Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất tại huyện kim động, tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.21 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

VŨ THỊ PHƯƠNG PHƯƠNG

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN
SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN
KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TẠI HUYỆN KIM ĐỘNG, TỈNH
HƯNG YÊN

Hà Nội, năm 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

VŨ THỊ PHƯƠNG PHƯƠNG

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN
SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN
LỜI CẢM ƠN

KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TẠI HUYỆN KIM ĐỘNG, TỈNH
HƯNG YÊN

Chuyên ngành: Quản lý Đất đai
Mã ngành: 51850103

Người hướng dẫn: ThS. VÕ DIỆU LINH

Hà Nội, năm 2015




LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình được đào tạo, học tập, tu dưỡng và rèn luyện tại Khoa Quản
lý đất đai, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và thời gian thực tập
tại Phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Kim Động, tôi đã được trang bị một số
kiến thức cơ bản về chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế để giúp tôi hoàn
thành Đồ án tốt nghiệp của mình.
Xuất phát từ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn sự
quan tâm, giúp đỡ và dìu dắt của Ban Giám hiệu nhà trường - Trường Đại học Tài
nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban Chủ nhiệm Khoa và các thầy giáo, cô giáo
trong Khoa Quản lý đất đai trong suốt thời gian tôi học tập và rèn luyện tại trường.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo ThS. Võ Diệu Linh - Khoa
Quản lý đất đai đã dành thời gian hướng dẫn, chỉ bảo tôi suốt trong quá trình thực
tập và viết Đồ án tốt nghiệp của mình.
Qua đây, cho tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban lãnh
đạo cùng toàn thể cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kim Động, Văn
phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Kim Động đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực tập và nghiên cứu đề tài.
Do điều kiện về thời gian và nhận thức cũng như trình độ chuyên môn của
bản thân còn hạn chế nên trong Đồ án tốt nghiệp này không tránh khỏi những thiếu
xót, kính mong được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo và các
bạn để Đồán của tôi hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2015
Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên

Võ Diệu Linh


Vũ Thị Phương Phương


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 1
2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu ............................................................ 2
2.1. Mục đích .......................................................................................................... 2
2.2. Yêu cầu ............................................................................................................ 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................ 4
1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm về Quyền sử dụng đất .......................................................... 4
1.1.2. Khái niệm về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ........... 4
1.1.3. Sự cần thiết của công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất .......................................... 5
1.2. Cơ sở pháp lý .................................................................................................. 7
1.2.1. Hệ thống văn bản pháp luật có liên quan đến công tác cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.. 7
1.2.2. Một số quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất........................................................12
1.3. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 26
1.3.1. Tình hình đăng ký đất đai ở một số nước trên Thế giới .......................26
1.3.2. Tình hình công tác cấp GCN ở Việt Nam ............................................28
1.3.3. Tình hình công tác cấp GCN ở tỉnh Hưng Yên ...................................31

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU32
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................... 32


2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .........................................................................32
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................32
2.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 32
2.2.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu...................................32
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................32
2.2.3. Phương pháp tổng hợp số liệu .............................................................33
2.2.4. Phương pháp thống kê ........................................................................33
2.2.5. Phương pháp so sánh ..........................................................................33
2.2.6. Phương pháp xử lý thông tin ..............................................................33
2.2.7. Phương pháp chuyên gia .....................................................................33
2.2.8. Phương pháp kế thừa ..........................................................................34
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 35
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Kim Động – tỉnh
Hưng Yên .........................................................................................................35
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................35
3.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội .....................................................................39
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội trên địa bàn
huyện Kim Động - tỉnh Hưng Yên ...................................................................47
3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Kim Động - tỉnh
Hưng Yên ............................................................................................................. 48
3.2.1. Bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai của huyện Kim Động .................48
3.2.2. Đánh giá tình hình quản lý đất đai ......................................................50
3.2.3. Đánh giá tình hình sử dụng đất đai .....................................................61
3.3.Tình hình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Kim Động- tỉnh Hưng Yên70
3.3.1. Trình tự, thủ tục đăng ký cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá

nhân của huyện Kim Động - tỉnh Hưng Yên .....................................................70


3.3.2.Kết quảcấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện
Kim Động - tỉnh Hưng Yên ...............................................................................73
3.3.3. Đánh giá công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Kim Động- tỉnh
Hưng Yên ..........................................................................................................87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 95
1. KẾT LUẬN ...................................................................................................... 95
2. KIẾN NGHỊ........................................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 98
PHỤ LỤC ................................................................................................ 100


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

2


CP

Chính phủ

3

CT

Chỉ thị

4

CV

Công văn

5

ĐKQSDĐ

Đăng ký quyền sử dụng đất

6

ĐKTK

Đăng ký thống kê

7


GCN

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất

8

KH

Kế hoạch

9

NQ

Nghị quyết

10



Quyết định

11

QL

Quốc lộ


12

TL

Tỉnh lộ

13

TNMT

Tài nguyên và Môi trường

14

TT

Thông tư

15

UBND

Uỷ ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Bảng


1

Bảng 3.1

Diện tích, sản lượng một số nông sản chủ yếu năm
2014

41

2

Bảng 3.2

Hiện trạng phân bố dân cư huyện Kim Động năm
2014

44

3

Bảng 3.3

Kết quả lập hồ sơ địa chính huyện Kim Động (tính
đến ngày 31/12/2014)

57

4


Bảng 3.4

Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Kim Động năm
2014

64

5

Bảng 3.5

Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng năm
2014 so với năm 2012 và năm 2005

68

Bảng 3.6

Kết quả cấp GCN cho hộ gia đình, cá nhân đối với
các loại đất chính trên địa bàn huyện Kim Động
(Tính đến ngày 31/12/2014)

74

Bảng 3.7

Kết quả cấp giấy chứng nhận cho đất nông nghiệp
của huyện Kim Động – tỉnh Hưng Yên (Tính đến
ngày 31/12/2014)


76

Bảng 3.8

Kết quả cấp giấy chứng nhận cho đất ở của huyện
Kim Động – tỉnh Hưng Yên (Tính đến ngày
31/12/2014)

79

9

Bảng 3.9

Thống kê các trường hợp tồn đọng, chưa cấp GCN
cho hộ gia đình, cá nhân (Tính đến ngày
31/12/2014)

81

10

Kết quả thống kê các trường hợp tồn đọng, chưa cấp
giấy chứng nhận cho đất nông nghiệp trên địa bàn
Bảng 3.10
huyện Kim Động – tỉnh Hưng Yên (Tính đến ngày
31/12/2014)

83


11

Kết quả thống kê các trường hợp tồn đọng, chưa cấp
Bảng 3.11 giấy chứng nhận cho đất ở trên địa bàn huyện Kim
Động – tỉnh Hưng Yên (Tính đến ngày 31/12/2014)

85

6

7

8

Tên bảng

Trang


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
STT

Hình

1

Hình 3.1

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về đất
đai của huyện Kim Động


51

2

Hình 3.2

Cơ cấu sử dụng các loại đất chính của huyện
Kim Động

63

3

Hình 3.3

Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận của huyện
Kim Động

73

Tên hình vẽ

Trang


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại
và phát triển của con người và các sinh vật khác trên Trái đất. Đó là tư liệu sản xuất

đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân
bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Mỗi
quốc gia, mỗi địa phương có một quỹ đất đai nhất định được giới hạn bởi diện tích,
ranh giới, vị trí...Việc sử dụng và quản lý quỹ đất đai này được thực hiện theo quy
định của nhà nước, tuân thủ luật đất đai và những văn bản pháp lý có liên quan.
Luật đất đai cũng đã khẳng định: cấp GCN là một trong các nội dung then chốt của
công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Làm tốt được nội dung này sẽ tạo ra sự hỗ trợ
rất lớn cho việc hình thành và phát triển thị trường bất động sản ở mỗi địa phương.
Thực tế cho thấy, việc thực hiện nội dung đăng ký, cấp GCN trên các địa
phương còn khá chậm trễ và gặp nhiều khó khăn. Để đảm bảo tính thống nhất trong
công tác quản lý đất đai thì công tác đăng ký và cấp GCN phải được thực hiện
nghiêm túc.Công tác này không chỉ đảm bảo sự thống nhất quản lý mà còn bảo đảm
các quyền lợi và nghĩa vụ cho người sử dụng, giúp cho người sử dụng đất yên tâm
đầu tư, sản xuất, xây dựng các công trình... Hiện nay, vấn đề về đất đai là vấn đề
được nhiều người quan tâm. Mặc dù hệ thống quản lý nhà nước về đất đai đã được
quy định thống nhất để đảm bảo hiệu quả của công tác quản lý đất đai nhưng thực tế
mỗi địa phương thực hiện theo quy trình và đạt những kết quả khác nhau. Vì vậy,
tìm hiểu công tác quản lý đất đai là việc rất cần thiết giúp ta hiểu rõ những điểm tích
cực để phát huy và những hạn chế để khắc phục từ đó hoàn thiện hơn hệ thống quản
lý đất đai.
Mặt khác, tranh chấp, khiếu nại, lấn chiếm đất đai thường xuyên xảy ra và
việc giải quyết vấn đề này cực kỳ nan giải do thiếu giấy tờ pháp lý. Ngoài ra, một
vấn đề quan trọng của việc chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản gắn liền với đất là giúp cho nhà nước có cơ sở pháp lý trong việc thu tiền sử
dụng đất, tăng nguồn ngân sách cho nhà nước.

1


Huyện Kim Động nằm ở phía tây nam của tỉnh Hưng Yên. Phía bắc giáp

huyện Khoái Châu, phía nam giáp thành phố Hưng Yên; phía đông giáp huyện Ân
Thi và Tiên Lữ; phía tây giáp sông Hồng, bên kia là huyện Phú Xuyên (Hà Nội) và
Duy Tiên (Hà Nam). Có quốc lộ 39A và sông Hồng chạy qua, liền kề với trung tâm
tỉnh lỵ Hưng Yên, nối với quốc lộ 5 khoảng 20km. Đây là một trong những điều
kiện thuận lợi, dễ dàng trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học và liên kết
kinh tế trên các lĩnh vực với các tỉnh liền kề bằng những lợi thế riêng của huyện,
đặc biệt là với thủ đô Hà Nội và các thành phố lớn: Hải Phòng, Hải Dương…Chính
vì thế, trong nhiều năm gần đây nhu cầu về đất đai trên địa bàn liên tục tăng, làm
cho quỹ đất có nhiều biến động và có tác động đáng kể vào công tác quản lý và sử
dụng đất trên địa bàn trong đó phải nói tới công tác kê khai, đăng ký cấp giấy chứng
nhận.
Từ thực tế trên nhận thấy vào thời điểm này công tác quản lý đất đai là rất
quan trọng. Đặc biệt là công tác cấp giấy chứng nhận. Với yêu cầu khách quan này
và tính cấp thiết của công tác kê khai, đăng ký cấp giấy chứng nhận, được sự phân
công của khoa Quản lý đất đai trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội,
dưới sự hướng dẫn của ThS. Võ Diệu Linh, tôi xin tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và các tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên”.
2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu
2.1. Mục đích
- Tìm hiểu, nắm vững được những quy định của Luật đất đai đối với công
tác quản lý nhà nước về đất đai và công tác cấp giấy chứng nhận tại huyện Kim
Động;
- Tìm hiểu thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn
huyện Kim Động- tỉnh Hưng Yên;
- Đưa ra những ưu, nhược điểm từ đó đề xuất một số giải pháp khắc phục
những hạn chế khó khăn trong công tác cấp giấy chứng nhận. Nhằm hoàn thiện
công tác quản lý đất đai tại huyện Kim Động.

2



2.2. Yêu cầu
- Nắm được các quy định của Nhà nước đối với công tác cấp giấy chứng
nhận trên địa bàn huyện Kim Động;
- Hiểu và vận dụng tốt các quy trình, quy phạm, văn bản về công tác cấp
giấy chứng nhận tại huyện Kim Động;
- Các số liệu điều tra, thu thập chính xác, đầy đủ phản ánh trung thực khách
quan việc thưc hiện công tác cấp GCN tại huyện Kim Động;
- Đưa ra những kiến nghị, đề xuất phù hợp với thực tiễn của huyện Kim
Động- tỉnh Hưng Yên.

3



×