Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Đánh giá kết quả thực hiện đề án nông thôn mới tại xã thuần mỹ, huyện ba vì, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.54 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

NGUYỄN THỊ LỆ KHUYÊN

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NÔNG THÔN MỚI
TẠI XÃ THUẦN MỸ HUYỆN BA VÌ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Hà Nội – 2015
i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

NGUYỄN THỊ LỆ KHUYÊN

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NÔNG THÔN MỚI
TẠI XÃ THUẦN MỸ HUYỆN BA VÌ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã ngành: 51855103

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS. Tăng Thị Thanh Nhàn

Hà Nội – 2015
ii


LỜI CAM ĐOAN
Trong thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Tài Nguyên Và


Môi Trường Hà Nội, được sự giúp đỡ và giảng dạy chu đáo, nhiệt tình của
các thầy cô giáo trong trường nói chung và khoa Quản Lý Đất Đai nói riêng
em đã được trang bị kiến thức cơ bản về chuyên môn cũng như lối sống, tạo
cho em hành trang vững chắc trong cuộc sống sau này.
Qua đây, em cũng xin trân trọng gửi lời cám ơn tới cô giáo ThS. Tăng
Thị Thanh Nhàn cùng toàn thể các chú, các cô, các anh tại UBND xã Thuần
Mỹ đã tạo điều kiện, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Đồ án chắc chắn sẽ không tránh khỏi sai sót, vì vậy em rất mong nhận
được sự góp ý chân thành và chỉ bảo của các thầy cô để báo cáo của em được
hoàn thiện hơn. Đây là những kiến thức bổ ích để sau này giúp em học tập và
làm việc sau này.
Em xin cam đoan các số liệu trong đồ án này đều là số liệu em thu thập
và tham khảo được trong quá trình thực tập tại địa phương.
Ngày 28 tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thị Lệ Khuyên

i


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1.Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề ..................................................................... 2
2.1. Mục đích: ......................................................................................................... 2
2.2. Yêu cầu: ........................................................................................................... 2
3. Cấu trúc chuyên đề .............................................................................................. 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................... 4

1.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm về nông thôn ................................................................................. 4
1.1.2. Khái niệm về phát triển nông thôn ................................................................. 4
1.1.3. Khái niệm về nông thôn mới ........................................................................... 5
1.2. Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 6
1.2.1. Căn cứ pháp lý ............................................................................................... 6
1.2.2. Bộ tiêu chí quốc gia ....................................................................................... 7
1.2.3. Sự cần thiết phải có chính sách phát triển nông thôn .................................... 10
1.3. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................... 11
1.3.1. Tổng quan thực hiện đề án nông thôn mới ở Việt Nam ................................ 11
1.3.2. Tình hình thực hiện đề án nông thôn mới ở thành phố Hà Nội và huyện Ba Vì
.............................................................................................................................. 13
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP .......................... 16
NGHIÊN CỨU ...................................................................................................... 16
2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 16
2.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 16
2.3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 16
2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 16
2.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu .............................................. 16
ii


2.4.2. Phương pháp thống kê số liệu ...................................................................... 17
2.4.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ........................................................ 17
2.4.4. Phương pháp so sánh, phân tích số liệu ........................................................ 17
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 18
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .......................................................................... 18
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 18
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................................. 24
3.2. Thực trạng xây dựng nông thôn mới tại xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì, thành phố

Hà Nội................................................................................................................... 28
3.2.1. Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại
xã Thuần Mỹ ......................................................................................................... 28
3.2.2. Các hoạt động thúc đẩy mục tiêu phát triển đến năm 2015 của xã Thuần Mỹ
.............................................................................................................................. 30
3.2.3. Quản lý kinh phí trong thực hiện mô hình nông thôn mới ............................ 31
3.2.4. Tình hình hiện trạng qua khảo sát đánh giá theo 19 tiêu chí Quốc gia trước
khi xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới ...................................................... 32
3.3. Đánh giá tình hình thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới của nhà nước
tại xã Thuần Mỹ .................................................................................................... 33
3.3.1 Vai trò của một số tổ chức, đoàn thể trong nông thôn đến xây dựng nông thôn
mới ........................................................................................................................ 33
3.3.2. Đánh giá kết quả đạt được tiêu chí nông thôn mới xã Thuần Mỹ.................. 36
3.4. Định hướng nâng cao hiệu quả mô hình xây dựng nông thôn mới tại xã Thuần
Mỹ......................................................................................................................... 56
3.4.1. Phân tích cơ hội thuận lợi và khó khăn trong công tác xây dựng nông thôn
mơi tại xã Thuần Mỹ ............................................................................................. 57
3.4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả của mô hình xây dựng nông thôn mơi ............. 58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 64

iii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
UBND

Ủy ban nhân dân

HĐND


Hội đồng nhân dân

MTTQ

Mặt trận tổ quốc



Quyết định

BXD

Bộ xây dựng

VH-TT-DL

Văn hóa - Thông tin - Du lịch

NQ

Nghị quyết

TT

Thông tư

KH

Kế hoạch


XDNTM

Xây dựng nông thôn mới

NTM

Nông thôn mới

GTVTL

Giao thông vận tải

QHXD

Quy hoạch xây dựng

SDĐ

Sử dụng đất

DĐĐT

Dồn điền đổi thửa

HTX

Hợp tác xã

SXNN


Sản xuất nông nghiệp

SX-KD

Sản xuất kinh doanh

CN-TTCN-DV

Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Dịch vụ

CN-TTCN-XD

Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Bảng khí tượng trung bình của xã Thuần Mỹ ......................................... 19
Bảng 3.2 Nguồn vốn hoạt động xây dựng công trình nông thôn ............................. 32
Bảng 3.3 Đánh giá mức độ đạt được nhóm tiêu chí về Quy hoạch ......................... 37

Bảng 3.4 Đánh giá mức độ đạt được nhóm tiêu chí hạ tầng, kinh tế ....................... 38
Bảng 3.5 Đánh giá nhóm Phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất ............................. 45
Bảng 3.6 Đánh giá nhóm Văn hóa – xã hội – môi trường....................................... 47
Bảng 3.7 Đánh giá nhóm Hệ thống chính trị .......................................................... 50

vii


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của
Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt nhiều thành tựu to
lớn. Nông nghiệp phát triển ổn định và có xu hướng tái sản xuất theo chiều
sâu, đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân được cải thiện, bộ mặt
nông thôn thay đổi theo chiều hướng lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế - xã
hội, góp phần quan trọng vào sự ổn định của đất nước, tạo cơ sở cho sự phát
triển bền vững. Tuy nhiên nhiều thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm
năng và lợi thế. Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh
thấp, chuyển giao khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn
chế. Mặt khác, nông nghiệp, nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ
tầng như giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, cấp nước còn yếu kém,
môi trường ngày càng ô nhiễm. Đời sống vật chất, tinh thần của người nông
dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và
thành thị còn lớn đã phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Do vậy xây dựng
xã nông thôn mới là một vấn đề cần thiết.
Mục tiêu nông thôn mới hướng đến là không ngừng nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, nâng cao dân trí, đào tạo nông dân
có trình độ sản xuất cao, có nhận thức chính trị đúng đắn, đóng vai trò làm
chủ nông thôn mới. Xây dựng một nền nông nghiệp phát triển bền vững theo
hướng hiện đại với sản phẩm nông nghiệp đạt năng suất, chất lượng và hiệu

quả cao. Bên cạnh đó, xã nông thôn mới hướng đến kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đồng bộ và hiện đại, hệ thống chính trị bền vững, phát triển toàn diện
mọi mặt của nông thôn đồng thời giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ
môi trường. Quá trình xây dựng nông thôn mới bước đầu đã làm thay đổi bộ

1


mặt nông thôn, thu hẹp dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, ổn định
và nâng cao cuộc sống cho người dân.
Xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì là một trong những địa phương được thành
phố Hà Nội chọn làm xã điểm của thành phố trong việc triển khai thực hiện
chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới vào năm 2010. Để
thực hiện mục tiêu này xã Thuần Mỹ đã tiến hành xây dựng hạ tầng nông
thôn, có cơ cấu kinh tế hợp lý, từng bước mở rộng ngành nghề kinh doanh, hỗ
trợ đắc lực cho phát triển kinh tế hộ gia đình. Nhờ vậy sau hơn 3 năm thực
hiện, nền kinh tế - xã hội của xã Thuần Mỹ ngày càng phát triển, đời sống
người dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên để tiếp tục tạo ra các tiền đề
mới cho xã Thuần Mỹ trở thành một xã nông thôn mới vào năm 2020, cần
thiết phải có những đánh giá xác thực về các kết quả đã đạt được và những
vấn đề đang còn hạn chế trong việc thực hiện đề án nông thôn mới của xã.
Xuất phát từ những vấn đề đó, được sự đồng ý của khoa Quản Lý Đất
Đai, cùng sự giúp đỡ và hướng dẫn của cô giáo ThS. Tăng Thị Thanh Nhàn,
tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá kết quả thực hiện đề án nông
thôn mới tại xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.’’
2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề
2.1. Mục đích:
- Đánh giá việc thực hiện 19 tiêu chí nông thôn mới tại xã Thuần Mỹ,
huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần thực hiện hoàn
thành 19 tiêu chí nông thôn mới của địa phương.

2.2. Yêu cầu:
- Nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn xã
Thuần Mỹ, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.

2


- Nghiên cứu việc thực hiện 19 tiêu chí trong Bộ chỉ tiêu quốc gia về
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn nghiên cứu.
- Đánh giá đúng kết quả thực hiện các tiêu chí trên cơ sở thu thập đầy
đủ các số liệu và thông tin liên quan.
- Các đề xuất và giải pháp thích hợp, có tính khả thi nhằm góp phần đạt
được các tiêu chí nông thôn mới của địa phương.
3. Cấu trúc chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu.

3



×