứa tuổi này còn khuynh hướng bộc lộ sự căng thẳng và tính hay
thay đổi của tình cảm với sự dao động lên xuống bất thường của việc lựa
chọn đối tượng. Trẻ ở tuổi này có nhu cầu tìm kiếm những cảm xúc.
1.1.2 Một số khái niệm liên quan đến giáo dục sức khỏe sinh sản
1.1.2.1 Giáo dục giới tính
* Khái niệm giáo dục giới tính
Giáo dục giới tính dạy cho các em biết về cơ thể của mình, những
thay đổi về tâm sinh lý mà các em trải qua ở lứa tuổi dậy thì, hiểu biết về
cơ chế sinh sản, biết làm chủ bản thân mình, biết cách đối xử với người
khác, biết phòng tránh sinh con ngoài ý muốn và biết phòng ngừa bệnh liên
qua đến bộ máy sinh sản và t bệnh lây truyền qua đường tình dục.

14


* Nội dung giáo dục giới tính
Giáo dục giới tính là một quá trình nhằm hình thành nên những
phẩm chất, đặc điểm cũng như tâm thế con người, quy định nên thái độ và
hành vi xã hội cần thiết của giới này với cá nhân ở giới kia. Do đó phạm vi
đối tượng của giáo dục giới tính không chỉ là quan hệ đặc trưng giữa nam
và nữ với tu cách là cặp vợ chồng ( hoặc đôi lứa yêu nhau) mà còn bao gồm

mọi quan hệ trong đời sống xã hội, trong lao động sản xuất, giao tiếp, học
tập, vui chơi giải trí.
Mục đích và nhiệm vụ của giáo dục giới tính là do các lợi ích của
toàn xã hội quy định nên, vì vậy những lợi ích này phải xem xét trên tất cả
các mặt của giáo dục giới tính, trong đó quan hệ vợ chồng chỉ là một trong
các mặt đó mà thôi. Như vậy, giáo dục giới tính là một bộ phận hữu cơ của
giáo dục con người nói chung nhằm đạt tới mục tiêu phát triển con người
toàn diện, kết hợp một cách hài hòa giữa các cá nhân sự phong phú về tinh
thần, sự thuần khiết chuẩn mực về đạo đức và sự hoàn thiện về thể chất.
Nội dung của giáo dục giới tính được quy định bởi mục đích và
nhiệm vụ của nó, bao gồm một loạt các vấn đề của xã hội học, tâm lý học,
đạo đức học, luật học, giáo dục học, sinh học, thẩm mỹ học, kinh tế học,
…..Những nội dung đó được khái quát thành các vấn đề chính; Đặc điểm
tâm sinh lý và ý nghĩa của các đặc điểm đó đối với mối quan hệ qua lại
giữa nam giới và nữ giới( ở các lứa tuổi) trong mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội; Gia đình và các mối quan hệ trong gia đình; Quan hệ tình bạn, tình
yêu và tình dục; Sự sinh đẻ và giáo dục con cái, sự kế tục cảu các thế hệ;,
bảo đảm vệ sinh, sức khỏe giới tính trong đó có vấn đề phòng tránh bệnh
lây truyền qua đường tình dục
1.1.2.2 Giáo dục sức khỏe sinh sản
* Khái niệm giáo dục sức khỏe sinh sản
Sức khỏe sinh sản vị thành niên được hiểu là những vấn đề về SKSS
có liên quan tương ứng đến lứa tuổi vị thành niên như sự phát triển về thể
15


chất, tinh thần và giới tính, có tác động mạnh mẽ tới sự hình thành và phát
triển các chức năng của một con người hoàn thiện trong giai đoạn tiếp theo,
đặc biệt là các chức năng về tình dục
* Nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản

Tuổi dậy thì là giai đoạn đặc biệt trong quá trình phát triển của một
con người. Đây chính là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn
và được đặc trưng bởi sự thay đổi mạnh mẽ cả về thể chất, chức năng, tinh
thần, hành vi, tình cảm, đánh dấu giai đoạn hình thành giới tính của con
người và có khả năng hòa nhập cộng đồng.
Tại Việt Nam, tuổi dậy thì thường kéo dài từ 3 đến 5 năm, có thể
chia là 2 giai đoạn:
Giai đoạn trước dậy thì: từ 11 – 13 tuổi đối với nữ, từ 13 – 15 đối với nam.
Giai đoạn dậy thì: từ 13 – 15 tuổi đối với nữ, từ 15 – 17 tuổi đối với nam.
Giai đoạn dậy thì được đánh dấu bằng hành kinh (đối với nữ) và xuất
tinh lần đầu (đối với nam) còn gọi là mộng tinh. Điều này thường đi cùng
với những thay đổi cảm xúc với bạn bè khác giới, thể hiện sự trưởng thành
về mặt sinh học, báo hiệu khả năng có con và được coi là hiện tượng sinh
lý bình thường. Ở giai đoạn này, buồng trứng ở bạn gái bắt đầu có trứng
rụng và tiết ra hoocmon sinh dục, tinh hoàn của bạn nam cũng sinh sản ra
tinh trùng và tiết ra hoocmon sinh dục, do đó có khả năng thụ thai nếu có
quan hệ tình dục không an toàn.
- Cấu tạo cơ quan sinh dục
+ Cấu tạo cơ quan sinh dục nam gồm: Dương vật, tinh hoàn, mào
tinh hoàn, ống dẫn tinh, túi tinh và tuyến tiền liệt.
+ Cấu tạo cơ qua sinh dục nữ gồm:
+ Cấu tạo cơ quan sinh dục ngoài ở nữ: âm hộ, xương mu, lông sinh
dục, môi lớn và môi nhỏ.
+ Cấu tạo cơ quan sinh dục trong ở nữ: âm đạo, dịch tiết âm đạo, tử
cung, cổ tử cung, thân tử cung, buồng trứng, vòi trứng.
16


- Tình dục và tình dục an toàn
Một số thành tố của tình dục lành mạnh, an toàn:

+ Tính tự nguyện: Mỗi người tham gia vào quan hệ tình dục đều có
thể quyết định thực hiện hay chấm dứt hành vi này một cách tự do mà
không bị ép buộc bởi bạo lực, tình cảm hay tài chính.
+ Tính sẵn sàng: được thể hiện ở sự chuẩn bị sẵn sàng về cả tâm lý
và thể chất.
+ Tính đồng thuận: sự thống nhất với nhau về tất cả các chi tiết liên
quan đến việc quan hệ của 2 người như thời điểm, thời gian, địa điểm, cách
thức, phương tiện bảo vệ.
+ Bình đẳng và tôn trọng: Mỗi người đều có quyền đưa ý kiến và có
thể ra quyết định trong việc quan hệ tình dục.
+ An toàn: Để giảm các tổn thương về thể chất, những người tham
gia vào hành vi tình dục cũng phải thực hiện các biện pháp bảo vệ bạn tình
của mình khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS và có
thai ngoài ý muốn.
+ Đạt khoái cảm: cảm thấy thoải mái và thỏa mãn cả về tâm lý và thể
chất trong việc quan hệ tình dục.
- Quấy rối và xâm hại tình dục
+ Quấy rối tình dục: là một hình thức quấy nhiễu mà đặc biệt là
hướng về giới tính của người có liên can, là bất kỳ hành vi nào liên
quan đến nhu cầu sinh lý mà không được người tiếp nhận mong đợi, là tất
cả các hành động cố tình về tình dục làm tổn thương đến nhân phẩm của
người khác.
+ Xâm hại tình dục: là bất cứ lời nói, cử chỉ, hành động của một
người này với người kia nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục hoặc mục đích
riêng mà không có sự đồng ý của người đấy.

17


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NẠO PHÁ THAI TUỔI VỊ THÀNH

NIÊN Ở HÀ NỘI HIỆN NAY
2.1 Tình hình nạo phá thai ở Việt Nam hiện nay
Việt Nam là nước có tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên (từ 15-19
tuổi) co nhất Đông Nam Á và đứng thứ 15 trên thế giới. Theo thống kê mới
nhất của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam: trung bình mỗi năm cả
nước có khoảng 300.000 ca nạo hút thai ở tuổi 15-19, trong đó nhiều em đã
nạo hút thai nhiều lần.
Tình trạng phá thai chung ở nữ giới nước ta cũng rất cao. Theo
GS.BS Nguyễn thị Ngọc Phượng – giám đốc Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ,
TP.HCM cho biết: thực trạng nạo phá thai rất đáng lo ngại. Mỗi năm, tại
Việt Nam có khoảng 700.000 phụ nữ nạo phá thai. Riêng ở TP.HCM, với
khoảng 7 triệu dân mỗi năm có khoảng hơn 100.000 ca sinh nhưng số ca
nạo phá thai cũng tương đương. Tại bệnh viện Từ Dũ, mỗi năm tổng số
sinh khoảng 45.000 người nhưng nạo phá thai hơn 30.000 người. Cả nước
có 5% em gái sinh con trước 18 tuổi và 15% sinh con trước 20 tuổi. Còn
theo Bác sỹ Mai Hoa, Trung tâm sức khỏe sinh sản Hà Nội cho biết, nhóm
đối tượng đến phá thai tại tring tâm khoảng 150-180 người/tháng. Trong
đó, số thanh niên chưa lập gia đình chiếm khoảng 30%. Dù tất cả các
trường hợp đến phá thai đều được tư vấn, nhưng rất nhiều người quay trở
lại phá thai lần hai…Còn tại khoa KHHGĐ – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội,
trung bình mỗi năm có từ 12.000 đến 15.000 ca nạo hút thai các loại.
18


Với những khảo sát mới đây của Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho
thấy, trong hơn 5.000 ca nạo phá thai mỗi năm có tới 30% thai phụ dưới 24
tuổi. Còn tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, số phụ nữ dưới 20 tuổi nạo phá
thai chiếm khoảng 18%.
Theo thống kê của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam năm 2010,
mỗi năm cả nước có 1,2 đến 1,6 triệu ca nạo phá thai, thật đáng buồn trong

đó 20% ở lứa tuổi vị thành niên, có những sản phụ chỉ mới 12 tuổi. Đặc
biệt trong số đó có tới 53% ca phá thai muộn, không an toàn và phá thai
trên 1 lần. Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam cho
thấy 7,6% trong độ tuổi này có quan hệ tình dục trước hôn nhân. Đó chưa
kể tới rất nhiều ca nạo phá tại những cơ sở y tế tư nhân nhưng không thể
kiểm soát và thống kê được.
Bác sĩ Phạm Thanh Hải, bệnh viện Từ Dũ khẳng định: “Số trẻ vị
thành niên dưới 19 tuổi phá thai đang tăng đều mỗi năm”. Tại bệnh viện Từ
Dũ, nếu đến năm 2005 có 388 trẻ vị thành niên phá thai thì đến năm 2008
đã là 512 trẻ. Còn theo tổng kết năm 2009 của Trung tâm chăm sóc sức
khỏe sinh sản Thành Phố Hồ Chí Minh thì có 2,4% trẻ vị thành niên trong
tổng số 100.283 phụ nữ đến trung tâm phá thai. Tại bệnh viện Từ trong
năm 2009 có khoảng 20.000 ca nạo phá thai, trong đó 80% người chưa lập
gia đình và 40% là trẻ vị thành niên.
Đặc biệt, trong nghiên cứu mới nhất của Th.S Nguyễn Mỹ Hương,
Ủy ban quốc gia Dân số kế hoạch hóa gia đình về “Những yếu tố ảnh
hưởng đến mang thai vị thành niên” cho thấy, mỗi năm cả nước có khoảng
300.000 ca nạo hút thai ở độ tuổi 15-19, nguy hiểm hơn khi nhiều người ở
độ tuổi vị thành niên đã phải “giải quyết” nhiều lần làm tăng nguy cơ vô
sinh sau này.
Mỗi năm nước ta có khoảng 1,2 đến 1,6 triệu ca nạo phá thai. Nếu
như tỉ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên chiếm 5-7% tổng số ca nạo phá
thai trong cả nước, thì đến nay, tỉ lệ đó đã tăng lên 18-20%. Trong số ca
19


nạo phá thai ở tuổi vị thành niên thì có đến 60-70% là học sinh, sinh viên ở
độ tuổi 13 đến 19 tuổi. Riêng tại Hà Nội, tỉ lệ thanh thiếu niên chiếm
khoảng 30% dân số, còn tỉ lệ nạo phá thai chiếm trên 22%.
Ngày nay, cùng với sự phát triển về kinh tế khoa học, vấn đề nạo phá

thai ở giới trẻ đặc biệt là ở lứa tuổi vị thành niên đang là nỗi nhức nhối ở
nước ta hiện nay. Nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây nhiễm qua
đường tình dục ở vị thành niên cũng đang ở mức báo động.
Trẻ vị thành niên (từ 10 – 17 tuổi) ở nước ta có khoảng 23,8 triệu
người, chiếm 31% dân số. Con số này sẽ tăng 4,8% trong vòng 10 năm tới
và có khoảng 80% vị thành niên và thanh niên là học sinh, sinh viên. Theo
thống kê mới nhất thì trên cả nước, tình trạng nạo phá thai trong lứa tuổi vị
thành niên chiếm 20% thậm chí có em mới 12 tuổi. Số trẻ em dưới 15 tuổi
mắc các bệnh lây qua đường tình dục chiếm 1,16% (bệnh lậu) và 1,5% với
các bệnh hoa liễu khác. Đó là chưa kể tới số lượng những người đị nạo phá
thai và chữa các bệnh phụ khoa tại các cơ sở tư nhân.
Ở nước ta mỗi ngày có hơn 20 ca phá thai, trong đó 25% là chưa lập
gia đình. Trung tâm sức khỏe sinh sản – Sở Y tế cho biết: Năm 2009, tổng
ca phá thai trên địa bàn Thành phố HCM là 13.438 ca, trong đó số ca phá
thai ở trẻ vị thành niên là 376 ca. Số ca nạo phá thai gia tăng với khoảng
80.000 ca.
Đáng lo ngại là những năm trước, tỉ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành
niên chiếm 5-7% tổng số ca nạo phá thai năm 2009 đã tăng lên 10%. Riêng
Từ Dũ, năm 2009 nạo phá thai hơn 28.000 ca của Trung tân chăm sóc sức
khỏe sinh sản TPHCM thì có 2,4% trẻ vị thành niên trong tổng số 100.283
phụ nữ đến trung tâm phá thai. Riêng 9 tháng đầu năm 2010, số ca phá thai
của trẻ vị thành niên là 293 ca. Tuy nhiên, đây là những con số “nổi” mà
đơn vị thống kê được trên cơ sở tổng hợp số liệu tại những cơ sở y tế công
lập. Các số liệu nói trên càng làm tăng mối lo ngại cho xã hội Việt Nam.

20


Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam cho thấy:
7.6% trong độ tuổi này có quan hệ tình dục trước hôn nhân. Đó là chưa kể

tới rất nhiều ca nạo phá thai tại những cơ sở y tế tư nhân, kể cả những cơ sở
phá thai chui hoạt động liên tục trong suốt ngày đêm, nâng số ca nạo phá
thai mỗi năm của thành phố lên cao ngất ngưởng, không thể kiểm soát và
thống kê được.
Những dẫn chứng trên cho thấy một thực trạng đau lòng về Việt
Nam hiện nay và cần được toàn xã hội qua tâm, nhận thức đúng đắn về nó
và đặc biệt là giới trẻ để không còn những sinh linh bé nhỏ phải chết oan,
để những sinh linh ấy được sinh ra và lớn lên trong sự quan tâm, yêu
thương chào đón của tất cả mọi người.
2.2 Tình hình nạo phá thai ở Hà Nội hiện nay
2.2.1 Thực trạng nạo phá thai ở Hà Nội hiện nay
Theo thống kê mới nhất của Hội kế hoạch hóa gia đình Việt Nam,
trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 300.000 ca nạo hút thai ở độ
tuổi 15-19, trong đó 60-70% là học sinh, sinh viên. Riêng tại Hà Nội, tỉ
lệ thanh thiếu niên chiếm khoảng 30% dân số trong đó tỉ lệ nạo phá thai
chiếm trên 20%.
Tại Hà Nội đã đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho
người dân, phát triển dịch vụ cung ứng các biện pháp tránh thai đến tận
cơ sở thì tỷ lệ nạo phá thai tại thành phố Hà Nội sẽ thuyên giảm, nhưng
tỷ lệ nạo phá thai đặc biệt trong lứa tuổi vị thành niên và thanh niên vẫn
còn khá cao (chiếm tới 22,3%). Những năm gần đây số học sinh, sinh
viên đến trung tâm phá thai rất nhiều, chiếm khoảng 30-40% các ca hút
hoặc phá thai.
Theo con số thống kê mới nhất của Bệnh viện Phụ sản Trung ương,
trong hơn 5.000 ca nạo, phá thai mỗi năm có tới 30% thai phụ dưới 24 tuổi.
Còn tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, số phụ nữ dưới 20 tuổi nạo phá thai
chiếm khoảng 20%. Số người ở độ tuổi vị thành niên phải “giải quyết hậu
21



quả” nhiều lần chiếm tỷ lệ cao. Rất nhiều người trong đó đã bị vô sinh do
nạo hút quá nhiều lần.
Theo các bác sỹ tư vấn Sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình,
Bệnh viện Phụ Sản trung ương cho biết, trong các ca nạo hút thai tại trung
tâm thì 30-40% là học sinh, sinh viên và 2-3% là lứa tuổi teen. Tỷ lệ này
đang ngày càng có xu hướng tăng.
Tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội, riêng trong tháng 3-2010 đã tiến hành
thủ thuật cho 60 ca dưới 19 tuổi (chiếm gần 18%).
Các cơ sở y tế chỉ mới giải quyết được phần “ngọn” của tình trạng
nạo phá thai, còn cái gốc của vấn đề là tuyên truyền, tư vấn phòng tránh
cho người dân thì chưa đáp ứng được yêu cầu.
Suy nghĩ, quan niệm thoáng hơn về tình yêu và tình dục, thiếu hiểu
biết về giới tính, sức khỏe sinh sản, một bộ phận học sinh, sinh viên đã
phải ngậm đắng nuốt cay đi “giải quyết hậu quả”. Giới trẻ hiện nay
đang ngày càng có suy nghĩ và quan niệm thoáng hơn trong tình yêu và
tình dục. Một bộ phận không nhỏ giới trẻ có quan niệm tình yêu đi liền
với tình dục, sẵn sàng trao thân và chấp nhận “giải quyết” khi để lại
“hậu quả” ngoài ý muốn.
Bà Phạm Minh Tâm, giám đốc Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh
sản Sở Y tế Hà Nội cho biết: tình trạng phụ nữ để thai to trên 3 tháng mới
đi giải quyết ngày càng tăng khiến cơ quan chuyên môn rất lo ngại. Ngoài
ra, tỷ lệ mắc bệnh phụ khoa của phụ nữ cũng khá cao, nhiều nhất ở các
quận Đống Đa, Long biên và các huyện Từ Liêm, Thanh Trì. Còn có những
trường hợp bé gái chỉ mới 14 tuổi nhưng mang thai 22 tuần tuổi và cũng
phải đi phá.
Dưới đây là ví dụ chứng minh sự thiếu hiểu biết của vị thành niên về
tình dục an toàn.
Khoa kế hoạnh hóa gia đình – Bệnh viện phụ sản thành phố, 11h
trưa, người đi khám thai vẫn đông nghẹt. Cuối hàng ghế phòng thủ thuật
22



nạo phá thai là một cô gái trẻ, gương mặt ngây thơ lộ rõ sự lo lắng. Bắt
chuyện, tôi làm quen và được biết cô gái tên Nguyễn Thị N, 17 tuổi, ở
huyện Từ Liêm. Chán nản vì cuộc sống của mình nên em hay tìm đến các
quán Bar cùng tụi bạn, tại đây, N gặp bạn trai, quen chưa kịp bao lâu đã vội
trao cho nhau tất cả và kết quả là mang thai ngoài ý muốn…Biết tin, người
yêu N vội “quất ngựa truy phong” để lại vỏn vẹn tin nhắn “em nên đi giải
quyết”. Cũng không còn sự lựa chọn nào tốt hơn, N đành phải vậy. Nhìn
ánh mắt đượm buồn với thái độ rụt rè của cô bé, tôi cảm thấy xót xa, dù sao
em cũng còn quá nhỏ so với tuổi làm cha mẹ àm phải đối mặt với một thử
thách quá lớn.
Những câu chuyện trên đã không còn xa lạ trong cuộc sống, thế
nhưng hàng ngày, hàng giờ vẫn có biết bao bạn trẻ hồn nhiên làm “chuyện
ấy” mà bỏ qua các biện pháp an toàn, và nhiều người hồn nhiên dắt díu
nhau đi giải quyết hậu quả để sau đó thở phào nhẹ nhõm, rồi lại vô tâm như
chưa có chuyện gì xảy ra, lại vô tâm “dính bầu” ngay sau đó. Để rồi trở
thành “khách hàng quen thuộc” của các phòng khám sản.
Nạo phá thai dù chỉ một lần hay nhiều lần đều để lại những hậu quả
khôn lường, gây nguy hiểm đến cuộc sống. Vì vậy, mỗi người cần trang bị
cho mình những kiến thức, hiểu biết nhất định về giới tính, sức khỏe sinh
sản để biết cách tự bảo vệ bản thân. Mỗi người cần xây dựng cho mình một
môi trường sống lành mạnh, khoa học, có những quan hệ tình dục an
toàn…nhằm giảm thiểu tình trạng nạo phá thai ngoài ý muốn và tránh
những tai biến xấu cho sức khỏe.
2.2.2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nạo phá thai
Từ những thực trạng đáng buồn nêu trên, chúng ta có thể thấy nạo
phá thai tuổi vị thành niên ở Hà Nội hiện nay thực sự đang là một vấn đề
vô cùng nan giải, cần sự chung tay góp sức để hạn chế và khắc phục của tất
cả chúng ta.


23


Vậy những nguyên nhân chính nào dẫn đến rình trạng này? Tìm
hiểu, xác định yếu tố liên quan và tác động đến nạo phá thai tuổi vị thành
niên tại Hà Nội sẽ giúp chúng ta nhận thấy một cách rõ ràng sự thật của vấn
đề. Từ đó có thể đưa ra những giải pháp cần thiết và hợp lý nhằm giải
quyết vấn đề. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nạo phá thai
tuổi vị thành niên tại Hà Nội hiện nay.
Xét trên định hướng đó, chúng ta có thể thấy nạo phá thai tuổi vị
thành niên hiện nay xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau đây.
* Nguyên nhân chủ quan
- Sự thay đổi về tâm sinh lí trong lứa tuổi này và hiện tượng
dậy thì sớm
Trong đời người thì tuổi mới lớn là thời gian để lại một dấu ấn sâu
đậm nhất, là giai đoạn chuyển tiếp giữa trẻ em và người lớn, là nhóm người
mang đặc tính riêng biệt mà theo WHO, tuổi đó bắt đầu từ 10-19 tuổi (vị
thành niên).
Xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng được nâng cao,
tuổi dậy thì của trẻ vị thành niên ngày càng sớm hơn. Một nghiên cứu do
Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam cho thấy, “mới vài năm trước, số
tuổi bắt đầu có quan hệ tình dục là 19, nay là 14,2. Cũng theo nguồn
điều tra này, tuổi dạy thì của các em đã hạ xuống 10. Và một khảo sát
của Trường Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh: cách đây 10 năm, tuổi
dậy thì trung bình của nữ là 13-14 nhưng hiện nay đã giảm 2 tuổi, có trẻ
dậy thì từ 9 tuổi (2011).
Đặc biệt tại Hà Nội – một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa
của cả nước, điều kiện sinh hoạt vật chất cho con người ngày một nâng cao,
sự cung ứng về các dịch vụ có rất nhiều thuận lợi. Đây là điều kiện tốt để

phát triển về mặt thể chất và vì vậy tuổi dậy thì của trẻ vị thành niên cũng
sớm hơn. Theo nghiên cứu của Hội Kế hoạch gia đình Việt Nam thì lứa

24


tuổi dậy thì tại Hà Nội năm 2011 ở trẻ gái là từ 12 đến 16 tuổi, trẻ trai từ 13
đến 17 tuổi.
Thời kỳ này thường được xác định bằng sự lớn nên và sự phát triểm
mau lẹ về mặt sinh học và tâm lý. Trong suốt quá trình phát triển trong lứa
tuổi này, trẻ vị thành niên có những biến đổi rất nhiều về cả hai yếu tố tâm
và sinh lý.
Ở lứa tuổi này, trẻ thường hay tò mò tìm hiểu những sinh hoạt tình
dục của người lớn,và khi bắt đầu cảm nhận những kích thích tình dục thì
hay tìm sưu tầm những sách báo, hình ảnh khiêu dâm để đọc, xem và dùng
nó làm công cụ để thỏa mãn những đòi hỏi sinh lí của tuổi dậy thì.
Cũng chính vì những lẽ đó mà kiến thức các em tiếp nhận được
thường bị sai lệch và thiếu chính xác, cũng như việc cung cấp thông tin cho
bản thân về giới, cơ thể mình còn hạn chế.
Đây cũng là một trong những lí do khiến các em quan hệ tình dục ở
tuổi vị thành niên mà không có biện pháp tránh thai an toàn dẫn đến tình
trạng mang thai ngoài ý muốn và nạo phá thai ở tuổi vị thành niên.
- Quan niện về tình yêu và quan hệ tình dục trước hôn nhân ở tuổi vị
thành niên tại Hà Nội hiện nay
Ở Hà Nội – nơi mà các bạn trẻ có khả năng lĩnh hội sự du nhập của
nền văn hóa tiến bộ thì quan niệm của họ cũng có những sự thay đổi trong
vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân.
Hầu hết giới trẻ (vị thành niên) tại Hà Nội ngày nay thích sống theo
quan niệm “sống hiện đại, yêu hiện đại”, “yêu là phải hết mình, phải cho và
nhận tất cả”. Trong giới trẻ hình thành quan niệm yêu nhau “ không đi đến

tận cùng” thì không phải là yêu.
Ngày nay, nhiều người cho rằng quan hệ tình dục trước hôn nhân,
sống thử…là chuyện bình thường. Nhu cầu về tìm hiểu bạn khác giới ở các
em tuổi vị thành niên là rất lớn, trong khi đó kiến thức và kinh nghiệm của
các em còn quá thiếu.
25


×